Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông...

Tài liệu Cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh láng hạ luận văn ths. kinh doanh

.PDF
96
445
122

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN HÀ LINH CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LÁNG HẠ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Hà Nội - Năm 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN HÀ LINH CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LÁNG HẠ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THƢ XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN TS. NGUYỄN THỊ THƢ XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS. PHÍ MẠNH HỒNG Hà Nội - Năm 2015 LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Hà Linh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận văn này, trƣớc tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Trƣờng Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức lớp Cao học khóa 21 Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng để tôi theo học theo đúng chuyên ngành mà mình mong muốn. Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy trong suốt thời gian qua, xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các bạn bè, đồng nghiệp tại Agribank Láng Hạ đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành khóa học. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự tận tình hƣớng dẫn của cô giáo hƣớng dẫn luận văn, TS. Nguyễn Thị Thƣ, khoa Tài chính - Ngân hàng và các thầy cô giáo trƣờng Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài: “Cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - chi nhánh Láng Hạ” MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ i DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ iii PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1 2. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................................................................2 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................2 5. Kết cấu của đề tài ..................................................................................................2 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI………… .............................................................................................................4 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ...............................................................4 1.2 Cơ sở lí luận về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thƣơng mại 7 1.3 Cơ sở thực tiễn về cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thƣơng mại… .........................................................................................................................23 1.3.1 Kinh nghiệm về hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại một số nƣớc ..23 1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam .........................................................25 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .............27 2.1. Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................27 2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu ............................................................................28 2.3. Phƣơng pháp thống kê mô tả ...........................................................................29 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÁNG HẠ….. ...........................................................................................................32 3.1. Giới thiệu về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh Láng Hạ .....................................................................................................................32 3.2. Tình hình hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh Láng Hạ giai đoạn 2011 – 2014 .....................................................................35 3.2.1. Đánh giá chung về kết quả hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Láng Hạ ........................................................................35 3.2.2. Tình hình huy động vốn ................................................................................36 3.2.2.1. Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn .................................................................36 3.2.2.2. Cơ cấu vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng .....................................39 3.2.2.3. Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền ...........................................................42 3.2.3. Tình hình sử dụng vốn ..................................................................................44 3.2.3.1. Quy mô tín dụng ........................................................................................44 3.2.3.2. Chất lƣợng tín dụng ...................................................................................47 3.3. Thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh Láng Hạ ...............................................48 3.3.1. Quy trình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Agribank Láng Hạ…… ......................................................................................................................48 3.3.2. Tốc độ tăng trƣởng số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ tín dụng với Agribank Láng Hạ...............................................................................................50 3.3.3. Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................52 3.3.4. Hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .....54 3.3.5. Cơ cấu tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................56 3.4. Đánh giá chung về hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh Láng Hạ giai đoạn 2011-2014..................................................................................................................59 3.4.1. Những kết quả tích cực .................................................................................59 3.4.2. Những vấn đề còn tồn tại ..............................................................................60 3.4.3. Nguyên nhân của thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Láng Hạ .....................................................................................................61 CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH LÁNG HẠ ..............................................................66 4.1. Định hƣớng hoạt động của Agribank Láng Hạ trong thời gian tới .................66 4.1.1. Định hƣớng chung của chi nhánh .................................................................66 4.1.2. Định hƣớng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới của Agribank Láng Hạ .................................................................................68 4.2. Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Láng Hạ 69 4.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt và hợp lí đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa… ....................................................................................................................69 4.2.2. Nâng cao vai trò tƣ vấn, hỗ trợ khách hàng trong quá trình hợp tác ............73 4.2.3. Nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng ......................................................73 4.3. Kiến nghị..........................................................................................................77 4.3.1. Đối với Chính phủ ........................................................................................77 4.3.2. Đối với ngân hàng nhà nƣớc .........................................................................79 4.3.3. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ..........................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................84 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu STT Nguyên nghĩa I. Chữ viết tắt Tiếng Việt 1 CKH Có kỳ hạn 2 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 3 DN Doanh nghiệp 4 5 DNNN DNNQD Doanh nghiệp Nhà Nƣớc Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 6 DSCV Doanh số cho vay 7 KKH Không kỳ hạn 8 9 KH NH Khách hàng Ngân hàng 10 11 NHNN NHNo&PTNT Ngân hàng Nhà Nƣớc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 12 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 13 14 15 NKT PGD TCKT Nền kinh tế Phòng giao dịch Tổ chức kinh tế 16 TD Tín dụng 17 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 18 TPKT Thành phần kinh tế 19 TSĐB Tài sản đảm bảo 20 AGRIBANK 21 ADB II. Chữ viết tắt Tiếng Anh Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Asian Development Bank: Ngân hàng Phát triển Châu Á 22 CIC Credit Information Center: Trung tâm thông tin tín dụng 23 FDI Foreign Direct Investment: Đầu tƣ phát triển nƣớc ngoài 24 GDP Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội 25 ILO International Labour Organisation: Tổ chức lao động quốc tế 26 LC Letter of Credit: Thƣ tín dụng 27 ODA Official Development Assistant: Hỗ trợ phát triển chính thức i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng 1 Bảng 1.1 2 Bảng 3.1 3 Bảng 3.2 4 Bảng 3.3 5 Bảng 3.4 6 Bảng 3.5 7 Bảng 3.6 8 Bảng 3.7 9 Bảng 3.8 10 Bảng 3.9 11 Bảng 3.10 Nội dung Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Láng Hạ 2011 - 2014 Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn 2011 – 2014 Cơ cấu vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng 2011 – 2014 Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền 2011 – 2014 Tình hình sử dụng vốn tại Agribank Láng Hạ 2011 – 2014 Cơ cấu dƣ nợ theo nhóm Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ tín dụng với chi nhánh Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Vòng quay vốn tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Cơ cấu tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ii Trang 7 31 33 35 39 41 43 47 49 51 53 DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung 1 Biểu đồ 2.1 Mô hình nghiên cứu 23 2 Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức của chi nhánh Agribank Láng Hạ 29 3 Biểu đồ 3.1 4 Biểu đồ 3.2 5 Biểu đồ 3.3 6 Biểu đồ 3.4 7 Biểu đồ 3.5 Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn 2011 – 2014 Cơ cấu vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng 2011 – 2014 Tình hình sử dụng vốn tại Agribank Láng Hạ Doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng doanh số cho vay Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp nhỏ và vừa iii Trang 34 37 42 49 52 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế, giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tƣ phát triển, xóa đói, giảm nghèo ở địa phƣơng, hỗ trợ tích cực cho phát triển của doanh nghiệp (DN) lớn, trong đó có lĩnh vực công nghệ hỗ trợ. Tính đến thời điểm này, cả nƣớc có chừng 460 nghìn doanh nghiệp trong đó các DNNVV chiếm tới 97% trong số đó đóng góp khoảng 45% GDP của cả nƣớc, tạo 50% việc làm mới, 78% mức bán lẻ, 33% giá trị sản lƣợng công nghiệp. Các DNNVV ở Việt Nam hiện nay đều đang gặp rất nhiều khó khăn do quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ thấp, trình độ quản lý kém, năng lực cạnh tranh thấp,… các sản phẩm sản xuất ra có chất lƣợng chƣa cao…, đặc biệt quan trọng là do thiếu nguồn vốn. Để khắc phục tình trạng này, DNNVV cần có vốn để đầu tƣ mở rộng sản xuất, đầu tƣ máy móc, thiết bị hiện đại, bồi dƣỡng và nâng cao trình độ quản lý, trình độ ngƣời lao động,… Doanh nghiệp khó khăn là vậy, nhƣng việc tiếp cận đƣợc vốn ngân hàng lại gặp rất nhiều khó khăn. Làm thế nào để có vốn đầu tƣ và sử dụng vốn có hiệu quả là bài toán nan giải đặt ra cho các nhà quản lý DN, đồng thời nó cũng thu hút sự quan tâm của các nhà tài trợ là các ngân hàng thƣơng mại. Số lƣợng DNNVV đông đảo với đặc thù ít vốn chính là đối tƣợng khách hàng đầy tiềm năng của các ngân hàng. Song theo một điều tra mới đây của Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu Tƣ), chỉ có 32,38% DNNVV có khả năng tiếp cận đƣợc các nguồn vốn của các ngân hàng. Rõ ràng, giữa DNNVV và các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) vẫn còn một khoảng cách mà có lẽ không bên nào muốn. Nguyên nhân của tình trạng trên là vẫn chƣa có tiếng nói chung giữa NH với các DN. Để giúp các DNNVV dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn NH, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi, nâng 1 cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, nhà nƣớc, chính phủ, bản thân các doanh nghiệp, và đặc biệt là NH phải có những giải pháp thích hợp, hiệu quả. Do những yêu cầu cấp thiết nhƣ vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - chi nhánh Láng Hạ” 2. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài tập trung trả lời câu hỏi nghiên cứu:  Thứ nhất, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ (Agribank Láng Hạ) có những chính sách gì đối với hoạt động cho vay DNNVV.  Thứ hai, các chính sách tín dụng cho DNNVV của Agribank Láng Hạ có những ƣu điểm và hạn chế gì và nguyên nhân nào dẫn đến những hạn chế đó.  Thứ ba, Agribank Láng Hạ cần có những giải pháp nào để khắc phục những hạn chế về chính sách tín dụng với DNNVV.  Thứ tƣ, đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) cần có những chính sách mới nào để hỗ trợ hoạt động tín dụng DNNVV của các NHTM. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài  Khẳng định tầm quan trọng của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV.  Đánh giá chi tiết những ƣu điểm và hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng DNNVV của Agribank Láng Hạ 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài  Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DNNVV.  Phạm vi nghiên cứu của đề tài: hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Agribank Láng Hạ giai đoạn từ năm 2011 - 2014. 5. Kết cấu của đề tài Nội dung đề tài nghiên cứu đƣợc trình bày thành bốn phần chính: 2  Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận về cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thƣơng mại.  Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu đề tài.  Chƣơng 3: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - chi nhánh Láng Hạ.  Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - chi nhánh Láng Hạ. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại nói chung, đặc biệt là việc cấp tín dụng của NHTM cho khối DNNVV luôn đƣợc quan tâm và đã có nhiều bài viết, công trình khoa học đã đƣợc công bố. Giáo trình Tín dụng ngân hàng do PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn chủ biên (2004) hay cuốn Tiền tệ tín dụng và Ngân hàng của GS. TS Lê Văn Tƣ (NXB Thống kê 1997), các tác giả đã đƣa ra những khái niệm cơ bản về hoạt động tín dụng của NHTM, làm rõ bản chất của tín dụng, đặc điểm của tín dụng, các loại hình tín dụng, quy trình và nguyên tắc cho vay, tác giả cũng phân loại tín dụng theo tiêu thức thời gian thành 2 nhóm: tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung, dài hạn, ngoài ra còn có thể phân loại theo hình thức cho vay hoặc đối tƣợng vay vốn,.... Tác giả Vƣơng Liêm với “Nghiên cứu Doanh nghiệp nhỏ và vừa (NXB Giao Thông, 2000) đã làm rõ khái niệm DNNVV và đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế thị trƣờng. Nghiên cứu cũng đó phân tích và chỉ ra khó khăn mà DNNVV gặp phải và đƣa ra những giải pháp, đề xuất để phát triển DNNVV trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển DNNVV cũng đó đƣợc tác giả đề cập đến xong cũng ở mức hạn chế, hơn nữa, nghiên cứu đƣợc thực hiện từ năm 2000 trở về trƣớc nên thông tin thiếu tính cập nhật. Các nghiên cứu trên đã cung cấp những hiểu biết cơ bản nhất về quan hệ giữa NHTM và DNNVV, từ đó giúp xây dựng khung lý thuyết về vấn đề tín dụng ngân hàng cho DNNVV. Tuy nhiên để hiểu rõ vai trò của NHTM dƣới góc nhìn là một trong những giải pháp vốn cho DNNVV, ta cần đi sâu phân tích những nghiên cứu mang tính thực tiễn ứng dụng cao hơn. 4 Tác giả Phạm Văn Hồng trong luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế” năm 2007, Đại học Kinh tế Quốc dân. Đề tài này đã nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến sự phát triển của DNNVV. Về phần thực tiễn, tác giả luận án cũng đã tổng kết kinh nghiệm phát triển DNNVV trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của một số nƣớc trên thế giới. Ngoài ra luận án còn phân tích đánh giá thực trạng của DNNVV và môi trƣờng thể chế phát triển DNNVV trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả Nguyễn Minh Tuấn, trong luận án kinh tế “Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa” năm 2008, trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, đã nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề lí luận về dịch vụ ngân hàng và DNNVV, đề cập đến những vấn đề quản lý rủi ro, chi phí giao dịch và chi phí hành chính, sự cần thiết có hệ thống kế toán tài chính đặc thù cho doanh nghiệp nhỏ và vừa,… Tác giả luận án đã xem xét các DNNVV nhƣ là khách hàng tiêu dùng cá nhâm phân loại các DNNVV thành nhóm đại chúng và nhóm có nhiều lợi nhuận. Đề tài đã đƣa ra các giải pháp chuyên sâu, có khả năng ứng dụng thực tiễn cao. Ngoài ra luận án còn phân tích kinh nghiệm quốc tế của các nền kinh tế có mực độ phát triển khác nhau để định vị hệ thống các DNNVV Việt Nam và các NHTM Việt Nam trên bản đồi toàn cầu từ đó tạo điều kiện cho công tác hoạch định chiến lƣợc và định hƣớng đối với các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam. Tiến sĩ Trƣơng Quang Thông trong “Tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa”, nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh đã phân tích tổng quan về DNNVV tại Việt Nam qua các số liệu thống kế và chính sách của nhà nƣớc đối với DNNVV. Đề tài cũng đã tiến hành khảo sát về tài trợ tín dụng cho các DNNVV, trên cơ sở đó gợi ý chính sách đối với DNNVV, đối với các NH và các cơ quan chính phủ. Trong bài viết “Vốn cho doanh nghiệp dƣới góc nhìn chuyên gia kinh tế“ đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam số ra ngày 30/11/2012 dẫn lời ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, ông cho biết với DNNVV thì khó khăn chủ yếu liên quan đến các vấn đề về thủ tục nhƣ: không vay đƣợc vốn do 5 nợ xấu, nợ thuế nhiều do không tiêu thụ đƣợc hàng hóa dẫn đến không có khả năng trả nợ. Từ đó dẫn đến việc không tiếp cận đƣợc vốn ngân hàng. Những khó khăn mà DN gặp phải có nguyên nhân đến từ việc nguồn vốn chƣa đƣợc khơi thông, kể cả dòng vốn ngắn hạn và dài hạn, kể cả những dòng vốn ra của NH và vào của DN,... vẫn còn hiện tƣợng ứ đọng. NH thừa vốn, khả năng thanh toán tốt nhƣng doanh nghiệp không tiếp cận đƣợc nên dẫn đến dòng vốn chƣa thông thoáng. Chừng nào chƣa giải quyết đƣợc những vấn đề liên quan đến: nợ xấu, hàng tồn kho, thị trƣờng bất động sản,... thì dòng vốn khó mà khơi thông. Để dòng vốn đƣợc khơi thông, về phía các NHTM, cần thực hiện chọn lựa khách hàng chính xác, đồng thời cũng có những điều chỉnh về mặt thủ tục đối với các DN có dự án tốt và có khả năng trả nợ. Cần phải hƣớng đến mục tiêu hai bên cùng khắc phục để cùng tồn tại. Còn các doanh nghiệp cũng cần phải đánh giá lại mình xem đâu là điểm yếu, đâu là điểm mạnh, phải xây dựng chiến lƣợc kinh doanh mới cho phù hợp với diễn biến thị trƣờng,... nhằm hƣớng đến đáp ứng đƣợc các điều kiện vay vốn mà NHTM đặt ra. Nếu chƣa đáp ứng đƣợc các điều kiện đó, thì doanh nghiệp cũng cần phải có những cam kết về mặt thời gian hoàn thành để xây dựng lòng tin cho các NH. Có thể nói trên đây là những đề tài nghiên cứu mang tầm vĩ mô, đề cập đến những vấn đề lớn liên quan đến chính sách, hệ thống. Và trên thực tế, cho dù vấn đề vốn tín dụng cho DNNVV vẫn đƣợc nói đến từ lâu, nhƣng cho đến nay tình hình vẫn chƣa đƣợc cải thiện nhiều. Chính vì vậy chúng ta cần nhiều hơn những nghiên cứu đi sâu vào phân tích tình hình tín dụng DNNVV tại một đơn vị kinh doanh tiền tệ, để hiểu rõ hơn khúc nắc thực chất giữa các DN và NH nằm ở đâu. Các nghiên cứu dƣới giác độ DN mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tầm quan trọng của tín dụng ngân hàng và khó khăn trong việc tiếp cận vốn của DNNVV mà chƣa đƣa ra đƣợc giải pháp cho vấn đề đó. Do vậy, rất cần phải có một công trình đi sâu nghiên cứu về đối tƣợng cụ thể, vừa đánh giá chất lƣợng lẫn số lƣợng tín dụng tín dụng đối với DNNVV. Tác giả chọn đề tài “Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - chi nhánh Láng Hạ“ là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 6 1.2 Cơ sở lí luận về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thƣơng mại DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên). Cụ thể nhƣ sau: Bảng 1.1: Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp Quy mô khu vực Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa siêu nhỏ Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao Tổng nguồn động vốn Số lao động I. Nông, lâm 10 ngƣời 20 tỷ từ trên 10 từ trên 20 tỷ nghiệp và trở xuống đồng trở ngƣời đến đồng đến 100 ngƣời đến xuống 200 ngƣời tỷ đồng 300 ngƣời từ trên 200 thủy sản từ trên 200 II. Công 10 ngƣời 20 tỷ từ trên 10 từ trên 20 tỷ nghiệp và trở xuống đồng trở ngƣời đến đồng đến 100 ngƣời đến xuống 200 ngƣời tỷ đồng 300 ngƣời xây dựng III. Thƣơng 10 ngƣời 10 tỷ từ trên 10 từ trên 10 tỷ từ trên 50 mại và dịch trở xuống đồng trở ngƣời đến đồng đến 50 ngƣời đến xuống 50 ngƣời tỷ đồng 100 ngƣời vụ (Nguồn: Khoản 1, điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009) 7 1.2.1 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế thị trường  Doanh nghiệp nhỏ và vừa cung cấp một lượng sản phẩm, dịch vụ đa dạng phong phú, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Ở Việt Nam, số lƣợng DNNVV chiếm tới 97% tổng số DN (khoảng 460.000 DN), sử dụng 50% lực lƣợng lao động của nền kinh tế và đóng góp khoảng 45% GDP hàng năm (nếu tính cả đóng góp của hợp tác xã, trang trại và các hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp tới 60% GDP). Với một lực lƣợng sản xuất đông đảo nhƣ vậy, DNNVV đã tạo ra một khối lƣợng đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển đa dạng về ngành nghề, quy mô, hình thức tổ chức kinh doanh DNNVV đã góp phần to lớn cho việc lấp chỗ trống cho những thiếu hụt từ khu vực kinh tế quốc doanh, khơi dậy tiềm năng sáng tạo của nhân dân để thu hút vốn đầu tƣ nền kinh tế, tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời.  Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp Các cơ sở DNNVV rất thích hợp với các phƣơng pháp tiết kiệm vốn và do đó chúng đƣợc công nhận là phƣơng tiện giải quyết thất nghiệp hiệu quả nhất. Trƣớc tiên, do đặc tính phân bố rải rác của chúng. Các DN loại này thƣờng phân tán nên chúng có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều vùng địa lý và nhiều đối tƣợng lao động, đặc biệt là với các vùng sâu, vùng xa, vùng chƣa phát triển kinh tế, với các đối tƣợng lao động có trình độ tay nghề thấp. Nhờ vậy chúng vừa giải quyết thất nghiệp, vừa góp phần giảm dòng ngƣời chuyển về thành phố tìm việc làm. Thứ hai, do tính linh hoạt, uyển chuyển dễ thích ứng với các thay đổi của thị trƣờng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong trƣờng hợp có biến động xẩy ra, các doanh nghiệp lớn sẽ đối phó khá chậm chạp, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động, sau đó sẽ phải sa thải bớt lao động để cắt giảm chi phí đến mức có thể 8 tồn tại và phát triển trong điều kiện cung lớn hơn cầu. Trong khi đó, do khả năng linh hoạt, có thể thích ứng nhanh với thay đổi của thị trƣờng, các DNNVV có thể tồn tại mà không cần sử dụng đến biện pháp cắt giảm lao động. Giai đoạn 2000-2010, có khoảng 5,6 triệu việc làm mới đƣợc tạo ra bởi các DN tƣ nhân (trong đó phần lớn là DNNVV), 1,5 triệu việc làm đƣợc tạo ra từ các DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, trong khi khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN) cắt giảm khoảng 300.000 lao động.  Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong dân cư và sử dụng tối ưu các nguồn lực của địa phương Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế địa phƣơng, tận dụng các nguồn lực địa phƣơng, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng, góp phần giữ gìn và phát huy các ngành nghề truyền thống, thể hiện bản sắc dân tộc. Phát triển các DNNVV sẽ giúp các địa phƣơng khai thác thế mạnh về đất đai, tài nguyên, lao động trong mọi lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế địa phƣơng. Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH), các ngành nghề truyền thống đang đứng trƣớc sự cạnh tranh khốc liệt giữa chế tạo sản phẩm thủ công với sản xuất dây chuyền hàng loạt. Loại hình DNNVV có thể nói là phƣơng án tốt nhất để giữ gìn những giá trị truyền thống đang dần dần mai một đi trong một nền kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động dựa trên máy móc công nghệ là chủ yếu.  Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự phát triển cân bằng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thực tế cho thấy rằng, các DN lớn thƣờng tập trung ở các thành phố, thị xã lớn có cơ sở hạ tầng phát triển và nhu cầu sản xuất tiêu dùng cao nhƣng không đáp ứng đƣợc nhu cầu của các dân cƣ ở các vùng nông thôn miền núi. Điều này gây ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về trình độ phát triển kinh tế. Vì vậy, các DNNVV với ƣu thế về số lƣợng và hoạt động trong hầu hết mọi ngành nghề ở khắp các địa phƣơng đã góp phần tạo lập sự cân đối trong sự phát triển giữa các vùng miền. 9  Doanh nghiệp nhỏ và vừa làm tăng tính năng động, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Các công ty lớn và tập đoàn không có đƣợc tính năng động của các đơn vị kinh tế nhỏ hơn chúng vì một nguyên nhân đơn giản là quy mô của chúng quá lớn. Các đơn vị kinh tế quy mô càng lớn thì càng thiếu tính linh hoạt, thiếu khả năng phản ứng nhanh, nói cách khác là sức ì càng lớn. Một nền kinh tế đặt một tỷ lệ quá lớn nguồn lao động và tài nguyên vào tay các DN quy mô lớn sẽ trở nên chậm chạp, không bắt kịp và phản ứng kịp với các thay đổi trên thị trƣờng. Ngƣợc lại, một nền kinh tế có tỷ lệ thích hợp các DNNVV sẽ trở nên “nhanh nhẹn” hơn, phản ứng kịp thời hơn. Tính hiệu quả của nền kinh tế sẽ đƣợc nâng cao. Sự ra đời của các DNNVV đã làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế. Với sự tồn tại của nhiều DN hoạt động cùng một ngành, một lĩnh vực làm giảm tính độc quyền và buộc các DN phải chấp nhận cạnh tranh, phải liên tục đổi mới để có thể tồn tại và phát triển. Với tính linh hoạt của mình, các DNNVV cũng sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh thậm chí với cả công ty lớn.Vì thế, có thể nói DNNVV đã góp phần xây dựng một nền kinh tế sôi động hơn.  Doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra thị trường rộng lớn cho hoạt động của các ngân hàng, góp phần vào sự tăng trưởng của thị trường tiền tệ Trong tiến trình CNH-HĐH đất nƣớc, việc phát triển DNNVV đang thu hút sự quan tâm của đông đảo dƣ luận, các nhà tài trợ đặc biệt là các NHTM. Bằng chứng là, ƣớc tính có đến 80% lƣợng vốn cung ứng cho DNNVV là từ kênh ngân hàng (NH). Đây có thể coi là nguồn vốn rẻ và dồi dào cho việc huy động vốn ngân hàng. Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các DNNVV thì nhu cầu về vốn ngày càng tăng và thị trƣờng hoạt động tín dụng của NH càng đƣợc mở rộng, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển dịch vụ NH khác. Nhƣ vậy, DNNVV có tiềm năng và lợi thế vô cùng lớn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 1.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng