Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Chứng minh pháp luật phong kiến trung quốc là pháp luật nho giáo...

Tài liệu Chứng minh pháp luật phong kiến trung quốc là pháp luật nho giáo

.DOCX
7
98
76

Mô tả:

MỤC LỤC TRANG A. MỞ ĐẦU...................................................................................................................1 B. NỘI DUNG...............................................................................................................1 I. Khái quát về Nho giáo và nội dung cơ bản của Nho giáo..................................1 1. Quá trình hình thành và phát triển.......................................................................1 2. Nội dung cơ bản của Nho giáo............................................................................1 II. Pháp luật phong kiến Trung Quốc là pháp luật Nho giáo.............................2 1. Cấp độ Nhà nước.................................................................................................2 2. Cấp độ Gia đình..................................................................................................3 a. Quan hệ hôn nhân............................................................................................3 b. Quan hệ gia đình khác......................................................................................5 3. Cấp độ xã hội......................................................................................................5 C. KẾT LUẬN.............................................................................................................. 5 D. DANG MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................6 A. MỞ ĐẦU 0 So với pháp luật trung cổ phương Đông, luật pháp phong kiến Trung Quốc được đánh giá cao và được nhiều nhà nghiên cứu nhận định là tương đối phát triển. Trải qua các triều đại phong kiến rực rỡ trong lịch sử Trung Hoa, duy chỉ nhà Tần xây dựng pháp luật dựa trên tư tưởng pháp trị còn từ các triều Hán, Đường,Tống, Minh, Thanh đều thể chế hóa lễ nghi Nho giáo để gây dựng và áp dụng pháp luật. Bài viết này em xin nghiên cứu đề tài “Chứng minh pháp luật phong kiến Trung Quốc là pháp luật Nho giáo”. B. NỘI DUNG I. Khái quát về Nho giáo và nội dung cơ bản của Nho giáo 1. Quá trình hình thành và phát triển Nho giáo còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử tên Khâu, Tự Trọng Ni người nước Lỗ đã phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa những tri thức cũng như tư tưởng trước đây thành học thuyết gọi là Nho giáo. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử tiếp tục phát triển và hoàn thiện, đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần, Khổng giáo hay "Tư tưởng Khổng-Mạnh". Văn Miếu trở thành thánh đường và Khổng Tử trở thành Giáo Chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành. 2. Nội dung cơ bản của Nho giáo Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu gọi là Quân Tử. Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "Tự Đào Tạo", phải "Tu Thân". Sau khi Tu Thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "Hành Đạo". Khổng Tử đặt ra một loạt Tam Cương, Ngũ Thường, Tam 1 Tòng, Tứ Đức... để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Công việc làm chính trị được công thức hóa thành "Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ". II. Pháp luật phong kiến Trung Quốc là pháp luật Nho giáo Luật pháp phong kiến Trung Quốc là sự kết hợp hài hòa giữa Lễ và Hình, giữa Đức trị với Pháp trị, giữa quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức. Các nguyên tắc, lễ nghĩa của Nho giáo chỉ đạo, chi phối các chế định pháp luật – đó là sự Nho hóa các quy phạm pháp luật. Nho giáo chủ trương lấy đạo đức để răn dạy con người, từ đó ổn định xã hội, giữ vững trật tự phong kiến. Pháp luật thể chế hóa lễ nghi, tư tưởng Nho giáo ở 3 cấp độ: Cấp độ nhà nước, cấp độ gia đình và cấp độ xã hội. 1. Cấp độ Nhà nước Ở cấp độ này, pháp luật phong kiến bảo vệ Hoàng quyền một cách toàn diện. Hình thức chính thể của các nhà nước phong kiến Trung Quốc chủ yếu là quân chủ chuyên chế. Với hình thức này, quyền lực tập trung tối cao trong tay nhà vua, mệnh lệnh của vua phải được cấp dưới chấp hành tuyệt đối, quyền lợi của vua phải luôn luôn được tôn trọng và bảo vệ, phù hợp với tư tưởng của Nho giáo. Quan hệ đầu tiên trong Tam cương là quan hệ vua – tôi, bề tôi phải tuyệt đối trung thành với vua luôn lấy chữ trung làm đầu, trung với vua cũng là trung với nước, với xã tắc. Mạnh Tử cho rằng: “ Vua xem bầy tôi như tay chân thì bầy tôi xem vua như bụng lòng. Vua xem bầy tôi như chó ngựa thì bầy tôi xem vua như người lạ. Vua xem bầy tôi như cỏ rác thì bầy tôi xem vua như giặc thù”. Cả “vua” và “tôi” đều cần đạt được nhân đạo và thiên đạo. Trong pháp luật phong kiến Trung Quốc bảo vệ rất rõ ràng mối quan hệ này. Ở chế định Thập ác – 10 điều trọng tội được các nhà làm luật coi là nguy hại nhất với xã hội và thường được quy định ngay điều 2 của các bộ luật và hoàn thiện ở pháp luật nhà Đường. Trong đó có nêu tội được xét vào tội bất trung: - Mưu phản: có âm mưu làm nguy xã tắc, cũng nghĩa là mưu hại vua bởi vua đồng nhất với sơn hà xã tắc. - Mưu đại nghịch: có âm mưu phá hủy lăng miếu hoặc cung của nhà vua. - Mưu bạn: có âm mưu theo giặc, phản nước. 2 - Đại bất kính: lấy trộm đồ tế lễ; làm giả ấn tín,chê bai chỉ trích vua; vô ý để thuyền, kiệu, xe của vua đi không vững... Trong thiên về đạo tặc có viết: “Hễ là kẻ mưu phản.mưu đại nghịch, không phân biệt thư hay tòng đều bị xử trảm...”. “Người nào buột miệng nói muốn tạo phản, dù không có chứng cứ cũng bị lưu hình 2000 dặm. “Tội mưu bạn tội phạm bị xử giáo hình, tòng phạm bị xử lưu hình. Đã lên đường theo giặc bất kể thủ hay tòng đều chảm”. Đại Thanh luật lệ quy định: “mưu phản, mưu đại nghịch không phân biệt cầm đầu hay tòng phạm đều bị xử lăng trì, giết cả những người liên đới cha, con, anh, em... và cả những người đồng cư. Không phân biệt ngoài họ, không giới hạn đồng tịch hay khác tịch, từ 16 tuôi trở lên dù bệnh tật hay tàn phế đều bị trảm. Những người con trai khác tè 15 tuổi trở xuống đến mẹ, con gái, vợ thê thiếp, chị em gái giao cho các gia đình làm nô lệ, tài sản bị xung công. Con cháu không biết sự tình từ 11 tuổi trở lên bị hoạn,bị đày đi tân cương làm nô cho các quan...”. Có thể nhận thấy rằng pháp luật phong kiến Trung Quốc rất hà khắc khi trừng trị những kẻ có hành vi xâm hại trực tiếp hoặc gián tiếp tới địa vị của nhà vua và an ninh trật tự quốc gia. 2. Cấp độ Gia đình Ở cấp độ này pháp luật phong kiên Trung quốc xác lập và bảo vệ chế độ hôn nhâ & gia đình gia trưởng phong kiến, Bảo vệ phu quyền. Tề gia làm không tốt thì lấy cớ gì Trị quốc, bình thiên hạ. Các nhà làm luật thể chế hóa lễ nghi Nho giáo trong các quan hệ pháp luật dân sự mà điển hình là quan hệ hôn nhân và các quan hệ gia đình khác. a. Quan hệ hôn nhân •Quy định về điều kiện kết hôn: Chế độ hôn nhân không có tự do theo tư tưởng cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy phù hợp quy chuẩn đạo đức kính trên nhường dưới của Đạo Nho. Pháp luật quy định: “Nam nữ kết hôn phải có sự đòng ý của ông bà cha mẹ”, Điều 102 Đại Thanh luật lệ đề cập: “Lấy vợ lấy chồng đêu do ông bà cha mẹ làm chủ hôn. Bạc ông bà cha mẹ mất thì công thân khác làm chủ hôn ..” 3 •Điều kiện cấm kết hôn- Những trường hợp cấm kết hôn: Trong họ hàng thân thuộc bao quát ngoài 5 bậc; Khi mất trật tự thê thiếp; Quan lại lấy phụ nữ nơi mình cai quản; Dân tự do lấy nô tì lam vợ; Tăng đạo kết hôn, cường đạo đoạt đàn bà làm vợ; Cấm mệnh phụ phu nhân tái giá. Những điều cấm kỵ này phù hợp với lễ nghi, tư tưởng Nho giáo lấy đạo đức làm trọng, rõ ràng trong các mối quan hệ, không để xảy ra việc trái với lẽ phải, với luân thường, đạo lý. •Điều kiện ly hôn: Từ thời nhà Đường trở đi pháp luật vê li hôn được chi tiết và rõ ràng hơn. Cụ thể pháp luật quy định về: Thất suất – 7 điều sơ suất phụ nữ phạm phải sẽ bị chồng bỏ: Không hiếu thuân với cha mẹ, không có con, ghen tuông, có ác tật, đa môn, trộm cắp; Tam bất khứ- chồng không được bỏ vợ khi: đã để tang chồng 3 năm, khi lấy nhau nghèo sau giàu có, khi lấy nhau có người thân sau bỏ nhau không có người thân về; và Nghĩa tuyệt. Ngoai ra còn có 3 trường hợp mà phụ nữ không phải li hôn. Pháp luật khẳng định chế độ hôn nhân đa thê xuất phát từ Nho giáo – lấy vợ lấy chồng để duy trì giống nòi. Ngược lại, người phị nữ khi lấy chòng có nghĩa vụ chung thủy với chồng, bị ràng buộc với người đàn ông. Đạo Nho có cho rằng tam tòng mà phụ nữ cần có: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Pháp luật thiết lập nguyên tắc Tam tôn, nữ ti - Phụ nữ lúc nào cũng cần phục tùng, thực hiện tuyệt đối nghĩa vụ với chồng, âm phải phục tùng dương (thuyết âm dương). Trong khi đàn ông 5 thê 7 thiếp, được tạo mọi quyền lợi thì chỉ người vợ - người phụ nữ có nghĩa vụ chung thủy và bị hạn chế tối đa quyền lợi trong gia đình. Có thể khẳng định đây là hình thức hôn nhân bất bình đẳng tồn tại ở nhiều quốc gia phương Đông. Trong Đường luật sớ nghị quy định: “Vợ đánh chồng làm chồng bị thương nặng, bị xử nặng hơn người thường 3 cấp. Nếu chồng đánh vợ không bị thương thì chồng vô tội, vợ bị thương thì chồng được giảm 2 cấp so với ng thường”. “Vợ mà chửi bới, cáo giác chồng tội bất muc thì hình phạt cao nhất là xử tử”. Quy định của pháp luật từ đời Đường trở đi bảo vệ công khai gia đình gia trưởng. b. Quan hệ gia đình khác 4 Con cháu phải thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ, với bề trên. Đề cao người có vai vế trong nhà, quyền lực của người gia trưởng. •Quan hệ nhân thân: Ông bà, cha mẹ có quyền gần như tuyêt đối với con cái. Con cháu vi phạm giáo lệnh có thể đánh mắng, dạy bảo. Ngược lại con cháu có nghĩa vụ tôn kính, phụng dưỡng, tuyệt đối vâng lời ông bà cha mẹ. Trong Đại Thanh luật lệ, tại điều 329: “Mắng chửi ông bà, cha mẹ đẻ, chồng thì bị xử giảo”. •Quan hệ tài sản: Người con trưởng có quyền tuyệt đối về tài sản trong gia đình. 3. Cấp độ xã hội Trong các mối quan hệ xã hội, pháp luật bảo đảm trật tự, phân định trên dưới rõ ràng. Quan hệ thầy-trò thiêng liêng, trò phải biết ơn kính trong thầy, thầy là bề trên có vai vế đươc pháp luật và lễ nghi bảo vệ quyền lợi: “Tự thầy trò đôi bên tố cáo nhau cho phép thú thì được miễn tội, phàm đánh thầy dạy học xử nặng hơn người thường 2 mức, đánh chết thầy bị xử chảm, đánh thầy bị tật thì phạt 100 trượng đày đi 3000 dặm” . Trong quan hệ chủ tớ, nô tì bị tước mọi quyền lợi và thực hiện nhiều nghĩa vụ điều 314 “ nô tì đánh gia trưởng k phân biệt thủ hay tòng đều bị trảm”.Quan hệ giữa các quan lại tại điều 309: “quan hàng cửu phẩm trở lên đánh quan hàng tam phẩm trở ên bị xử 60 trượng dồ 1 năm.” Nói chung trong các mối quan hệ xã hội, theo quan điểm Nho giáo về trên dưới, trước sau thì pháp luật chủ yếu bảo vệ quyền lợi cho người vai trên, hạn chế quyền người vai dưới. Bảo vệ trật tự đúng với luân thương đạo lý. C. KẾT LUẬN Pháp luật phong kiến Trung Quốc trải qua qua trình dài hình thành, tồn tại và phát triển đã có được nhiều thành tựu trong việc áp dụng tư tưởng Nho giáo để cai trị. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng đã góp phần không nhỏ cho lịch sử nước này thêm hào hùng và đa màu sắc. D. DANG MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 5 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nxb. CAND, Hà Nội, 2012. 2. Nguyễn Gia Phu (chủ biên), Lịch sử thế giới trung đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2006. 3. Nguyễn Tôn Nhan, Nho giáo Trung Quốc, Nxb Văn hóa thông tin, 2005. 4. Một số chế định kinh điển của pháp luật phong kiến Trung Quốc. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan