Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chữa lỗi chính tả cho học sinh tiểu học thông qua các bài tập làm văn viết lớp 4...

Tài liệu Chữa lỗi chính tả cho học sinh tiểu học thông qua các bài tập làm văn viết lớp 4, lớp 5 (2014)

.PDF
76
274
109

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÀO THỊ HƢỜNG CHỮA LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT LỚP 4, LỚP 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ LAN ANH HÀ NỘI - 2014 Lêi c¶m ¬n Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khóa luận này tôi không khỏi lúng túng và bỡ ngỡ. Nhưng dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của TS. Lê Thị Lan Anh, tôi đã từng bước tiến hành và hoàn thành khóa luận với đề tài: “Chữa lỗi chính tả cho học sinh tiểu học thông qua các bài tập làm văn viết lớp 4, lớp 5”. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Lê Thị Lan Anh, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn và các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Đào Thị Hường Lêi cam ®oan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, căn cứ, kết quả có trong khóa luận là trung thực. Đề tài này chưa được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác. Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Đào Thị Hường DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT NXB : Nhà xuất bản THĐX : Tiểu học Đồng Xuân THSL : Tiểu học Song Lãng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 4 4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 4 5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4 7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5 8. Cấu trúc khóa luận .................................................................................. 5 Chƣơng 1. Cơ sở lý luận ................................................................................ 6 1.1. Khái niệm về chính tả và một số đặc điểm của chính tả ....................... 6 1.1.1. Khái niệm .................................................................................... 6 1.1.2. Đặc điểm của chính tả ................................................................. 6 1.2. Căn cứ để viết đúng chính tả ................................................................ 7 1.2.1. Căn cứ ngữ âm học ..................................................................... 7 1.2.2. Căn cứ ngữ nghĩa ........................................................................ 8 1.2.3. Căn cứ quy tắc (truyền thống) .................................................... 8 1.3. Những quy định về viết chính tả ........................................................... 9 1.3.1. Quy định về viết hoa tên riêng .................................................. 10 1.3.2. Quy định về viết các âm ............................................................ 12 1.3.3. Quy định về thanh điệu ............................................................. 18 1.4. Khái niệm về lỗi chính tả và những loại lỗi chính tả thường gặp ....... 18 1.4.1. Khái niệm lỗi chính tả ............................................................... 18 1.4.2. Những loại lỗi chính tả thường gặp .......................................... 19 1.5. Khái niệm Tập làm văn và các kiểu bài Tập làm văn viết ở lớp 4, lớp 5. . 21 1.5.1. Khái niệm Tập làm văn ............................................................. 21 1.5.2. Các kiểu bài bài Tập làm văn viết ở lớp 4, lớp 5 ........................ 21 1.6. Phân môn Chính tả ở tiểu học ............................................................ 22 1.6.1. Mục tiêu của phân môn Chính tả .............................................. 22 1.6.2. Nhiệm vụ của phân môn Chính tả ............................................ 23 1.6.3. Nội dung phân môn Chính tả ở lớp 4, lớp 5. ............................. 23 Chƣơng 2. Thực trạng lỗi chính tả trong các bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4, lớp 5............................................................................................. 29 2.1. Mục đích điều tra ............................................................................... 29 2.2. Địa điểm điều tra ................................................................................ 29 2.3. Phương pháp điều tra ......................................................................... 29 2.4. Cách thức điều tra ............................................................................... 29 2.5. Kết quả điều tra .................................................................................. 30 2.5.1. Thống kê và phân loại lỗi chính tả trong các bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4, lớp 5. ........................................................... 30 2.5.2. Nhận xét và đánh giá thực trạng mắc lỗi chính tả thông qua các bài tập làm văn viết của học sinh lớp 4, lớp 5. ......................... 33 Chƣơng 3. Một số biện pháp chữa lỗi chính tả cho học sinh tiểu học thông qua các bài Tập làm văn viết lớp 4, lớp 5. ................................................ 40 3.1. Nguyên nhân gây ra lỗi chính tả trong các bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4, lớp 5...................................................................................... 40 3.1.1. Nguyên nhân chung .................................................................. 40 3.1.2. Nguyên nhân gây ra lỗi chính tả trong các bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4, lớp 5. ................................................................ 41 3.2. Cách chữa các loại lỗi chính tả trong các bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4, lớp 5 ..................................................................................... 45 3.2.1. Cách chữa lỗi chính tả về âm .................................................... 45 3.2.2. Cách chữa lỗi chính tả về vần ................................................... 47 3.2.3. Cách chữa lỗi chính tả về thanh điệu ........................................ 47 3.2.4. Cách chữa lỗi sai về viết hoa .................................................... 49 3.3. Một số biện pháp chữa lỗi chính tả trong các bài Tập làm văn viết cho học sinh lớp 4, lớp 5. ........................................................................... 49 3.3.1. Biện pháp chung ....................................................................... 49 3.3.2. Biện pháp cụ thể ........................................................................ 51 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 65 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 66 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cấp tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, nền tảng có vững chắc thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu trúc bền vững và phát triển hài hòa. Giáo dục tiểu học tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu quan trọng nhất cho người công dân, người lao động tương lai. Đó là những con người phát triển toàn diện, có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, chủ động và sáng tạo. Đáp ứng yêu cầu của giáo dục, các môn học ở tiểu học dần chú trọng hình thành rèn luyện cho học sinh các kĩ năng học tập. Cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt chú trọng hình thành, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt để phục vụ cho hoạt động học tập và giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày. Một trong những phân môn quan trọng của Tiếng Việt đó là phân môn Chính tả, nhằm củng cố cho các em những quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết, làm cho các em nắm vững các quy tắc đó và hình thành kĩ năng viết, thông thạo tiếng Việt. Ở Tiểu học hiện nay chương trình Tiếng Việt nói chung và chương trình phân môn Chính tả nói riêng đã có nhiều đổi mới rõ rệt so với trước. Chương trình Chính tả đã hướng đến dạy cho học sinh những tri thức và kĩ năng chính tả, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức viết vào hoạt động giao tiếp. Chương trình Chính tả không chỉ củng cố, hoàn thành tri thức cơ bản về hệ thống quy tắc chuẩn, thống nhất chính tả tiếng Việt, trang bị cho học sinh một công cụ quan trọng để học tập và giao tiếp mà còn phát triển tư duy ngôn ngữ và phát triển tư duy khoa học. Ngay từ đầu tiểu học, trẻ đã cần 1 phải học phân môn Chính tả một cách khoa học để có thể sử dụng công cụ này suốt những năm tháng trong thời kỳ học tập ở nhà trường cũng như suốt cả cuộc đời. Phân môn Chính tả trong nhà trường giúp học sinh hình thành năng lực thói quen viết chính tả, nói rộng hơn là thói quen viết đúng Tiếng Việt văn hóa, Tiếng Việt chuẩn mực. Vì vậy, chương trình Chính tả đã được xây dựng ngay từ cấp Tiểu học. Nhưng trên thực tế ở Việt Nam, hiện tượng học sinh viết sai chính tả vẫn là khá phổ biến. Kĩ năng viết chính tả của học sinh được thể hiện nhiều nhất, rõ ràng nhất và cụ thể nhất trong các bài văn viết của học sinh. Tuy nhiên, trong thực tế khi viết văn học sinh vẫn mắc không ít lỗi chính tả. Để những bài Tập làm văn viết của học sinh ít gặp lỗi chính tả thì việc nghiên cứu các lỗi chính tả của học sinh, xác định được khó khăn mà học sinh gặp phải là rất cần thiết. Công việc này giúp chúng tôi rất nhiều trong việc tìm ra cách hạn chế các lỗi chính tả của học sinh đồng thời có hướng dạy học Chính tả cho các em phù hợp và có hiệu quả hơn. Chúng tôi mong muốn thông qua tìm hiểu thực trạng lỗi chính tả của các em, đưa ra cách chữa và các biện pháp giúp các em viết đúng chính tả sẽ đem lại cho chúng tôi những kinh nghiệm quý báu phục vụ cho việc giảng dạy sau này. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu đề tài: “Chữa lỗi chính tả cho học sinh tiểu học thông qua các bài Tập làm văn viết lớp 4, lớp 5”. 2. Lịch sử vấn đề Từ lâu chính tả tiếng Việt đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Năm 1976, tác giả Hoàng Phê trong cuốn Tạp chí ngôn ngữ số 1 đã đưa ra một số nguyên tắc giải quyết vấn đề chuẩn hóa chính tả. Tác giả cho rằng hiện nay chúng ta đang cần phải: xác định chuẩn chính tả đối với một số âm 2 tiết mà chính tả chưa nhất trí, quy định cách viết các từ nhiều âm tiết, quy định cách dùng chữ hoa, cách viết các âm riêng nhiều âm tiết, kể cả cách phiên âm tiếng nước ngoài. Năm 1997, tác giả Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) trong cuốn Tiếng Việt thực hành [13], tác giả đề cập đến vấn đề tìm hiểu quy tắc viết hoa và quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài. Đặc biệt tác giả bàn kĩ về lỗi chính tả mà học sinh thường mắc phải, tác giả phân loại lỗi chính tả thành: các lỗi về thanh điệu, các lỗi về vần và các lỗi về phụ âm đầu. Trên cơ sở phát hiện ra các lỗi tác giả đưa ra cách khắc phục chung và giới thiệu một vài mẹo giúp giải quyết phần nào những lỗi đó. Đến năm 1998, tác giả Phan Thiều trong cuốn Rèn luyện ngôn ngữ [10] khi nghiên cứu về chính tả đã dành gần 100 trang để bàn về vấn đề luyện chính tả, đưa ra một loạt bài tập chính tả phân biệt và một số quy định về chính tả. Đặc biệt, tác giả đã tìm hiểu chính tả là gì và đặc điểm chính tả tiếng Việt, từ đó đưa ra ba căn cứ để viết đúng chính tả: căn cứ ngữ âm, căn cứ ngữ nghĩa, căn cứ quy tắc. Trong những năm gần đây, vấn đề chính tả được nhiều người quan tâm hơn. Hai tác giả Hoàng Trung Thông - Đỗ Xuân Thảo trong cuốn Dạy học chính tả ở Tiểu học [11] đã nghiên cứu một vấn đề quan trọng của chính tả đó là mẹo luật chính tả theo quy tắc ngữ nghĩa và thói quen. Đồng thời, tác giả cũng bàn về vấn đề kĩ năng chính tả bao gồm: kĩ năng chính tả các từ hay âm tiết có bộ phận âm đầu, kĩ năng chính tả các từ hay âm tiết có âm cuối là phụ âm, kĩ năng chính tả âm chính. Năm 2006, tác giả Hoàng Anh viết cuốn Sổ tay chính tả [1] khi nghiên cứu về những cặp tiếng tiêu biểu với ch/tr, d/r/gi, l/n, s/x tác giả đã đưa ra một số mẹo luật để phân biệt chúng. Ngoài ra, tác giả còn dành hẳn phần phụ lục để nghiên cứu về một số quy tắc kết hợp chính tả tiếng Việt, mẹo giúp khắc phục 3 nhầm lẫn thanh hỏi (?) với thanh ngã (~), mẹo khắc phục các lỗi về vần và quy tắc đơn giản để đánh dấu thanh điệu. Đến năm 2007, tác giả Nguyễn Thị Ly Kha viết cuốn Dùng từ, viết câu và soạn thảo văn bản [5]. Tác giả đã đề cập đến quy tắc viết chính tả tiếng Việt, cách chữa lỗi thông thường về chính tả và cách quy định tạm thời về cách viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa. Gần đây nhất, năm 2009, nhà nghiên cứu ngôn ngữ tác giả Phan Ngọc đã viết cuốn Mẹo chữa lỗi chính tả [8]. Tác giả đã nghiên cứu về nguyên tắc dạy mẹo chính tả, tìm hiểu về cấu tạo âm tiết tiếng Việt, cách phân biệt từ Hán Việt, một số mẹo phân biệt chính tả và các dạng bài tập chính tả. Trong tất cả các cuốn sách, các tác giả đã đề cập và nghiên cứu rất sâu sắc. Tuy nhiên chưa có tác giả nào nghiên cứu sâu về việc chữa lỗi chính tả cho học sinh tiểu học thông qua các bài tập làm văn viết lớp 4, lớp 5. 3. Mục đích nghiên cứu Chữa lỗi chính tả cho học sinh tiểu học thông qua các bài tập làm văn viết lớp 4, lớp 5. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Lỗi chính tả trong các bài Tập làm văn viết của học sinh khối lớp 4, lớp 5 và các biện pháp chữa lỗi chính tả đó. 5. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng kĩ năng viết chính tả trong các bài tập làm văn viết của học sinh khối 4, khối 5 của hai trường tiểu học: - Trường Tiểu học Song Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. - Trường Tiểu học Đồng Xuân, phường Đồng Xuân, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Những vấn đề lí luận về chính tả và lỗi chính tả. 4 - Thực trạng lỗi chính tả trong các bài tập làm văn viết của học sinh lớp 4, lớp 5. - Nguyên nhân và biện pháp chữa lỗi chính tả. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này đó là: - Phương pháp quan sát - Phương pháp phân tích - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp thống kê toán học 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung của khóa luận gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Thực trạng lỗi chính tả trong các bài tập làm văn viết của học sinh lớp 4, lớp 5 Chương 3: Một số biện pháp chữa lỗi chính tả cho học sinh tiểu học thông qua các bài tập làm văn viết lớp 4, lớp 5 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái niệm về chính tả và một số đặc điểm của chính tả 1.1.1. Khái niệm Trong cuốn Dạy học chính tả ở Tiểu học (2003) hai tác giả Hoàng Trung Thông và Đỗ Xuân Thảo đã đưa ra định nghĩa về chính tả trong một số từ điển “Chính tả là cách viết đúng phù hợp với chuẩn và những quy tắc về cách chuyển lời nói sang dạng viết”.[11, tr.5] Trong cuốn Hỏi - đáp dạy học Tiếng Việt lớp 2, tác giả Nguyễn Minh Thuyết đã đưa ra khái niệm về chính tả như sau: “Chính tả là những quy định về cách viết đúng các từ ngữ, viết đúng tên người, tên địa lý, tên cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các từ phiên âm nước ngoài và dấu câu”. [12, tr.5] Tuy nhiên, tác giả Phan Thiều trong cuốn Rèn luyện ngôn ngữ (1998) đã đưa ra định nghĩa về chính tả một cách khái quát, đầy đủ, sâu sắc và toàn diện: “ Chính tả là những quy định mang tính xã hội cao, được mọi người trong cộng đồng xã hội chấp nhận, mọi người tuân thủ” [10, tr54]. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng khái niệm của Phan Thiều trong cuốn Rèn luyện ngôn ngữ - Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1998 để tiến hành nghiên cứu. 1.1.2. Đặc điểm của chính tả Trong cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1997 của nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến chính tả tiếng Việt có ba đặc điểm cơ bản sau: - Tính chất bắt buộc: Đặc điểm này yêu cầu người viết bao giờ cũng phải viết đúng chính tả. Chữ viết có thể chưa hợp lý nhưng đã được thừa nhận là chính tả thì người cầm bút tuyệt đối không được phép tự ý viết khác đi, trong chính tả không có sự phân biệt hợp lý - không hợp lý, hay - dở mà chỉ 6 có sự đúng - sai, có lỗi - không có lỗi. Trong chính tả yêu cầu cao nhất là cách viết thống nhất trong văn bản, mọi người và mọi địa phương. - Chuẩn chính tả có tính chất cố hữu: Đó là sự tồn tại lâu đời mà không có sự thay đổi. Sự tồn tại hàng thế kỉ tại cho nó sự “bất di, bất dịch”. - Ngôn ngữ phát triển chính tả không thể giữ được tính chất “cố định”. Điều này có nghĩa là: bên cạnh cái được coi là chuẩn mực thì lại có cách viết tồn tại song song với nó được gọi là hiện tượng “song tồn” chính tả. 1.2. Căn cứ để viết đúng chính tả Để viết đúng chính tả chúng ta có thể có ba loại căn cứ: căn cứ ngữ âm học, căn cứ ngữ nghĩa và căn cứ quy tắc. 1.2.1. Căn cứ ngữ âm học Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm, đảm bảo tương đối đầy đủ quan hệ 1:1 giữa âm và chữ, tức là cách viết của từ phải thể hiện đúng âm hưởng của từ, phát âm như thế nào thì viết như thế, đọc và viết thống nhất với nhau. Tuy nhiên quan hệ âm - chữ có lúc không rõ ràng. Điều đó xảy ra ở những trường hợp đồng âm khác chữ tức là nói (đọc) như nhau nhưng viết khác nhau. Trong tiếng Việt có ba kiểu đồng âm khác chữ: - Kiểu do sự bất hợp lí của chữ viết tạo nên Ví dụ: /k/ có ba con chữ thể hiện là c, k, q - Kiểu do biến đổi lịch sử trong hệ thống ngữ âm chuẩn Ví dụ: /z/ có hai con chữ thể hiện là d, gi - Kiểu do khác biệt giữa cách phát âm phương ngữ, đọc không phân biệt tạo nên hiện tượng đồng âm với các phát âm chuẩn, đọc có phân biệt, dẫn đến cách viết chữ khác nhau. Ví dụ: tiếng miền Bắc không phân biệt s/x như ngôn ngữ chuẩn, ứng với quy định của chính tả. Như vậy, lúc này ta cần phải dựa vào nghĩa hoặc các quy tắc chính tả để xác định cách viết đúng. 7 1.2.2. Căn cứ ngữ nghĩa Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng trong thực tế muốn viết đúng chính tả thì điều quan trọng là cần phải hiểu nghĩa của từ. Đây là một trong những cơ sở giúp người học viết đúng chính tả. Ví dụ: Trường hợp từ có hình thức ngữ âm là trung hay chung thì phải phân biệt được nghĩa của hai từ này. Với nghĩa “ở giữa, ở trong” (trung tâm hay tập trung)… (trung bình); hết lòng với nước, với người (trung hiếu, trung thành, trung quân); còn với “chung” nghĩa là “không riêng, chung” (chung sống) hay “cuối cùng” (chung thủy, chung kết). Vì thế có thể kết luận rằng chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ nghĩa. 1.2.3. Căn cứ quy tắc (truyền thống) Để viết đúng chính tả chúng ta cần vận dụng có ý thức những quy tắc làm căn cứ để có thể viết đúng tất cả các từ (các chữ) nằm trong phạm vi quy tắc không cần nhớ từng chữ một mà vẫn có thể viết đúng. Những quy tắc này được sử dụng thường xuyên trở thành thói quen. Ví dụ: + Khi viết trước các phiên âm: e, ê, i… Âm “cờ” viết là k Âm “gờ” viết là gh Âm “ngờ” viết là ngh + Khi viết trước các âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u… Âm “cờ” viết là c Âm “gờ” viết là g Âm “ngờ” viết là ng + Khi đứng trước một âm đệm (âm đệm viết là “u”) thì âm “cờ” viết là q Ví dụ: Quy tắc hỏi - ngã mà Nguyễn Đình đã nêu thành “luật hỏi ngã” cách đây trên 40 năm. Quy tắc này nói gọn lại chỉ gồm 6 tiếng cần ghi nhớ là: 8 Huyền - ngã - nặng Sắc - không - hỏi Quy tắc này có nghĩa là gặp một chữ không biết nên viết dấu hỏi hay dấu ngã thì hãy tạo một từ láy âm, nếu chữ láy lại viết với dấu huyền, dấu ngã hoặc dấu nặng thì chữ được xét sẽ viết dấu ngã. Ngược lại, nếu chữ láy viết với dấu sắc, dấu hỏi hoặc không dấu thì chữ đang xét phải viết với dấu hỏi. So sánh nghĩ ngợi (ngợi dấu nặng thì nghĩ phải viết dấu ngã), nghỉ ngơi (ngơi không dấu thì nghỉ phải viết dấu hỏi). Nắm được các quy tắc chính tả đó người viết sẽ có những chỗ dựa khách quan để xác định cách viết đúng chính tả những trường hợp mình còn lúng túng. 1.3. Những quy định về viết chính tả Những quy định về chính tả do Bộ Giáo dục ban hành như sau: + Một số quy định chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục Việt Nam nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo (Thứ trưởng Vũ Thuần Nho ký) ban hành ngày 30 tháng 4 năm 1980. + Quyết định số 240/QĐ - Quy định về chính tả và thuật ngữ Tiếng Việt của Bộ Giáo dục (do Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình ký) ban hành ngày 5 tháng 3 năm 2004. + Quy định tạm thời về viết hoa, tên riêng, trong sách giáo khoa - ban hành theo quyết định số 07/2003QĐ - BGD và ĐT ban hành ngày 13/03/2007 (do Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai ký). Đây là bản quy định đầy đủ nhất và mới nhất theo: Nghị quyết số 86/2002 NQ - CP - 05/11/2002 của Chính phủ về chức năng và quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của các cơ quan ngang Bộ. Theo đề nghị của Vụ trưởng vụ giáo dục Tiểu học và Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục. 9 Trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi chọn và trích dẫn theo quy định tạm thời về cách viết trong sách giáo khoa (ban hành theo quy định số 07/2003/QĐ - BGD và ĐT). 1.3.1. Quy định về viết hoa tên riêng 1.3.1.1. Quy định về viết hoa tên riêng Việt Nam 1) Tên người: Viết hoa chữ cái đầu các âm tiết: Trần Quốc Toản, Đinh Bộ Lĩnh,… * Chú ý: Tên danh nhân và nhân vật lịch sử cấu tạo bằng cách tập hợp bộ phận tên cụ thể cũng được gọi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc tên người: Bà Trưng, Bà Triệu, Ông Gióng… 2) Tên địa lý: Viết hoa chữ cái đầu các âm tiết: Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng,… * Chú ý: Tên địa lý được cấu tạo bởi danh từ chỉ hướng hoặc bằng cách kết hợp với bộ phận vốn là danh từ chung, danh từ chỉ hướng với bộ phận tên cụ thể cũng được coi là danh từ tên địa lý và viết hoa theo quy tắc địa lý: Trường Sơn Tây, Đông Bắc, Tây Nam… 3) Tên dân tộc: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết: Kinh, Tày, Nùng,… 4) Tên người, tên địa lý, và tên các dân tộc Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số anh em có cấu tạo các âm tiết (các âm tiết đọc liền nhau). Đối với bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết: Ba - na, Ê - đê,… 5) Tên các cơ quan tổ chức đoàn thể: Viết hoa chữ cái của âm tiết đầu tiên và các âm tiết của các bộ phận cấu thành tên riêng. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Ủy viên ban thường vụ Quốc hội Bộ Giáo dục và Đào tạo 10 Trường Tiểu học Đồng Xuân 6) Các cụm từ chỉ sự vật, con vật dùng làm tên riêng của nhân vật: Viết hoa chữ cái của âm tiết tạo thành tên riêng: (chú) Chuột, (cô) Chào Mào, (ông) Mặt Trời, (cô) Chổi Rơm,… 1.3.1.2. Cách viết hoa tên của người nước ngoài 1) Tên người, tên địa lý - Trường hợp phiên âm qua âm Hán - Việt: Viết hoa theo quy tắc tên người, tên địa lý Việt Nam: Mao Trạch Đông, Nhật Bản,… - Trường hợp không phiên âm qua âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp theo cách đọc). Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng: viết hoa chữ cái đầu, có gạch nối giữa các âm tiết: Vơ - la đi - mia I - rich Lê nin,… 2) Tên các cơ quan, tổ chức nước ngoài: - Theo trường hợp dịch nghĩa: Viết theo quy tắc các cơ quan, tổ chức Việt Nam: Viện khoa học giáo dục Bắc Kinh, Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Mát - xcơ - va,… - Trường hợp viết tắt: Viết nguyên dạng viết tắt, tùy theo từng trường hợp có thể ghi tên dịch nghĩa hay ghi tên nguyên dạng không viết tắt: WB (Ngân hàng Thế giới) hay WB (Wold Bank),… 1.3.1.3. Những quy tắc khác 1) Chức danh, chức vụ, danh hiệu, giải thưởng - Những từ biểu thị chức danh, chức vụ thông thường được viết hoa chữ cái đầu tiên khi từ ngữ chỉ chức danh, chức vụ để tỏ lòng kính trọng: Thủ tướng, Giáo sư, Chủ tịch, Hiệu trưởng,… - Những từ biểu thị cho tên danh hiệu, giải thưởng thì viết viết hoa chữ cái đầu tiên biểu thị cho tính chất riêng biệt của tên: Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú,… 11 2) Về tên các tác phẩm, sách báo, tuyên truyền, bài thơ, bức tranh, bản nhạc, hay bài hát Khi viết tên các tác phẩm hay trích dẫn các câu viết thì viết hoa chữ cái đầu tiên: Truyện Kiều, Tiếng hát con tàu,… 3) Tên các ngày lễ, các phong trào, ngày lễ kỉ niệm Viết hoa tất cả chữ cái đầu biểu thị cho tính chất riêng biệt của ngày lễ: Ngày Thương binh Liệt sĩ, Ngày Quốc tế Thiếu nhi, Ngày Quốc khánh,… 4) Viết về ngày, tháng, năm trong các văn bản hành chính Viết đầy đủ ngày 1 đến 9 và tháng 1 tháng 2 thì phải viết thêm số “0” vào trước. Các văn bản hành chính ghi ngày, tháng, năm không được viết tắt bằng dấu gạch nối hay gạch xiên. Chẳng hạn Vĩnh Phúc ngày 18 tháng 02 năm 2014. Những trường hợp còn lại có thể viết tắt các chữ ngày, tháng, năm bằng dấu gạch nối hay dấu gạch xiên: ngày 03 - 4 - 2014 hay 14/5/1992. 5) Các chữ đầu câu, đầu dòng thơ phải viết hoa Ví dụ: + Những cánh đồng thơm mát. + Những ngả đường bát ngát. + Những dòng sông đỏ nặng phù sa… + Quả nhiên, hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. 6) Quy tắc viết tắt: Chữ viết tắt thay thế cho từ ngữ gốc gồm tất cả các chữ cái đầu của từ ngữ gốc, được viết in hoa và viết thành một khối: danh từ viết thành DT, chủ ngữ viết thành CN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 viết thành ĐHSPHN2,… 1.3.2. Quy định về viết các âm 12 Các chữ biểu thị các phần của âm tiết (gồm có: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối) và được sắp xếp theo cấu trúc sau: Âm tiếng Việt viết ở dạng đầy đủ gồm 5 thành tố: Thanh điệu (1) Vần Âm đầu Âm đệm (2) (3) Âm chính Âm cuối (4) (5) Mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt Chữ cái tiếng Việt có sự tương ứng một đối một giữa âm và kí hiệu biểu thị những trường hợp không có sự tương ứng một đối một giữa âm và kí hiệu có nhiều nguyên do trong đó có cả nguyên do về lịch sử hình thành chữ viết. Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi chỉ dừng lại ở phạm vi nêu các âm và các kí hiệu tương ứng cho từng trường hợp. 1.3.2.1. Quy định về âm đầu Nói chung mỗi âm vị là âm đầu thì thể hiện bằng một con chữ nhưng có một âm được thể hiện bằng hai, ba con chữ. Bảng âm và chữ cái ghi âm đầu Âm Chữ Ví dụ Âm Chữ Ví dụ /b/ b bác, bạn /f/ ph phải /t/ t tai /v/ v vui /t’/ th thấy /s/ x xin /d/ đ đau d da /tr/ tr trong gi giống /c/ ch cháu g gì /k/ k kéo s son /z/ / / 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng