Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách tín dụng học sinh sinh viên và yêu cầu thực tiễn...

Tài liệu Chính sách tín dụng học sinh sinh viên và yêu cầu thực tiễn

.DOC
7
215
125

Mô tả:

CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN VÀ YÊU CẦU THỰC TIỄN 1. Khái quát chung về chính sách tín dụng HSSV Học tập là một nhu cầu và cũng là quyền cơ bản của con người. Tuy vậy, không phải ai cũng có điều kiện để theo đuổi con đường học vấn, đi tới ước mơ của mình. Bên cạnh sự cố gắng nỗ lực từ phía các gia đình cũng như bản thân HSSV “tự vận động” để thực hiện niềm đam mê đó thì vẫn còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp bước trên con đường ấy. Nắm bắt được hiện trạng ấy, Nhà nước ta đã có rất nhiều chính sách khuyến khích học tập và “tín dụng HSSV” là một trong các chính sách ngày càng có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ HSSV có hoàn cảnh khó khăn theo đuổi nghiệp tri thức của mình. Cùng thời gian, Chính sách này ngày một lớn mạnh và có tác động rất lớn tới xã hội, được xã hội quan tâm và ủng hộ. Sau hơn 14 năm hình thành và phát triển, đến nay Tín dụng HSSV đã gặt hái được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng cũng khó tránh khỏi những hạn chế phát sinh. Vậy, những kết quả đấy là gì? Làm thế nào có thể khắc phục để chính sách này hoàn thiện nhất? Bài viết này sẽ đi tìm câu trả lời ấy dưới góc nhìn của sinh viên chuyên ngành. a. Quá trình hình thành và phát triển - Chương trình tín dụng dành cho học sinh, sinh viên (HSSV) được triển khai từ tháng 3/1998 theo Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau hơn 9 năm tổ chức thực hiện, chương trình mới cho vay được gần 100 nghìn học sinh, sinh viên vay vốn đi học - Ngày 27/09/2007 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 157/2007/ QĐ-TTg về tín dụng đối với HSSV thì chính sách này thực sự trở mình và đi vào cuộc sống. - Thời kì mới thành lập quỹ này nằm ở Ngân hàng Công thương Việt Nam. Từ đầu 2003, quỹ được chuyển giao sang Ngân hàng Chính sách Xã hội. 1 b. Một số nội dung chính - Tín dụng đối với HSSV là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho các hộ có con em là HSSV đang trong hoàn cảnh khó khăn về tài chính để trang trải một phần chi phí học tập và nghiên cứu của HSSV, giúp HSSV có hoàn cảnh khó khăn yên tâm hơn trong quá trình học tập của mình, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. - Đối tượng hưởng chính sách: Điều 2 quyết định 157/2007/QĐ-TTg nêu rõ đối tượng được vay vốn bao gồm: Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm: 1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động. 2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: - Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật. - Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật. 3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú. - Mục tiêu: Giúp đỡ về mặt vật chất cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có con em là HSSV đang theo học. - Biện pháp chính: Hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp. 2 + Phương thức cho vay: chuyển cho vay trực tiếp với HSSV sang cho vay hộ gia đình. Hộ gia đình là người đại diện cho HSSV trực tiếp vay vốn và trả nợ ngân hàng. + Mức cho vay: Đơn vị: nghìn đồng/SV/tháng Năm Mức vay 2002 200.000 2006 300.000 2008 800.000 2009 860.000 2010 900.000 2011 1.000.000 (Nguồn: Tổng hợp) + Lãi suất cho vay: tương đối thấp, được điều chỉnh từ 0,45%/tháng (2002) lên 0,5%/tháng (2007) và từ 01/08/2011 là 0,65%/tháng. + Nguyên tắc cho vay: người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay và có trách nhiệm hoàn trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi. 2. Thực trạng thực hiện chính sách tín dụng HSSV a. Tích cực: - Giúp HSSV nghèo trang trải 1 phần học tập và cuộc sống, số lượng được vay vốn ngày càng tăng. Sau hơn 5 năm thực hiện, tính đến ngày 31-12-2012, tổng doanh số cho vay của chương trình đạt 43.326 tỷ đồng với hơn ba triệu lượt HSSV được vay vốn. - Đóng góp tích cực, thúc đẩy phong trào học tập ở các địa phương nghèo, giúp một bộ phận nhân dân có thu nhập thấp được thụ hưởng sự bình đẳng về giáo dục, đào tạo và có công ăn việc làm. - Chắp cánh ước mơ và thắp sáng niềm tin cho HSSV nghèo ham học. Hàng loạt các bài báo, trang mạng đưa tin về niềm vui và sự phấn khởi của các gia đình khi đam mê theo đuổi tri thức của con em mình được tiếp sáng. "Trước đây có những lúc phải chạy đôn, chạy đáo, vay của tư nhân lãi gấp bốn, năm lần ngân hàng thương mại mà vẫn không lo được tiền cho con chi phí học tập hằng tháng. Bây giờ, được vay ưu đãi, gia đình tôi như bớt được gánh nặng luôn đeo bám hằng ngày" - Chị Nguyễn Thị Nghiêm, thôn Bạch Đa 2, xã An Lâm, huyện Nam Sách (Hải Dương). 3 (Theo www.baomoi.com) Nguyễn Bích Hạnh(Nam Định): Em được sinh ra trong gia đình nghèo ở ven biển Nam Định, bố mẹ đau ốm quanh năm. Học xong phổ thông trung học, em buộc phải nghỉ học đi làm cho một cửa hàng giặt thuê trên Hà Nội, để tự nuôi sống bản thân và phụ giúp một phần tiền cho người anh trai theo học trung cấp cơ khí. Cũng may nhờ có nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ cho học sinh, sinh viên vay vốn để có tiền đóng học phí và trang trải một phần chi phí ăn học. Cùng sự chung sức của gia đình, hai anh em ở Hà Nội dựa vào nhau vừa học, vừa làm. Tốt nghiệp ra trường với tấm bằng cử nhân, hai anh em đã tìm được việc làm ổn định, bước đầu đã tiết kiệm được tiền trả nợ ngân hàng trước kỳ hạn. Cũng được hưởng lợi từ Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên, em Nguyễn Minh Phương (Lào Cai), sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội nói: Gia đình em nghèo nên việc đi học tưởng chỉ có trong mơ, cầm tấm giấy báo trúng tuyển đại học, em đã nghĩ đến việc cất đi để làm kỷ niệm vì bố mẹ làm gì có tiền cho đi ăn học... Nhưng rồi, giấc mơ đã trở thành hiện thực, khi gia đình em được tiếp cận vốn vay tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên nghèo. (Theo www.hssv.tienphong.vn) b. Hạn chế:  Về nội dung: - Mức vay vốn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên trong nền kinh tế bây giờ. Với mức vay 1.000.000đ/SV/tháng thực sự vẫn là mức vay thấp chưa thể đảm bảo cuộc sống cho HSSV, đặc biệt HSSV theo học ở các thành phố lớn, với gia đình quá khó khăn hoặc gia đình có từ hai SV theo học các trường CĐ, ĐH. - Chính sách tín dụng mới dừng lại ở “đầu vào”. HSSV thuộc diện khó khăn mới được vay vốn học tập. Tuy nhiên sau này ra trường HSSV có thể tìm được việc làm để trả nợ? Trong khi thất nghiệp vẫn đang là một vấn 4 đề nhức nhối đối với nước ta. Mặt khác, hiện trạng “con ông cháu cha”, “đồng tiền đi trước việc bước theo sau”… đang tồn tại hết sức như một điều đã được mặc định mà mọi người dù muốn hay không cũng phải thừa nhận. Như vậy, sinh viên đã nghèo, ra trường bỗng nhiên nợ tín dụng HSSV vô hình chung trở thành gánh nặng cho các em. Mới đây, một bài báo đã nêu rất chân thực vấn đề này, trong đó có đề cập: “Vẫn vướng bài toán cần câu - con cá Như vậy, thoạt nhìn sẽ nghĩ ngân hàng Chính sách xã hội tới đây chỉ cần phối hợp với Bộ GD&ĐT, rà soát lại để xác định mức cho vay phù hợp từng ngành nghề, không cào bằng, do đề án học phí đã được phê duyệt có sự khác biệt giữa các ngành nghề đào tạo. Tuyên truyền tốt hơn nữa để tổ chức giải ngân kịp thời, đúng đối tượng, đúng chính sách. Nhưng nếu phân tích kỹ, có thể hé lộ phần nào hai vấn đề: Thứ nhất, vẫn tồn tại một nghịch lý là nguyên tắc chia sẻ rủi ro với HSSV nghèo chỉ được đầu tư cấp tập suốt quãng thời gian đi học, còn sau đó (khi tốt nghiệp) bị… bỏ rơi! Thứ hai, hiệu quả sử dụng đồng vốn tín dụng sinh viên về lâu dài sẽ quá thấp, khi tiền cho vay nhiều bao nhiêu cũng phần lớn nằm ở đối tượng sinh viên nghèo thiếu việc làm. Nếu vậy, tín dụng đầu tư sẽ không giải quyết được tính công bằng giáo dục, tạo cơ hội việc làm cho học trò nghèo, nếu không muốn nói rất lãng phí thời gian và kiến thức họ có được. Vậy làm sao để hỗ trợ hiệu quả bền vững cho học sinh nghèo, cho họ "cần câu” cách gì thay vì chỉ cho "cá”?” (Theo Thanh Như –Đại đoàn kết)  Về quá trình thực hiện: - Cho vay sai đối tượng. Năm 2012, phát hiện 3.639 hộ vay sai chính sách, chiếm tỷ lệ 0,62% số hộ được kiểm tra, dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng cũng là vấn đề cần quan tâm. Bởi nó không chỉ làm chính sách của chúng ta mất hiệu quả tối đa mà còn là sự bất bình đẳng đối với các hộ gia đình, cá nhân HSSV đáng được hưởng. - Việc rà soát đối tượng được vay còn nhiều bất cập ở cấp cơ sở. Chẳng hạn, SV đúng đối tượng gia đình chính sách thật nhưng trên thực tế gia đình này rất khá giả nhưng 5 do quen biết, nể nang nhau mà được bình chọn hộ gia đình chính sách. Gia đình này vay vốn vốn mục đích sản xuất kinh doanh hoặc cho vay lại… vì kinh tế của họ hoàn toàn có thể trang trải được cho con em mình. - Tình trạng vốn vay HSSV thường chậm 2-3 tháng. Nhiều địa phương còn lúng túng trong việc xác định hộ có thu nhập bằng tối đa 150 % hộ nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn. Do đối tượng vay vốn HSSV gồm cả hộ nghèo và các hộ trên cận nghèo (cận nghèo có thu nhập tối đa 130% hộ nghèo). 3. Một số giải pháp đề xuất: - Xem xét nâng mức cho vay đối với những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc những gia đình có từ 2 HSSV theo học các trường CĐ, ĐH. Với biện pháp này có thể tạo điều kiện tốt hơn cho HSSV học tập, bởi có một SV theo học tại các thành phố lớn đã là khó đối với các gia đình khó khăn, có hai sinh viên lại càng là gánh nặng. - Tiến hành rà soát đối tượng cho vay ở cấp cơ sở một cách chặt chẽ, tránh trường hợp hộ gia đình không thực sự khó khăn nhưng vẫn được xét vào hộ gia đình chính sách. Biện pháp này nhằm đảm bảo tính bình đẳng khách quan và góp phần nâng cao hiệu quả chính sách. - Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ GD&ĐT và NHCSXH, chính sách tạo việc làm cũng như chính sách trả nợ tín dụng để nó không trở thành gánh nặng của HSSV và gia đình. - Tạo động cơ để HSSV nói chung và HSSV nghèo nói riêng có thể phát huy lực học và sức sáng tạo của bản thân. Chẳng hạn: Có các chương trình truyền thông đánh vào tâm lý để HSSV nghĩ về sự khó khăn của cha mẹ để lo cho con em mình học tập, sự may mắn của bản thân được đi học…để HSSV tự tạo động lực học tập, tránh sự cám dỗ nơi đô thị…Bởi bài học nhằm vào tâm lý con người là bài học phát huy hiệu quả cao nhất. Trong thời kỳ hội nhập, giới trẻ dễ bị cuốn hút bởi những trào lưu mới không lành mạnh, quên mất giá 6 trị mình đang theo đuổi, dẫn tới hiệu quả học tập không cao. Đây là biện pháp giúp các em tập trung học tập tốt hơn, là bước đệm để ra trường tìm được việc làm và có thu nhập lo cho cuộc sống và trả nợ tín dụng. Tín dụng HSSV là chính sách có ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội hợp lòng dân và mang tính nhân văn sâu sắc.Đồng thời chính sách này còn tạo ra sự gắn kết kinh tế với xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần tạo ra nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy vậy, trước thực tế những kết quả trên cho thấy đất nước ta cần có những 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất