Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chùa candaransi trong đời sống văn hóa xã hội của người khmer ở thành phố hồ c...

Tài liệu Chùa candaransi trong đời sống văn hóa xã hội của người khmer ở thành phố hồ chí minh

.PDF
171
146
91

Mô tả:

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG 1 9 KHMER VÀ CHÙA CANDARAṄSĪ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1. Cơ sở lý luận 9 1.2. Tổng quan về cộng đồng Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh 12 1.3. Tổng quan về chùa Candaraṅ sī ở thành phố Hồ Chí Minh 24 Chƣơng 2: CHÙA CANDARAṄSĪ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA 35 CỦA NGƢỜI KHMER Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Chùa là nơi sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng 35 2.2. Chùa là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng 42 2.3. Chùa là nơi lưu giữ văn hóa cộng đồng tôn giáo 55 Chƣơng 3: CHÙA CANDARAṄSĪ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA 60 NGƢỜI KHMER Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Chùa là trung tâm cố kết cộng đồng 60 3.2. Chùa là trung tâm giáo dục cộng đồng 63 3.3. Chùa là trung tâm hoạt động từ thiện cộng đồng 68 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 74 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phật giáo là một tôn giáo lớn, có sức ảnh hưởng rộng rãi, đặc biệt là ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Với triết lý nhân sinh, nhằm hướng con người đến việc giải thoát khỏi cái khổ, hướng đến chân - thiện - mỹ, sống đùm bọc, hòa thuận và yêu thương nhau, đạo Phật thực sự là chỗ dựa tinh thần cho một bộ phận đông đảo quần chúng trong xã hội. Đặc biệt là với người Khmer đến sinh cơ lập nghiệp trên đất thành phố Hồ Chí Minh, trước những bỡ ngỡ, xa lạ, và gặp nhiều khó khăn ở vùng đất mới. Cũng chính vì vậy mà đạo Phật đã bám sâu vào trong đời sống tâm linh và có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Khmer. Từ xưa, thành phố Hồ Chí Minh đã được xem là trung tâm thương cảng lớn và thu hút nhiều cư dân di cư đến an cư lập nghiệp tại đây. Ngày nay, thành phố Hồ Chí Minh phát triển vượt bật, là đầu tàu kinh tế của cả nước, là nơi hội tụ đủ sắc màu văn hóa của nhiều tộc người, trong đó có người Khmer theo Phật giáo Nam tông là một trong những ví dụ tiêu biểu. Từ nhiều thế kỷ qua, Phật giáo Nam tông Khmer đã ăn sâu, bám rễ vào trong tâm thức làm cho đời sống tin thần của người Khmer ở thành phố thêm phong phú, đa dạng. Tại thành phố Hồ Chí Minh có hai ngôi chùa Nam tông Khmer là chùa Candaraṅ sī, phường 7, quận 3 và chùa Pothivong, phường 10, quận Tân Bình được xem là trung tâm tín ngưỡng - tôn giáo, văn hóa - xã hội của người Khmer tại đây. Nhưng chùa Candaraṅ sī đa số thu hút tín đồ người Khmer đông nhất. Hầu như tất cả các lễ hội dân gian, lễ hội lớn nhỏ mang màu sắc Phật giáo đều được tổ chức ở chùa. Mỗi lễ hội đều có nhiều tín đồ người Khmer tham gia và kể cả người Kinh, người Hoa và người Chăm. Trong xu thế hội nhập và phát triển, sự dung hòa của các nền văn hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ. Cho nên, việc nghiên cứu quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo vào vùng dân tộc Khmer không thể tách rời việc nghiên cứu 1 vai trò của chùa đối với đời sống văn hóa - xã hội trong cộng đồng dân tộc. Do đó, tôi chọn đề tài “Chùa Candaraṅ sī trong đời sống văn hóa - xã hội của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học, với mong muốn hiểu sâu vai trò của chùa đối với đời sống tâm linh, văn hóa - xã hội của đồng bào, và hiểu đầy đủ hơn về ảnh hưởng của chùa trong đời sống tinh thần của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh; mặc khác, giúp hiểu đúng thực trạng của ngôi chùa Khmer hiện nay, để có cơ sở định hướng và phát huy vai trò của ngôi chùa đối với cộng đồng dân tộc trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Những năm gần đây, có những công trình nghiên cứu về người Khmer và có những công trình viết về chùa Khmer, ta có thể kể một số công trình tiêu biểu như sau: - Trần Thanh Pôn (2006), Ngôi chùa Khmer và sự hình thành bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Khoa học xã hội. Bài viết này tác giả trình bài tương đối rõ về sinh hoạt văn hóa, nghi lễ tu hành, phong tục tập quán, các ngày lễ hội và tín ngưỡng - tôn giáo của người Khmer ở chùa. Qua đó tác giả cũng đề cập đến sự ảnh hưởng của ngôi chùa đối với việc bảo vệ, phát huy môi trường sinh thái trong xã hội của các cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung và tộc người Khmer nói riêng. - Thái Văn Chải và Trần Thanh Pôn (1998), Người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh và mối quan hệ với bên ngoài, tác giả đề cập đến hoạt động tôn giáo, văn hóa - xã hội của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời tác giả cũng đề cập đến nhiều lĩnh vực về lịch sử, đời sống, văn hóa - xã hội, và nhận thức khá rõ về người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh. - Nguyễn Xuân Hậu (2000 - 2004), Tìm hiểu sinh hoạt Phật giáo Khmer tại thành phố Hồ Chí Minh, với công trình này tác giả khái quát toàn cảnh sinh hoạt của Phật giáo Khmer tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó tác giả cũng nhấn 2 mạnh vai trò của chư Tăng và chùa đối với văn hóa cộng đồng của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh. - Lâm Thạch Sơn (1977), Ngôi chùa trong đời sống văn hóa của người Khmer tỉnh Sóc Trăng. Tác giả phân tích vai trò của ngôi chùa trong đời sống văn hóa của người Khmer, qua đó cho thấy sự gắn bó, hòa quyện giữa đời sống vật chất, tinh thần với tôn giáo của người Khmer ở Sóc Trăng. Tuy phạm vị nghiên cứu là tỉnh Sóc Trăng, nhưng luận văn cũng phản ánh được những nét chung, tương đồng về vai trò của ngôi chùa trong đời sống văn hóa của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long nói chung. - Thạch Voi (1988), Tìm hiểu vốn văn hóa tộc người Khmer Nam bộ, Nxb Tổng hợp Hậu Giang. Tác giả trình bày một cách khá chi tiết về những truyền thống văn hóa, các lễ hội văn hóa, tín ngưỡng, quá trình hình thành dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. - Trường Lưu (1993), Văn hóa người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Văn hóa dân tộc. Tác giả đã trình bày khái quát về người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, về tín ngưỡng - tôn giáo, lễ hội, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật âm nhạc và biểu diễn, nghệ thuật tạo hình của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu long. - Thạch Voi, Đặng Vũ Thị Thảo, Huỳnh Ngọc Trảng, Hoàng Túc, Lê Văn (1993), Văn hóa người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Văn hóa dân tộc. Trong quyển sách này các tác giả đã khái quát về người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, nói về tín ngưỡng - tôn giáo, các lễ hội, phong tục tập quán, về văn học, nghệ thuật âm nhạc và biểu diễn, về nghệ thuật tạo hình của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. - Sơn Phước Hoan (1999 - 2000), Vai trò chùa đối với đời sống văn hóa của đồng bào Khmer ở Nam bộ. Tác giả đã khái quát về đồng bào Khmer Nam bộ; Phật giáo trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer Nam bộ, vai trò của chùa đối với đời sống văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ và định hướng để 3 tiếp tục phát huy vai trò của chùa đối với đời sống văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ. - Nguyễn Mạnh Cường (2002), Vài nét về người Khmer Nam bộ, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội (2008), Phật giáo Khmer Nam bộ - Những vấn đề nhìn lại, Nxb Tôn giáo, Hà nội. Tác giả đã khái quát về văn hóa Khmer Nam bộ, khái quát về lịch sử hình thành vùng đồng bằng Nam bộ; về những hoạt động kinh tế - xã hội của người Khmer, về văn hóa vật thể, phi vật thể Khmer; Phật giáo Khmer qua các kỳ Đại hội Phật giáo Việt Nam; hiện trạng đời sống văn hóa của cộng đồng Khmer Nam bộ. - Huỳnh Thanh Quang (2011), Giá trị văn hóa Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội. Trong quyển này tác giả cũng đề cặp đến giá trị văn hóa Khmer đồng bằng sông Cửu Long, về thực trạng và những vấn đề đặt ra, đồng thời đề ra giải pháp để phát huy giá trị văn hóa Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả có tên tuổi trong giới nghiên cứu khoa học về văn hóa, giáo dục và những vấn đề liên quan đến đồng bào dân tộc Khmer như: Một số vấn đề cơ bản và cấp bách của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long, của Phan An; Bảo tồn bản sắc văn hóa Khmer trong bối cảnh mới, của Trần Hồng Liên; Tình hình giáo dục Phổ thông ở vùng đồng bào Khmer các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, của Phan Văn Dốp; Vấn đề phát triển bền vững cộng đồng người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, của Lâm Quang Vinh. Những công trình nghiên cứu trên không chỉ giới thiệu tổng quan về tộc người Khmer, mà còn đi sâu nghiên cứu mang tính chuyên đề về tộc người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Phân tích về việc tín ngưỡng - tôn giáo, văn hóa - xã hội, các lễ hội, phong tục tập quán, về văn học, nghệ thuật âm nhạc và biểu diễn, về nghệ thuật tạo hình của người Khmer. Các công trình đó, giúp người đọc có cái nhìn tổng quát, khoa học 4 hơn, góp phần nâng cao hiệu quả về vai trò của chùa trong đời sống tâm linh, văn hóa - xã hội của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về chùa Candaraṅ sī cũng có một số luận văn chỉ viết về kiến trúc chùa, nhưng chưa đi vào nghiên cứu về vai trò của chùa đối với đời sống văn hóa - xã hội của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh. Qua các công trình khoa học trên là nguồn tài liệu quý giá để tác giả tham khảo, kế thừa trong quá trình triển khai thực hiện đề tài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài đi sâu vào nghiên cứu các hoạt động của chùa Candaraṅ sī, phường 7, quận 3 và ảnh hưởng của chùa Candaraṅ sī đến đời sống tâm linh, văn hóa xã hội của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét, khuyến nghị, định hướng và phát huy vai trò của chùa đối với đời sống của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn sẽ trình bày sơ lược về lịch sử chùa, vài nét của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích sâu những nét đặc thù của chùa về hoạt động tâm linh, văn hóa - xã hội của người khmer, để từ đó càng hiểu sâu hơn vai trò của chùa đối với đời sống con người. Đồng thời đưa ra những nhận xét và khuyến nghị nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động đời sống tâm linh, văn hóa - xã hội của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua nghiên cứu của Luận văn nhằm góp phần duy trì niềm tin của đồng bào và cũng cố thêm khối đại đoàn kết trong cộng đồng, đáp ứng phần nào sự ổn định xã hội, xu hướng phát triển chung của đất nước và thích nghi với những yêu cầu của xã hội mới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hoạt động Tôn giáo, văn hóa – 5 xã hội của chùa Candaraṅ sī và người Khmer thể hiện niềm tin, thực hành, cộng đồng của mình qua các hoạt động đó để thấy rõ chức năng, vài trò của chùa trong đời sống văn hóa - xã hội của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chùa Candaraṅ sī, phường 7, quận 3 và người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận văn nghiên cứu về chùa Candaraṅ sī và người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động đời sống tâm linh, văn hóa - xã hội của người Khmer đối với chùa Candaraṅ sī 5 năm qua và đến giai đoạn hiện nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Để thuận tiện cho việc nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như Nghiên cứu lịch sử, định tính, định lượng và phân tích, so sánh đối chiếu. Các phương pháp này được vận dụng như sau: - Phương pháp nghiên cứu lịch sử: là một trong những phương pháp nghiên cứu, phân tích các dạng tài liệu thư tịch đã có, kế thừa các sự kiện đã diễn ra theo thời gian lịch sử nhằm tìm hiểu những bước tiến triển, các yếu tố biến đổi văn hóa - xã hội của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp này giúp phân tích, lý giải những tư liệu thu thập được trong quá trình đọc văn bản. - Phương pháp định lượng: Điều tra 100 bảng hỏi theo cách chọn mẫu thuận tiện dành cho các tín đồ đến thực hành các hoạt động tâm linh, sinh hoạt văn hóa - xã hội tại chùa Candaraṅ sī. - Phương pháp định tính: nhằm thu thập những thông tinh trực tiếp từ cộng đồng, bằng các kỹ thuật như phỏng vấn sâu, quan sát - tham dự. Trong đó: Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn 9 cuộc với các đối tượng khác nhau: Sư trụ trì, Sư tạm trú tu học, sinh viên tạm trú ở chùa, sinh viên các trường đại học đến 6 chùa, người Khmer ở gần chùa, người Khmer ở gần chùa giải tỏa đi nơi khác và người Khmer ở các tỉnh thành lên làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cách thu thập thông tin bằng những cuộc đối thoại có chủ đích của người nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu. Cách này sẽ giúp người nghiên cứu thu được những thông tin và có chiều sâu để bổ sung, minh chứng cho các số liệu khảo sát định lượng. Nội dung của phỏng vấn sâu được tập trung vào các vấn đề chính như đời sống tâm linh, văn hóa - xã hội. Trong những nội dung chính đó đều có các câu hỏi mở nhằm gợi ý cho người đi phỏng vấn nắm vững vấn đề khi khai thác và thu thập thông tin từ đối tượng nghiên cứu. Quan sát tham dự: Là cách trực tiếp tham gia vào cộng đồng để quan sát các hoạt động của cộng đồng. Các thông tin thu thập từ quan sát - tham dự được ghi lại dưới dạng ghi chú và được thể hiện trong luận văn dưới dạng miêu tả. - Phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu: chúng tôi phân tích các tư liệu thứ cấp, tư liệu sơ cấp và so sánh sự biến đổi về văn hóa - xã hội của người Khmer đã và đang diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh. Đây được xem là phương pháp có hiệu quả về phân tích, so sánh và giải thích các nhân tố tác động. Các phương pháp trên được tôi thực hiện lồng ghép vào nhau để hướng đến các mục đích hạn chế sự thiếu chính xác trong quá trình thu thập, xử lý, phân tích thông tin từ nguồn tư liệu do cộng đồng cung cấp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu đề tài “Chùa Candaraṅ sī trong đời sống văn hóa - xã hội của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh” là một công trình khoa học có hệ thống về chùa Candaraṅ sī, và nêu lên được đời sống văn hóa – xã hội của tín đồ người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Với đề tài này là tài liệu giúp các nhà quản lý văn hóa, quản lý Tôn giáo tham khảo để quản lý tốt hơn. Giúp người Khmer ngày càng có ý thức tự giác trong 7 việc bảo vệ, trân trọng các giá trị văn hóa của dân tộc mình, tạo nên cái nhìn toàn diện hơn đối với các dân tộc anh em. Là tài liệu tham khảo cho Tăng, Ni và đặc biệt là người Khmer. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương và phần kết luận. Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về cộng đồng Khmer và chùa Candaraṅ sī ở thành phố Hồ Chí Minh Trình bày một số khái niệm liên quan, quan điểm tiếp cận, lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu, các công trình liên quan đến đề tài, sơ lược về người Khmer ở Nam bộ cũng như người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh và lịch sử chùa Candaraṅ sī. Chương 2: Chùa Candaraṅ sī trong đời sống văn hóa của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh Phân tích lần lược vai trò của chùa đối với đời sống văn hóa của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó có các vai trò như: Nơi sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng và là nơi lưu giữ văn hóa cộng đồng. Chương 3: Chùa Candaraṅ sī trong đời sống xã hội của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh Phân tích lần lược vai trò của chùa đối với đời sống xã hội của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó có các vai trò như: Nơi gắn kết cộng đồng, trung tâm giáo dục cộng đồng và là trung tâm từ thiện của cộng đồng. Kết luận: Tóm tắt lại các nội dung đã phân tích về mặt văn hóa - xã hội của người Khmer ở thành phố, đưa ra những mặt ưu và nhược điểm cần khắc phục hiện nay trong các hoạt động của chùa Candaraṅ sī, nhằm giúp chùa có hướng phát triển tốt hơn nữa trong tương lai. 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG KHMER VÀ CHÙA CANDARAṄSĪ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm * Văn hóa Hiện nay, ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đã có hàng trăm định nghĩa khoa học về văn hóa. Trong đó có rất nhiều định nghĩa được nhiều nhà khoa học ghi nhận hợp lý, được nhiều giáo trình khoa học công bố, như định nghĩa về văn hóa đầu tiên của E.B Tylor (1871) khi cho rằng, “Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng của dân tộc học là tổng hòa của tri thức, tín ngưỡng nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và tất cả những khả năng và thói quen khác, những cái mà con người chiếm lĩnh với tư cách là một thành viên của xã hội” [50, tr.13]. Định nghĩa này bắt đầu bằng việc liệt kê (tri thức, tín ngưỡng,…) mà sau đó nó được tóm lược lại bằng hai điểm chung. Tất cả các yếu tố riêng lẻ được liệt kê ở trên, một mặt được hiểu là thói quen, mặt khác lại được xem như hình thái xã hội. Cuối cùng một bằng chứng được đưa ra rằng văn hóa bao gồm những thói quen của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Có định nghĩa về văn hóa được sử dụng rất nhiều trong giới khoa học ở Việt Nam là định nghĩa của ông Fédérico Mayor Zaragoza, nguyên tổng giám đốc UNESCO khi cho rằng, “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống giá trị, các truyền thống giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” [52, tr.39]. 9 Trong luận văn này, tôi cũng vận dụng định nghĩa về văn hóa của ông Fédérico Mayor Zaragoza, nguyên tổng giám đốc UNESCO, để giải trình, khảo cứu, và nhận diện về diện mạo văn hóa - xã hội của người Khmer. * Đời sống văn hóa Đời sống văn hóa có thể hiểu là tất cả những hoạt động của con người tác động vào đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống xã hội để hướng con người vươn lên theo qui luật của cái đúng, cái đẹp, cái tốt, của chuẩn mực giá trị chân, thiện, mỹ, đào thải những biểu hiện tiêu cực tha hoá con người. Đời sống văn hóa là quá trình diễn ra sự trao đổi thông qua các hoạt động văn hóa nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. Đó là quá trình các yếu tố văn hóa mà con người tiếp thu được tác động vào đời sống vật chất để con người biến đổi môi trường tự nhiên tạo lập môi trường nhân văn, làm ra được nhiều sản phẩm vật chất cho xã hội; tác động vào đời sống tinh thần để con người thỏa mãn nhu cầu chủ quan đáp ứng các yêu cầu về tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống; tác động vào đời sống xã hội để xây dựng một hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội; tác động vào chính bản thân đời sống cá nhân, điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân và cho cá nhân phương thức lựa chọn hướng đi tốt nhất cho chính cuộc đời mình. Đời sống văn hóa bao giờ cũng có tính kế thừa. Kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước tạo ra sự ổn định và tiền đề khẳng định những giá trị mới. Đời sống văn hóa bao giờ cũng có tính đổi mới, bởi lẽ con người luôn luôn có khát vọng vươn lên cái tốt đẹp, chỉ có mạnh dạn sáng tạo, mạnh dạn cải đổi mới, mong đáp ứng nhu cầu càng cao về vật chất và tinh thần của con người. Từ những phân tích nêu trên cho thấy, đời sống văn hóa là hiện thực sinh động các hoạt động của con người trong môi trường sống để duy trì, đồng thời tái tạo các sản phẩm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần theo những giá trị và chuẩn mực xã hội nhất định nhằm không ngừng tác động, biến đổi tự nhiên, xã 10 hội và đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng sống của chính con người [39, web]. * Đời sống xã hội Hiện nay, khái niệm “đời sống xã hội” có rất nhiều tài liệu đã đề cập đến, trong đó có khái niệm của ông Jozef Panczoxki (Dwie sojologia “Przeglad Sociologiczny” T.1, z.2) như sau: Đời sống xã hội là một khái niệm chỉ rõ các hiện tượng phát sinh do sự tác động lẫn nhau giữa các cá thể và cộng đồng tồn tại trong một khoảng không gian nhất định với việc sử dụng chung các tài nguyên hiện có. Nó bao hàm tất cả những hiện tượng tác động có ý thức và thích nghi không có ý thức. Đó là tổng thể các cơ thể ràng buộc nhau bởi sự tác động qua lại giữa các quá trình sống của chúng và tác động vào môi trường. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi hiểu đời sống xã hội là tổng thể các hiện tượng phát sinh do sự tác động lẫn nhau của các chủ thể xã hội và cộng đồng tồn tại trong những không gian và thời gian nhất định, là tổng thể hoạt động của xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người. Theo cách hiểu như vậy, đời sống xã hội rất rộng lớn, nhưng trong phạm vi luận văn, chúng tôi tiếp cận đời sống xã hội trên các phương diện cơ bản đó là: đời sống văn hóa - xã hội. 1.1.2. Quan điểm tiếp cận * Tiếp cận từ bối cảnh Để thuận lợi trong việc khai thác, phân tích và xử lý dự liệu tốt, thì không thể không đặt vấn đề nghiên cứu dựa vào từng bối cảnh cụ thể với những đặc điểm tự nhiên, lịch sử, xã hội, văn hóa, kinh tế để tiến hành luận giải. Quan trọng hơn, quan điểm nghiên cứu bối cảnh rất phù hợp với nghiên cứu của đề tài, cụ thể bối cảnh ở đây là chùa và đời sống văn hóa - xã hội của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh. 11 * Tiếp cận từ cộng đồng Quan điểm này giúp người nghiên cứu chọn cách thâm nhập cộng đồng một cách phù hợp và thuận lợi, hơn nữa đó là dự liệu trung thực, khách quan để trả lời câu hỏi nghiên cứu một cách chính xác. Mặc khác, nó còn góp phần nói lên tiếng nói của cộng đồng, của các chủ thể khác nhau trong một cộng đồng, tránh đi những phán đoán, nhận định chủ quan của nhà nghiên cứu, xem xét nhiều góc độ khi nhìn nhận một vấn đề nào đó. 1.1.3. Lý thuyết nghiên cứu Trong quá trình viết luận văn này chúng tôi sẽ vận dụng lý thuyết thực thể tôn giáo để thấy rõ một thực thể tôn giáo: niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo và cộng đồng tôn giáo. Qua đó, vận dụng lý thuyết cấu trúc để tìm ra nghi thức, nghi lễ và lễ hội đặc trưng; lý thuyết chức năng: mỗi một hoạt động của chùa có chức năng và vai trò quan trọng như thế nào trong việc góp phần bảo tồn, duy trì bản sắc văn hóa truyền thống. 1.1.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu * Câu hỏi nghiên cứu Phải chăng chùa Candaraṅ sī có một vị trí trung tâm trong đời sống tôn giáo của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh hay không? * Giả thuyết nghiên cứu Chùa Candaraṅ sī, phường 7, quận 3 đúng là trung tâm tôn giáo của đời sống người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh. 1.2. Tổng quan về cộng đồng Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh 1.2.1. Lược sử về người Khmer ở Nam bộ Theo số liệu trước đây của chính quyền thực dân Pháp, thì từ năm 1862 1888, người Khmer Nam bộ có khoảng trên 150.000 người. Đến năm 1895, dân số Khmer tăng lên 170.488 người. Đầu thế kỷ XX, theo thống kê năm 1925, dân số Khmer là 292.000 người, năm 1936 là 326.000 người. Theo thống kê chính quyền Sài Gòn, năm 1960 có 381.000 người Khmer trong tổng số 13.789.300 12 người ở miền Nam. Năm 1972, số lượng người Khmer tăng lên 646.591 người [34, tr.23]. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cuộc tổng điều tra dân số năm 1976 cho thấy 15 năm qua (1960 - 1975) dân số người Khmer tăng gấp hai lần. Năm 1979, để tránh nạn diệt chủng của bọn Pôn Pốt ở Campuchia, một số người ở Campuchia tản cư sang Việt Nam làm cho dân số người Khmer ở Nam bộ tăng nhanh 729.068 người [2, tr.47]. Theo kết quả thống kê của tổng điều tra dân số và nhà ở đến 01/04/2009 tổng dân số Khmer ở khu vực Nam bộ 1.260.640 người. Theo số liệu thống kê của cơ quan Vụ địa phương III, thì tính đến 30/04/2011 dân số người Khmer ở Nam bộ là 1,3 triệu người. Tập trung sinh sống nhiều nhất ở các tỉnh: Sóc Trăng 400.000 người, Trà Vinh 320.000 người, Kiên Giang 204.000 người, An Giang 85.000 người, Bạc Liêu 65.000 người, Cà Mau 24.000 người, Cần Thơ 39.000 người, Vĩnh Long 21.000 người... Ngoài ra người Khmer còn sinh sống rải rác ở một số tỉnh miền Đông Nam bộ như: Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh người Khmer không vượt quá vài ngàn người. Hiện nay, trong cơ cấu thành phần các dân tộc ở Nam bộ, có thể nói người Khmer là cộng đồng dân tộc có số lượng đông thứ hai sau người Kinh [34, tr.23-24]. Ở Nam bộ các dân tộc như Khmer, Việt, Hoa, Chăm cùng sinh sống với nhau, nhưng một trong những dân tộc sinh sống và khai thác sớm nhất vùng đất này là người Khmer. Ở đây đồng bào Khmer không tụ cư thành khu vực, có lãnh thổ tộc người riêng, mà sống xen kẻ với tộc người khác, thành các cụm rời nhỏ như ấp, xã mà đồng bào thường gọi là Phum (ấp) và Sróc (xã). Phum, Sróc không phải là một đơn vị hành chính mà từ thời nhà Nguyễn các Phum, Sróc của người Khmer đã họp vào ấp, xã chính thức của chính quyền. Tuy nhiên, vẫn kì lạ thay Phum, Sróc không tồn tại chính thức ấy vẫn là môi trường văn hóa, xã hội để người Khmer sinh ra và lớn lên, hoạt động trong môi trường văn hóa của mình. Với môi trường đó, người 13 Khmer có giao hòa, biến đổi nhưng vẫn giữ cái nét đẹp, cốt cách riêng của người Khmer Nam bộ với dân tộc ít người khác trên đất nước Việt Nam. Vùng đất Nam bộ là khu vực lịch sử - văn hóa, từ nhiều thế kỷ qua người Khmer cùng chung sống với người Việt và khai thác mảnh đất trù phú này. Người Chăm tới sau, đã diễn ra một quá trình hòa hợp, tiếp xúc mạnh mẽ về nhiều mặt làm cho không chỉ người Khmer biến đổi, mà cả người Việt, Hoa, Chăm cũng biến đổi theo. Sự giao thoa, tiếp xúc ở đây không chỉ về mặt văn hóa, xã hội, ngôn ngữ, kinh tế mà còn cả dòng máu. Sự giao lưu, hòa hợp với người Việt là nhân tố quan trọng nhất tác động đến sự tiến triển của người Khmer ở Nam bộ. Quan hệ giao lưu, hòa hợp này không chỉ vì người Việt có dân số đông, chủ thể dân tộc, có trình độ phát triển cao, mà trước nhất là sự hòa hợp giữa người cùng chung sức khai thác vùng đất Nam bộ, biến vùng đất này thành đồng bằng trù phú. Người Khmer và các dân tộc khác đặc biệt là người Việt, người Việt đầu tiên đến khai phá là những người nông dân ở đồng bằng sông Hồng, sông Mã, từng chịu áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến, và bằng sự cần cù và tài năng của mình đã cùng nhau mở rộng thêm diện tích canh tác mà người Khmer khai thác từ trước ra khắp Nam bộ, với hệ thống kênh mương chằn chịch được nối dài không ngừng trong thời nhà Nguyễn và sau này. Trong quá trình khai thác người Việt và người Khmer đều chịu sự thống trị và bóc lột của giai cấp phong kiến, giữa họ người Việt và người Khmer luôn là người láng giềng gần gũi, đùm bọc lẫn nhau. Giữa họ chưa bao giờ xảy ra xung đột mang tính chất dân tộc. Với điều kiện như vậy, mặc dù người Khmer có nền văn hóa lâu đời, nhưng không sau tránh khỏi sự tác động cũng như tiếp nhận văn hóa của người Việt như nhà ở, nếp sống, ăn mặt, thờ cúng. Hầu hết người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long sử dụng tiếng Việt như là ngôn ngữ thứ hai, chưa kể ngay bản thân ngôn ngữ Khmer cũng tiếp thu một số vốn từ Việt vào trong ngôn ngữ mình. Hơn nữa, trước kia và hiện nay hôn nhân giữa người Khmer với người 14 Việt, Hoa rất phổ biến như các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang [49]. Khi mối quan hệ giao lưu như vậy, không chỉ người Khmer bị ảnh hưởng mà ngược lại người Việt cũng chịu ảnh hưởng văn hóa của người Khmer. Từ những ảnh hưởng Việt - Khmer, song người Khmer ở Nam bộ còn tiếp xúc với người Hoa, Chăm. Từ những biến động xã hội thời Minh, Thanh nên người Trung Quốc từ Hoa Nam vượt biển lánh nạn ở đồng bằng sông Cửu Long, họ phần lớn là người nông dân, thương nhân. Họ sống xen kẻ với nhau, từ đó những nét văn hóa truyền thống đã thấm dần vào phong tục, tập quán của người Khmer như thờ Quan Công, người Khmer gọi là Thào Công, ăn mùng 5 tháng 5 [53]. Còn người Chăm họ định cư sau, tiếp nhận và ảnh hưởng qua việc trao đổi, buôn bán với người Khmer, người Khmer tiếp nhận và ảnh hưởng lại từ người Chăm ở nhiều phương diện. Như ở miền Nam, đã hình thành nhóm người hỗn hợp như Chăm kur tức Chăm - Khmer [32]. Người Khmer ở Nam bộ tiếp xúc nhiều mặt với người Việt, Hoa, Chăm trong suốt nhiều thế kỷ qua. Các mối quan hệ giữa người Khmer ở Nam bộ và người Khmer ở Campuchia hầu như bị gián đoạn. Người Khmer ở Nam bộ và người Khmer ở Campuchia cùng chung nguồn gốc, tiếng nói, chữ viết, văn hóa, nhưng từ khi trở thành hai tộc người ở hai nước khác nhau thì mỗi bên phát triển theo hướng riêng của mỗi nước. Từ năm 1930 trở đi, nhất là thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ mối quan hệ giữa hai bộ phận này phần nào được gắn kết lại như du nhập kỹ thuật canh tác, văn hóa Yuke, Rôm wong. Dưới sự thống trị của chế dộ phong kiến nhà Nguyễn, người Khmer ở Nam bộ cũng như người nông dân Việt chịu sự áp bức bóc lột nặng nề, nhiều cuộc kháng chiến chống phong kiến của người Khmer nổ ra, thu hút hàng vạn người tham gia. Không chỉ người Khmer mà còn có người Việt, Hoa, ở các tỉnh như Vĩnh Long, Mỹ Tho, Trà Vinh… Khi triều đình Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp, con trai của Trương Định là Trương Quyền, cùng người đứng đầu dân tộc 15 Khmer yêu nước, vận động hai dân tộc Việt, Khmer đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp, làm cho thực dân Pháp khiếp sợ từ bỏ âm mưu của mình. Được sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược cứu nước, nhân dân Khmer đã tham gia đấu tranh bằng nghị lực và sức mạnh phi thường của mình đã đem lại hiểu quả hơn, chống lại âm mưu xuyên tạc, chia rẽ Việt, Khmer. Cũng như cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, người Khmer đã anh dũng đấu tranh góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh của đất nước. Ở thời Pháp, Mỹ và chính quyền Sài Gòn họ đã thực hiện nhiều mưu mô thâm hiểm đối với người Khmer ở giai đoạn này, lúc đầu họ phân biệt đối xử, không coi dân tộc Khmer là dân tộc thiểu số, đàn áp hành động yêu nước của đồng bào. Để đạt được mục đích lôi kéo người dân Khmer, chính quyền thời đó lợi dụng, lũng đoạn Phật giáo là tôn giáo chính thống của đồng bào. Họ chia và lập ra hai giáo phái, xong họ cài tay sai để chỉ huy các giáo phái, họ dùng mọi cách để mua chuộc Tăng, Ni tín đồ, thành lập nhiều tổ chức phản động như Khmer tự do “Khmer Srei” do người Khmer cầm đầu tuyên truyền chống cộng trong dân tộc. Khi tổ chức này thất bại, chúng thành lập tổ chức khác và lôi kéo tín đồ người Khmer phản động. Với những nghị lực, tinh thần đấu tranh và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng năm 1954 - 1975, các dân tộc đã anh dũng đứng lên đấu tranh kháng chiến chống Mỹ, thắng lợi vẻ vang. Với cuộc đấu tranh ấy không chỉ có tầng lớp người Khmer, mà còn có cả chư Tăng, trí thức dân tộc. Qua cuộc kháng chiến chống quân xâm lược và lực lượng phản động lâu dài, người Khmer ở Nam bộ đã ý thức, giác ngộ được quyền lợi đất nước, dân tộc và giai cấp, đó là những nhân tố tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa các dân tộc Việt Nam. Ngày nay, trong điều kiện mới sự gắn bó giữa người Khmer và người Việt ngày càng phát triển trên cơ sở kinh tế và xã hội, chúng ta cần tạo điều kiện và ủng hộ. Trên các phương diện từ xưa cho tới nay người Khmer ở Nam bộ đã thể hiện và đóng vai trò là một dân tộc, trong 54 dân tộc anh em. 16 Người Khmer ở Nam bộ cách đây không lâu là bộ phận của cộng đồng dân tộc Khmer, một dân tộc vẫn giữ nguyên những nét văn hóa độc đáo của mình trong suốt chặn đường dài của lịch sử. Một dân tộc có nền văn hóa phong phú và phát triển như vậy, tuy sống trong lãnh thổ Việt Nam, là dân tộc thiểu số, chúng ta nên tạo điều kiện để dân tộc ấy phát triển truyền thống vốn có của dân tộc mình, trong điều kiện kinh tế - văn hóa hội nhập và phát triển. Nét đặc trưng của người khmer ở Nam bộ là hòa đồng, nhưng vẫn giữ sắc thái và tính cách của mình. Dân tộc Khmer có những đặc tính khác biệt so với các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam, vì vậy chính sách dân tộc của Đảng chúng ta cần cụ thể hóa trong từng trường hợp và dân tộc cụ thể. Ở Nam bộ cũng như ở Campuchia, hàng chục thế kỷ qua, Phật giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống của họ, tạo nên tính thống nhất văn hóa và ý thức dân tộc, lưu giữ các truyền thống văn hóa trong điều kiện biến động của xã hội cũ và mới, các ngôi chùa đã từng nuôi chứa và hoạt động cách mạng. 1.2.2. Quá trình định cư và phát triển người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh Người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh là cư dân sống lâu đời ở Nam bộ. Người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là những người nhập cư ở nhiều thời điểm khác nhau. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, số lượng ít và sống phân tán nên tài liệu lịch sử ít được ghi chép [5],[42]. Theo một số ý kiến cho rằng, người Khmer có mặt ở thành phố Hồ Chí Minh từ rất sớm, vì vậy việc xác định nguồn gốc cũng như quá trình định cư của người Khmer cũng rất phức tạp. Đa số người Khmer sống ở thành phố Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ các tỉnh ở Nam bộ như: Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh. Chỉ có một số ít có nguồn gốc từ các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, và Sài Gòn Gia Định. Có những gia đình chỉ biết mình sinh ra và lớn lên ở thành phố Hồ Chí Minh, còn nguồn gốc ông bà xưa không xác định được [46, tr.614]. 17 Người Khmer từ các vùng, miền, tỉnh, thành khác nhau đến định cư ở thành phố Hồ Chí Minh, quá trình định cư của họ cũng có sự khác nhau. Người Việt, người Hoa chính gốc thông qua mối quan hệ làm ăn, buôn bán, sinh sống, quen biết và làm thông gia ở Campuchia và họ mang quốc tịch Campuchia. Những năm 1977-1979 khi đất nước Campuchia lâm vào cảnh diệt chủng, thì những người này phải chạy sang Việt Nam để lánh nạn, và họ chọn thành phố Hồ Chí Minh là nơi thích hợp nhất để định cư và sinh sống, vì thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều tiềm năng phát triển về mọi mặt. Một số trường hợp họ lấy vợ ở Việt Nam thì về quê theo vợ sinh sống và lập nghiệp. Những người Việt Nam nhập ngũ làm nghĩa vụ quân sự quốc tế ở Campuchia, do quen biết và lấy vợ ở Campuchia sau khi phục viên về nước, họ đem theo vợ con sinh sống và lập nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh cho đến ngày hôm nay [5]. * Dân số người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh qua các thời kỳ Khi nói đến tộc người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh, có thể liên tưởng đến việc xác định thời điểm tộc người Khmer đến sinh sống, lập nghiệp ở đây. Có ý kiến cho rằng thời điểm tộc người Khmer có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh là khoảng những năm 40 của thế kỷ 20 [10, tr.258-285]. Nhưng theo số liệu về dân số tộc người Khmer tại Sài Gòn vào thời điểm năm 1888 đã có 92 người [4, tr140-141]. Qua các mốc thời gian tuy dân số người Khmer chưa có một thống kê đầy đủ nhưng cho thấy dân số người Khmer tại thành phố Hồ Chí Minh có sự gia tăng theo thời gian. Dựa vào bối cảnh lịch sử, qúa trình nhập cư của người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh được phân chia thành 4 giai đoạn như sau [42]: Giai đoạn 1945 - 1954 Giai đoạn này người Khmer nhập cư rất sớm ở thành phố Hồ Chí Minh, khi thực dân Pháp cai trị Việt Nam, một số bộ phận người Khmer tham gia vào bộ máy chính quyền thực dân. Người Khmer chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long có gia cảnh khó khăn, khi chính quyền thực dân chủ trương di chuyển một 18 bộ phận công chức, binh lính để tiện trong việc cai trị bộ máy, trong các lần di chuyển như vậy có người Khmer là công chức, cảnh sát, binh lính phải di chuyển từ Nam bộ vào làm việc tại Sài Gòn. Cũng trong giai đoạn này, một số người Khmer ở các tỉnh Nam bộ lên làm đồn điền cao su ở Sài Gòn [5, tr. 14]. Đa phần họ sống ở quận 3, quận 8, quận 11, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp. Khi di cư họ mang theo vợ con sinh cơ lập nghiệp, một số bộ phận thì họ thích nghi nhanh, họ cho con cái kết hôn với tộc người Kinh, Hoa tạo nên gia đình hỗn hợp tộc người. Năm 1947, tiền thân chùa Candaraṅ sī (phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay) được xây dựng để phục vụ nhu cầu tâm linh, cũng như có chỗ cho chư Tăng Khmer tu hành, đồng thời giúp các vị chư Tăng hệ phái Nam tông Khmer vãng lại có chỗ nghỉ ngơi phù hợp với giới luật của nhà Phật. Lúc đó chùa chỉ có hai công trình lớn là chánh điện và sala thờ Phật. Chùa không chỉ là nơi phục vụ tâm linh, mà chùa con là nơi cố kết cộng đồng, binh lính Khmer. Lúc đầu chỉ có 10 - 15 hộ tộc người Khmer sau đó ngày một đông hơn, hình thành một xóm, người dân bản địa quen gọi là “xóm Miên” [19]. Giai đoạn 1954 - 1975 Để đạt được âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống. Ngô Đình Diệm tiến hành đôn quân bắt lính, lúc này thanh niên ở Nam bộ bị gọi nhập ngũ với số lượng khá đông. Khu vực ngã tư Bảy Hiền, là một trong số những khu quân sự lớn của Ngụy quyền Sài Gòn, và đây cũng là nơi binh lính người Khmer đóng quân. Từ đó, người thân của họ cũng lên Sài Gòn kiếm sống và định cư, lúc đầu họ sống rải rác quanh khu vực ngã tư Bảy Hiền. Cũng có một số người Khmer lên Sài Gòn để làm ăn buôn bán và một số ít người lên học ở các trường đại học, sau khi ra trường họ ở lại làm việc và định cư cho đến nay. Năm 1961, có một nhà sư Khmer tên là Lý Âm đến khu vực Bảy Hiền kêu gọi đồng bào trong khu vực dựng am thờ Phật. Am này là tiền thân của chùa Pothiwong (21/2 Bùi Thế Mỹ, phường 10, quận Tân Bình hiện nay) để phục vụ 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan