Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuỗi cung ứng của công ty thực phẩm xuất nhập khẩu lam sơn, thực trạng và giải ...

Tài liệu Chuỗi cung ứng của công ty thực phẩm xuất nhập khẩu lam sơn, thực trạng và giải pháp

.PDF
105
723
136

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN THÀNH TÍN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM XUẤT NHẬP KHẨU LAM SƠN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN THÀNH TÍN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM XUẤT NHẬP KHẨU LAM SƠN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS. HỒ TIẾN DŨNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................................01 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng ............................................................................................................... 4 1.1. Khái quát về chuỗi cung ứng ................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng ................................................................................ 4 1.1.2. Phân biệt chuỗi cung ứng với kênh phân phối, Quản trị nhu cầu, logistics......... 5 1.1.2.1.Phân biệt chuỗi cung ứng với kênh phân phối......................................... 5 1.1.2.2.Phân biệt chuỗi cung ứng với quản trị nhu cầu........................................ 5 1.1.2.3.Phân biệt chuỗi cung ứng với quản trị logistics....................................... 5 1.1.3. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng...................................................................... 6 1.2. Lịch sử phát triễn chuỗi cung ứng .......................................................................... 6 1.2.1. Chuỗi cung ứng khi chưa có công nghệ thông tin ............................................... 6 1.2.2. Sự phát triển vượt bậc của quản trị chuỗi cung ứng nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin ................................................................................................... 7 1.2.3. Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng trong tương lai. .................................... 8 1.3. Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng ................................................................ 8 1.3.1. Kế hoạch................................................................................................................ 8 1.3.2. Cung ứng các nguyên vật liệu............................................................................... 9 1.3.3. Sản xuất.............................................................................................................. 10 1.3.4. Giao hàng ............................................................................................................ 10 1.3.5. Tối ưu hóa tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp ................................................... 10 1.3.6. Kế hoạch giảm chi phí......................................................................................... 10 1.3.7. Dịch vụ khách hàng............................................................................................. 11 1.4. Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng ................................ 11 1.4.1. Tiêu chuẩn “ Giao hàng”..................................................................................... 11 1.4.2. Tiêu chuẩn “ Chất lượng” ................................................................................... 11 1.4.3. Tiêu chuẩn “ Thời gian”...................................................................................... 12 1.4.4. Tiêu chuẩn “ Chi Phí” ......................................................................................... 13 1.5 Một số bài học kinh nghiệm hoạt động chuỗi cung ứng ở một số công ty trong và ngoài nước. .............................................................................................................. 13 1.5.1 Bài học kinh nghiệm của công ty ngoài nước điển hình công ty DELL. ........... 13 1.5.1.1 Giới thiệu sơ lược về DELL.............................................................................. 13 1.5.1.2 Hoạt động chuỗi cung ứng của công ty DELL ................................................ 14 1.5.1.3 Lợi ích mang lại từ việc áp dụng chuỗi cung ứng của DELL. .......................... 16 1.5.1.4. Bài học kinh nghiệm ........................................................................................ 17 1.5.2. Bài học kinh nghiệm của công ty trong nước điển hình công ty Holcim Việt Nam .............................................................................................................. 18 1.5.2.1. Giới thiệu sơ lược về Holcim Việt Nam .......................................................... 18 1.5.2.2. Hoạt động chuỗi cung ứng của Holcim Việt Nam........................................... 19 1.5.2.3. Lợi ích mang lại từ việc áp dụng chuỗi cung ứng của Holcim Việt Nam. ...... 20 1.5.2.4. Bài học kinh nghiệm ........................................................................................ 21 1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn. ....... 22 Tóm tắt chương 1. ......................................................................................................... 22 Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn............................................................................... 24 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ..................................................... 24 2.1.1. Quá trình hình thành............................................................................................ 24 2.1.2. Sự phát triển của công ty..................................................................................... 24 2.2.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty ...................................................................... 25 2.3. Hiện trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn .............................................................................................................. 27 2.3.1. Hiện trạng về nội dung hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn............................................................................................. 27 2.3.1.1. Kế hoạch........................................................................................................... 28 2.3.1.2. Cung ứng các nguyên vật liệu.......................................................................... 29 2.3.1.3. Sản xuất............................................................................................................ 32 2.3.1.4. Giao hàng ......................................................................................................... 34 2.3.1.5. Tối ưu hóa tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp. ............................................... 35 2.3.1.6. Kế hoạch giảm chi phí..................................................................................... 37 2.3.1.7. Dịch vụ khách hàng......................................................................................... 38 2.3.2. Phân tích các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng.............. 38 2.3.2.1. Tiêu chuẩn “ Giao hàng”.................................................................................. 38 2.3.2.2. Tiêu chuẩn “ Chất lượng” ................................................................................ 39 2.3.2.3. Tiêu chuẩn “ Thời gian”................................................................................... 40 2.3.2.4. Tiêu chuẩn “ Chi Phí” ...................................................................................... 41 2.4. Kết quả điều tra ..................................................................................................... 41 2.5. Đánh giá chung ...................................................................................................... 45 2.5.1. Ưu điểm .............................................................................................................. 45 2.5.1.1. Nội dung hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty TP XNK Lam Sơn .............. 45 2.5.1.2. Về các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng tại Công ty TP XNK Lam Sơn .......................................................................................... 49 2.5.2 Hạn chế .............................................................................................................. 49 2.5.2.1. Nội dung hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty TP XNK Lam Sơn .............. 49 2.5.2.2. Về các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng tại Công ty TP XNK Lam Sơn .......................................................................................... 52 Tóm tắt chương 2. ......................................................................................................... 53 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn............................................................................... 54 3.1. Căn cứ và định hướng hoàn thiện họat động chuỗi cung ứng tại Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn.......................................................................... 54 3.1.1. Căn cứ để hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn...................................................................................................... 54 3.1.2. Định hướng hoàn thiện chuỗi cung ứng tại Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn .............................................................................................................. 55 3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn.......................................................................... 56 3.2.1. Nhóm giải pháp 1: Hoàn thiện về việc lập kế hoạch .......................................... 56 3.2.2. Nhóm giải pháp 2: Hoàn thiện về cung ứng các nguyên vật liệu ....................... 58 3.2.3. Nhóm giải pháp 3: Hoàn thiện về sản xuất. ........................................................ 64 3.2.4. Nhóm giải pháp 4: Hoàn thiện về giao hàng....................................................... 65 3.2.5. Nhóm giải pháp 5: Hoàn thiện về tối ưu hóa tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp .............................................................................................................. 68 3.2.6. Nhóm giải pháp 6: Hoàn thiện về kế hoạch giảm chi phí................................... 70 3.2.7. Nhóm giải pháp 7: Hoàn thiện về dịch vụ khách hàng. ...................................... 71 3.3. Hiệu quả đem lại sau khi thực hiện các giải pháp.................................................. 72 3.3.1. Tiêu chuẩn “ Giao hàng”..................................................................................... 72 3.3.2. Tiêu chuẩn “ Chất lượng” ................................................................................... 73 3.3.3. Tiêu chuẩn “ Thời gian”...................................................................................... 74 3.3.4. Tiêu chuẩn “ Chi Phí” ......................................................................................... 74 3.4. Lợi ích từ giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng .................................. 75 Tóm tắt chương 3. ......................................................................................................... 78 Kết luận .............................................................................................................. 80 Tài liệu tham khảo Phục lục DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC HÌNH Trang DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số nguyên liệu thu mua qua các tháng / năm .............................................. 29 Bảng 2.2:Thäúng kã nàng læûc saín xuáút mäüt säú cäng ty (khu væûc tènh Bçnh Âënh ) ....... 30 Bảng 2.3:Cung æïng nguyãn liãûu qua caïc nàm .............................................................. 31 Bảng 2.4: Số lượng nguyên liệu sơ chế tồn kho qua các tháng/năm ........................... 32 Bảng 2.5: Tình hình sử dụng máy móc thiết bị của công ty ........................................ 33 Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty ............................................................. 36 Bảng 2.7: Tần suất theo giới tính ................................................................................. 44 Bảng 2.8: Tần suất theo tuổi tác.................................................................................... 44 Bảng 2.9: Tần suất theo đơn vị công tác....................................................................... 45 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình ................................................................. 5 Hình 1.2: Chuỗi cung ứng của DELL ........................................................................... 14 Hình 1.3: Chuỗi cung ứng của công ty Holcim Việt Nam........................................... 19 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty .......................................................................... 25 Hình 2.2: Quy trình dự báo nhu cầu.............................................................................. 28 Hình 2.3: Mô hình tổ chức thu mua tại công ty ............................................................ 29 Hình 2.4: Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty ................................................... 34 Hình 3.1: Quy trình dự báo nhu cầu.............................................................................. 56 Hình 3.2: Mô hình tổ chức và quản lý kênh cung cấp nguyên liệu .............................. 59 Hình 3.3: Kênh phân phối trực tiếp ............................................................................. 66 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT SC : Chuỗi cung ứng SCM : Quản trị chuỗi cung ứng Công ty TPXNK Lam Sơn: Công ty Thực phẩm xuất nhập khẩu Lam Sơn EDI : Electric Data Interchange – Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử. ERP : Enterpriece Resouce Planning – Hoạch định quản trị tài nguyên cho DN MRP : Material Requirement Planning – Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu RFID : Radio Frequency Identification – Hệ thống định dạng bằng sóng radio TC : Tổng cộng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.200 km và hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Từ lâu Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với Indonesia và Thái Lan. Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Năm 2009, sản lượng khai thác đã đạt trên 4,8 triệu tấn, nuôi trồng tăng mạnh đạt trên 2,5 triệu tấn. Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,2 tỷ USD, trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 6 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, tiềm năng phát triển thủy sản của Việt Nam còn rất lớn cả về khai thác hải sản và nuôi trồng. Công ty TP XNK Lam Sơn là một công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của tỉnh Bình Định, tuy nhiên Công ty không ngừng nỗ lực củng cố và phát triễn để trở thành một Công ty thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Mục tiêu của Công ty luôn hướng đến sự hoàn thiện trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thỏa mãn yêu cầu cao nhất của khách hàng. Để làm được điều này, Công ty cần phải hoàn thiện chuỗi cung ứng để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước, chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài “Chuỗi cung ứng của Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn, thực trạng và giải pháp ” làm đề tài viết luận văn thạc sĩ kinh tế. Xuất phát từ yêu cầu khách quan trên, việc nghiên cứu đề tài của luận văn có ý nghĩa khoa học, mang tính thực tiễn nhằm mục tiêu hoàn thiện chuỗi cung ứng tại Công ty để từ đó kiểm soát chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thị phần và tối đa hoá lợi nhuận. Đồng thời đây cũng là tài liệu góp phần nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng của ngành Thủy sản Việt Nam. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài có ba mục tiêu nghiên cứu cơ bản sau: - Xác định cơ sở lý thuyết chuỗi cung ứng của Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn. - Xác định và đánh giá thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng của Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn và các khách hàng của Công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu Nghiên cứu định tính: Thông qua thảo luận nhóm với các cán bộ công nhân viên hiện đang làm việc tại Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn để khám phá các yếu tố hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty và của ngành Thủy sản. Nghiên cứu định lượng: Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, khảo sát khách hàng tiêu thụ sản phẩm của Công ty, xử lý dữ liệu trên Excel để kiểm định và đánh giá chuỗi cung ứng của Công ty, từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty, đồng thời vận dụng những cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng để đưa ra các giải pháp phù hợp. Thu thập số liệu: Các số liệu và thông tin thu thập từ các nguồn sau: - Thực trạng chung về tình hình sản xuất và kinh doanh của Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn trong thời gian vừa qua. - Các thông tin liên quan đến ngành Thủy sản và thị trường Thủy sản thế giới. - Các hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn. - Các thông tin khác có liên quan đến hoạt động của ngành Thủy sản. - Báo cáo phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của ngành Thủy sản năm 2009 của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam. 3 - Báo cáo tình hình hoạt động Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn năm 2007 – 2009. - Các thông tin về ngành Thủy sản trên báo chí, tạp chí, internet.... Phương pháp thu thập thông tin: theo phương pháp chuyên gia, phỏng vấn lấy ý kiến, sử dụng bảng câu hỏi và thực hiện phỏng vấn qua bảng câu hỏi đến khách hàng của Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn. Phương pháp xử lý thông tin: Dữ liệu sau khi đã thu thập được hiệu chỉnh, phân tích và xử lý bằng Excel tạo ra kết quả phục vụ mục tiêu nghiên cứu đề tài. 5. Kết cấu của luận văn. Luận văn bao gồm ba phần: mở đầu, nội dung chính bao gồm ba chương và phần kết luận như sau: Mở đầu. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động chuỗi cung ứng của Doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn. Kết luận. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát về chuỗi cung ứng 1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng là một tổng thể giữa hàng loạt các nhà cung ứng và khách hàng được kết nối với nhau, trong đó mỗi khách hàng đến lượt mình lại là nhà cung ứng cho tổ chức tiếp theo cho đến khi thành phẩm tới tay người tiêu dùng. Chuỗi này được bắt đầu từ việc khai thác các nguyên liệu nguyên thủy và người tiêu dùng là mắc xích cuối cùng của chuỗi. Thuật ngữ “ chuỗi cung ứng ” xuất hiện cuối những năm 80 và trở nên phổ biến trong những năm 90. Dưới đây là một vài định nghĩa về chuỗi cung ứng: - Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường. “Nguồn: Lambert, Stock and Ellram (1998), Fundaments of Logistics Management, Boston MA: Iwin/McGraw-Hill, c.14” [10] - Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng. “Nguồn: Chopra Sunil and Pter Meindl (2001), Supplychain management : strategy, planning and operation, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall c.1” [8] - Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng.“Nguồn: Ganesham, Ran and Terry P.Harrison (1995), An introduction to supply chain management ”[11] Từ các định nghĩa trên có thể rút ra một định nghĩa về chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một sản phẩm hay một dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng. “Nguồn: PGS TS. Hồ Tiến Dũng ( 2009), Quản trị điều hành.trang 381” [5]. 5 Mô hình của chuỗi cung ứng như sau: Các nhà cung cấp Các nhà máy Các nhà kho Nhà bán lẻ Khách hàng Hình 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình “Nguồn: PGS TS. Hồ Tiến Dũng ( 2009), Quản trị điều hành.trang 381” [5] 1.1.2 Phân biệt chuỗi cung ứng với kênh phân phối, Quản trị nhu cầu, logistics 1.1.2.1 Phân biệt chuỗi cung ứng với kênh phân phối Kênh phân phối là một thuật ngữ thường được sử dụng trong marketing, kênh phân phối là quá trình từ nhà sản xuất đến khách hàng thông qua nhà phân phối, nó chỉ là một bộ phận của chuỗi cung ứng – là một phần của chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến khách hàng. Như vậy nói đến kênh phân phối là nói tới hệ thống bán hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng. 1.1.2.2 Phân biệt chuỗi cung ứng với quản trị nhu cầu Quản trị nhu cầu là quản lý nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ theo chuỗi cung ứng. Nhu cầu có thể được quản lý thông qua cơ chế như là sản phẩm, giá cả, khuyến mại và phân phối, nhìn chung đây là những nhiệm vụ chủ yếu thuộc về Marketing. Quản trị nhu cầu thì khá quan trọng nhưng thường hay bị bỏ sót trong quá trình quản trị chuỗi cung ứng. Nó thật sự là một bộ phận nhỏ trong quản trị chuỗi cung ứng và nó cần thiết cho việc kiểm soát các mức nhu cầu của hệ thống. Chúng ta phải xem xét quản trị nhu cầu có vai trò quan trọng như quản trị luồng nguyên vật liệu và dịch vụ trong quản trị chuỗi cung ứng. 1.1.2.3 Phân biệt chuỗi cung ứng với quản trị logistics Quản trị logistics được hiểu theo nghĩa rộng thì nó là quản trị chuỗi cung ứng. Một số nhà quản trị định nghĩa logistics theo nghĩa hẹp khi chỉ liên hệ đến vận chuyển bên trong và phân phối ra bên ngoài, trong trường hợp này thì nó chỉ là một bộ phận của quản trị chuỗi cung ứng. 6 Logistics là một lĩnh vực đang ở giai đoạn có nhiều sự quan tâm một cách mới mẻ đến nhà quản trị chuỗi cung ứng. Logistics xuất hiện từ những năm thập niên 60, khi mà ý tưởng về Logistics hiện đại cùng theo với các chủ đề tương tự như môn động lực học công nghiệp đã nêu bật lên những tác động giữa các bộ phận của chuỗi cung ứng và chúng có thể ảnh hưởng đến quyết định của các bộ phận khác như trong quy trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng Quản trị chuỗi cung ứng là hoạch định, thiết kế và kiểm soát luồng thông tin và nguyên vật liệu theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được các yêu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Có 3 điểm chính về tính năng động của chuỗi cung ứng: - Chuỗi cung ứng là một hệ thống có tính tương tác rất cao. Các quyết định ở mỗi bộ phận của chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến các bộ phận khác. - Chuỗi cung ứng có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của nhu cầu. Kho và nhà máy phải đảm bảo để đáp ứng đầy đủ đối với các đơn hàng lớn. Thậm chí nếu các thông tin hoàn hảo tại tất cả các kênh sẽ có một phản ứng nhanh trong chuỗi cung ứng từ thời gian bổ sung. - Cách tốt nhất để cải thiện chuỗi cung ứng là rút ngắn thời gian bổ sung và cung cấp thông tin về nhu cầu thực tế đến tất cả các kênh phân phối. Thời gian trong chuỗi cung ứng chỉ dùng để tạo sự thay đổi trong các đơn đặt hàng và hàng tồn kho. Dự đoán của sự thay đổi nhu cầu cũng có thể làm giảm ảnh hưởng của những thay đổi thực tế và quản trị nhu cầu có thể làm ổn thỏa những thay đổi của nhu cầu. 1.2 Lịch sử phát triển chuỗi cung ứng 1.2.1 Chuỗi cung ứng khi chưa có công nghệ thông tin Trước chiến tranh thế giới thứ II, các công ty hoạt động nhờ vào chuỗi liên kết đơn giản, một chiều từ nhà sản xuất đến kho, tới nhà phân phối sỉ, lẻ và cuối cùng là người tiêu dùng. Chuỗi liên kết này hoạt động thông qua các bảng biểu, mỗi người của mỗi bộ phận của chuỗi liên kết, làm việc với người kia thông qua giấy tờ. 7 Chuỗi liên kết này hoạt động ở dạng sơ đẳng nhất của quy trình mua xác định, dự báo nhu cầu, quản lý tồn kho và vận chuyển không được rõ ràng. 1.2.2 Sự phát triển vượt bậc của chuỗi cung ứng nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin Đầu năm 1960, năm mà bùng nổ quản lý chi phí, từ dây xuất hiện sự chuyển đổi từ hoạt động đơn lẻ sang hợp nhất các hoạt động của hệ thống. Năm này cũng là năm đánh dấu sự ra đời của phần mềm quản lý kho đầu tiên, việc quản lí bước sang một trình độ cao hơn, không còn thủ công bằng giấy tờ. Năm 1970 hệ thống cung ứng được bổ sung thêm hệ thống quản lý MRP – Materia Requirement Planning – hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu. Hệ thống này cho phép các nhà sản xuất theo dõi được dòng luân chuyển của nguyên vật liệu từ nguyên vật liệu thô đến nguyên vật liệu chờ sản xuất. Hệ thống MRP, giải quyết được phần lớn về quản lý sản xuất, mối quan tâm của các nhà sản xuất bây giờ tập trung vào khách hàng. Do đó Logistics cũng phát triễn theo, để đảm bảo phân phối tới người tiêu dùng đúng nơi, đúng lúc. Năm 1980, cùng với sự xuất hiện của hệ thống MRP II – Manufacturing Resource Planning – hoạch định nguồn lực sản xuất – Logistics phát triển vượt bậc, trở thành chìa khóa để tạo sự khác biệt giữa hai công ty. MRP II cho phép doanh nghiệp kiểm soát và liên kết các hoạt động của doanh nghiệp từ kế hoạch nguyên vật liệu, kế hoạch tài chính tới kế hoạch sản xuất chính. Chính sự phát triễn này đã đánh dấu sự ra đời của chuỗi cung ứng. Năm 1990, cùng với sự phát triển của internet đã trở thành công cụ hữu hiệu của chuỗi cung ứng và đánh dấu sự phát triển vượt bậc của chuỗi cung ứng. Thông qua hệ thống trao đổi thông tin điện tử EDI- Electronic Data Interchange và giải pháp quản trị tài nguyên cho doanh nghiệp, hệ thống ERP – Enterprice Resouce Planning đã cải tiến vượt bậc cho việc truyền thông trong chuỗi cung ứng, trong thương mại điện tử và mua hàng đấu thầu trên mạng. Từ năm 2000 đến nay, chuỗi cung ứng hướng tới khách hàng, dòng luân chuyển của nguyên vật liệu, sự liền mạch và thông suốt của dòng thông tin, nhưng 8 quan trọng nhất vẫn là cung ứng và sự hợp nhất của các nhà cung ứng. 1.2.3 Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng trong tương lai Xuất hiện chuỗi cung ứng mới: Với sự phát triển của chuỗi cung ứng như hiện nay, nhiều chuỗi cung ứng sẽ ra đời và sẽ được ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Các công ty sẽ có nhiều mô hình để lựa chọn sao phù hợp với tình hình hoạt động và tài chính của công ty mình. Hợp nhất các chuỗi cung ứng: Sự hợp nhất các chuỗi cung ứng cũng là hiện tượng nổi trội, ba yếu tố chính sau sẽ tác động trực tiếp tới sự thay đổi cấu trúc để làm sao các công ty duy trì hoạt động của chuỗi cung ứng đó. Các công ty sẽ liên kết chuỗi cung ứng với các chuỗi cung ứng của đối tác và hợp nhất hoạt động với nhau, công nghệ và internet là chìa khoá cải thiện chiến lược chuỗi cung ứng và tái cơ cấu hoạt động chuỗi cung ứng để đạt được mục tiêu của công ty. Công nghệ RFID sẽ phát triễn nổi trội: Công nghệ RFID sẽ phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong ngành hàng tiêu dùng. Công nghệ này giúp định dạng sản phẩm, vận chuyển và kiểm soát tồn kho, tránh hàng hoá trong kho không đủ phục vụ nhu cầu của thị trường đồng thời giảm thời gian hàng hoá, nguyên vật liệu bị lưu kho chờ sản xuất hay xuất xưởng đưa ra phân phối trên thị trường. 1.3 Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng bao gồm 7 vấn đề chính. Những vấn đề này được sắp xếp trình tự thể hiện quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng: Kế hoạch, cung ứng các nguyên vật liệu, sản xuất, giao hàng, tối ưu hóa trong nội bộ doanh nghiệp, kế hoạch giảm chi phí và dịch vụ khách hàng. 1.3.1 Kế hoạch Kế hoạch là một phần quan trọng và là phần khởi đầu trong chuỗi cung ứng. Để có được các hoạt động tiếp theo của chuỗi thì cần phải có một kế hoạch xuyên suốt quá trình hoạt động của chuỗi cung ứng. Dựa vào kế hoạch này, các nhà quản trị chuỗi cung ứng cân đối nhu cầu nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất sao cho tối ưu với chi phí thấp nhất để sản xuất sản phẩm với chất lượng cao và giao hàng đúng hạn cho khách hàng. 9 Kế hoạch có 2 loại: kế hoạch theo yêu cầu từ khách hàng và kế hoạch với sự hợp tác từ khách hàng. • Kế hoạch theo yêu cầu từ khách hàng Một công ty dù lớn hay nhỏ cũng đều phải ước lượng và dự báo trước các nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của mình để lập kế hoạch cần sản xuất nhằm phục vụ và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, giảm tối thiểu tồn kho và chi phí hoạt động. Để xác định được nhu cầu, công ty cần phải thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu. Mỗi khâu trong chuỗi cung ứng cần phải có dự báo trước về nhu cầu tương lai và kế hoạch của khâu này sẽ là dữ liệu cho các khâu tiếp theo của chuỗi để lập kế hoạch cho bộ phận của mình. Thông thường thông tin dự báo nhu cầu của thị trường trong thời gian 6 tháng hay 1 năm được thu thập từ bộ phận nghiên cứu thị trường, bộ phận bán hàng. Bộ phận này sẽ dự báo, phân tích về nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng trong tương lai để đưa ra những con số và xu hướng tiêu dùng. Thông tin này được chuyển tới các bộ phận để dựa vào đó lập kế hoạch cho các khâu tiếp theo, sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. • Kế hoạch với sự hợp tác từ khách hàng Ngoài cách dự báo nhu cầu và sắp xếp kế hoạch sản xuất dựa trên những dự báo, phân tích về nhu cầu của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng trong tương lai gần, công ty còn có thể đưa ra các dự báo chính xác hơn nhờ sự hợp tác của khách hàng. Khách hàng cung cấp số lượng dự báo sẽ đặt hàng trong 1 khoảng thời gian nào đó, có thể là 1 tháng, 6 tháng hay 1 năm…. Điều này giúp giảm được các khâu thu thập số liệu, phân tích số liệu để có được kết quả dự báo đồng thời tăng mức độ chính xác của kế hoạch. Cho dù những dự báo này đưa ra và khách hàng không phải chịu trách nhiệm tài chính trên dự báo đó thì nó cũng rất hữu ích cho công ty cho việc dự báo xu hướng và nhu cầu trong tương lai. 1.3.2 Cung ứng các nguyên vật liệu Khâu cung ứng nguyên vật liệu trong chuỗi cung ứng đảm trách nhiệm vụ cung cấp nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Cung ứng nguyên vật liệu bao gồm 2 nhiệm vụ chính là lựa chọn nhà cung cấp và quản lý tồn kho. Các nhà quản trị cung ứng phải chọn lựa nhà cung cấp nguyên vật liệu phục 10 vụ cho sản xuất. Một nhà cung cấp tốt sẽ đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng, điều kiện thanh toán, dịch vụ tốt cho từng loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Quản lý tồn kho cũng là một khâu quan trọng trong cung ứng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Quản lý tồn kho được coi là hiệu quả khi nguyên vật liệu phục vụ trong sản xuất được cung cấp đúng lịch, đúng chất lượng đồng thời đảm bảo nguyên vật liệu tồn kho ở mức quy định của công ty. 1.3.3 Sản xuất Sản xuất là việc tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Để tạo ra sản phẩm tốt và giao hàng đúng hạn, đúng số lượng cho khách hàng cần phải có một kế hoạch sản xuất hợp lý. Kế hoạch sản xuất đó cần phải cân đối nguồn lực về nhân công , máy móc, nguyên vật liệu, các yêu cầu về chất lượng, số lượng, năng suất sản phẩm… hơn nữa kế hoạch sản xuất cần phải có yếu tố linh động trong đó, tức cần phải có kế hoạch phụ đi kèm khi kế hoạch chính không thực hiện được. 1.3.4 Giao hàng Thành phẩm sau khi sản xuất được vận chuyển tới kho lưu trữ và chờ phân phối tới tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống phân phối của công ty. Ở một số công ty việc này thường do bộ phận logistics thực hiện và đôi khi nó được thực hiện bởi bên thứ 3 khi công ty không có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. 1.3.5 Tối ưu hóa tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp Tối ưu hóa tổ chức nội bộ doanh nghiệp là việc sử dụng các công cụ quản lý để ngăn ngừa sự thất bại của hệ thống hoạt động nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của hệ thống thông qua việc giảm chi phí hoạt động và chi phí vốn. Chuỗi cung ứng đưa ra các nhà quản lý cái nhìn tổng quan và cách tiếp cận toàn bộ hoạt động của hệ thống, thông qua phân tích và thu thập dữ liệu của chuỗi cung ứng để tìm ra nguyên nhân và hiện tượng của vấn đề trong hoạt động của doanh nghiệp, giảm bớt các khâu, các hoạt động thừa của chuỗi cung ứng. 1.3.6 Kế hoạch giảm chi phí Giảm chi phí vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ của chuỗi cung ứng. Chi phí trong chuỗi cung ứng cần phải được đánh giá, lập kế hoạch, kiểm soát và định lượng. 11 Chi phí cho chuỗi cung ứng không chỉ có nguồn gốc từ nguyên vật liệu, hoạt động trong chuỗi mà còn phát sinh từ chính các mối quan hệ trong chuỗi. Nếu các mắc xích quan hệ trong chuỗi cung ứng mạnh khỏe và trôi chảy thì không có chi phí phát sinh nhưng nếu một trong các mắc xích đó có vấn đề thì chi phí của chuỗi sẽ tăng do một mắc xích bị ngưng lại thì các mắc xích khác sẽ bị ảnh hưởng theo. Do đó mục tiêu của các nhà quản trị chuỗi cung ứng là duy trì hoạt động của chuỗi tốt. 1.3.7 Dịch vụ khách hàng Khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng, các công ty cũng phải tìm cách để đáp ứng nhu cầu đó nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đây là quá trình cung cấp các lợi ích gia tăng cho chuỗi cung ứng của công ty với chi phí thấp và hiệu quả cao, vì do đây là quá trình tiếp xúc làm hài lòng của khách hàng sau khi đã mua sản phẩm của công ty, giữ khách hàng cũ lôi kéo khách hàng mới. Dịch vụ khách hàng được thực hiện không chỉ sau khi giao hàng tới khách hàng mà còn phải thực hiện ngay cả trước và trong khi giao dịch với khách hàng. 1.4 Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng là công việc rất cần thiết nhằm hướng đến việc cải tiến và đặt mục tiêu cho việc cải tiến chuỗi cung ứng, có 4 tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng, đó là: giao hàng, chất lượng, thời gian và chi phí. 1.4.1 Tiêu chuẩn “ Giao hàng” Tiêu chuẩn này đề cập đến giao hàng đúng hạn được biểu hiện bằng tỉ lệ phần trăm của các đơn hàng được giao đầy đủ về số lượng và đúng ngày khách hàng yêu cầu trong tổng số đơn hàng. Chú ý rằng các đơn hàng không được tính là giao hàng đúng hạn khi chỉ có một phần đơn hàng được thực hiện và khi khách hàng không có hàng đúng thời gian yêu cầu. Đây là một tiêu thức rất chặt chẽ, khắc khe và khó nhưng nó đo lường hiệu quả thực hiện trong việc giao toàn bộ đơn hàng cho khách hàng khi họ yêu cầu. 1.4.2 Tiêu chuẩn “ Chất lượng” Chất lượng được đánh giá ở mức độ hài lòng của khách hàng hay là sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm. Đầu tiên chất lượng có thể được đo lường thông 12 qua những điều mà khách hàng mong đợi. Để đo lường được sự thỏa mãn của khách hàng mong đợi về sản phẩm ta thiết kế bảng câu hỏi trong đó biến độc lập từ sự hài lòng của khách hàng. Ví dụ một công ty hỏi khách hàng của mình: Chúng tôi đã đáp ứng nhu cầu của quý khách tốt đến mức nào? Những câu trả lời được đánh giá bằng thang đo Likert 5 điểm: (5) vô cùng hài lòng, (4) rất hài lòng, (3) hài lòng, (2) chưa hài lòng lắm, (1) thất vọng. Nếu các câu trả lời (4), (5) điểm chiếm tỷ lệ cao trong tổng các câu trả lời, như thế cho thấy công ty đã đáp ứng hơn mong đợi của khách hàng. Một cách khác, để đo lường sự hài lòng của khách hàng là hỏi khách hàng về một hay nhiều câu hỏi dưới đây: - Quý khách hài lòng như thế nào về tất cả các sản phẩm quý khách đã sử dụng? - Quý khách đã giới thiệu bạn bè mua hàng của chúng tôi như thế nào? - Quý khách còn có thể mua lại sản phẩm của chúng tôi lần nữa khi cần? Những câu hỏi này có thể đánh giá được bằng thang đo 5 điểm và điểm trung bình hoặc tỷ lệ phần trăm của các câu trả lời sẽ được tính toán. Một tiêu chuẩn đánh giá liên quan mật thiết với chất lượng là lòng trung thành của khách hàng, tiêu chuẩn này có thể đo lường bằng tỷ lệ phần trăm khách hàng vẫn mua hàng sau khi đã mua ít nhất một lần. Ví dụ số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dầu gội đầu Clear trong tháng 11/2009 là 1000 khách hàng, sang tháng 12/2009 số lượng khách hàng sử dụng lại là 800 khách hàng, như vậy ta có thể đo lường được lòng trung thành của khách hàng cho sản phẩm Clear là 80%, thông thường người ta đánh giá chỉ tiểu trên theo yếu tố thời gian và độ bền của sản phẩm hay nhu cầu sử dụng lại của hàng hoá dịch vụ…. 1.4.3 Tiêu chuẩn “ Thời gian” Tổng thời gian bổ sung hàng có thể tính từ một cách trực tiếp từ mức độ tồn kho. Nếu chúng ta có một mức sử dụng cố định lượng hàng tồn kho này, thì thời gian tồn kho bằng mức độ tồn kho chia mức sử dụng. Ví dụ, nếu mức tồn kho là 10 triệu đồng, và chúng ta bán lượng hàng tương đương 100.000 đồng một ngày, chúng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng