Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chọn giống lúa cực ngắn ngày thích nghi tại trại giống long phú tỉnh sóc trăng v...

Tài liệu Chọn giống lúa cực ngắn ngày thích nghi tại trại giống long phú tỉnh sóc trăng vụ hè thu 2011

.PDF
94
170
124

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL  GIANG THỊ LỆ THƯƠNG CHỌN GIỐNG LÚA CỰC NGẮN NGÀY THÍCH NGHI TẠI TRẠI GIỐNG LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG VỤ HÈ THU 2011 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CẦN THƠ, 2011 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL  GIANG THỊ LỆ THƯƠNG CHỌN GIỐNG LÚA CỰC NGẮN NGÀY THÍCH NGHI TẠI TRẠI GIỐNG LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG VỤ HÈ THU 2011 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Mã ngành: 52 62 01 01 Cán bộ hướng dẫn ThS. PHẠM THỊ PHẤN CẦN THƠ, 2011 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Tác giả luận văn Giang Thị Lệ Thương 3 XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Xác nhận của cán bộ hướng dẫn Ths. Phạm Thị Phấn về đề tài: “CHỌN GIỐNG LÚA CỰC NGẮN NGÀY THÍCH NGHI TẠI TRẠI GIỐNG LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG VỤ HÈ THU 2011” do sinh viên Giang Thị Lệ Thương (MSSV: 4085578) lớp Phát Triển Nông Thôn A 1 K34 thực hiện từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011. Ý kiến của cán bộ hướng dẫn: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011 Cán bộ hướng dẫn Ths. Phạm Thị Phấn 4 XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đại học thông qua đề tài: “CHỌN GIỐNG LÚA CỰC NGẮN NGÀY THÍCH NGHI TẠI TRẠI GIỐNG LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG VỤ HÈ THU 2011” do sinh viên Giang Thị Lệ Thương (MSSV: 4085578) lớp Phát Triển Nông Thôn A1 K34 thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ý kiến của Hội đồng: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá mức: ................................................. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011 THƯ KÝ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 5 TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và tên: Giang Thị Lệ Thương Giới tính: Nữ Sinh ngày: 24/03/1988 Quê quán: xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang Chổ ở hiện nay: 36/12 Trần Việt Châu, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Họ tên cha: Giang Trung Tín Năm sinh: 1967 Nghề nghiệp: Làm ruộng Họ tên mẹ: Phạm Thị Đẹp Năm sinh: 1969 Nghề nghiệp: Làm ruộng Quá trình học tập của bản thân: Từ năm 1997 – 2001 (Cấp 1): học tại Trường Tiểu Học Phụng Hiệp II, tỉnh Cần Thơ. Từ năm 2001 – 2005 (Cấp 2): học tại trường Trung Học Cơ Sở Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ. Từ năm 2005 – 2008 (Cấp 3): học tại Trường Trung Học Phổ Thông Lê Quý Đôn, tỉnh Hậu Giang. Từ năm 2008 – 2011: sinh viên lớp Phát Triển Nông Thôn A1 Khóa 34, Trường Đại học Cần Thơ. 6 LỜI CẢM TẠ Kính dâng cha mẹ kính yêu Cha mẹ đã hy sinh cả cuộc đời mình vì tương lai của chúng con, đã luôn động viên con, tạo điều kiện tốt nhất để con hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Thành kính biết ơn Cô Phạm Thị Phấn, người đã tận tình hướng dẫn, nhắc nhở, chỉnh sửa và có những góp ý quý báu cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Hơn thế nữa, Cô cũng chính là cố vấn học tập đã giúp đỡ, chỉ dẫn ân cần để em khắc phục những sai sót trong suốt quá trình học tập và sinh hoạt trong bốn năm qua tại trường Đại học Cần Thơ. Chân thành cám ơn Quý thầy cô Viện Nghiên Cứu Phát Triển Đồng Bằng Sông Cửu Long đã tạo điều kiện, chỉ dẫn nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Các bạn sinh viên lớp Phát Triển Nông Thôn A1 Khóa 34 Viện Nghiên Cứu Phát Triển Đồng Bằng Sông Cửu Long đã có những góp ý và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. 7 MỤC LỤC MỤC LỤC...................................................................................................................8 TÓM LƯỢC..............................................................................................................12 DANH SÁCH BẢNG ...............................................................................................13 DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................15 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................16 Chương 1 MỞ ĐẦU...................................................................................................1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI...........................................................................................3 Chương 2 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI..............................................................................4 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.................................................................4 2.1.1. Vai trò của lúa gạo 4 2.1.2. Mục tiêu của chọn giống lúa trong canh tác 5 2.1.2.1. Giống 5 2.1.2.2. Mục tiêu của chọn giống lúa trong canh tác 7 2.1.3 . Một số quan điểm về kiểu hình cây lúa năng suất cao 8 2.1.4. Đặc tính nông học của cây lúa 10 2.1.4.1. Thời gian sinh trưởng 10 2.1.4.2. Chiều cao cây 27 2.1.4.3. Tỷ lệ chồi hữu hiệu13 2.1.4.4. Số bông/ m2 13 2.1.4.5. Chiều dài bông 14 2.1.4.6. Số hạt chắc/ bông 15 2.1.4.7. Trọng lượng 1.000 hạt 15 2.1.5. Tính kháng – nhiễm sâu bệnh của cây lúa 16 2.1.6. Khả năng chống chịu phèn – mặn của cây lúa 18 2.1.6.1. Ngộ độc do phèn 18 2.1.6.2. Ngộ độc do mặn 18 2.1.7. Phẩm chất gạo 20 2.1.7.1. Phẩm chất xay chà 20 2.1.7.2. Chiều dài hạt gạo 20 2.1.7.3. Độ bạc bụng 21 2.1.7.4. Độ trở hồ 22 2.1.7.5. Hàm lượng amylose 23 2.1.7.6. Sự vươn dài hạt gạo 23 8 2.1.7.7. Mùi thơm 2.1.8. Năng suất và các thành phần năng suất 24 25 2.1.8.1. Năng suất 25 2.1.8.2. Các thành phần năng suất 27 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.............28 2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 28 2.2.2. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam 31 2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LÚA TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.................31 2.3.1. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới 34 2.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa trong nước 37 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................39 3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM..........................................................................39 3.2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP.........................................................39 3.2.1. Vật liệu thí nghiệm 39 3.2.2. Giống lúa 39 3.2.3. Công thức phân bón và thuốc bảo vệ thực vật 39 3.2.4. Phương pháp thí nghiệm 40 3.2.4.1. Bố trí thí nghiệm 40 3.2.4.2. Phương pháp canh tác 41 3.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG................42 3.3.1. Thời gian sinh trưởng 42 3.3.2. Chiều cao cây 43 3.3.3. Số chồi/ bụi 43 3.3.4. Tính đổ ngã 43 3.3.5. Chiều dài bông 43 3.4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT.....................................................................................................................43 3.4.1. Các thành phần năng suất 3.4.2. Năng suất thực tế 44 43 3.5. CÁC CHỈ TIÊU PHẨM CHẤT HẠT GẠO...................................................44 3.5.1. Chất lượng xay xát 44 3.5.2. Dạng hạt 45 3.5.2.1. Xác định kích thước và dạng hạt 45 3.5.2.2. Phân loại hạt 45 2.5.2.3. Độ bạc bụng của hạt gạo 46 3.5.2.4. Độ trở hồ 47 3.5.2.5. Sự vươn dài của hạt gạo 47 3.5.2.6. Mùi vị 48 2.5.2.7. Hàm lượng amylose 48 9 3.6. CHỈ TIÊU SÂU BỆNH..................................................................................49 3.6.1. Côn trùng hại lúa 49 3.6.1.1 Rầy nâu (Nilaparvata lugens) 49 3.6.1.2. Sâu cuốn lá (Cnaphalocrocis medinalis) 49 3.6.1.3. Sâu đục thân (Chilo suppressalis (sọc nâu)) 50 3.6.2. Bệnh hại lúa 50 2.6.2.1. Bệnh vàng lùn (virus) 50 3.6.2.2. Bệnh cháy lá (Pyricularia oryzae, Maganaporthe grisea) 51 3.6.2.3. Bệnh đốm vằn (Rhizoctonia Solani) 51 3.6.2.4. Bệnh lùn xoắn lá (Virus) 52 3.6.2.5. Bệnh cháy bìa lá (Xanthomonas campestris pv oryzae) 52 3.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU...............................................................53 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................54 4.1. TÌNH HÌNH CHUNG....................................................................................54 4.2. ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC...............................................................................54 4.2.1. Thời gian sinh trưởng 54 4.2.2. Chiều cao cây 55 4.2.3. Chiều dài bông 55 4.2.4. Tính đổ ngã 56 4.3. THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT......................................................................58 4.3.1. Số bông/ m2 58 4.3.2. Số hạt chắc/ bông 58 4.3.3. Tỷ lệ hạt chắc 58 4.3.4. Trọng lượng 1.000 hạt 58 4.4. NĂNG SUẤT THỰC TẾ...............................................................................60 4.5. PHẨM CHẤT GẠO .......................................................................................61 4.5.1. Phẩm chất xay chà 62 4.5.2. Kích thước hạt gạo 64 4.5.3. Độ bạc bụng 64 4.5.4. Độ trở hồ 65 4.5.5. Hàm lượng amylose 66 4.5.6. Sự vươn dài hạt gạo 67 4.5.7. Mùi vị 67 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................69 5.1. KẾT LUẬN....................................................................................................69 5.2. ĐỀ NGHỊ........................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................71 10 TIẾNG VIỆT.........................................................................................................71 TIẾNG ANH..........................................................................................................74 PHỤ CHƯƠNG........................................................................................................75 11 Giang Thị Lệ Thương (2011). Đề tài “Chọn giống lúa cực ngắn ngày thích nghi tại trại giốngLong Phú tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2011”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn, Viện Nghiên Cứu Phát Triển Đồng Bằng Sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ. 78 trang. Cán bộ hướng dẫn: Ths. Phạm Thị Phấn. TÓM LƯỢC Để chọn lọc và tìm ra các giống lúa phù hợp với điều kiện canh tác của vùng, có khả năng chống chịu được phèn, mặn cũng như có khả năng kháng sâu, bệnh tốt, đồng thời cho năng suất cao, phẩm chất hạt gạo ngon, đáp ứng được nhu cầu canh tác của người nông dân trong điều kiện hiện nay, đề tài “Chọn giống lúa cực ngắn ngày thích nghi tại trại giống Long Phú tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2011” đã được thực hiện tại trại giống Long Phú thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫn nhiên ba lần lặp lại với 15 nghiệm thức bao gồm 14 giống lúa MTL729, MTL730, MTL733, MTL749, MTL750, MTL751, MTL752, MTL753, MTL754, MTL755, MTL756, MTL757, MTL758, MTL759 và giống OMCS2000 được dùng làm giống đối chứng. Các giống lúa được gieo trên nương mạ khô 14 ngày tuổi, sau đó cấy xuống ruộng thí nghiệm. Công thức phân bón áp dụng là 100 – 46 – 30, theo dõi và ghi nhận các giai đoạn trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, xác định các thành phần năng suất, năng suất thực tế và đánh giá phẩm chất gạo của các giống. Thí nghiệm cho ra các kết quả sau: các giống lúa thí nghiệm có thời gian sinh trưởng từ 92 - 96 ngày; chiều cao cây biến động từ 94 – 105 cm; có 4 giống bị đổ ngã nhiều là MTL752, MTL754, MTL756, và MTL757; các thành phần năng suất cho thấy số bông/ m2 biến thiên từ 216 – 256 bông/ m2; số hạt chắc/ bông thấp nhất đến cao nhất lần lượt là 56 và 85 hạt chắc; tỷ lệ hạt chắc trung bình 74,5% và biến thiên từ 69,4 - 87,5%; trọng lượng 1.000 hạt biến động từ 22,4 – 30,5g và năng suất biến động từ 5,11 – 5,96 tấn/ha; phẩm chất xay chà khá, cụ thể là tỷ lệ gạo lức biến thiên từ 78,5 – 81,9%, tỷ lệ gạo trắng đạt từ 62,7 – 70,8%, tỷ lệ gạo nguyên biến động trong khoảng từ 34,3 – 66,4%; về phẩm chất gạo, các giống có chiều dài hạt từ dài đến rất dài (biến thiên từ 6,2 – 7,4 mm) và thuộc dạng hạt thon dài (dao động trong khoảng từ 2,9 – 3,4 mm); tỷ lệ bạc bụng của các giống lúa từ 3 – 29%, đa số ở mức trung bình; độ trở hồ từ cấp 2 (chiếm đa số) đến cấp 6; độ vươn dài của hạt gạo 12 biến thiên từ 6,6 – 35,8%; hàm lượng amylose từ thấp đến cao, dao động trong khoảng 17,06 – 32,05%, trung bình 25,13%; đa số các giống lúa thí nghiệm được đánh giá gạo có mùi thơm nhẹ. Từ kết quả phân tích chọn lọc ra được 5 trong số 14 giống lúa thí nghiệm được đánh giá cao và có triển vọng đưa vào sản xuất là: MTL733, MTL753, MTL755, MTL758, MTL759. Trong đó, triển vọng nhất là các giống MTL733, MTL753 và MTL758 có năng suất cao, phẩm chất gạo tương đối tốt, không đổ ngã. Đề nghị đưa vào sản xuất ba giống trên (nhất là những vùng phèn mặn) với qui mô lớn. 13 DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1 Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các giống lúa mới 11 2 Tổng diện tích, sản lượng lương thực có hạt và lúa từ năm 2000, sơ bộ 2009 32 3 Danh sách 15 giống lúa cao sản cực ngắn ngày vụ Hè Thu 2011 tại trại giống Long Phú tỉnh Sóc Trăng 40 4 Đặc tính nông học của 15 giống lúa cao sản cực ngắn ngày vụ Hè Thu 2011 tại trại giống Long Phú tỉnh Sóc Trăng 57 5 Thành phần năng suất và năng suất của 15 giống lúa cao sản cực ngắn ngày vụ Hè Thu 2011 tại trại giống Long Phú tỉnh Sóc Trăng 60 6 Phẩm chất xay chà của 15 giống lúa cao sản cực ngắn ngày vụ Hè Thu 2011 tại trại giống Long Phú, tỉnh Sóc Trăng 63 7 Phẩm chất gạo của 15 giống lúa cao sản cực ngắn ngày vụ Hè Thu 2011 tại trại giống Long Phú tỉnh Sóc Trăng 65 8 Phẩm chất gạo của 15 giống lúa cao sản cực ngắn ngày vụ Hè Thu 2011 tại trại giống Long Phú tỉnh Sóc Trăng 68 14 DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang Sơ đồ bố trí thí nghiệm của 15 giống lúa cao sản cực ngắn ngày vụ Hè Thu 2011 tại trại giống Long Phú tỉnh Sóc Trăng 41 1 2 Thời gian sinh trưởng của 15 giống lúa cao sản cực ngắn ngày vụ Hè Thu 2011 tại trại giống Long Phú tỉnh Sóc Trăng 55 3 Trọng luợng 1.000 hạt của 15 giống lúa cao sản cực ngắn ngày vụ Hè Thu 2011 tại trại giống Long Phú tỉnh Sóc Trăng 72 4 Năng suất thực tế của 15 giống lúa cao sản cực ngắn ngày vụ Hè Thu 2011 tại trại giống Long Phú tỉnh Sóc Trăng 75 5 Hàm lượng amylose của 15 giống lúa cao sản cực ngắn ngày vụ Hè Thu 2011 tại trại giống Long Phú tỉnh Sóc Trăng 79 15 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADN Acid Deoxyribo Nucleic CGIAR Consultative Group on International Agricultural Research CIAT International Center for Tropical Agriculture FAO Food and Agriculture Organization GEU Genetic Evaluation Research and Ultilization GT Độ trở hồ IITA International Institute of Tropical Agriculture INGER The International Network for Genetic Evalution of Rice IPM Integrated Pest Management IR Improved Rice IRG International Rice Functional Genomics Consortium IRRI International Rice Research Institute IRTP International Rice Testing Program MTL Miền Tây lúa NIL Nearly isogenic lines OMCS Ô Môn cực sớm RIL Recombiant inbred lines USDA The United states Department of Agriculture WARDA West Africa Rice Development Association 16 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Stephen Oppenheimer trong cuốn “Eden in the East” (Địa đàng ở phương Đông) đã từng chỉ ra rằng Đông Nam Á là trung tâm của cuộc cách mạng thời kỳ đồ đá mới (Neolithic Revolution) và đã bắt đầu phát triển kỹ thuật trồng trọt, dùng đá để nghiền hạt lúa vào khoảng 24.000 năm trước đây (Lê Khoa, 2010). Trải qua biết bao giai đoạn lịch sử, đến nay lúa gạo đã chiếm khoảng 20% tổng sản lượng ngũ cốc và là nguồn lương thực chính của hơn 50% dân số thế giới (Acquaah, 2007). Nguồn lương thực có hạt này được sản xuất ở ít nhất 95 quốc gia trên khắp địa cầu, trong đó Trung Quốc sản xuất 36% của thế giới vào năm 1999, tiếp theo đó là Ấn Độ 21%, Indonesia 8%, Bangladesh và Việt Nam cùng là 5%. Lúa là một loại cây trồng độc đáo của thời cổ đại và có liên quan đến sự tiến bộ của nền văn minh loài người. Việc canh tác ba loại ngũ cốc chủ yếu là lúa mì, gạo và ngô gắn liền với sự phát triển của các nền văn minh trên thế giới (Smith & Dilday, 2002). Nền nông nghiệp của thế giới cổ đại đã bắt đầu vào khoảng 10.000 năm trước. Kể từ đó đến nay, lúa vẫn là loại cây cung cấp nguồn thức ăn chính cho con người (Nguyen & Blum, 2004). Lúa là cây lương thực quan trọng của Việt Nam cũng như của nhiều nước nhiệt đới và á nhiệt đới khác. Với kinh nghiệm truyền thống hàng nghìn năm của một nền văn minh lúa nước, kết hợp với những thành tựu và tiến bộ kỹ thuật hiện đại về di truyền - chọn giống, công nghệ sinh học, kỹ thuật canh tác cũng như tổ chức quản lý, nghề trồng lúa của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay ngày càng có nhiều tiến bộ rõ rệt thể hiện qua sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm đứng hàng thứ hai, thứ ba trong số các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Sau hơn 20 năm đổi mới, nhờ vào những nỗ lực vượt bậc của ngành nông nghiệp, sản lượng lương thực của nước ta vào năm 2000 đã đạt 32,529 triệu tấn và tăng lên 38,895 triệu tấn vào năm 2008, không những tự cung cấp đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước với số dân 86,2 triệu người mà còn xuất khẩu được 4,744 triệu tấn gạo (Tổng Cục Thống Kê, 2010). 17 Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của cả nước với diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, trong đó 1,7 triệu ha là canh tác lúa (chiếm 40%) và hàng năm đóng góp khoảng 50% tổng sản lượng lúa của cả nước (Nguyễn Thị Lang & Bùi Chí Bửu, 2008). ĐBSCL được Nhà nước ta giao cho trọng tránh lớn đó là vùng sản xuất lương thực trọng điểm của cả nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Nhưng hiện nay, ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khi nền nông nghiệp đang phát triển thiếu tính bền vững. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), giai đoạn 2000 2008, diện tích đất trồng lúa cả nước đã giảm 255.300 ha, trong đó khu vực ĐBSCL giảm nhiều nhất với 205.400 ha. Diện tích đất nông nghiệp màu mỡ ở khu vực ĐBSCL đang lùi dần theo quá trình phát triển công nghiệp. Tuy vậy, chỉ tiêu về sản lượng lúa vẫn phải tiếp tục gia tăng. Diện tích canh tác đất lúa bình quân trên nông hộ tại ĐBSCL hiện nay chỉ khoảng 0,3 - 0,5 ha/ hộ. Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) gây xâm nhập mặn đối với đồng bằng đang diễn ra ngày càng khốc liệt. Theo Diễn đàn Bảo tồn ĐBSCL thì ĐBSCL là một trong ba đồng bằng dễ bị tổn thương nhất trên trái đất do BĐKH. Những diễn biến thời tiết ngày càng xấu đi đã và đang tác động ngày càng nặng nề lên khu vực này. Theo đó, BĐKH làm cho mực nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt xảy ra với tần suất ngày càng lớn hơn. Những yếu tố đó sẽ làm gia tăng ngập lụt, xâm nhập mặn, lan tràn chua phèn,… và dẫn tới những hệ lụy khác. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT khi đưa ra kịch bản BĐKH tại ĐBSCL cho thấy: Nếu nước biển dâng lên thêm 1m thì khoảng 70% diện tích ở ĐBSCL bị xâm nhập mặn (Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2009), mất khoảng 2 triệu ha trồng lúa, thời gian ngập úng có thể kéo dài từ bốn đến năm tháng, 38% diện tích đồng bằng bị nhấn chìm, 90% diện tích đồng bằng có thể bị nhiễm mặn. Ngoài ra, một vấn đề khác đang nảy sinh hiện nay là sâu bệnh đang gây hại đối với lúa do thời vụ liên tục, nông dân bón thừa phân hóa học trên đồng ruộng gây thất thu năng suất và sản lượng. Tất cả những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực của nước ta trong tương lai. ĐBSCL đang rất cần một chiến lược đầu tư hợp lý, đồng bộ cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Để thực hiện được những mục tiêu đó, công tác chọn giống lúa, đặc biệt là những giống mới có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, phẩm chất hạt gạo tốt và có khả năng thích nghi với những điều kiện bất lợi của tự nhiên nhằm cải thiện năng suất, nâng cao sản lượng lúa trong khi diện tích đất canh tác đang ngày càng thu hẹp được xem là mục tiêu chiến lược. 18 Xuất phát từ những yêu cầu trên, đề tài “CHỌN GIỐNG LÚA CỰC NGẮN NGÀY THÍCH NGHI TẠI TRẠI GIỐNG LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG VỤ HÈ THU 2011” đã được thực hiện nhằm so sánh năng suất, phẩm chất của 15 giống lúa cao sản cực ngắn ngày qua một mùa vụ nghiên cứu, chọn ra những giống lúa mới có đặc tính thực vật và nông học tốt, có khả năng chống chịu với sâu bệnh, thích nghi với những điều kiện tự nhiên bất lợi (khả năng chịu được phèn, mặn), đồng thời có phẩm chất gạo tốt, đáp ứng nhu cầu của người sản xuất. 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1. So sánh năng suất, phẩm chất của 15 giống lúa cao sản cực ngắn ngày qua một mùa vụ nghiên cứu; 2. Chọn ra những giống lúa mới có đặc tính thực vật và nông học tốt, có khả năng chống chịu với sâu bệnh và thích nghi với những điều kiện tự nhiên bất lợi (như khả năng chịu được phèn, mặn); 3. Chọn ra những giống có phẩm chất gạo tốt, đáp ứng nhu cầu của người sản xuất. 19 Chương 2 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2.1.1. Vai trò của lúa gạo Gạo, một trong những loại ngũ cốc quan trọng nhất được sản xuất ở ít nhất 90 quốc gia trên thế giới. Với mức giá cả hợp lý, lúa gạo đã trở thành nguồn thức ăn chính của đại bộ phận dân cư (đặc biệt là bộ phận dân cư có thu nhập thấp). Đến nay, khi mức sống của con người đang được tăng lên thì thói quen ăn uống của con người cũng thay đổi. Gạo được dùng ít đi và thay vào đó là những loại thức ăn cao cấp hơn. Nhưng trên thực tế cho thấy, đến nay lúa gạo vẫn giữ nguyên vai trò quan trọng của nó trong khi dân số thế giới vẫn không ngừng tăng lên một cách nhanh chóng và đại bộ phận dân số vẫn còn rất nghèo. Theo một số liệu thống kê cho thấy dân số thế giới tăng trung bình 1,3% mỗi năm và đã chạm ngưỡng 7 tỷ người vào năm 2011 và được dự đoán là sẽ tăng lên 9 tỷ vào năm 2050. Các nhà dự báo đã ước tính rằng số thành phố trên một triệu dân sẽ tăng lên gấp đôi lên con số 60 thành phố vào thế kỷ 21. Những thành phố mới này sẽ thuộc về những quốc gia đang phát triển, gây áp lực lớn đối với vấn đề an ninh lương thực (Ohkawa et al., 2007). Cây lúa có tầm quan trọng đặc biệt lớn trong vấn đề an ninh lương thực, sức khỏe con người, tình trạng môi trường và văn hóa xã hội loài người trước đây, hiện tại và lâu dài về sau. Hiện nay lúa gạo là nguồn lương thực chính và cung cấp chủ yếu năng lượng trong thức ăn hằng ngày của hơn 3 tỷ người (trên 50% dân số thế giới). Lúa gạo còn là nguồn thức ăn quan trọng cho gia súc (Nguyễn Đăng Nghĩa & Nguyễn Mạnh Chinh, 2009). Chính vì những lý do trên, việc canh tác lúa ở các quốc gia cần được tiếp tục duy trì và phát triển. Xã hội có phát triển ổn định hay không chính là nhờ vào nguồn lương thực được đảm bảo. Và dù cho xã hội có phát triển đến một mức độ nào đi chăng nữa thì con người vẫn cần phải được ăn đủ no, mặc đủ ấm, và vì thế lúa gạo vẫn sẽ luôn giữ vững vai trò của nó trong cuộc sống của con người. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan