Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chủ sở hữu quyền tác giả lý luận và thực tiễn...

Tài liệu Chủ sở hữu quyền tác giả lý luận và thực tiễn

.PDF
107
116
92

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 35 Đề tài: CHỦ SỞ HỮU QUYỀN TÁC GIẢ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI Họ tên: Đặng Hồng Thơ MSSV: 5095565 Lớp: Luật Thương mại 1 K35 Cần Thơ, tháng 5 năm Chủ sở hữu quyền tác giả- Lý luận và thực tiễn LỜI CẢM ƠN Qua thời gian nghiên cứu về đề tài “Chủ sở hữu quyền tác giả- lý luận và thực tiễn”, người viết đã tìm hiểu và biết thêm nhiều kiến thức pháp luật về quyền tác giả nói chung cũng như quyền của chủ sở hữu quyền tác giả nói riêng. Đó là những kiến thức rất có ích cho việc hoàn thành đề tài nghiên cứu cũng như trong cuộc sống. Để hoàn thành đề tài nghiên cứu, ngoài việc tự tìm hiểu từ những tài liệu tham khảo, người viết còn nhận được sự giúp sức của thầy cô, bạn bè tại trường. Qua đây, người viết xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các bạn. Người viết đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Phan Khôi- người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Tuy nhiên, đề tài khóa luận là quá trình tìm hiểu và phân tích của cá nhân nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu toàn diện hơn cũng như giúp người viết có thêm những tiến bộ hơn cho những nghiên cứu sau này. Cần Thơ, tháng 5 năm 2013 Người viết Đặng Hồng Thơ GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Đặng Hồng Thơ Chủ sở hữu quyền tác giả- Lý luận và thực tiễn NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Đặng Hồng Thơ Chủ sở hữu quyền tác giả- Lý luận và thực tiễn NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Đặng Hồng Thơ Chủ sở hữu quyền tác giả- Lý luận và thực tiễn Từ viết tắt BLDS BLTTDS BLHS Luật SHTT NĐ số 61/2002/NĐ-CP NĐ số 100/2006/NĐ-CP NĐ số 105/2006/NĐ-CP BẢNG TỪ VIẾT TẮT Từ được viết tắt Bộ luật dân sự Bộ luật tố tụng dân sự Bộ luật hình sự Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút, có hiệu lực sau 15 ngày. Nghị định số 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, có hiệu lực sau 15 ngày. Nghị định 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, có hiệu lực sau 15 ngày. NĐ số 128/2008/NĐ-CP Nghị định số 128/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008, có hiệu lực ngày 01/01/2009. NĐ số 47/2009/NĐ-CP Nghị định số 47/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13 tháng 5 năm 2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, có hiệu lực từ ngày 30 tháng 6 năm 2009. NĐ số 85/2011/NĐ-CP Nghị định số 85/2011/NĐ-CP của Chính phủ GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Đặng Hồng Thơ Chủ sở hữu quyền tác giả- Lý luận và thực tiễn ngày 20 tháng 9 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐCP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, có hiệu lực từ ngày 10 tháng 11 năm 2011. NĐ số 109/2011/NĐ- CP Nghị định số 109/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02 tháng 12 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan ngày 13 tháng 5 năm 2009, có hiệu lực từ ngày 20 tháng 01 năm 2012. Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg của Thủ tường Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2008 về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. QĐ số 88/2006/QĐ-BVHTT Quyết định số 88/2006/QĐ-BVHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin ngày 17 tháng 10 năm 2006 về việc ban hành các mẫu tờ khai, giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. TTLT số 01/2008/TTLT-TANDTC- Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLTVKSNDTC-BCA-BTP TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP của Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp ngày 29 tháng 2 năm 2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, có hiệu lực sau 15 ngày. GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Đặng Hồng Thơ Chủ sở hữu quyền tác giả- Lý luận và thực tiễn TTLT số 02/2008/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BVHTT&DLBKH&CN-BTP Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLTTANDTCVKSNDTC-BVHTT&DLBKH&CN-BTP của Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Văn hóa, Thông tin & Du lịch, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Tư pháp ngày 03 tháng 4 năm 2008 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân, có hiệu lực sau 15 ngày. NXB SHTT GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi Nhà xuất bản Sở hữu trí tuệ SVTH: Đặng Hồng Thơ Chủ sở hữu quyền tác giả- Lý luận và thực tiễn MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ SỞ HỮU QUYỀN TÁC GIẢ ........ 1 1.1. Khái niệm quyền tác giả và một số khái niệm liên quan................................... 1 1.1.1. Khái niệm quyền tác giả .............................................................................. 1 1.1.2. Khái niệm bảo hộ quyền tác giả .................................................................. 3 1.1.3. Khái niệm chủ sở hữu quyền tác giả ........................................................... 3 1.2. Chủ thể của quyền tác giả................................................................................... 3 1.3. Nội dung quyền tác giả ....................................................................................... 4 1.3.1. Quyền nhân thân ......................................................................................... 4 1.3.2. Quyền tài sản .................................................................................................... 4 1.4. Các dạng chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành........................................................................................................... 6 1.4.1. Chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả....................................... 6 1.4.2. Chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả............................ 6 1.5. Đặc điểm về chủ sở hữu quyền tác giả ............................................................... 6 1.6. Quy định về chủ sở hữu quyền tác giả theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam ............................................................................................................. 7 1.6.1. Chủ sở hữu quyền tác giả theo pháp luật quốc tế........................................ 7 1.6.1.1. Theo các điều ước quốc tế đa phương .................................................. 7 1.6.1.2. Theo một số hiệp định song phương ..................................................... 9 1.6.1.3. Theo luật một số nước. ....................................................................... 11 1.6.2. Chủ sở hữu quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam .................................. 12 1.6.2.1. Pháp luật Việt Nam trước năm 2005................................................... 12 1.6.2.2. Pháp luật Việt Nam từ năm 2005 đến nay........................................... 12 1.7. Vai trò của hoạt động bảo hộ chủ sở hữu quyền tác giả ................................. 14 1.7.1. Vai trò của hoạt động bảo hộ chủ sở hữu quyền tác giả đối với sự phát triển kinh tế....................................................................................................... 14 1.7.2. Vai trò của hoạt động bảo hộ quyền chủ sở hữu quyền tác giả đới với sự phát triển văn hóa- xã hội.................................................................................... 15 1.8. Quản lý tập thể quyền tác giả........................................................................... 15 1.8.1. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả ...................................................... 16 1.8.2. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả ....................................................... 16 GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Đặng Hồng Thơ Chủ sở hữu quyền tác giả- Lý luận và thực tiễn 1.8.3. Một số tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả quốc tế ............................... 17 Chương 2. NỘI DUNG QUYỀN CỦA CHỦ SỞ HỮU QUYỀN TÁC GIẢ .......................................................................................................................... 19 2.1. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả của chủ sở hữu quyền tác giả........................ 19 2.1.1. Điều kiện về chủ thể ................................................................................. 19 2.1.2. Điều kiện về đối tượng .............................................................................. 20 2.2. Nội dung quyền của chủ sở hữu quyền tác giả ................................................ 22 2.2.1. Quyền của chủ sở hữu quyền tác giả chung theo quy định của pháp luật ............................................................................................................................ 22 2.2.2. Quyền của các dạng chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật ................................................................................................................... 25 2.2.2.1. Quyền của chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả ................... 25 2.2.2.2. Quyền của chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả......... 27 2.3. Khai thác quyền tác giả của chủ sở hữu quyền tác giả.................................... 31 2.3.1. Chuyển nhượng quyền tác giả................................................................... 32 2.3.1.1. Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả ............................... 32 2.3.1.2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả............................................. 33 2.3.2. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả ........................................................ 33 2.3.2.1. Quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả..................... 33 2.3.2.2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả .................................. 34 2.4. Một số quyền khác của chủ sở hữu quyền tác giả ........................................... 35 2.4.1. Đăng ký quyền tác giả................................................................................ 35 2.4.2. Ủy quyền quản lý tập thể quyền tác giả ..................................................... 36 2.4.3. Quyền tự bảo vệ quyền tác giả................................................................... 36 2.4.4. Từ bỏ quyền tác giả ................................................................................... 36 2.5. Giới hạn quyền chủ sở hữu quyền tác giả ....................................................... 37 2.6. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả ......................................................................... 37 2.7. Các hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu quyền tác giả ......................... 38 2.7.1. Các hành vi xâm phạm quyền nhân thân................................................. 39 2.7.2. Các hành vi xâm phạm quyền tài sản ...................................................... 39 2.8. Chế tài khi xâm phạm quyền tác giả của chủ sở hữu quyền tác giả .............. 40 2.8.1. Biện pháp dân sự...................................................................................... 40 2.8.2. Biện pháp hành chính.............................................................................. 42 2.8.3. Biện pháp hình sự .................................................................................... 44 GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Đặng Hồng Thơ Chủ sở hữu quyền tác giả- Lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHỦ SỞ HỮU QUYỀN TÁC GIẢ, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................................................... 46 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về chủ sở hữu quyền tác giả.............................. 46 3.1.1. Mặt tích cực ............................................................................................... 46 3.1.2. Mặt hạn chế ............................................................................................... 47 3.2. Thực tiễn về xâm phạm quyền tác giả và các tranh chấp quyền tác giả liên quan đến chủ sở hữu quyền tác giả.................................................................. 47 3.2.1. Thực tiễn chung về việc xâm phạm quyền tác giả và tranh chấp quyền tác giả........................................................................................................................ 47 3.2.2. Thực tiễn chung về việc tranh chấp quyền tác giả qua một số vụ tranh chấp cụ thể................................................................................................................ 49 3.2.2.1. Tranh chấp quyền tác giả kịch bản phim “Hôn nhân không giá thú”…...................................................................................................................... ..50 3.2.2.2. Tranh chấp quyền tác giả đối với hình ảnh Trạng Tý trong truyện tranh Thần đồng Đất Việt với hình ảnh Long Tinh trong truyện tranh Long Thánh.... 51 3.2.2.3. Tranh chấp quyền tác giả kịch bản phim “Biệt động Sài Gòn”........... 53 3.2.2.4. Tranh chấp quyền tác giả tác phẩm “Hạnh phúc mong manh”........... 54 3.2.2.5. Tranh chấp quyền tác giả biểu trưng văn hóa Bến Tre........................ 55 3.3. Nguyên nhân ..................................................................................................... 57 3.3.1. Nguyên nhân về việc xâm phạm quyền tác giả.......................................... 57 3.3.2. Nguyên nhân về việc tranh chấp quyền tác giả ......................................... 58 3.4. Giải pháp ........................................................................................................... 59 3.4.1. Giải pháp về ý thức cho các tổ chức, cá nhân có liên quan về quyền tác giả của chủ sở hữu quyền tác giả ....................................................................... 57 3.4.1.1. Đối với các chủ thể quyền tác giả ....................................................... 57 3.4.1.2. Đối với các tổ chức, cá nhân khác có liên quan .................................. 57 3.4.2. Giải pháp trong công tác ban hành, quản lý, thực thi pháp luật về quyền tác giả của sở hữu quyền tác giả.................................................................... 58 3.4.2.1. Đối với công tác ban hành pháp luật .................................................. 58 3.4.2.2. Đối với công tác quản lý, thực thi pháp luật ....................................... 58 3.5. Kiến nghị ........................................................................................................... 60 3.5.1. Pháp luật.................................................................................................... 60 3.5.2. Công tác quản lý ........................................................................................ 63 GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Đặng Hồng Thơ Chủ sở hữu quyền tác giả- Lý luận và thực tiễn 3.5.3. Công tác giáo dục ý thức ........................................................................... 63 3.5.4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế ......................................................................... 64 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 66 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Đặng Hồng Thơ Chủ sở hữu quyền tác giả- Lý luận và thực tiễn LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh chung hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà trong đó việc bảo hộ quyền tác giả nói chung là mối quan tâm của nhiều nước, kể cả các nước phát triển và đang phát triển. Nhiều nước đã ban hành các đạo luật về quyền tác giả từ vài chục năm nay, thậm chí từ một trăm năm nay hoặc lâu hơn nữa như Anh (năm 1709), Mỹ (năm 1790), Pháp (năm 1791)... Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ và sự giao lưu thương mại, văn hóa giữa các nước ngày càng mở rộng, các đạo luật về quyền tác giả nói chung của nhiều nước vẫn tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Song song đó, các điều ước quốc tế cũng được nhiều nước xem xét, quan tâm ký kết tham gia từ rất sớm như: Công ước Berne bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật ngày 24 tháng 7 năm 1971, sửa đổi ngày 28 tháng 9 năm 1979, Hiệp ước của WIPO về Quyền tác giả (WCT) năm 1996, Hiệp định Trips về những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ… Ở nước ta, lĩnh vực pháp luật về quyền tác giả bước đầu được xây dựng trong một số luật chung. Đặc biệt, là sự ra đời của Bộ luật dân sự năm 1995. Hiện nay, quyền tác giả được quy định trong BLDS, BLHS và được quy định chặt chẽ tại Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 cùng các văn bản hướng dẫn. Các quy chế pháp lý cũng như các chế tài vi phạm về hành chính, dân sự, hình sự đã được quy định thích đáng hơn, bước đầu tạo được hành lang pháp lý bảo hộ thành quả lao động sáng tạo, khuyến khích phát triển các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật và khoa học…Đồng thời, nước ta đã tham gia ký kết một số điều ước quốc tế quan trọng liên quan đến quyền tác giả. Có thể nói, quyền tác giả ở nước ta được quan tâm tuy hơi muộn hơn các nước nhưng đã được chú trọng và hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, riêng về các quy định về chủ sở hữu quyền tác giả thì phần nào quy định vẫn tồn tại một số hạn chế, có những quy định chưa được rõ ràng. Bên cạnh đó, việc ban hành các quy phạm pháp luật sao cho kịp thời điều chỉnh các quan hệ thực tiễn phát sinh đã khó, việc đảm bảo thực thi có hiệu quả cũng là một việc không phải dễ. Thực tế, nhận thức chung của cộng đồng vẫn còn nhiều hạn chế về quyền tác giả. Nhiều tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chưa thực sự hiểu rõ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên việc tự bảo vệ quyền lợi còn gặp nhiều khó khăn cũng như là nguyên nhân của việc phát sinh các tranh chấp giữa các chủ thể về quyền tác giả trên thực tế. Trong khi đó, trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay, hoạt động đầu tư trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung đặc biệt là GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Đặng Hồng Thơ Chủ sở hữu quyền tác giả- Lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học là một trong những hoạt động có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính vì các lý do trên mà người viết chọn đề tài “Chủ sở hữu quyền tác giảlý luận và thực tiễn”. 2. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu về chủ sở hữu quyền tác giả cũng như những vấn đề lý luận chung liên quan đến quyền tác giả của chủ sở hữu quyền tác giả trên cở sở lý luận của pháp luật hiện hành. Đồng thời tìm hiểu sơ lược quy định về chủ sở hữu quyền tác giả theo pháp luật quốc tế cũng như một số nước tiêu biểu và pháp luật Việt Nam. - Tìm hiểu những cơ sở pháp luật hiện hành về nội dung quyền của chủ sở hữu quyền tác giả. Có sự phân tích để làm rõ những cơ sở pháp lý đó. - Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về chủ sở hữu quyền tác giả để làm rõ hơn các mặt tích cực và những mặt còn hạn chế. Bên cạnh đó, người viết nêu một số giải pháp hữu ích cũng như kiến nghị vào công tác hoàn thiện các cơ sở lý luận còn hạn chế và công tác thực thi pháp luật nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền của chủ sở hữu quyền tác giả. Đối tượng nghiên cứu là các cơ sở lý luận về chủ sở hữu quyền tác giả và thực tiễn áp dụng các cơ sở lý luận đó. 3. Phạm vi nghiên cứu Về đề tài này, người viết tìm hiểu một số vấn đề lý luận chung về chủ sở hữu quyền tác giả như: khái niệm, các dạng chủ sở hữu quyền tác giả cùng các cơ sở xác lập quyền, nội dung quyền của từng dạng chủ sở hữu quyền tác giả, điều kiện bảo hộ quyền tác giả, khai thác quyền tác giả của chủ sở hữu quyền tác giả, các hành vi xâm phạm quyền tác giả, các biện pháp bảo vệ quyền tác giả và các tranh chấp về quyền tác giả…Bên cạnh đó, có sự đối chiếu với một số văn bản pháp lý quốc tế về quyền tác giả nhằm làm rõ hơn các cơ sở lý luận của pháp luật hiện hành còn tiềm ẩn một số vấn đề có thể phát sinh trên thực tiễn áp dụng. Đồng thời, tìm hiểu về thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về chủ sở hữu quyền tác giả và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị, góp phần thực thi hiệu quả về việc bảo hộ chủ sở hữu quyền tác giả. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn: - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp diễn dịch, quy nạp. GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Đặng Hồng Thơ Chủ sở hữu quyền tác giả- Lý luận và thực tiễn - Phương pháp liệt kê. 6. Kết cấu của đề tài Nội dung của đề tài gồm các phần sau: - Mục lục - Lời nói đầu - Phần nội dung: + Chương 1: Lý luận chung về chủ sở hữu quyền tác giả + Chương 2: Nội dung quyền của chủ sở hữu quyền tác giả + Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền tác giả của chủ sở hữu quyền tác giả, nguyên nhân, giải pháp và kiến nghị - Phần kết luận. - Phụ lục - Tài liệu tham khảo. GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi SVTH: Đặng Hồng Thơ Chủ sở hữu quyền tác giả- Lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ SỞ HỮU QUYỀN TÁC GIẢ Sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền tác giả, ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế hiện đại của mỗi quốc gia. Việc bảo hộ quyền tác giả nói chung mà cụ thể là chủ sở hữu quyền tác giả ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, nhận thức của xã hội về quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền tác giả trên thực tế vẫn còn một vài hạn chế. Do đó, để có thể hiểu rõ hơn pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về việc bảo hộ quyền tác giả của chủ sở hữu quyền tác giả ở nước ta hiện nay, trước hết cần phải biết được một số khái niệm cơ bản về quyền tác giả, bảo hộ quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cũng như tìm hiểu một số vấn đề lý luận chung khác có liên quan về chủ sở hữu quyền tác giả 1.1. Khái niệm quyền tác giả và một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm quyền tác giả Quyền tác giả còn được gọi là tác quyền hay bản quyền. Trong ngôn ngữ của hầu hết các nước châu Âu, trừ hệ tiếng Anh, bản quyền được gọi là quyền tác giả (Authour’s rights).1 Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ quyền tác giả và bản quyền chỉ có sự khác nhau cơ bản về cơ sở hình thành, gắn liền với sự khác nhau giữa hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa và hệ thống pháp luật Anh- Mỹ. Các nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (tiêu biểu là Pháp) sử dụng thuật ngữ quyền tác giả. Các nước hệ thống pháp luật Anh- Mỹ sử dụng thuật ngữ bản quyền.2 Nói tóm lại, khái niệm quyền tác giả và bản quyền về cơ bản không khác nhau nhiều chỉ khác nhau về xuất xứ hình thành, do vậy ta vẫn có thể đồng nhất hai thuật ngữ này với nhau. Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, thuật ngữ “quyền tác giả (author's right)” còn được gọi là “bản quyền (copyright)”. Tuy nhiên, “bản quyền” trong pháp luật Việt Nam có thể sử dụng để bao gồm cả quyền tác giả và quyền liên quan, có thể thấy qua Cục Bản quyền tác giả quản lý cả quyền tác giả và quyền liên quan. Trong các văn bản pháp luật chính thức của Việt Nam hiện hành như BLHS, BLDS, Luật SHTT... thì thuật ngữ “quyền tác giả” chính thức được sử dụng. Trước kia, pháp luật về quyền tác giả được sử dụng để bảo hộ các loại hình thức thể hiện sáng tạo khác nhau dưới dạng 1 T.S Lê Xuân Thảo, Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về Sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Tư Pháp, năm 2005, trang 16. 2 Đinh Thị Mai Phương– Phan Thị Hải Anh– Điêu Ngọc Tuấn, Cẩm nang pháp luật về Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2004, trang 19-20. GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 1 SVTH: Đặng Hồng Thơ Chủ sở hữu quyền tác giả- Lý luận và thực tiễn giấy, trong khi đó, ở thời đại Internet ngày nay, quyền tác giả được áp dụng với tất cả các nhà sản xuất, phân phối và kinh doanh tác phẩm dưới dạng kỹ thuật số.3 - Theo nghĩa khách quan: Quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm pháp luật về quyền tác giả nhằm xác nhận và bảo vệ quyền của tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả, xác định nghĩa vụ của các chủ thể trong việc sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi có hành vi xâm phạm. Với ý nghĩa này, quyền tác giả chính là pháp luật quyền tác giả với những quy định về: tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, các tác phẩm được bảo hộ, nội dung quyền tác giả, các trường hợp giới hạn quyền tác giả, thời hạn bảo hộ quyền tác giả, xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả, các biện pháp bảo vệ quyền tác giả. - Theo nghĩa chủ quan: Quyền tác giả là tổng hợp các quyền, nghĩa vụ của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và các chủ thể có liên quan khác. - Theo nghĩa là quan hệ pháp luật: Quyền tác giả chính là các quan hệ xã hội trong việc tạo ra, sử dụng quyền tác giả được xác lập giữa tác giả với chủ sở hữu quyền tác giả; giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả với các chủ thể khác thông qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.4 Quyền tác giả theo nghĩa rộng bao gồm cả quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả. Quyền tác giả theo nghĩa hẹp là quyền dành cho các tác giả sáng tạo ra “tác phẩm văn học- nghệ thuật”, bao gồm cả chương trình máy tính và cơ sở dữ liệu.5 Theo pháp luật quyền tác giả của Việt Nam hiện hành thì:6 Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Có thể thấy, theo nghĩa khách quan thì khái niệm quyền tác giả được hiểu một cách đầy đủ và bao quát nhất. Theo nghĩa này, quyền tác giả bao quát được chủ thể quyền tác giả, đối tượng bảo hộ quyền tác giả và các nội dung liên quan đến quyền tác giả. Đồng thời, với khái niệm khách quan này, tương ứng với các nội dung của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả. 3 Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Bài 5– Quyền tác giả và quyền liên quan, www.noip.gov.vn/html/p anorama/. [Truy cập ngày 20/01/2013]. 4 T.S Lê Đình Nghị- T.S. Vũ Thị Hải Yến, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2009, trang 23. 5 PGS. TS. Lê Hồng Hạnh, Th.S. Đinh Thị Mai Phương, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam- Những vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Chính trị Quốc gia năm 2004, trang 32. 6 khoản 2 Điều 4- Luật SHTT. GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 2 SVTH: Đặng Hồng Thơ Chủ sở hữu quyền tác giả- Lý luận và thực tiễn 1.1.2. Khái niệm bảo hộ quyền tác giả Bảo hộ quyền tác giả là việc nhà nước- thông qua hệ thống pháp luật- xác lập quyền của chủ thể (có thể là tổ chức hoặc cá nhân) đối với đối tượng quyền tác giả tương ứng và bảo vệ quyền đó chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của phía thứ ba.7 Theo pháp luật Việt Nam, bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ các quyền của tác giả đối với các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được quy định tại Điều 738 của BLDS và Điều 18, 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.8 Như vậy, việc bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ các quyền nhân thân và các quyền tài sản. Tuy nhiên, việc bảo hộ quyền tác giả này bao gồm cả bảo hộ các quyền nhân thân và các quyền tài sản của các chủ thể có quyền tác giả (tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu như đã nêu ở khái niệm quyền tác giả) không phải chỉ giới hạn là của tác giả. 1.1.3. Khái niệm chủ sở hữu quyền tác giả Chủ sở hữu quyền tác giả trong các điều ước quốc tế về quyền tác giả cũng như luật các quốc gia không có khái niệm cụ thể. Thường được nhắc đến với việc chỉ người nắm giữ quyền tác giả, người được hưởng quyền tác giả hoặc được liệt kê một số dạng chủ sở hữu.9 Trước đây, pháp luật Việt Nam sử dụng thuật ngữ chủ sở hữu tác phẩm nhưng không có định nghĩa trực tiếp về chủ sở hữu tác phẩm mà luật chỉ liệt kê những người được coi là chủ sở hữu tác phẩm. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, “Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật SHTT”.10 Đây là khái niệm chung về chủ sở hữu quyền tác giả. Như vậy, chủ sở hữu quyền tác giả theo pháp luật Viện Nam hiện hành là tổ chức, cá nhân nắm giữ các quyền tài sản. Nói cụ thể hơn, chỉ cần nắm giữ một quyền tài sản trong các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật SHTT đều được pháp luật công nhận là chủ sở hữu quyền tác giả. Riêng đối với các dạng chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật, ngoài quyền tài sản thì tổ chức, cá nhân đó còn có thể nắm giữ thêm quyền nhân thân tại khoản 3 Điều 19 hoặc toàn bộ quyền nhân thân tại Điều 20 nếu là chủ sở hữu đồng thời là tác giả.11 7 T.S Lê Xuân Thảo, Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về Sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Tư Pháp, 2005, trang 22. Khoản 1 Điều 3 NĐ số 100/2006/NĐ- CP. 9 Tìm hiểu phần quy định về chủ sở hữu quyền tác giả theo các điều ước quốc tế và luật một số nước. 10 Điều 36- Luật SHTT. 11 Sẽ tìm hiểu ở mục 2.2.2. 8 GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 3 SVTH: Đặng Hồng Thơ Chủ sở hữu quyền tác giả- Lý luận và thực tiễn 1.2. Chủ thể của quyền tác giả Theo các khái niệm về quyền tác giả như đã nêu trên cho thấy, chủ thể quyền tác giả gồm: Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Trong đó, tác giả có thể là cá nhân hoặc tập thể (đồng tác giả hay có luật của quốc gia gọi là những tác giả), chủ sở hữu quyền tác giả (trong các điều ước quốc tế hoặc luật của các nước quy định là chủ sở hữu tác phẩm, người hưởng quyền tác giả, người có quyền tác giả đối với tác phẩm thông qua các hình thức chuyển nhượng hay thừa kế…). 1.3. Nội dung quyền tác giả Nhằm bù đắp những nỗ lực sáng tạo của tác giả và khuyến khích mọi cá nhân sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, chủ thể sáng tạo được trao những độc quyền. Ngay từ công ước Berne- công ước quốc tế đầu tiên về quyền tác giả đã ghi nhận hai loại quyền tác giả là quyền tinh thần và quyền kinh tế, mà theo pháp luật các nước và pháp luật Việt Nam là quyền nhân thân và quyền tài sản. 1.3.1. Quyền nhân thân Theo quy định của Công ước Berne, quyền nhân thân của tác giả bao gồm: quyền đứng tên tác giả, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm (Điều 6 bis Công ước Berne). Pháp luật nước ta cũng ghi nhận hai quyền trên là quyền nhân thân của tác giả, đồng thời quy định cụ thể hóa các quyền nhân thân đó tại Điều 19 của Luật SHTT, bao gồm: - Đặt tên cho tác phẩm; - Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm ; - Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm ; - Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả; Trong các quyền nhân thân nêu trên, quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tuỳ theo bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.12 Như vậy, mặc dù xếp quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm vào nhóm quyền nhân thân nhưng luật quy định đây là quyền nhân thân đặc thù có thể chuyển giao.13 12 Khoản 2 Điều 22 NĐ số 100/2006/NĐ- CP. Suy ra từ các Điều 39, Điều 40, Điều 41- Luật SHTT cũng như tại khoản 1 Điều 22- NĐ số 100/2006/NĐ- CP như đã nêu trên. 13 GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 4 SVTH: Đặng Hồng Thơ Chủ sở hữu quyền tác giả- Lý luận và thực tiễn 1.3.2. Quyền tài sản Công ước Berne quy định hai loại quyền tác giả là quyền tinh thần và quyền kinh tế/ quyền tài sản. Về loại quyền thứ hai, bản tiếng Anh của Công ước Berne dùng từ “economic rights” tức là quyền kinh tế, còn trong bản tiếng Pháp của Công ước dùng từ “dróit partrimoniaux” tức là quyền tài sản. Nghĩa của hai thuật ngữ này được hiểu không giống nhau trong pháp luật của các quốc gia, nhưng trong Công ước Berne đây chỉ là một khái niệm. Do đó, có thể chấp nhận rằng: khi nói đến quyền tác giả, hai thuật ngữ “quyền kinh tế” và “quyền tài sản” chỉ là một.14 Theo pháp luật Việt Nam, không dùng thuật ngữ quyền kinh tế mà dùng thuật ngữ “quyền tài sản”. Quyền tài sản là các quyền độc quyền do chủ sở hữu thực hiện hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng hoặc chuyển giao, bao gồm các quyền sau:15 - Làm tác phẩm phái sinh; - Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; - Sao chép tác phẩm; - Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; - Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; - Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Có thể xem chi tiết hướng dẫn các quyền tài sản trên tại NĐ số 100/2006/ NĐCP và NĐ số 85/2011/ NĐ- CP. Các quyền tài sản và quyền nhân thân của tác giả nêu trên tự động phát sinh ngay sau khi tác phẩm được hình thành dưới dạng vật chất nhất định. Các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật SHTT phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Ví dụ: Các công ty bán máy tính khi tiến hành cài đặt các phần mềm microsoft, gồm Windows 7 Ultimate và Microsoft Office Enterprise 14 Viện Khoa học Pháp lý- Bộ Tư pháp, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2004, trang 36. 15 Điều 20 Luật SHTT. GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 5 SVTH: Đặng Hồng Thơ Chủ sở hữu quyền tác giả- Lý luận và thực tiễn 2007 để bán cho người tiêu dùng thì các công ty này phải thanh toán tiền bản quyền các phần mềm này cho Microsoft. 16 1.4. Các dạng chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành 1.4.1. Chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả Chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả khi họ sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất- kỹ thuật để tạo ra tác phẩm. Trong trường hợp này, họ vừa là chủ thể sáng tạo vừa là nhà đầu tư tài chính để tạo ra tác phẩm. Chủ thể đóng vai trò là chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả có toàn bộ các quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả gồm: - Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả; - Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả. 1.4.2. Chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả Chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ gồm các dạng sau: - Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả; - Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế; - Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền; - Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước. Ngoài ra, luật còn quy định thêm tác phẩm thuộc về công chúng. Tác phẩm thuộc về công chúng là những tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ. Điều đó có nghĩa là mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng, nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân theo quy định pháp luật. 1.5. Đặc điểm về chủ sở hữu quyền tác giả Thứ nhất, chủ sở hữu quyền tác giả có thể là tổ chức, cá nhân. Chủ thể là tác giả phải là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm hoặc một phần tác phẩm (trường hợp đồng tác giả). Như vậy, tác giả phải là cá nhân, vì chỉ có cá nhân mới có khả năng lao động trí tuệ để sáng tạo ra tác phẩm. Trong khi đó, tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ quyền tài sản được pháp luật công nhận là chủ sở hữu quyền tác giả. Thứ hai, tổ chức, cá nhân chỉ cần nắm giữ một quyền tài sản trong các quyền tài sản theo quy định của pháp luật được bảo hộ là chủ sở hữu quyền tác giả. 16 Huệ Nguyễn, Siết chặt bản quyền phần mềm, http://www.tienphong.vn/cong-nghe/vi-tinh/577509/Siet-chatban-quyen-phan-mem-tpov.html. [Truy cập ngày 17/2/2013]. GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi 6 SVTH: Đặng Hồng Thơ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan