Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính trị học (1)...

Tài liệu Chính trị học (1)

.DOCX
2
563
50

Mô tả:

Page 1 of 2 Câu 1: Thể chế chính trị là gi? Thể chế chính trị là hệ thống các định chế, các giá trị chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị, là hình thức thể hiện các thành tố của hệ thống chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc là cơ sở chính trị- xã hội quy định tính chất, nội dung của chế độ xã hội nhằm bảo vệ quyền lực và lợi ích của giai cấp cầm quyền. Câu 2: Thể chế nhà nước là gì? Khái niệm thể chế nhà nước: thể chế nhà nước là những nguyên tắc, chuẩn mực, quy phạm do các cơ quan nhà nước ban hành, quy định về những vấn đề chung nhất về tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Câu 3: Hệ thống chính trị là gì? Hệ thống chính trị là tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế chính trị (các cơ quan quyền lực nhà nước, các đảng chính trị, các tổ chức và phong trào xã hội...)được xây dựng trên các quyền và chuẩn mực xã hội, phân bố theo một kết cấu chức năng nhất định, vận hành theo những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể, nhằm thực thi quyền lực chính trị Câu 4: Sự khác nhau giữa thể chế nhà nước trong chế độ chính trị phi dân chủ và chế độ chính trị dân chủ? Trong chế độ phi chính trị phi dân chủ: thì thể chế nhà nước và thể chế chính trị là một, vì chính quyền là bộ máy quyền lực duy nhất có đủ thẩm quyền để đưa ra những quy định, luật lệ buộc mọi thành viên trong xã hội phải phục tùng. Trong chế độ chính trị dân chủ: thì thể chế chính trị có nội hàm rộng hơn thể chế nhà nước. Điều đó được phản ánh trong nội dung cơ bản của chế độ chính trị dân chủ là: phải có tuyên bố pháp lý toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân, phải thừa nhận sự tồn tại khách quan của các đảng chính trị, các nhóm lợi ích và các tổ chức đại diện cho nhóm lợi ích khác nhau(đối lập nhau, thậm chí đối lập với lợi ích của giai cấp cầm quyền) đấu tranh chính trị hợp pháp nhằm giành, giữ, thực thi quyền lực nhà nước( hay chí ít là gây áp lực với nhà nước trong việc hoạch định các quyết sách chính trị); khẳng định quyền và nghĩa vụ của công dân- đặc biệt là quyền chính trị của công dân- trong việc tham gia vào công việc của nhà nước, các quyết sách chính trị đều được quyết định trên cơ sở nguyên tắc đa số(tương đương hoặc tuyệt đối, trực tiếp hoặc gián tiếp) và là sản phẩm của cả hệ thống với nhiều nhân tố (đảng, nhà nước, nhóm lợi ích chính trị) Câu 5: Tại sao nói thể chế nhà nước là thành phần quan trọng nhất trong hệ thống chính trị nói chung? Nhà nước là trung tâm và là thành phần quan trọng nhất của hệ thống chính trị vì nhà nước tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các tiểu hệ thống khác. Nhà nước thể hiện bản chất chính trị của hệ thống chính trị và chế độ xã hội. Các đảng chính trị cũng phải giành lấy quyền lực nhà nước, thông qua nhà nước và bằng nhà nước để thực hiện các mục tiêu chính trị của mình. Câu 6: Thông thường bản hiến pháp của một nhà nước dân chủ cộng hòa có những quy định căn bản gì? 1 - Những quy định chung về chế độ chính trị, chế độ kinh tế văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và về chính thể nhà nước, về chủ quyền quốc gia. - Những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, quyền và nghĩa vụ của bộ máy công quyền. Page 2 of 2 - Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức đại diện cho các nhóm lợi ích - Quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân. Câu 7: Phân biệt thể chế chính trị chuyên chế độc tài với thể chế chính trị dân chủ? Thể chế chính trị chuyên chế độc tài là thể chế chính trị mà trong đó các quá trình chính trị thường được quyết định bởi một nhóm số ít, thậm chí một nhóm người. Thể chế chính trị dân chủ là thể chế chính trị mà trong đó các nhà nước thừa nhận về mặt pháp lý sự tồn tại trên thực tế các đảng chính trị, các nhóm lợi ích khác nhau(đối lập nhau, thậm chí đối lập cả lợi ích của giai cấp cầm quyền) đấu tranh chính trị hợp pháp nhằm giành, giữ, thực thi quyền lực nhà nước(hoặc chí ít là gây áp lực đối với nhà nước trong việc hoạch định các quyết sách chính trị). Trong nền chính trị dân chủ, các quyết sách chính trị là sản phẩm của cả hệ thống bao gồm nhiều nhân tố cấu thành(đảng, nhà nước, nhóm lợi ích chính trị các phong trào chính trị...) chứ không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cá nhân nào. Câu 8: Cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay? Thành phần nào được xem là trung tâm (hạt nhân) của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay? Cấu trúc chính trị Việt Nam hiện nay bao gồm Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân như Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Hội Nông Dân Việt Nam, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam Đảng cộng sản việt nam được xem là trung tâm hạt nhân của hệ thống chính trị việt nam hiện nay, vì đảng cộng sản việt nam lãnh đạo toàn diện và triệt để nhà nước và cả xã hội việt nam 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng