Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Chữa bệnh bằng máy siêu tốc...

Tài liệu Chữa bệnh bằng máy siêu tốc

.PDF
94
375
52

Mô tả:

chữa bệnh bằng máy siêu tốc
CHỮA BỆNH BẰNG MÁY SẤY TÓC B.S HUỲNH HẢI MỤC LỤC: LỜI NÓI ĐẦU 1 KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ TRĨ 2 ĐỘNG TÁC YOGA CÓ ÍCH TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ TRĨ, NỨT HẬU MÔN: 3 THỦY LIỆU PHÁP 4 BỆNH VIÊM HỌNG: 5 GIẢM NGAY ĐAU ĐẦU KHI BỊ VIÊM XOANG CẤP: 6 BỆNH VIÊM XOANG: 7 ĐỂ TRỊ TẰNG HẮNG KÉO DÀI 8 THỂ DỤC NỘI TẠNG VÀ MẠCH MÁU 9 CHẶN ĐỨNG CƠN HO KHAN 10 SPA TẠI NHÀ: 11 LÀM SẠCH ĐÀM Ở HỌNG 12 DÀNH CHO CÁC BẠN BỊ MỤN TRỨNG CÁ: 13 MỘT TÌ NỮ GÓP PHẦN XUẤT SẮC TRONG VIỆC “ TIỀN NHỮNG VỊ KHÁCH KHÔNG MỜI ” 14 CHÚ TỶ BÁN BÁNH TIÊU 15 MỎI CÁNH TAY PHẢI: 16 ĐANG NGŨ BỊ TÊ TAY: 17 GIẶC SAU LƯNG NHÀ NGƯƠI 18 ĐÔNG VÀ TÂY Y: 19 DƯỢC ĐÔNG CẦN CÁCH XA DƯỢC TÂY: 20 “ KẸT XE “: 21 BIỆN PHÁP TẠI NHÀ ĐỂ ĐIỀU TRỊ BÓN GỒM NHỮNG ĐIỂM SAU: 22 “ HỒI SAU ” CỦA CÂU CHUYỆN ĐI VỆ SINH: 23 ĐƯỜNG 1 CHIỀU: 24 DÀNH CHO CÁC BẠN BỊ TĂNG HUYẾT ÁP: 25 CẶP TÁP VÀ TRẺ EM 26 LỢI ÍCH CỦA VIỆC NHAI NHUYỂN 27 HẠ NGAY CƠN SỐT : 28 ỚN CỘT SỐNG, OẢI NGƯỜI: 29 HUYỆT LINH ĐẠO: 30 MẤT NGŨ: 31 MỘT LẦN NGŨ BÊN CHẬU HOA NGUYỆT QUẾ: 32 LÀM GÌ SAU ĂN? 33 BỆNH GÌ ĐÂY?: 34 UỐNG BIA VÀ HUYẾT ÁP 35 ĂN MẶN GIỮ MUỐI NƯỚC GÂY PHÙ, CAO HUYẾT ÁP 36 CHỮA BÊNH BẰNG MÁY SẤY TÓC: 37 LẠNH GIỮA ĐÊM: 38 CẮT CƠN SỔ MŨI: 39 TÊ BÀN TAY: 40 HỆ VẬN ĐỘNG VÀ BỆNH TƯ THẾ 41 TƯ THẾ NGỒI ĐÚNG? 42 THẾ NÀO LÀ TƯ THẾ ĐỨNG ĐÚNG: 43 BỆNH THOÁI HÓA KHỚP: 44 “ TRÚNG MƯA” : 45 RƯỢU CŨ TIỄN KHÁCH MỚI: 46 LẠI MỘT TÌ NỮ NỮA XUẤT SẮC TRONG VAI 47 “ HỌC ĐƯỢC TÍNH CẦN CÙ LAO ĐỘNG ” 48 HAO NĂNG LƯỢNG: 49 NHỮNG NGƯỜI TRÊN BA MƯƠI LĂM TUỔI CẦN PHẢI KIỂM TRA HUYẾT ÁP: 50 VIÊM CÁNH 51 TRẺ HAY BỊ VIÊM HỌNG TÁI PHÁT 52 ĐAU THẮT LƯNG: 53 THÓI QUEN GÂY ĐAU ĐẦU KÉO DÀI 54 “ CHUỘT “ VÀ TÊ BÀN TAY: 55 TƯ THẾ VÀ VIỆC ĐIỀU TRỊ BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH Ở CHÂN: 56 ĐAU NAM CHỮA BẮC 57 “ THÊM MỘT TÊN GIẶC Ở SAU LƯNG “ 58 LAU Ở ĐÂU TRƯỚC? 59 KHI BỊ CHẢY MÁU CAM LÀM GÌ? 60 NHÀ MÁY CÓ GIẢM SẢN XUẤT KHÔNG? 61 PHÂN “ XÍU XÍU “ 62 CÔNG VÀ TỘI CỦA TRÀ, CÀ PHÊ: 63 “ CƯ AN TƯ NGUY ” 64 “ NHỚM RĂNG ” 65 BÀ XÃ TÔI “ TUNG CHƯỞNG ” 66 ĐANG ĐI VỚI HỔ: 67 HẬU TAI BIẾN 68 TRIỆU CHỨNG “ KÈM NHÈM “ Ở MẮT: 69 BỆNH BUERGER: 70 BÀ CÔ TÔI BỊ “ TRÚNG GIÓ ” 71 THUỐC LÁ VÀ NHỮNG BỆNH LIÊN QUAN: 72 TÔI BỊ “ GAI GÓT CHÂN ” 73 ĐỆ TỬ YÊU DẤU CỦA BỒ ĐỀ TỔ SƯ: 74 CHỐNG LOẢNG XUƠNG CHO NGƯỜI GIÀ 75 ĐÔI DÉP 76 BƠI LỘI VÀ BỆNH TAI MŨI HỌNG 77 XOA BÓP CÁC CƠ QUAN VÀ CÁC TUYẾN 78 HÃY GIỮ CHO CÁC GIÁC QUAN ĐƯỢC TINH TƯỜNG: 79 CÁC BÀI TẬP THỂ DỤC ĐẦU MẶT CỔ: 80 CHÀ CƠ THỂ BẰNG BÀN CHẢI: 81 CON TÔI BỊ ĐAU THẮT LƯNG? 82 KIỂM TRA SỨC KHÕE TỔNG QUÁT 83 CÁC LỌAI CẢM XÚC VÀ BỆNH 84 CÀNG GÂY TIÊU CHẢY THÊM. 85 THUỐC UỐNG VÀ THUỐC CHÍCH: 86 CHUYỀN NƯỚC BIỂN 87 TRÁNH TỰ NHIỄM ĐỘC TRONG KHI NGŨ 88 GIẢM ĐAU THẦN KINH DO DI CHỨNG ZONA 89 BỆNH TÙNG NHẬP KHẨU: 90 ĂN THẾ NÀO LÀ ĐÚNG? 91 PHÒNG NGỪA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM: 92 PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP MẶT BẰNG NHỮNG VÒNG TRÒN 93 NHỮNG THÓI QUEN XẤU VÀ QUAN NIỆM KHÔNG ĐÚNG CỦA TÔI 94 CÁCH HỈ MŨI: 95 TẠI SAO NGƯỜI KHÁC KHÔNG CÒN TÔI THÌ BỆNH? 96 ĐỘNG TÁC CÓ ÍCH CHO BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN: 97 BỆNH DO TƯ THẾ : 98 MỘT TRƯỜNG HỢP BỊ HUYẾT TRẮNG KÉO DÀI: 99 ĐAU CỔ TAY: 100 KHÍ CÔNG: 101 BÍ QUYẾT CỦA ĐỘNG TÁC HÍT THỞ: 102 ĐAU CỔ TAY DO GIỮ TRẺ: 103 BỆNH VÌ…VÉ SỐ: 104 MỘT LOẠI BỆNH KHỚP ĐỒNG HÀNH VỚI BIA RƯỢU: GOUT 105 CHIẾC THUYỀN CỦA “ ÔNG THÀY CÓC ”: 106 CHƠI THỂ THAO CŨNG BỆNH: 107 CÁCH “ CẦM CHUỘT ” CHO ĐÚNG: 108 MỘT HẬU QUẢ XẤU NHẤT CỦA VIỆC HÚT THUỐC LÁ: 109 TRẺ CON VÀ MÁY VI TÍNH 110 CÁC BẠN NỮ NÊN PHÁT HIỆN SỚM: 111 KINH NGHIỆM BẢN THÂN TRONG VIỆC CẮT CƠN ĐAU THẮT NGỰC VÀ ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU CƠ TIM: THỨ NHẤT, THỨ HAI 112 PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG 113 XOA BÓP HỆ THỐNG KHỚP 114 BỆNH DO TIẾP XÚC NÓNG LẠNH: 115 TRẸO LƯNG: 116 “ TÍCH TIỂU THÀNH ĐẠI ” 117 “ HÀNG PHỤC VỌNG TÂM ” 118 BÁC HAI ẨN: 119 PHƯƠNG THUỐC TRỊ BÁ BỆNH 120 LỜI KẾT LỜI NÓI ĐẦU: Cách đây hơn 10 năm, tôi bị Sốt Rét do nhiễm ký sinh trùng Plasmodium Vivax. Sau lần đầu tiên bị sốt rét tôi mới thấy thông cảm với bệnh nhân nhiều hơn, vì đây đúng nghĩa là một sự đau khổ về thân xác. Thường cơn sốt rét đến với tôi là triệu chứng đau nhức mình mẩy, ớn cột sống. Rồi cơ thể đột nhiên lạnh run, hai hàm răng đánh với nhau cầm cập, cái lạnh hình như từ trong xương lạnh ra, người tôi co rúm lại. Cảm giác lạnh nhanh đến nổi không kịp mặc thêm quần áo ấm, không kịp đắp mền. Lạnh hơn nửa giờ thì cơn sốt đến, đầu đau như búa bổ. Tôi phải cởi quần áo ấm, tung mềm ra. Tôi uống thuốc đúng phác đồ sốt rét, mà cơn sốt vẫn rất khó khăn để ngưng lại. Dạ dày tôi vốn yếu, tuy không đau nhưng hay nóng xót cồn cào. Nhất là khi uống thuốc sốt rét, cảm giác xót xa lại tăng lên, kèm với những lần nôn thốc tháo ra ngoài. Lúc đó ăn uống thật vô cùng khó khăn. Cái ăn bây giờ đối với tôi chỉ là cố đưa chất dinh dưởng vào cơ thể, để cơ thể khoẽ mạnh từ đó chống lại bệnh, chứ không còn là sự thưởng thức của những vị ngon của thức ăn nữa . Ăn vào từng miếng cũng rất khó, miệng lưởi thì nhạt thếch mà dạ dày cứ chực nôn ra. Sau đợt sốt rét sức khoẽ tôi suy giảm rõ rệt, cân nặng giảm đi vài ký, hai chân đi không vững mà đầu thì choáng váng. Cứ mỗi đầu mùa mưa cơn sốt rét tái diển. Tôi lại uống thuốc thuốc sốt rét đúng theo phác đồ. Sốt rét có hạ cơn nhưng rất khó khăn. Rồi sau đó, thỉnh thoảng khi đi mưa về, dù chỉ là tiếp xúc thoáng qua với mưa nhỏ, cơn sốt rét lại tiếp tục. Sự đau khổ này lại đến mỗi năm. Các bạn nghĩ xem cứ chờ đợi một cực hình sắp xảy ra vào một thời điểm mình biết trước, mà không có cách giải quyết, thật là kinh khủng quá. Tình cờ một hôm trong khi cơn sốt rét hành hạ. Tôi dùng cây kim châm cứu châm vào hai điểm ở vùng gáy và dùng máy sấy tóc để hơ vào. Lúc đó thật như đau chân há miệng, tôi không biết mình hơ máy sấy tóc bao lâu. Đến khi người dễ chịu, cơn sốt lui thì mới buông máy sấy tóc ra và ngũ một giấc ngon lành. Từ đó mỗi đầu mùa mưa, khi cơn sốt rét chực trở lại thì tôi xử dụng “ chiêu cũ ” và thật là hiệu quả. Năm năm qua tôi đã tạm biệt những cơn sốt rét.Thật là một sự vui mừng khó tả. Qua câu chuyện về bản thân trên, tôi biết rằng dân gian có nhiều cách xử lý nhẹ nhàng đơn giản mà có thể giải quyết được rất nhiều bệnh. Trong quyển sách này, tôi ghi lại những kinh nghiệm nhỏ của tôi, tôi đã áp dụng và hướng dẩn cho những bệnh nhân của tôi và họ đã thu được những kết quả tốt. Hy vọng những kinh nghiệm y khoa đơn giản này sẽ mang lại một chút lợi ích cho các bạn. Tôi xin được xem nội dung của quyển sách cùng với những thành tâm của tôi trong việc góp phần vào sự hạnh phúc và sức khoẽ của các bạn là món quà tinh thần, kính dâng lên cho cha mẹ và xin được chia sẻ hạnh phúc với người vợ yêu dấu của tôi. Ngày 10 tháng 8 năm 2006 1 KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ TRĨ Người ta thường nói: Không gì đau khỗ bằng bị trĩ. Người bị trĩ có cảm giác nặng, trằn, khó chịu ở vùng hậu môn. Một giai đoạn nào đó còn có thêm đau thốn dữ dội, đi đứng đều thốn ở hậu môn, cứ muốn mót đi vệ sinh, nhưng nhiều khi lúc đó không có 1 tý phân nào ở trực tràng. Dù là người trong cuộc vẫn khó lòng diển tả cho trọn vẹn. Đôi khi trĩ gây biến chứng, máu chảy rỉ rả lâu ngày, gây suy nhược cơ thể, chóng mặt. Nếu không là người bệnh trĩ thì không thể cảm nhận hết những đau khỗ này, thực là: “Đoạn trường ai có qua cầu có hay ” Trĩ là tình trạng giãn quá mức hệ tĩnh mạch vùng hậu môn-trực tràng.Dựa vào vị trí cơ thắt hậu môn, người ta chia làm 2 loại trĩ: TRĨ NỘI: Có vị trí ở phía trên cơ thắt hậu môn, thường gây chảy máu, phải thăm khám qua trực tràng mới phát hiện được. Việc thăm khám này phải do bác sĩ, có lúc phải dựa vào các kỹ thuật khám đặc biệt ( nội soi, X-quang trực tràng cản quang, CT… ) để chẩn đoán phân biệt với những bệnh khác như ung thư trực tràng, đại tràng ( vì các bệnh này đều gây chảy máu dễ lầm với trĩ nội xuất huyết. TRĨ NGOẠI: Có vị trí phía dưới cơ thắt hậu môn, tự tay bệnh nhân sờ và nhìn có thể thấy được. Kích thước búi trĩ từ 1/3 ngón tay út và có thể lớn hơn rất nhiều, có một hay nhiều búi. Vì đó là mạch máu bị căng giãn ra nên bệnh nhân cảm thẩy cộm nhẹ, vướng ở hậu môn . Khi sờ mềm, căng. Đôi khi có cảm giác thốn dữ dội do có cục máu đông bên trong búi trĩ Trĩ thực ra là hệ quả của một số bệnh lý và nguyên nhân sau đây: - Xơ gan U ruột già chèn ép tĩnh mạch trực tràng Thai to chèn ép tĩnh mạch Thường xuyên bị bón Ngồi nhiều ( người làm việc văn phòng ) Hoặc không tìm thấy nguyên nhân và thường kèm theo hệ thống tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị suy yếu Sau đây chúng tôi xin hướng dẩn các bạn 2 cách điều trị trĩ ngoại có kích thước bằng hột mận trở xuống ( kích thước khoảng 1,5cm x 1,5cm ) và dĩ nhiên là búi trĩ này không phải là kích thước của những bệnh lý nguy hiễm do xơ gan, ung thư trực tràng. Bằng cách cứu ( hơ nóng ) trên 2 huyệt Khổng Tối ở 2 cẳng tay và tập 1 động tác tập Yoga rất đơn giản. CỨU HUYỆT KHỔNG TỐI: Đầu tiên các bạn lấy một sợi thun buộc 4 cây nhang dính vào nhau. Đốt nhang cho cháy rồi thổi tắt lửa ngọn, sau đó dùng bàn tay P cầm nhang hơ (đặt nhang cách da khoảng 1cm) trên huyệt Khổng tối bên T cho nóng ( nhưng tránh quá nóng vì có thể gây phỏng ), rồi dùng tay trái hơ nhang trên huyệt Khổng tối bên tay P. Sau đó cứ tiếp tục thay đổi sang T...Thời gian hơ hai huyệt khoảng 8 phút, mỗi ngày hơ nóng một hoặc lần là đũ và thực hiện liên tục trong mười ngày Cách tìm huyệt Khổng tối: ngữa cẳng tay, lấy 2 điểm: 1 trên đường chỉ cổ tay về phía ngón tay cái ( sát đầu dưới xương quay, huyệt Thái Uyên ), 1 điểm ở giữa lằng chỉ khuỷu tay ( huyệt Xích Trạch ). Nối 2 điểm này lại rồi chia đoạn thẳng này làm 12 phần bằng nhau. Huyệt Khổng tối cách tại lằn chỉ cổ tay 7 phần. Thường sau khi cứu huyệt Khổng tối khoảng bốn ngày một số bệnh nhân có cảm giác ngứa xung quanh búi trĩ (đó là triệu chứng tốt, nói nôm na giống như mụt ghẻ trong gian đoạn kéo da non ). Trong khi cứu nóng huyệt Khổng tối các bạn sẽ thấy vùng hậu môn có cảm giác nhíu lại, đó là một cảm giác tốt nên tiếp tục duy trì vì mỗi lần nhíu hậu môn sẽ đồng thời làm co thắt cơ và mạch máu quanh búi trĩ có tác dụng đẩy máu từ những vùng tụ máu trở về tim. Có lẽ đây cũng là một cơ chế ( ngoài việc huyệt Khổng tối là một huyệt thuộc kinh Đại tràng ) giải thích tại sao khi chỉ hơ nóng một điểm trên da ở một nơi khác mà lại có tác dụng biến mất một búi trĩ cách xa nơi cứu nóng một cách kỳ diệu như vậy. 2 ĐỘNG TÁC YOGA CÓ ÍCH TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ TRĨ, NỨT HẬU MÔN: Thông thường trĩ hoặc nứt hậu môn hay gặp ở những người làm việc với tư thế ngồi trong một thời gian dài như tài xế, người làm việc văn phòng. Vùng xương chậu có hiện tượng tăng áp lực trong thành tĩnh mạch do tụ máu. Động tác Yoga sau đây rất có hiệu quả để phòng và trị những bệnh như nứt tĩnh mạch, trĩ. Các bạn ngồi cột sống thẳng như hình minh họa, hai bàn tay nắm lấy bốn ngón chân cái, trỏ, giữa, áp út. Bắt đầu hơi cúi người xuống, đồng thời kéo hai bàn chân lên gần mặt, duổi đầu và cột sống thẳng ra trước cùng với động tác hít vào. Sau đó 5 giây, cúi người sát mặt đất về phía trước đồng thời thở ra. Các bạn lập lại mười lần. Mỗi ngày tập hai lượt, sáng và tối 3 THỦY LIỆU PHÁP Còn gọi là cách chữa bệnh bằng nước. Thời Ai cập cổ đại, người ta tin rằng nước chứa đựng những căn bản của đời sống và bí mật của sức khoẽ loài người. Với thủy liệu pháp, từ nước lạnh, nóng, hơi nước, nước đá… dùng bên ngoài và bên trong cơ thể có thể đưa đến mục đích từ việc làm sạch, thư giản, hồi phục sức khoẽ và trị bệnh. Quan niệm này hiện nay vẫn không phủ nhận mà còn phát huy thêm. Không chỉ đơn thuần xử dụng nước mà nhiều nơi còn phối hợp với âm nhạc, hương thơm của hoa, tinh dầu, tranh ảnh…trong phòng tắm nhằm tăng tác dụng thư giản và trị bệnh của Thủy liệu pháp. Sau đây là việc sử dụng nước trong việc điều trị những bệnh hay gặp và các bạn có thể thực hiện dễ dàng tại nhà và thu được kết quả tốt: 4 BỆNH VIÊM HỌNG: Một bệnh có lẽ rất nhẹ trong tất cả loại bệnh là bệnh cảm, viêm họng cấp nhưng cũng gây cho chúng ta nhiều khó chịu. Sốt, đau đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, đau nhức cơ thể, mắt nóng. Đúng là “ long thể bất an ”. Trong cuộc đời mỗi người ai cũng bị không biết bao nhiêu lần bị cảm, viêm họng. Thường thì dù có điều trị, chúng ta phải chịu đựng bốn đến năm ngày hoặc có thể kéo dài hơn. Như các bạn biết đây là một bệnh nhiễm siêu vi, vi khuẩn tại vùng mũi, họng…Như vậy nguyên tắc chận đứng bệnh sớm hoặc nguyên tắc điều trị có thể được giải quyết một cách đơn giản. Tôi lấy thí dụ có mười con siêu vi ( hoặc vi khuẩn ) đang bám ở vùng mũi họng và đang làm thay đổi các cấu trúc niêm mạc ở đây để gây nên những triệu chứng như sưng, nóng đỏ đau, gây nghẹt mũi, sổ mũi…Vậy chúng ta chỉ cần làm sao loại bỏ càng nhiều virus ( hoặc vi khuẩn ) và xua chúng ra khỏi cơ thể thì việc trị bệnh dễ hơn nhiều phải không các bạn. Có những biện pháp thật hiệu quả và thật đơn giản trong việc đạt được mục đích trên. Đó lại là Khò họng, Rửa mũi, Nhỏ mắt. Tất cả chỉ dùng nước . Động tác Khò họng: các bạn uống một ngụm nước chín để nguội, nếu không có chỉ cần uống ngay một ngụm nước từ vòi nước máy thành phố. Sau đó các bạn ngữa cổ lên trời làm động tác đẩy nước lên bằng lực từ cổ họng để tạo thành âm thanh Khò…Khò…Khò.... Nhiều bệnh nhân khi được hướng dẩn cách Khò họng vẫn chưa thấy yên tâm còn hỏi thêmcó cần cho muối vào không. Thưa các bạn, không được cho muối vào. Khò nước muối để sát khuẩn, diệt virus ư? Điều này còn phải xem lại, với nồng độ muối như thế nào thì virus, vi khuẩn có thể chết được? Tôi nghĩ chỉ làm họng mình đang bị viêm, loét càng khó chịu thêm thôi. Vả lại ở đây, chúng ta muốn dùng lực cơ học của nước để đẩy vi khuẩn ra khỏi niêm mạc họng. Do đó các bạn cần Khò thật mạnh. Chú ý Khò xoáy vào vị trí họng đang bị đau, bị ngứa. Mỗi ngày các bạn khò ít nhất 4 lần ( sáng, trưa, chiều và nửa đêm khi các bạn thức giấc đi tiểu ). Càng khò mạnh, nhiều lần thì họng chúng ta càng sạch. Còn rửa mũi, phải làm sao? Các bạn mở vòi nước máy, cho một ngón tay ( có thể là ngón trỏ ) dưới vòi nước để rửa sạch. Sau đó cho tay vào trong mũi, tiếp xúc với toàn bộ niêm mạc từng mũi. Rồi đưa tay ra ngoài, dưới vòi nước lại rửa tay sạch và cho tay tiếp tục vào mũi để rửa. Các bạn thực hiện mỗi bên mũi khoảng 10 lần. Thế là xong. Mũi chúng ta đã sạch virus, vi khuẩn. Các bạn nên nhớ, có thể virus,vi khuẩn bám ở ống lệ mũi rồi lên mắt. Vì thế các bạn có thể làm sạch ống lệ mũi và mắt bằng động tác rửa mắt ( ngữa đầu lên trời, hoặc nằm ngữa, dùng nước sạch nhỏ mỗi mắt 2 giọt, mỗi ngày nhỏ vài lần ). Bây giờ, sau khi Khò họng, rửa mũi, rửa mắt thì vùng mũi họng còn rất ít virus, vi khuẩn. Lúc này các bạn cũng uống toa thuốc của bác sĩ kê mà bệnh sẽ giảm đi nhanh chóng. Trong những truờng hợp vừa chớm bị viêm họng ( ngứa ở vùng họng, sổ mũi ít ..) các bạn thực hiện ngay, nhiều lần thì những biện pháp trên sẽ chặn đứng được bệnh cảm viêm họng rất hiệu quả 5 GIẢM NGAY ĐAU ĐẦU KHI BỊ VIÊM XOANG CẤP: Khi thời tiết thay đổi, chúng ta có thể bị viêm xoang cấp. Những triệu chứng mà bạn có thể gặp là sổ mũi, nghẹt mũi, đàm ở cổ họng, đau đầu, đau mặt ( ngay trên vùng xoang bị viêm ), sốt, ho nhiều về đêm. Khó chịu nhất là đau ê ẩm vùng đầu kèm theo cảm giác nặng đầu. Có thể các bạn uống vài viên Paracetamol hoặc có đi khám bệnh và uống thuốc theo toa. Nhưng triệu chứng đau đầu vẫn không chịu hết? Các bạn hãy nhìn xem hình minh họa. Những xoang ở vùng mặt ( sàng, hàm, trán ) đều có một ống thông ra mũi họng. Đau đầu trong trường hợp này là do các chất nhày, đàm, nhớt làm tắc nghẻn các ống thông này gây tăng áp lực trong các xoang. Thuốc rất khó giải quyết sự tắc nghẻn. Chúng ta có một biện pháp vô cùng đơn giản. Chỉ cần một lít nước. Các bạn cho vào ấm hay nồi, nấu cho thật sôi. Sau đó đặt ấm xuống bàn, mở nắp và hít hơi nước sôi khoảng mười phút. Mỗi ngày thực hiện hai lần. Hơi nước sôi bay vào ngách mũi, ống thông giữa xoang và mũi hoặc xoang và họng, hòa loảng đàm nhớt giải phóng chỗ tắc nghẻn. Áp lực trong các xoang mặt trở lại bình thường và cơn đau đầu biến mất một cách ấn tượng ( có thể kết quả ngay trong hai lần xông đầu tiên ). Các bạn có thể xông khoảng tám lần trong bốn ngày để đạt được một kết quả tốt nhất. Ở trường hợp này hơi nước đã “ xuất sắc trong vai tì nữ ” 6 BỆNH VIÊM XOANG: Người ta hay nói “ lai rai như bệnh tai mũi họng ”. Các bạn nào bệnh rồi mới thấy đúng. Viêm xoang mãn là một bệnh kéo dài, đầu cứ đau âm ỉ, nặng nề khó chịu, đàm từ xoang chảy xuống cổ họng, có thể nhiều hay rất ít Người bệnh lúc nào cũng cảm thấy đầu óc không được sáng suốt, nhiều khi mắt như có cảm giác mờ. Rồi nghe chỗ nào có thày hay thuốc tốt cũng đến. Thuốc thì đã dùng đũ loại. Thuốc Nam ( sắc, thuốc huờn, thuốc xông ), thuốc Tây ( đũ loại kháng sinh, giảm đau, kháng viêm, tan đàm ). Uống nhiều thuốc kháng viêm bệnh nhân còn có triệu chứng xót ruột, đau vùng thượng vị, tiền tốn cũng nhiều mà bệnh viêm xoang vẫn cứ lai rai. Tôi lại giới thiệu với các bạn chiêu xông hơi nước như trên. Cũng với cơ chế hơi nước làm thông các ống thông nối xoang và mũi họng, hơi nước sẽ đi vào các xoang hàm, sàng, trán. Hơi nước này sẽ đọng lại thành nước và sẽ hòa loảng với các dịch nhày trong các xoang rồi bạn có thể khạc những cặn bả này ra ngoài. Thường thì sau khi xông nước sôi mỗi ngày hai lần và xông vài ngày, người bệnh viêm xoang sẽ khạc ra rất nhiều đàm, có lúc màu vàng, xanh và bệnh nhân cảm giác đầu thoải mái, nhẹ tênh. Mỗi đợt xông các bạn nên thực hiện khoảng một tuần hoặc có thể kéo dài hơn. Thỉnh thoảng các bạn lập lại một đợt . Thưa các bạn, đối với những bệnh nhân bị viêm xoang mãn, đến khám bệnh với một xấp toa thuốc trên tay, khi tôi đề nghị xông hơi nước, nhiều bệnh nhân chưa tin tưởng vì nghĩ rằng mình đã xử dụng nhiều loại kháng sinh đắc tiền mà còn chưa thấy gì, một biện pháp “ quá thường ” thì làm sao có kết quả được. Rất nhiều bệnh nhân khác lại hỏi có cho thuốc hay cho dầu gì vào không bác sĩ ?. Tôi xin phép được nhắc lại các bạn chỉ cần hít hơi nước vào mũi mỗi ngày hai lần và liên tiếp trong bảy ngày để tạo sự thông thoáng ống nối xoang và mũi, hoặc ống nối xoang và họng, loại bỏ nhày nhớt đàm mũ trong các xoang. Hít hơi nước là một trợ thủ xuất sắc cùng với sự điều trị bằng thuốc và sẽ giúp các bạn đạt được kết quả tốt, rất tốt trong việc trị bệnh viêm xoang 7 ĐỂ TRỊ TẰNG HẮNG KÉO DÀI Có nghiều người sau khi bị cảm cúm, hoặc dang ở trạng thái bình thường mà mũi họng vẫn tiết ra chất nhày nhiều hơn trạng thái sinh lý một chút. Với lượng chất nhày này thì không đũ để chúng ta khạc ra ngoài được. Chúng tạo nên cảm giác vướng ở cổ họng gây khó chịu. Thỉnh thoảng cứ tằng hắng một vài cái. Vừa khó chịu vừa không lịch sự. Muốn ngưng cũng không được. Điệp khúc này cứ tái diển. Nhiều bạn uống thuốc rất nhiều cũng không hết. cuối cùng đành bỏ thí. Các bạn thử áp dụng 2 chiêu thức “ Xông hơi và Khò họng “ xem. Số một đó các bạn! 8 THỂ DỤC NỘI TẠNG VÀ MẠCH MÁU: Có nhiều loại vận động : Thể dục mặt, thể dục thể hình, thể dục nhịp điệu, Yoga, Thái cực quyền, Khí công, Bát đoạn cẩm, Dịch cân kinh. Tấc cả những loại thể dục này đều có ích. Hoặc giúp cho cơ bắp nở nang, hoặc tăng lên tính dẻo dai của cơ thể, hoặc tăng cường tiêu hao năng lượng giúp cho những người béo phì, hoặc mang lại tâm thân bình ổn. Các bạn có thể hỏi: có loại thể dục nào tập cho các cơ quan nội tạng như : Não, tim, gan, dạ dày, tụy, thận hay không ? Tôi xin giới thiệu cho các bạn một phương pháp đơn giản chỉ dùng nước để có thể tập cho các cơ quan trọng yếu, nằm trong cơ thể. Tôi xin nói nhanh đó là phương pháp tắm nước nóng lạnh luân phiên vào buổi sáng. Các bạn nấu khoảng hai lít nước sôi ( nếu có vòi nước nóng thì tiện hơn chỉ cần mở nước cho chảy vào sô ) cho vào sô và đặt dưới vòi nước máy. Đầu tiên các bạn cho ca nước dưới vòi hứng đầy ca nước lạnh, pha một chút nước nóng để có nhiệt độ dễ chịu ( không lạnh không nóng ) rồi bắt đầu xối nước lên cơ thể ( khoảng 5 ca ), mục đích để cơ thể quen với nhiệt độ của nước. Đầu tiên các bạn không nên xối ngay nước nóng hoặc lạnh lên cơ thể đột ngột để giữ an toàn cho những người có bệnh lý tim mạch, cao huyết áp. Sau đó múc khoảng 1/3 ca nước nóng rồi xả nước lạnh vào ca cho có độ nóng nhưng chịu được, rồi xối lên cơ thể cũng khoảng 5 ca nước nóng đã pha như vậy. Tiếp theo các bạn chỉ hứng nước ở vòi nước máy, xối lên cơ thể khoảng 5 ca. Các bạn tắm tiếp tục luân phiên lạnh, nóng. Buổi tắm kéo dài khoảng 15 phút. Các bạn có thể dùng xà phòng để tắm. Nếu có máy nước nóng thì các bạn có thể đứng dưới vòi sen, chỉnh nhiệt độ, thay đổi nước nóng rồi lạnh luân phiên trong mười lăm phút. Các bạn hỏi chỉ vậy thôi sao? Đúng chỉ có vậy thôi. Khi bạn xối nước trong vòi lên cơ thể, do đây là buổi sáng nên bạn có cảm giác lạnh hơn. Các mạch máu ngoại vi ( ở da ) sẽ co lại, máu dồn vào tim, gan, ruột, tụy, dạ dày, thận mang dưỡng khí và chất nuôi dưởng đến nhiều hơn…Kế đến khi xối nước nóng lên, mạch máu nội tạng co lại và bây giờ thì mạch máu ngoài da giãn ra, tuần hoàn máu ngoại vi tốt hơn. Như vậy không phải là một cách tập thể dục cho nội tạng và da là gì? Phương pháp tắm nước lạnh nóng xen kẻ có ích cho các bạn có bệnh tiểu đường ( tuyến tụy suy yếu tiết insulin giảm ), suy thận, tiêu hóa kém. Ngoài ra đây cũng là một phương pháp tập thể dục cho mạch máu. Vì mạch máu ngoại vi và nội tạng được luân phiên co giãn trong suốt quá trình tắm nóng lạnh. Các bạn có thể áp dụng cho những trường hợp thiếu máu cơ tim, nhưng phải cẩn trọng như đã hướng dẩn trong phần trên, đầu tiên, không được để cơ thể tiếp xúc với nước nóng quá hoặc lạnh quá. Như các bạn đã biết cơn đau thắt ngực xảy ra do tim không đũ máu nuôi vì mạch vành bị hẹp. Nguyên nhân hẹp mạch vành có thể do mảng xơ vửa hoặc do yếu tố co mạch vành. Tắm lạnh nóng xen kẻ giúp mạch vành vận động, lúc co lúc giãn, mang nhiều máu hơn đến tim và thúc đẩy giảm mảng xơ vửa bên trong bám vào thành mạch vành. Tùy vào thể tạng của mình các bạn nên chỉnh lượng nước nóng lạnh sao cho thích hợp. Các bạn nhớ là khi bắt đầu tắm không nên xối nước quá nóng hay quá lạnh lên cơ thể mà nên pha nước ấm dễ chịu để tránh những tai biến có thể xảy ra ở người đã có bệnh lý tim mạch, cao huyết áp do sự co giãn quá mức của mạch máu. 9 CHẶN ĐỨNG CƠN HO KHAN Nhiều lúc họng của chúng ta bị thức ăn chạm vào, hoặc khi uống nước hoặc vướng một chút dịch nhày. Một chút thôi, vì thế không thể khạc ra được. Nuốt cũng không xong, khi cố gắng nuốt vào lại tạo thành một cơn ho khan kéo dài không biết làm sao để dừng. Các bạn thử nghĩ nếu ho xảy ra trong khi chúng ta chỉ có mình thì cũng đành chịu cho qua. Đằng này ho khi trao đổi với đối tác kinh doanh, khi trò chuyện cùng bạn gái mới quen, hoặc đang giảng bài trước một giảng đường, hay đang họp. Cách đây không lâu tôi cũng thường bị tình trạng “ éo le ” như vậy. Đang ngồi khám bệnh cho bệnh nhân viêm họng. Người bệnh than phiền là bị ho nhiều quá, nhưng chưa nghe tiếng ho của bệnh nhân mà thày thuốc đã ho “ liên khúc ”. Biết làm sao bây giờ? Thuốc gì cũng không thể ngưng cơn ho lại ngay được. Cuối cùng tôi chỉ biết ra dấu bằng tay ( vì nói làm sao được ), bước nhanh qua phòng khác, ho cho hết cơn rồi mới trở qua xin lỗi bệnh nhân rồi khám tiếp. Bây giờ thì đã có cách giải quyết rồi. Vô cùng hiệu quả. Lúc đó các bạn chỉ cần uống một ngụm nước, nước chín để nguội, thậm chí nước từ vòi nước máy . Rồi các bạn hơi ngữa cổ lên làm động tác Khò họng tối đa là 4 đến 5 lần. Họng sẽ không còn khó chịu và cơn ho lẳng lặng rút lui. Đây lại đúng như câu nói dân gian “ Xuất sắc trong vai tì nữ ” Khi nào gặp trường hợp trên các bạn áp dụng xem. 10 SPA TẠI NHÀ: Tôi có một anh bạn là tín đồ ngoan đạo của đạo “ Xông hơi ”. Anh có một làn da hồng hào. Nghề nghiệp của anh là giáo viên ở tỉnh Long an. Mỗi lần xuống thành phố chơi anh lại tán dương phương pháp này. Anh nói: bạn chẳng cần đi xông hơi ở đâu cho xa. Ở nhà là đũ, bạn mua vải nylon may một cái mùng, bên ngoài nấu một ấm nước trên bếp điện nối vòi với một ống nước rồi bắc một cái ghế đẩu ngồi vào đó mà xông. Số một đó, một tuần bạn chỉ cần xông một đến lần. Bạn sẽ thấy mồ hôi ra, bao nhiêu độc chất sẽ thải qua da. Bạn sẽ thấy vô cùng khõe, nguồn sinh lực trong cơ thể của bạn dồi dào, bạn có cảm giác đói, ăn ngon, ngũ ngon…Nghề của bạn, tôi thấy chỉ ngồi mà không vận động chân tay, không có dịp đổ mồ hôi, không có dịp cho chất độc thải ra ngoài thì càng cần phải xông hơi nhiều hơn nữa. Nếu không may được thì tôi sẽ may cho bạn …Đúng như bạn tôi đã nói ở trên, sách vở tài liệu đã đề cập đến lợi ích của việc tắm hơi rồi. Da là một cơ quan có diện tích lớn nhất trong cơ thể. Một trong những nhiệm vụ của da là thải chất cặn bả dưới hình thức mồ hôi. Tuy nhiên cuộc sống ở thành phố nhất là những người làm việc bàn giấy như tôi chẳng hạn rất ít có cơ hội để đổ mồ hôi. Nói khác hơn là sự thải độc tố trong cơ thể chưa được đầy đũ lắm. Do đó những người ít vận động tay chân thường có cảm giác mõi mệt, uể oải, kém hăng hái, ăn mất ngon. Các bạn có thể nấu nước sôi trùm mềm lại xông như khi bị cảm xông. Như thế cũng tốt nhưng có điều là không được thoải mái. Bạn có thể may một cái “ mùng xông hơi ” như bạn tôi đã hướng dẩn. Hoặc nếu có điều kiện, bạn đến các cửa hàng y cụ ở đầu đường Trần hưng Đạo quận nhất để mua một bộ để xông gồm có một cái “ mùng xông hơi ” và một cái ấm điện có hẹn giờ. Nếu có đũ “ đồ nghề ” rồi, thì các bạn chọn một buổi nào rảnh trong tuần, một nơi yên lặng để xông hơi. Bạn căng “ mùng xông hơi ” lên, nấu nước, mở nhạc nhẹ nhàng. Trong khi chờ nước sôi bốc hơi, các bạn thư thả tắm sạch với nước ở nhiệt độ thường, lau khô. Lúc này hơi nước đã nhiều, các bạn vào mùng xông hơi khoảng hai mươi phút. Bước ra bạn dùng khăn lau thật khô. Cuối cùng nằm thư giản nghe nhạc. Các bạn sẽ thấy từng lổ chân lông giãn ra, toàn thân buông lỏng, đầu óc khinh khoái. Còn làn da hồng hào thì sao. Anh bạn tôi nói: Dễ, cứ dùng trái trái dưa chuột, băm nhuyển, vắt lấy nước bôi lên da sau khi xông hơi, rồi da sẽ đẹp dần ra. 11 LÀM SẠCH ĐÀM Ở HỌNG Bạn nói rằng lúc nào cũng thấy đàm ở họng phải không? Nhiều bệnh nhân cũng đã nói như vậy. Đàm vướng ở họng có lúc như muốn nghẹt họng. Khạc hoài vẫn còn hoài. Bệnh nhân đi khám bệnh nhiều mà hình X quang phổi cũng chụp nhiều, mà vẫn chưa yên tâm. Tuy nhiên trong đa số các trường hợp, bệnh nhân lại không bị phổi mà bị viêm xoang sàng sau. Các bạn nhìn lại ảnh minh họa sẽ thấy 2 xoang sàng sau trái và phải có một ống thông với thành sau họng. Khi bị viêm xoang sàng sau, đàm nhớt sẽ chảy xuống thành sau họng làm các bạn lúc nào cũng có cảm giác đàm đầy họng. Ở những bạn này, đàm sẽ kích thích họng gây phản xạ sinh ho. Và cứ ho mãi vì có lúc nào đàm ở họng hết được đâu. Tôi đã gặp nhiều bệnh nhân đến khám với lý do đàm đầy họng và ho kéo dài gần cả tháng. Những bệnh nhân này đã đi đũ nơi, kể cả bệnh viện chuyên trị lao, uống quá nhiều thuốc kháng sinh, long đàm.. mà không thấy kết quả. Toa thuốc nhiều mà phim X quang phổi cũng không ít, nhưng phim nào cũng có kết quả bình thường. Nếu ở vào trường hợp này các bạn nên kiểm tra chụp phim xoang ( dỉ nhiên là phải đi đến bác sĩ để được khám và cho chỉ định chụp ). Còn ở nhà các bạn cần sử dụng hai “ tì nữ ” đã biết: Xông hơi nước và Khò họng ( mỗi ngày xông hơi nước hai lần, khò họng bốn lần, mỗi lần khò năm cái ). Các bạn sẽ thấy các “ tì nữ ” này cũng sẽ “ xuất sắc trong vai ” 12 DÀNH CHO CÁC BẠN BỊ MỤN TRỨNG CÁ: Nhiều cô cậu thanh niên đến khám bệnh với vẽ ngượng ngùng cùng với những “ vị khách không mời ” trên gương mặt. Mụn trứng cá hay gặp ở tuổi thanh niên từ mười ba đến mười chín, khi mà nồng độ kích thích tố nam testosterone trong cơ thể tăng lên. Chất hoóc môn này kích thích tuyến bả từ lổ chân lông tiết ra nhiêu chất bả nhờn hơn. Những chất bả nhờn kết hợp với các tế bào chết của tuyến bả làm bít tắc lổ chân lông tạo thành mụn. Đồng thời mụn sẽ sưng tấy thêm khi có sự ăn theo của vi khuẩn Propionibacterium acnes, một lọai vi khuẩn có nhiểu trên bề mặt da Các bạn trẻ này đã uống đũ loại từ artichaut, nước mát rồi uống thuốc nam, tự mua thuốc Tây, bôi, uống theo chỉ dẩn của bạn bè, rồi cũng đầu huờn đấy, những vị khách không mời mà đến rồi cho đến khi gia chủ nhiều lần tiển khách mà cũng chẳng thèm đi. Theo tôi các bạn không nên uống, bôi thuốc theo lời rỉ tai mà nên nhờ bác sĩ, lương y trong các cơ sở y tế khám và chữa bệnh hợp pháp. Tôi chỉ xin được nhắc nhở thêm, trong khi uống thuốc đúng theo toa, các bạn nên lưu ý những điểm cần thiết sau rất quan trọng trong việc trị mụn trứng cá: - Chế độ ăn uống: Có nhiều tác giả không cho rằng ăn uống ảnh hưởng đến sự nặng thêm hoặc giảm đi của mụn trứng cá. Nhưng trên thực tế để việc trị mụn có kết quả tốt các bạn không nên ăn những thức ăn uống có chất ngọt và béo như: bánh, kẹo, trái cây ngọt, sữa chua, phó mát…Nhiều bạn trẻ còn nhận thấy mình nổi mụn nhiều hơn khi uống các lọai thuốc bổ đa sinh tố ( polyvitamin ). Các bạn nên ăn nhiều rau tươi - Uống nhiều nước. Mỗi ngày các bạn nên uống ít nhất 1,5 lít nước. Lượng nước uống vào sẽ bù đắp lượng nước mất đi do đổ mồ hôi và làm phân trong đại tràng mềm đi giúp các bạn đi vệ sinh ( thải độc qua đường tiêu hóa ) tốt hơn hạn chế tình trạng tái hấp thu chất độc trong phân ở ruột già. Để việc đi vệ sinh dễ và mỗi ngày một lần các bạn cần ăn nhiều rau và tập đi cầu mỗi ngày vào giờ nhất định. - Xông hơi nước lên mặt tạo điều kiện cho thông thoáng lổ chân lông giúp thải chất bả ra ngoài da tốt hơn. Các bạn nên xông hơi nước mỗi tuần một lần - Cũng với mục đích làm sạch lổ chân lông mỗi ngày các bạn nên rửa mặt bằng nước ấm năm lần. Trước khi rửa mặt, bàn tay phải được rửa sạch trước. Sau khi rửa mặt nên dùng khăn mềm thấm cho khô da ( không được lau vì có thể làm xây xát da, chậm lành tổn thương mụn ). Không được rửa mặt bằng xà phòng hay sữa tắm vì trong các sản phẩm này vẫn còn một lượng sút ( NaOH ) dư làm chậm tình trạng lành của mụn. - Không được sờ tay lên mặt. Đôi tay chúng ta đã chạm nhiều nơi, sờ vào quần áo, chăn, màn, bàn, ghế, sờ lên bàn phím máy vi tính, chạm vào tiền…cho nên dù nhìn đôi tay vẫn sạch nhưng thực sự có nhiều vi khuẩn đã bám vào. Ngoài những lúc rửa mặt, các bạn nên hạn chế tối đa việc sờ, nặn, gải, cào lên mụn để tránh tình trạng bội nhiễm do mang vi khuẩn từ nhiều nơi lên mụn. - Khi đi ra đường cần mang khẩu trang để phòng việc bội nhiễm và làm bẩn lên những thương tổn mụn 13 MỘT TÌ NỮ GÓP PHẦN XUẤT SẮC TRONG VIỆC “ TIỀN NHỮNG VỊ KHÁCH KHÔNG MỜI ” Tôi xin giới thiệu một biện pháp nhỏ, tiết kiệm và không kém phần hiệu quả trong việc làm biến mất những nốt mụn trứng cá. Các bạn mua một tube pomade Tetracycline 1% ( loại pomade bôi mắt ). Sau khi rửa mặt sạch, thấm khô bằng khăn mềm, các bạn bôi pomade lên những nốt mụn rồi dùng lòng của ngón tay xoa nhẹ cho pomade thấm sâu vào da ( hai phút đến năm phút tùy vào diện tích của những thương tổn mụn ). Để yên như vậy khoảng hai giờ rồi rửa sạch bằng nước lả. Mỗi ngày các bạn có thể thực hiện khoảng hai lần. Thường sau ba ngày các bạn sẽ thấy các vết mụn giảm sưng tấy rõ rệt. Những vị khách không mời đã rút lui. 14 CHÚ TỶ BÁN BÁNH TIÊU Hồi còn nhỏ tôi và các bạn thường hay mua bánh tiêu, bánh bò của một người Hoa bán ở đầu hẻm. Hình ảnh của chú Tỷ lúc nào cũng đứng, khi thì nhồi, cán bột, lúc thì dùng hai chiếc đủa thật to để trở những chiếc bánh tiêu tròn đang nổi trên chảo dầu lớn. Chú Tỷ rất hiền và có điểm đặc biệt là ở sau cẳng chân có những cọng gân màu đen tím, cứng, nổi lên ngoằn ngoèo như những con rắn. Ăn bánh tiêu của chú Tỷ bán thì ngon mà nhìn những con rắn ở chân chú lại sợ. Lúc đó không đứa nào biết đó là gì, vì sao mà chú Tỷ bị như vậy. Bây giờ mới biết đó là những tĩnh mạch nông ở chân ( mạch máu trở về tim ) bị giãn ra do tư thế đứng lâu ngày của chú. Bệnh giãn tĩnh mạch ( suy tĩnh mạch chi dưới ) có thể giãn tĩnh mạch ở cẳng chân, nhượng chân, đùi hoặc giãn các mao mạch như hình mạng nhện ở bàn chân. Bệnh này không phải chỉ xảy ra ở người chiên bánh tiêu mà còn gặp ở những người có nghề nghiệp thường xuyên đứng một chỗ như thợ dệt, thợ tiện, giáo viên, người nấu bếp.. Khi đứng hệ tĩnh mạch dưới chân ví như một cái bong bóng đầy nước được cầm một đầu ở phía trên, nước sẽ dồn xuống và áp lực bên trong bong bóng hoặc trong tĩnh mạch sẽ bị căng phồng. Đối với mạch máu tình trạng giãn, phồng ra lâu ngày sẽ khó trở lại kích thước bình thường và các van bên trong sẽ không kín dẩn đến tình trạng các van không hoạt động hiệu quả ( bên trong tĩnh mạch chân thường có những van nhỏ, các van này mở ra để máu chảy về tim và đóng lại để máu không chảy ngược xuống chân ). Bên ngoài là các cơ bắp, trong khi vận động các cơ bắp sẽ co bóp thúc đẩy các van hoạt động tốt hơn lúc đứng yên một chỗ. Người bị bệnh giãn tĩnh mạch có cảm giác hai chân: nặng nề, rần rần như kiến bò, phù nhẹ ở vùng mắt cá chân..Thỉnh thoảng người bị giãn tĩnh mạch phải cúi người xuống để xoa bóp lên hai chân mình cho bớt những cảm giác khó chịu trên. Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới có thể được điều trị nội khoa ( thuốc bền thành mạch, thuốc co mạch..) hoặc điều trị ngọai khoa ( cắt bỏ những tĩnh mạch nông ở chân bị giãn ). Các bạn có thể phòng và hạn chế bệnh giãn tĩnh mạch bằng cách không nên đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian lâu để tránh ứ đọng và tăng áp lực ở chân, nên ăn nhiều rau lá xanh để có rutin và vitamin C giúp bền thành tĩnh mạch, khi nằm nên gác chân lên gối để máu về tim dễ dàng, có thể mang vớ thun để giảm tình trạng giãn tĩnh mạch nông ở chân. Hai lời khuyên tiếp theo là các bạn nên thực hiện động tác gát chân lên tường và mỗi ngày nên đi bộ khoảng hai mươi phút để các cơ chân co bóp thường xuyên giúp các van tĩnh mạch ở chân hoạt động tốt hơn 15 MỎI CÁNH TAY PHẢI: Có lúc tôi có cảm giác mỏi hết cả vai, cánh tay bên phải. Tôi xoa bóp bằng các loại pomade, gel có chất kháng viêm, giảm đau, có uống thuốc.. nhưng chỉ bớt được vài hôm rồi mỏi trở lại. Tôi “ ăn quen “, dùng máy sấy tóc hơ nóng tay phải nhưng cũng không kết quả. Nằm đêm, ngẩm nghĩ lại xem mình có xách , có khiêng, kéo một vật gì nặng không. Có tập thể dục, tập tạ hoặc ngũ có chèn ép tay phải không. Tuyệt nhiên không. Vậy thì tại sao lại tê chỉ mỗi một tay phải. Chợt nhớ ra gần đây, tôi có làm việc trên máy vi tính mỗi ngày ba giờ và kéo dài hơn nửa tháng. Mà tại sao tay trái lại không mõi ? Bởi vì bàn tay phải xử dụng chuột vi tính. Tư thế tay phải có dang ra xa với thân mình một góc khoảng 45 độ trong khi tay trái thì sát thân mình hơn. Và các bạn biết không chỉ một yếu tố nhỏ tưởng chừng như không đáng kể vậy mà đưa đến mỏi tay phải kéo dài dù đã xử dụng nhiều biện pháp. Suy nghĩ như vậy, tôi kéo chuột vi tính lại gần, cánh tay phải sát thân mình như tay trái. Chỉ vài hôm là vai và tay phải trở lại bình thường! Các bạn xử dụng vi tính có gặp tình trạng mỏi tay phải như tôi không, các bạn hãy chỉnh tư thế lại để hai cánh tay cùng sát với thân các bạn sẽ không còn mỏi tay nữa trong một thời gian rất ngắn. 16 ĐANG NGŨ BỊ TÊ TAY: Thỉnh thoảng có bệnh nhân đến khám bệnh lý do là đang ngũ có cảm giác tê rần vùng gáy và hết một bên tay ( từ vai xuống đến các ngón tay ). Cảm giác tê rất khó chịu có thể kéo dài sau khi thức dậy. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trên. Thường là bệnh nhân ngũ gối quá cao, hoặc tư thế ngũ ngoẹo đầu làm cho một vài dây thần kinh cổ cánh tay bị chèn ép. Như các bạn biết cách giải quyết là tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Ở đây bệnh nhân được khuyên nên ngũ gối thấp để cột sống cổ thẳng với cột sống ngực, và tư thế ngũ phải được điều chỉnh lại, Không được ngũ nằm sấp. Nên nằm nghiêng phải và nằm ngữa. Nằm nghiêng thì phải chỉnh gối sau cho cột sống cổ thẳng với cột sống ngực. Khi nằm nghiêng, gối phải cao hơn lúc nằm ngữa một chút. Nhưng tất cả những biện pháp đó là việc sau này. Còn ngay khi đang ngũ bị tê gáy và tay thì phải làm sao để chấm dứt ngay cảm giác khó chịu này? Các bạn chỉ cần nằm ngữa, bỏ gối, dang các ngón tay ra và duổi thẳng tay bên tê xuống phía dưới. Đồng thời đầu và cổ kéo thẳng lên trên ( hướng đối nghịch với hướng di chuyển của tay ). Các bạn giữ tư thể này sáu giây ( sáu tiếng đếm thầm: 1,2,3,4,5,6 ). Sau đó trở về tư thế nằm ngữa thư giản bình thường. Rồi các bạn lập lại động tác trên khoảng 5 lần. Sau đó dùng tay không tê bóp và vuốt mạnh tay tê từ phía trên cánh tay xuống tận bàn tay, ngón tay nhiều lần. Cảm giác tê sau gáy và tê cả cánh tay giảm một cách ấn tượng rồi chấm dứt nếu các bạn thực hiện thêm vài động tác nữa. 17 GIẶC SAU LƯNG NHÀ NGƯƠI Ngoài người bạn đời đang sống với tôi, tôi còn một bạn đời khác nữa cũng ở chung nhà. Đó là chiếc gối kê đầu. Chiếc gối có thể thay đổi, nhưng chiếc gối từ lúc tôi còn sơ sinh rồi hậu thân của nó đã cùng tôi sống gần 1/3 thời gian trong suốt cuộc đời. Trên thị trường có nhiều loại gối. Cái thì to, nhỏ, mềm, cứng khác nhau, chất liệu cái thì bằng tre đan, bằng gỗ, gòn bọc vải, gối hơi, gối nước. Về hình dạng cũng nhiều vẽ. Cái thì hình vuông, chữ nhật, hình nửa vầng trăng,hình trái tim. Đa số chiếc gối có độ dày bằng nhau, có loại lõm nhẹ ở giữa. Bạn chọn chiếc gối nào đây?. Có những chiếc gối đặc biệt hơn. Gối được dồn bằng những dược thảo giúp ngũ ngon giấc. Chiếc gối của cố thi sĩ Huy Cận trong tác phẩm ngậm ngùi “ Tay em anh hãy tựa đầu ”. Cái gối mà Lữ đồng Tân, anh học trò Trung Quốc ngày xưa đi lên kinh đô ứng thí, dọc đường vào quán trọ nghỉ đêm. Tình cờ anh học trò quen một đạo sĩ, được đạo sĩ cho mượn cái túi kê đầu. Lũ tiên sinh mơ một giấc mơ: được thi đậu Trạng nguyên, có vợ con, sống một cuộc đời vinh hoa phú quý, đến tuổi già rồi mất. Giật mình thức dậy, thì nồi kê chủ quán nấu vẫn còn chưa chín ( giấc Hoàng lương ). Hồi còn trẻ thì ngũ gối nào cũng được. Đến lúc có tuổi rồi, nhiều khi thức dậy cảm thấy mình mẩy đau nhức, tay tê, mõi cổ. Nhất là ở vùng gáy, rất khó chịu. Rồi tôi thay hết gối này đến gối khác. Bà xã cũng chiều, tháo chỉ ra, lấy bớt gòn, khi lại thêm gòn vào. Nhiều lần như vậy, bây giờ tôi mới chọn được cho mình một cái gối. Có những bệnh nhân cũng “ kén gối ” như tôi than khi thức dậy đau sau gáy, đau vai, mỏi cổ, tê tay …Những bệnh nhân này đã vái tứ phương, uống thuốc Tây, rồi Đông dược, đi châm cứu, vật lý trị liệu kéo cổ bằng tạ, chạy tia laser công suất thấp, day ấn huyệt… Thưa các bạn đến đây tôi nhớ đến câu chuyện nỏ thần Kim Quy. Triệu Đà làm vua đất Nam hải nhiều lần đem quân sang xâm chiếm đất Âu lạc nhưng không được vì vua Âu lạc là An dương Vương có nỏ thần. Triệu Đà lập mưu, hỏi cưới Mỵ nương là công chúa Âu lạc cho con mình là Trọng Thủy. Trọng thủy dựa vào lòng tin của vợ gạt tráo nỏ thần. Triệu Đà lại đem quân tấn công thành Cổ loa. Mất nỏ thần, An dương Vương thua trận, lên ngựa tháo chạy, chở theo con là Mỵ nương. Đến Dạ sơn gần bờ biển. An dương Vương ngữa mặt lên trời cầu khẩn. Thần Kim Quy xuất hiện chỉ tay bảo rằng “ Giặc ở sau lưng nhà ngươi ”. Tương tự như vậy, nguyên nhân làm bạn đau vai, mỏi đau cổ, tê tay… là ở chiếc gối mà bạn đang ngũ. Thường thì nguyên nhân là chiếc gối bạn quá cao, cột sống cổ gập góc với cột sống ngực. Nhiều bạn còn thấy chưa đũ dose, thêm vào một cái gối nữa, hoặc bẻ gập chiếc gối lại cho cao thêm. Những tình huống có thể xảy ra là chèn ép thần kinh cổ cánh tay, chèn ép động mạch cảnh, căng các cơ và dây chằng xung quanh. Ngũ gối quá cao, gập cổ lâu ngày còn là một trong những nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm. Nhiều chiếc gối được thiết kế phần tựa đầu lên thì thấp, phần tiếp xúc với cổ thì cao hơn để cơ cạnh cột sống cổ có chỗ tựa. Theo tôi nghĩ mỗi người đều nên có một cái gối thích hợp với mình. Buổi sáng sau khi thức giấc, vùng đầu cổ vai, tay phải dễ chịu. Đồng thời các bạn phải dựa trên những nguyên tắc : khi nằm lên gối, cột sống cổ của bạn phải thẳng với cột sống ngực, do đó trước tiên là gối phải thấp. Nhưng có 1 điểm tế nhị là khi các bạn nằm nghiêng do phải tựa vai lên sàn, nên độ cao gối phải cao hơn chiếc gối mà các bạn nằm ngữa. Như vậy khi ngũ lúc thì nằm ngữa, khi thì nằm nghiêng, phải làm sao đây? Các bạn hãy tự tìm một chiếc gối lý tưởng cho mình. Còn chiếc gối của tôi hiện giờ là một cái khăn xếp đôi lại cao khoảng 3cm khi nằm ngữa. Khi nào đổi tư thế nghiêng thì tôi phải nhấc đầu lên và xếp khăn gấp rưởi ( 4 cm ). Và dưới cổ tôi lót thêm một cái khăn mềm xếp lại để cơ cổ có chỗ tựa. Thế là ổn, “ người bạn đời ” thứ hai của tôi đã được “ định hình ”! Buổi sáng sau khi thức dậy, những rắc rối ở vùng cổ giảm đi gần như hết hẵn. 18 ĐÔNG VÀ TÂY Y: Trước hai chữ Đông y và Tây y, đa số chúng ta nghĩ đây là 2 nền y học khác biệt. Một bên Đông y được bắt nguồn từ các nước Trung Hoa, Ấn độ, Tây tạng, Việt nam và Tây y là nền y học phương Tây mà ông tổ y học Tây phương là Hypocrate. Nói đến Tây y là nói đến thuốc viên, chích, dịch truyền và đến phòng xét nghiệm và các phương tiện chẩn đoán: X quang, siêu âm, CT… Còn Đông y gắn liền với lý thuyết Âm Dương, Ngũ hành với thuốc thang, thuốc sắc, cao đơn hoàn tán, châm cứu day ấn huyệt…Nguyên tắc “ Thân thổ bất nhị ”, người ở đâu uống thuốc đó là rất hợp quy luật thiên nhiên là một nguyên tắc được đề cao ở các tác phẩm y học Trung Quốc. Nhưng thưa các bạn đó là quan điểm xưa, còn bây giờ thì khác hẵn. Trong bệnh viện Tây y vẫn có khoa Y học cổ truyền có châm cứu. Trong Bệnh viện Y học cổ truyền cũng có phòng xét nghiệm, X quang siêu âm…Người phương Đông uống, chích thuốc Tây y vẫn có kết quả điều trị tốt. Còn người Âu, Mỹ uống thuốc Đông y hoặc châm cứu vẫn không mất phần hiệu nghiệm. Thuốc Đông y ở Trung Quốc đã được điều chế thành thuốc viên, thuốc chích. Cây kim châm cứu đã biến thành những máy điện châm, tia Laser công suất thấp…Quan niệm Đông y Tây y không còn tính cách khắc khe, cách biệt. Nhiều dược phẩm được phối hợp như Ankitamol ( Paracetamol + Xuyên khung + Bạch chỉ ), Rumafar…có tác dụng điều trị rất tốt. Tôi nghĩ khi bệnh chúng ta không nên quá câu nệ Đông Tây y. Bất cứ nền y học, thuốc men, phương cách nào giúp con người vượt qua bệnh tật đều có thể được chấp nhận được. Nếu các bạn đồng ý quan điểm trên thì tôi xin được bổ sung trong phần kinh nghiệm điều trị bệnh trỉ là các bạn có thể bôi thêm một trong những pommade : Preparation H hay Proctosone lên tổn thường trĩ mỗi ngày 3 lần để rút ngắn thời gian điều trị bệnh trĩ 19 DƯỢC ĐÔNG CẦN CÁCH XA DƯỢC TÂY: Vì sao nói không phân biệt Đông y Tây y mà còn phải uống 2 loại thuốc cách xa nhau ? Thưa các bạn ngay trong các loại thuốc Tây y vẫn có những loại không nên uống cùng lúc vì chúng có thể kết tủa ( tạo nên những chất đóng cục lại không thể hấp thu qua niêm mạc ruột ) như uống Tetracycline với Maalox, Alunimna, hoặc có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa như uống corticoid chung với các loại thuốc kháng viêm nonsteroid…Do đó các bạn thấy trong đơn thuốc Đông y có rất nhiều chất, khi kết hợp với thuốc Tây y làm sao biết được những thuốc này tạo ra những chất gì trong cơ thể chúng ta, sự phối hợp có gây ra một chất có hại đến gan, thận, cơ thể hay không? Vì thế nên uống Tây y và Đông y ( nói chính xác hơn là những loại thuốc mà chưa có nghiên cứu rõ về sự phối hợp của chúng ) cách xa nhau an toàn nhất là hai mươi bốn giờ. 20 “ KẸT XE “: Ai cũng biết thức ăn được đưa vào cơ thể để nuôi dưởng các cơ quan, tế bào.Sau quá trình này chúng sẽ còn lại là những chất cặn bả. Thường thì chất cặn bả ( phân ) sẽ được thải ra mỗi ngày. Nhưng một số ít trong chúng ta ( trẻ con và cả người lớn ) lại để “của nợ ” này trong cơ thể ba ngày trở lên, thậm chí có người một tuần, mười ngày và trường hợp cá biệt còn lâu hơn nữa! Nhiều khi hỏi bệnh nhân bao nhiêu ngày đi cầu một lần thì được trả lòi một cách dễ thương là…Em không nhớ! Thú thật với các bạn là hồi còn nhỏ tôi đã vào phòng cấp cứu bệnh viện Chợ Rẩy với lý do là đau bụng, đau bụng do bón. Lúc đó tôi cũng không nhớ mình mấy ngày đi cầu một lần. Tôi cứ tưởng là càng lâu đi cầu thì càng tiện chứ sao. Vả lại có ai nhắc nhở mình đi vệ sinh đâu. Có ai cho biết là tác hại của việc phân giữ lại trong cơ thể mình đâu. Hồi còn nhỏ cứ dành thời gian ăn và đi rong chơi, còn việc đi vệ sinh và ngũ thì lại không quan tâm mấy! Đến khi lớn lên, đi làm một thời gian mới biết cái chuyện đơn giản này. Phân tích tụ lại trong ruột già gây nhiều tác hại. Tác hại thứ nhất về mặc cơ học. Hệ tiêu hóa đơn giản giống như 1 cái ống, có chỗ khởi đầu ( miệng ) đến chỗ kết thúc ( đại tràng sigma, trực tràng rồi cuối cùng là hậu môn ), có chỗ kích thước hẹp ( thực quản ) có chỗ kích thước to ( dạ dày ). Cái ống này được thông thương khi chúng ta đi vệ sinh mỗi ngày một lần. Nhưng nếu trễ vài hôm phân ứ ở vùng đại tràng sigma và gây tắc nghẽn. Toàn bộ những phần ở phía trên ( đại tràng ngang, đại tràng lên, ruột non, dạ dày đều bị ảnh hưởng. Phân tích tụ lại, hơi được sinh ra trong quá trình tiêu hóa bị đình trệ gây tình trạng khó chịu. Bệnh nhân bón thường đau lâm râm dọc theo khung đại tràng, có người đau ở vùng đại tràng sigma ( Hố chậu trái ). Bệnh nhân có cảm giác nặng nề, ậm ạch đầy hơi thỉnh thoảng xì hơi. Tác hại thứ hai là do tình trạng tái hấp thu nước ở ruột già. Các chất độc theo đó thấm hút vào máu gây nhiễm độc cơ thể. Người bị bón thường nhức đầu, mõi mệt, nhăn nhó, ăn uống kém, khó tiêu…Bệnh nhân bón tự nhiễm độc vì lượng phân nằm trong ruột già của mình. Nếu kết hợp bón và động tác rặn lâu ngày còn có thể gây bệnh nứt hậu môn, bệnh trĩ. Nhiều trẻ hay đau bụng và ba mẹ cháu thường dẩn đi siêu âm! Trẻ bị bón có kết quả siêu âm bình thường hoặc có ứ hơi ở ruột. Ngoài ra không phát hiện được bệnh gì hết. Sau đó lại mua thuốc giảm đau, dạ dày cho trẻ uống. Điều này thật tai hại vì càng làm giảm nhu động ruột và càng làm tình trạng bón nặng hơn. Xin các bạn lưu ý ở trẻ ( và cả người lớn ) khi hay bị đau bụng lâm râm lâu ngày thì điều đầu tiên là các bạn nhớ đến vấn đề đi vệ sinh. Hãy hỏi trẻ mấy ngày đi cầu một lần. Nếu hơn một ngày phải nhắc trẻ và hướng dẩn cháu đi vệ sinh mỗi ngày, vào giờ cố định thường là buổi sáng. 21 BIỆN PHÁP TẠI NHÀ ĐỂ ĐIỀU TRỊ BÓN GỒM NHỮNG ĐIỂM SAU:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng