Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chọn giống lúa ngắn ngày, năng suất cao thích nghi cho tỉnh long an, tiền giang,...

Tài liệu Chọn giống lúa ngắn ngày, năng suất cao thích nghi cho tỉnh long an, tiền giang, sóc trăng vụ hè thu năm 2011

.PDF
81
168
93

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL --- --- HUỲNH QUỐC TUẤN CHỌN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY, NĂNG SUẤT CAO THÍCH NGHI CHO TỈNH LONG AN, TIỀN GIANG, SÓC TRĂNG VỤ HÈ THU NĂM 2011 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẦN THƠ - 2011 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL --- --- HUỲNH QUỐC TUẤN CHỌN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY, NĂNG SUẤT CAO THÍCH NGHI CHO TỈNH LONG AN, TIỀN GIANG, SÓC TRĂNG VỤ HÈ THU NĂM 2011 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Mã ngành: 52 62 01 01 Cán bộ hướng dẫn Ths. LÊ XUÂN THÁI CẦN THƠ - 2011 2 LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi. Các số liệu và kết quả được nghiên cứu và trình bày trong luận văn này là trung thực, chưa được ai công bố và trình bày trong bất kỳ tài liệu hay báo cáo nào trước đây. Huỳnh Quốc Tuấn 3 LỜI CẢM TẠ  Trong suốt khoảng thời gian học tập và làm luận văn tại trường Đại học Cần Thơ, tôi đã nhận được sự dạy dỗ và giúp đỡ của Quý Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ và Quý Thầy Cô Viện Nghiên Cứu Phát Triển ĐBSCL, sự động viên của gia đình và bạn bè trong những lúc khó khăn. Qua đó tôi xin chân thành: Kính dâng lên Ba, mẹ đã sinh thành và dưỡng dục con nên người như ngày hôm nay, suốt đời tận tùy vì tương lai sự nghiệp của con. Kính gửi lời chân thành biết ơn sâu sắc đến Thầy Lê Xuân Thái đã tận tình hướng dẫn, nhắc nhở, góp ý và chỉnh sửa cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Cô cố vấn Phạm Thị Phấn đã dìu dắt và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Các Quý Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ nói chung và Quý Thầy Cô trong Viện Nghiên Cứu Phát Triển Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã tận tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và dạy dỗ tôi nên người. Các Cô, Chú, Anh, Chị ở trại Giống Vĩnh Hựu – Tiền Giang, trại giống Long Phú Sóc Trăng, Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Long An đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu và lấy mẫu. Chị Nguyễn Hồng Huế đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình làm và xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm. Các bạn cùng lớp Phát Triển Nông Thôn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Thân gửi đến các bạn lời chúc sức khỏe tốt đẹp nhất. Tôi xin chân thành biết ơn! Huỳnh Quốc Tuấn 4 TIỂU SỬ BẢN THÂN  Sơ lược về bản thân Họ & tên: Huỳnh Quốc Tuấn MSSV: 4085587 Lớp: CA0887A1 Sinh ngày 14 tháng 10 năm 1990. Chổ ở hiện nay: số 172, ấp Long Hòa, xã Long Giang, Chợ Mới – An Giang. Họ & tên cha: Huỳnh Trung Tín Sinh năm: 1958 Nghề nghiệp: Làm ruộng Họ & tên mẹ: Nguyễn Thị Bé Sinh năm: 1960 Nghề nghiệp: Làm ruộng Quá trình học tập Từ năm 1997 – 2002: học tại Trường Tiểu Học “C” Long Giang, xã Long Giang, Chợ Mới – An Giang. Từ năm 2002 – 2005: học tại Trường Trung Học Cơ Sở Long Kiến, xã Long Kiến, Chợ Mới – An Giang. Từ năm 2005 – 2008: học tại Trường Trung Học Phổ Thông Long Kiến, xã Long Kiến, Chợ Mới – An Giang. Từ năm 2008 – 2012: học tại trường Đại học Cần Thơ, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều - Thành Phố Cần Thơ. 5 ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN  Nhận xét và xác nhận của cán bộ hướng dẫn và Bộ môn Tài Nguyên và Cây Trồng, Viện Nghiên Cứu Phát Triển Đồng bằng sông Cửu Long, trường Đại học Cần Thơ về đề tài: “CHỌN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY, NĂNG SUẤT CAO THÍCH NGHI CHO TỈNH LONG AN, TIỀN GIANG, SÓC TRĂNG VỤ HÈ THU NĂM 2011” được thực hiện bởi sinh viên Huỳnh Quốc Tuấn lớp Phát Triển Nông Thôn CA0887A1, thời gian thực hiện từ tháng 5/2011 đến tháng 9/2011. Cần Thơ, ngày .............. tháng ....... năm 2011. Nhận xét và xác nhận Nhận xét và xác nhận Bộ môn Tài nguyên và cây trồng Cán bộ hướng dẫn ĐẠI HỌC CẦN THƠ 6 VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG  Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận thông qua đề tài: “CHỌN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY, NĂNG SUẤT CAO THÍCH NGHI CHO TỈNH LONG AN, TIỀN GIANG, SÓC TRĂNG VỤ HÈ THU NĂM 2011” do sinh viên Huỳnh Quốc Tuấn lớp Phát Triển Nông Thôn CA0887A1 thực hiện và báo cáo trước hội động Viện Nghiên Cứu Phát Triển Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn được hội đồng đánh giá Ý kiến của hội đồng: .............................................................................. ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ............................................................................................................... ................................................................................................................ Cần Thơ, ngày .............. tháng ....... năm 2011. Chủ tịch hội đồng TÓM LƯỢC 7  Đề tài: “CHỌN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY, NĂNG SUẤT CAO THÍCH NGHI CHO TỈNH LONG AN, TIỀN GIANG, SÓC TRĂNG VỤ HÈ THU NĂM 2011” được thực hiện bởi sinh viên Huỳnh Quốc Tuấn lớp Phát Triển Nông Thôn CA0887A1, thời gian thực hiện từ tháng 5/2011 đến tháng 9/2011 với mục tiêu nghiên cứu là chọn ra giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, phẩm chất tốt và có tính chống chịu sâu bệnh phù hợp cho vùng canh tác lúa lệ thuộc mưa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài được thực hiện tại 3 điểm: Trại giống Vĩnh Hựu – Tiền Giang, Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Long An, Trại giống Long Phú – Sóc Trăng với phương pháp làm mạ ướt và tiến hành cấy 1 tép/bụi với khoảng cách cấy 15x20cm. Bón phân với công thức 90N + 60P2O5 + 30K2O kg/ha (Vĩnh Hựu – Tiền Giang), 90N + 60P2O5 + 45K2O kg/ha (Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Long An), 100N + 46P2O5 + 30K2O kg/ha (Long Phú – Sóc Trăng) bón 3 lần cho mỗi điểm: bón lót trước khi cấy, bón thúc lần 1 (15 - 20 NSKC), bón thúc lần 2 (trước khi lúa trổ 20 - 25 ngày). Bắt đầu thu hoạch khi số hạt trên bông chín khoảng 90%. Qua kết quả nghiên cứu và đánh giá đặc tính các giống được khảo nghiệm đã chọn ra được một số giống có triển vọng cho từng vùng canh tác, tại Long An gồm các giống như: MTL689, MTL736, MTL762, MTL763, MTL764, Tiền Giang có các giống như: MTL739, MTL746, MTL760, MTL765 và tại Sóc Trăng gồm các giống MTL741, MTL746, MTL747, MTL762, MTL763, MTL764. Các giống này có năng suất cao và phẩm chất gạo tốt nên đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân tại địa phương. MỤC LỤC  8 Trang Lời cam đoan..........................................................................................................i Lời cảm tạ .............................................................................................................ii Tiểu sử bản thân ...................................................................................................iii Nhận xét và xác nhận của bộ môn .......................................................................iv Nhận xét và xác nhận của hội đồng ...................................................................... v Tóm lược ..............................................................................................................vi Mục lục ...............................................................................................................vii Danh sách bảng ..................................................................................................... x Danh sách hình....................................................................................................xii Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................xiii CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................ 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................. 2 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................... 3 2.1 Nguồn gốc cây lúa........................................................................................... 3 2.2 Vai trò của cây lúa đối với việc đảm bảo an ninh lương thực ........................ 3 2.3 Vai trò của giống lúa....................................................................................... 4 2.4 Một số đặc tính nông học của cây lúa............................................................. 5 2.4.1 Thời gian sinh trưởng........................................................................ 5 2.4.2 Chiều cao cây.................................................................................... 5 2.4.3 Tỷ lệ chồi hữu hiệu, chồi vô hiệu .................................................... 6 2.5 Các yếu tố thành phần năng suất ảnh hưởng đến năng suất ........................... 7 2.5.1 Số bông/m2 ........................................................................................ 7 2.5.2 Số hạt chắc/bông ............................................................................... 7 2.5.3 Tỷ lệ hạt chắc .................................................................................... 8 2.5.4 Trọng lượng 1000 hạt ....................................................................... 8 2.6 Một số dịch hại chính ảnh hưởng đến năng suất............................................. 9 2.6.1 Rầy nâu ............................................................................................. 9 2.6.2 Sâu đục thân .................................................................................... 10 2.6.3 Sâu cuốn lá ...................................................................................... 10 2.6.4 Bệnh cháy lá.................................................................................... 11 2.6.5 Bệnh đốm vằn ................................................................................. 11 9 2.7 Dạng hình cây lúa lý tưởng........................................................................... 12 2.8 Phẩm chất hạt gạo ......................................................................................... 13 2.8.1 Đặc tính xay chà.............................................................................. 13 2.8.2 Kích thước và hình dạng................................................................. 15 2.8.3 Độ bạc bụng .................................................................................... 16 2.8.4 Độ trở hồ ......................................................................................... 17 2.8.5 Hàm lượng amylose ........................................................................ 17 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 19 3.1 Phương tiện nghiên cứu thí nghiệm .............................................................. 19 3.1.1 Thời gian ......................................................................................... 19 3.1.2 Địa điểm.......................................................................................... 19 3.1.3 Các giống lúa nghiên cứu ............................................................... 19 3.1.4 Các phương tiện phân tích gạo ....................................................... 19 3.2 Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm ............................................................ 20 3.2.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................. 20 3.2.2 Phương pháp canh tác ..................................................................... 21 3.2.3 Các chỉ tiêu nông học...................................................................... 22 3.2.4 Đánh giá sâu bệnh........................................................................... 23 3.2.5 Thành phần năng suất ..................................................................... 26 3.2.6 Năng suất thực tế ............................................................................ 27 3.2.7 Chỉ tiêu phẩm chất gạo ................................................................... 27 3.2.8 Phương pháp phân tích số liệu........................................................ 30 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ......................................................... 29 4.1 Đặc tính nông học, thành phần năng suất, năng suất của bộ giống A1 ở Long An ............................................................................................................................. 31 4.1.1 Chỉ tiêu nông học ............................................................................ 31 4.1.2 Thành phần năng suất ..................................................................... 33 4.1.3 Năng suất ........................................................................................ 34 4.2 Đánh giá sâu bệnh Bộ giống A1 tại Long An............................................... 35 4.2.1 Rầy nâu ........................................................................................... 35 4.2.2 Bệnh đạo ôn .................................................................................... 36 4.3 Đặc tính nông học, thành phần năng suất, năng suất của Bộ giống A1 ở Tiền Giang .................................................................................................................. 37 4.3.1 Chỉ tiêu nông học ............................................................................ 37 4.2.2 Thành phần năng suất ..................................................................... 39 10 4.3.3 Năng suất ........................................................................................ 41 4.4 Đánh giá sâu bệnh Bộ giống A1 tại Tiền Giang ........................................... 42 4.4.1 Rầy nâu ........................................................................................... 42 4.4.2 Bệnh đạo ôn .................................................................................... 43 4.5 Đặc tính nông học, thành phần năng suất, năng suất của Bộ giống A1 ở Sóc Trăng .................................................................................................................. 44 4.5.1 Chỉ tiêu nông học ............................................................................ 44 4.5.2 Thành phần năng suất ..................................................................... 47 4.5.3 Năng suất ........................................................................................ 48 4.6 Phẩm chất gạo ............................................................................................... 49 4.6.1 Phẩm chất xay chà .......................................................................... 49 4.6.2 Tỷ lệ bạc bụng................................................................................. 50 4.6.3 Chiều dài hạt ................................................................................... 52 4.6.4 Hàm lượng amylose ........................................................................ 52 4.6.5 Độ trở hồ ......................................................................................... 53 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................. 55 5.1 Kết luận ......................................................................................................... 55 5.1.1 Bộ giống A1 được khảo nghiệm tại Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Long An 55 5.1.2 Bộ giống A1 được khảo nghiệm tại trại giống Vĩnh Hựu tỉnh Tiền Giang .................................................................................................................. 55 5.1.3 Bộ giống A1 được khảo nghiệm tại trại giống Long Phú tỉnh Sóc Trăng .................................................................................................................. 55 5.2 Kiến nghị....................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ CHƯƠNG 11 DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 3.1 3.2 3.3 Tiêu đề Xác định độ trở hồ của Nguyễn Ngọc Đệ (2008) Danh sách bộ giống lúa thí nghiệm Đánh giá cấp độ thiệt hại do bệnh đạo ôn trên lá (IRRI,1988) Đánh giá cấp độ thiệt hại do bệnh đạo ôn cổ bông (IRRI,1988) Trang 17 19 23 23 3.4 Đánh giá tỷ lệ thiệt hại do bệnh đốm vằn (IRRI, 1988) 3.5 Đánh giá cấp độ thiệt hại do sâu cuốn lá (IRRI,1988) 24 24 Đánh giá cấp độ thiệt hại do rầy nâu (IRRI,1988) Đánh giá cấp độ thiệt hại do sâu đục thân (IRRI, 1988) Phân loại tỷ lệ gạo lức Phân loại tỷ lệ gạo trắng 25 26 27 28 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 Phân loại tỷ lệ gạo nguyên 3.11 Phân loại hình dạng và kích thước hạt gạo (IRRI, 1990) Phân cấp độ bạc bụng theo thể tích vết đục của hạt gạo (IRRI, 1988) 3.13 Xác định độ trở hồ của Nguyễn Ngọc Đệ (2008) 3.14 Phân loại gạo theo hàm lượng amylose Đặc tính nông học của bộ giống A1 tại Trung Tâm Khuyến 4.1 Nông tỉnh Long An, vụ Hè Thu 2011 3.12 4.2 Thành phần năng suất và năng suất của bộng giống A1 tại Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Long An, vụ Hè Thu 2011 28 28 29 29 30 33 35 4.3 Đánh giá rầy nâu của Bộ giống A1 tại Long An 4.4 Đánh giá bệnh đạo ôn của Bộ giống A1 tại Long An Đặc tính nông học của bộ giống A1 tại trại giống Vĩnh Hựu 4.5 tỉnh Tiền Giang, vụ Hè Thu 2011 Thành phần năng suất và năng suất của bộng giống A1 tại trại 4.6 giống Vĩnh Hựu tỉnh Tiền Giang, vụ Hè Thu 2011. 4.7 Đánh giá rầy nâu của Bộ giống A1 tại Tiền Giang 36 37 4.8 Đánh giá bệnh đạo ôn của Bộ giống A1 tại Tiền Giang Đặc tính nông học của bộ giống A1 tại trại giống Long Phú 4.9 tỉnh Sóc Trăng, vụ Hè Thu 2011 44 12 39 42 43 46 4.10 Thành phần năng suất và năng suất của bộng giống A1 tại trại giống Long Phú tỉnh Sóc Trăng, vụ Hè Thu 2011 48 4.11 Tỷ lệ xay chà của bộ giống A1 50 4.12 Tỷ lệ bạc bụng và độ bạc bụng của bộ giống A1 52 4.13 Kích thước, amylose và độ trở hồ của bộ giống A1 54 DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Trứng rầy Tiêu đề Trang 9 2.2 Rầy non 2.3 Rầy trưởng thành cánh ngắn 9 10 2.4 Rầy trưởng thành cánh dài 10 2.5 Sâu đục thân 2.6 Bông lúa bị sâu đục thân gây hại 2.7 Sâu cuốn lá 10 10 11 2.8 Lá lúa bị sâu cuốn lá gây hại 11 2.9 2.10 2.11 2.12 2.13 2.14 3.1 Bệnh cháy lá Bệnh đốm vằn Gạo lức Gạo trắng Gạo nguyên Gạo bể (tấm) Sơ đồ bố trí thí nghiệm 20 giống lúa của Bộ giống A1 13 11 12 14 14 14 14 20 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long IRRI : International Rice Research Institute – Viện nghiên cứu lúa Quốc Tế MTL NSKC NSTT TGST TL : Miền tây lúa : Ngày sau khi cấy : Năng suất thực tế : Thời gian sinh trưởng : Trọng lượng 14 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cây lúa là một loại cây lương thực thích ứng với nhiều vùng sinh thái mà nhiều cây khác không sống được như các vùng đất ngập nước, đất mặn, đất phèn…, nhiệt độ từ 10 – 500C. Cây lúa có tầm quan trọng đặc biệt lớn trong vấn đề an ninh lương thực, sức khỏe con người, tình trạng môi trường và sức khỏe loài người trước đây, hiện tại và lâu dài về sau. Hiện nay lúa gạo là nguồn lương thực chính và cung cấp chủ yếu năng lượng trong thức ăn hàng ngày của hơn 3 tỷ người trên 50% dân số thế giới (Nguyễn Đăng Nghĩa & Nguyễn Mạnh Chinh, 2009). Việt Nam được coi là một trong những trung tâm trồng lúa lâu đời nhất ở Châu Á và là những nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa. Năm 2004 diện tích trồng lúa cả nước trên 7,4 triệu ha, năng suất bình quân 4,8 tấn/ha, sản lượng đạt 36 triệu tấn. Lúa được trồng khắp nước, từ đồng bằng đến trung du và miền núi, trong đó tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng (Nguyễn Đăng Nghĩa & Nguyễn Mạnh Chinh, 2009). Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước, ước tính có khoảng trên 2 triệu ha đang được trồng lúa, chiếm 50% diện tích cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long không những sản xuất lúa gạo cung cấp cho cả nước mà còn xuất khẩu để thu ngoại tệ góp phần phát triển kinh tế cho khu vực (Nguyễn Duy Cần, 2005). Trong nhiều năm tới, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phát triển thành thị khá nhanh, tạo ra một sự điều chỉnh mới về đất đai trong sản xuất nông nghiệp như : lúa, mía, cây ăn trái… và khu dân cư. Điều đó có thể làm cho diện tích canh tác lúa ngày càng bị thu hẹp, nhưng chỉ tiêu về sản lượng vẫn tiếp tục được gia tăng. Đó chính là bài toán khó cho chiến lược an ninh lương thực của khu vực nói riêng và cả nước nói chung (Bùi Chí Bửu & Nguyễn Thị Lang, 2004). Hiện nay vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu là một vấn đề cấp thiết của nhân loại. Việt Nam – một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi biến đổi khí hậu xảy ra (ADB, 2009; trích dẫn từ Tấn Hiền, 2009). Đồng bằng sông Cửu Long - vùng trọng điểm lương thực của Việt Nam - là một trong những điểm nóng của thế giới về biến đổi khí hậu khi những diễn biến thời tiết ngày càng xấu đi đã và đang tác động ngày 15 càng nặng nề lên khu vực này. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới mọi mặt của sản xuất nông nghiệp. Nó cũng tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng và thời vụ gieo trồng. Thời tiết khí hậu biến đổi thất thường sẽ làm tăng nguy cơ lây lan của sâu bệnh hại lúa như : rầy nây, sâu đục thân, bệnh đốm vằn, đạo ôn…, qua đó tác hại của sâu bệnh đã làm giảm năng suất và sản lượng lúa của toàn vùng nói riêng và cả nước nói chung. Bên cạnh sâu bệnh gây hại làm giảm năng suất và sản lượng lúa thì gần đây biến đổi khí hậu còn thu hẹp diện tích đất canh tác được thể hiện rõ qua hiện tượng xâm nhập mặn ở các vùng sản xuất ven biển. Theo báo cáo của ADB (2009), mực nước biển cũng dâng cao trung bình 2 - 3 mm mỗi năm, hiện tượng mặn hóa diện tích nông nghiệp ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến những vùng sản xuất lúa ven biển như: Sóc Trăng, Tiền Giang… Ngoài ra, hiện nay đa số diện tích lúa nằm trên vùng đất khó khăn như bị nhiễm phèn, nhiễm mặn…, do phải nhường diện tích đất phù sa phục vụ các công trình phúc lợi nhân sinh, trồng các loại cây cao cấp và khó tính hơn như: cây ăn trái, rau, màu… Do đó, luôn cần có những nghiêm cứu cải tiến kỹ thuật để gia tăng năng suất, sản lượng và phẩm chất hạt lúa thì mới mang lại hiệu quả cho sản xuất (Nguyễn Thành Hối, 2010). Chính vì thế để đảm bảo đủ lượng lương thực cho toàn vùng và giúp cho nông dân yên tâm sản xuất trên vùng chịu ảnh hưởng của sự xâm nhập mặn của nước biển và những vùng sản xuất lệ thuộc mưa trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng, đề tài “Chọn giống lúa ngắn ngày, năng suất cao thích nghi cho vùng canh tác lúa chịu ảnh hưởng của mưa ở Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện với những mục tiêu nhằm tìm ra giống lúa thích nghi trên vùng canh tác ven biển, có khả năng kháng sâu bệnh, sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu của nghiên cứu là chọn ra giống lúa ngắn ngày, năng suất cao phù hợp cho vùng canh tác lúa chịu ảnh hưởng của mưa ở Đồng bằng sông Cửu Long (Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng) trong vụ Hè Thu năm 2011. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Chọn ra các giống lúa năng suất cao, ngắn ngày chống chịu sâu bệnh và thích nghi cho vùng sản xuất lúa. Đánh giá một số chỉ tiêu về phẩm chất hạt của các giống đã thí nghiệm 16 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 NGUỒN GỐC CÂY LÚA Để có được giống lúa tốt, thích nghi với điều kiện thay đổi khác nhau của môi trường như hiện nay thì cây lúa phải trải qua một quá trình thay đổi lớn về đặc điểm hình thái, nông học, sinh lý và sinh thái… sự thay đổi này luôn bị ảnh hưởng lớn của hai tiến trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo, Makkey E. cho rằng cách đây khoảng 2000 năm, vết tích cây lúa cổ xưa nhất được tìm thấy trên các di chỉ đào được ở vùng Penjab Ấn Độ. Hiện nay, xuất xứ của hai loài lúa Oryza sativa L. ở châu Á và Oryza glaberrima Steud. ở Châu Phi còn có nhiều nghi vấn. Theo T.T Chang (1976), cả hai loài lúa trên đều có chung một thủy tổ, do quá trình tiến hóa và chọn lọc tự nhiên lâu đời, đã phân hóa thành hai nhóm thích nghi với điều kiện ở hai vùng địa lý xa rời nhau là Châu Á và Châu Phi nhiệt đới (trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Về nguồn gốc cây lúa, đã có nhiều tác giả đề cập tới nhưng cho tới nay các ý kiến đó chưa có đủ những dữ liệu chắc chắn và thống nhất với nhau. Bên cạnh các yếu tố lịch sử, di tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái học cây lúa…, nhiều người còn cho rằng cây lúa còn được phát hiện và trồng ở vùng đầm lầy Đông Nam Á, rồi sau đó lan rộng ra khắp nơi. 2.2 VAI TRÒ CỦA CÂY LÚA ĐỐI VỚI VIỆC ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC Lúa là một loại cây trồng được xem là thân thiết và gắn bó lâu đời nhất của dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới, ở đâu cũng dùng đến lúa gạo hoặc sản phẩm được chế biến từ lúa gạo. Nó là một loại thực phẩm hạt quan trọng nhất trong bữa ăn hàng ngày của hàng trăm triệu người ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin sống trong vùng nhiệt đới và á nhiệt đới (N.C. Brady, 1981 trích dẫn từ Shouichi Yoshida, 1979). Trong giai đoạn 1945 – 1975, diện tích trồng lúa cả nước dao động trong khoảng 4,4 – 4,9 triệu ha, năng suất có tăng nhưng tăng rất chậm chỉ khoảng 700kg/ha, sản lượng lúa hai miền chỉ trên dưới 10 triệu tấn nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề an ninh lương thực cho cả nước. Từ sau năm 1975, với phong trào khai hoang phục hóa, diện tích lúa tăng nhanh và ổn định khoảng 5,5 – 5,7 triệu ha. Đến năm 1982, nước ta đã chuyển từ nước phải nhập khẩu gạo hàng năm sang tự túc được lương thực (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 17 Với tiến bộ của Khoa hoc kỹ thuật như hiện nay đã làm cho nền nông nghiệp Việt Nam có những bước tiến mới trong khu vực và thế giới. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, mà nền nông nghiệp Việt Nam đã thay da đổi thịt, lúa gạo sản xuất ra có ăn, có để và thừa đem bán. Đời sống nhân dân được cải thiện (Mai Văn Quyền, 1998). Ngày nay ngành lúa gạo của nước ta cũng đã hòa nhập vào thị trường lương thực của thế giới và bắt đầu chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong khu vực nói riêng và của thế giới nói chung. Tuy nhiên, với đà tăng dân số rất cao như hiện nay thì áp lực về lương thực cho toàn xã hội vẫn ngày một gia tăng (Nguyễn Văn Hoan, 1999). Nhìn chung, trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều tiến bộ trong ngành trồng lúa. Càng ngày nhiều ruộng đất được cải tạo. Các giống lúa mới năng suất cao, kháng sâu bệnh và thích nghi với điều kiện môi trường khác nhau đã được sử dụng rộng rãi. Phân bón được áp dụng nhiều hơn và đúng kỹ thuật hơn. Các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác lúa được ứng dụng rộng rãi hơn như sạ hàng, ứng dụng IPM…(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 2.3 VAI TRÒ CỦA GIỐNG LÚA Cây lúa đã gắn liền với người dân Viêt Nam trên 4000 năm, công việc trồng lúa đã trở thành một nghề cổ truyền của hơn 80% người dân Viêt Nam. Để đáp ứng thỏa mãn được cái ăn cho một số vùng trong nước, cây lúa Việt nam đã cố gắng tiến nhanh nhưng vẫn không đáp ứng được lượng lương thực, nguyên nhân là do vùng đất canh tác còn gặp nhiều khó khăn và chưa được trang bị tốt, đặt biệt là những giống lúa dài ngày năng suất thấp. Với những tiến bộ nổi bật của cây lúa thể hiện rõ rệt từ thập niên 1970 đến nay, bắt đầu từ những vùng đất màu mỡ được trang bị thủy lợi hoàn chỉnh nơi mà Ông, Bà ta đã chọn định cư đầu tiên trồng những giống lúa cổ truyền dài ngày năng suất thấp mà ngày nay đã hoàn toàn bị thay thế bởi những giống lúa năng suất cao, ngắn ngày, cho phép trồng 2 – 3 vụ mỗi năm (Võ Tòng Xuân, 1979 trích dẫn từ P.R. Jennings et al, 1979). Bên cạnh những vùng canh tác ven biển, vùng bị nhiễm phèn… đa số người dân phải dựa vào nước trời để sản xuất lúa. Qua một quá trình trồng lúa lâu dài, người dân cũng đã đúc kết được những kinh nghiệm và không ngừng lai tạo chọn ra những giống lúa thích nghi với những điều kiện thời tiết bất lợi… Từ đó tầm quan trọng của giống lúa ngày càng được quan tâm. Theo Cục trồng trọt (2006), thì giống lúa vừa là mục tiêu để ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để năng cao năng suất và phẩm chất hạt gạo trong sản xuất lương thực cho thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu hiện nay. Trước những thách thức về sản xuất lúa nói chung, vấn đề về các vụ lúa ngắn ngày và các giống lúa ngắn ngày hay cực ngắn, 18 càng ngày càng có ý nghĩa chiến lược. Vụ lúa ngắn ngày với các giống lúa ngắn ngày nhằm tránh được những điều kiện thiên nhiên bất lợi như hạn hán, ngập lục và ngấm mặn… (Bùi Huy Đáp, 1999). 2.4 MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC CỦA CÂY LÚA 2.4.1 Thời gian sinh trưởng Dòng đời cây lúa được tính từ lúc hạt nẩy mầm cho đến khi lúa chín, trong quá trình phát triển này cây lúa phải trải qua các giai đoạn sinh trưởng, sinh sản và giai đoạn chín hoàn toàn. Trong các giai đoạn trên thì giai đoạn sinh trưởng cũng là một trong những giai đoạn quyết định đến năng suất của cây lúa. Thời gian sinh trưởng của một giống tùy thuộc vào vùng đất và mùa vụ vì những nơi đó khác biệt nhau về nhiệt độ, và những điều kiện khí hậu khác nhau. Theo P.R. Jennings et al (1979) chu kỳ sinh trưởng bị ảnh hưởng rất mạnh do nhiệt độ không khí và ở mức độ yếu hơn do nhiệt độ nước. Cây lúa thường chiếm 3 - 6 tháng từ lúc nảy mầm cho đến khi chín... Trong thời kỳ này, cây lúa hoàn thành được hai giai đoạn chính kế tiếp nhau đó là giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực (Mai Văn Quyền, 19980). Đi sâu vào hai giai đoạn chính đó Nguyễn Đình Giao và ctv (1997) cho biết giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành số bông. Còn giai đoạn sinh thực thì quyết định đến việc hình thành số hạt trên bông. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thời gian sinh trưởng của các giống lúa kéo dài hay ngắn khác nhau, chủ yếu là do giai đoạn tăng trưởng này dài hay ngắn. Các giống lúa có thời gian sinh trưởng quá ngắn không thể tạo ra được năng suất cao vì thời gian dinh dưỡng bị hạn chế và các giống lúa có thời gian sinh trưởng quá dài cũng không hề cho năng suất cao vì thời gian sinh trưởng dinh dưỡng quá thừa có thể gây ra lốp đổ (Shouichi Yoshida, 1981). 2.4.2 Chiều cao cây Chiều cao cây là khoảng cách được tính từ gốc lúa đến chóp của lá hay bông cao nhất, chiều cao cây có tương quan thuận với thời gian sinh trưởng lúc nở hoa. Trong các vùng nhiệt đới có lượng mưa ở châu Á, cây lúa không tránh khỏi sự thay đổi về độ sâu của nước. Trong điều kiện như vậy, các dang cao trung bình (110 – 130 cm) được coi là lợi thế hơn các dạng thấp cây (90 – 110 cm) (Shouichi Yoshida, 1981). Theo P.R. Jennings et all (1979) dạng hình cây lúa phần lớn có chiều cao thích hợp từ 80 cm đến 100 cm, và có thể đến 120 cm trong một số điều kiện nào đó. Chiều cao 19 cây cũng góp phần quyết định đến năng suất của cây lúa, lợi thế về chiều cao cây được thể hiên tùy thuộc vào điều kiện canh tác từng vùng, ở những nơi có mực nước sâu và lên nhanh thì dạng hình cây cao và trung bình là có lợi thế. Theo Shouichi Yoshida (1981) chiều cao cây còn tăng được khả năng cạnh tranh với cỏ dại. Bên cạnh đó, dạng hình cây thấp có thể hấp thụ được nhiều chất đạm hơn và không bị đổ ngã, sẽ cho năng suất cao hơn (Võ Tòng Xuân và ctv, 1998). Cùng quan điểm trên theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thân lúa gồm nhiều mắt và lóng nói tiếp nhau. Cây lúa nào có lóng ngắn, thành lóng dày, bẹ ôm sát thân thì thân lúa sẽ cứng chắc, khó đỗ ngã và ngược lại. Chiều cao cây còn bị ảnh hưởng bởi mật độ sạ cấy và liều lượng cách thức bón phân. Sạ cấy dày, thiếu ánh sáng bón nhiều phân đạm thì lóng có khuynh hướng vươn dài và mềm yếu làm cây lúa dễ đổ ngã (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) vì bón thêm phân sẽ làm cây lúa cao hơn, bông lớn, và cây sẽ nặng hơn ở phần ngọn (Võ Tòng Xuân và ctv, 1998). Nhìn chung, ở Việt Nam giống lúa cho năng suất cao thường có chiều cao trung bình từ 80 – 110 cm, trong đó chiều cao cây khoảng 90 – 110 cm sẽ tạo được năng suất cao (Võ Tòng Xuân, 1986). 2.4.3 Tỷ lệ chồi hữu hiệu, chồi vô hiệu Theo Shouichi Yoshida (1981) chồi là những cành phát triển từ nách lá các mắt không dài ra của thân chính hoặc từ những chồi khác trong sinh trưởng dinh dưỡng. Nhánh hữu hiệu là nhánh phát triển để cho bông thu hoạch năng suất, còn nhánh vô hiệu là những nhánh trong quá trình phát triển không gặp điều kiện thuận lợi cây lúa sẽ bị lụi đi và không thành bông được (Đinh Thế Lộc, 2006). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì có thể xác định được chồi vô hiệu và hữu hiệu ngay khi cây lúa bắt đầu phân hóa đồng, dựa vào chiều cao hoặc số lá trên chồi: + Chiều cao: - Chồi hữu hiệu khi có chiều cao hơn 2/3 so với thân chính. - Chồi vô hiệu khi chiều cao thấp hơn 2/3 so với thân chính. + Số lá trên chồi: - Chồi hữu hiệu khi có trên 3 lá. - Chồi vô hiệu khi có dưới 3 lá. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan