Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng gạo xuất khẩu ...

Tài liệu Chính sách thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng gạo xuất khẩu việt nam hiện nay

.DOC
80
308
65

Mô tả:

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Chính sách thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ: Ngô Xuân Bình. Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực. Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Thương Mại, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ: Ngô Xuân Bình đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn cao học này. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Thương Mại cùng quí thầy cô trong Khoa Sau Đại Học đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn. TRẦN VĂN MẠNH Học viên cao học khoá 18A Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Trường đại học Thương mại iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................ii MỤC LỤC......................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT...........................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:............................................................2 3. Xác lập và tuyên bố đề tài.........................................................................4 4. Đối tượng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài.............................4 5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................5 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG...................6 1.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI 6 1.1.1. Chính sách là gì....................................................................................6 1.1.2. Chính sách kinh tế................................................................................9 1.1.3. Chính sách thương mại......................................................................14 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÊ NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU..............................18 1.2.1. Khái quát chung về giá trị gia tăng, và chuỗi giá trị gia tăng........18 1.2.2. Chuỗi giá trị gia tăng trong sản phẩm lúa gạo................................20 1.3. VAI TRÒ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI TRONG VIỆC NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA SẢN PHẨM XUẤT KHẨU................................................................................................22 1.3.1. Vai trò của chính sách thương mại trong việc nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu......................................................................22 iv 1.3.2. Tác động của chính sách thương mại đến việc nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng xuất khẩu......................................................................23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM.......................................................................................25 2.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VÀ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG GẠO XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM......................................25 2.1.1. Xuất khẩu gạo và vị trí của xuất khẩu gạo trong xuất khẩu của Việt Nam.........................................................................................................25 2.1.2. Thực trạng giá trị gia tăng trong gạo xuất khẩu của Việt Nam.....30 2.2. THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VỚI VIỆC NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG SẢN PHẨM GẠO XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM.............................................................................34 2.2.1. Nhóm chính sách thương mại liên quan đến sản xuất lúa.............34 2.2.2. Nhóm chính sách thương mại liên quan đến thu hoạch, thu gom, bảo quản và chế biến gạo xuất khẩu...........................................................38 2.2.3. Nhóm chính sách thương mại liên quan đến xuất khẩu gạo.........42 2.3. KẾT LUẬN THỰC TRẠNG VÀ CÁC PHÁT HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU................................................................................48 2.3.1. Kết luận thực trạng.............................................................................48 2.3.2. Các phát hiện trong quá trình nghiên cứu.......................................49 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM.....51 3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM..........................................................................................51 3.1.1. Quan điểm............................................................................................51 3.1.2. Những định hướng chủ yếu trong sản xuất và xuất khẩu gạo......52 v 3.1.3. Mục tiêu sản xuất, xuất khẩu............................................................53 3.2. GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI TRONG VIỆC NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM............53 3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách thương mại trong khâu sản xuất lúa....................................................................................................53 3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách thương mại khâu thu gom, bảo quản...............................................................................................57 3.2.3. Nhóm giải pháp về chính sách thương mại trong khâu xuất khẩu gạo..59 KẾT LUẬN....................................................................................................69 vi DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Viết tắt BNN&PTNT GDP USD Nội dung tiếng Anh Nội dung tiếng Việt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gross Domestic Tổng sản phẩm quốc nội Product United States dollar Đô la mỹ ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long VCCI NĐ-CP Phòng thương mại và nghiệp Việt Nam Nghị định – Chính phủ BVTV Bảo vệ thực vật Tổng công ty lương thực miền BắcGĐLH Vinafood 2 Vinafood 1 KT-XH công Gặt đập liên hợp Tổng công ty lương thực miền Nam Kinh tế - Xã hội KH-CN Khoa học – Công nghệ HT-HTX Hợp tác – Hợp tác xã VFA Hiệp hội lương thực Việt Nam GTGT Giá trị gia tăng QĐ-TTg Quyết định của thủ Tướng chính Phủ Thông Tư TT vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1: Sơ đồ chuỗi giá trị lúa gạo của Việt Nam ......................................20 Bảng 1: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam từ 2008 – 2012 ................26 Bảng 2: Tình hình giá gạo thị trường thế giới quý 1/2013 .......................... 32 Bảng 3: Bảng phân chia GTGT trong chuỗi giá trị lúa gạo xuất khẩu ĐBSCL............................................................................................................33 viii 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rất khả quan mà nổi bật nhất là những thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp. Kể từ sau năm 1989 sản xuất lúa của Việt Nam luôn tăng cả về diện tích lẫn sản lượng. Vì vậy, từ một nước nông nghiệp ở trong tình trạng thiếu lương thực kéo dài thì đến nay, Việt Nam đã vươn lên không chỉ đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước mà còn trở thành nước xuất khẩu gạo đứng vị trí thứ hai trên thế giới. Hàng năm, sản xuất lúa gạo đóng góp khoảng từ 12% đến 13% GDP và xuất khẩu gạo là mặt hàng trong nhóm mười ngành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu gạo đã đem về cho đất nước hàng năm một nguồn ngoại tệ lớn (hiện nay khoảng trên 3.4 tỷ USD), tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, góp phần nâng cao đời sống của người nông dân và thúc đẩy các ngành công nghiệp dịch vụ phát triển. Với những đóng góp nhất định như trên, ngành sản xuất và xuất khẩu gạo đã thực sự giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Ngoài ra, bên cạnh việc giữ vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho nước nhà, ngành lúa gạo Việt Nam còn góp phần thực hiện đảm bảo an ninh lương thực trên toàn thế giới bằng việc đóng góp khoảng từ 14% đến 17% lượng gạo xuất khẩu hàng năm trên thế giới. Tuy nhiên có một thực tế không vui là tuy là một nước sản xuất nhiều lúa gạo, người nông dân là người trực tiếp sản xuất nhưng thu nhập và cuộc sống của nông dân là rất thấp. Điều này có một phần là do giá cả lúa gạo của nước ta không cao, luôn thấp hơn các sản phẩm cùng loại của các nước trên thế giới như: Thái Lan, Ấn Độ, Paskistan,...Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như: chất lượng gạo của nước ta chưa cao, thương hiệu 2 kém, công tác thị trường chưa tốt,...trong đó có cả nguyên nhân về mặt chính sách và cơ chế điều hành xuất khẩu gạo. Điều nay dẫn đến hiệu quả kinh tế rất thấp, lợi ích là rất thấp. Vì vậy đặt ra cho chúng ta cần có giải pháp để nâng cao chất lượng gạo, xây dựng thương hiệu, cải tiến chính sách để tiến tới nâng cao hiệu quả của xuất khẩu và từng bước xây dựng ngành xuất khẩu gạo bền vững. Ngoài ra ở Việt Nam hiện nay việc sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng, người nông dân bỏ ra rất nhiều công sức lao động để làm nên hạt gạo xuất khẩu, đồng thời cung là người chịu nhiều rủi ro nhất bởi sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Tuy nhiên người nông dân là người được hưởng ít nhất từ sản phẩm lúa gạo do mình làm ra. Điều này đặt ra yêu cầu tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp để nâng cao lợi nhuận cho người trồng lúa, từng bước cải thiện đời sống của người trồng lúa, tạo động lực cho người nông dân sản xuất lúa gạo nhiều hơn, chất lượng cao hơn để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Xuất phát từ những lý do trên em đã chọn đề tài: “chính sách thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:  Chính sách xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam và vấn đề cần điều chỉnh – tác giả: Trần Tiến Khai. Nghiên cứu này đã chỉ ra thực trạng, nguyên nhân của những yếu kém trong chính sách sản xuất và thương mại gạo, đồng thời cũng đưa ra các giải pháp để điều chỉnh. Tuy nhiên, đề tài này không đi sâu phân tích về các chính sách cụ thể để nâng cao giá trị gia tăng của lúa gạo xuất khẩu. 3 Về phía sản xuất: nông dân có thu nhập và lợi nhuận thấp trong sản xuất lúa gạo; Về phía nhà kinh doanh xuất khẩu lúa gạo: Có hiện tượng doanh nghiệp độc quyền nhóm; Có tồn tại sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thành viên của VFA và không phải thành viên; giữa nhóm thành viên chủ yếu chiếm thị phần lớn và các thành viên nhỏ; Doanh nghiệp xuất khẩu chiếm giữ phần lớn lợi nhuận sinh ra từ chuỗi giá trị lúa gạo xuất khẩu; Về phía tổ chức sản xuất: Cấu trúc chuỗi giá trị lúa gạo bất hợp lý về cả khía cạnh tổ chức, kinh tế và kỹ thuật; Phân bố cụm ngành cho chuỗi giá trị lúa gạo không hợp lý. Chính sách vĩ mô liên quan: Duy trì chính sách ổn định quy mô canh tác lúa và định hướng xuất khẩu riêng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cần được xem xét lại tính hợp lý về sử dụng nguồn lực; Chưa có chính sách cụ thể về dự trữ lương thực quốc gia gắn kết với ngành hàng lúa gạo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long; Chính sách điều hành xuất khẩu gạo hiện nay có lợi cho doanh nghiệp, bất lợi cho nông dân; Và cũng đưa ra một số gợi ý chính sách như: i) cân nhắc lại việc duy trì cơ chế điều hành xuất khẩu gạo theo cách ấn; ii) Tôn trọng các quy luật thị trường và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu song song với việc bảo đảm an ninh lương thực và bình ổn giá; iii) Cải thiện cơ chế thu mua gạo xuất khẩu, cũng như thay đổi cơ chế vận hành của ngành hàng lúa gạo, cần áp dụng chính sách quy định kinh doanh xuất khẩu gạo là hoạt động kinh doanh có điều kiện.  Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Võ thị thanh Lộc và Nguyễn phú Sơn. Tạp chí khoa học: 19a 96-108 Trường Đại học cần thơ Công trình nghiên cứu đã mô tả được chuỗi giá trị, phân tích kinh tế chuỗi giá trị lúa gạo đồng bằng sông cửu long, Đồng thời đề tài cũng chỉ ra 4 được giá trị gia tăng ở từng khâu trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Nhưng tác giả không đưa ra các chính sách để nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng của lúa gạo xuất khẩu.  Cải thiện chuỗi giá trị lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam, Tác giả: Võ Hùng Dũng - VCCI Cần Thơ. Đề tài đi phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo. Đồng thời đưa ra một số chính sách nhằm nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo của nước ta. 3. Xác lập và tuyên bố đề tài Về mặt lý thuyết: Đề tài tập chung nghiên cứu một số lý luận cơ bản về chính sách, chính sách kinh tế, chính sách thương mại, giá trị gia tăng, chuỗi giá trị lúa gạo,... Đây là những lý luận cơ bản phục vụ cho quá trình nghiên cứu đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp. Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu gạo và thực trạng giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị lúa gạo xuất khẩu của nước ta. Các văn bản pháp lý, các cơ chế chính sách trong sản xuất cũng như trong điều hành xuất khẩu gạo của nước ta. Đề tài này cũng sẽ tập chung nghiên cứu các chính sách thương mại của nhà nước nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm gạo xuất khẩu của nước ta. 4. Đối tượng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu Các chính sách xuất khẩu gạo, giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị lúa gạo Mục tiêu nghiên cứu Để tác giả hiểu sâu hơn về thực trạng xuất khẩu gạo, giá trị gia tăng của lúa gạo xuất khẩu, các chính sách cũng như cơ chế điều hành xuất khẩu gạo ở nước ta. 5 Rà soát, điều chỉnh và bổ sung những chính sách thương mại hướng về xuất khẩu cho phù hợp với xu thế của thế giới, nhằm nâng cao cả lượng và chất cho lúa gạo xuất khẩu của nước ta, từ đó nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Xây dựng thương hiệu cho gạo xuất khẩu của việt nam từ đó nâng cao giá trị gia tăng hướng tới xuất khẩu bền vững. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về không gian: Đề tài này tập chung nghiên cứu chủ yếu ở khu vực ĐBSCL. Về mặt thời gian: Đề tài này tập chung nghiên cứu tình hình giá trị gia tăng trong xuất khẩu gạo của Việt nam giai đoạn từ năm 2008 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: dựa trên nguồn tài liệu có sẵn và những tài liệu ở dạng thô từ nguồn sách báo, internet, các công trình nghiên cứu trước đó, nguồn Tổng cục thống kê, hiệp hội lương thực Việt Nam VFA,.. Phương pháp xử lý dữ liệu: Số liệu chủ yếu ở dạng bảng biểu, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tiến hành thống kê phân tích đánh giá, tổng hợp, so sánh,... 6. Kết cấu của luận văn: Gồm 3 chương Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chính sách thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng Chương 2: Thực trạng chính sách thương mại đối với việc nâng cao giá trị gia tăng của gạo xuất khẩu Chương 3: Một số chính sách thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho gạo xuất khẩu Việt Nam 6 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI 1.1.1. Chính sách là gì 1.1.1.1. Khái niệm Chính sách là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống xã hội, đặc biệt là được sử dụng rất nhiều trong các vấn đề liên quan đến kinh tế và chính trị. Theo Từ điển tiếng Việt “chính sách” được hiểu là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách…” chính sách cần được hiểu ở những góc nhìn nhất định: xem xét nó một cách độc lập hay trong mối quan hệ với các phạm trù khác, chẳng hạn như chính trị hay pháp quyền. Nếu nhìn nhận chính sách như một hiện tượng tĩnh và tương đối độc lập thì chính sách được hiểu là những tư tưởng, những định hướng, những mong muốn cần hướng tới, cần đạt được. Còn chiến lược hay kế hoạch, thậm chí pháp luật chẳng qua chỉ là hình thức, là phương tiện để chuyển tải, để thể hiện chính sách. Nếu xét nội hàm của khái niệm này trong mối quan hệ với chính trị và pháp quyền thì khái niệm chính sách cần được tìm hiểu ở một số khía cạnh sau đây: Là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và các công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể KT – XH nhằm giải quyết vấn đề nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Chính sách là sự thể hiện cụ thể của đường lối chính trị chung. Dựa vào đường lối chính trị chung, cương lĩnh chính trị của đảng cầm quyền mà người ta định ra chính sách. 7 Chính sách là cơ sở nền tảng để chế định nên pháp luật. Hay nói cách khác, pháp luật là kết quả của sự thể chế hóa chính sách. Có thể có chính sách chưa được luật pháp hóa (thể chế hóa), hoặc cũng có thể không bao giờ được luật pháp hóa vì nó không được lựa chọn để luật pháp hóa khi không còn phù hợp với tư tưởng mới hay sự thay đổi của thực tiễn. Nhưng sẽ không có pháp luật phi chính sách hay pháp luật ngoài chính sách. Theo nghĩa đó, chính sách chính là linh hồn, là nội dung của pháp luật, còn pháp luật là hình thức, là phương tiện thể hiện của chính sách khi nó được thừa nhận, được ban hành bởi nhà nước theo một trình tự luật định. Vậy chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội – môi trường. Chính sách là đường lối cụ thể của một chính đảng hoặc một chủ thể quyền lực về một lĩnh vực nhất định cùng các biện pháp, kế hoạch thực hiện đường lối ấy. Các loại chính sách Của Nhà nước gồm: Chính sách kinh tế, Chính sách đối ngoại, Chính sách quốc phòng, Chính sách KH & CN, Chính sách giáo dục, Chính sách dân tộc, Chính sách tôn giáo,…Ví dụ: Chính sách phát triển nông thôn là tập hợp các chủ trương và hành động của chính phủ nhằm tạo cho nông thôn phát triển bằng cách tác động vào việc cung cấp các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, vốn, cơ sở hạ tầng), tác động tới giá đầu vào hay giá đầu ra trong nông thôn, tác động về việc thay đổi tổ chức, trong đó thị trường đầu vào và cả đầu ra được thực hiện, tác động vào chuyển giao công nghệ. 8 Của cơ quan, đơn vị, công ty gồm có: Chính sách phát triển, Chính sách nhân lực, Chính sách kinh doanh,… Như vậy, chính sách luôn gắn liền với quyền lực chính trị, với đảng cầm quyền và với bộ máy quyền lực công – nhà nước. Nguyên tắc của tổ chức thực thi quyền lực chính trị là “Đảng đề ra đường lối, chính sách, Nhà nước thể hóa đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật”. Việc xây dựng chính sách là nhiệm vụ của Đảng, Đảng là người duy nhất có quyền đưa ra chính sách. Đảng đề ra đường lối chính sách để Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật nhưng việc xây dựng và ban hành pháp luật của Nhà nước cũng chính là Nhà nước xây dựng và ban hành chinh sách (Điều này được phản ánh rất rõ trong thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay, khi người của Đảng được giao nắm các trọng trách và vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước (trong thành phần của Quốc hội Khoá XII hiện nay số lượng đảng viên chiếm tới 93%; đối với Chính phủ thì 100% thành viên Chính phủ là đảng viên). Đường lối, chính sách của Đảng có thể được sao chép, được cụ thể hóa trong pháp luật nhưng nó cũng có thể được điều chỉnh, được hoàn thiện trong quá trình thể chế hóa để phù hợp với tư tưởng mới hay đáp ứng yêu cầu mới của thực tiễn xã hội. Nhà nước xây dựng và ban hành pháp luật là thể chế hóa chính sách của Đảng thành pháp luật nhưng cũng là một bước xây dựng và hoàn thiện chính sách. Và vì vậy, chính sách và pháp luật là hai phạm trù rất gần gũi và có những điểm giao nhau, là cơ sở tồn tại của nhau trong một chế độ nhà nước pháp quyền. 1.1.1.2. Nội dung của hệ thống chính sách Xây dựng chính sách là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, nó có vai trò rất quan trong việc phát triển ngành, lĩnh vực mà chính sách hướng tới. Chính sách được xây dựng nhằm mục đích định hướng, điều chỉnh tất cả những ngành những lĩnh vực trong nền kinh tế cũng như xã hội. 9 Nhà nước là người đề ra chính sách và thực hiện chính sách, theo dõi và giám sát việc thực thi chính sách, phát hiện những điểm bất cập, những điểm không hợp lý để có sự điều chỉnh và sửa chữa, bổ sung kịp thời. Môi trường luôn vận động và thay đổi mà chính sách luôn nằm trong một môi trường nhất định do vậy đặt ra yêu cầu chính sách luôn cần phải có sự bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp quá trình vận động của môi trường. Chính sách được xây dựng luôn nhằm vào phục vụ một đối tượng cụ thể nào đó, ví dụ như: chính sách nông thôn thì luôn phục vụ mục đích vì sự phát triển của nông thôn. Chính sách được xây dựng trên cơ sở thực tiễn, nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn. 1.1.2. Chính sách kinh tế 1.1.2.1. Khái niệm Chính sách kinh tế đề cập đến các hành động của chính phủ áp dụng vào lĩnh vực kinh tế. Chính sách kinh tế thường bị chi phối từ các chính đảng, nhóm lợi ích có quyền lực trong nước, các cơ quan quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới hay tổ chức thương mại thế giới. Chính sách kinh tế là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu phương thức công cụ mà chủ thể quản lý sử dụng tác động lên hành vi của chủ thể và đối tượng nhằm thực hiện những nội dung quản lý kinh tế hướng đến những mục tiêu đã xác định. Nói cách khác, chính sách kinh tế đó là những giải pháp mà nhà nước sử dụng để xử lý và giải quyết các nội dung kinh tế lớn trong quá trình hoạt động và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trong hoạt động quản lý kinh tế, chính sách kinh tế có những vai trò như sau : Một là định hướng cho hoạt động kinh tế xã hội của đất nước; Hai là tổ chức để xử lý, giải quyết các vấn đề kinh tế lớn mang tầm vĩ mô của kinh tế như: các chính sách đầu tư, chính sách thương mại, chính sách tài chính - tiền tệ; 10 Ba là hỗ trợ để phát triển các mục tiêu kinh tế đã được xác định. Như vậy, chính sách kinh tế có giá trị như là những quyết định trong dài hạn của nhà nước nhằm tổ chức quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân theo mục tiêu định hướng. Từ những cơ sở trên ta có thể nói chính sách kinh tế là những quyết định kinh tế ở tầm vĩ mô do nhà nước đưa ra nhằm thực hiện các chương trình, kế hoạch trong một thời gian dài theo một mục tiêu đã xác định. Mục tiêu của kinh tế vĩ mô thường dựa trên các dấu hiệu chủ yếu như : ổn định, tăng trưởng và công bằng xã hội. Để đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô nêu trên, nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ chính sách khác nhau. Mỗi chính sách phải có những công cụ riêng biệt. Chính sách bao gồm nhiều lĩnh vực của kinh tế xã hội : tài chính - tiền tệ, giá cả, đầu tư, thương mại ... Trong nền kinh tế thị trường, chính sách khuyến khích đầu tư có vị trí quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Khi đất nước chuyển sang thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế thì vấn đề mấu chốt, quyết định của mọi sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia là giải quyết các bài toán tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, suy đến cùng là giải quyết vấn đề đầu tư. 1.1.2.2. Nội dung cơ bản của chính sách kinh tế Chính sách kinh tế bao gồm các loại chính sách như: Chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách điều tiết hoạt động kinh tế, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách phát triển kinh tế. Chính sách kinh tế vĩ mô là các chính sách kinh tế nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô và đạt trạng thái toàn dụng lao động. Hai chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ. Có thể có một số chính sách kinh tế khác cũng có tác động tới kinh tế vĩ mô, như chính sách thương mại (quota, thuế quan) song mục đích chính của 11 chúng không phải là ổn định kinh tế vĩ mô, nên không được coi là chính sách kinh tế vĩ mô. Chính sách kinh tế vĩ mô còn được gọi là chính sách quản lý tổng cầu vì nó tác động đến phía cầu của nền kinh tế nó bao gồm chính sách tài chính và chính sách tiền tệ. Chính sách tài chính là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công để tác động tới nền kinh tế. Khi nền kinh tế đang suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư công cộng) để chống lại. Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tài chính nới lỏng. Ngược lại, khi nền kinh tế ở pha bùng nổ và có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ. Chính sách tài chính như thế này gọi là chính sách tài chính thắt chặt. Chính sách tiền tệ là quá trình kiểm soát lượng cung tiền của nền kinh tế để đạt được những mục đích như kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái. Khi cần kích thích kinh tế tăng trưởng, ngân hàng trung ương sẽ làm tăng lượng cung tiền. Chính sách tiền tệ thế này gọi là nới lỏng tiền tệ. Ngược lại, khi cần hạ nhiệt cho nền kinh tế, chống lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ làm giảm lượng cung tiền. Chính sách tiền tệ khi đó gọi là thắt chặt tiền tệ. Chính sách tiền tệ có thể chia làm: chính sách mở rộng và chính sách thu hẹp. Chính sách mở rộng là tăng cung tiền lên hơn mức bình thường. Các công cụ của chính sách tiền tệ gồm có 6 công cụ sau:  Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. 12  Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các Ngân hàng thương mại.  Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.  Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là 1 công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.  Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.  Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan