Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh doanh - Tiếp thị Quản trị kinh doanh Chuỗi cung ứng của công ty Samsung Việt Nam...

Tài liệu Chuỗi cung ứng của công ty Samsung Việt Nam

.DOCX
19
588
91

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Điện thoại di động sản phẩm kết tinh của hàng loạt những công nghệ then chốt nhất trong lịch sử hiện đại. Đầu tiên quan trọng nhất là sự ra đời của công nghệ truyền thông tin giọng nói, là phát kiến về điện thoại. Công nghê này được thử nghiệm và phát triển bởi hàng loạt các nhà phát minh vào thế kỉ XIX, trong đó có Alexander Graham Bell và Thomas Edison( Bell được chính thức cấp bằng sáng chế năm 1876) Năm 1876 chiếc điện thoại đầu tiên được hình thành, lịch sử của chiếc điện thoại là một quá trình phát triển với nhiều cột mốc đáng ghi nhớ ghi dấu sự “lột xác” ngoạn mục của thứ vật dụng thiết yếu này với những tính năng mới ngày càng hoàn thiện hơn. Từ những năm đầu tiên chiếc điện thoại hoàn toàn còn thô sơ: điện thoại chỉ có ống nghe và ống loa, tiếp theo là bốt điện thoại ra đời và đến năm 1976 chiếc điện thoại di động đầu tiên được ra đời nhưng vẫn còn rất thô sơ, mang danh là điện thoại di động nhưng việc di chuyển nó còn rất nhiều hạn chế. Sau bao thời gian phát triền và thay đổi năm 1983 Apple đã tung ra điện thoại để bàn Caria cảm ứng, đến năm 2007 thì Apple chính thức cho chiếc điện thoại Iphone khai phá nền điện thoại di động cảm ứng trên thế giới. Và sau khoảng chục năm gần đây thì thị trường Việt Nam nói riêng và thị trường thế giới nói chung thì điện thoại di động smartphone đang là phổ biến, điều đó chứng tỏ rằng điện thoại smartphone có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của mỗi cá nhân. Riêng trên thị trường Việt Nam hiện tại có những hãng điện thoại di động lớn đang được kinh doanh trên thị trường như : Apple, Oppo, SamSung, Sony , Nokia,..Mỗi một hãng điện thoại đều chiếm lĩnh phân khúc thị trường kinh doanh riêng, nhưng không thể không kể đến sự xâm nhập của hãng di động đứng đầu Hàn Quốc vào thị trường Việt Nam như Sam Sung. Hiện tại Samsung từ lâu đã là nhà sản xuất smartphone số một Việt Nam nhưng chưa khi nào vị thế thống trị của họ lại tuyệt đối như thời điểm hiện tại.Nói không ngoa khi hãng này đang “một mình cân cả thị trường”. Theo thống kê của 2 nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam, Samsung có 4 gương mặt trên tổng số 10 smartphone bán chạy nhất trong 6 tháng đầu năm nay gồm Galaxy J7 Prime, J5 Prime, J2 Prime và một cái tên thuộc dòng A là Galaxy A5 2017.Trong đó, Galaxy J7 Prime chính là smartphone bán chạy nhất thị trường nửa đầu năm nay.2 model còn lại cũng nằm trong top 4. 1. Giới thiệu về Sam sung Ngày thành lập: Tập đoàn Samsung thành lập ngày 01/03/1938, là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có tổng hành dinh đặt tại Samsung Town, Seoul. Tập đoàn có nhiều công ty con, hầu hết hoạt động dưới thương hiệu Samsung, là tập đoàn thương mại (chaebol) lớn nhất Hàn Quốc. Người sáng lập: Samsung được sáng lập bởi Lee Byung-chul năm 1938, được khởi đầu là một công ty buôn bán nhỏ. 3 thập kỉ sau, tập đoàn Samsung đa dạng hóa các ngành nghề bao gồm chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ. Samsung tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập kỉ 60, xây dựng và công nghiệp đóng tàu vào giữa thập kỉ 70. Sau khi Lee mất năm 1987, Samsung tách ra thành 4 tập đoàn - tập đoàn Samsung, Shinsegae, CJ, Hansol. Từ thập kỉ 90, Samsung mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung vào lĩnh vực điện tử, điện thoại di động và chất bán dẫn, đóng góp chủ yếu vào doanh thu của tập đoàn. Trụ sở chính: Trụ sở chính của Samsung đặt tại Samsung Town, Seoul, Hàn Quốc và San Jose, California, Hoa Kỳ Lịch sử phát triển: 1938 - 1970: Năm 1938, Lee Byung-chull (1910-1987), một người xuất thân trong gia đình địa chủ ở vùng Uiryeong, chuyển tới gần thành phố Daegu và sáng lập ra Samsung Sanghoe (삼삼삼삼, 삼삼삼삼). Một công ty buôn bán nhỏ với 40 công nhân nằm ở Sudong (bây giờ là Ingyo-dong). Buôn bán các mặt hàng tạp hóa và mì sợi do công ty sản xuất. Công ty làm ăn phát đạt, nên Lee đã chuyển văn phòng công ty tới Seoul năm 1947.Khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Lee buộc phải rời Seoul và sau đó mở một nhà máy tinh chế đường ở Busan tên là Cheil Jedang.Khi chiến tranh kết thúc năm 1954, Lee sáng lập ra Cheil Mojik và xây dựng nhà máy ở Chimsan-dong, Daegu.Đó là nhà máy len sợi lớn nhất nước và công ty đã tiến thêm một bước để trở thành một công ty lớn. Năm 1947, Cho Hong-jai (người sau này sáng lập tập đoàn Hyosung), hợp tác với Samsung thành lập công ty Samsung Mulsan Gongsa, hay còn gọi là Công ty Giao Dịch Samsung (Samsung Trading Corporation). Công ty phát triển và trở thành công ty Samsung C&T ngày nay. 1970 - 1990: Năm 1980, Samsung mua lại công ty Hanguk Jeonja Tongsin và tham gia vào lĩnh vực công nghiệp phần cứng viễn thông. Sản phẩm đầu tiên là bộ chuyển mạch. Đó là nền tảng cho hệ thống nhà máy điện thoại bàn và fax của Samsung, sau này là nhà máy điện thoại di động Samsung, nơi đã sản xuất 800 triệu sản phẩm điện thoại di động cho đến thời điểm hiện tại. Công ty sát nhập các công ty con về điện tử, trở thành Công ty Điện Tử Samsung (Samsung Electronics Co., Ltd) trong những năm 1980. Sau khi nhà sáng lập Lee Byung-chull mất năm 1987, tập đoàn Samsung tách ra thành 4 tập đoàn - Samsung, Shinsegae, CJ, Hansol. Shinsegae (kinh doanh cửa hàng giảm giá, bách hóa) ban đầu là một phần của Samsung, tách ra vào thập kỉ 90 cùng với tập đoàn CJ (kinh doanh thực phẩm, hóa chất, giải trí, logistic) và tập đoàn Hansol (kinh doanh giấy, viễn thông). Ngày nay 3 tập đoàn trên hoạt động độc lập, không còn là một phần hay liên hệ với Samsung. 1990 - 2000: Samsung bắt đầu trở thành tập đoàn quốc tế vào thập kỉ 90. Công ty Xây dựng Samsung (Samsung's construction) là nhà thầu xây dựng tháp đôi Petronas ở Malaysia, Taipei 101 ở Đài Loan, Burj Khalifa ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Năm 1993, Lee Kun-hee bán 10 công ty con của tập đoàn, cắt giảm nhân sự, sát nhập các lĩnh vực hoạt động khác để tập trung vào 3 lĩnh vực chính: điện tử, xây dựng và hóa chất. Năm 1996, tập đoàn Samsung mua lại đại học Sungkyunkwan. Samsung trở thành nhà sản xuất vi mạch nhớ lớn nhất thế giới vào năm 1992, và là nhà sản xuất vi mạch lớn thứ 2 thế giới sau Intel. Năm 1995, Samsung sản xuất màn hình tinh thể lỏng (LCD) đầu tiên.10 năm sau, Samsung phát triển thành nhà sản xuất màn hình hình tinh thể lỏng lớn nhất thế giới. Sony không đầu tư vào dạng màn hình lớn TFTLCDs, đã cùng hợp tác với Samsung thành lập công ty S-LCD để cung cấp màn hình LCD cho 2 tập đoàn. S-LCD nắm giữ bởi Samsung (50% + 1 cổ phiếu) và Sony (50% - 1 cổ phiếu), trụ sở và nhà máy nằm tại Tangjung, Hàn Quốc.Ngày 26/12/2011, Samsung thông báo tập đoàn đã mua lại cổ phần của Sony tại S-LCD. 2000 - 2017: Năm 2000, Samsung mở phòng thí nghiệm lập trình máy tính tại Warszawa, Ba Lan. Khởi đầu bằng công nghệ giải mã tín hiệu truyền hình, sau đó là TV kĩ thuật số và điện thoại thông minh. Đến năm 2011, trụ sở Samsung tại Warsaw là trung tâm nghiên cứu và phát triển quan trọng nhất ở châu Âu, tuyển dụng khoảng 400 nhân viên hàng năm. Năm 2001, Samsung Techwin trở thành nhà cung cấp mô-đun buồng đốt duy nhất cho Rolls-Royce Trent 900, được sử dụng cho máy bay lớn nhất thế giới Airbus A380.Samsung Techwin cũng là cổ đông trong chương trình động cơ GEnx của Boeing 787 Dreamliner. Năm 2010, Samsung công bố chiến lược phát triển 10 năm tập trung vào 5 ngành nghề chính.Một trong số đó là công nghệ dược sinh học, được cam kết đầu tư 2.1 nghìn tỉ Won (2 tỉ USD). Tháng 12/2011, công ty Điện Tử Samsung (Samsung Electronics) bán mảng ổ đĩa cứng (HDD) cho Seagate. Năm 2012, Samsung Electronics, công bố kế hoạch đầu tư 7 tỷ đô la Mỹ để xây dựng nhà máy chế tạo thẻ bộ nhớ (chip) đầu tiên của mình tại Trung Quốc. Ngày 24/08/2012, 9 bồi thẩm viên tòa án Mỹ phán quyết Samsung phải bồi thường 1.05 tỷ đô la Mỹ cho công ty Apple, vì xâm phạm 6 sáng chế công nghệ điện thoại thông minh. Mức phạt vẫn thấp hơn yêu cầu 2.5 tỷ đô la Mỹ của Apple.Phán quyết cũng chỉ rõ Apple không xâm phạm 5 sáng chế của Samsung. Ngày 04/09/2012, Samsung tuyên bố sẽ điều tra tất cả các nhà cung cấp Trung Quốc, vì có lo ngại xâm phạm luật lao động. 250 công ty Trung Quốc sẽ bị điều tra nếu có sử dụng lao động trẻ em dưới 16 tuổi trong nhà máy. Năm 2013, Tập đoàn Samsung dành 14 tỷ đô la Mỹ (nhiều hơn cả GDP của Iceland) cho các hoạt động quảng cáo thông qua TV, rạp phim, biển hiệu, thể thao và nghệ thuật. Tháng 1 năm 2015, Samsung lên kế hoạch cắt giảm nhân sự nhằm giảm thiểu chi phí điều hành và vực lại mảng kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn. 1000 nhân công thuộc bộ phận smartphone tại các chi nhánh của Samsung tại Anh, Thuỵ Điển và Trung Quốc sẽ thuộc diện nguy cơ, giảm con số nhân lực tại mảng này xuống còn 5000 người. Năm 2016, Công ty điện tử Samsung (Samsung Electronics) đã công bố kết quả tài chính quý ba tính đến hết ngày 30/09/2016. Theo đó, doanh thu năm 2016 của Samsung trong quý ba đạt 47.82 nghìn tỉ won (tương đương 42 tỉ USD), giảm 3.87 nghìn tỉ won (tương đương 3,5 tỉ USD) so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận hoạt động của quý là 5,20 nghìn tỉ won (tương đương 4,6 tỉ USD), giảm 2.19 nghìn tỉ won (tương đương 2 tỉ USD) so với cùng kỳ. Năm 2017, Samsung tung ra bộ sản phẩm galaxy A làm khuynh đảo thị trường. Dòng Galaxy A là dòng máy cận cao cấp, galaxy A được Samsung chú trọng và đẩy mạnh trong thiết kê, với mục tiêu mức giá tầm trung mà chất lượng cao cấp, thiết kế sang trọng với ý tưởng màn hình tràn và được thừa hưởng những tính năng từ đàn anh Galaxy S và Galaxy Note. Trong mảng kinh doanh điện thoại di động, công ty sẽ tập trung vào việc mở rộng bán các sản phẩm chủ lực mới với thiết kế khác biệt và tính năng sáng tạo, cũng như lấy lại niềm tin của người tiêu dùng. Vị trí sam sung trên thị trường Việt Nam, vị trí so với đối thủ: Hầu hết các sản phẩm nằm trong top 10 bán chạy tháng 2 và nửa đầu tháng 3 năm 2017 của các nhà bán lẻ đều đến từ Samsung và Oppo. Các thương hiệu lớn khác dần dần bị thụt lùi về sau... Trong năm 2016, thị trường đã chứng kiến những màn trượt chân của các thương hiệu lớn trước sự bành trướng sức mạnh của Samsung và Oppo. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2016, thị phần của Nokia, Sony, HTC và Asus đã bắt đầu tụt dốc. Tính riêng Nokia, từ 20% thị phần của năm 2015 đã tụt thê thảm xuống còn chưa đầy 5% trong nửa đầu năm 2016. Đáng chú ý, hầu hết miếng bánh thị trường dành riêng cho Samsung và Oppo khi thị phần của 2 hãng này chiếm hơn 50% tổng thị phần điện thoại di động tại Việt Nam. Samsung chiếm 34,7%, Oppo chiếm 21,8% thị phần của 6 tháng đầu năm 2016. Từ giữa năm 2016 đến nay, Samsung và Oppo tiếp tục tung ra những con bài chiến lược nhằm giữ vững thị phần cũng như đánh bay những đối thủ của mình ra khỏi sân chơi này. Có thể kể đến như "con bài" Galaxy J7 Prime, chỉ tính riêng 1 tháng ra mắt trong tháng 10/2016, Samsung đã bán sạch 200.000 máy. Hay với Oppo F1s, bán ra từ tháng 8/2016, hãng này ghi nhận con số 395.000 máy, tính đến hết tháng 10/2016. Không chỉ vậy, cả hai hãng này tiếp tục tung ra các chiêu bài dồn dập, mang đến nhiều tùy chọn smartphone ở tất cả phân khúc tầm trung, khiến cho thị phần của các hãng khác bị đe dọa nghiêm trọng. Điển hình, Samsung không còn tập trung nhiều vào phân khúc cao cấp và một số sản phẩm đinh mà họ phủ kín hết các phân khúc, ngoài J7 Prime, hãng tung hàng loạt thiết bị khác từ thấp đến cao, gồm: Galaxy J1 2016, Galaxy J3 2016, Galaxy J5 2016, Galaxy J5 Prime, Galaxy A5 2016... Tính đến hết tháng 11 năm 2016, theo số liệu GFK, thị phần của Samsung tiếp tục giữ vững ở vị trí đầu, tăng lên đến 36,7 % thị phần. Oppo cũng chiếm vị trí thứ 2 với 22% thị phần.Trong khi đó, Asus còn lại 2,4% thị phần, Sony còn 3,9% và thê thảm nhất là Microsoft/Nokia chỉ còn 3,7% thị phần. Đó là năm 2016 và bây giờ là đầu năm 2017, Samsung và Oppo tiếp tục đang là hai cái tên lớn nhất chiếm hết top 10 sản phẩm bán chạy nhất trong tháng 2 và nửa đầu tháng 3 năm 2017 tại Việt Nam. Theo thống kê từ FPT Shop, Thế giới Di động, trong top 10 sản phẩm bán chạy nhất tháng 2 và nửa đầu tháng 3 đều từ Samsung và Oppo. Samsung có đến 6 sản phẩm đứng đầu bảng, Oppo chiếm vị trí thứ 2 với 3 sản phẩm và chỉ duy nhất một sản phẩm khác ngoài hai thương hiệu này nằm trong top 10 đó là Apple với sản phẩm iPhone 7 Plus. Điều này phản ánh đúng thực tế của thị trường khi ngay đầu năm Samsung đã ngay lập tức tung ra con bài chiến lược năm 2017 là bộ đôi Galaxy A5 2017 và Galaxy A7 2017. Dòng sản phẩm này được ưu ái trang bị những công nghệ chỉ có trên dòng sản phẩm cao cấp nhưng giá tầm trung khiến cho máy dễ tạo sức hút đối với nửa còn lại của thị trường. Oppo cũng làm mới phiên bản F1s với bản nâng cấp F1s 2017 để tạo cạnh tranh và sắp tới sẽ là màn ra mắt của F3 Plus mới nhất. Động thái này giúp Samsung và Oppo tiếp tục bành trướng sức mạnh của mình đối với các hãng còn lại.Trong khi, tính đến thời điểm này, Sony, Asus hay HTC vẫn chưa có bất cứ sự đột biến trong sản phẩm mới, có chăng là HTC với bộ đôi U Ultra hay U Play.Nhưng việc tái định vị thương hiệu, mức giá sản phẩm định hình quá cao khiến cho bộ đôi mới từ HTC thiếu đi cạnh tranh và không tạo nên một bước ngoặt mới cho hãng này tại Việt Nam. Hiện thời điểm này mới là những tháng đầu tiên của năm 2017 và cục diện của thị trường vẫn sẽ không có sự thay đổi nhiều cho đến hết quý I/2017. Tuy nhiên, đến quý II năm nay, khi thị trường bắt đầu vào mua bán hàng, khi Nokia tấn công trở lại thị trường, hàng loạt siêu phẩm từ LG, Samsung về Việt Nam thì thị trường sẽ sôi động và tạo ra những biến chuyển lớn. Ẩn số Nokia sẽ là một thuốc thử thú vị cho thị trường di động Việt và chúng ta cùng kì vọng những màn "ăn miếng trả miếng" từ các thương hiệu lớn, mang đến nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng, từ cấu hình cho đến giá sản phẩm. Mô hình chuỗi cung ứng Nhà cung cấấp Doanh nghiệp trung tấm Nhà phấn phốấi Cống ty cổ phấần Cống nghệ Elite Cabot Microelictronics Qualcomm GSi Lumonics iNC Nhà bán lẻ SAMSUN G Cống ty PSD Nhà phấn phốấi khác Khách hàng cuốấi cùng Hệ thốấng các siêu thị và cửa hàng bán lẻ 3. Thành viên của chuỗi cung ứng 3.1. Nhà cung cấp Thời điểm mới đầu vào thị trường Việt Nam, hầu hết các nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện cho Samsung Việt Nam đều là ở nước ngoài hoặc là các doanh nghiệp nước ngoài đi theo Samsung vào Việt Nam. Năm 2010, trong tổng số 37 doanh nghiệp, nhà cung cấp các linh kiện, phụ kiện cho nhà máy sản xuất điện thoại Samsung Việt Nam (SEV) thì có tới 12 nhà cung cấp là ở trong nước, 25 nhà cung cấp là ở nước ngoài. Năm 2014, Samsung Việt Nam có 67 nhà cung cấp, trong đó số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc chiếm áp đảo, lên đến 53/67 doanh nghiệp.14 nhà cung cấp còn lại là của Việt Nam, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Anh. Trong đó, số lượng doanh nghiệp Việt Nam chiếm tỷ lệ ít ỏi với 4 doanh nghiệp. Đó là: Công ty CP In và Bao bì Goldsun, Công ty CP Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long, Công ty TNHH Bao bì Việt Hưng, Công ty TNHH Nam Á. Các nhà cung cấp thuần túy Việt Nam (100% vốn trong nước) chủ yếu cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đơn giản như bao bì, in ấn với giá trị không cao. Samsung đã tự sản xuất các linh kiện chính cho việc sản xuất của mình và cung cấp cho những nhà máy sản xuất điện thọai khác như: Nokia, Motorola. Samsung Vina còn sử dụng rất nhiều nhà cung cấp bên ngoài mà nổi trội trong đó phải kể đến các nhà cung cấp như: - Cabot Microelectronics chuyên cung cấp các vi mạch điện tử. - Qualcomm cung cấp các con chip điện tử cho các dòng điện thoại Galaxy S4, Galaxy S5. - GSi Lumonics iNC là nhà cung cấp các thiết bị như: hệ thống WaferRepairT M430, các chất bán dẫn và thiết bị sản xuất thiết bị điện tử bao gồm cả đánh dấu các hệ thống và mạch trang trí hệ thống. Bên cạnh đó, gần đây GSi Lumonics còn cung cấp các thành phần chính xác điều khiển chuyển động, và laser dựa vào hệ thống sản xuất chất bán dẫn toàn cầu điện tử. Hiện nay, số nhà cung cấp là doanh nghiệp Việt Nam đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng.Đại diện Samsung Việt Nam cũng cho biết, đến nay tổng cộng có 215 DN Việt Nam (bao gồm 25 DN cung ứng cấp 1 và 190 DN cấp 2) tham gia vào chuỗi cung ứng cho các nhà máy của Samsung tại Việt Nam. 215 doanh nghiệp này đang cung cấp phụ kiện cho 3 nhà máy Samsung tại Việt Nam là Samsung Electronics VN (SEV), Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) và tổ hợp Samsung tại Khu công nghệ cao TP.HCM. Dự kiến, tổng doanh nghiệp cấp 1 của Samsung sẽ tăng lên con số 29 trong năm 2017. Bên cạnh đó, Samsung Việt Nam cũng đạt bước tiến khả quan trong việc tăng tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm từ 35% năm 2014 lên 57% vào thời điểm hiện tại. Tuy số lượng nhà cung cấp tăng đáng kể như vậy, nhưng chỉ có duy nhất 3 đơn vị cung cấp thiết bị điện tử, và còn lại là nhà cung ứng cấp 2. Những nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 của hãng vẫn chủ yếu là sản xuất bao bì, đóng gói cho các dòng điện thoại hay máy tính bảng. Hiện nay, trong 5 nhà cung cấp sản phẩm bao bì cho Samsung, có Công ty In và Bao bì Goldsun và Công ty TNHH Bao bì Việt Hưng là doanh nghiệp Việt Nam. Việt Hưng, tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung ngay từ những ngày đầu. Từ nhà cung cấp bao bì chiếm tới 40% cho Samsung giờ đây Việt Hưng đang đầu tư thêm hàng trăm triệu USD để sản xuất các linh kiện khác như vỏ nhựa cho Samsung, bên cạnh Công ty An Lập chuyên cung cấp các vỏ nhựa cho Samsung. Khi trở thành nhà cung cấp cho Samsung, doanh thu của Việt Hưng tăng trưởng rất ấn tượng, đạt khoảng 2.000 tỷ đồng năm 2016, trong đó bán hàng cho Samsung chiếm một nửa. Goldsun doanh thu năm 2015 đạt 36 triệu USD, trong đó doanh thu từ Samsung chiếm 45%. Năm 2016, doanh thu từ Samsung tăng khoảng 30% so với năm 2015. Goldsun mỗi năm dành khoảng 10 triệu USD đầu tư trang thiết bị mới. Goldsun đang có một nhà máy sản xuất đồ gia dụng, chuyên sản xuất hàng kim loại xuất khẩu, nhưng để chuyển sang làm phụ trợ linh kiện điện tử cho Samsung đòi hỏi phải đầu tư lớn về công nghệ và trình độ quản lý. Theo Samsung Việt Nam, hàng năm tập đoàn thường tổ chức chương trình tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp Việt. Đây là chương trình khẳng định cam kết của Tập đoàn này nhằm đáp lại lời kêu gọi của Chính phủ Việt Nam trong việc gia tăng tỉ lệ nội địa hóa và sự hiện diện của doanh nghiệp Việt trong chuỗi cung ứng phụ kiện cho Samsung. Mới đây, Ban lãnh đạo Samsung Việt Nam đã thực hiện chuyến khảo sát 3 doanh nghiệp tham gia vào chương trình tư vấn cải tiến doanh nghiệp do các chuyên gia của Samsung Hàn Quốc thực hiện gồm Công ty Cổ phần sản xuất Điện tử Thành Long, Công ty Cổ phần Hanel xốp nhựa (Hanel Plastics) và công ty TNHH Cơ khí HTMP Việt Nam. Đợt đánh giá này nằm trong chương trình hỗ trợ chuyên gia tư vấn của Samsung kéo dài 12 tuần, nhằm tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng linh, phụ kiện cho Samsung bao gồm hoạt động trực tiếp tư vấn, làm việc cùng doanh nghiệp Việt nhằm cải tiến quy trình sản xuất và hoàn thiện các tiêu chuẩn trong việc cung ứng sản phẩm, linh kiện cho các nhà máy của Samsung tại Việt Nam. Kết quả, Công ty Cổ phần sản xuất Điện tử Thành Long (Bắc Ninh) hiện là thành nhà cung ứng cấp 2 của Khu Tổ hợp Samsung CE Complex (SEHC) tại TP.HCM. Không giống các nhà cung cấp khác chỉ làm được bao bì, vỏ hộp, xốp nhựa,... cho Samsung, Công ty Cổ phần sản xuất Điện tử Thành Long là doanh nghiệp Việt duy nhất trong hệ sinh thái các nhà cung ứng của Samsung tại Việt Nam, cung cấp bản mạch điện tử PCB thuộc nhóm những linh kiện phức tạp, có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao. Công ty có tỷ lệ hàng lỗi nội địa giảm 68,5%; tỷ lệ hoạt động của thiết bị tăng 23,8% và chi phí tồn kho giảm 28,6%. Cùng đó, tại Hanel Plastics (nhà cung ứng cấp 1 của Samsung Display Vietnam) năng suất của người lao động tăng 22%, số ngày tồn kho giảm 73% giúp giảm chi phí tồn kho từ 6,97 tỷ xuống còn 4,36 tỷ đồng. Công ty TNHH Cơ khí HTMP Việt Nam (nhà cung ứng cấp 1 của Samsung Điện cơ Việt Nam, chuyên sản xuất khuôn và ép nhựa) sau quá trình tư vấn đã giảm tỷ lệ lỗi tại các công đoạn sản xuất, đặc biệt là tại công đoạn in phủ bề mặt bằng nhiệt cho các sản phẩm nhựa tới 60%, tỷ lệ hoạt động của thiết bị cũng tăng 20% và chi phí tồn kho giảm 27%. 3.2. Công ty Samsung Công ty Samsung có nhiệm vụ khá quan trọng trong chuỗi cung ứng, sau khi nhập các linh kiện, phụ kiện sẽ tiến hành sản xuất ra các sản phẩm của công ty để đưa ra thị trường. Công ty Samsung Việt Nam sản xuất các phụ kiện, linh kiện để tự cung cấp cho mình sản xuất và cung cấp cho các doanh nghiệp khác như: cung cấp chip điện tử và màn hình cho Apple. Hiện nay Sam sung Việt Nam có 3 nhà máy sản xuất: Samsung Electronics VN (SEV) đặt tại khu công nghiệp Yên Phong Bắc Ninh, Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) và tổ hợp Samsung - Khu phức hợp Điện tử gia dụng Samsung (SEHC) tại Khu công nghệ cao TP.HCM. Đây là ba địa điểm sản xuất điện tử công nghệ cao, là nhà đầu tư nước ngoài thành công và liên tục trong nhiều năm dẫn đầu về tivi và điện thoại thông minh có màn hình cảm ứng. Trong đó SEV và SEVT đều sản xuất và lắp ráp điện thoại di động, máy tính bảng và linh kiện điện thoại, chủ yếu dùng cho xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Theo số liệu 2015, các nhà máy Samsung tại Việt Nam hiện cung cấp 30% tổng sản lượng điện thoại Samsung bán ra trên toàn cầu. SEV xây dựng tại KCN Yên Phong Khu tổ hợp công nghệ Samsung tự hào là nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới và duy nhất trên thế giới có dây chuyền sản xuất điện thoại khép kín. Năng lực sản xuất của nhà máy bình quân mỗi tháng đạt: 8,3 triệu chiếc điện thoại di động; 5,5 triệu chiếc camera; 6 triệu mobile phone case; 600 ngìn máy hút bụi; 5 triệu LCD; 17 triệu pin điện thoại…. 3.3. Nhà phân phối Hiện nay Sam sung sử dụng kết hợp cả phân phối trung gian và phân phối trực tiếp đến khách hàng cuối cùng. Trên thị trường Việt Nam hiện tại có các nhà phân phối chính thức đó là Công ty cổ phần Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí (PSD), Công ty Cổ Phần Công nghệ Elite. Trước đây còn có Viettel, tập đoàn Phú Thái và FPT cũng là nhà phân phối chính thức của Samsung. Nhưng từ ngày 25/12/2009 thì FPT Mobile không còn là nhà phân phối điện thoại của di động của Samsung và sau đó Samsung cũng đã “chia tay” Viettel và tập đoàn Phú Thái để tập trung phát triển các kênh phân phối ở tỉnh nhỏ và các đại lý lớn trực tiếp như Thế giới di động… Vào ngày 7/6/2016 tại khách sạn Caravelle Saigon và ngày 14/6/2016 tại khách sạn Novotel Hà Nội, trong sự kiện “Hội nghị đối tác kinh doanh chiến lược “Moving Forward 2016”, Samsung Việt Nam đã chính thức giới thiệu Công ty Cổ phần Công nghệ Elite là Nhà Phân Phối sản phẩm màn hình chuyên dụng dành cho khúc thị trường dự án. Qua đó, Elite và Samsung mong muốn mang đến các giải pháp toàn diện cho các ngành: Giáo Dục, Y Tế, Tài Chính, Giao Thông Vận Tải, Giải Trí, Du Lịch Khách Sạn. Công ty Cổ Phần Công nghệ Elite được Công ty Samsung Electronic Việt Nam chỉ định trở thành Nhà Phân Phối các sản phẩm dành cho khúc thị trường B2B cũng như phân phối dự án các sản phẩm của Samsung tại thị trường Việt Nam, trong đó bao gồm sản phẩm Điện thoại di động nhờ vào bề dày 20 năm kinh nghiệm trưởng thành và phát triển vững mạnh trong lĩnh vực phân phối thiết bị công nghệ của các hãng điện tử hàng đầu thế giới tại thị trường Việt Nam như HP, Intel, Microsoft, Fujitsu, Autodesk, Adobe, Oracle,… và mạng lưới 6 chi nhánh trải dài đất nước (Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ và trụ sở chính tại Hồ Chí Minh). Từ giữa năm 2012, PSD chính thức là nhà phân phối của Samsung tại Việt Nam, thực hiện phân phối điện thoại di động và máy tính bảng. Theo đó, Samsung sẽ trao cho Petrosetco phân phối điện thoại ở nhóm vùng, khu vực mà hãng này còn yếu hiện nay. Samsung vẫn giữ lại việc phân phối điện thoại cho các hệ thống đại lý lớn và các siêu thị lớn. Dịch vụ phân phân phối của PSD bao gồm 3 mảng chính: dịch vụ về logicstic (kho bãi, vận chuyển), kinh doanh và bán hàng, dịch vụ tài chính.Hiện tại, PSD đang hoạt động 11 chi nhánh trên toàn quốc, là công ty duy nhất có hệ thống phân phối đảm bảo được tính bao phủ, có tiềm lực về tài chính và hệ thống kho bãi tốt. Sau khi sản phẩm có mặt tại các nhà phân phối chính thức của tập đoàn Samsung, nó sẽ nhanh chóng được phân phối đến toàn quốc thông qua các đại lý, của hàng bán lẻ điện thọai di động trên toàn quốc. Với cách phân phối thông qua các nhà phân phối chính thức giúp Samsung phát triển thêm mạng lưới, tiếp cận được nhiều vùng địa phương và tiết kiệm được một số chi phí (chi phí thuê mặt bằng, chi phí vận chuyển, điện, nước….), đem lại hiệu quả kinh doanh. Mặt khác thông qua hình thức này thì Samsung dễ dàng kiểm soát được hệ thống phân phối của mình hơn việc phân phối đến các nhà bán lẻ hoặc bán hàg trực tiếp thông qua lực lượng bán hàng của công ty không qua trung gian phân phối. 3.4. Bán lẻ Các sản phẩm điện thọai của công ty Sam sung hiện được bán ở hầu hết các siêu thị điện máy, các cửa hàng bán lẻ điện thọai, các thiết bị điện tử, văn phòng… Các nhà bán lẻ là kênh phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dung. Họ trực tiếp tiếp xúc và phục vụ khách hàng, vì vậy họ hiểu rất rõ nhu cầu và sở thích của từng đối tượng khách hàng. Khai thác thông tin từ các nhà bán lẻ là rất hữu ích đối với Samsung trong việc phân phối cũng như định lượng sản xuất. Các nhà bán lẻ sẽ thực hiện các chương trình marketing và các hoạt động xúc tiến thương mại, truyền thông để thu hút khách hàng cũng như kích cầu. Về hệ thống bán lẻ điện thoại di động trên toàn quốc có thể kể đến những cái tên đình đám như: Thế Giới Di Động, Viễn Thông A, Viettel store, FPT shop….Tại đây khách hàng có thể mua bất cứ sản phẩm điện thọai nào của Samsung. Ngoài ra trên thị trường còn mạng lưới các cửa hàng kinh doanh điện thọai, siêu thị điện máy khá dày đặc cung cấp sản phẩm điện thọai cũng như các linh kiện đi kèm cho khách hàng. Một số siêu thị như Topcare, Trần anh, Pico, Media Mart, Nguyễn Kim… Tại thị trường Hà Nội, Tp.HCM thì mạng lưới các siêu thị điện máy phân bố khắp các quận.Tính riêng tại Hà Nội đã có đến 98 đại lý bán lẻ lớn phân phối sản phẩm điện thoại Samsung.Bên cạnh đó còn có hệ thống các cửa hàng kinh doanh vừa cho đến kinh doanh nhỏ lẻ dày đặc cũng phân phối sản phẩm của Samsung.Các sản phẩm của Samsung được bày bán tại siêu thị ở các địa phương như BigC.Các tỉnh thì mạng lưới các cửa hàng bán lẻ điện thọai cũng dày đặc, khách hàng cũng dễ dàng để mua được sản phẩm của Samsung. Ví dụ tại Hà Nội có cửa hàng Nhật Cường, Hoàng Hà…Với hệ thống bán lẻ như trên các sản phẩm của Samsung dễ dàng đến được tay người tiêu dung, tiếp cận và phục vụ khách hàng tối ưu nhất, đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty. Samsung đã từng có những showroom Samsung chỉ phân phối sản phẩm của hãng. Tuy nhiên do việc kinh doanh không hiệu quả nên hiện giờ Samsung tập trung phân phối điện thoại tới các nhà bán lẻ, siêu thị điện máy . Đồng thời mở them nhưngx cửa hàng trải nghiệm điện thoại.Cửa hàng Samsung Experience Store (SES) đã chính thức khai trương tại tầng trệt Bitexco Tower. Đây là cửa hàng trải nghiệm và mua sắm theo tiêu chuẩn toàn cầu do tập đoàn Samsung và công ty Mai Nguyên hợp tác. Tại đây các bạn sẽ được trải nghiệm các sản phẩm mới của Samsung cũng như các phụ kiện, thiết bị công nghệ, đồng hồ,... chính hang. 4, Phương thức quản lý nguồn cung Chiến lược mà SamSung theo đuổi trong thời gian qua là cải tiến và cho ra đời các sản phẩm mới liên tục, luôn bắt kịp, tấn công trực diện các đối thủ cạnh tranh trên mọi phân khúc thị trường và dùng nguồn nhân lực của mình để nâng cao giá trị thương hiệu. Hầu hết các nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện cho SamSung việt nam đều là ở nước ngoài hoặc là các doanh nghiệp nước ngoài đi theo SamSung vsof Việt Nsm. Chính vì vậy, SamSung đã tự sản xuất ra các linh kiện chính cho việc sản xuất của mình và cung cấp cho những nhà máy khác như Nokia, Motorola. Để mang tới cho người tiêu dùng các sảm phẩm hoàn thiện nhất, Samsung đã tạo ra cho mình những yêu cầu rất nghiệm ngặt đối với tất cả các nhà cung cấp của họ: * Dây chuyền cung ứng có trách nhiệm với tuổi thọ của sản phẩm Samsung tự hào khi có các nguyên tắc vững chắc và các hướng dẫn rõ ràng để bảo vệ môi trường đồng thời cũng thường xuyên đánh giá các đối tác cung ứng nguyên liệu thô sơ về sự an toàn nơi làm việc và các biện pháp bảo vệ môi trường của họ. * Tuân thủ giới hạn hàm lượng hóa chất độc hại Các sản phẩm ủa ngành điện tử Samsung quản lý nghiêm ngặt việc sử dụng hóa chất chuyên dụng trong từng hệ thống nhà cung cấp, tránh gây ảnh hưởng đến môi trường. Các sản phẩm của Samsung đều tuân thủ theo Chứng Nhận Thân Thiện Môi Trường RoHS (30/2011/TT/-BCT) Các đối tác phải được chứng nhận tuân thủ Eco-Partner (Chứng nhận quản lý các nguyên tố hóa chất độc hại) cho môi trường mới đạt điều kiện tiến hành kinh doanh với Samsung. Bên cạnh đó, họ còn hỗ trợ nhà cung cáp các chương trình huấn luyện trong quản lý hóa chất và cập nhật các qui định liên quan để đảm bảo các đối tác cũng tuân thủ 1 cách nghiêm ngặt - Kỹ năng thương lượng SỰ CỞI MỞ Samsung và các nhà cung cấp sẽ hợp tác để tạo ra hiệu suất cao nhất nhắm đến mục tiêu trở thành công ty hàng đầu thế giới trên cơ sở lí tưởng 2 bên cùng có lợi cùng tồn tại và phát triển. - Phân loại nhà cung cấp: HAI BÊN CÙNG CÓ LỢI S lên kế hoạch BẰẰNG Samsung - khiỰ CÔNG tìm kiếm các nhà cung cấp nội địa - đã công bố một cụm bao gồm 8 chữ cái (T.Q.R.D.C.E.F.L), mà trong đó chứa đựng tất cả các tiêu chuẩn quan trọng nhất mà Samsung đặt ra với các nhà cung cấp, bao gồm cả Việt Nam lẫn nước ngoài. Đó là các tiêu chuẩn liên quan đến công nghệ, chất lượng, trách nhiệm, giá cả, giao hàng, môi trường, tài chính và luật pháp… Các tiêu chuẩn khắt khe này khiến không ít doanh nghiệp Việt Nam cho rằng họ không thể đáp ứng được.Nhưng rõ ràng, dù tiêu chuẩn khắt khe, vẫn có những doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được. Hiện tại, ngoài Thăng Long và Việt Hưng, còn có 39 doanh nghiệp Việt Nam khác đang hợp tác với Samsung. An Phú Việt và Chiến Thắng là hai đối tác tiềm năng. Danh sách này chắc chắn sẽ còn dài hơn nữa, nhất là khi Samsung không chỉ chủ động tìm kiếm mà còn sẵn sàng hỗ trợ các đối tác tiềm năng trong thực hiện quy trình sản xuất tiên tiến, hiện đại. Samsung sản xuất theo nhu cầu phát triển của công nghệ, năm 2015 Samsung ViệtNam đã xuất khẩu được 38 tỷ đô la Mỹ. Vì vậy Samsung rất cần doanh nghiệp phụ trợ tại đia phương cung cấp sản phẩn phụ trợ cho Samsung.Để doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng, Samsung đã sẽ có chương trình dẫn dắt rất cụ thể. Chính sách tìm kiếm và đánh giá của Samsung sẽ thông qua tiêu chuẩn thành lập doanh nghiệp, hội thảo để tìm kiếm đối tác, đánh giá và phân loại. Họ giao dịch với đối tác có năng lực, điều này được chọn trên cơ sở hợp tác cụ thể của quy trình tìm kiếm doanh nghiệp phụ trợ.Samsung đưa ra 4 tiêu chuẩn cơ bản là nhân tố của doanh nghiệp phải phù hợp, có khả năng đáp ứng cung cấp sản phẩm phụ trợ cho Samsung. Ngoài ra còn 3 yếu tố khác như: doanh nghiệp phải đạt chuẩn về môi trường sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, không phạm Luật -nếu trong quá trình hợp tác doanh nghiệp bị phạm Luật, họ sẽ ngưng hợp tác. 5. Thu hồi sản phẩm a. Lý do thu hồi Kể từ khi vào thị trường Việt Nam đến nay, Samsung đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau, phục vụ các tập khách hàng khác nhau. Trong cuộc chạy đua công nghệ với các hãng điện thoại nổi tiếng khác trên thế giới, Samsung đã không ngừng nghiên cứ và phát triển sản phẩm mới với các tính năng hiện đại, hướng đến những khách hàng có thu nhập cao. Điển hình như dòng điện thoại Galaxy Note 7 ra mắt vào năm 2016. Sản phẩm này của công ty được công chúng đón nhận khá nhiệt tình và nhận được nhiều phản hồi tốt tuy nhiên một sự cố nổ pin của chính chiếc điện thoại này đã khiến cho Samsung gặp rất nhiều khó khăn. Samsung Galaxy Note 7 ra mắt vào tháng 8/2016, chỉ một tháng sau đó Samsung phải thu hồi khoảng 2,5 triệu thiết bị sau khi có những khiếu nại về máy quá nóng và pin phát nổ. Nguyên nhân pin phát nổ được công ty công bố là do pin được làm tại hai nhà sản xuất khác nhau, chúng bị lỗi thiết kế nên có kích cỡ lớn, không vừa với điện thoại, cũng như vật liệu cách điện không đủ trong pin. Khi xảy ra sự cố, công ty đã buộc phải thu hồi các sản phẩm đã bán ra thị trường để khắc phục lỗi. Khách hàng khi mang sản phẩm đến sẽ được đổi lấy một chiếc điện thoại khác. Hãng cũng khẳng định rằng tất cả các máy được đổi đều an toàn. Tuy nhiên, có ghi nhận rằng những điện thoại được đổi cũng gặp sự cố. Theo ước tính, chỉ riêng tại thị trường Mỹ, đã có khoảng 1 triệu thiết bị được thu hồi. Dù các vụ cháy nổ này chỉ xảy ra với vài thiết bị nhưng Samsung vẫn quyết định đề ra chính sách thu hồi rất tốn kém này để phòng ngừa tối đa nguy cơ cho khách hàng. b. Quy trình thu hồi Để đảm bảo thu hồi toàn bộ các sản phẩm lỗi, Samsung có các tổng đài chăm sóc khách hàng. Người sử dụng có thể gọi điện đến các trung tâm này, nhân viên Samsung sẽ tiếp nhận yêu cầu và giải thích quy trình đổi trả Samsung Galaxy Note 7 tới khách hàng. Sau khi yêu cầu được xác nhận, các đơn vị phân phối điện thoại sẽ liên hệ với khách hàng đã mua Note 7 để thu hồi thiết bị. Ngoài các trung tâm chăm sóc khách hàng, hãng còn đưa ra các chính sách đổi trả hấp dẫn. Như Tại Mỹ, Samsung cho phép đổi Galaxy Note 7 lấy máy mới hoặc đổi sang Samsung S7 Edge cùng các thay thế với phụ kiện. Cùng với việc đổi mới, Samsung cũng gửi một khoản bồi thường qua thẻ tín dụng hoặc phiếu quà tặng trị giá 25 USD đến khách hàng. Tuy có các chính sách thu hồi khá hấp dẫn nhưng công ty vẫn không thể thu lại hoàn toàn các sản phẩm lỗi. c. Cách khắc phục Samsung đã đưa ra chương trình đổi trả. AT&T - hãng viễn thông lớn của Mỹ, khuyến khích khách hàng Note 7 đổi sang dòng sản phẩm khác. Nhà mạng T-Mobile cũng chính thức thông báo ngừng bán Samsung Galaxy Note 7. Hãng kêu gọi khách hàng ngừng sử dụng thiết bị, không sạc pin. Người mua Samsung Galaxy Note 7 có thể mang điện thoại cùng các phụ kiện đến hãng để đổi thiết bị khác hoặc được hoàn lại tiền. Để bù đắp một phàn chi phí liên quan tới việc trao đổi máy, T-Mobile bồi thường cho mỗi khách hàng 25 USD. Tại Mỹ, khách hàng có thể đổi Galaxy Note 7 sang Samsung S7 Edge cùng các thay thế với phụ kiện hoặc đổi sang smartphone Samsung khác. Số tiền chênh lệch giữa hai thiết bị sẽ được Samsung hoàn trả đầy đủ. Thậm chí, với những người trả Galaxy Note 7 để nhận lại tiền hoặc mua sản phẩm khác không phải của Samsung cũng nhận được 25 USD. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Samsung phải dừng chương trình đổi trả và ra quyết định thu hồi toàn bộ sản phẩm, đồng thời đưa ra chính sách đền bù khá hấp dẫn cho khách hàng bằng cách giảm giá khi mua siêu phẩm sắp ra mắt của Samsung là Galaxy S8 Samsung đã phải tuyên bố ngừng sản xuất, tiến hành thu hồi phablet này trên phạm vi toàn cầu và đền bù thiệt hại cho khách hàng. Vụ bê bối này của Samsung không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của Samsung, đến khách hàng mà nó còn ảnh hưởng đến các đối tác cung cấp linh kiện cho hãng. Cụ thể: Samsung sẽ thanh toán đầy đủ các lô linh kiện đã hoàn thiện và hỗ trợ chi phí cho những lô hàng chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó, hãng cũng sẵn sàng thanh toán toàn bộ kinh phí mua nguyên vật liệu cho các đối tác sản xuất linh kiện của Galaxy Note 7. Mặc dù có những chương trình đền bù hấp dẫn tuy nhiên việc hỗ trợ khách hàng giải quyết hậu quả do sản phẩm lỗi gây ra tuy nhiên đó chỉ là một phần của câu chuyện, một góc độ khác, Samsung lại gặp không ít những phản hồi không tích cực từ khách hàng. Khi xảy ra sự cố, các trung tâm hỗ trợ khách hàng của hãng đã hoạt động tối đa để khắc phục tuy nhiên vẫn không đem lại kết quả như khách hàng mong muốn.Theo The Guardian, một số trường hợp Galaxy Note 7 phát nổ đã làm hư hỏng cả đồ nội thất, thảm, rèm cửa hay thậm chí là một phần ngôi nhà của người dùng. Tuy nhiên, Samsung đã từ chối trả tiền cho những thiệt hại này theo mức yêu cầu của người dùng. Điển hình như vụ việc xảy ra với một khách hàng tại Mỹ. John Barwick tới từ thành phố Marion, bang Illinois cho biết chiếc Galaxy Note 7 của vợ anh ta đã phát nổ trên giường. Mặc dù đã nhanh tay ném chiếc Galaxy Note 7 đang bốc cháy ra khỏi giường nhưng vụ việc vẫn khiến anh Barwick và vợ phải chịu thiệt hại khoảng 9000 USD do phải thay thế toàn bộ giường, nệm, rèn cửa, thảm cũng như một phần của sàn gỗ. Anh Barwick đã gọi cho Samsung khoảng 45 phút sau khi vụ việc diễn ra và nhân viên cho biết sẽ liên lạc lại sau 24 giờ. Tuy nhiên, sau đó Barwick không nhận được bất cứ cuộc gọi nào nên anh phải gọi lại và gửi những hình ảnh của chiếc Galaxy Note 7 bị phát nổ tới Samsung Cuối cùng, Barwick đã nhận được một cuộc gọi từ Samsung và được giới thiệu tới công ty con chuyên về bảo hiểm của hãng là Samsung Fire&Marine. Tuy nhiên, Samsung Fire&Marine đã từ chối chi trả toàn bộ số tiền 9000 USD như yêu cầu của Barwick và chỉ đồng ý trả số tiền sau khi đã trừ khấu hao sử dụng. Một trường hợp khác là Wesley Hartzog, tới từ bang Nam Carolina, chiếc Galaxy Note 7 phát nổ khiến cho ngôi nhà của anh không thể ở được nữa. Anh và hai con gái, 11 và 14 tuổi, đã buộc phải chuyển ra khách sạn và nhà người quen để ở vì ngôi nhà cần được giao cho đội điều tra xử lí. Anh đã liên lạc với đội hỗ trợ của Samsung, một nhân viên của hãng lúc đầu đã hứa sẽ trả chi phí khách sạn và bữa ăn cho anh trong thời gian quá trình điều tra diễn ra. Tuy nhiên, một vài ngày sau, công ty bảo hiểm Samsung Fire&Marine đã gọi điện và cho rằng họ sẽ không trả những chi phí đó. Điều này khiến cho Hartzog cảm thấy không hài lòng vì cách làm thiếu chuyên nghiệp của Samsung.Phải đến một tháng sau sự việc, mất một thời gian khá dài thương lượng với Samsung hãng mới đồng ý trả tiền cho một chỗ ở tạm thời cho gia đình anh. Ngay tại Hàn Quốc, thời điểm đó có khoảng 527 người đã nộp đơn kiện Samsung, yêu cầu hãng đền bù cho thời gian và tiền bạc khi sửa chữa Galaxy Note 7, đồng thời bù đắp "cú sốc tâm lý" bởi phải mang theo một thiết bị có nguy cơ cháy nổ bất cứ lúc nào. Khi sự việc vẫn còn là tâm điểm của sự chú ý, nhiều khảo sát được tiến hành đã chỉ ra rằng có tỷ lệ không nhỏ người dùng từ bỏ Samsung sau sự cố Galaxy Note 7. Kết quả khảo sát mà trang công nghệ BGR tiến hành với 1.020 người dùng đang sử dụng điện thoại Samsung tại Mỹ cho thấy 40% người dùng sản phẩm Samsung khẳng định không mua thêm thiết bị của thương hiệu này trong thời gian tới. Thậm chí, nhiều người còn khẳng định không mua điện thoại thuộc dòng Galaxy, thậm chí sẽ “cạch mặt” Samsung. Có thể thấy, scandal này đã tiêu tốn của Samsung rất nhiều tiền của. Hãng không những phải đền bù khách hàng và các nhà cung cấp linh kiện, mà hình ảnh của Samsung cũng bị ảnh hưởng theo. 6. Đánh giá chuỗi cung ứng 6.1. Thành công • Phù hợp với chiến lược kinh doanh Chiến lược chuỗi cung ứng phải hỗ trợ một cách trực tiếp và dẫn dắt chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh bắt đầu với sứ mệnh và viễn cảnh công ty. Sứ mệnh của công ty Samsung: trở thành công ty kỹ thuật số Digital – ℇCompany tốt nhất. Với sứ mệnh đó, chiến lược kinh doanh của công ty luôn luôn xoay quanh vấn đề đổi mới công nghệ, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ để tạo ra những sản phẩm khác biệt. Với chiến lược kinh doanh dựa trên khối cạnh tranh cải tiến vượt trội này, đòi hỏi đối với chuỗi cung ứng là tung sản phẩm mới ra thị trường thật nhanh, chỉ có như vậy mới có thể tăng doanh thu và lợi nhuận – gặt hái được nhiều hơn lợi ích của người đi đầu. Tích hợp chuỗi cung ứng là quan trọng đối với công ty khi lấy sự cải tiến làm nền tảng cạnh tranh. Việc chuyển từ khâu phát triển sản phẩm đến khâu sản xuất ra số lượng sản phẩm theo mức chất lượng mục tiêu đòi hỏi việc quản lý hiệu lực các quy trình, các tài sản, sản phẩm và thông tin. Tích hợp chuỗi cung ứng phải đảm bảo rằng: khi nhu cầu quay, toàn bộ chuỗi cung ứng đã sẵn sàng nghĩa là các nhà cung ứng có thể đáp ứng nhu cầu của công ty, hệ thống quản trị đơn hàng hỗ trợ thông tin về sản phẩm mới, các kênh bán hàng và nhân viên dịch vụ được đào tạo. Ở Samsung, mối quan hệ của công ty vơi đối tác luôn luôn tốt đẹp nên chuỗi cung ứng của công ty được đánh giá là phù hợp với chiến lược kinh doanh dựa trên khối cạnh tranh cải tiến vượt trội.Đặc biệt, công ty có mối quan hệ rất tốt với các nhà cung cấp phía sau và các nhà phân phối chính thức ở phía trước nên chuỗi cung ứng của công ty hoàn toàn phù hợp với chiến lược kinh doanh. • Phù hợp với nhu cầu khách hàng Đối với bất kì một công ty nào thì nhu cầu của khách hàng luôn là vấn đề quan trọng.Tiếng nói của khách hàng có thể giúp lột tả và chuyển nhu cầu khách hàng thành những yêu cầu về sản phẩm mới và dịch vụ mới, điều này tạp đòn bẩy cho chuỗi cung ứng hiện tại của công ty. Chuỗi cung ứng của công ty Samsung là một chuỗi cung ứng đạt được tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu của khách hàng vì với mối quan hệ tốt với các đối tác và chiến lược kinh doanh dựa trên khối lợi thế cạnh tranh cải tiến vượt trội, Samsung có thể đem đến cho khách hàng của mình những sản phẩm mới nhất với thời gian nhanh nhất có thể. Điều này có thể thấy rằng việc Samsung tập trung nghiên cứu và phát triển các version của hệ điều hành Adroid cho điện thoại. • Phù hợp với vị thế Giá trị, chất lượng và dịch vụ hoàn hảo là những yếu tố quan trọng trong giá trị thương hiệu của Samsung. Hiện tập đoàn Samsung có 7 nhà máy sản xuất điện thoại trên thế giới, trong đó có 3 cơ sở ở Trung Quốc, 1 tại Ấn Độ, 1 tại Brazil, 1 tại Hàn Quốc và 1 tại Việt Nam. Tuy nhiên, 2 nhà máy tại Việt Nam và Hàn Quốc là có quy mô lớn nhất. Các sản phẩm điện thoại của Samsung không chỉ phục vụ thị trường nội địa mà còn dành cho xuất khẩu với số lượng lớn sang các thị trường như khu vực Đông Nam Á, Trung Đông. Trong số các thị trường nước ngoài của SEV, châu Âu dẫn đầu với 42,2% tổng lượng hàng xuất khẩu, tiếp đó là cộng đồng các quốc gia độc lập với 19,5%, Trung Đông 14,1%, Đông Nam Á 10,6% và Tây Nam Á 9,6%. SEV cho biết trong quý I/2016, giá trị xuất khẩu điện thoại của công ty đạt 780 triệu USD, quý II là 944 triệu USD, quý III là 1,276 tỷ USD và quý IV là 1,340 tỷ USD. Va f theo ông Shim Won Hwan, Tổng giám đốc khu tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết, tập đoàn Samsung muốn đưa SEV lên thành nhà máy sản xuất điện thoại di động hàng đầu của hãng trên toàn cầu và là một trong những nhà máy chủ lực cung cấp điện thoại cho thế giới của Samsung. • Tính thích nghi Cuộc khủng hoảng kinh tế tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp, tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.Để có thể tồn tại và phát triển được buộc các doanh nghiệp phải có những sự thay đổi để thích nghi với thị trường. Samsung đã tạo ra những bước tiến và đổi mới như ứng dụng CNTT làm cho chuỗi cung ứng của mình hoạt động một cách hiệu quả. Cụ thể hóa 2 từ “thay đổi” trong kế hoạch của Samsung là hàng loạt hành động chiến lược sau: - Đầu tư nghiên cứu công nghệ cốt lõi để tăng tính cạnh tranh trong dài hạn; Là công ty đầu tiên đưa các sản phẩm sáng tạo ra thị trường; Liên tục đổi mới dây chuyền cung ứng và cơ chế ra quyết định; Điều chỉnh nhanh; Đưa chất lượng lên hàng đầu. Yếu tố chiều sâu tạo nên thành công của Samsung là công tác nghiên cứu và phát triển. Không một công ty công nghệ nào, kể cả Intel, Microsoft hay Sony đầu tư nhiều vào nghiên cứu như Samsung. 6.2. Thách thức Samsung có chuỗi cung ứng hoạt động rất hiệu quả nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số thách thức. a. Bên trong Samsung chưa tự chủ được nguồn cung các linh kiện, phụ kiện, vật liệu cho mình, chủ yếu phải nhập của nước ngoài.Điều này khiến cho Samsung bị chi phối bởi các nhà cung cấp nước ngoài và giá thành sản phẩm cao hơn. Mạng lưới nhà phân phối của Samsung còn ít, trên toàn quốc hiện tại chỉ có hai nhà phân phối chính thức. b. Bên ngoài Hiện tại đối thủ lớn nhất của Samsung là Apple.Samsung có lợi thế tốt hơn Apple về phân khúc điện thoại tầm trung và cận cao cấp.Tuy nhiên, ở phân khúc cao cấp Samsung vẫn chưa phải là nhãn hiệu số một, vẫn phải chia sẻ thị trường với đối thủ Apple. KẾT LUẬN Tập đoàn Samsung, trong nhiều năm qua luôn duy trì là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam mong muốn Tập đoàn tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam, không chỉ trong lĩnh vực điện tử mà cả các lĩnh vực khác Samsung có thế mạnh. Đề nghị Tập đoàn tiếp tục hỗ trợ thiết thực về đào tạo và chuyển giao công nghệ, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ phụ trợ của Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội hợp tác, tham gia cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện cho các dự án của Samsung. Việt nam cũng mong Samsung sớm triển khai dự án Trung tâm nghiên cứu và phát triển Samsung theo đúng tiến độ. Và bản thân Tập đoàn SamSung cũng rất chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu phát triển, quan tâm đào tạo cán bộ, kỹ sư Việt Nam.Hiện nay, Samsung đã đưa nhiều kỹ sư Việt Nam sang Hàn Quốc nâng cao tay nghề. Samsung cũng đã tăng số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất với 29 doanh nghiệp cung ứng cấp 1 vào cuối năm nay. Sau 3 năm nữa, con số này sẽ tăng lên 50 doanh nghiệp.Qua 10 năm đầu tư vào Việt Nam, đến nay, tổng vốn đầu tư của Samsung đã lên tới 17 tỷ USD. Samsung dự kiến sẽ xuất khẩu hơn 50 tỷ USD sản phẩm trong năm 2017, chiếm trên 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hai nhà máy đặt tại Việt Nam có quy mô lớn nhất, hiện đại nhất của Samsung. Và thông tin mới nhất tới thời điểm này thì SamSung sẽ hỗ trợ 3 doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung đó làCông ty TNHH sản xuất thương mại - in Minh Mẫn, Công ty TNHH Thiết kế chế tạo Nhật Minh và Công ty Vinavit để các doanh nghiệp này nâng cao năng lực cạnh tranh và có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan