Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chứng minh trong thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh tại tòa án...

Tài liệu Chứng minh trong thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh tại tòa án

.PDF
105
349
55

Mô tả:

§¹i häc quèc gia hµ néi Khoa luËt NguyÔn ThÞ Ph-¬ng Thñy Chøng minh trong thñ tôc gi¶i quyÕt tranh chÊp kinh doanh t¹i tßa ¸n luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc hµ néi – N¨m 2006 §¹i häc quèc gia hµ néi Khoa luËt NguyÔn ThÞ ph-¬ng thñy Chøng minh trong thñ tôc gi¶i quyÕt tranh chÊp kinh doanh t¹i tßa ¸n chuyªn ngµnh : LuËt M· sè Kinh tÕ : 6.01.05 luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. Phan chÝ hiÕu hµ néi – n¨m 2006 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG MINH TRONG THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH TẠI TÒA ÁN ................................... 7 1.1. Chứng minh và vai trò của nó đối với việc giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Toà án ............................................................................ 7 1.1.1. Khái niệm chứng minh ............................................................. 7 1.1.2. Vai trò của chứng minh trong thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh ......................................................................................... 15 1.2. Các nội dung cấu thành của quá trình chứng minh ......................... 17 1.2.1. Nghĩa vụ chứng minh của đương sự ......................................... 17 1.2.2. Chứng cứ, nguồn chứng cứ, đối tượng chứng minh và phương tiện chứng minh trong tranh chấp kinh doanh ................................... 22 1.3. Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài về chứng minh trong thủ tục tố tụng dân sự .................................................................................. 29 1.3.1. Pháp luật các nước theo truyền thống tố tụng tranh tụng ......... 29 1.3.2. Pháp luật các nước theo truyền thống tố tụng xét hỏi ............... Chương 2 - chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành.......... 35 38 2.1. Nguyên tắc nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự ..................... 38 2.1.1. Cơ sở của nguyên tắc nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự 38 2.1.2. Các biểu hiện của nguyên tắc nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự ........................................................................................... 41 2.1.3. Hậu quả của việc đương sự không thực hiện nghĩa vụ chứng 52 minh .................................................................................................. 2.2. Cơ chế bảo đảm cho đương sự thực hiện nghĩa vụ chứng minh ...... 2.2.1. Cơ chế bảo đảm cho đương sự thực hiện nghĩa vụ chứng minh trong hoạt động thu thập, cung cấp chứng cứ ..................................... 54 54 2.2.2. Pháp luật bảo đảm cơ chế khiếu nại của đương sự về việc thu thập chứng cứ của Toà án. ................................................................ 60 2.3. Việc đánh giá và sử dụng chứng cứ của Toà án .............................. 61 Chương 3 - thực tiễn chứng minh trong thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh và một số kiến nghị nhằm thực thi hiệu quả các quy định về chứng minh ........................ 68 3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về chứng minh trong giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Toà án ............. 68 3.2. Một số kiến nghị nhằm thực thi hiệu quả các quy định về chứng minh trong thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Tòa án .............................................................................................. 75 3.2.1. Thực hiện triệt để nguyên tắc nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự ............................................................................................ 75 3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm cho đương sự thực hiện nghĩa vụ chứng minh ................................................................. 77 3.2.3. Xây dựng cơ chế minh bạch hoá trong hoạt động của Toà án... 82 3.2.4. Phát triển các loại hình dịch vụ từ phía Nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh ....... 83 3.2.5. Nâng cao năng lực của Toà án trong việc đánh giá, sử dụng chứng cứ ............................................................................................ 85 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................… ... 91 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hoạt động xét xử của Toà án, chứng minh là một yêu cầu quan trọng, gắn liền với quá trình xác định sự thật khách quan của vụ án. Quá trình này được biểu hiện ra bên ngoài thông qua các hoạt động chứng minh, trong đó toàn bộ chứng cứ, tài liệu và các tình tiết khác nhau về vụ kiện đều được xem xét, đánh giá công khai, khách quan và toàn diện, qua đó, làm sáng tỏ các nội dung của vụ kiện, là cơ sở để Toà án đưa ra phán quyết có căn cứ và đúng pháp luật, góp phần bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Xuất phát từ tính chất của các quan hệ pháp luật nội dung nên với mỗi hình thức tố tụng, trách nhiệm chứng minh trong thủ tục giải quyết các vụ án tại Tòa án là khác nhau. Do đó, việc xác định các nội dung cấu thành của quá trình chứng minh như: Nghĩa vụ chứng minh thuộc về chủ thể nào của quan hệ pháp luật tố tụng, vị trí và vai trò của họ thể hiện ra sao đối với hoạt động cung cấp, thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ, các cơ chế pháp lý cần thiết để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chứng minh đạt hiệu quả... có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định tới chất lượng của hoạt động chứng minh cũng như tính đúng đắn của bản án. Nếu như trong tố tụng hình sự, việc chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng thì tố tụng dân sự có đặc trưng là trách nhiệm chứng minh thuộc về các đương sự. Hoạt động xét xử các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại phát sinh trên cơ sở có sự tranh chấp quan hệ pháp luật nội dung giữa các bên có lợi ích tư đối lập nhau nhưng bình đẳng về địa vị pháp lý mà trong đó mỗi bên đương sự có nghĩa vụ chứng minh 1 những tình tiết mà mình đã viện dẫn, làm cơ sở cho những yêu cầu của mình, hay nói một cách giản đơn hơn là: “Ai khẳng định một sự việc gì phải chứng minh cho sự việc ấy”. Do vậy, quá trình chứng minh trong thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh gắn liền với việc các đương sự thực hiện nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ, tài liệu cho Toà án để chứng tỏ cho Toà án và những người tham gia tố tụng khác thấy được sự đúng đắn trong yêu cầu của mình. Vì vậy, có thể nói chứng minh đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm ra sự thật khách quan của quan hệ pháp luật mà từ đó phát sinh tranh chấp, đồng thời xác định đúng các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên theo quy định của pháp luật. Trong xu thế hội nhập hiện nay, các tranh chấp kinh doanh ở nước ta ngày càng gia tăng về số lượng, phức tạp về nội dung. Thực tế cho thấy, hàng năm Toà án nhân dân đã giải quyết số vụ án kinh doanh không nhỏ, đã và đang thực sự góp phần vào việc ổn định môi trường kinh doanh, tạo sự tin tưởng cho các chủ thể kinh doanh vào Toà án – vốn được coi là chỗ dựa của doanh nhân khi tìm đến công lý. BLTTDS năm 2004 của nước ta được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2005 với việc quy định các nguyên tắc và trình tự thủ tục tố tụng chung cho việc giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân - gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động; tiếp tục kế thừa và phát triển các quy định của PLTTGQCVAKT năm 1994, trong đó có quy định về nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh. Bộ luật có nhiều quy định mới liên quan đến quá trình chứng minh như: chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh; trình tự thủ tục tiến hành thu thập, cung cấp chứng cứ…Tuy vậy, vẫn còn nhiều vấn đề chưa được xác định cụ thể như: còn lẫn lộn giữa chứng cứ, nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh; các vấn đề 2 liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự chưa được làm rõ; chưa có quy định về đối tượng chứng minh và phương tiện chứng minh … Từ đó dẫn đến thực tế áp dụng giải quyết các vụ án kinh doanh tại Tòa án còn nhiều vướng mắc. Do đó, để bảo đảm cho quá trình giải quyết các tranh chấp kinh doanh tại Toà án được nhanh chóng, khách quan và đúng pháp luật, nhất là trong điều kiện BLTTDS mới được thực thi và Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì việc nghiên cứu đề tài: “Chứng minh trong thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Tòa án” là một yêu cầu cấp thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Đồng thời góp phần vào việc xây dựng cơ chế và các biện pháp đảm bảo cho các quy định của BLTTDS về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại được thực thi có hiệu quả. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Những quy định về chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh trong BLTTDS năm 2004 được xem là một trong những điểm mới nổi bật so với PLTTGQCVAKT 1994 và nó có tác động trực tiếp tới quy trình giải quyết các tranh chấp của Toà án, làm thay đổi căn bản so với thủ tục tố tụng trước đây. Do đó, các chế định về chứng minh trong thủ tục tố tụng dân sự luôn được sự quan tâm không chỉ đối với các cơ quan tiến hành tố tụng và các chủ thể kinh doanh mà còn gây sự chú ý cho các nhà nghiên cứu trước và sau khi BLTTDS ra đời. Bởi vậy, đã có nhiều bài viết về khía cạnh lý luận và pháp lý của vấn đề này trên các báo, tạp chí khoa học, kỷ yếu như: Tạp chí kiểm sát số tháng 01/2005 – Những nguyên tắc tố tụng dân sự đặc trưng trong Bộ luật Tố tụng dân sự; Tạp chí Toà án số tháng 10, 11/2004 - Một vài suy nghĩ về vấn đề chứng cứ và chứng minh được quy định trong BLTTDS; Kỷ yếu dự án VIE/95/017 - Tăng cường năng lực xét xử tại Việt Nam của Tòa án nhân dân 3 tối cao; Những vấn đề cơ bản của BLTTDS 2004…. đã cho thấy vị trí và vai trò quan trọng của chứng minh trong hoạt động giải quyết các vụ việc dân sự tại Toà án nói chung và tranh chấp kinh doanh thương mại nói riêng. Nhìn chung, các bài nghiên cứu trên mới chỉ từng bước tháo gỡ và giải quyết những vấn đề riêng biệt, hoặc chỉ tập trung vào nghiên cứu về tố tụng dân sự nói chung trong khi nhiều nội dung có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn của quá trình chứng minh trong giải quyết tranh chấp kinh doanh chưa được lý giải hoặc lý giải nhưng chưa thoả đáng. Hơn nữa, chứng minh là một quá trình diễn ra thường xuyên trong hoạt động xét xử tại Tòa án các cấp nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài đặt mục đích nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến quá trình chứng minh trong thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Toà án, từ đó đề xuất giải pháp thực thi có hiệu quả các quy định của BLTTDS và tiếp tục hoàn thiện các quy định về chứng minh. Từ mục đích trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chứng minh trong thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh như làm rõ các khái niệm chứng minh, chứng cứ, nguồn chứng cứ, đối tượng chứng minh, phương tiện chứng minh và các nội dung cấu thành của hoạt động chứng minh. - Nghiên cứu các quy định về chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam như: nguyên tắc nghĩa vụ chứng minh của đương sự, các cơ chế bảo đảm cho đương sự thực hiện nghĩa vụ này và vai trò của Toà án trong quá trình nghiên cứu, đánh giá chứng cứ. 4 - Đưa ra những kiến nghị nhằm thực thi có hiệu quả các quy định về hoạt động chứng minh trong giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Tòa án. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: - Những quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam có liên quan đến chứng cứ và chứng minh, đặc biệt là các quy định về nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh và các cơ chế bảo đảm cho đương sự thực hiện nghĩa vụ chứng minh, vai trò của Toà án trong việc đánh giá, sử dụng chứng cứ. - Những quy định của pháp luật tố tụng dân sự của một số nước trên thế giới như: Anh, Mỹ, Trung Quốc, Thuỵ Điển…về quá trình chứng minh nhằm so sánh và tham khảo. - Thực tiễn của quá trình chứng minh trong thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Toà án thông qua các số liệu thống kê và các vụ án cụ thể.  Phạm vi nghiên cứu của luận văn là: Những đặc thù trong hoạt động chứng minh đối với tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối của Đảng về Nhà nước và pháp luật. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: phân tích, chứng minh, tổng hợp, so sánh, diễn giải, suy diễn logic và phương pháp xã hội học để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu. 5 Để minh họa cho những lý luận, tác giả đã tham khảo những bản án, quyết định của Toà án về giải quyết vụ án tranh chấp kinh doanh cụ thể; các báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề cuả ngành Toà án nhân dân về công tác xét xử án kinh doanh trong những năm gần đây. 6. Đóng góp về khoa học và thực tiễn của luận văn Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới về khoa học của luận văn: - Phân tích có hệ thống các quy định của pháp luật tố tụng dân sự liên quan đến chứng cứ và chứng minh. - Làm rõ vai trò của hoạt động chứng minh trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án. - Phát hiện và dự báo trước những vướng mắc có thể nảy sinh trong thực tiễn áp dụng, từ đó khuyến nghị một số giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả các quy định về chứng minh trong giải quyết tranh chấp kinh doanh hiện nay. - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và cho các cán bộ ngành tư pháp trong quá trình hoạt động thực tiễn. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về chứng minh trong thủ thục giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Tòa án. Chương 2: Chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành. 6 Chương 3: Thực tiễn chứng minh trong thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh và một số kiến nghị nhằm thực thi hiệu quả các quy định về chứng minh. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG MINH TRONG THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH TẠI TÒA ÁN 1.1. Chứng minh và vai trò của nó đối với việc giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Toà án 1.1.1. Khái niệm chứng minh Chứng minh trong giải quyết tranh chấp được biết đến ngay từ những thời đại xa xưa của xã hội loài người. Các nhà nghiên cứu về lịch sử pháp luật đều thống nhất hoạt động chứng minh thường gắn liền với quá trình tranh tụng - loại hình tố tụng đầu tiên được áp dụng tại Hy Lạp cổ đại, sau này được đưa vào La Mã với tên gọi “thủ tục hỏi đáp liên tục”. Trong thời La Mã, loại hình tố tụng xuất hiện sớm nhất là tố tụng theo nghi thức (legisactioné). Theo Luật XII bảng, để bắt đầu xét xử, các bên phải có mặt trước quan chấp chính. Nguyên đơn (chủ nợ) có quyền dẫn giải bị đơn (người mắc nợ) đến toà. Trước quan chấp chính, các bên nguyên và bên bị phải phát ngôn theo quy định về câu chữ và những hành vi tượng trưng. Kết thúc quá trình tự xét xử này là litis contestatio (thụ lý tranh chấp có người làm chứng) hoặc là sự khẳng định đối tượng tranh chấp trước các nhân chứng 7 và chuyển tranh chấp cho quan toà giải quyết, sau đó quan toà sẽ xét xử với sự có mặt của các bên và nhân chứng. Tại đây, các chứng cứ mà các bên đương sự nêu ra được thẩm định và thông qua án quyết. [23, tr.235-238] Tiếp theo, quá trình chứng minh này được thay đổi cùng với sự ra đời của hình thức tố tụng tranh tụng legisactiones formular (tố tụng công thức) trong đó hoạt động chứng minh được thực hiện thông qua việc: “Bên nguyên đơn và bị đơn đưa ra các chứng cứ, sau đó quan toà thu thập lại rồi chuyển cho toà, chánh án toà là người đưa ra phán quyết cuối cùng” [23, tr.241]. Cùng với thời gian, quá trình chứng minh được kế thừa và phát triển với nội dung và mức độ khác nhau trong khoa học luật tố tụng kinh tế và dân sự, trong đó nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự còn được thừa nhận là một trong những nguyên tắc của tố tụng dân sự ở các nước theo hệ thống luật lục địa cũng như hệ thống luật án lệ. Theo pháp luật của các nước thuộc hệ thống luật lục địa mà điển hình là nước Pháp, tại Bộ luật tố tụng dân sự Pháp năm 1807 quy định: “Hai bên đương sự có bổn phận tổ chức điều khiển lấy vụ kiện; trong vụ kiện có tương quan đến quyền lợi hoàn toàn của tư nhân, Thẩm phán ngồi xử chỉ đóng vai trò khán giả hay trọng tài, mà không có quyền đôn đốc, thúc đẩy hay ra mệnh lệnh” [22, tr.8], có nghĩa là “nguyên cáo tự mình đảm nhận lấy việc mướn thừa phát lại gởi triệu hoán trạng đòi bị đơn ra toà, tự mình lo liệu lấy việc thẩm cứu vụ kiện, viện dẫn chứng cứ, xúc tiến xin xét xử… Khi hai bên hoàn tất hồ sơ và đệ nạp giấy tờ thủ tục lên toà, lúc đó Toà án mới nghị án để cứu xét”. [22, tr.379] Ở các nước theo trường phái án lệ mà điển hình là nước Mỹ, Giáo sư Michael Browde cho rằng: 8 Nước Mỹ thừa hưởng bốn truyền thống luật của nước Anh, trong đó truyền thống thứ hai thừa hưởng luật của Anh là hệ thống đối nghịch (contradiction system). Lý thuyết về hệ thống đối nghịch cụ thể: Ví dụ: bên trái là nguyên đơn, bên phải là bị đơn và mỗi bên này đều có luật sư của họ đại diện, như vậy trong sự tranh luận giữa luật sư của nguyên đơn và luật sư của bị đơn thì sẽ nảy sinh qua sự tranh luận này. Đó là lý thuyết chung, trên thực tế thì đôi khi không phải như vậy. Khía cạnh trong hệ thống đối nghịch đóng vai trò quan trọng là mỗi bên có nhiệm vụ đưa ra bằng chứng, xây dựng những tranh luận pháp lý của mình. Nếu nhìn về khía cạnh khác thì chính các bên sẽ kiểm soát vụ kiện ấy. Kết quả vủa việc đó Thẩm phán sẽ là người thứ ba đứng trung gian và ra quyết định và có thái độ vô tư, họ là trọng tài. [46, tr.5-6] Ở Việt Nam, khái niệm chứng minh có thể được nhận xét dưới các bình diện dưới đây: Về mặt ngôn ngữ: Theo từ điển tiếng Việt năm 2003 thì “Chứng minh là làm cho thấy rõ là có thật, là đúng bằng sự việc hoặc bằng lý lẽ” [30, tr.192] Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam năm 1995: “Chứng minh là một kiểu lập luận. Đó là quá trình tư duy sử dụng nhiều lý lẽ khác nhau, gọi là luận cứ để bảo vệ sự đúng đắn của một hoặc nhiều tư tưởng khác nhau, gọi là luận đề”. [29, tr.547] Theo cách giải thích này thì chứng minh là quá trình giải quyết vụ kiện theo đó đương sự làm rõ sự thật khách quan của vụ kiện thông qua việc đưa ra các chứng cứ, lý lẽ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 9 Về mặt pháp lý: Khái niệm chứng minh đã chính thức được ghi nhận trong các Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động năm 1996. Trong đó tại Điều 3 PLTTGQCVAKT quy định: “Đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình”. Trong việc giải quyết vụ án kinh tế, đương sự có nghĩa vụ cung cấp, thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình. Tòa án không có nghĩa vụ điều tra, xác minh về sự thật của vụ án. Các quy định liên quan đến chứng minh và chứng cứ tiếp tục được kế thừa và phát triển trong BLTTDS, theo đó: “Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp” (Điều 6). Về mặt lý luận: Chứng minh là hoạt động có tính chất chi phối kết quả giải quyết tranh chấp kinh doanh của Toà án nên có nội hàm rất rộng. Có ý kiến cho rằng: “ Chứng minh thường được hiểu theo nghĩa là hoạt động cung cấp chứng cứ, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ ” [13, tr.133] Các hoạt động chứng minh được diễn ra suốt trong quá trình giải quyết vụ án và bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của các chủ thể tố tụng. Trong đó, hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của các chủ thể là chủ yếu và mang tính quyết định. Tuy nhiên nếu hiểu chứng minh là hoạt động cung cấp chứng cứ, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ và chủ thể chứng minh thường được hiểu là đương sự là chưa chính xác. Nếu xem xét một cách đầy đủ và toàn diện thì trong quá trình tố tụng ngoài việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ, các chủ thể tố tụng còn phải làm rõ cả những cơ sở pháp lý liên quan đến các yêu cầu trong vụ án. Tham gia vào quá trình này không chỉ có các đương sự mà còn 10 có chủ thể khác như người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người giám định, người làm chứng…Do vậy, chứng minh không đồng nghĩa với thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ và chủ thể chứng minh trong giải quyết tranh chấp kinh doanh không chỉ là các đương sự. Chứng minh bao gồm cả hoạt động cung cấp, thu thập, đánh giá chứng cứ và chỉ ra các căn cứ pháp lý để làm cho mọi người nhận thức đúng sự việc. Để giải quyết được tranh chấp thì mọi vấn đề của vụ án dù ai nêu ra cũng đều phải được làm rõ trước khi Tòa án quyết định. Đặc thù trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thực chất là những người tham gia tố tụng, những người tiến hành tố tụng cùng nhau lập lại bức tranh toàn cảnh về quan hệ pháp luật mà các bên tranh chấp một cách trung thực, khách quan, toàn diện với đầy đủ các chứng cứ tài liệu, các tình tiết khác nhau về quan hệ pháp luật trên cơ sở các thủ tục được quy định bởi pháp luật tố tụng. Để có thể tìm ra chân lý, xác định sự thật khách quan mà từ đó phát sinh tranh chấp thì các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng phải: - Phát huy tính chủ động tích cực trong cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ, tài liệu, các tình tiết liên quan một cách chính xác, khách quan và đầy đủ; - Đưa ra các lý lẽ, các quan điểm khác nhau, viện dẫn các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên theo quan hệ pháp luật mà từ đó phát sinh tranh chấp. Đây chính là phương pháp khoa học và công bằng nhất để tiếp cận đến việc làm rõ quyền và nghĩa vụ đích thực của các bên theo đúng quy định của pháp luật. Tất cả các hoạt động như: thu thập, cung cấp, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ …đều có thể hiểu là một trong những công đoạn của quá trình chứng minh. 11 Từ những phân tích kể trên có thể đi đến kết luận: Chứng minh trong giải quyết tranh chấp kinh doanh là quá trình xác định sự thật khách quan về vụ kiện được bắt đầu từ khi có yêu cầu khởi kiện và kết thúc khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, theo đó các các chủ thể tố tụng sử dụng chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý để làm rõ các sự kiện, tình tiết cuả vụ án. Khi giải quyết tranh chấp kinh doanh, Toà án chủ yếu căn cứ vào các chứng cứ do đương sự đưa ra. Đương sự phải cung cấp cho Toà án những chứng cứ cần thiết để chứng minh cho yêu cầu của mình. Mỗi vụ án kinh doanh, thương mại phát sinh tại Toà án thường chứa đựng những mâu thuẫn nhất định giữa các bên đương sự, nên rất phức tạp. Các tranh chấp này được phát sinh giữa các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận; tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận hoặc có thể là những tranh chấp phát sinh trong quá trình nội bộ trong quản trị nội bộ doanh nghiệp…Chứng minh trong tranh chấp kinh doanh có những đặc điểm sau: 1.1.1.1 Trách nhiệm chứng minh thuộc về các bên tham gia tố tụng, Tòa án không có nghĩa vụ điều tra Trong vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại, các đương sự là chủ thể của quan hệ pháp luật tranh chấp, vì vậy họ phải có trách nhiệm làm sáng tỏ vấn đề, chứng tỏ cho Toà án và những người tham gia tố tụng khác thấy được sự đúng đắn trong yêu cầu của mình, đồng thời chứng minh rằng bị đơn phải có nghĩa vụ đối với yêu cầu của mình: “Quyền lợi chỉ có nghĩa lý nếu chủ quyền chứng tỏ được sự hiện hữu của nó. Trong một vụ tranh tụng, đem được bằng chứng về quyền lợi của mình là một điều quan trọng. Thiếu sự chứng minh này quyền lợi nhiều khi có cũng như không”. [22, tr.383] 12 Do đó, trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, trách nhiệm chứng minh thuộc về các bên đương sự. Để thực hiện trách nhiệm chứng minh của mình, các đương sự phải tìm kiếm, thu thập mọi chứng cứ cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình như chứng cứ viết, đề xuất để Toà án triệu tập những người làm chứng cần thiết, các vật chứng…và cung cấp chứng cứ đó cho Toà án và thông báo cho bên kia biết những chứng cứ đó. Đồng thời với việc xuất trình những chứng cứ cho Toà án thì các đương sự phải đưa ra các lý lẽ, các căn cứ pháp lý để chứng minh rằng yêu cầu của mình hoặc phản đối yêu cầu của đối phương là có căn cứ hợp pháp. Trên cơ sở các chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý do các bên đương sự xuất trình, Thẩm phán xem xét, nghiên cứu đánh giá các yêu cầu, chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý đó của mỗi bên, thông báo cho các bên về yêu cầu, chứng cứ hay những lập luận bảo vệ các yêu cầu đó…để mỗi bên tiếp tục củng cố các chứng cứ, lập luận, lý lẽ của mình. Trong trường hợp Thẩm phán thấy rằng chứng cứ mà các đương sự xuất trình chưa đầy đủ để giải quyết vụ kiện thì Thẩm phán yêu cầu các bên đương sự cung cấp thêm chứng cứ hoặc triệu tập các bên để họ đối chất với nhau. Sở dĩ Toà án không có nghĩa vụ phải tiến hành điều tra bởi vì Toà án là cơ quan xét xử, Thẩm phán là người trung gian khách quan đứng giữa hai bên đương sự. Nếu để Thẩm phán tiến hành các công việc như tìm kiếm, thu thập chứng cứ thì có thể dẫn đến không đảm bảo khách quan trong quá trình giải quyết vụ kiện, không tôn trọng quyền tự định đoạt, đồng thời không phát huy tính tích cực, chủ động của các đương sự, gây nên tâm lý ỷ lại của các đương sự đối với các cơ quan tiến hành tố tụng. 1.1.1.2 Chứng minh trong giải quyết tranh chấp kinh doanh gắn liền với hoạt động thu thập, cung cấp, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ 13 Bản chất của hoạt động chứng minh của các chủ thể tố tụng không chỉ thể hiện ở chỗ xác định các tình tiết, sự kiện của vụ án mà còn thể hiện ở chỗ phải làm cho mọi người “thấy rõ là có thật, là đúng”. Do vậy, các phương thức được các chủ thể chứng minh sử dụng để chứng minh trong giải quyết tranh chấp kinh doanh cũng rất đa dạng. Nhưng để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của chứng minh, các chủ thể chứng minh bao giờ cũng phải chỉ ra được tất cả các căn cứ pháp lý và thực tiễn liên quan đến tranh chấp. Các hoạt động chứng minh được diễn ra suốt trong quá trình giải quyết vụ án và bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của các chủ thể tố tụng. Trong đó, hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ là chủ yếu và mang tính quyết định. Vì vậy quá trình giải quyết vụ án là quá trình thực hiện các hoạt động chứng minh gồm cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của các chủ thể chứng minh và chủ thể có nghĩa vụ chứng minh thường được hiểu là đương sự. Về bản chất, đây cũng là quá trình xác định sự thật khách quan về vụ kiện được bắt đầu từ khi có yêu cầu khởi kiện, khởi tố và kết thúc khi bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, theo đó các đương sự được đưa ra chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý để chứng minh, biện luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo những trình tự thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định. Đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại có quyền và nghĩa vụ cung cấp, thu thập tài liệu chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình. Có thể nói sự chiến thắng hay thất bại của họ trong một vụ tranh tụng tại Toà án phụ thuộc rất nhiều vào việc đương sự có cung cấp đầy đủ các chứng cứ bảo vệ quyền lợi của mình hay không. Thậm chí hoạt động chứng minh còn được tiến hành lại từ giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trong trường hợp bản án, quyết định về vụ tranh chấp bị Toà án cấp trên huỷ để tiến hành xét xử lại. Do đó có thể thấy, hoạt động chứng minh xuyên suốt quá trình giải 14 quyết vụ án và nó gắn liền với hoạt động thu thập, cung cấp, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ. Phần lớn đương sự trong tranh chấp kinh doanh đều là các cá nhân hoặc tổ chức có đăng ký kinh doanh và có mục đích lợi nhuận nên trình độ hiểu biết và tuân thủ pháp luật nhìn chung cao hơn so với đối tượng là đương sự trong các vụ án dân sự. Vì vậy, ý thức pháp luật của đương sự trong tranh chấp kinh doanh cao hơn trong tranh chấp dân sự. Nội dung tranh chấp thường phát sinh từ những quan hệ xã hội phức tạp và chủ yếu xuất phát từ quá trình hoạt động kinh doanh, thu lợi nhuận nên các chứng cứ pháp lý về vụ tranh chấp thường cụ thể, rõ ràng bởi thông thường các bên đương sự đều có sự chuẩn bị kỹ về thủ tục ngay từ khi xác lập quan hệ kinh doanh với nhau, đồng thời đã dự liệu, phòng ngừa những vi phạm, thiệt hại, rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Họ có điều kiện thực hiện nghĩa vụ chứng minh tốt hơn đương sự trong tranh chấp dân sự. Điều này cũng lý giải vì sao, đa phần các chứng cứ trong các vụ án kinh doanh thương mại đều là chứng cứ viết, trong đó chủ yếu thể hiện ở bản tự khai. Còn chứng cứ viết trong tranh chấp dân sự chủ yếu và phổ biến là biên bản ghi lời khai và biên bản đối chất. Do vậy, hoạt động đánh giá chứng cứ của Toà án trong thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh phần nhiều dựa vào những tài liệu, chứng cứ do đương sự xuất trình. Đánh giá chứng cứ là việc xem xét, tìm hiểu chứng cứ nhằm xác định giá trị chứng minh của chứng cứ. Hoạt động này được Tòa án tiến hành và được coi là hoạt động cuối cùng của quá trình chứng minh nhưng lại mang tính quyết định vì Tòa án đưa ra nhận định về việc giải quyết vụ án . 1.1.2 Vai trò của chứng minh trong thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh 15 Tranh chấp kinh doanh thương mại được coi là dạng đặc biệt của tranh chấp dân sự. Chứng minh là hoạt động tố tụng cơ bản của các chủ thể tố tụng. Kết quả giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào kết quả của hoạt động chứng minh. Xét cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn thì chứng minh vẫn là biện pháp duy nhất để xác định các sự kiện, tình tiết của vụ án. Vì vậy, chứng minh có những vai trò cụ thể sau: Chứng minh là biện pháp rất quan trọng để các đương sự làm rõ được cơ sở quyền, lợi ích hợp pháp của họ trên cơ sở đó thuyết phục Toà án bảo vệ. Trước Toà án, nếu đương sự không chứng minh được sự tồn tại quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì quyền và lợi ích hợp pháp của họ có thể sẽ không được Toà án bảo vệ. Vì trên thực tế, các Toà án cũng có thể có sai lầm trong việc xác định các tình tiết, sự kiện của vụ tranh chấp. Điều này, một mặt dẫn đến việc giải quyết án không đúng với sự thật, mặt khác làm cho đương sự không bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Để có một phán quyết công minh, làm sáng tỏ được các tình tiết cần chứng minh trong vụ án, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì trước hết đương sự phải xuất trình chứng cứ cũng như khẳng định giá trị chứng minh của chứng cứ mà mình xuất trình. Điều này buộc họ phải suy nghĩ chín chắn trước khi đưa ra yêu cầu vì nếu đưa ra yêu cầu mà không đưa ra chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đó thì Toà án sẽ phải dựa vào các chứng cứ khác để giải quyết vụ kiện và đương sự đó phải chịu án phí cho phần yêu cầu không được chấp nhận. Do vậy, chứng minh bảo đảm cho các đương sự có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra một chứng cứ hoặc luận điểm nào đó để bảo vệ mình. Chứng minh còn là yếu tố cần thiết bảo đảm việc xét xử công minh, không thiên vị, hạn chế những phán quyết tuỳ tiện, bất công, trái pháp luật. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan