Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sách - Truyện đọc Tiểu thuyết Chua ruoi - lord of the flies - william golding...

Tài liệu Chua ruoi - lord of the flies - william golding

.PDF
597
731
124

Mô tả:

Tên sách: Chúa Ruồi Tác giả: William Golding Dịch giả: Lê Chu Cầu Nguyên tác: Lord of the Flies Nhà xuất bản: Văn học Năm xuất bản: 2010 Số trang: 324 Khổ sách: 13 x 20,5 cm Trọng lượng: 330 gr Thực hiện ebook: hiepsiga Ngày hoàn thành: 19/12/2010 Nguồn: http://www.e-thuvien.com/ ----TVE---MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CÁC Ý KIẾN VỀ TÁC PHẨM CHƯƠNG MỘT Tiếng chiếc tù và vỏ ốc CHƯƠNG HAI Ngọn lửa trên núi CHƯƠNG BA Những chiếc lều trên bãi biển CHƯƠNG BỐN Mặt vẽ vằn vện và tóc dài CHƯƠNG NĂM Ác thú từ ngoài khơi CHƯƠNG SÁU Ác thú từ trời cao CHƯƠNG BẢY Cây cao bóng cả CHƯƠNG TÁM Lễ vật cho Ác quỷ CHƯƠNG CHÍN Trông thấy người chết CHƯƠNG MƯỜI Vỏ sò và mắt kính CHƯƠNG MƯỜI MỘT Tòa Thành Đá CHƯƠNG MƯỜI HAI Tiếng hò hét của lũ săn người LỜI NÓI ĐẦU William G erald G olding sinh năm 1911 tại Cornwall nước Anh. Xong trung học, ông theo ngành vật lý để vừa lòng cha mẹ. Được hai năm, thấy không thích khoa học tự nhiên nên ông chuyển sang văn học và triết. Năm 1935, sau khi tốt nghiệp, G olding lấy thêm bằng sư phạm và dạy tại nhiều trường khác nhau và từ năm 1935 đến 1940, trong đó có một trường dành riêng cho nam sinh. Năm 1940, khi thế chiến I I bùng nổ, G olding phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Anh. Là thuyền trưởng, ông đã lập được nhiều chiến công xuất sắc. G olding từng có mặt trong chiến dịch đổ bộ lên Normandie (Pháp) năm 1944 của quân Đồng minh. Năm 1945, chiến tranh kết thúc, ông trở lại với nghề sư phạm. G olding cho rằng những thảm họa ông từng chứng kiến trong chiến tranh: sự dã man của con người, đặc biệt là tội ác diệt chủng của Đức Q uốc xã… tất cả chỉ có thể giải thích được qua cái Ác Bẩm sinh. Chúa Ruồi (Lord of the Flies), cuốn tiểu thuyết đầu tay và nổi tiếng nhất của G olding xuất bản năm 1954 mang đậm ưu tư này của tác giả. Truyện kể về diễn tiến bi thảm trong cuộc sống của mấy chục đứa trẻ khoảng từ sáu đến mười hai tuổi may mắn sống sót trên một hoang đảo ở Nam Thái Bình Dương sau khi chiếc máy bay chở chúng đi sơ tán bị trúng đạn trong một cuộc chiến tranh nguyên tử. Cũng bối cảnh là hoang đảo, nhưng khác với loại chuyện phiêu lưu có hậu kiểu Robinson Crusoe hay Đảo giấu vàng… Chúa Ruồi là một câu chuyện ngụ ngôn, tư tưởng của tác giả ẩn sau rất nhiều ẩn dụ và biểu tượng. Mới đầu, khoảng hai mươi nhà xuất bản ở Anh đã từ chối bản thảo của G olding. Cuối cùng, cuốn sách được nhà xuất bản Faber and Faber tại London phát hành, song chẳng gây được tiếng vang gì. Tuy nhiên, hai, ba năm sau, cuốn tiểu thuyết được nồng nhiệt đón nhận ở Mỹ. Điều này không thể giải thích rằng “Bụt chùa nhà không thiêng”, mà vì người dân Anh mới trải qua hai cuộc thế chiến thảm khốc chỉ trong vòng hơn hai mươi năm, họ đâm ra kỵ loại truyện có nội dung u ám, bi quan. Từ đó, Chúa Ruồi trở nên nổi tiếng, được đưa vào giáo trình văn học ở Anh, Mỹ và nhiều nước Châu Âu, tác phẩm còn được dựng thành phim hai lần – năm 1963 và 1990. S a u Chúa Ruồi, G olding còn cho ra đời nhiều tác phẩm khác, phần lớn đều mang nỗi trăn trở của ông về hai chữ Thiện và Ác của con người. Năm 1980, Những nghi lễ của chuyến đi (Rites of Passage), tập đầu trong bộ truyện ba quyển với chủ đề tương tự Chúa Ruồi, đoạt giải Booker. Năm 1983 G olding được trao giải Nobel văn học vì sự nghiệp của ông. Năm 1988 ông được Nữ hoàng Elizabeth II ban tước Sir. William G olding mất ngày 19 tháng Sáu 1993. Lê Chu Cầu CÁC Ý KIẾN VỀ TÁC PHẨM “N ếu Chúa Ruồi chỉ đơn thuần là một tác phẩm văn học thiếu nhi, ắt hẳn nó sẽ vô cùng rạo rực và tươi sáng, nhưng tác giả của nó là Golding, người đã trải qua đủ ác mộng để hiểu rằng: nơi nào con người không kiềm chế được cái ác bản năng thì dẫu chỉ là trò chơi của trẻ nít, vườn địa đàng sớm muộn cũng thành địa ngục.” - The Times Trong một cuộc chiến tranh nguyên tử, mấy chục đứa trẻ chưa đến tuổi thiếu niên “may mắn” sống sót trên một hoang đảo sau khi chiếc máy bay chở chúng đi sơ tán bị trúng đạn. Chúng tập họp dưới bầu trời Nam Thái Bình Dương nắng gắt, chia sẻ gánh nặng và đặt niềm tin vào thủ lĩnh. Nhưng rồi, cái đói và thiên nhiên khắc nghiệt từng bước vắt kiệt bọn trẻ. Bản năng sinh tồn đã dần bóp nghẹt sự ngây thơ – từ đây thực tại của chúng tan hòa vào ác mộng. Một câu chuyện ngụ ngôn đau đớn và hãi hùng, ngập tràn những tư tưởng ẩn sâu dưới hàng hàng lớp lớp ẩn dụ và biểu tượng. Với Chúa Ruồi, một kiệt tác văn học kinh điển đầy ám ảnh, William Golding đã khiến các nhà phê bình văn học hao tốn giấy mực chỉ để tranh luận về một vấn đề: Có thực “nhân chi sơ tính bản thiện” hay chăng là… ngược lại? “Chỉ vài tuần giữa nơi hoang vắng đã đủ khiến con người quay lại với bóng tối u mê, nơi hắn đã phải mất hàng ngàn năm để rũ bỏ. Chúa Ruồi là câu chuyện phiêu lưu giả tưởng gần nhất với thực tại.” - The New York Times CHƯƠNG MỘT Tiếng chiếc tù và vỏ ốc Thằng nhóc tóc vàng tuột xuống nốt vài mét cuối cùng của tảng đá rồi thận trọng rẽ lối ra phá nước. Tuy nó đã cởi phăng chiếc áo len đồng phục và kéo lê bằng một bên tay, nhưng chiếc áo sơ mi xám vẫn dính sát vào người còn tóc nó bết trên trán. Xung quanh thằng nhóc, nơi vệt sẹo cắt dài trên cánh rừng, là một bể hơi nóng hầm hập. Nó đang vất vả trèo qua đám dây leo và những thân cây gãy gục thì bỗng nhiên một con chim, chỉ thoáng thấy màu đỏ và vàng, vỗ cánh vọt lên cùng một tiếng kêu quang quác như phù thủy; một tiếng kêu khác vọng lại ngay tức thì. “Ê!” Tiếng kia nói. “Chờ tao chút!” Tầng cây thấp bên rìa vệt sẹo lay động, liền đó muôn giọt nước mưa ào ào rơi xuống. “Chờ một chút,” tiếng kia nói. “Tao bị mắc kẹt.” Thằng tóc vàng dừng lại rồi giật vớ lên, động tác ấy thản nhiên đến mức trong một khoảnh khắc khu rừng nhiệt đới chẳng khác gì các quận hạt ở quê nhà nó. Tiếng kia lại cất lên. “Tao hầu như không cục cựa nổi với cái đám dây neo[1] này.” Chủ nhân tiếng nói kia bước lùi khỏi tầng cây thấp, những cành con cạ vào chiếc áo gió nhầy nhụa của nó. Hai khoeo chân nần nẫn thịt trầy trụa do móc phải gai. Nó cúi xuống, thận trọng nhổ gai ra rồi quay lại. Nó thấp hơn thằng tóc vàng và béo quay. Nó bước tới, tìm chỗ chắc chắn để đặt chân rồi ngước nhìn qua đôi mắt kính dày cộm. “Cái ông cầm noa đâu rồi?” Thằng tóc vàng lắc đầu. “Ở đây là đảo. Ít ra theo tao nghĩ thì đây là một hòn đảo. Ngoài biển kia có một dải đá ngầm. Không chừng khắp đảo này chẳng có người lớn nào cả.” Thằng mập xem chừng hoảng hốt. “Có tay phi công. Nhưng hắn không ngồi trong khoang hành khách, hắn ngồi chỗ buồng nái phía trước.” Thằng tóc vàng nheo mắt chăm chú nhìn về phía dải đá ngầm. “Còn cả mớ đứa khác nữa,” thằng mập nói tiếp. “Một số trong đó phải thoát ra được chứ. Tụi nó phải thoát được chứ, nhỉ?” Thằng tóc vàng hờ hững lần bước về phía phá nước. Nó cố làm ra vẻ tự nhiên chứ không quá lộ liễu rằng nó chẳng hề quan tâm, nhưng thằng mập cứ hối hả bám theo. “Hoàn toàn không có người nớn nào thật à?” “Tao nghĩ thế.” Thằng tóc vàng nghiêm trang nói; rồi nó chợt sướng như điên vì điều mình thầm mơ ước đã thành sự thật. Nó liền trồng cây chuối ngay chính giữa vệt sẹo, toét miệng cười với hình ảnh lộn ngược của thằng mập. “Không có người lớn nào hết!” Thằng mập ngẫm nghĩ một lúc. “Còn tay phi công.” Thằng tóc vàng lộn đầu trở lại rồi ngồi xuống mặt đất ẩm. “Chắc hắn bay đi ngay sau khi thả bọn mình. Hắn đâu hạ cánh xuống đây được. Máy bay có bánh không đáp xuống được đâu.” “Bọn mình bị tấn công!” “Hắn sẽ quay lại thôi.” Thằng mập lắc đầu. “Lúc cả bọn hạ xuống tao có ngó qua một trong những ô cửa sổ. Tao đã thấy cái phần khác của máy bay. Nửa phụt ra ở từ đó.” Nó nhìn ngược ngó xuôi cái vệt sẹo. “Và đây là do cái khoang hành khách gây ra đấy.” Thằng tóc vàng vươn tay sờ sờ một đầu thân cây gãy lởm chởm. Trong một khoảnh khắc nó lộ ra vẻ quan tâm. “Cái khoang ấy sao rồi?” Nó hỏi. “Bây giờ nó ở đâu?” “Bão cuốn nó ra biển rồi. Với bao cây cối gãy đổ thế này thì nguy nắm chứ chẳng đùa. Chắc vẫn còn vài đứa kẹt trong đó.” Nó ngập ngừng một lúc rồi nói tiếp. “Mày tên gì?” “Ralph” Thằng mập chờ tới lượt nó được hỏi tên nhưng sự hồ hởi muốn được làm quen của nó không được đáp lại; thằng tóc vàng tên Ralph cười lơ đãng, đứng bật dậy rồi lại lần tìm ra phá nước. Thằng mập theo sát gót. “Tao nghĩ chắc còn cả đống đứa khác như bọn mình rải rác đâu đây. Mày vẫn chưa thấy đứa nào đấy chứ?” Ralph lắc đầu và bước nhanh hơn. Rồi nó vấp phải cành cây, ngã đánh uỵch một cái. Thằng mập đứng lại bên cạnh, thở dốc. “Cô tao bảo chớ có chạy,” nó giải thích. “Vì tao bị suyễn.” “Bệnh xiễn à?” “Đúng thế. Tao không thở được. Tao nà thằng duy nhất trong trường bị suyễn,” thằng mập nói với vẻ hơi tự hào. “Và tao đeo kính từ núc nên ba.” Nó gỡ kính, mắt hấp háy mỉm cười chìa cho Ralph xem, rồi lại chùi kính vào cái áo gió bẩn thỉu. Một cơn đau quặn trong người làm méo mó gương mặt xanh xao của nó. Nó quệt mồ hôi lên má rồi chỉnh vội lại kính trên sống mũi. “Tại trái cây đấy.” Nó ngó quanh vệt sẹo. “Tại trái cây,” nó nói. “Tao nghĩ nà…” Thằng mập đeo kính đứng lên rồi để Ralph đứng đó, lạch bạch chui qua đám lá chằng chịt. “Tao ra đây một chút thôi…” Ralph thận trọng gỡ mình khỏi đám cành lá rồi lẩn đi. S au vài giây nó đã bỏ tiếng hổn hển của thằng mập lại phía sau, hối hả tiến về phía tấm màn còn ngăn cách nó với phá nước. Leo qua một thân cây đổ, nó ra khỏi rừng già. Bãi biển tua tủa những cây dừa. Chúng vươn thẳng hay nghiêng về phía ánh sáng với những cái tán màu lục cao tới cả vài chục mét. Bờ đất bên dưới mọc đầy cỏ lá thô, ngổn ngang các thân cây gãy đổ, rải rác những quả dừa thối rữa và gốc dừa non. Phía sau nó là bóng tối của rừng già và vệt sẹo toang hoác. Ralph đứng tì một tay vào thân cây màu xám, nheo mắt nhìn mặt nước lung linh. Ngoài kia, chừng một dặm, sóng bạc không ngớt xô vào rặng san hô ngầm, xa hơn nữa là trùng dương một màu lam sẫm. Phía trong đường cong lởm chởm của dải san hô là
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan