Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học...

Tài liệu Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học

.DOCX
20
248
54

Mô tả:

Chủ nghĩa lãng mạn TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ MÔN TIẾN TRÌNH VĂN HỌC GVHD: Th.S. Lê Ngọc Phương CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN TRONG VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015 1 Chủ nghĩa lãng mạn MỤC LỤC 1. Hoàn cảnh ra đời chủ nghĩa lãng mạn 3 2. Quan điểm nghệ thuật 7 3. Những đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa lãng mạn 8 4. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biếu 12 5. Vị trí và ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn đối với văn học Việt 16 Nam Kết luận 22 2 Chủ nghĩa lãng mạn 1. Hoàn cảnh ra đời Chủ nghĩa lãng mạn Chủ nghĩa lãng mạn là trào lưu tư tưởng nghệ thuật thịnh hành ở các nước châu Âu nửa đầu thế kỉ XIX.Cuô ôc cách mạng tư sản Pháp vào năm 1789 đã đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lâ p nên các chế đô ô tư sản Pháp là mô ôt bước ngoă ôt của lịch sử vĩ đại ô không những đối với Pháp mà còn đối với cả Châu Âu. Chính Lenin cũng có nói rằng: “Cả thế kỉ XIX diễn ra với khẩu hiê êu cách mạng Pháp”. Trước cách mạng Pháp thì xã hội chia làm 3 đẳng cấp là tu sĩ, quý tộc và bình dân. Sự sụp đổ này đã tác đô ông sâu xa đến tư tưởng tình cảm của các tầng lớp đó trong xã hô ôi. Họ tỏ ra bất mãn và muốn bảo vệ cái cũ. Nhưng hiê n thực của tư sản đã ô làm tan vỡ những hi vọng và niềm tin mà họ đă ôt vào cách mạng. Chính trong bối cảnh lịch sử xã hô ôi này mà chủ nghĩa lãng mạn đã ra đời. Những nhân tố ảnh hưởng đến Chủ nghĩa lãng mạn Chủ nghĩa lãng mạn chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa không tưởng, bị tác động mạnh mẽ bởi đức tin. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng ánh sáng: ở thế kỉ XIX các nhà văn Pháp hướng về mục tiêu khai sáng đổi mới về văn hóa tinh thần. Không những thế văn chương này còn hướng về mục tiêu chống chế đô ô phong kiến bảo vê ô nền đô ôc lâ ôp riêng cho chính mình. Chính nguyên lí này ảnh hưởng đến sự ra đời các khái niê ôm “cái tôi cá nhân”. Lên ngôi “cái tôi” của người nghệ sĩ có thể mờ nhạt và yếu ớt bởi các yếu tố khác. Cái tầm thường được nâng lên thành cái tôi một giá trị của nền văn chương lãng mạn. Chủ nghĩa lãng mạn còn tiếp thu một số nguồn văn học quan trọng khác như kịch Sheakspear, anh hùng ca Homer. 3 Chủ nghĩa lãng mạn “Chủ nghĩa lãng mạn” vừa là trào lưu văn học, vừa là phương thức sáng tác. Chính vì thế mà nó đã tạo ra hai khuynh hướng của chủ nghĩa lãng mạn. Một là, những sáng tác thể hiện sự phản kháng của giai cấp quý tộc về sự bất bình đẳng và sự trâ ôt tự mới trong xã hô ôi. Họ hoang mang vì mô t tương lai mờ mịt, thời ô oanh liê t không còn nữa. Con người lí tưởng trong khuynh hướng này thường muốn ô thoát li khỏi cuô ôc sống thực để quay về quá khứ. Chủ nghĩa này phản ánh các thế hê ô bị cách mạng tước đoạt quyền hành đẩy ra khỏi vòng chính trị. Nên đề tài thường tìm tới thời trung cổ của những tầng lớp quý tô ôc và thời hoàng kim của chế đô ô phong kiến; tìm đến cuô ôc sống êm đềm hạnh phúc, tốt đẹp và hướng về những ý tưởng mới. Hai là, khuynh hướng sáng tác gắn liền với tâm trạng của nhân dân trước những hê ô quả của cuô ôc cách mạng. Nó thể hiện những ước mơ, tương lai tốt về sự giải phóng con người khỏi dòng áp bức Các phát biểu về văn học lãng mạn Trong thư gửi Engels ngày 25-3-1868, Marx viết: “ Sự phản ứng đầu tiên với cách mạng Pháp và đối với các nhà tư tưởng có liên quan đến cách mạng Pháp là mô êt điều rất tự nhiên, tất cả đều mang màu sắc của thời trung cổ, tất cả đều mang màu sắc lãng mạn”. Trong lời của M.Gorki nói rằng: “ Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực tìm cách làm cho con người thỏa hiê êp với thực tại bằng cách tô vẽ thực tại, khuynh hướnglà trốn tránh thực tại để đi sâu vào thế giới nô êi tâm với những tư tưởng về những bí ẩn thiên định của cuô êc đời, về ái tính và cái chết”. 2. Quan điểm nghệthuật của Chủ nghĩa lãng mạn Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học như một ngòi nổ thực sự cho thế giới quan con người, giúp họ bứt phá đi tìm kiếm “chân trời chờ đợi” thỏa mãn những khát khao trong tiềm thức . Có thể nhận thấy, chủ nghĩa lãng mạn như một cuộc cách mạng trong văn học gắn với sự thay đổi mạnh mẽ, quyết liệt của các yếu tố mấu chốt.Trọng tâm chính là sự thay đổi 4 Chủ nghĩa lãng mạn tư duy nghệ thuật, lấy tự do thay thế cho tính công thức, đề cao lí tính, nhấn mạnh sự chiến thắng của cái tôi con người . Văn học lãng mạn như là một sự phản ứng lại tình trạng bất duy lí của hiện thực trong đôi mắt của các nhà văn. Nhưng họ cũng thể hiện trọn vẹn nhất tinh thần của thời đại với nhận thức phổ quát và thế giới quan hiện đại hơn. Bên cạnh đó, mỗi tác phẩm còn là thái độ, suy tưởng và chất duy cảm của nhà văn . Đặc trưng điển hình của khuynh hướng văn học lãng mạn đó chính là không tuân thủ bất kì qui luật nào của thực tế cuộc sống. Ta có thể bắt gặp trường hợp phi thực tế trong khuynh hướng này thể hiện trong các tác phẩm, tuy nhiên vẫn có thể chấp nhận bởi khuynh hướng lãng mạn trước hết thuộc về thế giới tư duy siêu thực bay bổng của nhà văn. Và cũng bởi nó là nghệ thuật của tưởng tượng hướng đến sự lạ lẫm thách thức cảm thức và suy ngẫm của con người. Cơ sở thẩm mỹ của khuynh hướng lãng mạn bộc lộ ở các hình tượng nhân vật và các yếu tố biểu trưng như: cái tôi cá nhân, thiên nhiên, lịch sử, tôn giáo... Tất cả đều mang sự tinh khiết của vẻ đẹp nguyên sơ, nhấn mạnh đến cái đẹp, gắn với sự tự do phóng khoáng của tâm hồn. 3. Những đặc điểm chủ yếu của Chủ nghĩa lãng mạn Chủ nghĩa lãng mạn ra đời có thể được xem là đóng vai trò khai tử của mỹ học cổ điển, đó là cuộc cách mạng đầu tiên về thi pháp. Chủ nghĩa lãng mạn có nhiều đặc điểm để chứng tỏ mình đã thoát li với quan niệm mỹ học cổ điển. 3.1. Khuynh hướng chủ quan hoá khách thể Chủ nghĩa lãng mạn ra đời với tư duy mỹ học đổi mới đã rất chú trọng yếu tố tình cảm, cảm xúc trong sáng tác. Các nhà văn lúc bấy giờ đã mạnh dạn thể thể cảm xúc của mình trong những tác phẩm. Chúng ta có thể thấy xuất hiện đậm đặc các chi tiết chứa đựng cảm xúc. Và khuynh hướng chủ quan hoá khách thể là một trong những đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa lãng mạn. Chủ nghĩa lãng mạn cũng đề cao việc quan sát hiện thực cuộc sống. Mỗi nhà văn đều có cách nhìn, cách cảm cuộc sống của riêng mình. Sau đó, những cảm nhận về hiện thực đó sẽ được thẩm thấu vào trong tác phẩm thông qua những hình tượng nhân vật. Mỗi một nhân vật trong các tác phẩm của chủ nghĩa lãng mạn đều chứa đựng những tâm tư cảm xúc của tác giả. Nhà văn có thể lấy đề tài, những cứ liệu của lịch sử hay những chi tiết hiện thực, nhưng họ thể hiện, tái tạo lại nó theo cách nhìn chủ quan của mình. Những chi tiết hiện thực chỉ là yếu tố để tác giả lấy đó làm nơi bấu víu. Đằng sau đó là những dụng ý nghệ 5 Chủ nghĩa lãng mạn thuật nhất định của nhà văn. Các tác giả ở giai đoạn này luôn có mong ước lấy yếu tố đạo đức để cải tạo xã hội. Nhà văn miêu tả hiện thực xã hội không phải như nó vốn có. Mà xã hội trong mỗi tác phẩm là những mô hình xã hội mà nhà văn mong muốn có, đó là những mô hình xã hội lí tưởng. Kết cấu của tác phẩm cũng được nhà văn sắp đặt như theo mong ước của mình, nhằm tải những thông điệp của họ. Đó có thể là những kết cấu khi xem xét cụ thể thì có thể là không hợp với xã hội, nhưng lại có khi phù hợp với quy luật tình cảm của con người. Cách xây dựng này có tác dụng rất lớn trong việc thu hút sự đồng cảm của độc giả. Trong mỗi tác phẩm văn học lãng mạn, tác giả đóng vai trò như người sáng tạo. Nhà văn có thể tuỳ ý tái tạo xã hội, sắp đặt cuộc đời của nhân vật theo ý muốn của mình. Lúc này ta có thể thấy được sức mạnh to lớn của các nhà văn trong việc lồng ghép tư tưởng của mình vào trong tác phẩm. Người đọc có thể hoàn toàn bất ngờ với kết cục của tác phẩm, nhưng đó chính là quyền năng của nhà văn. Mỗi nhân vật trong tác phẩm có một cuộc đời, một số phân riêng và nhà văn có quyền quyết định số phận đó theo tư tưởng nghệ thuật của mình. Sự chủ quan của nhà văn có thể biểu hiện rõ trong tác phẩm của mình. Các khách thể trong văn học lúc này đã được quyết định theo ý nghĩ chủ quan của nhà văn. Tuy nhiên sự chủ quan này cũng đều xuất phát từ một dụng ý nghệ thuật rõ ràng, chứ không phải là tuỳ hứng. Chính yếu tố lãng mạn đã giúp nhà văn dễ dàng truyền tải tư tưởng của mình và che giấu đi sự chủ quan trong sáng tác. 3.2. Bút pháp lí tưởng hoá nhân vật Lí tưởng hoá nhân vật có thể được xem là đặc trưng thứ hai của chủ nghĩa lãng mạn. Bằng ngòi bút chủ quan của mình các nhà văn có thể xây dựng nhân vật của mình một cách lí tưởng. Thông thường các nhân vật trung tâm thường là những nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lí tưởng hoá. Các nhân vật đó có thể là những nhân vật dị hình, dị dạng hay chịu một khiếm khuyết gì đó, nhưng ở họ vẫn toát lên một vẻ đẹp lí tưởng. Đó là vẻ đẹp của những con người biết yêu thương, những con người nhân nghĩa, tiêu biểu cho đạo đức. Họ mang một nét đẹp mà những con người thời đại đó khó có thể có được. Vẻ đẹp đó là vẻ đẹp mà họ người cần vươn tới. Con người lí tưởng trong văn học lãng mạn đó là những con người mang vẻ đẹp toàn bích của quá khứ, hoặc đó là con người của những giấc mộng đẹp, cũng có thể đó là 6 Chủ nghĩa lãng mạn những con người thu mình trong thế giới bé nhỏ của mình. Nhân vật trung tâm của tác phẩm văn học lãng mạn có tác động tăng cường ý chí của con người đối với cuộc sống, thấy được những bất cập của cuộc sống hiện tại, và hướng đến cái đẹp hoàn thiện. Ta có thể tìm thấy các nhân vật lí tưởng này trong các tác phẩm của các nhà văn lãng mạn như: V.Hugo, Byron, W.Scott,… Khác với chủ nghĩa cổ điển là xem trọng cái chung hàm chứa những ý nghĩa mang tính chất khát quát, chủ nghĩa lãng mạn đề cao chủ nghĩa cá nhân, xem trọng những cái đẹp riêng, xem đó là những cái đẹp đặc biệt, lí tưởng. V.Hugo quan niệm rằng “Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật”, cái đẹp phải là cái gì đó khác biệt, nhưng mang một ý nghĩa tích cực. Nhà văn nhấn mạnh vẻ đẹp của cái riêng, xem trọng nó đến mức khái quát hoá lên thành vẻ đẹp lí tưởng. Đó là những con người mang nặng tình cảm có lí tưởng đẹp đẽ nhưng vẻ đẹp đó lại hoàn toàn đối lập với cuộc sống thực tế khó khăn hay sự thù địch căm ghét của xã hội dành cho họ. Với chủ nghĩa lãng mạn các nhân vật lí tưởng không bao giờ là những nhân vật điển hình, mà họ thường là những nhân vật đơn độc có khi bị xã hội xa lánh. Nhưng trong họ lại mang một vẻ đẹp mà có thể những con người trong cái xã hội đó không thể nào cảm nhận được. Tuy nhiên, các nhân vật này vẫn chứa đựng bên trong những nét của xã hội đương thời, họ không thể phủ định sạch trơn được các đặc điểm đó, vì suy cho cùng thì học vẫn là con đẻ cải xã hội đó. Các nhân vật mang những tâm trạng, mộng tưởng, ước mơ đẹp có khi là phi thực tế. Yếu tố ảo tưởng tưởng chừng như phi thực tế những thực ra nó vẫn là những điển hình nhất định cho một lớp người nào đó trong xã hội. Chủ nghĩa lãng mạn chứa đựng tình cảm của nhà văn đối với các nhân vât, hay nói cách khác đó cũng là niềm cảm thương đối với những con người đương thời. Nhà văn luôn có khát khao dùng văn chương đạo đức để cảm hoá và xây dựng một xã hội tươi đẹp, lí tưởng như mơ ước của mình. Ước mơ của nhân vật cũng là tư tưởng của nhà văn. 3.3. Hướng đến cái đẹp, cái cao thượng Cái đẹp của tình cảm hoà nhập cùng thiên nhiên thuần tuý hướng đến một vẻ đẹp toàn mỹ. Thiên nhiên là cái nền cơ bản để tác giả hung đúc nên cái sâu sắc của tình cảm, tình yêu trong tác phẩm. Nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn thưkờng vươn đến một vẻ đẹp lý tưởng theo quan niệm thẩm mỹ và đưuọc xây dựng theo mong muốn của tác giả, biểu hiện từ ngoại hình đến tính cách, từ chân thực đến cao thượng trong tâm hồn. Với chủ nghĩa cổ điển con người mang vẻ đẹp khuôn thước, không hư cấu, sáng tạo. Còn với chủ nghĩa lãng 7 Chủ nghĩa lãng mạn mạn con người mang vẻ đẹp sáng tạo bay bổng, từ tầm thường trở nên phi thường. Có thể thấy rõ qua nhân vật Jean Val Jean trong Những người khốn khổ của Victor Hugo. Cái tôi cá nhân trong chủ nghĩa lãng mạn cũng hoàn hảo, đầy khác biệt. Các nhân vật được tác giả khai phá tối đa về chiều sâu tâm hồn để hình thành nên hình tượng nhân vật. 3.4. Thi pháp Văn học lãng mạn thể hiện tính dân tộc, khai thác đề tài lịch sử. Hầu hết các tác giả đều sáng tác bắt nguồn từ lịch sử, gắn liền với đất nước, các cuộc đấu tranh. Sự phát triển của lịch sử gắn liền với sự phát triển của loài người, là tiền đề để các tác giả cho ra đời các tác phẩm mang tinh thần dân tộc, đậm chất lịch sử. Mỗi tác phẩm đều mang một sự kiện lịch sử gắn liền với quốc gia khác nhau. Nhìn từ góc độ lịch sử làm nâng cao tính khách quan cho tác phẩm, tạo sự liên thông trong sáng tác, đi từ lịch sử xã hội để thấy rõ bước đi từ con người của dân tộc đến con người đơn độc trong cái tôi vĩ đại. Lịch sử hun đúc nên con người mới, con người của thời đại, tạo nên những hình tượng lý tưởng trong sáng tác. Thân phận con người bất lực, thất vọng trước hoàn cảnh lịch sử đất nước, dẫn đến việc suy tưởng về cuộc đời, định mệnh, tôn giáo. Các tác phẩm phản ánh tinh thần đấu tranh của dân tộc, gắn liền với quần chúng, hướng đến ước mơ cao đẹp trong tương lai. Tiêu biểu là những tác phẩm: “Nhà thờ Đức bà Pari”, “Những người khốn khổ” của Victor Hugo, “Ivanhoe” của Walter Scott,… Chủ nghĩa lãng mạn đề chất trữ tình trong sáng tác. Đó là cái tôi đầy mãnh liệt, đa cảm, có cái tôi bị tổn thương nhưng đầy mộng tưởng, muốn vẽ nên một tương lai mới tươi đẹp hơn về một xã hội lý tưởng, như trong các sáng tác của Victor Hugo: “Nhà thờ Đức bà Pari”, “Những người khốn khổ”. Có cái tôi đầy bi quan muốn trốn chạy khỏi cuộc đời, chối bỏ thực tại để quay về một góc quá khứ hoặc nấp trong bí ẩn của tình yêu, sự sống và cái chết như “Nỗi đau của chàng Wether” của Goethe. Một cái tôi rất riêng nhưng vẫn đầy phổ biến, cái tôi thể hiện khát vọng sống của con người. Đối đầu với xã hội đầy buồn não, cái tôi anh hùng trong thời đại, mang tinh thần tự do, tung hoành, phiêu lưu. Cái tôi hoà nhập vào thiên nhiên, cái tôi trong tình cảm cao thượng, sâu sắc. Các nhà văn ra sức mở rộng phương tiện diễn đạt, phát triển ngôn ngữ đến chỗ rất phong phú. Câu văn phóng túng nhưng rất uyển chuyển, giàu chất nhạc hoạ. Tràn đầy cảm xúc, kích động bằng những định ngữ, tỉ dụ, ẩn dụ, ngoa dụ, phản nghĩa,…sử dụng hết mọi biện pháp tu từ rất phong phú và linh hoạt. Chủ nghĩa lãng mạn phá vỡ mọi sự quy định, ràng buộc của chủ nghĩa cổ điển, xoá bỏ sự phân biệt về mặt thể loại, ngoài thơ trữ tình còn có các tiểu thuyết, kịch và tự truyện cũng rất phát triển, mang đậm chất trữ tình như trong các sáng tác của Victor Hugo, Byron, Goethe, Rousseau,… 8 Chủ nghĩa lãng mạn Chủ nghĩa lãng mạn biểu hiện rõ tình cảm con người, phản ánh một cách sinh động trên mọi phương diện, chính là phản ứng lại chủ nghĩa cổ điển siết chặt tính sáng tạo và tình cảm con người. Tình cảm con người được chủ nghĩa lãng mạn đi sâu về mặt nội tâm, nuôi dưỡng và phát triển tình cảm trong tâm hồn con người. Thiên nhiên còn được chủ nghĩa lãng mạn xem trọng, khởi nguồn từ các sáng tác của Emile Zola trước đó với tư tưởng “trở về với thiên nhiên”. Đề cao thiên nhiên không có nghĩa là phủ nhận sự tồn tại của tiến bộ khoa học kỹ thuật, mà ở đây thiên nhiên chính là nơi ẩn dật, là sự an ủi để trốn chạy khỏi thực tại phũ phàng, là nơi ấp ủ cảm xúc và cảm hứng sáng tác bất tận của các tác giả. Chủ nghĩa lãng mạn còn coi trọng văn học dân gian không bị chi phối bởi chủ nghĩa cổ điển nghiêm ngặt, mang tính tự do, phóng khoáng, bình dị từ ngôn ngữ đến các phương thức sáng tác, nhất là về tư tưởng sáng tác mang nhiều màu sắc phù hợp với chủ nghĩa lãng mạn. Văn học dân gian có tính nhân dân, tính dân tộc, chứa đựng truyền thống, thức tỉnh ý thức của dân tộc, chính là tinh thần chính mà chủ nghĩa lãng mạn muốn kế thừa. Tự do là nguyên tắc quan trọng hàng đầu của chủ nghĩa lãng mạn. Tự do tạo sự giải phóng về các thể loại, giải phóng thơ ca và cách tân sân khấu, mở rộng sáng tác tiểu thuyết. Nguyên tắc tự do góp phần làm mới lối hành văn trong sáng tác, sửu dụng linh hoạt các biện pháp tu từ. Chủ nghĩa lãng mạn phá vỡ hoàn toàn những quy định của chủ nghĩa cổ điển, phá vỡ quy luật tam duy nhất: không đề cập đến tình cảm của con người, không đưa thiên nhiên vào tác phẩm,… hướng đến sự tự do tuyệt đối trong sáng tác. 4. Những tác giả và tác phẩm tiêu biểu: Chủ nghĩa lãng mạn là một trong những chủ nghĩa phát triển xuyên suốt trong nhiều thế kỷ và thời đại văn học. Chủ nghĩa lãng mạn gắn liền với nhiều tên tuổi như Byron (Anh), V.Hugo (Pháp), Heine (Đức), Whitman (Mĩ),… Chủ nghĩa lãng mạn trở thành một trong hai trào lưu chính của văn học thế kỷ XIX. Trong số những tên tuổi của chủ nghĩa lãng mạn thì văn học thế giới thường hay nhắc đến Victor Hugo và Geogre Byron. Trong những tác phẩm của Victor Hugo, những đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn đã được thể hiện rõ nét. Thế giới mà ông tạo ra trong những tác phẩm đó là thế giới không tưởng, ông không dựng lại thế giới như nó vốn có mà thế giới đó là thế giới cần phải có. Thế giới đó chính là sản phẩm từ trí tưởng tượng của cái tôi nghệ sĩ lãng mạn và của cái nhìn chủ quan tác giả. 9 Chủ nghĩa lãng mạn Trong Những người khốn khổ, thế giới không tưởng là thế giới của tình thương với lý tưởng “ lấy điều thiện để chống lại điều ác”. Trong thực tế thì con người đạo đức Jean Valjean không có thật nhưng bằng lý tưởng và trí tưởng tượng phong phú mà hình ảnh tên tù khổ sai Jean Valjean đã mang cái triết lý tình thương để yêu thương những con người khốn khổ như Fantine, Cosette, Marius… và cảm hóa lòng thù hận của Javent đã hiện ra rất đẹp. Nhân vật Jean Valjean- nhân vật trung tâm của tiểu thuyết cũng là nhân vật trung tâm tiêu biểu cho chủ nghĩa lãng mạn tích cực. Bằng triết lý tình thương được cảm hóa từ đức giám mục Myriel, Jean Valjean đã đấu tranh cho những con người bị áp bức để hướng đến một tương lai tốt đẹp. Ông đã đại diện cho những lớp người khốn khổ để chống lại thứ pháp luật đè nén cuộc đời con người thông qua cái chết của Javent. Trong truyện, ánh sáng của tình thương đã chiến thắng tất cả mọi thế lực xã hội. Xã hội trong Những người khốn khổ đã được đạo đức cảm hóa và cải tạo theo đúng như lý tưởng của Hugo. Những con người khốn khổ trong truyện cuối cùng đều được hưởng hạnh phúc. Cosette và Marius được bên nhau, Jean Valjean được chết trên đôi tay của đôi vợ chồng trẻ là một kết cục được sắp xếp theo quy luật tình cảm con người. Hiện thực cuộc sống thì pháp luật và xã hội vẫn trở thành rào cản hạnh phúc cho con người khốn khổ nhưng với kết thúc trong truyện đã thể hiện thứ quan niệm “Ở hiền gặp lành” và những ước mơ của con người về một tương lai tốt đẹp. Sáng tác của V.Hugo đầu những năm 1830 thể hiện tư tưởng chống quý tộc, tư tưởng của những người thuộc phái xã hội không tưởng. Ở tác phẩm V.Hugo, nhân vật được xây dựng theo lý tưởng và những quan sát hiện thực xã hội. Cái cao quý lẫn cái thấp hèn, cái cao cả lẫn cái kệch cỡm, cái đẹp lẫn cái xấu đều hiện lên trong văn chương. Trong Nhà thờ Đức Bà Pari, ông không chỉ miêu tả nhân vật với vẻ đẹp lung linh như nàng mà nhân Esmeralda vật của ông còn mang một bộ dạng xấu xí đến mức bị mọi người xa lánh nhưQuasimodo. Nhưng các nhà văn lãng mạn luôn hướng đến cái đẹp nên họ không bao giờ để nhân vật của mình không đẹp trên trang giấy. Đằng sau sự xấu xí của Quasimodo, Hugo đã đề cao cái đẹp lương thiện, cái phi thường, cái cao cả trong tình yêu vớiEsmeralda. Chi tiết đám cưới song song của Foebus và của Quasimododưới hầm mộ thể hiện đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn tích cực là đem những tình cảm và lý tưởng mạnh mẽ đối lập với thế lực thù địch xung quanh. Mặc dù những nhân vật của Hugo không phải là những nhân vật đạt đến trình độ điển hình như Balzac nhưng họ vẫn mang những nét tiêu biểu của xã hội đương thời. Esmeralda và Quasimodo trong suốt cả tiểu thuyết đều là hiện thân của những con ngườibị áp bức trong xã hội. Cái chết bi thảm của hai nhân vật là cái kết cục chung của con người trong xã hội Pháp thế kỉ XIX. Trong Nhà thờ Đức Bà Pari, chất lịch sử của chủ nghĩa lãng mạn cũng hiện lên thông qua khung cảnh của nhà thờ Đức Bà và quang cảnh lễ hội Carnaval. Nhưng với chủ nghĩa lãng mạn tích cực tìm về với lịch sử không phải để tìm chỗ trú thân mà lịch sử chỉ trở 10 Chủ nghĩa lãng mạn thành chất liệu để phản ánh thực tại. Với những ấn tượng lãng mạn, ông đã lên án cuộc sống giả tạo, những dục vọng xấu xa của những tên cố đạo, ca ngợi khát vọng chân chính, lòng nhân đạo của con người bình thường. Bên cạnh Victor Hugo thì những bài thơ trữ tình của Byron cũng mang đậm những đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn. Những bài thơ của ông mang đậm chất trữ tình và cái tôi cá nhân với những cung bậc cảm xúc vui, buồn, căm thù, ước mơ hiện lên sâu sắc. “Còn phụ nữ em là tất cả Là tương lai, hy vọng, buồn vui Trái tim ta sẽ chai thành sắt đá Khi nụ cười thôi cháy trên môi.” (Cuộc hành hương của Childe Harold) Chủ nghĩa lãng mạn đề cao thiên nhiên và trong thơ ông, thiên nhiên hiện lên với rất nhiều vẻ đẹp khác nhau. Ông đã tìm đến thiên nhiên để thể hiện nỗi lòng trước cảnh đời thực tại và nó trở thành nơi trú ngụ cho tâm hồn. “ Đất Xăcxông phù hoa kiêu hãnh Là ngục tù giam cấm hồn ta Ta chỉ yêu núi đồi hiu quạnh Biển bờ dài nghe sóng vui ca.” Trong thơ của Byron, tính dân tộc được hiện lên sâu sắc. Tổ quốc đối với ông là niềm tự hào, là lẽ sống. Ông yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc nhưng tình yêu đó có sự bất mãn. Điều này đã thể hiện tính dân tộc sâu sắc vì ông đã làm đúng trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc. “Trả lại ta quê hương yêu dấu Nơi ta từng tuổi trẻ ước mơ Trả lại ta cánh buồm chim đậu Chiều đại dương sóng cuốn thành thơ” Ông đã trở thành biểu tượng tuyệt vời cho công dân thế giới vì nơi nào có áp bức là ông đều lên tiếng đấu tranh. Ông yêu tổ quốc nên luôn muốn đấu tranh cho tổ quốc 11 Chủ nghĩa lãng mạn “Nếu một khi không giải phóng cho mình Hãy đấu tranh cho tự do người khác Vì thành Rôm, đất Hy Lạp quang vinh Mà hy sinh khó khăn nào thoái thác Hãy giương cờ tự do dù ở nơi đâu Bởi gì hơn hiến đời cho nhân loại Nếu chẳng may tim ăn đạn rơi đầu Anh chết đấy nhưng để rồi sống mãi.” Chính vì tình yêu dành cho tổ quốc như thế nên Byron được mệnh danh là “Prômêtê của thời đại chúng ta”. Chủ nghĩa lãng mạn ở phương Tây ngoài Hugo và Byron thì tất cả những tác giả khác đều góp phần tạo nên sự phát triển của chủ nghĩa lãng mạn. 5. Vị trí và ảnh hưởng của Chủ nghĩa lãng mạn đối với văn học Việt Nam Chủ nghĩa lãng mạn là một trào lưu văn học, một sự thay đổi sâu sắc về cảm thức được khởi đi từ Anh, Đức và phát triển rực rỡ ở Pháp vào cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX. Chủ nghĩa lãng mạn ảnh hưởng và có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển văn học toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chủ nghĩa lãng mạn phương Tây đã để lại dấu ấn rõ nét và tạo nên một trào lưu nghệ thuật mới trong văn chương Việt Nam kể từ đầu thập niên 1930 trở đi. 5.1. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành trào lưu văn học lãng mạn ở Việt Nam. Sau 80 năm xâm lược và thống trị đất nước ta, nhiều sự kiện bất lợi xảy đến với thực dân Pháp, vì thế mà chúng trở nên băng hoại, bắt đầu bộc lộ những bản chất đế quốc dã man, tàn bạo của mình. Khủng hoảng kinh tế 1929-1933: Thực dân Pháp ra sức bòn vét bóc lột dân thuộc địa để bù đắp cho những thiệt hại của chúng và dốc vào chiến tranh: tăng sưu, thuế, bắt phu, bắt lính, lạm phát giấy bạc .v.v... Các giai cấp, tầng lớp dân chúng đều bị chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp bần cùng hóa. Đời sống của công nhân, nông dân, thợ thuyền bị đẩy đến chân 12 Chủ nghĩa lãng mạn tường. Đời sống tiểu tư sản bấp bênh, trí thức thất nghiệp, tiểu chủ lâm vào cảnh phá sản, địa chủ nhỏ khánh kiệt, công chức, trí thức thất nghiệp khá nhiều. Các phong trào yêu nước bị đàn áp dữ dội. Tổ chức Việt Nam quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo bị truy bức khốc liệt vào năm 1930. Kết thúc quá trình khai thác của thực dân, Việt Nam phải chứng kiến cảnh 2 triệu người chết đói. Bức tranh xã hội Việt Nam 1930-1945 đẫm một màu tang thương, xám xịt. Tình trạng phân hóa giai cấp trong xã hội diễn ra sâu sắc. Giai cấp tư sản mại bản và địa chủ phong kiến ngày càng tỏ ra yếu hèn và phản động, đi ngược với lợi ích nhân dân. Tầng lớp nhà nho, cũng với sự suy tàn của chế độ phong kiến đã mất hết vai trò, địa vị của mình trong xã hội. Tầng lớp trí thức, một bộ phận nhỏ cực đoan, cam tâm làm tay sai cho giặc, số khác dửng dưng với thời cuộc, chỉ chăm lo cuộc sống riêng cá nhân mình. Giai cấp công nhân và nông dân bị bần cũng hóa cực độ, đang khát khao tìm cho mình một lối thoát. Lịch sử giai đoạn 1930-1945 đầy biến động, với sự nhũng nhiễu, kìm kẹp, xâu xé tàn bạo của thực dân Pháp, hàng loạt các phong trào cách mạng của nhân dân ta bị lật đổ, không khí chán nản, tang tóc, yếm thế bao trùm đất nước. Đời sống tinh thần người dân bất ổn định, những mâu thuẫn, bất mãn về xã hội diễn ra gay gắt. Thanh niên, trí thức không có lí tưởng để phụng sự. Con đường yêu nước bế tắc, họ thoát li trong những tình cảm cá nhân. Họ có thái độ chán nản, xa lánh chính trị. Sự xuất hiện của chủ nghĩa lãng mạn như một cứu cánh để họ bám víu, neo đậu tâm hồn. Đặc điểm chính của trào lưu này là sự đào sâu vào cái tôi nội cảm, diễn tả ước mơ, khát vọng của cá nhân, đề cập đến những số phận cá nhân với thái độ bất hòa, bất lực trước hiện thực tầm thường, tù túng. Đối với hiện thực xã hội, thái độ của nhà văn là thái độ chủ quan, họ nhìn đời qua lăng kính của mình, qua những khát vọng, những mộng tưởng của bản thân. Họ muốn thoát li đời sống, vượt ra khỏi thực tại thỏa sức dùng trí tưởng tượng bay bổng để đối lập hiện thực với ước mơ, lí tưởng nhằm chối bỏ thực tại. Nguyên tắc duy lí không còn ngự trị trong sáng tạo của họ, tình chống lý. Đề cao trí tưởng tượng và sự xúc cảm, cái tự nhiên và cái phi lí. “Chủ nghĩa lãng mạn thể hiện cái tôi chống lại tất cả cái gì không phải là tôi ( Ernest Fischer). Nhà văn tìm nguồn cảm hứng ở bản thân mình. “ Hãy vỗ vào trái tim ta và thơ từ đó tuôn trào” ( Musset). 13 Chủ nghĩa lãng mạn 5.2. Quá trình chuẩn bị và sự hình thành của trào lưu văn học lãng mạn ở Việt Nam. Cùng với sự xâm chiếm lãnh thổ, Pháp du nhập vào nước ta một nền văn hóa hoàn toàn mới, như một cơn gió mạnh bỗng từ xa thổi tới, cả nền tảng xưa kia bị một phen điên đảo. Sự gặp gỡ phương Tây là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Pháp mở trường Pháp Việt. Phổ biến và đưa chữ quốc ngữ vào trường học đào tạo ra trí thức tây học. Chủ trương dùng chữ quốc ngữ để cắt Việt Nam ra khỏi văn hóa truyền thống, khuyến khích dịch văn học Pháp ra chữ quốc ngữ. Trí thức tây học được tiếp thu đầy đủ những lý luận cốt lõi về lý luận văn học phương Tây nhanh chóng và trực tiếp. Họ bị ảnh hưởng bởi tư duy tây học, đề cao cái tôi và ảnh hưởng bởi những nhà văn vĩ đại trên thế giới. Họ tiếp nhân và hòa nhập (không hòa tan) vào triết học, văn học phương Tây. Chính những điều đó tạo cho họ có một tiền đề vững chắc. Sự ra đời của báo chí, xuất bản góp phần không nhỏ cho việc tổ chức và khuyến khích phong trào sáng tác, làm quen với các tác phẩm văn học phương Tây và cũng là nơi tập dợt ngòi bút của người viết. Bên cạnh đó, xã hội phong kiến nước ta yếu hèn, tồn đọng những bất công, nó bóp nghẹt người ta trong những luân lý và lề giáo. Chính sự bó buộc đó mà con người trong xã hội này luôn có khát khao vươn lên vượt thoát ra khỏi nó. Ngoài ra, sự thay đổi của xã hội dẫn đến việc sáng tác không thể chấp nhận hiện thực nên họ phân tán thành hai hướng: một là hướng rơi vào mộng ảo để tìm con đường giải thoát (Tản Đà, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương), hai là hướng quay về hoài niệm quá khứ vàng son để tìm nơi nương tựa (Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử). Dù là hai khuynh hướng khác nhau, nhưng nhìn chung họ vẫn khát khao giao cảm với đời, được giải phóng cá tính tự do, khát khao vượt thoát khỏi cuộc sống bế tắc tầm thường. Ở phương Tây khi mà Chủ nghĩa lãng mạn bước vào giai đoạn thoái trào thì ở Việt Nam năm 1932 Chủ nghĩa lãng mạn mới bắt đầu phát triển và để lại những thành tựu rực rỡ cũng như làm nảy sinh nhiều tâm hồn vĩ đại. Chỉ trong thời gian 13 năm (1932-1945) mà văn học Việt Nam đã đạt được những thành tự to lớn mà cả tiến trình của văn học nước ta cũng không có lại được. Những thành tựu rực rỡ đó đạt được chỉ trong 13 thôi vậy mà tương ứng với 100 năm tồn tại của trào lưu Văn học lãng mạn trên thế giới. Trước đó tuy có một số nhỏ sáng tác mang tính lãng mạn nhưng còn tản mác, rời rạc chưa tạo được một phong trào. Từ 1931 đã có sự xuất hiện vài bài thơ lãng mạn của Lan Sơn, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ. Tác phẩm lãng mạn xuất bản trước 1932 có tập thơ 14 Chủ nghĩa lãng mạn Khối Tình Con của Tản Đà, Linh Phượng Ký của Đông Hồ và hai quyển gây được ảnh hưởng một thời gian là Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách và Giọt Lệ Thu của Tương Phố, nhưng phải chờ tới khi Nhất Linh du học ở Pháp về chủ trương tuần báo Phong Hóa, thành lập Tự Lực Văn Đoàn hô hào thay cũ đổi mới, và dấy lên phong trào thơ mới thì trào lưu văn chương lãng mạn mới thực sự có mặt trong dòng văn học Việt Nam. Cùng lúc với Phong Hóa, phải kể đến Phụ Nữ Tân Văn là tờ báo đã góp công vào việc giúp cho phong trào thơ mới nở rộ bằng những bài thơ lãng mạn của các nhà thơ không cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn. 5.3. Quá trình phát triển trào lưu văn học lãng mạn ở Việt Nam. Trào lưu văn học lãng mạn bắt đầu được chú ý khi xuất hiện cuộc tranh luận về thơ cũ và Thơ Mới, chính thức khơi dậy từ bài báo của Phan Khôi Một lối trình chánh giữa làng thơ cùng với bài thơ Tình già trên Phụ nữ tân văn số 122, 10-3-1932 kéo dài đến năm 1938 thì hầu như kết thúc. Cuộc tranh luận đó là sự tuyên chiến của cái tôi cá nhân trong việc xóa bỏ những xiềng xích tinh thần của hệ tư tưởng cũ. Hai tờ Phong Hóa và Ngày Nay do Nhất Linh và nhóm Tự Lực Văn Đoàn chủ trương là cơ quan ngôn luận cổ vũ mạnh mẽ cho sự thay cũ đổi mới và là nơi quy tụ văn chương của các nhà văn, nhà thơ trong trào lưu văn học lãng mạn gồm có: Nhất Linh, Khái Hưng, Thế Lữ, Huy Cận, Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh…Sự thành công của trào lưu văn học lãng mạn có sự đóng góp to lớn của các tờ báo Phong Hóa, Ngày nay, Phụ nữ tân văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Hà Nội báo với các tác giả như: Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Bích Khuê, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Tuân, Phạm Huy Thông… Sự toàn thắng của phong trào Thơ Mới cũng là tiếng trống khải hoàn cho trào lưu văn học lãng mạn, chấm dứt hoàn toàn lối thơ văn cũ từ thời Đông Dương Tạp Chí và Nam Phong trở về trước. Ngoài ra còn có cuộc tranh luận về nghệ thuật (1935-1939) với hai xu hướng nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh rất quan trọng. Cuộc tranh luận đã thu hút một số đông người cầm bút tham gia và để lại những tác động rõ rệt trong đời sống văn học lúc bấy giờ, đồng thời góp phần hình thành nền móng cho giai đoạn tiếp sau. Trào lưu văn học lãng mạn giai đoạn này chia thành hai bộ phận: Thơ Mới với những cây bút tiêu biểu như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương…Văn xuôi với nhóm Tự lực văn đoàn là Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam. Nội dung, chủ để của Thơ mới là khao khát yêu, mong tình yêu được san sẻ bù đắp. Mọi sắc thái, khía cạnh trong tình yêu đề được các nhà thơ trình bày đầy đủ: Tình yêu chớm nở đã vội hoài nghi 15 Chủ nghĩa lãng mạn Nắng mọc chưa tin, hoa rụng chưa ngờ Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt Những vườn xưa nay đoạn tuyệt dấu hài. (Giục giã - Xuân Diệu) Đi ngược về quá khứ, nhớ lại thời hoàng kim đã đổ nát, vượt qua: Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Trên phố đông người qua (Ông đồ - Vũ Đình Liên) Bộc lộ và đề cao cái tôi cá nhân. Cái tôi có nhiều màu sắc, phức tạp, nhưng ở đâu nó cũng buồn, chán nản và cô đơn. Cái buồn từ trong bản chất, buồn ngay khi Thơ mới ra đời: cái buồn xa vắng, cái buồn mênh mang. Xuân Diệu với say sưa, tha thiết với cuộc đời nhưng cũng lắm lúc cảm thấy: Vàng son đứng lộng lẫy buổi chiều son Cay mặt cả lầu chiều đã vỡ Buồn trở thành phạm trù mỹ học quan trọng của thơ lãng mạn 1932-1945, cho nên các nỗi buồn thường vô cớ, mơ hồ: Hôm nay trời nhẹ lên cao Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn Nhưng thực ra cái buồn ấy có nguyên nhân sâu xa từ thực tế xã hội, từ hoàn cảnh cụ thể của các nhà thơ. Buồn vì họ có vẻ ngơ ngác, lạc điệu, bị cuộc đời đánh lừa, bị cuộc đời giăng bẫy: Tôi là con nai bị chiều đánh lưới Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối (Xuân Diệu) Lũ chúng tôi đầu thai nhầm thế kỷ Một đời người u uất nỗi chơ vơ Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị Thuyền ơi thuyền xin gác bến hoang sơ (Vũ Hoàng Chương) Thơ mới chất chứa một niềm tâm sự yêu nước, yêu dân tộc. Trong thơ mới có nhiều bài ấp ủ một tình thần dân tộc, khao khát tự do. Con hổ của Thế Lữ mang nỗi căm hờn trong cũi sắt, ước muốn trở lại quãng đời tự do trong rừng thẳm: Ta muốn sống mãi trong tình thương nỗi nhớ Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa Nhớ cõi sơn lâm bóng cả cây già 16 Chủ nghĩa lãng mạn Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi Với khi thét khúc trường ca dữ dội Ta bước chân lên, dõng dạc, đàng hoàng (Nhớ rừng – Thế Lữ) Thơ mới bày tỏ lòng thiết tha với cuộc sống. Các bài thơ Nụ cười xuân, Lạc quan của Xuân Diệu, tập Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính, Tự tình của Huy Cận…đều toát lên cái nhìn yêu đời, gần gũi với thiên nhiên, với con người chân chất, chân quê. Văn xuôi Tự lực văn đoàn (TLVĐ) khá phong phú, đề cập đến nhiều vấn đề trong xã hội. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn chủ yếu là tiểu thuyết luận đề xã hội. Với một số chủ đề chính: Chống lễ giáo phong kiến, đòi quyền tự do yêu đương, hạnh phúc cá nhân. Các tác phẩm Nửa chừng xuân, Gia đình, Thoát ly, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng đã lên tiếng đòi quyền được có hạnh phúc cho nam nữ thanh niên, đòi sự phóng phụ nữ ra khỏi cảnh ràng buộc của hôn nhân cưỡng ép, môn đăng hộ đối, mẹ chồng nàng dâu, mẹ ghẻ con chồng, cuộc đời góa bụa trong vòng lễ giáo và quan hệ đại gia đình phong kiến. Qua các tác phẩm trên, Nhất Linh và Khái Hưng đã xây dựng một số nhân vật đại diện đấu tranh chống lễ giáo phong kiến hoặc là nạn nhân của lễ giáo ấy. Đó là Mai (Nửa chừng xuân), Loan (Đoạn tuyệt), Nhung (Lạnh Lùng), Hồng (thoát ly). + Mai có thể xem là nhân vật đầu tiên chống lễ giáo phong kiến của TLVĐ. Hai lần đối thoại trực tiếp với mẹ chồng ích kỉ và tàn nhẫn thì cả hai lần Mai làm cho bà Án bẽ mặt, dồn bà Án đến chỗ đuối lý. Tính cách của Mai chủ yếu là nhịn nhục, dùng nghị lực của mình để tự lập, để phản kháng. + Loan thắng lễ giáo phong kiến một cách oanh liệt, được pháp luật thừa nhận, báo chí hoan nghênh. “Tha cho thị Loan là các ngài đã làm một việc công bằng, tức là tỏ ra rằng cái chế độ gia đình vô nhân đạo kia đã đến ngày tàn và phải nhường chỗ cho một chế độ gia đình khác, hợp với cái mới bây giờ, hợp với quan niệm của những người có học mới…” + Lạnh lùng lên án tính vô nhân đạo của một khía cạnh trong giáo lý Khổng Mạnh: “Tôi ngay không thờ hai chúa, gái ngoan không lấy hai chồng”, “Tại gia tòng phụ, xuất gia tòng phu, phu tử tòng tử”. Người phụ nữ chồng chết sớm phải ở vậy nuôi con, thờ chồng, không được đi bước nữa dù vẫn còn xuân. Hiện thân cho lễ giáo phong kiến và nếp sống đại gia đình là các nhân vật bà Án (Nửa chừng xuân), Bà Phán (Thoát ly)…vì ích kỉ và thâm độc, vì sĩ diện mà các nhân vật này đã gây ra bao nhiêu tang thương, chia cắt tình yêu, tình vợ chồng, cha con, đẩy nhiều số phận phụ nữ vào bước đường cùng. Nhưng nhìn lại, những người phụ nữ cũng là nạn nhân của lè thói cũ lạc hậu. 17 Chủ nghĩa lãng mạn Mục đích chống lễ giáo phong kiến là đề cao hạnh phúc cá nhân, đòi quyền có được hạnh phúc riêng cho nam nữ thanh niên. Các nhà tiểu thuyết TLVĐ đã đưa ra quan niệm mới về tình yêu, hạnh phúc, xem đó là lẽ sống duy nhất của con người. Cuộc sống không yêu, không được yêu là cuộc sống thừa. Tình yêu trong tiểu thuyết TLVĐ thiên hình vạn trạng giống như Thơ mới. Có tình yêu bất diệt của Lan và Ngọc dưới bóng từ bi của Phật (Hồn bướm mơ tiên), có tình yêu “trong giây phút mà thành thiên thu” của Dũng và Loan (Đoạn tuyệt, Đôi bạn), tình yêu vụng trộm của Nhung và Nghĩa (Lạnh lùng), Tình yêu thực dụng của Trương và Thu (Bướm trắng). Ngoài ra tiểu thuyết TLVĐ còn đề cập đến vấn đề cải cách nông thôn. Trong các tiểu thuyết Hai vẻ đẹp, Con đường sáng, Đôi bạn, Trống mái… chúng ta thấy các nhân vật trong tiểu thuyết TLVĐ được miêu tả như những trí thức có nhiều băn khoăn, lo lắng về cuộc sống khó khăn khổ cực của nông dân. Họ cảm thấy xấu hổ, mặc cảm và tự xỉ vả cuộc sống sung sướng đầy đủ của mình. Từ đó họ muốn thực hiện những cuộc cải cách nhằm thay đổi cuộc sống ở nông thôn, mang lại ấm no, hạnh phúc cho nông dân. Nhưng nhìn chung cái nhìn của họ là cái nhìn của kẻ bề trên đối với kẻ dưới, hành động của họ là ban ơn, giải pháp của họ là cải lương, thiếu xác thực. Ở chủ đề chống lễ giáo phong kiến, xung đột cũ mới trong xã hội, tiểu thuyết TLVĐ là tiếng nói tích cực, có đóng góp lớn, nhưng ở chủ đề cải cách xã hội, chủ đề làm cách mạng thì có phần cải lương, không tưởng. Trong 13 năm 1932-1945, văn học lãng mạn Việt Nam đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng của tổng hợp hơn 100 năm trào lưu văn học lãng mạn Pháp. Có thể nói đây là thời kì văn hóa Pháp ảnh hưởng sâu sắc và đậm đặc đến nền văn hóa nghệ thuật nước ta. Tuy nhiên, trên tinh thần tiếp thu và học tập có chọn lọc, thơ văn Việt Nam vẫn giữ cho mình bản sắc sáng tạo riêng, cá tính độc đáo riêng đậm đà bản sắc hồn dân Việt. Mặt khác, vì tiếp thu quá nhanh trong khoảng thời gian quá ngắn nên trào lưu lãng mạn văn học Việt Nam thiếu bề sâu và dễ chuyển biến. Trên bình diện tư tưởng, sáng tác trong thời gian đầu của trào lưu văn chương lãng mạn đã đáp ứng được khát vọng đương thời về nhu cầu giải phóng tư tưởng, giải phóng cá nhân. Tuy nhiên, vào cuối trào lưu một số tác gia đã rơi vào chủ nghĩa cá nhân cực đoan ca ngợi tình yêu xác thịt, đề cao khoái lạc, triết lý sức mạnh nông nổi, trụy lạc và trác táng, điển hình là tác phẩm Thanh Đức của Khái Hưng, Trường Đời, Tôi Thầu Khoán của Lê Văn Trương, Tàn Đèn Dầu Lạc của Nguyễn Tuân, Thơ Say, Mây của Vũ Hoàng Chương. Với những thành tựu văn học to lớn của thời kỳ 1932-1945, Tự Lực Văn Đoàn và những người làm văn học nghệ thuật cùng thời đã tạo được trào lưu văn chương lãng mạn có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam. Việc thay đổi 18 Chủ nghĩa lãng mạn quan niệm phong kiến cũ, điển hình là mối quan hệ giữa cá nhân và đại gia đình, đã hẳn là một thành công về phương diện xã hội, nhưng đối với lịch sử văn học Việt Nam thì trào lưu văn chương lãng mạn đã có công đem lại sự thay đổi bộ mặt của các thể loại văn học, làm cho ngôn ngữ Việt gọn gàng, trong sáng và phong phú hơn. Kết luận Chủ nghĩa lãng mạn ra đời đã để lại một dấu ấn quan trọng trong lịch sử văn học thế giới. Những quan điểm nghệ thuật, thi pháp sáng tác và những thành tựu chủ nó đã tạo nên một nét rất riêng, đánh dấu sự ra đời của một quan niệm mỹ học khác. Cùng với những đặc trưng của mình, chủ nghĩa lãng mạn đã vươn ra xa không chỉ bó hẹp tại nơi nó xuất hiện, và đã có ảnh hưởng sâu rộng trong nền văn học thế giới. Ngày nay, tuy xuất hiện ngày càng nhiều thi pháp sáng tác, các trường phái, trào lưu văn học khác nhau, nhưng chủ nghĩa lãng mạn vẫn có một chỗ đứng nhất định trên văn đàng. Đó là nơi lưu giữ các giá trị tinh thần của con người. TƯ LIỆU THAM KHẢO 19 Chủ nghĩa lãng mạn 1. GS.TSKH Phương Lựu (chủ biên), PGS.TS La Khắc Hoà, PGS.TS Trần Mạnh Tiến, Lí luận văn học (Tập 3), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2005. 2. Lê Hồng Sâm & Đặng Thị Hạnh, Văn học lãng mạn và hiện thực phương Tây thế kỷ XIX, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1981. 3. Phan Cự Đệ, Văn học lãng mạn Việt Nam (1930-1945), tái bản lần thứ hai, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999. 4. Gs.Hoàng Nhân (CB) Văn học Pháp, tập 2, TK 19, 20, NXB Trẻ TpHCM. 5. Nguyễn Thị Thanh Xuân Phê bình văn học Việt Nam 1900-1945, NXB ĐHQG Tp.HCM. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng