Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách xã hội hóa ngành y tế từ thực tiển tỉnh quảng ngãi...

Tài liệu Chính sách xã hội hóa ngành y tế từ thực tiển tỉnh quảng ngãi

.PDF
91
290
66

Mô tả:

VIÊN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƢƠNG NGỌC HUY CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA NGÀNH Y TẾ TỪ THỰC TIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60.34.04.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS ĐỖ HOÀI NAM HÀ NỘI, năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Tất cả các số liệu trong đề tài nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này và tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên Trƣơng Ngọc Huy MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM ..............................................................................................................11 1.1. Một số cơ sở lý luận về chính sách xã hội hóa ..................................................11 1.2. Chính sách hiện hành về xã hội hóa ngành y tế ở Việt Nam và tỉnh Quảng Ngãi ...................................................................................................................................22 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA NGÀNH Y TẾ TỈNH QUẢNG NGÃI .............................................................................................40 2.2. Kết quả thực thi chính sách xã hội hóa ngành Y tế ở tỉnh Quảng Ngãi .............45 2.3. Đánh giá việc thực thi chính sách xã hội hóa ngành Y tế ở tỉnh Quảng Ngãi ...53 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA NGHÀNH Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ..................................63 3.1. Nhu cầu, mục tiêu định hướng hoàn thiện chính sách xã hội hóa ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ...........................................................................................63 3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách xã hội hóa ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ....................................................................................64 KÊT LUẬN ..............................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG Số hiệu Bảng 2.1. Tên bảng Tổng hợp số liệu cơ sở hành nghề y tế ngoài công lập trên Trang 40 địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Bảng 2.2. Phát triển mạng lưới y tế ngoài công lập trên địa bàn tỉnh 42 Quảng Ngãi đến năm 2015 Bảng 2.3. Tình hình nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 44 Bảng 2.4. Tình hình tham gia BHYT năm 2015 theo huyện, thành phố 44 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở bối cảnh khi nguồn lực và ngân sách của quốc gia có hạn, việc đa dạng hóa các hình thức thu hút nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển xã hội là đòi hỏi tất yếu khách quan. Xã hội hóa y tế (XHHYT) là hình thức huy động các nguồn lực trong xã hội với chủ trương là để phát triển dịch vụ và nâng cao chất lượng y tế nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) của người dân. Thực hiện chủ trương này, ở nhiều năm qua Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách xã hội hóa đối với khuyến khích các hoạt động giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường... mà khởi đầu là Nghị quyết số 90/CP ngày 21-8-1997 Về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19-8-1999 Về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao cho đến các chính sách gần đây mà điển hình là: Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 Về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ- CP ngày 16/6/2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30-5-2008 của Chính phủ; và Nghị quyết 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ Về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế. Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện chính sách khuyến khích Xã hội hóa ngành Y tế, tại Hội nghị “Đẩy mạnh xã hội hóa và kết hợp công tư trong hoạt động khám chữa bệnh theo Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ” do Bộ Y tế tổ chức ngày 16/9/2014, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhấn mạnh [16]: Mặc dù đã có sự quan tâm của Nhà nước, nỗ lực cố gắng của ngành Y tế và toàn xã hội nhưng cơ sở hạ tầng của ngành Y tế hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Tỷ lệ giường bệnh trên vạn dân còn thấp, hiện mới đạt 24 giường/10 vạn dân trong khi theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế phải là 39 giường/10 vạn dân… Số giường bệnh nhiều chuyên khoa như tim mạch, ung bướu, 1 chấn thương, sản nhi,... còn thấp so với nhu cầu và cơ cấu bệnh tật. Cơ sở vật chất Y tế tuyến cơ sở xuống cấp, trang thiết bị Y tế thiếu, lạc hậu, không đồng bộ, gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế. Vì thế, trong điều kiện nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hạn chế, việc phát huy vai trò của xã hội hóa ngành Y tế được kỳ vọng khả quan ở tính hiệu quả và góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội. Trong thực tiễn, việc xã hội hóa ngành Y tế đã khuyến khích đầu tư các cơ sở y tế như các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trên cả nước được đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo các trang thiết bị hiện đại. Hiện cả nước có 171 bệnh viện tư nhân với gần 11.000 giường bệnh. Các hoạt động vay vốn, hợp tác để xây dựng cơ sở hạ tầng trong bệnh viện công bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp hoàn thành, đưa vào s dụng sớm nhiều cơ sở Y tế… góp phần nâng cao hiệu quả s dụng ngân sách và giảm áp lực quá tải bệnh viện ở các tuyến. Việc liên doanh, liên kết đã đạt một số kết quả tích cực như: phát triển nhiều k thuật mới k thuật cao, trang bị được nhiều loại thiết bị hiện đại, tiên tiến như hệ thống PET.CT, CT-Scanner các loại, hệ thống cộng hưởng từ, máy gia tốc tuyến tính, các thiết bị tán sỏi ngoài cơ thể, mổ Phaco, siêu âm màu, máy xét nghiệm các loại... giúp nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị, phát hiện sớm, chính xác bệnh tật, giảm tỷ lệ t vong. Người dân, trong đó có người ngh o, cận ngh o, tr em, đối tượng chính sách c ng được hưởng lợi vì được s dụng các dịch vụ này, kể cả các dịch vụ k thuật cao, chi phí lớn và được BHYT thanh toán vì ở nhiều bệnh viện, các trang thiết bị xã hội hóa được dùng chung cho toàn bộ bệnh viện. Tuy vậy, từ thực tiễn Xã hội hóa ngành Y tế thời gian qua c ng đã phát sinh những vấn đề khó khăn: i/ Dù chỉ có 21,64% (37/171) bệnh viện tư có quy mô trên 100 giường bệnh trở lên, song vẫn chỉ có 5 bệnh viện tư có công suất 100% trở lên, số còn lại chỉ đạt 40-50% công suất, cá biệt có bệnh viện chỉ đạt khoảng 20%; ii/ Nghị quyết 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ Về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế không ưu tiên cho Y tế tư nhân, cơ chế tài chính khó khăn, điển hình là giá dịch vụ Y tế trên thực tế mới chỉ tính 3/7 yếu tố chi phí, nên 2 chưa thực sự thúc đẩy và khuyến khích cơ sở Y tế vay vốn đầu tư, tạo sự bình đẳng giữa trong và ngoài công lập; iii/ Cơ chế hợp tác quốc tế chưa thu hút nguồn vốn nước ngoài đầu tư phát triển Y tế theo hình thức PPP do thiếu hành lang pháp lý… Đối với tỉnh Quảng Ngãi, cùng với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều năm qua, ngành Y tế đã đạt được các thành quả đáng kể với hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở được từng bước kiện toàn, việc đầu tư nâng cấp mạng lưới khám chữa bệnh thực sự có những tiến bộ mới. Hệ thống cung cấp các dịch vụ Y tế được mở rộng, tỷ lệ người ốm được chăm sóc Y tế đã tăng lên. Công tác quản lý đã chấn chỉnh từng bước, góp phần nâng cao trách nhiệm, y đức của người thầy thuốc đối với bệnh nhân, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh. Tuy nhiên, công tác dự phòng và khám chữa bệnh c ng như công tác quản lý tài chính trong lĩnh vực Y tế ở tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua gặp nhiều khó khăn, bất cập. Chất lượng các dịch vụ Y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân, nguồn nhân lực còn thiếu cả về số lượng c ng như yếu về chất lượng; mặc dù cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở Y tế trên địa bàn đã và đang được đầu tư xây dựng và trang bị, nhưng còn chưa đồng bộ và hoàn chỉnh, một số còn lạc hậu, chưa đủ khả năng giải quyết hết các bệnh thông thường và một số bệnh chuyên khoa đặc thù trên địa bàn. Công tác quản lý, huy động vốn và s dụng các nguồn tài chính ở các cơ sở Y tế chưa đạt hiệu quả và chưa đúng mục đích... Trong bối cảnh của những vấn đề khó khăn chung phát sinh từ thực tiễn xã hội hóa ngành Y tế thời gian qua, hệ thống Y tế Quảng Ngãi hiện vẫn chưa thích ứng kịp thời với sự phát triển nhanh của nền kinh tế - xã hội và sự phát sinh, biến đổi bất thường của bệnh tật trên địa bàn … Đây chính là mối băn khoăn của người dân và các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ngãi. Như vậy, xã hội hóa ngành Y tế là vấn đề cấp thiết, cần phải triển khai sớm bằng việc hoàn thiện chính sách. Bởi sự hoàn thiện chính sách là công cụ quan trọng thực hiện quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát sự tiến triển các hoạt động của hệ thống Y tế một cách hiệu quả và đảm bảo cung ứng dịch vụ Y tế đạt chất 3 lượng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho phát triển kinh tế-xã hội.. Với lý do đó, em xin đăng ký nghiên cứu đề tài “Chính sách xã hội hóa ngành y tế từ thực tiển tỉnh Quảng Ngãi” để làm luận văn thạc s chuyên ngành chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong nhiều tác giả nghiên cứu các công trình trước đây cả trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực chính sách xã hội hóa nói chung và với ngành y tế nói riêng, điển hình có thể kể đến: - Các tác giả Paul A. Samuelson và William D, Nordhaus (1997) trong “Kinh tế học” cho rằng, nhiều dịch vụ y tế là hàng hóa công cộng và thị trường dịch vụ y tế không cạnh tranh hoàn hảo, nhất là về tình trạng mất đối xứng về thông tin giữa người sản xuất và người tiêu dùng, cũng như yêu cầu về công bằng trong khám, chữa bệnh, nên nhà nước cần phải can thiệp một cách hợp lý. Kiến nghị của các tác giả là áp dụng giải pháp trung dung là duy trì thị trường dịch vụ y tế ở trạng thái cạnh tranh có quản lý [37]. - Joseph E. Stiglitz (1995), Kinh tế học công cộng (dịch: Nguyễn Thị Hiên, Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Văn Hưởng), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Trong công trình này, khi nghiên cứu về "chăm sóc sức khỏe" tại Hoa Kỳ, tác giả Joseph E. Stiglitz đã chỉ ra bằng chứng cho thấy, "chính phủ liên bang đóng vai trò to lớn trong chi tiêu y tế…để xây dựng và nâng cấp các bệnh viện"; chính phủ rất quan tâm đầu tư phát triển y tế thông qua việc xây dựng hai chương trình "Chăm sóc sức khỏe" và "Hỗ trợ y tế" thể hiện ở "Vai trò ngày càng tăng của chính phủ trong việc cấp kinh phí cho chăm sóc sức khỏe" và chính phủ liên bang đã thúc đẩy các hành động thực tiễn nhằm đảm bảo"hầu hết chi tiêu của liên bang đều dành cho hai chương trình Chăm sóc sức khỏe và Hỗ trợ y tế" [38]. - Phạm Thị Thanh Hương (4/2017), Đổi mới cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công ở Việt Nam, Luận án Tiến s chuyên ngành Tài chính – ngân hàng, Học viện Tài Chính, Hà Nội. Luận án nêu lý luận về nội dung các cơ chế quản lý tài chính bệnh viện công từ cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước cho bệnh viện công, cơ chế thanh toán BHYT với các bệnh viện công, cơ chế thanh toán dịch vụ y tế trực 4 tiếp từ người s dụng dịch vụ y tế và cơ chế tự chủ tài chính bệnh viện công; phân tích thực trạng về cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công. Từ đó đề xuất các nhóm giải pháp như: Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách y tế theo hướng hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng và theo phương thức Nhà nước đặt hàng, hoàn thiện cơ chế thanh toán BHYT, Xây dựng giá dịch vụ y tế và minh bạch cơ chế thanh toán trực tiếp từ người s dụng dịch vụ y tế, đẩy mạnh cơ chế tự chủ tài chính, Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát… - Vụ HCSN - Bộ Tài chính (2002), “Đổi mới và hoàn thiện các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế”. Nghiên cứu này chỉ bàn đến khía cạnh tài chính y tế và đứng trên quan điểm của các cơ quan quản lý Nhà nước để đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính y tế ở các bệnh viện công lập. - Phạm Chí Thanh (2011) với luận án tiến s “Đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công ở Việt Nam”, cho rằng trong cơ chế thị trường, khu vực sự nghiệp công là một dịch vụ đặc biệt cần được coi như là một doanh nghiệp, được thành lập và hoạt động theo quy định của nhà nước và do Chính phủ hay tư nhân sở hữu; cần được nhà nước giao vốn và bảo toàn phát triển vốn, được quyết định việc s dụng tài sản, huy động vốn, góp vốn liên doanh, liên kết. - Đặng Thị Minh (2015), Chính sách phát triển trường đại học tư thục ở Việt Nam, Luận án Tiến s chuyên ngành Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. Luận án lập luận, phân tích những quan điểm phát triển trường đại học tư thục và các nguyên tắc hoàn thiện chính sách phát triển trường đại học tư thục phù hợp với thực tiễn hiện nay, nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển đại học tư thục phù hợp xu thế phát triển thế giới. Từ đó đã đề xuất các nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách tài chính, chính sách phát triển đội ng giảng viên, chính sách đảm bảo quyền tự chủ của các trường đại học tư thục và các chính sách khác nhằm phát triển trường ĐHTT trong giai đoạn hiện nay. - Bùi Tiến Hanh (2012) với luận án tiến s “Hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm 5 thúc đẩy xã hội hóa giáo dục Việt Nam”, đã nghiên cứu và luận giải cơ chế để thực hiện xã hội hóa giáo dục, cơ chế quản lý tài chính công đối với giáo dục công lập, cơ chế khuyến khích và quản lý đối với hoạt động giáo dục ngoài công lập, cơ chế thu và s dụng học phí,... - Nguyễn Thị Lan Anh (02/2017), Chất lượng dịch vụ y tế công tại Bệnh viên Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên, Luận án Tiến s chuyên ngành Quản trị công, Đại học Thái Nguyên. Luận án đã chỉ ra được các yếu tố đo lường chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh viện công, tập trung vào chất lượng chức năng liên quan đến cách thức cung ứng dịch vụ y tế của bệnh viện. Mô hình nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở tổng hợp nhiều nghiên cứu trước đây về chất lượng dịch vụ, trong đó có dịch vụ y tế. Tác giả đã áp dụng mô hình đo lường chất lượng dịch vụ của Parasuraman để đo lường chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên (nay là bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên), xây dựng thang đo chất lượng dịch vụ dựa vào thang đo SERQUAL để tiến hành thu thập số liệu sơ cấp về mong đợi và cảm nhận c ng như sự hài lòng của người bệnh trong quá trình s dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện. Các yếu tố đưa ra trong khung phân tích của luận án là sự kết hợp hợp lý của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh viện. Ngoài ra, có một số công trình khác: - Nguyễn Thị Hồng Minh (2016), Quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công- tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam, Luận án Tiến s chuyên ngành Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án Dựa trên lý thuyết quản lý hành chính của Fayol, H. (2013) trong đó phân tách các yếu tố của quá trình quản lý thành các chức năng tương đối độc lập, luận án xác định được nội dung quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ gồm: hoạch định phát triển dự án PPP, xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, quy định và pháp luật cho dự án PPP, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với dự án PPP, giám sát và đánh giá dự án PPP. Qua đó, tác giả nêu các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với dự án PPP đường bộ, bao gồm: quan điểm về 6 vai trò của nhà nước, năng lực cán bộ quản lý nhà nước, năng lực thể chế của nhà nước (nhóm các yếu tố thuộc về nhà nước); xu thế phát triển của thế giới, trình độ phát triển kinh tế- xã hội đất nước, môi trường chính trị, pháp lý, trình độ phát triển và năng lực của khu vực tư nhân (nhóm các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài). Trong các yếu tố trên, tác giả đã phân tích được đặc thù của khu vực tư nhân vừa là đối tượng của quản lý nhà nước, đồng thời có tác động trở lại quản lý nhà nước đối với dự án PPP đường bộ. Dựa vào các tiêu chí đánh giá hệ thống quản lý công của S.Chiavo Campo và P.S.A.Sundaram (2007), luận án cụ thể hóa các tiêu chí chung thành tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với dự án PPP đường bộ là: tính hiệu lực (gồm bốn tiêu chí), tính hiệu quả (ba tiêu chí), tính phù hợp (bốn tiêu chí), tính bền vững (bốn tiêu chí). - Trần Văn Sơn (2016), Quản lý nhà nước về các dự án đầu tư công thuộc Bộ Y tế, Luận án Tiến s chuyên ngành Quản lý kinh tế, Học viện KHXH - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Hà Nội. Luận án hệ thống hóa ký luận về đầu tư công, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về các dự án đầu tư công thuộc Bộ Y tế giai đoạn 2002-2012, qua đó có gợi ý đề xuất giải pháp đổi mới và đa dạng hình thức hợp tác công- tư, xây dựng cơ chế thuê công trình y tế và tổ chức mô hình ban quản lý dự án khu vực để nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước về các dự án đầu tư công ở lĩnh vực y tế. - Nguyễn Hoàng Chương (2017), Xã hội hóa hoạt động sân khấu Kịch công lập ở Việt Nam, Luận án Tiến s chuyên ngành Quản lý văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Hà Nội. Đối với các tác giả nghiên cứu công trình liên quan đến địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, có: - Đoàn Thị Xuân M (2011), “Phát triển dịch vụ y tế ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi”, Luận văn Thạc s chuyên ngành quản lý kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về phát triển dịch vụ y tế và phân tích thực trạng, đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc phát triển dịch vụ y tế tại các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó luận văn 7 đã đưa ra một số giải pháp phát triển dịch vụ y tế ở các huyện miền của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020. - Bùi Thị Yến Linh (2014), Tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Quảng Ngãi, Luận án Tiến s chuyên ngành Tài chính, Học viện Tài chính, Hà Nội; Nguyễn Thị Thanh Vân (2007),“Tổ chức công tác kế toán thu, chi hoạt động trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Quảng Ngãi”, Luận văn Thạc s ngành Tài chính, Học viện Tài chính, Hà Nội. Công trình này chỉ nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán thu, chi hoạt động trong các đơn vị sự nghiệp nói chung của tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó, đưa ra giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao công tác kế toán thu, chi hoạt động tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tóm lại, dù có khá nhiều công trình nghiên cứu về xã hội hóa nói chung và lĩnh vực sự nghiệp công nói riêng ít nhiều có liên quan đến lĩnh vực y tế có giá trị tham khảo, song nó c ng cho thấy lĩnh vực xã hội hóa ngành Y tế nghiên cứu ở góc nhìn chính sách công hiện đang là khoảng trống hoặc quan tâm chưa đúng tầm. Vì vậy, hiện chưa có đề tài nào trùng lặp với chủ đề em lựa chọn “Chính sách xã hội hóa ngành y tế từ thực tiển tỉnh Quảng Ngãi” để làm luận văn thạc s chuyên ngành chính sách công. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách xã hội hóa trong ngành Y tế ở bối cảnh đổi mới và hội nhập của tỉnh Quảng Ngãi. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận về chính sách xã hội hóa. - Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xã hội hóa trong ngành Y tế ở tỉnh Quảng Ngãi và xác định nguyên nhân. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp và đẩy mạnh chính sách xã hội hóa trong ngành Y tế ở tỉnh Quảng Ngãi trong bối cảnh đổi mới và hội nhập. 8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện chính sách xã hội hóa trong ngành Y tế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi với mốc thời gian để đánh giá thực trạng từ năm 2009 đến nay và đề xuất giải pháp đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu và vận dụng cách tiếp cận liên ngành và thực tiễn; vận dụng phương pháp luận và lý thuyết về chính sách công. Đó là cách tiếp cận quy phạm chính sách công về thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả s dụng các phương pháp cụ thể: - Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê và so sánh... được s dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ ngành ở Trung ương và địa phương; các tài liệu, công trình nghiên cứu, các báo cáo, thống kê của chính quyền, sở ngành, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề thực hiện chính sách xã hội hóa ngành Y tế ở nước ta nói chung và thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Đồng thời, thu thập các tài liệu của các tổ chức và học giả quốc tế liên quan đến đề tài trong thời gian qua. - Phương pháp thực địa: Khảo sát tình hình thực tế hoạt động Y tế và thực hiện chính sách Xã hội hóa ngành Y tế ở tỉnh Quảng Ngãi. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chính sách công về xã hội hóa ngành Y tế để làm cơ sở định hình cho việc đề xuất các giải pháp về chính sách xã hội hóa ngành Y tế. 9 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu cung cấp những vấn đề có tính thực tiễn trên cơ sở xem xét giữa mục tiêu dự kiến và thực hiện chính sách xã hội hóa ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. - Góp phần cung cấp, tư vấn thêm những cơ sở khoa học và thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách, chính quyền, các cơ quan, ban ngành hoàn thiện chính sách xã hội ngành Y tế những năm tiếp theo. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận chung và danh mục các tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu với 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách xã hội hóa ngành y tế ở Việt Nam, một số kinh nghiệm thế giới Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách xã hội hóa ngành Y tế ở tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách xã hội hóa ngành Y tế hiện nay. 10 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM 1.1. Một số cơ sở lý luận về chính sách xã hội hóa 1.1.1. Một số khái niệm công cụ * Xã hội hóa Xã hội hóa (XHH) nói chung hay XHH y tế nói riêng là những thuật ngữ được đưa ra với nhiều luồng quan điểm khác nhau. Xã hội hóa ở góc độ xã hội học, thì “Xã hội hóa là một cụm từ gồm ba hoạt động chính sau đây: Đó là việc chuyển sở hữu tư thành sở hữu xã hội (Sở hữu công, sở hữu nhà nước); Đó là chuyển từ ý thức cá thể thành một ý thức XHCN; Đó là một quá trình chuyển biến từ con người tự nhiên thành con người xã hội”. Xã hội hóa là thuật ngữ dùng để chỉ việc tăng cường sự quan tâm, tham gia rộng rãi của xã hội về cả vật chất và tinh thần vào một số hoạt động mà trước đó chỉ được một đơn vị, một bộ phận hay một ngành chức năng nhất định thực hiện. Dưới góc độ chính sách pháp luật có thể hiểu: Xã hội hóa y tế là hoạt động có sự tham gia bằng các hoạt động và sự đóng góp theo khả năng của mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề, cá nhân và tổ chức xã hội vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nhằm đạt kết quả cao nhất, công bằng và hiệu quả. Xã hội hóa là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục y tế văn hóa ở mỗi địa phương. Đây là cộng đồng trách nhiệm của đảng bộ, hội đồng nhân dân, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương và của từng người dân. Xã hội hóa các hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức thụ hưởng về giáo dục, y tế, văn hóa và sự phát triển về thể chất, tinh thần cuả nhân dân. [4] Như vậy, xã hội hóa các hoạt động y tế là vận động và tổ chức sự tham gia 11 rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp y tế nhằm từng bước nâng cao mức thụ hưởng về chất lượng dịch vụ y tế trong sự phát triển chung. Xã hội hóa y tế là quá trình huy động sự tham gia dưới các hình thức khác nhau của các chủ thể và cộng đồng xã hội, đồng thời tăng cường vai trò của Nhà nước đối với y tế nhằm nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ và mở rộng đối tượng thực hiện, bảo đảm công bằng xã hội trong đóng góp và thụ hưởng các dịch vụ y tế. * Chính sách xã hội hóa Chính sách (chính sách công) là tập hợp các quyết định quản lý có liên hệ mật thiết với nhau, do các cơ quan có chức năng thẩm quyền xây dựng và ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp nhất định, nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đặt ra cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Chính sách là tập hợp các quyết định chính trị của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp hành động để giải quyết các vấn đề của xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu tổng thể đã xác định. Xét trên giác độ của Nhà nước với tư cách là cơ quan ban hành, chính sách là công cụ thể chế hóa hệ thống những quan điểm, đường lối của Đảng cầm quyền, mà qua đó Nhà nước s dụng nó làm phương thức điều tiết các nguồn lực của các tổ chức và cá nhân trong xã hội đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội để đạt được các mục tiêu nhất định. Chính sách là sản phẩm một quá trình thực thi quyền lực chính trị mà cốt lõi là tập trung thực thi quyền lực nhà nước. Chính sách thường tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo những mục tiêu nhất định. Và do đó, mục đích căn bản của chính sách công là đưa ra những quyết định hành động (bao hàm hành vi thực tiễn về những gì được thực sự thi hành, chứ không chỉ là những tuyên bố bằng văn bản) và tăng khả năng hiện thực hóa xã hội bằng kết quả thực tế. Như vậy, chính sách xã hội hóa là công cụ thể chế hóa hệ thống những quan điểm, đường lối của Đảng cầm quyền để Nhà nước s dụng nó làm phương thức quản lý điều tiết các nguồn lực của các tổ chức và cá nhân đối với các lĩnh vực kinh 12 tế - xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội để đạt được các mục tiêu và phương hướng đã định sẵn, làm cho xã hội ổn định và trật tự, tạo tiền đề để nhà nước thực hiện các nhiệm vụ và chức năng khác tốt hơn. Đối với lĩnh vực y tế, chính sách xã hội hóa ngành y tế là công cụ thể chế hóa hệ thống những quan điểm, đường lối của Đảng về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân để Nhà nước s dụng nó làm phương thức điều tiết các nguồn lực của các tổ chức và cá nhân trong xã hội đối với các lĩnh vực y tế để đạt được các mục tiêu đề ra nhất định. * Thực hiện chính sách xã hội hóa Thực thi bao gồm tất cả các hoạt động được thiết kế để thực hiện các chính sách công đã được thông qua bởi cơ quan lập pháp. Vì các chính sách công có những tác động mong muốn hoặc có chủ định, nên chúng phải được chuyển thành các chương trình và các dự án mà sau đó được thực hiện để đạt được một tập hợp các mục tiêu hoặc mục đích [35]. Tổ chức thực thi (thực hiện) chính sách là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng [14]. Như vậy, thực hiện chính sách xã hội hóa (thực thi chính sách) là quá trình biến các chính sách xã hội hóa thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức của bộ máy Nhà nước và các bên tham gia nhằm hiện thực hoá những mục tiêu mà chính sách xã hội hóa về các lĩnh vực đã đề ra. Đối với thực hiện chính sách xã hội hóa ngành y tế là quá trình biến các chính sách xã hội hóa ngành y tế thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức của bộ máy Nhà nước và các bên tham gia nhằm hiện thực hoá những mục tiêu mà chính sách xã hội hóa về lĩnh vực y tế đã đề ra. 1.1.2. Mục tiêu chính sách xã hội hóa Nhà nước thông qua chính sách xã hội hóa để kích hoạt với mục tiêu là: định hướng sự phát triển xã hội bền vững thông qua mạng lưới các chế độ nhờ xã hội hóa nhằm đảm bảo sự hài lòng của mọi thành viên trong xã hội được tiếp cận các cơ hội 13 và thụ hưởng dịch vụ xã hội, mà không có sự loại trừ về giới tính, tuổi tác, thành phần dân tộc, địa vị xã hội, tôn giáo, v.v… vì sự phân biệt. Điểm đáng lưu ý, mục tiêu của việc nhà nước thực hiện chính sách xã hội hóa để thống nhất quản lý các lĩnh vực được xã hội hóa nhằm đáp ứng nhu cầu cho mọi công dân, song c ng không đồng nghĩa là nhà nước chia đều theo chủ nghĩa bình quân, mà còn phải đảm bảo sự công bằng (không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng thụ hưởng) và phát triển bền vững của xã hội với sự tham gia của cả xã hội. Mục tiêu hàng đầu của chính sách xã hội hóa là tất cả vì con người, lấy cộng đồng người dân được thụ hưởng làm trung tâm của chính sách. Trong đó, mục tiêu xây dựng chính quyền địa phương để phát huy tối ưu về năng lực, hiệu lực và hiệu quả của nó nhằm nâng cao tính chủ động, năng động sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu đời sống xã hội và lợi ích của cộng đồng người dân. Điều kiện để đạt được các mục tiêu mà chính sách xã hội hóa cần hướng đến, đòi hỏi phải tuân thủ và thực hiện nhất quán các nguyên tắc cơ bản của quản lý: thượng tôn luật pháp; công khai và minh bạch, không đặc quyền đặc lợi; dân chủ, công bằng, danh dự và trách nhiệm cá nhân; huy động mọi nguồn lực. 1.1.3. Vấn đề chính sách xã hội hóa Quy trình thiết lập – thực thi chính sách thường trải qua các bước chủ yếu: (i) nhận diện vấn đề chính sách; (ii) thiết lập chính sách; (iii) thông qua chính sách; (iv) thực thi chính sách; (v) đánh giá chính sách. Trong đó, việc nhận diện vấn đề chính sách xã hội hóa thường xuất phát từ những kẽ hở, tồn tại của chính sách đã có hoặc từ những vấn đề mới mà chính sách trước đây chưa quy định. Chính sách xã hội hóa vốn dĩ: chịu sự chi phối từ quan điểm chính trị của nhà cầm quyền; phụ thuộc vào mức độ chất lượng và hiệu lực của hệ thống pháp luật về tổng thể và hành lang pháp lý liên quan lĩnh vực được xã hội hóa; cam kết của giới chức về cải cách hành chính ( thể chế hoá chính sách huy động nguồn vốn, xác lập cơ chế hợp tác công - tư, cải thiện cơ chế cấp phép đầu tư phát triển…); phụ thuộc vào tính hợp lý của cơ cấu nội tại của chính quyền từ tổ chức bộ máy cho đến vấn 14 đề phân cấp - phân quyền - phối hợp giữa các bộ phận trong bộ máy điều hành quản lý, năng lực quản lý điều hành của chính quyền và chất lượng nguồn nhân lực cán bộ công chức và đội ng chuyên môn về lĩnh vực được xã hội hóa, tính đồng bộ và mức độ hiện đại hoá cơ sở hạ tầng k thuật - xã hội (hành chính, kinh tế, văn hoá, dịch vụ, an ninh…). Hơn nữa, việc thiết kế chính sách xã hội hóa đòi hỏi phải dựa theo nguyên tắc chủ thể quản lý phải phù hợp với khách thể (đối tượng quản lý) nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, phù hợp với cơ chế thị trường vận hành và xu hướng hội nhập quốc tế. Do vậy, những vấn đề chính sách xã hội hóa thường được biểu hiện ở mâu thuẫn hoặc nhu cầu thay đổi hiện trạng xuất hiện trong đời sống kinh tế – xã hội ở địa phương luôn đặt ra các cấp chính quyền nhà nước phải đối mặt. Chính những vấn đề chính sách này cùng với việc xác định được các nguyên nhân của nó, yêu cầu đòi hỏi chính quyền nhà nước phải s dụng quyền lực công thông qua các công cụ điều hành bao gồm cả chính sách xã hội hóa để giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn xã hội đặt ra một cách hiệu quả. 1.1.4. Những giải pháp chính sách xã hội hóa Chức năng cơ bản của chính sách xã hội hóa là phòng tránh và khắc phục các thiệt thòi, rủi ro gặp phải trong cuộc sống bằng các biện pháp khác nhau. Nhà nước phải xây dựng và thực thi chính sách xã hội hóa ổn định c ng như đảm bảo sự bền vững về tài chính, ổn định về tổ chức trong thực hiện chính sách, nhất quán và "bao phủ". Ở đó, phương thức tác động chủ yếu của chính sách xã hội hóa là thiết lập các văn bản pháp luật ở các lĩnh vực, các ưu đãi trong từng giai đoạn phát triển nhất định. Việc chú trọng hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của các văn bản pháp luật là giải pháp ưu tiên hàng đầu của chính sách, nó sẽ quyết định quá trình áp dụng chính sách xã hội hóa chẵng những ổn định trong trật tự1, mà còn quan trong hơn là giúp điều tiết việc s dụng hợp lý nguồn ngân sách Nhà nước có hạn mà vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội và đảm bảo công bằng xã hội trong thụ hưởng. Hiệu lực và hiệu quả quản lý c ng như kiểm soát tốt mọi hoạt động phát triển ổn định hay không phụ thuộc rất lớn vào tính nghiêm minh của luật lệ trên tinh thần thượng tôn pháp luật. 1 15 Nhà nước phải hình thành bộ máy chuyên nghiệp với một đội ng cán bộ, công chức có năng lực và gia tăng tính trách nhiệm - giải trình của chính quyền nhà nước, nhất là người đứng đầu là tất yếu khách quan để tạo dựng niềm tin – uy tín để huy động được các nguồn lực, tổ chức phối hợp thực hiện chính sách xã hội hóa và các chính sách khác có liên quan nhằm đảm bảo chính sách xã hội hóa sẽ được triển khai theo những phương hướng, mục tiêu chung, thống nhất và nhanh chóng trên toàn xã hội, đảm bảo được phân bổ nguồn lực thực hiện chính sách xã hội hóa cân đối và hợp lý trong đầu tư từng địa phương, vùng, miền. S dụng công cụ tuyên truyền, vận động, giáo dục thuyết phục, phương tiện thông tin truyền thông. Thanh tra, kiểm tra, giám sát ngoài việc phát hiện các sai phạm x lý kịp thời trong quá trình thực hiện chính sách xã hội hóa để x lý kịp thời, thì còn giúp Nhà nước phát hiện, đánh giá tính đúng đắn, những bất cập, chưa phù hợp của chính sách để có những điều chỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả tác động của chính sách trong thực tế. Nhà nước phải có cơ chế chính sách huy động sự tham gia của các chủ thể khác vào quá trình quản lý và thực hiện xã hội hóa theo chức năng, nhiệm vụ đã phân cấp và pháp luật quy định. Trong lĩnh vực huy động vốn và kích cầu đầu tư cho các lĩnh vực cần xã hội hóa để khuyến khích phát triển, giải pháp căn bản của chính sách xã hội hóa là giảm thuế và gia tăng các ưu đãi (như đất đai, tín dụng…). Việc tìm kiếm và huy động mọi nguồn lực cho việc thực hiện các chính sách xã hội hóa: từ trung ương, từ tỉnh, tài trợ của các tổ chức CT-XH, tổ chức kinh tế trong và ngoài địa phương, thiết lập các cơ chế để mở rộng và thu hút nguồn vốn vay ưu đãi, đồng thời, s dụng nhiều cách làm khác nhau để thu hút nguồn lực trong nhân dân như: hiến đất làm đường, xây trường học, nhượng đất ở, đất sản xuất cho người ngh o, đóng góp, hỗ trợ kinh phí, vốn vay và công sức để hỗ trợ người ngh o làm nhà ở, hướng dẫn cách thức sản xuất kinh doanh để cải thiện cuộc sống… Đối với mỗi chính sách xã hội hóa, chính quyền địa phương tìm kiếm phương thức hỗ trợ khác nhau để triển khai nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn, 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan