Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chùa long phước và lưỡng xuyên phật học hội trong phong trào chấn hưng phật giáo...

Tài liệu Chùa long phước và lưỡng xuyên phật học hội trong phong trào chấn hưng phật giáo ở Nam Kỳ (Giai đoạn 1920 - 1951) (Luận văn thạc sĩ)

.PDF
127
185
66

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ MẾN CHÙA LONG PHƢỚC VÀ LƢỠNG XUYÊN PHẬT HỌC HỘI TRONG PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO Ở NAM KỲ (GIAI ĐOẠN 1920 - 1951) LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ MẾN CHÙA LONG PHƢỚC VÀ LƢỠNG XUYÊN PHẬT HỌC HỘI TRONG PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO Ở NAM KỲ (GIAI ĐOẠN 1920 - 1951) Ngành: TÔN GIÁO HỌC Mã số: 8.22.90.09 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN HỒNG LIÊN HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lê Thị Mến, người thực hiện luận văn này. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tư liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Những trích dẫn cần thiết trong luận văn và những tư liệu tìm được trong quá trình nghiên cứu là hoàn toàn mới và trung thực. Tác giả luận văn Lê Thị Mến LỜI CẢM ƠN Luận văn này là thành quả của quá trình học tập, nghiên cứu của học viên tại Khoa Tôn giáo học - Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Khoa học xã hội, nhà trường đã tạo những điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và nghiên cứu tại đây. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo, những người phụ trách khoa Tôn giáo học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Hồng Liên, người Thầy đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt cho em nhiều kiến thức, kinh nghiệm có giá trị, giúp em sớm hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những bạn bè, đồng nghiệp, đã gắn bó và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, cũng như trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin tri ân đến Ni trưởng thượng NHƯ hạ ĐỨC, Viện chủ Ni trường Dược Sư, người đã động viên, sách tấn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tu học tại Ni trường, cũng như trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin cảm ơn đến TT.TS Thích Đồng Bổn, người Thầy - người đã khuyến khích, ủng hộ tạo mọi điều kiện để tôi có thể tham gia khóa học và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, những người thân và đặc biệt là người Cha khả kính suốt một đời vất vả hy sinh để giáo dưỡng để tôi nên người. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Lê Thị Mến MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO Ở NAM KỲ VÀ LƢỠNG XUYÊN PHẬT HỌC HỘI 12 1.1. Khái quát về phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ 12 1.2. Sơ lược về Lưỡng Xuyên Phật Học Hội và chùa Long Phước 17 Chƣơng 2: VAI TRÒ CỦA LƢỠNG XUYÊN PHẬT HỌC HỘI TRONG PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO Ở NAM KỲ (GIAI ĐOẠN 1920 - 1951) 24 2.1. Chấn hưng về giáo lý 24 2.2. Chấn hưng về giáo chế 32 2.3. Chấn hưng về giáo sản 40 Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI LƢỠNG XUYÊN PHẬT 50 HỌC VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 3.1. Một số đặc điểm của Hội Lưỡng Xuyên Phật Học 50 3.2. Những bài học lịch sử 73 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 76 NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT NỘI DUNG CHỮ VIẾT TẮT 1 CHPG Chấn hưng Phật giáo 2 DTPH Duy Tâm Phật học 3 HLXPH Hội Lưỡng Xuyên Phật học 4 GHPGVN Giáo hội Phật giáo Việt Nam 5 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 6 KHXHVN 7 PHVN Phật học Việt Nam 8 THPG Thành hội Phật giáo 8 HT Hòa thượng 9 TT Thượng tọa Khoa học xã hội Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “ Lịch sử là sự vận hành của thời gian” [14, tr.5] Thật vậy, dù thời gian có biến chuyển, dù lịch sử có sang trang với bao giai đoạn thịnh suy, thăng trầm biến đổi, nhưng ngày nay khi nhắc đến “Chùa Lưỡng Xuyên” ắt hẳn ai cũng biết đến ngôi già lam này, xưa kia có tên là Long Phước Tự, chính nơi đây đã đánh dấu sự ra đời của “Lưỡng Xuyên Phật Học Hội”, nơi khơi nguồn phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX, cũng từ đó làm tiền đề cho phong trào chấn hưng Phật giáo của cả nước. Vì vậy, Lưỡng Xuyên Phật Học Hội, được xem là “chiếc nôi Phật giáo Nam Bộ” quy tụ các vị danh Tăng từ khắp nơi về đây tham học, nơi đào tạo bao thế hệ Tăng tài làm vẻ vang cho Đạo pháp. Các Ngài là hiện thân của những tấm gương sáng ngời về đạo tâm, đạo hạnh, với tinh thần vô ngã vị tha, sẵn sàng cống hiến đời mình cho sự nghiệp xương minh Phật pháp và phát triển Giáo hội. Vào đầu thế kỷ XX, ở Nam Kỳ có nhiều vị danh tăng, uyên thâm học vấn, dành cả tâm huyết cho sự nghiệp hoằng dương đạo pháp. Ở miền Nam tiêu biểu có Hòa thượng Khánh Hòa (chùa Tuyên Linh, Bến Tre), Hòa thượng Huệ Quang (chùa Long Hòa, Trà Vinh), Hòa thượng Khánh Anh (chùa Thiên Phước, Trà Ôn) .… Các Ngài luôn trăn trở cho tiền đồ Phật pháp, làm thế nào để chấn hưng nền Phật học và chỉnh đốn Tăng già, sau những cuộc thảo luận bàn bạc về tình hình Phật giáo thế giới và Phật giáo Việt Nam, ba vị Hòa thượng nhất trí khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo đầu tiên ở Nam Bộ. Để tưởng nhớ đến công hạnh của các danh tăng trong thời kỳ này, nên chúng tôi chọn chùa Long Phước, nơi ra đời của Hội Lưỡng Xuyên Phật Học, gắn với giai đoạn chấn hưng Phật giáo, để làm đề tài nghiên cứu của mình. Hơn nữa, đây cũng là tâm huyết mà chúng tôi hằng ấp ủ bấy lâu và muốn làm một điều gì đó để hướng về quê hương Trà Vinh, làm viên gạch nhỏ góp phần xây dựng ngôi nhà 1 chung càng thêm vững mạnh, mặt khác còn là để bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với công đức cao dày của các vị danh tăng có công chấn chỉnh Phật giáo thời bấy giờ. Với đề tài liên quan đến chấn hưng Phật giáo, được rất nhiều giới học giả quan tâm nghiên cứu, qua các diễn đàn Phật giáo, hội thảo Phật giáo, nhưng chỉ mang tính khái quát về một giai đoạn lịch sử, mà chưa ai nghiên cứu sâu về chùa Long Phước và Hội Lưỡng Xuyên Phật Học, trong phong trào chấn hưng Phật giáo, đặc biệt là ở Nam Bộ. Do vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài này theo hướng tiếp cận lý thuyết thực thể tôn giáo, nhằm làm sống lại một thời kỳ lịch sử của Phật giáo Nam Bộ, hơn nữa là để tìm hiểu Lưỡng Xuyên Phật Học Hội đã có những đóng góp thiết thực gì cho Phật giáo nước nhà, trong giai đoạn 1920 -1951? Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “CHÙA LONG PHƢỚC VÀ LƢỠNG XUYÊN PHẬT HỌC HỘI TRONG PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO Ở NAM KỲ, GIAI ĐOẠN 1920 -1951”, như một món quà tinh thần để dâng lên chư Tổ, đồng thời hướng về Phật học đường Lưỡng Xuyên nơi đào tạo ra những vị tăng tài cho Giáo hội, với mong muốn làm sống lại một giai đoạn lịch sử mà các nhà nghiên cứu trước đây đã dày công vun đắp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Những công trình nghiên cứu về Phật giáo Nam Bộ Nguyễn Quảng Tuân, Huỳnh Lứa, Trần Hồng Liên (1994), Những ngôi chùa ở Nam Bộ, Nxb.Tp.Hồ Chí Minh. Trình bày khái quát về quá trình hình thành và phát triển của những ngôi chùa ở Nam Bộ, trong đó có chùa Lưỡng Xuyên (Long Phước Tự). Trần Hồng Liên (1996), Phật giáo Nam Bộ (từ thế kỷ 17 đến 1975), Nxb.Tp.HCM, mặc dù tác giả không nêu lên tất cả các sự kiện của Phật giáo từ thế kỷ 17 đến năm 1975, nhưng cũng phân chia các giai đoạn lịch sử để tương ứng với những bước ngoặc lớn, làm thay đổi cuộc sống xã hội và văn hóa, trong đó có Phật giáo, giúp người đọc khái quát về một chặng đường lịch sử Phật giáo. Đặc biệt có đề cập đến Phật giáo thời chấn hưng. Với sự ra đời của 2 các tổ chức hội Phật giáo, sách báo, tạp chí Phật giáo và phong trào kháng Pháp của chư tăng Nam Bộ. Trần Hồng Liên (2000), Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ Việt Nam. Từ thế kỷ XVII - 1975, tái bản lần 1, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác giả khái quát về tiến trình phát triển của lịch sử Phật giáo tại vùng đất mới, vai trò của đạo Phật trong đời sống văn hóa, xã hội của người Việt, làm rõ được tính địa phương và tính dân tộc của Phật giáo Nam Bộ. Đặc biệt tác giả nghiên cứu sâu hơn về các hình thức thờ cúng, sinh hoạt Phật giáo như nghi lễ, trang phục, kinh sách, pháp khí.. Trong đó có đề cập đến đạo Phật thời chấn hưng, tác giả nêu lên mục đích cuộc chấn hưng, nhưng làm sao chấn hưng được cả hình thức lẫn nội dung. Trần Hồng Liên (2016), Giáo dục Ni chúng ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX, Nxb. Đại học Quốc gia, Tp.Hồ Chí Minh. Nội dung bài viết, tác giả nói về quá trình hình thành và phát triển của việc giáo dục ni giới ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX, đây là giai đoạn đặc biệt có sự hình thành và phát triển của phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam. 2.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến phong trào chấn hưng Phật giáo Nói về phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, cho đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học, những tư liệu báo chí, các bài viết… với một bề dày lịch sử, trong đó có những công trình quan trọng không thể thiếu cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi như: Thích Mật Thể (1960), Việt Nam Phật giáo sử lược, Phật học viện Trung Phần ấn hành. Nội dung gồm hai phần tự luận và lịch sử. Phần tự luận có 4 chương. Lịch sử có 10 chương. Bắt đầu từ khi Phật giáo du nhập, lần lượt qua các triều đại cho đến hiện đại. Trong đó có một phần đề cập đến phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, nội dung xoáy sâu về vấn đề chấn hưng “Phật giáo hiện thời đã có phần chấn hưng, nhưng thật sự đã chấn hưng chưa?”. 3 Thích Thiện Hoa (1971), 50 năm chấn hưng Phật giáo Việt Nam, tập 1, Viện Hóa Đạo. Phần đầu khái quát quá trình Phật giáo du nhập vào Việt Nam, trải qua các triều đại phát triển, nhưng phần lớn nội dung đề cập nhiều về phong trào chấn hưng Phật giáo tại Việt Nam và sự ra đời của các Hội Phật học, các tạp chí Phật học của cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Tuy nhiên, theo tác giả, tập sách này chỉ là tài liệu sơ khởi và còn nhiều thiếu sót, nhưng đó là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho những công trình nghiên cứu sau này. Thích Minh Tuệ (biên soạn 1992), Lược sử Phật giáo Việt Nam, Thành hội Phật giáo Tp.Hồ Chí Minh ấn hành. Nội dung tác giả khái lược về Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ. Trong đó chương VI nói về phong trào chấn hưng Phật giáo với bối cảnh thời đại và đặc biệt là sự ra đời của các Hội Phật giáo 3 kỳ (thập niên 1930). Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, (tập 1,2 3), Nxb.Văn học. Tác giả khái quát về lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi thủy đến hiện đại. Góp phần làm sống lại diện mạo của sinh hoạt Phật giáo qua các thời đại. Trong chương XXVI và XXVII, nói về chấn hưng Phật giáo, những động cơ của cuộc chấn hưng, các hội Phật giáo thực hiện được những gì trong thời gian 1930 1945 và vai trò của Thiền sư Khánh Hòa với công cuộc vận động ở Nam Kỳ, đề cập đến sự ra đời của Hội Lưỡng Xuyên Phật học và Tạp chí Duy Tâm Phật học. Thích Đồng Bổn (chủ biên) (1996), Tiểu sử danh tăng Việt Nam thế kỷ XX. (Tập 1,2,3), Thành hội Phật giáo Tp.HCM. Tác giả đã biên soạn một cách đầy đủ và khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của các vị danh tăng Phật giáo Việt Nam và đặc biệt là sự cống hiến của các danh tăng trong giai đoạn chấn hưng Phật giáo. Thành hội Phật giáo Tp.Hồ Chí Minh (2001), Biên niên sử Phật giáo Gia Định - Sài Gòn Tp.Hồ Chí Minh (1600 -1992), Nxb.Tp.Hồ chí Minh. Nhóm tác giả trình bày về những biến động của xã hội tại thành phố và các tỉnh thành phía Nam gắn liền với các sự kiện lịch sử của Phật giáo. Đặc biệt, trong chương V, nói về Phật giáo Gia Định - Sài Gòn trong giai đoạn chấn 4 hưng (1926 - 1945), có đề cập đến vấn đề an cư kiết hạ tại chùa Long Phước (Trà Vinh) và ông Huỳnh Thái Cửu có một bài diễn văn đề nghị sửa đạo, và sau đó tại chùa Long Phước khai trường gia giáo, các sư tăng đem việc sửa đạo ra bàn và đề nghị Hòa thượng Khánh Hòa và Hòa thượng Huệ Quang nên thực hiện sớm lời đề nghị này. Đặng Đình Thái (2003), Chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, một số vấn đề triết học và ý nghĩa của nó, luận văn thạc sĩ triết học. Nội dung chính của luận văn chủ yếu là giới thiệu và phân tích những tư tưởng triết học Phật giáo trong giai đoạn chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam. Đặc biệt, tiếp thu quan điểm triết học của Trần văn Giàu và Nguyễn Tài Thư trong các công trình khoa học trước đó. Trần Hồng Liên (2004), Quan niệm về Đạo pháp và Dân tộc của Thích Thiện Chiếu, tạp chí Khoa học xã hội, số 6. Tác giả nêu lên những đóng góp của Sư Thiện Chiếu cho phong trào CHPG, đó chính là tư tưởng biết kết hợp hài hòa những tinh hoa trong giáo lý nhà Phật với tinh thần nhập thế đem đạo vào đời của các thiền sư Việt Nam. Tác giả đi sâu hơn về tính nhập thế của Phật giáo Việt Nam và tinh thần yêu nước của Sư Thiện Chiếu thể hiện trong suốt cuộc đời của ông. Nguyễn Đại Đồng & Nguyễn Thị Minh (2008), Phong trào chấn hưng Phật giáo (Tư liệu báo chí Việt Nam từ 1927-1938), Nxb.Tôn giáo. Đây là quyển sách tập hợp các tư liệu báo chí, tạp chí Phật học trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo ở nước ta từ những năm 1923 - 1945. Nội dung tác phẩm là những bài viết kêu gọi chấn hưng Phật giáo nước nhà trong giai đoạn suy vi nhất. Nguyễn Đại Đồng (2008), Lược khảo Báo chí Phật giáo Việt Nam (19292008), Nxb.Tôn giáo. Tác giả đã tập hợp rất nhiều những quyển sách viết về báo chí Việt Nam và tổng hợp thêm các nguồn tư liệu khác từ các chùa và Học viện Phật giáo tại thành phố Hồ Chí Minh, Huế…Trong sách có đề cập đến sự ra đời của các tờ báo Phật giáo như: Từ Bi Âm, Viên Âm, Đuốc Tuệ, Duy Tâm, 5 Nguyệt san Pháp Âm, Phật hóa Tân Thanh Niên….Trong đó có nhiều bài kêu gọi chấn hưng Phật giáo. Nguyễn Quốc Tuấn (2012), Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX, Nxb.Từ điển Bách khoa, Hà Nội. Tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo quốc tế. Với sự phân kỳ của tác giả, đã làm nổi bật các sự kiện của lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX. Đặc biệt, trong chương 2, tác giả khái quát về Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX, và một số nguyên nhân đưa đến phong trào chấn hưng Phật giáo từ những năm 1920 -1951. Trí Không (2012), Vĩnh Long Phật giáo sử lược, Nxb.Tổng Hợp, Tp.Hồ Chí Minh. Nội dung trình bày về sự hình thành và phát triển của Phật giáo Vĩnh Long, trong đó có nói về Lưỡng Xuyên Phật Học Trà Vinh năm 1934, với mục đích là chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ, mở các lớp Phật học để đào tạo Tăng tài. Hội Lưỡng Xuyên không ngừng chấn chỉnh và phát huy chân giá trị của đạo Phật trên mãnh đất này. Lê Tâm Đắc (2012), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam (1924 - 1954), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. Tác giả khái quát về sự ra đời của phong trào chấn hưng Phật giáo miền Bắc, một số nội dung cơ bản của phong trào chấn hưng Phật giáo miền Bắc và đặc điểm, vai trò của phong trào này trong giai đoạn (1924 -1954). Tuy nhiên, tác giả đặc biệt xoáy sâu về phạm vi chấn hưng ở miền Bắc, một trong ba trung tâm của phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX, đây là công việc cần thiết để làm sáng tỏ quan điểm của tác giả. Thích Như Niệm - Đinh Thu Xuân (2016) Thiện Chiếu danh sư, trí thức cách mạng 1898-1974). Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật. Tác giả đã khái quát tương đối đầy đủ về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Hòa thượng Thiện Chiếu. Đặc biệt giới thiệu nguyên bản hai cuốn sách đầu tiên là công trình dịch thuật, biên soạn của Hòa thượng Thiện Chiếu và tác phẩm cuối cùng của ông. Dương Thanh Mừng (2016), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung Việt Nam (1932 -1951), luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, 6 Đại học Sư phạm Huế. Tác giả khái quát về quá trình hình thành phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung, nội dung của phong trào chấn hưng Phật giáo miền Trung, xây dựng hệ thống tổ chức và các Hội Phật học, hình thành hệ thống Phật học đường để đào tạo tăng tài, vạch ra một chương trình đào tạo, chấn chỉnh phương pháp tu tập và sinh hoạt của tăng già. Luận án này, tác giả đi sâu hơn ở phần cách thức thờ tự, cúng cấp các lễ hội Phật giáo (cách hành lễ và nghi thức tụng niệm). Với đề tài về chấn hưng Phật giáo còn được bàn luận rất nhiều ở các cuộc hội thảo khoa học như: Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam - Viện Nghiên cứu Tôn giáo (2017), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Hòa thượng Khánh Hòa và phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam. Tổ chức ngày 20/5/2017 tại Học viện PGVN -Tp.HCM. Nội dung xoay quanh các chủ đề chính như: Hòa thượng Khánh Hòa trong phong trào chấn hưng Phật giáo và cuộc cách mạng chống Thực dân Pháp ở Bến Tre. Hai là phong trào chấn hưng Phật giáo và bài học kinh nghiệm đối với Giáo Hội Phật giáo Việt Nam hiện nay. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam - Viện Nghiên cứu Tôn giáo (2017,) Kỷ yếu hội thảo khoa học: Hòa thượng Khánh Hòa và phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam bộ và truyền thống Bến Tre. Tổ chức ngày 19/10/2017 tại Bến Tre. Nội dung chủ yếu xoay quanh các chủ đề về Hòa thượng Khánh Hòa với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam và Truyền thống lịch sử, văn hóa Phật giáo ở Bến Tre. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây được tiếp cận theo chiều lịch sử, với những đề tài khác nhau, ở những mức độ nghiên cứu khác nhau. Điểm chung của các công trình nghiên cứu này là khái quát về các sự kiện lịch sử, mốc lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của phong trào chấn hưng Phật giáo, qua cuộc đời và sự nghiệp của các vị danh tăng Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX. Đây sẽ là những tư liệu quý cho chúng tôi kế thừa khi thực hiện luận văn này. 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Chỉ ra được vai trò của chùa Long Phước và Hội Lưỡng Xuyên Phật Học trong giai đoạn chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ (1920 - 1951). Dựa trên các nghiên cứu thực tiễn, nêu lên những đặc điểm của Hội Lưỡng Xuyên Phật Học, với những đóng góp thiết thực trong việc xây dựng và phát triển Phật giáo nước nhà. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây: - Dựa trên phần tổng quan, trình bày bối cảnh xã hội Nam Kỳ trước thời kỳ chấn hưng Phật giáo, với sự ra đời của Hội Lưỡng Xuyên Phật học. Đồng thời khái quát lịch sử hình thành chùa Long Phước và Hội Lưỡng Xuyên Phật học, trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX (chương 1) - Làm rõ vai trò của Hội Lưỡng Xuyên Phật học trong giai đoạn chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ (giai đoạn 1920 -1951) (chương 2) - Những đặc điểm mà Hội Lưỡng Xuyên Phật học đã đạt được từ phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX (chƣơng 3). 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tương nghiên cứu Chùa Long Phước và Lưỡng Xuyên Phật Học Hội trong phong trào chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ. (Nêu rõ mối quan hệ giữa các chùa, các vị Hòa thượng tài đức, lãnh đạo phong trào chấn hưng Phật giáo thời bấy giờ). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Chúng tôi chọn phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study) cụ thể là chùa Long Phước và Hội Lưỡng Xuyên Phật Học, trung tâm của Phật giáo Nam Kỳ, nay thuộc đường Lê Lợi, thành phố Trà Vinh. Về thời gian: Sở dĩ chúng tôi chọn giai đoạn từ năm 1920 - 1951, vì năm 1920 ở Nam Kỳ đã bắt đầu có những cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa các vị Hòa thượng để tiến đến phong trào chấn hưng và năm 1951 là mốc lịch sử quan trọng, đánh dấu 8 sự ra đời của Tổng Hội Phật giáo Việt Nam tại chùa Từ Đàm (Huế). Cũng vào thời điểm này, Giáo hội Tăng già Nam Việt được thành lập tại chùa Ấn Quang và trở thành một tổ chức quy tụ Tăng già toàn miền Nam. 5. Lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Lý thuyết nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi sử dụng hai lý thuyết cơ bản đó là: Lý thuyết thực thể tôn giáo và lý thuyết cấu trúc chức năng. Lý thuyết thực thể Tôn giáo: dùng để chỉ toàn bộ hiện thực tôn giáo tồn tại trong lịch sử, đồng thời là một thiết chế của đời sống xã hội, chịu sự tác động từ các mối quan hệ và tương tác với các thiết chế xã hội khác. Thực thể tôn giáo được xây dựng trên ba yếu tố căn bản là: Niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo và cộng đồng tôn giáo. Áp dụng lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu của chúng tôi để tìm hiểu về vai trò chùa Long Phước và Hội Lưỡng Xuyên Phật học trong phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX. Đây chính là kim chỉ nam để người viết định hướng đúng với tôn chỉ, mục đích của đề tài và cũng là đúng với tiêu chí của ngành tôn giáo học. Lý thuyết cấu trúc chức năng do Malinowski (1884-1942) và RadcliffeBrown (1881-1955) nhà nhân học người Anh, lập nên trường phái chức năng trong Nhân học. Hai ông quan niệm về chức năng như sau: Có thể xem là hiểu được một bộ phận trong hệ thống, khi hiểu được cái cách mà nó đóng góp vào sự vận hành của hệ thống. Sự đóng góp vào việc vận hành ổn định của hệ thống được gọi là chức năng [22, tr.43]. Vận dụng lý thuyết này để tìm hiểu chức năng của phong trào chấn hưng Phật giáo, của chùa Long Phước và Lưỡng Xuyên Phật học hội, của người khởi xướng phong trào. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng một số phương pháp sau: 9 - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng trong chƣơng 1 (Tổng quan về phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ và Lưỡng Xuyên Phật Học Hội). Chƣơng 2 (Vai trò của Lưỡng Xuyên Phật Học Hội trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ, giai đoạn 1920 - 1951). Sau khi thu thập tài liệu, chúng tôi sẽ vận dụng hai phương pháp trên để phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu có liên quan đến Hội LXPH, kết hợp với việc đi thực tế, để có thêm nguồn tài liệu tham khảo phong phú, phục vụ cho việc nghiên cứu được tốt hơn. - Phương pháp nghiên cứu so sánh: Trong quá trình thực hiện, phương pháp này sẽ được vận dụng trong toàn bộ luận văn, nhằm làm bật lên vị trí, vai trò, chức năng của chùa Long Phước và Lưỡng Xuyên Phật học hội so với một số nơi khác, vùng khác, hội khác trong cả nước. - Phương pháp phỏng vấn hồi cố: thực hiện các cuộc phỏng vấn đối với những người có tuổi, am hiểu, nắm được thông tin về lịch sử, về hoạt động của chùa và của phong trào trước đây, nghe họ kể lại những vấn đề có liên quan đến đề tài. - Phương pháp nghiên cứu lịch đại: có tính chất hồi cố theo chiều dài thời gian với những đặc trưng về sinh hoạt của phong trào chấn hưng trong lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu đồng đại: là nghiên cứu trong một giai đoạn lịch sử nhất định (bối cảnh, hoàn cảnh lịch sử cụ thể) trên một vùng không gian cụ thể. Phương pháp này giúp cho tác giả có cái nhìn khái quát về không gian diễn ra các hoạt động chấn hưng trên địa bàn. Trên cơ sở đó, rút ra những điểm tương đồng và dị biệt về tính chất, hiện trạng của các hoạt động trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ, cũng như các vùng miền khác thời điểm này. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn là nguồn tư liệu khoa học, cung cấp một cách có hệ thống, góp phần làm rõ vai trò chùa Long Phước và Hội Lưỡng Xuyên Phật Học trong sự hình thành và phát triển phong trào chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ. Đây là đề tài 10 nghiên cứu có giá trị và ý nghĩa lịch sử trong giai đoạn chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ đầu thế kỷ XX. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn góp phần bổ sung những kiến thức về Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn chấn hưng, để lấp dần các khoảng trống trong lịch sử, nhằm cung cấp thêm tư liệu và bài học kinh nghiệm cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hiện tại cũng như tương lai. Từ đó bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử, để Phật giáo luôn là một tôn giáo đem lại lợi ích thiết thực cho con người và xã hội. Là nguồn tài liệu tham khảo cho Tăng ni sinh, các học giả, các nhà nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam, giai đoạn chấn hưng. Hơn nữa, tìm hiểu nghiên cứu về chùa Long Phước và Lưỡng Xuyên Phật Học Hội còn là thể hiện sự tri ân đối với những vị tiền bối hữu công suốt một đời phục vụ đạo pháp và dân tộc. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương, 7 tiết: Chương 1: Tổng quan về phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ và Lưỡng Xuyên Phật Học Hội. Chương 2: Vai trò của Lưỡng Xuyên Phật Học Hội trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ (giai đoạn 1920 - 1951). Chương 3: Một số đặc điểm của Hội Lưỡng Xuyên Phật học và bài học lịch sử. 11 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO Ở NAM KỲ VÀ LƢỠNG XUYÊN PHẬT HỌC HỘI Để tìm hiểu về chùa Long Phước và Lưỡng Xuyên Phật Học Hội trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ, giai đoạn 1920 -1951. Trước hết chúng tôi khái quát về tình hình xã hội Nam Kỳ với sự ra đời của phong trào chấn hưng Phật giáo trong giai đoạn này có những diễn biến gì? Đồng thời giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành chùa Long Phước và Hội Lưỡng Xuyên Phật học trải qua quá trình phát triển cho đến nay. 1.1. Khái quát về phong trào chấn hƣng Phật giáo ở Nam Kỳ Từ những năm thế kỷ XVI - XVIII xã hội Nam Kỳ xảy ra nhiều biến động lớn, dẫn đến cảnh thiên tai mất mùa, khiến cho cuộc sống của người dân vô cùng cơ cực, đói khổ khắp nơi, sản xuất nông nghiệp bị đình trệ. Vào khoảng năm 1732, các cuộc nội chiến xảy ra liên tục, làm ảnh hưởng không ít đến xã hội Nam Kỳ, trong đó có tỉnh Trà Vinh. Đây là vùng đất có nhiều tộc người sinh sống như: Việt, Khmer, Hoa…Họ sống theo các thôn, làng cuộc sống chủ yếu vẫn là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Vào thời điểm đó, tuy dân cư còn thưa thớt, đời sống người dân chưa phát triển nhiều, nhưng họ vẫn biết khai thác tiềm năng thiên nhiên, biết vận dụng sự linh hoạt để thích nghi với môi trường sống, nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người. Cũng trong thời gian đó (1732) “ Chúa Nguyễn Phúc Chu thiết lập đơn vị hành chính mới trên mảnh đất phía Nam Dinh Phiên Trấn đó là châu Định Viễn, Dinh Long Hồ, thuộc phủ Gia Định trong đó có vùng đất Trà Vang” [98, 39]. Từ “Trà Vang” xuất phát từ âm tiếng Khmer, phiên âm theo tiếng Pháp là Pre‟ah Trape‟ang và được Hán Việt hóa thành âm Trà Văn, về sau bị nói trại thành Trà Vang sau gọi là Trà Vinh [98, tr.8]. Khi người Pháp tổ chức các đơn vị hành chính, do có sự chuyển đổi qua lại, sáp nhập, giải thể, lập mới hoặc do dân chúng bỏ đi tỵ địa nơi khác, nên về sau số, tổng, xã, thôn có sự 12 thay đổi [114, tr.591]. Đến đời vua Minh Mạng (1832) các trấn được đổi thành tỉnh. Nam Bộ lúc bấy giờ chia thành Lục tỉnh Nam Kỳ gồm: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (Trà Vinh lúc bấy giờ thuộc tỉnh Vĩnh Long). Vào năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đầu tiên chúng nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng, sau đó tấn công thành Gia Định (1859), đánh chiếm Lục tỉnh Nam Kỳ, dần dần họ thiết lập bộ máy thống trị tại Việt Nam. Nhân dân miền Nam cũng đứng lên chống Pháp, lực lượng nghĩa quân nổi dậy từ Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng đến Châu Đốc có đến mấy vạn người “ Mở đầu là cuộc khởi nghĩa khoảng tháng 8 - 1868 ở Cù lao Minh (Bến Tre), tiếp đó cũng trong tháng 8 là cuộc khởi nghĩa ở Nam Sóc Trăng. Cuộc khởi nghĩa ở Trà Vinh khoảng cuối tháng 8 -1867 đã đánh bại trận càn của địch, vây đánh một đại đội địch ở Cầu Ngang” [18, tr.408]. Trước tình hình xã hội Nam Kỳ bị giặc Pháp chiếm đóng, cuộc sống người dân xảy ra nhiều bất ổn, điều đó ảnh hưởng không ít đến đạo Phật. Lúc bấy giờ đạo Phật bị gạt ra ngoài lề của xã hội đương thời, dù rằng: “ Khắp nước làng nào cũng có chùa thờ Phật, nhưng đó ch là dành ri ng cho phái nữ, những bà già Mỗi tháng, vào những ngày mùng một và ngày rằm, tới chùa lễ Phật, một đạo Phật thực tiễn, linh động với mục đích giác ngộ và giải thoát con người bỗng dưng trở thành thứ t n giáo ti u cực, chán đời, “m tín dị đoan”, coi Đức Phật như một Thượng Đế toàn năng một số tăng, tín đồ th lần lần đi a nguồn gốc giáo lý chính thống. Thật là bi đát ”. Nội bộ như thế thì làm gì Phật giáo không đi vào con đường suy thoái [73, tr.474]. Mặt khác, Pháp hết lòng ủng hộ giúp đở Thiên Chúa giáo, kỳ thị ch n p Phật giáo, không cho phát triển, gây khó khăn về mọi hoạt động của Phật giáo. Như việc kiểm tra tăng chúng, việc dựng chùa phải có giấy ph p, phá hoại các di tích của Phật giáo, một số ngôi chùa rơi vào cảnh điêu tàn, hoang phế, chỉ trong thời gian từ 1860 - 1865 “ Nhiều ngôi chùa cổ ở Gia Định đã bị Pháp xâm chiếm, đập phá và sử dụng để làm phòng tuyến, đồn bót. Số Sư tăng phải trốn bắt lính Kinh sách quý bị thất lạc Một số Sư tăng âm thầm tham gia kháng 13 chiến” [60, tr.41]. Đây là giai đoạn Phật giáo trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ có mầm móng suy thoái và có sự chuyển biến lớn về mọi mặt sinh hoạt của đời sống. Vào những thập niên cuối của thế kỷ XVIII, diễn ra cuộc chiến giữa quân Tây Sơn và Nguyễn Ánh làm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, chính tri, văn hóa, xã hội của người dân Nam Kỳ, hơn nữa là họ rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp. Về chính trị, họ thực hiện chính sách cai trị thực dân, tước bỏ mọi quyền hành của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, chia đất nước Việt Nam thành ba kỳ là: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp. Với chính sách thâm độc chúng cấu kết với giai cấp địa chủ nhằm bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với người dân Việt Nam. Về kinh tế, thực hiện chính sách tước đoạt ruộng đất của nhân dân để lập đồn điền, xây dựng một số cơ sở công nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng hệ thống đường giao thông….để phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Từ đó, dẫn đến hậu quả là nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào nền tư bản Pháp. Về văn hóa, chúng ra chính sách giáo dục thực dân, nhằm duy trì các hủ tục lạc hậu, nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam cũng bị Pháp phá hủy, các tăng sĩ thì ít học, nên không thể truyền bá Phật pháp rộng rãi trong quần chúng, làm cho Phật giáo ngày càng xuống dốc. Trước tình hình xã hội Việt Nam xảy ra nhiều biến động, sự tái chiếm đóng của thực dân Pháp tại Nam Kỳ đã làm ảnh hưởng không ít đến các ngôi chùa ở Nam Bộ, trong đó, chùa Long Phước (Trà Vinh) là ngôi chùa bị Pháp trực tiếp chiếm đóng. Từ những nguyên nhân trên đã tạo điều kiện cho các tôn giáo mới xuất hiện như: Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Cao Đài, Hòa Hảo, Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội…Sự có mặt của các tôn giáo này làm cho Phật giáo Việt Nam mất đi vai trò và vị thế trong xã hội. Đó là giai đoạn manh nha trong bản thân Phật giáo, trong tâm tư của các tăng sĩ hết lòng vì đạo pháp và dân tộc. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan