Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chọn dòng thuần phẩm chất tốt từ thế hệ f5 của thl lúa sỏi x bn3...

Tài liệu Chọn dòng thuần phẩm chất tốt từ thế hệ f5 của thl lúa sỏi x bn3

.PDF
54
88
141

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN THỊ THÚY OANH CHỌN DÒNG THUẦN PHẨM CHẤT TỐT TỪ THẾ HỆ F5 CỦA THL LÚA SỎI x BN3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA HỌC CÂY TRỒNG CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG Cần Thơ, 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN THỊ THÚY OANH CHỌN DÒNG THUẦN PHẨM CHẤT TỐT TỪ THẾ HỆ F5 CỦA THL LÚA SỎI x BN3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA HỌC CÂY TRỒNG CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN: PGS.TS. VÕ CÔNG THÀNH NGUYỄN THỊ THÚY OANH MSSV: 3113175 Cần Thơ, 2014 MỞ ĐẦU Mặt dù, nước ta đứng nhất, nhì về sản lượng gạo xuất khẩu nhưng về mặt giá trị xuất khẩu nước ta lại đứng hàng thứ tư. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng gạo của nước ta phần lớn nằm trong nhóm trung bình, không có thương hiệu riêng. Khó cạnh tranh với các loại gạo chất lượng cao của Ấn Độ, Pakistan và Thái Lan. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, rầy nâu phá hại, những vùng đất mặn hay bị nhiễm mặn là những vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất lúa gạo của nước ta hiện nay, nó ảnh hưởng đến năng suất và cả diện tích đất canh tác có nguy cơ ngày càng thu hẹp. Bên cạnh đó, chất lượng của gạo lại là một rào cảng khác làm cho gạo của nước ta khó cạnh tranh ở các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mĩ,… Nhận thấy được những khó khăn và trở ngại trên đối với việc sản xuất lúa của nước ta nói chung, đặt biệt là ĐBSCL nói riêng. Nên đề tài “chọn dòng thuần phẩm chất tốt từ thế hệ F5 của THL Lúa Sỏi x BN3” được thực hiện với mục tiêu cải thiện khả năng chịu mặn, và nâng cao phẩm chất gạo của các dòng lúa từ THL SỎI x BN3 để góp phần tạo nên những dòng lúa mới cho sản xuất. Kết quả mong muốn đạt được là chọn ra được ít nhất một dòng lúa có khả năng chống chịu mặn ở 10%, hàm lượng amylose thấp và có tính thơm 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Khoa học Cây Trồng chuyên ngành Công Nghệ Giống Cây Trồng với đề tài: CHỌN DÕNG THUẦN PHẨM CHẤT TỐT TỪ THẾ HỆ F5 CỦA THL LÖA SỎI x BN3 Do sinh viên Nguyễn Thị Thúy Oanh thực hiện. Xin trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2014 Cán bộ hướng dẫn PGs. Ts. Võ Công Thành i TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Cây Trồng chuyên ngành Công Nghệ Giống Cây Trồng với đề tài: CHỌN DÕNG THUẦN PHẨM CHẤT TỐT TỪ THẾ HỆ F5 CỦA THL LÖA SỎI x BN3 Do sinh viên Nguyễn Thị Thúy Oanh thực hiện và bảo vệ trước hội đồng Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp ........................................................ .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:.............................................. Thành viên Hội đồng ------------------------- ---------------------------- -------------------------- DUYỆT KHOA Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD ......................................... ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thúy Oanh iii LỜI CẢM TẠ Kính dâng Cha, Mẹ đã hết lòng nuôi dưỡng, thương yêu và chăm lo rất nhiều cho tương lai của con. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGs. Ts. Võ Công Thành và Ths. Quan Thị Ái Liên đã tạo điều kiện, tận tình hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ em trong suốt thời gian làm đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Chân thành cảm ơn Ktv. Đái Phương Mai, Ktv. Nguyễn Thành Tâm, Ktv. Đặng Thị Ngọc Nhiên và tập thể cán bộ trong phòng thí nghiệm Chọn Giống và Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học, bộ môn Di Truyền-Giống Nông Nghiệp, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ đã hỗ trợ em rất nhiều trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Cố vấn học tập thầy Nguyễn Lộc Hiền cùng tập thể các bạn lớp Công Nghệ Giống Cây Trồng K37 đã giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và làm luận văn. Các Anh, Chị lớp Công nghệ giống cây trồng K36 phòng thí nghiệm Chọn Giống và Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học, bộ môn Di Truyền-Giống Nông Nghiệp, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài tốt nghiệp. Cần thơ, ngày....tháng....năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thúy Oanh iv QUÁ TRÌNH HỌC TẬP I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Oanh Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 24/08/1993 Dân tộc: Kinh Nơi sinh: Thới Lai, Ô Môn Họ tên Cha: Nguyễn Hồng Thái Họ tên Mẹ: Nguyễn Thị Thắm Chỗ ở hiện nay: Ấp 3, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, Thành Phố Cần Thơ Điện thoại: 01669983747 E-mail: [email protected] II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP 1. Tiểu học: Thời gian đào tạo: từ năm 2000 đến năm 2005. Trường: Tiểu học Thới Lai 2 Địa chỉ: xã Thới Lai, huyện ÔMôn, TP. Cần Thơ 2. Trung học cơ sở: Thời gian đào tạo: từ năm 2005 đến năm 2009. Trường: THPT- Kỹ Thuật Trần Ngọc Hoằng Địa chỉ: xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, Thành Phố Cần Thơ 3. Trung học phổ thông: Thời gian đào tạo: từ năm 2009 đến năm 2012. Trường: THPT- Kỹ Thuật Trần Ngọc Hoằng Địa chỉ: xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, Thành Phố Cần Thơ Cần thơ, ngày....tháng....năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thúy Oanh v NGUYỄN THỊ THÚY OANH, 2014 “Chọn dòng thuần phẩm chất tốt từ thế hệ F5 của THL LÚA SỎI x BN3”. Luận văn tốt nghiệp đại học, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGs. Ts. Võ Công Thành và Ths. Quan Thị Ái Liên. TÓM LƢỢC THL lúa Sỏi x BN3 được lai tạo từ 2 giống lúa Sỏi và BN3 nhằm phối hợp những phẩm chất tốt của cha mẹ. Tuy nhiên do sự phân li qua các thế hệ nên cần phải chọn lọc ra các dòng ưu tú theo hướng phẩm chất tốt. Đề tài này được thực hiện từ tháng 4/2013 đến tháng 9/2014, với việc ứng dụng các kỹ thuật phân tích phẩm chất hạt gạo, thử mặn và phối hợp điện di protein thành phần nhằm mục tiêu chọn ra từ 1-3 dòng lúa có khả năng chịu mặn >6‰, hàm lượng amylose <20%, hàm lượng protein >8%. Kết quả chọn được 3 dòng thuần THL SỎI x BN3-6-2-2 THL SỎI x BN3-6-2-3, THL SỎI x BN3-6-2-4 có hàm lượng protein lần lượt là 7,75%, 6,29% và 5,84%, hàm lượng amylose 12,84%, 14,94% và17,14%, độ bền thể gel cấp 3 và 4, phân dạng hạt thon dài, thời gian sinh trưởng dao động 115 ngày, chịu mặn cấp 7 ở nồng độ 8‰ và 10‰. vi MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ............................................................................................................. iii Lời cảm tạ ................................................................................................................... iv Quá trình học tập ......................................................................................................... v Tóm lược .................................................................................................................... vi Mục lục ......................................................................................................................vii Danh sách hình ............................................................................................................ x Danh sách bảng .......................................................................................................... xi Danh sách từ viết tắt ..................................................................................................xii Mở đầu ........................................................................................................................ 1 Chƣơng 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................................................... 2 1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY LÖA ............................................................................ 2 1.1.1 Nguồn gốc cây lúa ......................................................................................... 2 1.1.2 Phân loại cây lúa ............................................................................................ 2 1.2 MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC CÂY LÖA ................................................ 2 1.2.1 Thời gian sinh trưởng .................................................................................... 2 1.2.2 Chiều cao cây ................................................................................................. 3 1.2.3 Chiều dài bông ............................................................................................... 3 1.2.4 Khả năng nở bụi ............................................................................................. 3 1.2.5 Số bông /m2 .................................................................................................... 4 1.2.6 Số hạt/bông .................................................................................................... 4 1.2.7 Tỷ lệ hạt chắc ................................................................................................. 4 1.2.8 Trọng lượng 1000 hạt .................................................................................... 5 1.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT HẠT GẠO ........................ 5 1.3.1 Tổng quan về phẩm chất hạt gạo ................................................................... 5 1.3.2 Hàm lượng amylose ....................................................................................... 5 1.3.3 Hàm lượng protein ......................................................................................... 6 1.3.4 Nhiệt trở hồ .................................................................................................... 7 1.3.5 Độ bền gel ...................................................................................................... 7 1.3.6 Chiều dài và hình dạng hạt gạo...................................................................... 7 1.3.7 Tính thơm của lúa .......................................................................................... 8 vii 1.4 KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU MẶN CỦA CÂY LÖA ...................................... 8 1.4.1 Sự mặn ........................................................................................................... 8 1.4.2 Sự hình thành và đặc tính của đất mặn .......................................................... 9 1.4.3 Sự ảnh hưởng mặn đến sinh trưởng cây lúa ................................................ 10 1.4.4 Cơ chế chống chịu mặn của cây lúa ............................................................ 11 1.4.5 Di truyền tính chống chịu mặn của lúa ........................................................ 12 Chƣơng 2: PHƢƠNG TIỆN, PHƢƠNG PHÁP ................................................... 14 2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM ................................................. 14 2.1.1 Thời gian thí nghiệm .................................................................................... 14 2.1.2 Địa điểm thí nghiệm .................................................................................... 14 2.2 PHƢƠNG TIỆN ................................................................................................ 14 2.2.1 Vật liệu thí nghiệm ...................................................................................... 14 2.2.2 Thiết bị và hóa chất trong nghiên cứu thí nghiệm ....................................... 14 2.3 PHƢƠNG PHÁP ............................................................................................... 14 2.3.1 Quy trình thí nghiệm .................................................................................... 14 2.3.2 Đánh giá phẩm chất gạo .............................................................................. 15 2.3.2.1 Chiều dài hạt gạo ................................................................................. 15 2.3.2.2 Độ bền thể gel theo phương pháp của Tang et al. (1991).................... 15 2.3.2.3 Độ trở hồ theo phương pháp của IRRI (1996) ..................................... 16 2.3.2.4 Hàm lượng amylose theo Cagampang and Rodriguez (1980) ............. 16 2.3.2.5 Hàm lượng protein theo phương pháp Lowry.O.H (1951) .................. 18 2.3.3 Đánh giá khả năng chịu mặn ....................................................................... 19 2.3.4 Đánh giá khả năng kháng rầy ...................................................................... 19 2.3.5 Phương pháp điện di protein thành phần ..................................................... 21 Chƣơng 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................... 23 3.1 THẾ HỆ F5 ........................................................................................................ 23 3.1.1 Một số chỉ tiêu nông học của cây F5 ........................................................... 23 3.1.2 Phân tích mùi thơm bằng KOH 1,7% .......................................................... 25 3.2 THẾ HỆ F6 ........................................................................................................ 26 3.2.1 Một số chỉ tiêu nông học của cây F6 ........................................................... 27 3.2.2 Đánh giá tính chống chịu mặn ..................................................................... 29 3.2.3 Phân tích phẩm chất của dòng được chọn ................................................... 32 3.2.4 Điện di protein thành phần .......................................................................... 36 viii Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 38 4.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 38 4.2 ĐỀ NGHỊ............................................................................................................ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 39 ix DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang 3.1 Hình thử mặn của 4 dòng lúa ở 2 nồng độ 8‰ và 10‰ 32 3.2 Nhiệt trở hồ của THL SỎI x BN3-6-2-3 34 3.3 Độ bền thể gel của THL SỎI x BN3-6-2-2 và THL SỎI x BN3-6-2-3 35 3.4 Chiều dài và chiều rộng hạt gạo của THL SỎI x BN3-6-2-1 và THL SỎI x BN3-6-2-3 36 3.5 Phổ điện di albumin 36 x DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Phân cấp mùi thơm theo thang điểm của IRRI (1988) 8 1.2 Bảng phân loại đất mặn 10 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá chiều dài và hình dạng hạt gạo (IRRI, 1988) 15 2.2 Phân cấp độ bền thể gel theo thang đánh giá của IRRI (1996) 16 2.3 Thang đánh giá độ trở hồ của hạt gạo theo IRRI (1996) 16 2.4 Thang đánh giá hàm lượng amylose (IRRI, 1998) 17 2.5 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ chịu mặn (IRRI, 1997) 19 2.6 Đánh giá mức độ nhiềm rầy nâu trên lúa (IRRI, 1988) 21 2.7 Công thức pha dung dịch tạo gel (Sambrook, 1989) 22 3.1 Chỉ tiêu nông học của 16 dòng F5 23 3.2 Kết quả trắc nghiệm mùi thơm bằng KOH 1,7% 16 dòng ở thế hệ F5 với 6 người 26 3.3 Chỉ tiêu nông học của 4 dòng F6 27 3.4 Thời gian sinh trưởng và chiều cao cây của 4 dòng F6 so với cây cha mẹ 27 3.5 Sự thay đổi nồng độ EC, pH và trong dung dịch muối 8‰ trong 11 ngày 29 3.6 Sự thay đổi nồng độ EC, pH và trong dung dịch muối 10‰ trong 11 30 ngày 3.7 Kết quả đánh giá mặn 8‰ sau 11 ngày 31 3.8 Kết quả đánh giá mặn 10‰ sau 11 ngày 31 3.9 Hàm lượng amylose của các dòng ở thế hệ F6 32 3.10 Hàm lượng protein của các dòng ở thế hệ F6 33 3.11 Nhiệt trở hồ của 4 dòng lúa ở thế hệ F6 34 3.12 Kết quả độ bền thể gel của 4 dòng ở thế hệ F6 34 3.13 Chiều dài và rộng hạt gạo thế hệ F6 35 xi DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT dS/m Deci Siemens trên mỗi mét mmhos/cm Millimhos trên mỗi centimet ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long IRRI Viện Nghiên Cứu Lúa Gạo Quốc Tế ĐC Đối chứng TGST Thời gian sinh trưởng xii CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY LÚA 1.1.1 Nguồn gốc cây lúa Có rất nhiều tài liệu cho rằng cây lúa đã được trồng trãi dài từ phía Nam Trung Quốc đến phía Đông Bắc Ấn Độ (cách đây khoảng 8000 năm). Theo Võ Tòng Xuân (1984), hình ảnh người giã gạo được in trên trống đồng Đông Sơn đã chứng tỏ ngành trồng ở Việt Nam có cách đây từ 3300 – 4100 năm. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy nhiều di tích như bàn nghiền hạt lúa, cối và chày đá giã gạo cách đây khoảng 3000 – 4000 năm (Đinh Văn Lữ, 1978). Từ đó, chứng minh cây lúa đã được trồng ở nước ta rất lâu đời và nó là một loại cây trồng quan trọng. 1.1.2 Phân loại cây lúa Lúa thuộc họ hòa thảo (Gramineae), chi Oryza. Oryza có khoảng 20 loài, trong đó chỉ có 2 loài là lúa trồng (Oryza sativa L. và Oryza glaberrima steud.), còn lại là lúa hoang hằng niên và đa niên. Oryza sativa L là loài lúa trồng quan trọng nhất, thích nghi rộng rãi và chiếm đại bộ phận diện tích lúa thế giới là, loài cây hằng niên có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24, (theo Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Loài này có mặt ở khắp nơi ở thế giới, là loài cây có thể mọc từ đầm lầy đến đồi núi, từ vùng xích đạo đến ôn đới, từ vùng phù sa nước ngọt đến vùng cát sỏi ven biển, nhiễm phèn mặn. 1.2 MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC CỦA CÂY LÚA 1.2.1 Thời gian sinh trƣởng Thời gian sinh trưởng của cây lúa là được tính từ lúc nẩy mầm cho đến khi chín hoàn toàn, phụ thuộc vào đặc tính giống và điều kiện ngoại cảnh, đây là đặc tính để phân biệt giữa giống thuần và giống lẫn tạp có ý nghĩa trong công tác phục tráng giống (Phạm Thị Mùi, 2010). Thời gian sinh trưởng gồm 3 giai đoạn: giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn sinh sản và giai đoạn lúa chín, trong đó thời gian ở giai đoạn tăng trưởng khác nhau tùy theo giống nhưng thời gian ở giai đoạn sinh sản và chín ở hầu hết các giống đều giống nhau (Vergara B.S, 1994). Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn dựa vào giai đoạn tăng trưởng và thời gian phân hóa đòng xảy ra trước hoặc ngay sau khi cây lúa đạt số chồi tối đa, ngược lại đối với những giống lúa dài ngày thì thời gian phân hóa đòng ngay sau khi cây lúa đạt số chồi tối đa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Kawano và Tanaka (1968) nhận định, các giống có thời gian sinh trưởng quá ngắn có thể không cho năng suất cao vì sinh trưởng dinh dưỡng bị hạn 2 chế, đối với những giống có thời gian sinh trưởng quá dài cũng không có năng suất cao vì sự sinh trưởng dư có thể gây đổ ngã, vì thế khoảng thời gian 120 ngày từ khi gieo đến chín được coi như tối hảo cho năng suất tối đa trong vùng nhiệt đới. Theo Nguyễn Thành Hối (2008), thời gian sinh trưởng (TGST) của cây lúa được chia thành 4 nhóm: - Nhóm A0: Cực ngắn ngày, có TGST < 90 ngày - Nhóm A1: Ngắn ngày, có TGST từ 90 - 105 ngày - Nhóm A2: Tương đối ngắn ngày, có TGST từ 106 - 120 ngày - Nhóm B: Trung mùa, có TGST từ 120 - 140 ngày 1.2.2 Chiều cao cây Theo Bùi Chí Bửu và ctv. (1992), cho rằng cây lúa có ít nhất năm nhóm gen điều khiển tính trạng chiều cao cây. Chiều cao cây được kiểm soát bởi đa gen và chịu ảnh hưởng của các hoạt động cộng tính (Kailimati và el al., 1987). Thân ra thấp và cứng là hai yếu quyết định tính đổ ngã (Jennings và el al.,1979). Tuy nhiên, không phải tất cả các thân ngắn đều cứng rạ, nó còn phụ thuộc vào các đặc tính như đường kính thân, độ dày thân rạ, mức độ bẹ lá ôm lấy các lóng. Cây cao 90-100 cm được coi là lý tưởng về năng suất (Akita, 1989). Nếu thân lá không khỏe, thân không dày, mặc dù tổng hợp chất xanh tăng cũng sẽ dẫn đến đổ ngã, tán che khuất vào nhau dẫn đến giảm năng suất. 1.2.3 Chiều dài bông Chiều dài bông được tính từ cổ bông đến đầu mút bông. Chiều dài bông thay đổi tùy theo giống và góp phần tăng năng suất. Giống có chiều dài bông, hạt xếp khít nhau, tỉ lệ hạt lép thấp, trọng lượng 1000 hạt cao sẽ cho năng suất cao (Vũ Văn Liết và ctv., 2004). Còn theo Trương Ngọc Sương (1991), chiều dài bông là một đặc điểm di truyền của giống nhưng chịu ảnh hưởng của môi trường nhất là điều kiện dinh dưỡng trong gian đoạn hình thành bông. 1.2.4 Khả năng nở bụi Ở lúa cấy khoảng cách thường dùng là 20x20 cm (25 bụi/m2) hoặc 30x30 cm (16 bụi/m2). Tuy nhiên, khi sạ thẳng ở các lượng hạt thường dùng, khả năng đâm chồi ít ảnh hưởng đến năng suất hạt vì số bông/m2 tùy thuộc vào thân chính hơn số chồi. Điều này trái ngược với ý kiến của Võ Tòng Xuân (1979), ông cho rằng giống có nhiều chồi rất cần thiết để cho sản lượng tối đa trong quần thể dày hoặc trung bình. Tuy nhiên, khả năng đâm chồi trung bình được xem là tốt cho những giống 3 lúa năng suất cao. Yoshida (1972) (được trích bởi Trần Minh Thành, 1981), thì năng suất hạt tăng theo mật độ cây, thích hợp nhất là từ 182-242 cây/m2. Khả năng đâm chồi mạnh cần cho việc đạt năng suất tối đa ở lúa cấy. 1.2.5 Số bông/m2 Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), trong bốn yếu tố cấu thành năng suất lúa thì số bông là yếu tố có tính chất quyết định nhất và sớm nhất. Nó có thể đóng góp 74% năng suất, trong khi số hạt và trọng lượng hạt chỉ đóng góp 26%. Nó mang đặc tính di truyền định lượng và di truyền độc lập với nhiều đặc tính quan trọng khác. Số bông chịu ảnh hưởng bởi kỹ thuật canh tác và điều kiện ngoại cảnh (chế độ phân bón, nước tưới, mật độ sạ hoặc cấy, nhiệt độ, ánh sáng,…). Ở các giống lúa cải thiện thấp cây có số bông/m2 trung bình phải đạt 500-600 bông/m2 đối với lúa sạ hoặc 350-450 bông/m2 đối với lúa cấy mới có thể cho năng suất cao (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 1.2.6 Số hạt/bông Số hạt trên bông được quyết định từ lúc lúa tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực. Số hạt trên bông phụ thuộc vào số hoa được phân hóa và số hoa bị thoái hóa. Hai yếu tố này bị ảnh hưởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết. Ở các giống lúa cải tiến, số hạt trên bông từ 80-100 hạt đối với lúa sạ hoặc 100-120 hạt đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 1.2.7 Tỷ lệ hạt chắc Tỷ lệ hạt chắc được quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ tinh và vào chắc. Tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh mà hạt chắc cao hay thấp. Các giống lúa có khả năng quang hợp, tích lũy và chuyển vị các chất mạnh, cộng với cấu tạo mô cơ giới vững chắc không đổ ngã sớm, lại trổ và tạo hạt trong điều kiện thời tiết tốt, dinh dưỡng đầy đủ thì tỷ lệ hạt chắc sẽ cao và ngược lại. Muốn có năng suất cao, tỷ lệ hạt chắc phải trên 80% ( Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 4 1.2.8 Trọng lƣợng 1000 hạt Trọng lượng hạt được quyết định ngay từ thời kỳ phân hóa hoa đến khi lúa chín, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ giảm nhiễm tích cực và vào rộ chắc. Trọng lượng hạt tùy thuộc cỡ hạt và độ mẩy (no đầy) của hạt lúa, cây lúa bị che bóng nhiều trước khi trổ bông làm thay đổi kích thước vỏ hạt và làm giảm trọng lượng 1000 hạt khoảng 4-5 g (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Đặc tính trọng lượng 1000 hạt chịu tác động của điều kiện môi trường và hệ số di truyền cao, nó phụ thuộc hoàn toàn vào giống (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Ở phần lớn các giống lúa, trọng lượng 1000 hạt thường biến thiên tập trung trong khoảng 20-23. Trọng lượng hạt chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quyết định (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 1.3 MỘT SỐ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT HẠT GẠO 1.3.1 Tổng quát về chất lƣợng hạt gạo Chất lượng hạt gạo được đánh giá thông qua các chỉ tiêu. Theo Nguyễn Thị Trâm (2001), các chỉ tiêu có thể xếp thành ba nhóm thuộc ba lĩnh vực chất lượng: Chất lượng dinh dưỡng bao gồm các chỉ tiêu sinh hóa của hạt gạo như là hàm lượng tinh bột, hàm lượng amylose, hàm lượng protein, độ bền thể gel, nhiệt trở hồ,… Trong đó hàm lượng amylose được xem là tính trạng ý nghĩa quyết định đến mềm cơm hoặc ngược lại. Chất lượng thương phẩm hay chất lượng kinh tế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu vậy lý và hình thái tỷ lệ gạo xay xát, tỷ lệ hạt nguyên, gạo trắng trong, tỷ lệ tấm, độ bạc bụng, độ đồng đều, chiều dài, chiều rộng hạt và tỷ lệ dài rộng,… Chất lượng ăn uống và chế biến gồm các chỉ tiêu như tỷ lệ cơm, sức hút nước, độ nở, độ xốp, độ dẻo, độ bóng cơm, mùi thơm,… Việc kết hợp càng nhiều tiêu chí của người tiêu dùng thì càng làm tăng giá trị kinh tế của hạt gạo hay làm tăng thu nhập của người nông dân. Đây cũng là xu hướng chọn tạo giống của các nhà làm giống. 1.3.2 Hàm lƣợng amylose Tinh bột là thành phần dự trữ chính trong hạt ngũ cốc dưới dạng glucid. Trong hạt bắp, lúa nước, lúa mì tinh bột chiếm khoảng 60-80% trọng lượng toàn hạt và được tạo bởi hai đại phân tử amylose và amylopectin. 5 Theo Jennings và el al. (1979), hàm lượng amylose là kết quả của kiểu gen và một vài thay đổi của môi trường, nó do một gen kiểm soát và một gen phụ bổ sung, hoặc ảnh hưởng nhiều alen. Tuy nhiên, hàm lượng amylose cũng bị môi trường biến đổi một phần theo những phương cách chưa được rõ. Hàm lượng amylose có thể biến động khoảng 6% từ nơi này sang nơi khác hay từ mùa vụ này sang mùa vụ khác, nhiệt độ cao ở giai đoạn chín làm giảm hàm lượng amylose. Hàm lượng amylose ảnh hưởng đến hoạt tính của cơm nấu, nó tương quan nghịch đến độ dẻo, độ mềm, màu và độ bóng của cơm (Jennings và el al.,1979). Hàm lượng amylose trong hạt gạo được IRRI (1988) chia ra làm 4 nhóm: nhóm nếp (1-2%), nhóm dẻo cơm (8-20%), nhóm mềm cơm (21-25%) và nhóm cứng cơm (>25%). 1.3.3 Hàm lƣợng protein Hàm lượng protein là thông số quan trọng trong giá trị dinh dưỡng của gạo. Hàm lượng protein trong gạo càng cao thì phẩm chất càng ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Có 2 dạng protein trong hạt gạo là protein tổng số và protein dự trữ trong hạt gạo. Protein tổng số Hàm lượng protein trung bình trong hạt gạo là 7% (ẩm độ 14%), khoảng 0,5% chất béo thô, tro và sợ thô (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Phẩm chất protein trong hạt gạo phụ thuộc vào lượng protein trong hạt. Khi protein tăng thì lượng protein mất đi lúc xay chà cũng giảm và thành phần acid amin cũng tương đối ổn định. Điều này chứng tỏ phần lớn protein tăng thêm không phải trong vỏ cám (Jennings et al., 1979). Vì thế lúa có hàm lượng protein càng cao càng tốt. Protein dự trữ trong hạt Thành phần protein dự trữ trong hạt lúa là nhân tố dinh dưỡng quan trọng và được tổng hợp chủ yếu trong gia đoạn hình thành hạt (Zhu, 1995). Protein dự trữ là tất cả protein tích lũy với hàm lượng đáng kể. Trong quá trình phát triển hạt khi hạt nẩy mầm chúng sẽ thủy phân nhanh để cung cấp nguồn đạm cho giai đoạn đầu cho cây con. Chúng được tích lũy trong các mô đặc biệt, đối với đậu thì protein tích lũy trong tử diệp, còn ngũ cốc thì trong nội nhũ (Shewry và el al.,1999). Các thành phần protein dự trữ trong hạt bao gồm: albumin, globulin, prolamin, glutelin. Albumin Albumin tan trong nước, bị kết tủa ở nồng độ muối (NH4)2SO4 khá cao (7080%). Theo Yamagata et al. (1982), trong lúa thành phần abumin có hàm lượng 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan