Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng trong đời sống người khuyết tậ...

Tài liệu Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng trong đời sống người khuyết tật (nghiên cứu trường hợp tại xã gia canh – huyện định quán – tỉnh đồng nai)

.PDF
125
607
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- BÙI CAO THANH VÂN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN CỘNG ĐỒNG TRONG ĐỜI SỐNG NGƢỜI KHUYẾT TẬT (Nghiên cứu trƣờng hợp tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- BÙI CAO THANH VÂN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN CỘNG ĐỒNG TRONG ĐỜI SỐNG NGƢỜI KHUYẾT TẬT (Nghiên cứu trƣờng hợp tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60 31 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Thu Hƣơng Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những thông tin, số liệu trong luận văn hoàn toàn là sự thật và đã được những người có liên quan đồng ý cho sử dụng. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin có trong luận văn. Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2014 Người thực hiện Bùi Cao Thanh Vân LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: "Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng trong đời sống NKT" (Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai). Ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, đồng nghiệp và người thân. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Thu Hương người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học – Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – những người đã dạy dỗ giúp đỡ tôi trong những năm qua, cho tôi có được kiến thức để hoàn thành luận văn này. Nhân đây, tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu để thực hiện luận văn Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đối với gia đình, bạn bè những người đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiên luận văn này Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2014 Người thực hiện Bùi Cao Thanh Vân MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 8 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 8 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.................................................................... 9 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .................................................... 13 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................. 13 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................................. 14 6. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 14 7. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 15 8. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 15 9. Khung lý thuyết ....................................................................................... 18 NỘI DUNG CHÍNH ...................................................................................... 19 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........... 19 1.1. Một số lý thuyết áp dụng ...................................................................... 19 1.1.1. Lý thuyết về thang bậc nhu cầu của Maslow ..................... 19 1.1.2. Lý thuyết cấu trúc chức năng............................................ 21 1.2. Khái niệm công cụ ................................................................................ 22 1.2.1. Chính sách ....................................................................... 22 1.2.2. Trợ giúp xã hội, trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng . 23 1.2.3. Người khuyết tật .............................................................. 25 1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng ......................................................... 27 1.3.1. Chủ trương đối với chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng .................................................................................. 27 1.3.2. Một số đặc điểm của chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng ........................................................................ 30 1.4. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .......................................................... 35 1 CHƢƠNG 2: NGƢỜI KHUYẾT TẬT TẠI XÃ GIA CANH, HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI: ĐẶC ĐIỂM VÀ NHU CẦU TRỢ GIÚP XÃ HỘI ............................................................................................... 37 2.1. Khái quát về người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay ............................ 37 2.2. Đặc điểm nhóm người khuyết tật tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai ...................................................................................................... 43 2.2.1. Giới ................................................................................... 43 2.2.2. Độ tuổi ............................................................................... 45 2.2.3. Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật ............................. 46 2.2.4. Dạng tật, mức độ khuyết tật, nguyên nhân khuyết tật ........ 49 2.3. Điều kiện sống của người khuyết tật .................................................... 52 2.3.1. Nhà ở và tài sản ............................................................... 52 2.3.2. Lao động, việc làm và thu nhập của người khuyết tật ........ 55 2.4. Nhu cầu trợ giúp xã hội của người khuyết tật ...................................... 58 CHƢƠNG 3: CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT TẠI XÃ GIA CANH, HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG ............................................................................................ 64 3.1. Khái quát về hệ thống chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng đối với người khuyết tật...................................................................... 64 3.1.1. Rà soát hệ thống văn bản của chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng ................................................................................ 65 3.1.2. Rà soát hệ thống văn bản của chính sách trợ giúp y tế ...... 68 3.1.3. Rà soát hệ thống văn bản của chính sách trợ giúp giáo dục, dạy nghề .................................................................................... 71 3.2. Thực trạng thụ hưởng chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng của người khuyết tật tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai......... 76 2 3.2.1. Sự thụ hưởng chính sách tr ợ cấp xã hội hàng tháng .......... 76 3.2.2. Sự thụ hưởng chính sách trợ giúp y tế .............................. 79 3.2.3. Sự thụ hưởng chính sách tr ợ giúp giáo dục, dạy nghề ....... 84 3.3. Tác động của của chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng tới đời sống người khuyết tật ....................................................................... 88 3.3.1. Tác động tới thu nhập ...................................................... 88 3.3.2. Tác động tới hoạt động chăm sóc sức khỏe ....................... 92 3.3.3. Tác động tới khả năng tiếp cận giáo dục .......................... 95 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 99 1. Kết luận .................................................................................................... 99 2. Khuyến nghị........................................................................................... 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 104 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 107 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. ASXH: An sinh xã hội 2. BTXH: Bảo trợ xã hội 3. BHYT: Bảo hiểm y tế 4. LĐTBXH: Lao động – Thương binh và Xã hội 5. NKT: Người khuyết tật 6. TGXH: Trợ giúp xã hội 7. THCS: Trung học cơ sở 8. THPT: Trung học phổ thông 9. PHCN: Phục hồi chức năng 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu độ tuổi của NKT .................................................................. 37 Bảng 2.2: NKT chia theo dạng tật................................................................... 38 Bảng 2.3: Nguyên nhân dẫn tới khuyết tật ..................................................... 39 Bảng 2.4: Trình độ học vấn của NKT ............................................................. 40 Bảng 2.5: Cơ cấu chuyên môn kỹ thuật của NKT .......................................... 42 Bảng 2.6: Cơ cấu độ tuổi của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai ......................................................................................................... 45 Bảng 2.7: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai phân chia theo giới tính và dạng tật .................... 48 Bảng 2.8: Loại hình công việc của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai .................................................................................................. 55 Bảng 2.9: Thu nhập của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai phân chia theo loại hình công việc và dạng khuyết tật ............................ 56 Bảng 2.10: Những khó khăn trong đời sống của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai .............................................................................. 59 Bảng 2.11: Nhu cầu hỗ trợ của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai ......................................................................................................... 61 Bảng 3.1: Hệ số hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai ................................................................... 77 Bảng 3.2: Nơi khám chữa bệnh của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai .................................................................................................. 81 5 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giới của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai ................................................................................................................ 44 Biểu đồ 2.2: Trình độ học vấn của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai ................................................................................................................. 46 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ NKT phân chia theo dạng khuyết tật tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai .................................................................................... 49 Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ NKT phân chia theo mức độ khuyết tật tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai ......................................................................... 50 Biểu đồ 2.5: Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai .............................................................................................. 51 Biểu đồ 2.6: Loại nhà ở của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai ................................................................................................................. 52 Biểu đồ 2.7: Tình trạng sở hữu các loại tài sản của hộ gia đình NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai .............................................................. 54 Biểu đồ 2.8: Các nguồn sống chính của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai ......................................................................................................... 57 Biểu đồ 3.1: Đánh giá của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai về mức trợ cấp hàng tháng ............................................................................. 78 Biểu đồ 3.2: Các hình thức hỗ trợ chăm sóc sức khỏe NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai .......................................................................... 80 Biểu đồ 3.3: Đánh giá của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai về chính sách trợ giúp y tế .............................................................................. 83 Biểu đồ 3.4: Các hình thức hỗ trợ NKT tham gia giáo dục tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai .......................................................................... 85 Biểu đồ 3.5: Đánh giá của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai về chính sách trợ giúp giáo dục và dạy nghề ................................................ 87 6 Biểu đồ 3.6: Đánh giá của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai về tác động của chính sách trợ cấp xã hội tới thu nhập của gia đình............ 89 Biều đồ 3.7: Đánh giá của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai về tác động của chính sách trợ giúp y tế ........................................................ 92 Biểu đồ 3.8: Đánh giá của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai theo các dạng tật về tác động của chính sách trợ giúp y tế tới việc cải thiện sức khỏe .................................................................................................................. 94 Biểu đồ 3.9: Đánh giá của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai về tác động của chính sách giáo dục, dạy nghề ............................................ 95 Biểu đồ 3.10: Đánh giá của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai theo các dạng tật về tác động của chính sách hỗ trợ giáo dục tới cơ hội tiếp cận giáo dục ............................................................................................................. 97 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đảng, Nhà nước và xã hội luôn quan tâm chăm sóc, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội, trong đó có người khuyết tật (NKT). Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (6/1991) đã chỉ rõ: “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội. Chăm lo đời sống những người già cả, neo đơn, khuyết tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi” [10; tr.67]. Đồng thời khẳng định mọi thành viên, bao gồm cả NKT đều được nhà nước bảo đảm quyền công dân như nhau và đều được hưởng các thành quả chung của sự phát triển xã hội. Hiện nay, Việt Nam đã có hệ thống chính sách trợ giúp xã hội cho những đối tượng bảo trợ xã hội (BTXH) nói chung và NKT nói riêng. Chính sách trợ giúp xã hội (TGXH) cho đối tượng BTXH ở Việt Nam được hình thành từ khi Cách mạng Tháng 8 năm 1945, với mục đích là cứu đói cho những người chịu hậu quả chiến tranh, hậu quả thiên tai, trẻ em mồ côi, NKT. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chính sách TGXH đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu của xã hội, đến nay chính sách TGXH là một trong những chính sách bộ phận quan trọng của chính sách an sinh xã hội (ASXH). TGXH không chỉ là cứu đói, hỗ trợ lương thực cho cá nhân, hộ gia đình chịu hậu quả thiên tai, chiến tranh mà đã mở rộng thành các hợp phần chính sách là trợ giúp đột xuất, trợ giúp thường xuyên (trợ giúp thường xuyên cộng đồng, nuôi dưỡng trong các cơ sở BTXH)... Mỗi hợp phần chính sách lại bao gồm các chính sách bộ phận, đặc biệt như chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng gồm có các chính sách bộ phận là: trợ cấp xã hội hàng tháng, trợ giúp y tế, trợ giúp giáo dục, trợ giúp việc làm, trợ giúp học nghề,...Chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng đã được quy định trong hệ thống các luật và văn bản hướng dẫn luật. Các chính 8 này đã góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đối tượng yếu thế nói chung và NKT nói riêng, tuy nhiên các chính sách này vẫn chưa đáp ứng đầy đủ và toàn diện đòi hỏi của xã hội và NKT, chưa bao phủ hết bộ phận NKT cần trợ giúp, hiệu lực, hiệu quả của chính sách chưa cao. Với những lý do trên việc nghiên cứu "Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng trong đời sống NKT" (Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) là rất cần thiết. Tác giả mong muốn nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng đối với NKT cũng như đánh giá tác động mà các chính sách đó tới đời sống NKT để tìm ra các giải pháp hoàn thiện chính sách. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trong những năm qua, với các phương pháp tiếp cận khác nhau đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về TGXH thường xuyên cộng đồng ở Việt Nam, tuy nhiên các nghiên cứu này thường nghiên cứu các đối tượng BTXH nói chung. Cụ thể như: Năm 1993, Hoàng Chí Bảo đã nghiên cứu “ Một số vấn đề về chính sách xã hội ở nước ta hiện nay”. Năm 1996, Trần Đình Hoan nghiên cứu về “Chính sách xã h ội và đổi mới cơ chế quản lý việc thực hiện”, Đỗ Minh Cương và M ạc Văn Tiến nghiên cứu đề tài “Góp phần đổi mới và hoàn thiện chính sách ASXH ở nước ta hiện nay”. Năm 2004, Lê Bạch Dương và các tác giả đã xuấ t bản cuố n “B ảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam”. Nhìn nhận chức năng TGXH thư ờng xuyên cộng đồng như hê ̣ thố ng BTXH , Lê Ba ̣ch Dương và các tác giả (2005) cho rằ ng , TGXH thường xuyên cộng đồng bao gồ m ba ch ức năng chinh là : ́ các biện pháp nhằm nâng cao năng lực, bao gồm chủ yếu là những chính sách vĩ mô, chiến lược phát triển và các biện pháp thể chế hỗ trợ; các biện pháp phòng ngừa, bao gồm các dịch vụ bảo hiểm xã hội và các dịch vụ khác để 9 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi giúp cho người dân khỏi rơi vào tình trạng khủng hoảng và cần đến sự cứu trợ và các bi ện pháp bảo vệ, bao gồm lưới an toàn theo nghĩa hẹp dành cho những đối tượng bị tổn thương thông qua các khoản khuyên góp bằng tiền mặt, hiện vật hoặc bằ ng sự hỗ trợ ngắn hạn khác [9, tr.23]. Với phương pháp tiếp cận này các tác gi ả cho rằ ng TGXH thư ờng xuyên cộng đồng gồ m : (i) chính sách BTXH cho nông dân nghèo, (ii) chính sách xã hội như một mạng lưới bảo vệ, (iii) chính sách xã hội như một bàn đạp; (iv) chính sách cho lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, (v) chính sách TGXH cho NKT , (vi) chính sách TGXH cho người bị nhiễm HIV/AIDS. Đồng thời các tác giả cũng đưa ra những dẫn ch ứng về số liệu, văn bản, nguồ n lực, kế t quả thực hiê ̣n , điể m ma ̣nh , điể m ha ̣n chế của hê ̣ th ống BTXH của Việt Nam đối với các nhóm đối tượng yếu thế cần trợ giúp. Năm 2007, Nguyễn Hải Hữu chủ biên cuố n “Giáo trình nh ập môn ASXH” , tác giả cũng tiến hành nghiên cứu về “Thực trạng TGXH và ưu đãi xã hội ở nước ta năm 2001-2007 và khuyến nghị tới năm 2015” và đề tài “H ỗ trợ thực hiện chính sách giảm nghèo và BTXH”. Tiế p câ ̣n theo quan điể m hoa ̣ch đinh chính sách Nguyễn Hải Hữu và ̣ một số tác giả khác có cùng quan điể m cho rằ ng TGXH là trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng BTXH gồ m : trẻ em mồ côi; người già cô đơn; người từ 90 tuổi trở lên; NKT nặng; gia đình có từ hai NKT trở lên là người khuyết tâ ̣t nặng không có khả năng tự phục vụ; người nhiễm HIV/AIDS; gia đình, người thân nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; bên cạnh đó là trợ giúp về y tế; giáo dục; dạy nghề, tạo việc làm; tiếp cận các công trình công cộng; hoạt động văn hoá thể thao và tr ợ giúp khẩn cấp. Từ đó kiế n nghị giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội , khám chữa bệnh, giáo dục và các chính sách bộ phận khác của chính sách TGXH thư ờng xuyên cộng đồng. Dưới góc độ quản lỷ kinh tế, năm 2009 Mai Ngo ̣c Cường chủ nhiê ̣m đề tài nhà nước “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội”ừt 10 đó kiến nghị giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội, khám chữa bệnh, giáo dục và các chính sách bộ phận khác của chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng. Luận án tiến sĩ “Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng tại Việt Nam” năm 2010 của Nguyễn Ngọc Toản đã chỉ ra cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng tại Việt Nam, cũng như kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc thực hiện chính sách TGXH thường xuyên tại cộng đồng. Đồng thời cũng chỉ ra thực trạng và nhu cầu của các nhóm đối tượng BTXH trong đó có NKT về TGXH, đánh giá kết quả và hạn chế của chính sách đồng thời đưa ra các giải pháp để hoàn thiện chính sách. Gần 80% NKT không có khả năng lao động, không có thu nhập ổn định phải nhờ vào sự trợ giúp của gia đình và xã hội. Mặt khác đa phần hộ gia đình có NKT là những hộ khó khăn kinh tế. Bản thân NKT và gia đình đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 58,34% NKT có khó khăn về khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ; 42,73% có khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của NKT, 43,1% có khó khăn vốn sản xuất- kinh doanh; 25,44% khó khăn việc làm, 20% khó khăn tiếp cận công nghệ thông tin, truyền thông, công trình giao thông. Nguyện vọng có 73,67% NKT mong muốn được trợ giúp khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ; 56,48% được trợ cấp xã hội, 43,1% được trợ giúp chỉnh hình, PHCN, 25,7% được trợ giúp việc làm [21, tr. 75]. Dưới góc độ xã hội học cũng đã có những nghiên cứu về chính sách xã hội và hệ thống an sinh xã hội. Năm 2001-2003 Bùi Thế Cường với đề tài cấp Bộ “Hệ thống phúc lợi xã hội Việt Nam trong thời kỳ Đổi Mới”. Năm 2005, Bùi Thế Cường với nghiên cứu chính sách xã hội: Nhìn lại một chặng đường trên tạp chí Xã hội học số 4 năm 2005. Năm 2013, Bế Quỳnh Nga và Đặng Thị Việt Phương làm chủ nhiệm đề tài “Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam trong mô hình phát triển và quản lý xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020”. 11 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Cùng với những nghiên cứu về cơ sở lý luận, trong thời gian qua, các cơ quan, tổ chức cũng đã thực hiê ̣n các nghiên cứu thực tra ̣ng đố i tươ ̣ng BTXH , tình hình thực hiện chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng nhằ m phu ̣c vu ̣ cho công tác quản ly,́ tổ chức thực thi chinh sách cũng như đề xuấ t giải pháp đổ i ́ mới, hoàn thiện chính sách và hệ thống thực thi . Năm 2007, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) nghiên cứu đề tài cấ p bô ̣ hoàn thiện cơ chế, chính sách, giải pháp về BTXH theo hướng bảo đảm hài hoà công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế. Năm 2008, Viê ̣n nghiên cứu và phát triển xã hội – ISDS thực hiê ̣n điề u tra NKT ở Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồ ng Nai và công bố kết quả về n hững phát hiê ̣n từ điề u tra ; Bô ̣ LĐTBXH thực hiê ̣n “Khảo sát đánh giá tinh hinh thực hiê ̣n pháp luâNKT”; Tổ chức Lao động quốc ̣t ̀ ̀ tế (ILO) thực hiện “Khảo sát về đào tạo nghề và việc làm cho NKT Việt Nam”. Năm 2011, Bộ LĐTBXH phối hợp với Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc thực hiện nghiên cứu “Nghiên cứu định tính về trẻ khuyết tật tại An Giang và Đồng Nai - Kiến thức, Thái độ, và Thực hành”. Các nghiên cứu đã cho thấy một bức tranh về thực tra ̣ng đời số ng, hoàn cảnh, nguyện vọng, khó khăn của NKT kế t quả thực hiện chính sách TGXH kiế n nghị hoàn thiện chính sách. , Tổ ng quan nghiên cứu cơ sở lý luâ ̣n , thực tiễn về chinh sách TGXH ́ thường xuyên cộng đồng ở Viê ̣t Nam cho thấ y , bước đầ u đã có đươ ̣c cơ sở lý luâ ̣n về TGXH thường xuyên cộng đồng ở Viê ̣t Nam, đánh giá thực tra ̣ng đời số ng đố i tươ ̣ng và các nhu cầ u TGXH làm cơ sở cho xây dựng , hoàn thiện chính sách. Các nghiên cứu về cơ sở lý luận đã xây dựng phương pháp tiếp câ ̣n, xác định đối tượ ng, phạm vi các chính sách bộ phận , hê ̣ thố ng tổ chức thực thi, điể m ma ̣nh, điể m ha ̣n chế của các quan điể m tiế p câ ̣n và đề xuấ t đố i với Viê ̣t Nam. Các khảo sát , điề u tra đã cho thấy bức tranh về đố i tươ ̣ng , kế t quả thực hiện chinh sách và đề xuấ t , kiế n nghi ̣các giải pháp tăng cường năng ́ lực hê ̣ thố ng thực thi . Tuy nhiên, phầ n lớn các nghiên cứu chưa đề câ ̣p mô ̣t 12 cách toàn diện cơ sở lý luận của chính sách TGXH thư ờng xuyên cộng đồng, cũng như phân tich đánh giá kế t quả , hiê ̣u quả chinh sách nhin từ góc đô ̣ khoa ́ ́ ̀ học quản lý, để đề xuất chủ trương phát triển giải pháp và công cụ chính sách phù hợp đối với riêng đối tượng là NKT. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu góp phần đem lại cơ sở khoa học cho việc hoạch định và hoàn thiện những chính sách TGXH của Nhà nước về NKT. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm rõ lý thuyết về thang bậc nhu cầu của Maslow, lý thuyết cấu trúc chức năng thông qua việc phân tích các chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng và tác động của nó tới đời sống NKT dưới góc độ chính sách và xã hội học. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp thấy được thực trạng đời sống của NKT, hiệu quả và tác động của chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng tới đời sống vật chất và tinh thần của NKT. Từ đó, có cái nhìn tổng quan hơn chính sách TGXH và hạn chế trong việc ban hành và thực thi chính sách cũng như đưa ra các giải pháp giúp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội cho NKT. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này hướng tới làm sáng tỏ tác động của việc thực hiện chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng đối với NKT. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Mô tả và phân tích hệ thống chính sách chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng đối với NKT. 13 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi - Mô tả thực trạng đời sống NKT tại địa bàn nghiên cứu: tình trạng khuyết tật; cơ cấu độ tuổi; trình độ văn hóa, thu nhập, nghề nghiệp, điều kiện sống, khó khăn và nhu cầu trợ giúp của NKT. - Phân tích tác động của chính sách tới đời sống NKT: tác động tới vấn đề thu nhập, tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe của NKT. - Đề xuất giải pháp đổi mới, hoàn thiện chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng đối với NKT ở Việt Nam giai đoạn tới. 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu: Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng trong đời sống NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai 5.2. Khách thể nghiên cứu: NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai và chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng. 5.3. Phạm vi nghiên cứu Chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng đối với NKT bao gồm nhiều chính sách bộ phận. Do hạn chế về thời gian và các điều kiện nghiên cứu có hạn cũng như do khuôn khổ hạn chế của luận văn, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu gồm: Chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng, chính sách trợ giúp y tế và chính sách trợ giúp giáo dục, dạy nghề cho NKT. 6. Câu hỏi nghiên cứu - Hệ thống văn bản chính sách TGXH thường xuyên cho hiện nay như thế nào? - Đặc điểm khuyết tật và thực trạng đời sống của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai như thế nào? 14 - Chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng có tác động như thế nào tới vấn đề thu nhập, chăm sóc sức khỏe và tiếp cận giáo dục của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai? - Làm thế nào để chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng đối với NKT đạt kết quả cao hơn? 7. Giả thuyết nghiên cứu Chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng là một trong những cấu phần quan trọng, không thể tách rời của hệ thống ASXH, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống cho các đối tượng yếu thế trong đó có NKT và sự phát triển bền vững của xã hội. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng vẫn còn một số bất cập trong việc ban hành và thực thi chính sách. Các chính sách TGXH thường xuyên tại cộng đồng có tác động tới đời sống vật chất và tinh thần của NKT như góp phần cải thiện thu nhập, mở rộng các cơ hội cho NKT tiếp cận với giáo dục để nâng cao đời sống và vị trí của mình trong xã hội, cũng như cải thiện tình trạng tiếp cận với các dịch vụ y tế của NKT. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp phân tích tài liệu Đây là phương pháp chính sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Phân tích các tài liệu liên quan tới chính sách TGXH đặc biệt là chính sách dành cho NKT nhằm mục đích làm rõ vị trí vai trò của chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng dành cho NKT trong hệ thống ASXH của Việt Nam. Đặc biệt phân tích nguồn số liệu từ “Khảo sát đánh giá tình hình thực hiện pháp luật NKT năm 2008” và “Khảo sát NKT năm 2011” của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. “Khảo sát NKT năm 2011” tại 7 tỉnh (Lào Cai, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Vĩnh Long và Đồng Nai). Tại mỗi 15 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi tỉnh chọn 01 đơn vị cấp xã để khảo sát toàn bộ NKT. Đối tượng khảo sát bao gồm: hộ gia đình có NKT và NKT đang sống trong hộ; cán bộ làm công tác trợ giúp NKT. Khảo sát này nhằm mục đích thực trạng NKT và hộ gia đình có NKT; tình hình thực hiện chính sách TGXH đối với NKT. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ lựa chọn phân tích nguồn số liệu của xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai và đối tượng là NKT để làm rõ thực trạng NKT, nhu cầu TGXH và tác động của chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng đối với đời sống NKT. Cơ cấu mẫu khảo sát tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai Số ngƣời Giới tính Tỷ lệ (%) 56,25 161 43,65 Dưới 15 tuổi 53 14,40 Từ 15 tuổi đến 18 tuổi 19 5,16 Từ 19 đến 60 tuổi 212 57,61 Trên 60 tuổi 84 22,83 Trung cấp trở lên 7 1,96 THPT 16 4,48 THCS 25 7,0 Tiểu học 97 27,17 Mù chữ Trình độ học vấn 207 Nữ Nhóm tuổi Nam 212 59,38 Tổng 368 Nguồn: Tính toán lại từ bộ số liệu Khảo sát NKT năm 2011của Bộ LĐTBXH 8.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp này được tác giả thực hiện và sử dụng nhằm mục đích làm rõ tác động của chính sách tới đời sống NKT, nguyện vọng và nhu cầu của NKT đối với các chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng; nhằm thu 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan