Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chọn giống lúa ngắn ngày thích nghi tại huyện long phú tỉnh sóc trăng vụ hè thu ...

Tài liệu Chọn giống lúa ngắn ngày thích nghi tại huyện long phú tỉnh sóc trăng vụ hè thu 2011

.PDF
87
133
65

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NGUYỄN THỊ HUỆ CHỌN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY THÍCH NGHI TẠI HUYỆN LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG VỤ HÈ THU 2011 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CẦN THƠ, 2011 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NGUYỄN THỊ HUỆ CHỌN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY THÍCH NGHI TẠI HUYỆN LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG VỤ HÈ THU 2011 Chuyên ngành Phát triển Nông Thôn Mã số: 52 62 01 01 Cán bộ hướng dẫn: Ths. Phạm Thị Phấn Cần Thơ - 2011 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây. Cần Thơ, ngày.....tháng.... năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Huệ 3 Luận văn kèm theo đây với lời tựa là “CHỌN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY THÍCH NGHI TẠI HUYỆN LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG VỤ HÈ THU 2011” do sinh viên Nguyễn Thị Huệ thực hiện với sự hướng dẫn của Thạc sĩ Phạm Thị Phấn. Ý kiến của cán bộ hướng dẫn ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày. … tháng …. năm 2011 Cán bộ hướng dẫn Phạm Thị Phấn 4 Luận văn kèm theo đây với lời tựa là “CHỌN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY THÍCH NGHI TẠI HUYỆN LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG VỤ HÈ THU 2011” do sinh viên Nguyễn Thị Huệ thực hiện và bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn thông qua. Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Luận văn được hội đồng đánh giá ở mức ...................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày.… tháng.… năm 2011 Chủ tịch hội đồng ……………………… 5 TIỂU SỬ CÁ NHÂN I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ và Tên: Nguyễn Thị Huệ Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Ngày sinh: 19/01/1989 Nơi sinh: Ấp Bình Hòa, Xã Bình Thành, Huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp Quê quán: Ấp Bình Hòa, Xã Bình Thành, Huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp Họ tên cha: Nguyễn Văn Thiện, sinh năm 1965 Họ tên mẹ: Phạm Thị Loan, sinh năm 1964 Chỗ ở hiện nay: Ấp Bình Hòa, Xã Bình Thành, Huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP Từ năm 1996 - 2001 học tại Trường Tiểu học thị trấn Lấp Vò Từ năm 2001 - 2005 học tại Trường Trung học cơ sở thị trấn Lấp Vò I Từ năm 2005 - 2008 học tại trường Trung học Phổ Thông Lấp Vò I Từ năm 2008 - nay học tại trường Đại học Cần Thơ Cần Thơ, ngày .… tháng .… năm 2011 Người khai ký tên Nguyễn Thị Huệ 6 LỜI CẢM TẠ Kính dâng Cha Mẹ! Cha Mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp tương lai của con Thành kính biết ơn! Cô Phạm Thị Phấn đã tạo điều kiện và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Chân thành cảm ơn! Quý thầy cô Viện Nghiên Cứu Phát Triển Đồng Bằng Sông Cửu Long đã nhiệt tình dạy dỗ em trong suốt thời gian học tập tại trường. Các bạn sinh viên Lớp Phát Triển Nông Thôn A1 K34 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài này. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Huệ 7 TÓM LƯỢC Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới. Việt Nam là 1 trong 5 nước được dự đoán là chịu tác động nặng nề của hiện tượng này, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Hiện nay, thời tiết khá phức tạp, tần suất mưa lũ nhiều hơn, hạn hán xảy ra gay gắt hơn, xâm nhập mặn ngày càng sâu vào đất liền,…điều này làm cho sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng khó khăn dẫn đến diện tích đất trồng lúa bị thu hẹp dần, đang đe dọa đến nền an ninh lương thực quốc gia và thế giới. Trong khi đó, đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm của cả nước, tuy nhiên việc nghiên cứu và tìm ra các giống lúa thích nghi với vùng đất bị nhiễm phèn mặn chưa được nghiên cứu sâu nên chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện nay. Vì vậy, đề tài: “Chọn giống lúa ngắn ngày thích nghi tại huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2011” được thực hiện nhằm chọn lọc ra những giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng sâu bệnh và chống chịu phèn mặn tốt nhất. Từ đó, nhân giống để sản xuất trên quy mô lớn ở vùng đất nhiễm phèn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, gồm 20 nghiệm thức là 20 giống lúa MTL689, MTL736, MTL739, MTL740, MTL741, MTL744, MTL746, MTL747, MTL760, MTL761, MTL762, MTL763, MTL764, MTL765, MTL766, MTL767, MTL768, MTL769, MTL770, MTL145 (đối chứng). Các giống gieo theo phương pháp mạ khô, cấy lúc mạ được 20 ngày tuổi, khoảng cách 15x15 cm, cấy 1 tép/bụi và cấy cạn 2 - 3 cm, sử dụng công thức phân bón là 100 N - 46 P2O5 - 30 K2O (kg/ha). Qua thí nghiệm cho thấy, năng suất thực tế của các giống lúa khá cao đặc biệt là ba giống MTL762, MTL746 và MTL741. Về phẩm chất hạt gạo, giống có phẩm chất tốt thuộc nhóm gạo dẻo và mềm cơm như: MTL747 (17,91%), MTL766 (16,54%), MTL689 (22,18%) và MTL746 (22,49%). Kết quả thí nghiệm cho thấy từ 20 giống lúa ban đầu đã chọn ra được năm giống MTL689, MTL746, MTL747, MTL762, và MTL766 đáp ứng được yêu cầu của đề tài đặt ra là cho năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, ít nhiễm sâu bệnh và thích nghi với điều kiện phèn mặn. 8 MỤC LỤC Đề mục Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ............................................................... ii Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG ................................................................................... iii TIỂU SỬ CÁ NHÂN ............................................................................................. iv LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................... v TÓM LƯỢC .......................................................................................................... vi MỤC LỤC ............................................................................................................ vii DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. xi DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................... xii DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................... xiv MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................. 3 1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẤT PHÈN VÀ ĐẤT MẶN ............................................ 3 1.1.1 Đất phèn .......................................................................................................... 3 1.1.1.1 Đặc điểm của đất phèn ................................................................................. 3 1.1.1.2 Sự phân bố đất phèn ở Việt Nam ................................................................. 3 1.1.1.3 Sự phân bố đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long ...................................... 3 1.1.1.4 Phân loại đất phèn ........................................................................................ 4 1.1.2 Đất mặn ........................................................................................................... 5 1.1.2.1 Đặc điểm của đất mặn .................................................................................. 5 1.1.2.2 Sự phân bố của đất mặn ở Việt Nam ........................................................... 6 1.1.2.3 Sự phân bố của đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long ................................ 6 1.1.2.4 Phân loại đất mặn ......................................................................................... 6 1.1.2.5 Tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long............................... 7 1.2 ẢNH HƯỞNG CỦA PHÈN MẶN ĐỐI VỚI SINH TRƯỞNG CÂY LÚA ......................................................................................................... 8 1.2.1 Những trở ngại khi canh tác lúa trên đất phèn ............................................... 8 1.2.2 Ảnh hưởng của mặn đối với sinh trưởng cây lúa.......................................... 10 1.3 VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ............. 12 1.4 QUAN ĐIỂM MỚI VỀ DẠNG HÌNH CÂY LÚA NĂNG SUẤT CAO .... 12 9 1.5 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY LÚA ....................................................................................................... 14 1.5.1 Thời gian sinh trưởng.................................................................................... 14 1.5.2 Chiều cao cây ................................................................................................ 15 1.5.3 Tỷ lệ chồi hữu hiệu ....................................................................................... 15 1.5.4 Chiều dài bông .............................................................................................. 16 1.5.5 Số bông/m2 .................................................................................................... 16 1.5.6 Số hạt chắc/bông ........................................................................................... 17 1.5.7 Trọng lượng 1000 hạt.................................................................................... 18 1.6 CHẤT LƯỢNG HẠT..................................................................................... 18 1.6.1 Phẩm chất gạo ............................................................................................... 18 1.6.1.1 Phẩm chất xay chà...................................................................................... 19 1.6.1.2 Chiều dài, chiều rộng và hình dạng hạt gạo............................................... 19 1.6.1.3 Độ bạc bụng ............................................................................................... 20 1.6.2 Phẩm chất cơm .............................................................................................. 21 1.6.2.1 Độ trở hồ .................................................................................................... 21 1.6.2.2 Độ bền thể gel ............................................................................................ 21 1.6.2.3 Hàm lượng amylose ................................................................................... 22 1.6.2.4 Mùi thơm.................................................................................................... 23 1.6.2.4 Độ vươn dài của hạt gạo ............................................................................ 23 1.7 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LÚA GẠO ....................................................... 24 1.8 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU GIỐNG TRONG NƯỚC ............................. 25 Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .......................................... 28 2.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM................................................................... 28 2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ................................................................. 28 2.1.2 Bộ giống lúa .................................................................................................. 28 2.1.3 Thiết bị thí nghiệm ........................................................................................ 29 2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.................................................................. 29 2.2.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................... 29 2.2.2 Phương pháp canh tác ................................................................................... 30 2.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................... 31 2.2.3.1 Thời gian sinh trưởng................................................................................. 31 2.2.3.2 Chiều cao cây ..............................................................................................31 2.2.3.3 Số chồi........................................................................................................ 32 10 2.2.3.4 Tính đổ ngã ................................................................................................ 32 2.2.3.5 Chiều dài bông ........................................................................................... 32 2.2.4 Các chỉ tiêu năng suất và thành phần năng suất............................................ 33 2.2.4.1 Thành phần năng suất................................................................................. 33 2.2.4.2 Năng suất thực tế........................................................................................ 34 2.2.5 Phương pháp đánh giá phẩm chất gạo .......................................................... 34 2.2.5.1 Phẩm chất xay chà...................................................................................... 34 2.2.5.2 Chiều dài và hình dạng hạt gạo................................................................... 35 2.2.5.3 Độ bạc bụng ................................................................................................ 36 2.2.5.4 Độ trở hồ ..................................................................................................... 37 2.2.5.5 Hàm lượng amylose .................................................................................... 38 2.2.5.6 Độ vươn dài hạt gạo .................................................................................... 39 2.2.5.7 Mùi thơm..................................................................................................... 40 2.2.6 Sâu bệnh hại lúa ............................................................................................ 40 2.2.7 Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................... 42 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 43 3.1 TÌNH HÌNH CHUNG .................................................................................... 43 3.2 TÌNH HÌNH CÔN TRÙNG VÀ BỆNH HẠI LÚA ..................................... 43 3.3 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC............................................................................... 43 3.3.1 Thời gian sinh trưởng ................................................................................... 43 3.3.2 Chiều cao cây ................................................................................................ 44 3.3.3 Số chồi/bụi .................................................................................................... 44 3.3.4 Chiều dài bông .............................................................................................. 45 3.3.6 Tính đổ ngã ................................................................................................... 45 3.4 NĂNG SUẤT VÀ CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT ............................. 47 3.4.1 Số bông/m2 ................................................................................................... 47 3.4.2 Số hạt chắc/bông ........................................................................................... 47 3.4.3 Tỷ lệ hạt chắc ................................................................................................ 48 3.4.4 Trọng lượng 1000 hạt.................................................................................... 48 3.4.5 Năng suất thực tế........................................................................................... 49 3.5 MỘT SỐ ĐẶC TÍNH PHẨM CHẤT HẠT ................................................. 51 3.5.1 Tỷ lệ gạo lức (%)........................................................................................... 51 3.5.2 Tỷ lệ gạo trắng (%) ....................................................................................... 51 3.5.3 Tỷ lệ gạo nguyên (%).................................................................................... 51 11 3.5.4 Tỷ lệ gạo bạc bụng (%) ................................................................................. 52 3.5.5 Dạng hạt và kích thước hạt ........................................................................... 54 3.5.5.1 Chiều dài hạt gạo (mm).............................................................................. 54 3.5.5.2 Chiều rộng hạt gạo (mm) ........................................................................... 54 3.5.5.3 Tỷ lệ dài/rộng ............................................................................................. 54 3.5.6 Độ trở hồ ....................................................................................................... 56 3.5.7 Hàm lượng amylose ...................................................................................... 56 3.5.8 Tỷ lệ vươn dài hạt gạo .................................................................................. 57 3.5.9 Mùi thơm....................................................................................................... 58 3.6 THẢO LUẬN CHUNG CÁC GIỐNG LÚA CÓ TRIỂN VỌNG .............. 60 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 61 4.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 61 4.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ CHƯƠNG 12 DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long ĐC: Đối Chứng FAO: (Food and Agriculture Organization of the United Nations) Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc IRRI: (International Rice Research Institute) Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế MTL: Miền tây lúa NSC: Ngày sau cấy NSTT: Năng suất thực tế TGST: Thời gian sinh trưởng TL: Trọng lượng UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization): Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc VFA: (Vietnam Food Association) Hiệp hội Lương thực Việt Nam 13 DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Độ mặn kết hợp nồng độ muối hòa tan với tỷ lệ Clorua ở trong đất Bảng 1.2 Phân nhóm thời gian sinh trưởng của các giống lúa 14 Bảng 1.3 Giống MTL chống chịu phèn mặn được chọn lọc trong giai đoạn 2004 - 2006 27 Bảng 2.1 Danh sách 20 giống lúa ngắn ngày vụ Hè Thu 2011 tại Trại giống huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng 28 Bảng 2.2 Thang đánh giá cấp độ đổ ngã 32 Bảng 2.3 Phân loại chiều dài hạt gạo trắng theo IRRI, 1980 36 Bảng 2.4 Phân loại gạo theo hình dạng hạt gạo trắng (IRRI, 1996) 36 Bảng 2.5 Phân loại cấp bạc bụng dựa theo % vết đục của hạt (IRRI, 1996) 36 Bảng 2.6 Cách đánh giá cấp độ trở hồ (IRRI, 1979) 37 Bảng 2.7 Phân loại nhóm gạo theo hàm lượng amylose (IRRI, 1993) 39 Bảng 2.8 Đánh giá mùi thơm của gạo (IRRI, 1980) 40 Bảng 2.9 Đánh giá cấp độ thiệt hại do rầy nâu 40 Bảng 2.10 Đánh giá cấp thiệt hại trên ruộng lúa do sâu cuốn lá (IRRI, 1988) 41 Bảng 2.11 Đánh giá cấp bệnh cháy lá theo tiêu chuẩn của IRRI (1980) 41 Bảng 2.12 Thang đánh giá cấp bệnh cháy bìa lá 42 Bảng 2.13 Đánh giá cấp thiệt hại trên ruộng lúa do bệnh lùn xoắn lá 42 Bảng 3.1 Đặc tính nông học của 20 giống lúa ngắn ngày vụ Hè Thu 2011 tại trại giống huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng 46 Bảng 3.2 Năng suất và thành phần năng suất của 20 giống lúa ngắn ngày vụ Hè Thu 2011 tại trại giống huyện Long Phú, tỉnh 50 14 5 Sóc Trăng Bảng 3.3 Tỷ lệ gạo lức, tỷ lệ gạo trắng, tỷ lệ gạo nguyên và gạo bạc bụng của 20 giống lúa ngắn ngày vụ Hè Thu 2011 tại trại giống huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng 53 Bảng 3.4 Kích thước hạt gạo của 20 giống lúa ngắn ngày vụ Hè Thu 2011 tại trại giống huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng 55 Bảng 3.5 Hàm lượng amylose, mùi thơm, độ vươn dài và độ trở hồ của 20 giống lúa ngắn ngày vụ Hè Thu 2011 tại trại giống huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng 59 15 DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 2.1 Các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm 29 Hình 2.2 Sơ đồ bố trí 20 giống lúa ngắn ngày, vụ Hè Thu 2011 tại trại giống huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng 30 Hình 2.3 Sơ đồ lấy mẫu năng suất và thành phần năng suất 34 Hình 2.4 Cách đo mẫu gạo thí nghiệm 35 Hình 2.5 Mẫu phân tích độ trở hồ 37 Hình 2.6 Cách đo chiều dài cơm của giống lúa thí nghiệm 39 Hình 3.1 Mẫu phân tích độ trở hồ của giống MTL768 58 Hình 3.2 Mẫu thí nghiệm hàm lượng amylose của 20 giống lúa 59 16 MỞ ĐẦU Việt Nam là quốc gia có truyền thống sản xuất lúa gạo lâu đời và là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai thế giới chỉ sau Thái Lan. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm sản xuất lúa của cả nước và là khu vực sản xuất lúa hàng hóa quan trọng nhất. Hàng năm, ĐBSCL đóng góp khoảng 52% tổng sản lượng lúa cả nước và hơn 90% lượng lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam. Sản lượng lúa đạt được như hiện nay là nhờ ngành nông nghiệp đã thay các giống lúa cũ dài ngày, năng suất thấp bằng các giống ngắn ngày năng suất cao, cùng với các biện pháp kỹ thuật thâm canh, đưa năng suất ngày một cao và ổn định. Vấn đề biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới, đặc biệt Việt Nam là một trong những nước sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tuy nhiên, tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm cho diện tích đất nông nghiệp nói chung trong đó có đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp, đang đe dọa đến nền an ninh lương thực quốc gia và thế giới. Việt Nam là 1 trong 5 nước được dự đoán là chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Thời gian gần đây thời tiết ngày càng phức tạp, khác thường, tần suất mưa lũ ngày càng nhiều hơn, hạn hán xảy ra gay gắt hơn, xâm nhập mặn ngày càng sâu hơn,…điều này làm cho sản xuất lúa vùng ĐBSCL ngày càng khó khăn hơn dẫn đến đe dọa sinh kế của hàng chục triệu người dân, nhất là những người nghèo và cận nghèo. Theo dự đoán, hơn 50% sản lượng lúa được sản xuất ở ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng. Dự báo chính xác ảnh hưởng của nước biển dâng đến sản lượng của khu vực này rất phức tạp vì nó không chỉ có nước dâng mà thủy vực của cả vùng châu thổ sẽ bị ảnh hưởng, bao gồm thay đổi về phù sa bồi lắng và đất ven sông. Ngoài ra, nhiệt độ cao sẽ làm giảm năng suất cũng như làm tăng tỷ lệ bông bất thụ, làm tăng hạt lép. Hô hấp càng cao khi nhiệt độ tăng cũng làm giảm sản lượng lúa. Có nhiều dự báo khác nhau về ảnh hưởng mối tương tác của tăng nhiệt độ, tăng khí CO2 và thay đổi ẩm độ đến năng suất lúa trong tương lai. Các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI cho thấy nhiệt độ ban đêm tăng 10C sẽ làm năng suất lúa giảm khoảng 10%. Xét về năng suất các vụ, vụ Hè Thu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, sản lượng giảm 3,8% thời kỳ năm 2020, giảm 5,06% thời kỳ 2050 và giảm tới 9,87% thời kỳ 2100. Đến thời kỳ 2100, khi nhiệt độ tăng 17 khoảng 2oC, lượng mưa vụ Đông Xuân giảm tới 14,3% và tăng 13% vào vụ Thu Đông thì năng suất lúa cả 3 vụ Đông Xuân, Hè Thu, Thu Đông đều giảm trên 5% (Hà Văn, 2011). Đến nay, diện tích đất của vùng ĐBSCL bị nhiễm mặn khoảng 2,1 triệu ha, đất nhiễm phèn khoảng 1,6 triệu ha và khô hạn ngày càng tăng cao do tác động của biến đổi khí hậu. Trong khi các giống lúa đang được sản xuất tại các vùng nhiễm phèn mặn ĐBSCL chưa được nghiên cứu sâu, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất. Do đó việc tuyển chọn ra những giống lúa chất lượng và thích nghi tốt với vùng bị ảnh hưởng bởi phèn mặn là yêu cầu cấp thiết và là một chiến lược lâu dài nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Vì thế đề tài “Chọn giống lúa ngắn ngày thích nghi tại huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2011” được thực hiện để chọn các giống lúa có năng suất cao, chất lượng gạo thơm ngon, có khả năng kháng được một số sâu bệnh chủ yếu, có thời gian sinh trưởng ngắn, chịu được phèn, mặn đưa vào phục vụ sản xuất. 18 Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẤT PHÈN VÀ ĐẤT MẶN 1.1.1 Đất phèn 1.1.1.1 Đặc điểm của đất phèn Đất phèn thường được hình thành và phát triển ở những vùng địa mạo đầm lầy, rừng ngập mặn, cửa sông có địa hình trũng, khó thoát nước. Thực vật tự nhiên ở đây chủ yếu là những cây ưa nước có muối như cỏ năn, cỏ lác, ô rô, cỏ gà nước. Đặc điểm chung của đất phèn là có thành phần cơ giới nặng (sét > 50%) đất rất chua (pHKCl: 3,0 - 4,5), hàm lượng hữu cơ trong đất khá, hàm lượng lân từ nghèo đến rất nghèo (P2O5%: < 0,06%), hàm lượng kali từ khá đến giàu (K2O5%: 1,5 - 2,0%), hàm lượng lưu huỳnh bằng hoặc lớn hơn 0,75%, hàm lượng nhôm di động (Al3+) trong tầng sinh phèn cao (Trần Văn Chính, 2006). 1.1.1.2 Sự phân bố đất phèn ở Việt Nam Theo Trần Văn Chính, (2006) đất phèn ở Việt Nam có khoảng 2 triệu ha, chiếm trên 6,5% diện tích đất tự nhiên toàn quốc phân bố chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ, trong các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau..., ở Đồng Bằng Bắc Bộ có một số diện tích ở Hải Phòng, Thái Bình..., ngoài ra còn gặp rải rác ở một số tỉnh Miền Trung. 1.1.1.3 Sự phân bố đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long Ở ĐBSCL diện tích đất phèn chiếm 1,6 triệu ha (41%), với khoảng 0,5 triệu ha (13%) phèn hiện tại và 1,1 triệu ha đất phèn tiềm tàng (28%) có pH rất thấp, tập trung vùng trũng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và Tây nam Sông Hậu. Ở vùng này việc trồng lúa gặp trở ngại nghiêm trọng. Đất phèn chứa nhiều loại muối hoà tan mà thành phần chủ yếu là sulfat sắt và sulfat nhôm. Ba khu vực đất phèn chủ yếu ở ĐBSCL là vùng Đồng Tháp Mười, khu vực Tứ giác Long Xuyên và vùng trũng Tây Sông Hậu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 19 Theo Võ Tòng Xuân (1995), thì đất phèn ở ĐBSCL được phân bố chủ yếu ở bốn vùng là Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Bán Đảo Cà Mau và Tây Sông Hậu. - Vùng Đồng Tháp Mười gồm các huyện Hồng Ngự, Cao Lãnh, Tam Nông (Đồng Tháp) chạy về Mộc Hóa (Long An) gần 200.000 ha. Tiền Giang diện tích gần 700.000 ha. - Vùng Tứ giác Long Xuyên có dạng một tứ giác thuộc hai tỉnh Kiên Giang và An Giang gồm các huyện An Biên, Hà Tiên, Bảy Núi, Hòn Đất với tổng diện tích là 200.000 ha. - Vùng Bán Đảo Cà Mau nằm dưới dạng phèn tiềm tàng, phèn mặn có ở các xã như: Khánh An, Tân Cao, khu vực từ Cà Mau đi Kiên Giang. - Vùng Tây Sông Hậu là vùng đất phèn chủ yếu là phèn trung bình và phèn nhiễm mặn. 1.1.1.4 Phân loại đất phèn Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), một cách tổng quát trên phần lớn đất phèn trồng lúa ở ĐBSCL thường 3 tầng chính: tầng A, tầng B, tầng C. - Tầng A: còn được gọi là tầng canh tác, có màu nâu đen, nhiều chất hữu cơ và các ống rễ chưa phân hủy hết, đất tơi xốp. - Tầng B: gọi là tầng phèn, đất sét nặng, màu xám, rất dẽ chặt, có nhiều đốm rỉ (Fe203) lẫn nhiều ống phèn vàng tươi (jarosite) dọc theo ống rễ hoặc đường nứt trong đất. Tầng nầy được tích tụ nhiều chất được rửa trôi từ tầng A xuống nên còn gọi là tầng tích tụ. - Tầng C: gọi là tầng mẫu chất hay tầng phèn tiềm tàng. Đất sét rất mềm nhão, yếm khí, màu xám xanh, có lẫn xác bã thực vật chưa phân hủy màu đen. Giữa các tầng có sự chuyển tiếp từ từ về màu sắc và độ mịn của hạt đất, sự hiện diện của các đốm rỉ hoặc ống phèn và chất hữu cơ. Căn cứ vào sự sắp xếp các tầng, chúng ta có thể biết được lịch sử tạo thành đất nơi đó. Tại các vùng ngập nước, đầu tiên xuất hiện giống như loại C (gọi là tầng mẫu chất) có chứa rất nhiều chất hữu cơ và chất khoáng sinh phèn (pyrite) chứa nhiều FeS2. Khi mẫu chất pyrite còn ngập nước thì nó không gây độc cho cây trồng nên gọi là đất phèn tiềm tàng. Nhưng khi đất khô lâu ngày, pyrite bị oxy hóa trở thành các hợp chất chứa nhiều 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan