Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Chuong_2_sd_may_tinh_coban

.PDF
59
311
120

Mô tả:

Bài giảng Tin học căn bản CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢN 2.1. LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH 2.1.1. Một số kiến thức cơ bản khi sử dụng máy tính 2.1.1.1. Gắn trực tiếp vào nguồn điện Luôn cắm nguồn điện máy tính của bạn vào bộ ổn áp vì chỉ cần một pha tăng hay giảm điện áp bất thường cũng có thể làm hỏng bộ nguồn của máy hay thậm chí hỏng cả bo mạch chủ cũng như các thành phần khác. Ngoài ra, những trường hợp như đột ngột cúp điện rồi sau đó có điện lại cũng gây ra tình trạng cháy nguồn hay hư máy do chập điện. Đối với người dùng thường xuyên làm những công việc quan trọng thì việc trang bị thêm bộ lưu điện UPS (uninterruptible power supply) cũng là một yếu tố cần cân nhắc, tránh trường hợp bị mất thông tin quan trọng do mất điện đột xuất khi đang làm việc. Hình 2.1. Không nên cắm điện máy tình vào nguồn điện trực tiếp. 2.1.1.2. Làm sạch màn hình bằng dung môi Trong quá trình làm vệ sinh máy tính, một điều quan trọng là không nên xịt bất kỳ chất lỏng nào lên màn hình máy tính khi lau chùi. Nếu cần làm sạch màn hình, hãy dùng một miếng vải khô mềm và mịn, thấm ướt bằng nước thường hay nước lau màn hình chuyên dụng rồi vắt khô trước khi thực hiện lau chùi bề mặt màn hình. Lưu ý: là không nên sử dụng các loại dung môi hay hóa chất và xịt trực tiếp vì chúng có thể làm hỏng bề mặt màn hình. Đồng thời, một điều quan trọng để đảm bảo an toàn khi lau chùi màn hình cũng như các thiết bị ngoại vi khác là phải tắt nguồn hoàn toàn và rút điện ra khỏi ổ cắm. 2.1.1.3. Đẩy khay đĩa CD đóng lại bằng tay Người dùng thường mở khay đĩa trên ổ quang máy tính bằng nút nhấn ở mặt trước, nhưng hầu hết trong số họ lại có thói quen đóng khay đĩa bằng cách đẩy nó vào bằng tay. Các hãng sản xuất đã thiết kế ra nút mở đồng thời cũng có chức năng đóng khay đĩa. Tuy nhiên, do thùng máy tính để bàn hầu như thường được đặt dưới gầm bàn hay tại những vị trí mà chúng ta không thể thao tác một cách dễ dàng, đồng thời, một điều dễ hiểu là khi khay đĩa ổ quang đang được mở ra thì nó sẽ che khuất nút nhấn của ổ đĩa nên cách thuận tiện nhất mà đa số người dùng thường thực hiện để đóng khay lại là đẩy nó vào bằng tay. Điều đó về lâu về dài sẽ thực sự làm hỏng dàn cơ bên trong ổ đĩa. Do đó, bạn nên sử Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 25 Bài giảng Tin học căn bản dụng nút nhấn phía trước cả khi mở lẫn đóng khay đĩa để tuổi thọ ổ đĩa sử dụng được bền hơn. Hình 2.2. Không đóng khay đĩa CD bằng tay. 2.1.1.4. Tắt nguồn khi máy tính đang lưu công việc hay cập nhật hệ thống Đây là một thực tế phổ biến của hầu hết người dùng. Họ thường tắt ngay nguồn máy tính bằng cách nhấn nút nguồn của máy hay thậm chí kéo phích cắm ra khỏi ổ điện (hoặc gạt cầu dao điện khi ra khỏi phòng). Việc ngắt điện máy tính ngay lập tức trong khi các chương trình vẫn đang được lưu hay hệ thống đang chạy các bản cập nhật sẽ khiến cho các công việc mà bạn đã làm bị mất, hệ điều hành dễ bị hỏng và đồng thời khiến cho các thiết bị phần cứng cũng bị ảnh hưởng về tuổi thọ. Hãy chú ý đến các cảnh báo có liên quan vô cùng hữu ích, chờ cho đến khi các chương trình hoàn thành tiến trình lưu và đóng hoàn toàn trước khi thực hiện tắt nguồn máy tính đúng cách. Đó là lời khuyên để giúp cho hệ thống của bạn chạy ổn định hơn, lâu bền hơn. Hình 2.3. Không tắt nguồn khi máy tính đang lưu công việc hay cập nhật hệ thống 2.1.1.5. Tháo thiết bị USB không đúng cách Quá trình chính xác để gỡ bỏ một ổ đĩa USB thực sự khá đơn giản. Hãy chắc chắn rằng các tập tin đã được đóng lại, sau đó nhấn vào biểu tượng "Safely remove hardware" ở khay hệ thống của Windows rồi chọn ổ đĩa cần gỡ bỏ. Bây giờ chỉ cần nhẹ nhàng kéo thiết bị USB ra khỏi cổng kết nối. Hầu hết các thiết bị USB bị hư hỏng nhanh chóng đều do người dùng rút khỏi máy tính mà không thực hiện các bước thực hiện an toàn như trên. Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 26 Bài giảng Tin học căn bản Hình 2.4. Tháo USB đúng cách 2.1.1.6. Quên sao lưu dữ liệu Một ngày nào đó, máy tính của bạn bị hư và bạn bị mất toàn bộ dữ liệu quan trọng vì không thực hiện công tác sao lưu dự phòng (backup) trước đó. Hãy thường xuyên thực hiện công việc tuy mất thời gian và công sức này nhưng sẽ hiệu quả nếu bạn từng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Ngày nay, bạn cũng có thể sao lưu dữ liệu của mình lên các dịch vụ lưu trữ đám mây, chẳng hạn như Google Drive, Dropbox, OneDrive... Ngoài ra, nếu dữ liệu của bạn có dung lượng lớn thì hãy thực hiện sao lưu vào ổ cứng gắn ngoài hay các thiết bị lưu trữ khác như đĩa DVD. Hình 2.5. Sao lưu dữ liệu 2.1.1.7. Vệ sinh bên trong máy tính Việc duy trì luồng không khí không bị cản trở bên trong máy tính là vô cùng quan trọng đối với hiệu suất và tuổi thọ của máy. Bụi bẩn có thể tích tụ một cách nhanh chóng nếu bạn không thường xuyên vệ sinh làm sạch bên ngoài và bên trong thùng máy, dẫn đến máy quá nóng, hiệu năng giảm và thậm chí có thể làm hỏng hoàn toàn một số thành phần linh kiện. Để khắc phục, hãy lên lịch làm sạch máy tính thường xuyên bằng cách mang thùng máy ra ngoài phòng và quét bằng cọ hay thổi bụi bằng dụng cụ thổi khí nén. Ngoài ra, hãy làm sạch bàn phím và chuột vì đây là những thành phần mà bạn tiếp xúc trực tiếp mỗi khi sử dụng. Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 27 Bài giảng Tin học căn bản Hình 2.6. Vệ sinh bên trong máy tính 2.1.2. Các thao tác cơ bản trên máy tính 2.1.2.1. Khởi động và thoát  Khởi động máy tính. Thao tác này cũng giống như khi mở các thiết bị điện, điện tử khác vậy. Hãy nhấn vào nút có ghi chữ Power hoặc On/Off trên thùng máy (Case, CPU) đây là nút lớn nhất thường nằm ở phía trước, chỉ cần nhấn vào và bỏ tay ra liền không nhấn quá mạnh và giữ lâu. Khi máy vi tính hoạt động thì đèn báo màu xanh sẽ sáng Nút Reset Nút Power Hình 2.7. Thùng máy tính (case) Nhấn vào nút Power hoặc On/Off phía trước màn hình (Monitor) nếu màn hình chưa được mở. Đèn báo nguồn của màn hình lúc đầu thường sẽ có màu vàng và chuyển sang màu xanh khi có tín hiệu từ CPU. Nút Power Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 28 Bài giảng Tin học căn bản Hình 2.8. Màn hình máy tính (Monitor) Windows 7 tự động khởi động sau khi bật nút nguồn (power) và thông báo yêu cầu nhập vào tài khoản (user name) và mật khẩu (password) của người dùng. Thao tác này gọi là đăng nhập (log on) Hình 2.9. Màn hình đăng nhập khi khởi động  Tắt (thoát) máy tính. Tắt máy vi tính cũng cần phải theo một trình tự để đảm bảo an toàn cho dữ liệu và hệ thống. Ngược lại với quá trình khởi động và sử dụng, trước khi tắt máy cần phải thoát (kết thúc) khỏi chương trình đang hoạt động và sau đó kết thúc hoạt động của Hệ điều hành rồi cuối cùng mới được tắt điện máy vi tính và các thiết bị khác. Nếu tắt máy ngang có thể gây ra lỗi khi khởi động lại ở lần sử dụng tiếp theo. Khi muốn thoát khỏi Windows 7, bạn cần thực hiện các bước như sau: Bước 1: Click nút Start, hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + F4, hoặc Ctrl + Esc. Bước 2: Click hoặc chọn nút Shut down 2 1 Hình 2.10. Thoát khỏi Window Các chế độ thoát của Window 7 (nhấn vào biểu tượng Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin kế nút shutdown) gồm: Trang 29 Bài giảng Tin học căn bản - Switch user: chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản người dùng khác nhau. - Log off: thoát tài khoản đang sử dụng, khi này các chương trình đang chạy sẽ đóng lại, chuyển sang màn hình có nhiều tài khoản để bạn chọn đăng nhập lại. - Lock: khóa tài khoản, khi bạn chọn Lock thì nó sẽ về màn hình khóa, tất nhiên chỉ hiệu quả khi bạn đặt mật khẩu cho tài khoản. Dùng khi đang làm việc mà có việc đi ra ngoài để tránh người khác tò mò. - Restart: Khởi động lại máy tính. - Sleep: là chế độ ngủ hay chế độ chờ, khi bạn chọn chế độ này thì máy sẽ tạm tắt và những gì bạn đang làm sẽ được lưu tạm ở RAM, nhưng vẫn cần phải có điện để duy trì cho RAM. Khi bạn bấm phím hoặc nút power thì sẽ hiện màn hình user cho bạn chọn. Lưu ý: Khi máy tính bị treo (không thực hiện được bất kỳ thao tác gì) thì bạn có thể tắt máy bằng cách nhấn và giữ nút Power trên case vài giây. Trường hợp muốn khởi động lại máy tính thì bạn nhấn vào nút Reset trên case (hình 2.7). 2.1.2.2. Làm quen với bàn phím. Bàn phím máy tính được bố trí theo chuẩn QWERTY Hình 2.11. Bàn phím máy tính  Mô tả công dụng của các phím - Các phím thông dùng: dùng để nhập các ký tự chữ, số, các ký tự đặc biệt,… Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 30 Bài giảng Tin học căn bản - Các phím chức năng: các phím này thường được sử dụng để thực hiện một số chức năng nào đó do chương trình qui định. Trên bàn phím có các phím chức năng ký hiệu từ F1 đến F12 - Các phím đặc biệt, tổ hợp phím:  Esc (Escape): Hủy bỏ (cancel) một hoạt động đang thực hiện, thoát ra khỏi một ứng dụng nào đó đang hoạt động.  Tab: Di chuyển dấu nháy, đẩy chữ sang phải một khoảng rộng, chuyển sang một cột hoặc Tab khác.  Caps Lock : Bật/tắt chế độ gõ chữ IN HOA (đèn Caps lock sẽ bật hoặc tắt tương ứng theo chế độ)  Enter: Phím dùng để ra lệnh thực hiện một lệnh hoặc chạy một chương trình đang được chọn.  Space Bar: Phím tạo khoảng cách giữa các ký tự, trong một số trường hợp phím này còn được dùng để đánh dấu vào các ô chọn. Lưu ý mỗi khoảng cách cũng được xem là một ký tự, gọi là ký tự trắng hay trống.  Backspace: Lui dấu nháy về phía trái một ký tự và xóa ký tự tại vị trí đó nếu có.  Các phím Shift, Alt (Alternate), Ctrl (Control) là phím tổ hợp chỉ có tác dụng khi nhấn kèm với các phím khác, mỗi chương trình sẽ có qui định riêng cho các phím này.  Đối với phím Shift khi nhấn và giữ phím này sau đó nhấn thêm phím ký tự để gõ chữ IN HOA mà không cần bật Caps lock, hoặc dùng để gõ các ký tự bên trên đối với phím có 2 ký tự.  Phím windows: Mở menu Start của Windows và được dùng kèm với các phím khác để thực hiện một chức năng nào đó. Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 31 Bài giảng Tin học căn bản  Phím Menu: Có tác dụng giống như nút phải chuột. - Các phím điều khiển màn hình  Print Screen(Sys Rq) : Chụp ảnh màn hình đang hiển thị và lưu vào bộ nhớ đệm Clipboard, sau đó, có thể dán (Paste) hình ảnh này vào bất cứ ứng dụng nào hỗ trợ hình ảnh, hay các trình xử lý đồ họa (Paint, Photoshop,...). Ở các chương trình xử lý đồ họa, chọn New trong trình đơn File và dùng lệnh Paste trong trình đơn Edit (hay dùng tổ hợp phím Ctrl+V) để dán hình ảnh vừa chụp vào ô trắng để xử lý nó như một ảnh thông thường.  Scroll Lock: Bật/tắt chức năng cuộn văn bản hay ngưng hoạt động của một chương trình. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng hiện nay không còn tuân lệnh phím này nữa. Nó bị coi là "tàn dư" của các bàn phím IBM PC cũ. Đèn Scroll Lock hiển thị trạng thái bật/tắt của nút.  Pause (Break) : Có chức năng tạm dừng một hoạt động đang thực hiện, một ứng dụng nào đó đang hoạt động. - Các phím điều khiển trang hiển thị  Insert (Ins) : Bật/tắt chế độ viết đè (Overwrite) trong các trình xử lý văn bản.  Delete (Del) : Xóa đối tượng đang được chọn, xóa ký tự nằm bên phải dấu nháy trong các chương trình xử lý văn bản.  Home: Di chuyển dấu nháy về đầu dòng trong các chương trình xử lý văn bản.  End: Di chuyển dấu nháy về cuối dòng trong các chương trình xử lý văn bản.  Page Up (Pg Up): Di chuyển màn hình lên một trang trước nếu có nhiều trang trong cửa sổ chương trình.  Page Down (Pg Dn): Di chuyển màn hình xuống một trang sau nếu có nhiều trang trong cửa sổ chương trình. - Cụm phím số Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 32 Bài giảng Tin học căn bản  Num Lock: Bật hay tắt các phím số, đèn Num Lock sẽ bật hoặc tắt theo trạng thái của phím này. Khi tắt thì các phím sẽ có tác dụng được ký hiệu bên dưới.  Các phím số và phép tính có chức năng giống như máy tính cầm tay. - Các đèn báo: các đèn báo tương ứng với các phím được nhấn chọn. - Các phím di chuyển: chức năng chính là dùng để di chuyển (theo hướng mũi tên) dấu nháy trong các chương trình xử lý văn bản, điều khiển di chuyển trong các trò chơi.  Quy tắc đặt tay trên bàn phím Đây là bước quan trọng nhất và nó sẽ quyết định đến tốc độ gõ văn bản của bạn sau này. Nếu bước này mà bạn không đặt ngón tay hợp lý và chuẩn theo hướng dẫn thì bạn có gõ nhanh đến mấy cũng không thể bằng những người đặt theo đúng chuẩn được mặc dù bạn cũng không cần nhìn bàn phím. Hình 2.12. Cách đặt tay trên bàn phím Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 33 Bài giảng Tin học căn bản Bảng 2.1: Vị trí đặt các ngón tay Bàn tay trái Bàn tay phải Ngón út Đặt ở chữ A Đặt ở dấu ; Ngón áp út Đặt ở chữ S Đặt ở chữ L Ngón giữa Đặt ở chữ D Đặt ở chữ K Ngón trỏ Đặt ở chữ F Đặt ở chữ J Ngón cái Đặt ở dấu cách Mỗi ngón tay của bạn sẽ đảm nhiệm một khu vực nhất định, điều đó giúp bạn gõ văn bản mà không cần nhìn bàn phím. Quy tắc đặt ngón tay sẽ như sau: Hình 2.13. Phân công nhiệm vụ cho từng ngón tay  Cách mở và đóng bàn phím ảo Thường thì các bạn ít để ý đến bàn phím ảo trên máy tính, nhưng khi bàn phím máy tính các bạn bị hỏng hay bị liệt phím mà các bạn chưa thay ngay được thì bàn phím ảo là sự trợ giúp đắc lực nhất cho các bạn. Bàn phím ảo On-Screen Keyboard là tính năng được tích hợp sẵn trong các phiên bản Windows. Để mở bàn phím ảo trên window 7 ta chọn Start Menu -> All programs > Accessories -> Ease of Access -> On-Screen Keyboard. Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 34 Bài giảng Tin học căn bản Hình 2.14. Cách mở bàn phím ảo Hình 2.15. Bàn phím ảo 2.1.2.3. Cách sử dụng chuột Con trỏ chuột (Mouse pointer): là thiết bị không thể thiếu khi làm việc trên máy tính. Con trỏ chuột cho biết vị trí tác động của chuột trên màn hình. Hình dáng con trỏ chuột thay đổi theo chức năng và chế độ làm việc của ứng dụng.  Thao tác trên chuột Thao tác Ý nghĩa Kéo/ thả (Drag và Drop) Dùng để di chuyển hoặc quét chọn nhiều đối tượng. Nhấn chuột trái (Left Click) Dùng để chọn đối tượng. Nhấn chuột phải (Right Click) Dùng để mở hiển thị menu tắt các công việc liên quan đến đối tượng được chọn. Nhấn đúp chuột (Double Click) Dùng để khởi động ứng dụng hoặc mở tập tin, thư mục bằng cách nhấn nhanh chuột trái 2 lần Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 35 Bài giảng Tin học căn bản Nhấn nút giữa chuột (Scroll Button) Dùng để cuộn ứng dụng có nhiều trang khi làm việc với một ứng dụng cụ thể như: văn bản, bảng tính,… Scroll Button Right Button Left Button Hình 2.16. Chuột máy tính 2.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOW 7 2.2.1. Giới thiệu về hệ điều hành window 7 2.2.1.1. Giới thiệu về hệ điều hành Window Hệ điều hành Windows là một bộ chương trình do hãng Microsoft sản xuất. Từ version 3.0, Microsoft đã không ngừng cải tiến làm cho môi trường Windows ngày càng được hoàn thiện. Windows là tập hợp các chương trình điều khiển máy tính thực hiện các chức năng chính như: - Điều khiển phần cứng của máy tính. Ví dụ, nó nhận thông tin nhập từ bàn phím và gởi thông tin xuất ra màn hình hoặc máy in. - Làm nền cho các chương trình ứng dụng khác chạy. Ví dụ như các chương trình xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh… - Quản lý việc lưu trữ thông tin trên các ổ đĩa. - Cung cấp khả năng kết nối và trao đổi thông tin giữa các máy tính. Windows có giao diện đồ họa (GUI – Graphics User Interface). Nó dùng các phần tử đồ họa như biểu tượng (Icon), thực đơn (Menu) và hộp thoại (Dialog) chứa các lệnh cần thực hiện. 2.2.1.2. Các phiên bản window 7 Windows 7 ra mắt vào năm 2009 đã giúp Microsoft phục hồi sau thất bại của Vista. Về cơ bản, Windows 7 là một phiên bản "đánh bóng" của Vista nhưng ổn định hơn nhiều. Windows 7 hiện vẫn rất phổ biến trong môi trường doanh nghiệp. Cấu hình cài đặt Window 7 như sau:  Cấu hình tối thiểu: Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 36 Bài giảng Tin học căn bản - Vi xử lý 1Ghz 32 bit hoặc 64 bit - Ram 512GB - HDD: trống 8GB - Hỗ trợ DirectX 9 với card màn hình 128 M (để có thể cho phép chạy giao diện Aero) - DVD-ROM - Truy cập Internet (Để kích hoạt)  Cấu hình đề nghị: - Vi xử lý Pentium IV 3Ghz 32 bit hoặc 64 bit - Ram 1GB - HDD: trống 16GB - Hỗ trợ DirectX 9 với card màn hình 128 M (để có thể cho phép chạy giao diện Aero) - DVD-ROM - Truy cập Internet (Để kích hoạt) Window 7 có các phiên bản sau đây: - Windows 7 Starter: là phiên bản tối giản và nhẹ nhất của hệ điều hành mới mà Microsoft sẽ chỉ bán ra cho các nhà sản xuất để cài đặt cho netbook. Người dùng Windows XP hay Vista không thể nâng cấp lên Windows 7 Starter. Cũng không có bản Windows 7 Starter 64 bit và các tính năng sẵn có như Backup và Restore Center sẽ không làm việc với các ổ đĩa chia sẻ qua mạng. - Windows 7 Home Basic và Home Premium: là phiên bản cho người dùng phổ thông và người dùng gia đình. Những tính năng phổ biến của hệ điều hành mới đều có mặt trong bản này, nổi bật là Aero Peek cho phép xem trước các ứng dụng và làm sạch màn hình desktop với Aero Shake. Windows 7 Home Premium giúp bạn tạo ra một mạng lưới gia đình và chia sẻ tất cả những bức ảnh, đoạn phim, nhạc ưa thích nhất của bạn. Windows 7 Home có cả bản 64 bit, có thể dùng tối đa dung lượng RAM 16 GB. Người dùng cũng sẽ dễ dàng nâng cấp lên các phiên bản Windows 7 Professional và Ultimate bất cứ lúc nào. - Windows 7 Professional: có tất cả những tính năng của bản Home Premium, bản Professional được xây dựng cho cả người dùng cá nhân và đối tượng doanh nghiệp nhỏ. Windows 7 Professional bản 64 bit hỗ trợ tối đa RAM 192 GB, hỗ trợ XP Mode và có thể làm việc cùng lúc trên 2 vi xử lý, hỗ trợ backup dữ liệu lên ổ đĩa trên mạng. Nhưng còn thiếu AppLocker, BitLocker, hạn chế trong Aero glass remote và cũng không hỗ trợ giao diện đa ngôn ngữ. Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 37 Bài giảng Tin học căn bản - Windows 7 Ultimate: là phiên bản đa nhiệm và mạnh mẽ của Windows 7, nó có tất cả những tính năng kể trên, thêm tính năng khởi động từ ổ đĩa ảo và hệ điều hành phụ cho các ứng dụng chạy các ứng dụng nền Unix. Đây là phiên bản dùng cho các đối tượng cao cấp mang tính quốc tế hay môi trường mạng nghiêm ngặt về bảo mật. - Windows 7 Enterprise: thực chất nó không khác phiên bản Ultimate là mấy, nhưng người dùng bình thường như bạn ở trên thì cài Ultimate thì hợp hơn, Enterprise sử dụng key MAK (chỉ có key MAK) có thể kích hoạt cho rất nhiều máy và đó là khác biệt chính của 2 phiên bản trên => bản Enterprise không bán lẻ cho người dùng thường. Bảng 2.2: so sánh tính năng của các phiên bản window 7 2.2.2. Giới thiệu màn hình làm việc trên window 7 Sau khi khởi động và đăng nhập vào máy tính thì giao diện hiện ra đầu tiên là màn hình làm việc trên window 7. Trong màn hình làm việc này sẽ có các thành phần sau đây: - Biểu tượng (icon). - Thanh tác vụ (taskbar) và nút Start nằm trên thanh taskbar. - Các chương trình đang chạy ngầm. Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 38 Bài giảng Tin học căn bản - Đồng hồ hệ thống và nút Show Desktop. - Có thể có thêm một số thành phần khác tùy vào người dùng. Gadget Desktop Icon Hình nền Desktop Shortcut Nút Show Desktop nút Start Taskbar Đồng hồ Hình 2.17. Màn hình desktop 2.2.3. Biểu tượng và cửa sổ 2.2.3.1. Biểu tượng (icon) Biểu tượng là một hình nhỏ trên màn hình nền dùng để biểu thị những đối tượng khác nhau như: các loại tập tin, các thư mục, các chương trình, các thiết bị và những máy tính khác,.... Mỗi biểu tượng đều có nhãn đính kèm, dùng để ghi tên đối tượng. Ví dụ: Hình 2.18. Ví dụ về các icon Các biểu tượng đặc biệt của hệ điều hành được tạo ra ngay khi cài đặt xong hệ điều hành Windows như sau: Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 39 Bài giảng Tin học căn bản Hình 2.19. Các icon đặc biệt  Computer: Biểu tượng này cho phép duyệt nhanh tài nguyên trên máy tính như các ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng cục bộ, ổ đĩa CD, ... Mở Computer bằng thao tác click đúp hoặc click phải -> Open trên biểu tượng của nó. Khi Click đúp trên các biểu tượng trong cửa sổ này sẽ có các cửa sổ cấp nhỏ hơn được mở. Do đó, bằng cách mở dần các cửa sổ từ ngoài vào trong bạn có thể duyệt tất cả tài nguyên chứa trong máy tính.  Network Nếu mở cửa sổ My Network Places bạn sẽ thấy tên và các tài nguyên của các máy tính trong mạng máy tính cục bộ (LAN) của bạn. Từ đây bạn có thể truy cập các tài nguyên đã được chia sẻ mà bạn đã được cấp quyền sử dụng.  Recycle Bin Recycle Bin là nơi lưu trữ tạm thời các tập tin và các đối tượng đã bị xoá. Những đối tượng này chỉ thật sự mất khi bạn xóa chúng trong cửa sổ Recycle Bin hoặc Click phải vào biểu tượng Recycle Bin rồi chọn Empty Recycle Bin. Nếu muốn phục hồi các tập tin hoặc các đối tượng đã bị xóa, bạn chọn đối tượng cần phục hồi trong cửa sổ Recycle Bin, sau đó click phải -> Restore.  Folder Folder được gọi là “tập hồ sơ” hay “biểu tượng nhóm” hay “thư mục”. Folder là nơi quản lý các Folder khác (cấp thấp hơn) và các tập tin.  Control Panel Control Panel là một chương trình thiết lập lại cấu hình hệ thống , thay đổi hình thức của Windows nhằm thay đổi môi trường làm việc cho thích hợp với người sử dụng.  Các lối tắt (biểu tượng chương trình - Shortcuts) Các lối tắt giúp bạn truy nhập nhanh một đối tượng nào đó, ví dụ một chương trình, một đĩa cứng, một thư mục v.v... Để mở 1 đối tượng, bạn Click đúp trên Shortcut của nó hoặc click phải -> Open. 2.2.3.2. Sử dụng Menu Start Click chọn vào nút Start trên thanh Taskbar sẽ xuất hiện menu như sau: Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 40 Bài giảng Tin học căn bản Ảnh đại diện cho biết người dùng nào đang sử dụng máy tính Các chương trình được người dùng ghim lên thanh Start Windows hiển thị các chương trình người dùng thường sử dụng Các thư mục xác lập của Windows, thiết bị, máy in, trợ Hộp tìm kiếm chương trình và file Hình 2.20. Start menu Chúng ta có hai cách để tùy chỉnh các thành phần trên Start menu. Thứ 1 là tùy chỉnh bảng điều khiển bên phải, thứ 2 là quản lý các thư mục và chương trình bên trái (All Programs).  Tùy chỉnh bảng điều khiển bên phải Bước 1: Click phải chuột vào nút Start -> Properties Bước 2: Trên tab Start menu, click vào nút Customize… Hình 2.21. Hộp thoại Start Menu Properties Bước 3: Hộp thoại Customize Start Menu xuất hiện như hình bên dưới, bạn có thể thêm hoặc thay đổi thành phần hiển thị trong bảng điều khiển bên phải. Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 41 Bài giảng Tin học căn bản Hình 2.22. Hộp thoại Customize Start Menu  Quản lý các thư mục và chương trình trong All Programs Bước 1: Click chuột phải lên All Programs trong Start Menu, sau đó click chọn Open/Open All User. Cửa sổ Window Explorer xuất hiện. Bước 2: Trong cửa sổ Window Explorer bạn có thể thêm hoặc đổi tên các thư mục, đặt các liên kết theo yêu cầu của bạn. 2.2.3.3. Sử dụng thanh Taskbar Thanh Taskbar có thể được tùy chỉnh để đáp ứng theo nhu cầu của bạn như: bạn có thể di chuyển, thay đổi kích thước, ẩn thanh taskbar, hay thậm chí bạn có thể thêm thanh công cụ khác vào nó,… Hình 2.23. Thanh Taskbar  Di chuyển thanh Taskbar Mặc định thanh taskbar sẽ nằm bên dưới màn hình. Bạn có thể di chuyển đến vị trí bên trên, trái, phải để tiện cho bạn làm việc. Cách làm như sau: Bước 1: Click phải chuột lên thanh taskbar, bỏ tùy chọn Lock the taskbar (nếu đã được chọn) Bước 2: Click chuột lên thanh taskbar và rê đến cạnh màn hình mà bạn muốn Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 42 Bài giảng Tin học căn bản Hình 2.24. Di chuyển thanh Taskbar  Thay đổi kích thước Bước 1: Click phải chuột lên thanh taskbar, bỏ tùy chọn Lock the taskbar (nếu đã được chọn) Bước 2: Đặt con trỏ chuột lên bìa trên thanh taskbar cho đến khi thấy xuất hiện mũi tên 2 chiều thì click và rê chuột lên Hình 2.25. Thanh Taskbar  Một số tùy chỉnh khác Bước 1: Click phải chuột lên taskbar, sau đó chọn Properties. Hộp thoại sau đây sẽ xuất hiện. Hình 2.26. Hộp thoại Taskbar Properties Bước 2: Thay đổi các tùy chọn bạn muốn. Một số tùy chọn:  Lock the taskbar: “Khóa” thanh taskbar, không cho di chuyển  Auto-hide the taskbar: tự động ẩn taskbar, chỉ hiện khi rê chuột vào vị trí của nó  Use small icons: Sử dụng các biểu tượng với kích thước nhỏ (kích thước taskbar cũng giảm xuống)  Taskbar location on screen: Vị trí taskbar trên desktop  Taskbar button: Tùy biến kiểu nhóm các ứng dụng trên taskbar Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 43 Bài giảng Tin học căn bản 2.2.3.4. Cửa sổ chương trình Mỗi chương trình khi chạy trong Windows sẽ được biểu diễn trong một cửa sổ. Cửa sổ này là phần giao tiếp giữa người sử dụng và chương trình.  Khởi động chương trình Ta có thể khởi động chương trình bằng một trong các cách sau đây: Cách 1: Click đúp vào biểu tượng Shortcut của chương trình cần khởi động trên màn hình nền. Hình 2.27. Click vào shortcut để khởi động chương trình Cách 2: Click vào nút Start -> All Programs -> chọn chương trình cần khởi động (hình 2.28). Cách 3: Click nút Start, tại ô Search -> nhập tên chương trình cần khởi động (hình 2.29). 3 3 2 2 1 1 Hình 2.28. Khởi động chương trình bằng All Programs Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Hình 2.29. Khởi động chương trình bằng cách Search Trang 44
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan