Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách thu hút và dùng tài năng trẻ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, ...

Tài liệu Chính sách thu hút và dùng tài năng trẻ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

.PDF
100
985
147

Mô tả:

Đại học quốc gia hà nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Bộ khoa học và công nghệ Viện chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ DƯƠNG TRỌNG CHÂU CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG TÀI NĂNG TRẺ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Mã Số 60.34.70 Hà Nội, 2009 Đại học quốc gia hà nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Bộ khoa học và công nghệ Viện chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG TÀI NĂNG TRẺ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Mã Số 60.34.70 Người thực hiện: Dương Trọng Châu Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Xuân Định Hà Nội, 2009 Mục lục Trang Lời cảm ơn 1 danh mục các từ viết tắt 2 Phần I - Mở đầu 1- Lý do chọn đề tài 3 2- Mục tiêu nghiên cứu 4 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 3.1- Đối tượng nghiên cứu 4 3.2- Khách thể nghiên cứu 4 3.3- Phạm vi nghiên cứu 5 4- Mẫu khảo sát 5 5- Vấn đề nghiên cứu 5 6- Giả thuyết nghiên cứu 5 7- Phương pháp chứng minh luận điểm 5 8- Dự kiến luận cứ 6 9- 8.1- Luận cứ lý thuyết 6 8.2- Luận cứ thực tiễn 6 Kết cấu của luận văn 6 Phần II- Nội Dung nghiên cứu Chương 1. Cơ sở lý luận về thu hút và sử dụng tài năng trẻ 1.1- Một số khái niệm 7 7 1.1.1- Tài năng 7 1.1.2- Nhân tài 7 1.1.3- Tài năng trẻ 8 1.2- Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về nhân tài 1.2.1- Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài 1.2.2- Quan điểm của Đảng về trọng dụng và thu hút nhân tài 8 8 13 1.3- Kinh nghiệm sử dụng, thu hút nhân tài trong lịch sử Việt Nam 15 1.4- Kinh nghiệm sử dụng, thu hút nhân tài của một số nước trên thế giới 23 1.4.1- Kinh nghiệm của Mỹ 24 a) Về thu hút nhân tài 24 b) Về sử dụng nhân tài 25 1.4.2- Kinh nghiệm của Nhật Bản 27 a) Về thu hút nhân tài 27 b) Về sử dụng nhân tài 28 1.4.3- Kinh nghiệm của Trung Quốc 29 a) Về thu hút nhân tài 30 b) Về sử dụng nhân tài 32 1.5- Vai trò của chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ đối với phát triển tài năng ở nước ta Kết luận chương 1. 34 35 Chương 2. Thực trạng chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ ở nước ta 37 2.1- Chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật 37 2.1.1- Chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ cấp Trung ương 37 a) Chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu Luật Việt Nam. 37 b) Khái quát một vài nhận xét về chính sách thu hút, sử dụng tài năng cấp Trung ương. 50 2.1.2- Chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ ở cấp địa phương 54 a) Khảo sát văn bản liên quan đến chính sách ở các địa phương 54 b) Số lượng văn bản được ban hành ở các địa phương 54 c) Về thẩm quyền ban hành văn bản ở các địa phương 55 d) Đối tượng và phạm vi áp dụng của chính sách 56 e) Nội dung của các văn bản liên quan đến chính sách thu hút và sử dụng tài năng 57 2.2- Tình hình thực hiện chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ ở nước ta 67 2.2.1- Khái niệm về chính sách tài năng trẻ 67 2.2.2- Phân loại chính sách tài năng trẻ 67 a) Phân theo thẩm quyền cơ quan ban hành chính sách 67 b) Các chính sách đối với từng loại tài năng 68 c) Phân loại chính sách theo các khâu 68 d) Phân loại theo mức độ tác động của chính sách tài năng trẻ 68 2.3- Đánh giá khái quát về chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ hiện hành Kết luận chương 2. Chương 3. Giải pháp về chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ 3.1- Đổi mới cơ chế chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ 69 73 74 74 3.1.1- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng 74 3.1.2- Tăng cường quản lý Nhà nước về nhân tài 74 a) Xây dựng và thực hiện chiến lược nhân tài 75 b) Đổi mới một số chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ 75 3.2- Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về nhân tài, chính sách nhân tài, phát triển tài năng trẻ 3.3- Đổi mới mạnh mẽ hệ thống giáo dục đào tạo theo hướng tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo và khuyến khích phát triển tài năng 3.4- Đổi mới mạnh mẽ công tác quy hoạch và chính sách cán bộ, gắn với quy hoạch về chính sách phát triển và trọng dụng tài năng 3.5- Tăng cường nhiều nguồn, đảm bảo điều kiện để thực hiện tốt chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ 3.6- Đúc kết và phát huy các kinh nghiệm tốt ở trong nước, đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế để phát triển nhân tài 3.7- Kết hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về việc tham gia nghiên cứu, xây dựng, giám sát thực thi chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ. Kết luận chương 3. Phần iii - Kết luận và khuyến nghị Kết luận 76 79 80 81 82 83 84 86 86 Khuyến nghị 89 Danh mục tài liệu tham khảo 91 Danh mục các từ viết tắt KH&CN Khoa học và công nghệ UBND ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân UBTV ủy ban thường vụ KHXH Khoa học xã hội CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá TNCS Thanh niên cộng sản GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo TP Thành phố WTO Tổ chức thương mại thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa XH&NV Xã hội và nhân văn NXB Nhà xuất bản QĐND Quân đội nhân dân TDTT Thể dục thể thao UBTDTT Uỷ ban thể dục thể thao PTTH Phổ thông trung học HLV Huấn luyện viên BCH Ban chấp hành 1 Phần I - mở đầu 1- Lý do chọn đề tài Lịch sử dân tộc ta cũng như lịch sử nhân loại đã khẳng định một chân lý “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy, các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng”[1, tr 112]. Ngày nay, trong thế kỷ XXI thế giới còn nhiều biến động phức tạp khó lường, nhiều cuộc cạnh tranh diễn ra quyết liệt về quân sự, kinh tế… nhưng sự cạnh tranh về trí thức và nhân tài chắc chắn là quyết liệt nhất. Bởi vì, nhân tài là nhân tố số một quyết định thắng lợi trong các cuộc cạnh tranh. Để Việt Nam có thể cạnh tranh bình đẳng trên trường quốc tế và đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước ta cần nhanh chóng phát triển đội ngũ trí thức và nhân tài, đặc biệt là việc thu hút và sử dụng tài năng trẻ đóng vai trò trọng yếu trong chiến lược phát huy nhân tố con người. Nếu không làm được điều đó, nước ta sẽ bị tụt hậu ngày một xa hơn so với các nước khác. Bài học lịch sử của nước ta và kinh nghiệm trên thế giới về phát triển, thu hút và sử dụng nhân tài đáng để chúng ta suy ngẫm. Trong kỷ nguyên mới, phát triển trí thức, trọng dụng nhân tài là nhiệm vụ lịch sử, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đưa dân tộc Việt Nam bước nhanh tới đài vinh quang của thời đại, sánh vai với các cường quốc năm châu. Cốt lõi của việc phát huy nhân tố nguồn lực con người bằng cách thu hút và sử dụng nhân tài là phát triển giáo dục, phát triển toàn diện con người. Mục đích của giáo dục là tạo ra giá trị của con người mà trong đó giáo dục nhân cách và giáo dục tri thức phải được hết sức coi trọng, là nhiệm vụ số một, xuyên suốt cả quá trình giáo dục và rèn luyện con người theo những chuẩn mực và định hướng giá trị xã hội mới. Nhiệm vụ của giáo dục là đưa con người đạt đến những giá trị phù hợp đặc điểm văn hoá và những yêu cầu 2 mới đặt ra đối với con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Hơn lúc nào hết, Đảng và Nhà nước cùng với nhân dân nhanh chóng chấn hưng sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Việt Nam tự hào với một nền văn hoá lâu đời, người dân thông minh, cần cù, hiếu học và sáng tạo, chúng ta vẫn tự hào là đất địa linh, nhân kiệt, lẽ nào chúng ta mãi chịu cảnh nghèo nàn và lạc hậu. Để thoát khỏi tình trạng này chỉ có phát triển giáo dục, phát triển trí thức và nhân tài, đặc biệt là tài năng trẻ, nhiệm vụ này phải trở thành chiến lược quốc gia vừa cấp bách, vừa lâu dài. Mỗi bước ngoặt của lịch sử, hay ở bất cứ hoàn cảnh nào, những người lãnh đạo đất nước quy tụ được hiền tài giúp sức thì cho dù đất nước gặp muôn vàn khó khăn cũng sẽ vượt qua để bước tới vinh quang của thời đại. Nhận thức được những đòi hỏi của lịch sử, của thời đại mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ, tạo môi trường và điều kiện để xuất hiện nhiều nhân tài làm giàu thêm “nguyên khí quốc gia”, đây chính là mục tiêu và cũng là động lực thúc đẩy đất nước phát triển mạnh, nhanh và bền vững. Vì vậy, nghiên cứu chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước có ý nghĩa thiết thực góp phần giúp Đảng và Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương có thêm tư liệu, căn cứ để góp phần hoạch định và thực hiện chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 2- Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu, hệ thống hoá các chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ. Phân tích, đánh giá hiệu quả thực hiện các chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ hiện nay. 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1- Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu về chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. 3.2- Khách thể nghiên cứu : Khách thể nghiên cứu là các cơ quan có nhiệm vụ hoạch định và thực 3 thi chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân thụ hưởng chính sách. 3.3- Phạm vi nghiên cứu : Luận văn tập trung nghiên cứu các chính sách nhằm thu hút và sử dụng tài năng trẻ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. 4- Mẫu khảo sát - Chọn địa bàn khảo sát là Hà nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương. - Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch. - Uỷ ban quốc gia về Thanh niên Việt nam, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung tâm phát triển Khoa học công nghệ và tài năng trẻ, Học viện thanh thiếu niên Việt Nam. - Thời gian từ năm 2000 đến nay. 5- Vấn đề nghiên cứu Những giải pháp chính sách nhằm thu hút, sử dụng tài năng trẻ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước? 6- Giả thuyết nghiên cứu - Các cơ quan trong bộ máy công quyền các cấp trong sự nghiệp CNH HĐH đất nước, tăng cường hội nhập kinh tế ngày càng bộc lộ sự bất hợp lý trong chính sách thu hút, sử dụng nhân tài trẻ. - Các tổ chức chính trị - xã hội đã có những giải pháp về thu hút, sử dụng tài năng trẻ nhưng vẫn chưa đủ (người có tích cực có sáng tạo đổi mới được sử dụng? ở đó bình đẳng để khuyến khích sáng tạo được trọng dụng?...) 7- Phương pháp chứng minh luận điểm - Hệ thống hoá, kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố. - Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, các giải pháp thực tiễn thu hút, sử dụng tài năng trẻ (Hà nội, Trung ương, trong nước, ngoài nước). - Trên cơ sở phân tích, tổng hợp để rút ra những vấn đề cơ bản mang tính lý luận làm cơ sở cho hoạch định chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ. 4 8- Dự kiến luận cứ : 8.1- Luận cứ lý thuyết Các khái niệm tài năng và tài năng trẻ, nhân tài. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về nhân tài. 8.2- Luận cứ thực tế Chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Trung ương. Chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ tại các địa phương. Tình hình thực hiện chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ Đánh giá khái quát về các chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ hiện hành. 9- Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm: Phần I - Mở đầu Phần II - Nội dung nghiên cứu Nội dung của Luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về thu hút và sử dụng tài năng trẻ. Chương 2. Thực trạng chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ. Chương 3. Giải pháp chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ. Phần III - Kết luận và khuyến nghị 5 Phần II - Nội dung nghiên cứu Chương 1. Cơ sở lý luận về thu hút và sử dụng tài năng trẻ 1.1- Một số khái niệm: Chân lý “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” đã được nhân dân Việt Nam truyền từ đời này qua đời khác, đã tạo nên một truyền thống anh hùng của dân tộc. Nhưng trong xã hội Việt Nam hiện nay, không phải mọi người đều đã hiểu rõ các khái niệm như thế nào là tài năng? tài năng trẻ? nhân tài? Muốn hiểu được cần phải nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc những câu hỏi tưởng rằng dễ mà khó nêu trên. 1.1.1- Tài năng: Tài năng là năng lực vượt trội về một (hoặc một số) lĩnh vực chuyên biệt của một cá nhân. Người có năng khiếu nếu được đào tạo, bồi dưỡng một cách khoa học, có hệ thống thì có thể trở thành người có tài năng. Người có tài năng thường hoàn thành công việc hoặc một hoạt động trên một lĩnh vực nhất định với chất lượng, hiệu quả cao, hoặc rất cao. Có một số tài năng nhỏ tuổi rất thông minh, đĩnh ngộ, có tài ứng xử và đạt được kết quả vượt trội, được gọi là “Thần đồng”. Ví dụ: Mozart, Lương Thế Vinh (khi nhỏ). Tuy nhiên, có nhiều người có tài, hoặc rất có tài ví dụ: Hitler… nhưng không có đức, gây ra nhiều tai hoạ cho cộng đồng, thì bị xã hội lên án đời này qua đời khác trong suốt quá trình phát triển của lịch sử. 1.1.2- Nhân tài: Khi nói nhân tài là nói tới nhân cách của người tài, bao gồm cả 2 mặt: năng lực, phẩm chất; hoặc 2 mặt: đức, tài mà đức là gốc. Ngoài ra, phải kể tới sự sáng tạo, cống hiến mà nhân tài mang lại cho xã hội. Chính vì vậy, ông cha ta quan niệm: Hiền tài là người có đức, có tài, có cống hiến lớn với nước, với dân. Ngày nay, khi nói tới cấu trúc nhân cách của nhân tài, người ta không chỉ nói tới 2 thành tố: đức, tài mà còn đặc biệt quan tâm tới thành tố sáng tạo 6 thành tố biểu thị năng lực rất đặc trưng của con người. Như vậy: Nhân tài là người thông thái, giàu tính sáng tạo, có động cơ vì lợi ích xã hội, cộng đồng, có năng lực chuyên biệt, và có một phẩm chất nổi bật: giàu nghị lực, kiên trì tự học, tự đào tạo, biết phát hiện ra vấn đề mới, đam mê, dũng cảm, tìm cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, từ đó có cống hiến xuất sắc cho xã hội, được cộng đồng, xã hội thừa nhận, suy tôn. 1.1.3- Tài năng trẻ: Tài năng trẻ là người bộc lộ tài năng trong giai đoạn tuổi trẻ. Tài năng trẻ là những người trẻ tuổi có những sáng tạo lớn, đạt thành tích cao, có cống hiến cho sự phát triển xã hội và được xã hội thừa nhận, tôn vinh, có cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và trưởng thành vượt bậc. Tuổi của tài năng trẻ thường được tính dưới tuổi 35. Tuy nhiên, tuỳ theo từng lĩnh vực bộc lộ tài năng khác nhau, mà tuổi được tính khác nhau. Chẳng hạn, trong bóng đá 30 tuổi đã là “lão tướng”, nhưng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn tuổi 30 hãy còn rất trẻ. Một số chủ doanh nghiệp, tuổi dưới 40 có thể vẫn đựơc xếp vào doanh nghiệp trẻ. Tuổi trẻ còn chịu ảnh hưởng giới tính, các yếu tố chất lượng cuộc sống, sức khoẻ. Tuổi trẻ và sự trưởng thành còn bị chi phối bởi yếu tố dân tộc, thời đại. 1.2- Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về nhân tài Đảng ta đã nhiều lần khẳng định mục tiêu của hệ thống giáo dục ở nước ta là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Ba mục tiêu này có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Dân trí cao là cái nền thuận lợi để đào tạo nhân lực, tạo cơ hội và điều kiện tốt để xuất hiện nhiều nhân tài, xây dựng các thế hệ con người Việt Nam hết lòng phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Mục tiêu này được bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của nhân dân ta, điều này được kết tinh trong tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về phát triển trí thức, phát triển nhân tài. 1.2.1- Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài: Chủ Tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất của thế giới, đó là danh hiệu cao quý nhất mà thế giới 7 đã dành cho Người, niềm tự hào cho dân tộc Việt Nam và cho mỗi chúng ta. Tư tưởng và phong cách của Người đã trở thành nét đẹp văn hóa, “Văn hóa của tương lai” và ngày càng được nhiều người, nhiều nước trên thế giới quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu về tư tưởng vĩ đại của Người. ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, ở Người luôn toả sáng một tâm hồn lớn, một nhân cách vĩ đại nhưng đầy ắp tính nhân văn. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nhân tài luôn lắng đọng quan điểm “dân là gốc”, bởi mọi nhân tài đều được sinh ra từ nhân dân và chính nhân dân là người tôn vinh và sử dụng nhân tài, cũng chính nhân dân mới là nguồn cảm hứng sáng tạo cho mọi nhân tài, mỗi phát minh, sáng kiến đều xuất phát từ nhu cầu của nhân dân, mỗi thành quả sáng tạo của nhân tài đều nhằm mục đích phục vụ nhân dân và nhân dân mới chính là người trọng tài đánh giá công minh, chính xác nhất. Hồ Chí Minh đã sớm nhìn thấy mối quan hệ biện chứng và sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết công - nông - trí thức, mối liên minh này chính là sức mạnh nội sinh, là động lực quan trọng để đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi vinh quang. Chính vì hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ trí thức và nhân tài Việt Nam trong liên minh công - nông - trí, nên vấn đề này đã được Người quan tâm từ rất sớm ngay sau khi mới giành được chính quyền. Người xem việc đào tạo nhân tài là một quá trình liên tục được bắt nguồn từ truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, truyền thống quý trọng hiền tài của dân tộc ta, phương châm giáo dục truyền thống là “Tiên học lễ, hậu học văn” và “cần khổ học”. Mục tiêu của giáo dục là học để làm người, để trở thành tài, để trở thành người cán bộ ưu tú, nguyện suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo ngày hôm nay không chỉ là nâng cao dân trí mà nó phải nhằm mục tiêu giải phóng con người, phát triển năng lực của mỗi con người, nâng cao các tố chất của con người, không ngừng hoàn thiện nhân cách của con người và cuối cùng nhằm mục đích xây dựng đất nước phồn vinh, nhân dân được sống trong hoà bình, an ninh và hạnh phúc. Lúc sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khắc hoạ tiêu chuẩn của con 8 người như sau: Có tư tưởng xã hội chủ nghĩa: có ý thức làm chủ, có tinh thần tập thể XHCN, có tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Có tinh thần tiến nhanh, tiến mạnh, tiễn vững chắc lên CNXH, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, vươn lên hàng đầu. Có đạo đức và lối sống XHCN: Trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có tinh thần quốc tế trong sáng, có lối sống lành mạnh, trong sạch. Có tác phong XHCN: Lao động có kế hoạch, có biện pháp, có quyết tâm, lao động có tổ chức, có kỷ luật, lao động có năng suất, có chất lượng, hiệu quả, lao động quên mình, không sợ khó, không sợ khổ vì lợi ích của xã hội, của tập thể và của bản thân mình. Có năng lực để làm chủ bản thân, gia đình và công việc của mình đảm nhiệm với tư cách là công dân tham gia làm chủ đất nước và xã hội, phải không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn và nghiệp vụ để làm chủ. Với thanh niên phải giáo dục họ “luôn luôn nâng cao tình yêu Tổ quốc, yêu CNXH, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho”. Thường xuyên giáo dục cán bộ trẻ, tiếp tục bồi dưỡng chăm sóc giáo dục họ để làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt được mục đích thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Người xác định “kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển, càng thêm nhiều”[2, tr 316] Người luôn mong mỏi những người tài năng ra giúp dân, giúp nước, Người nói: “… Chúng tôi mong rằng đồng bào ta ai có tài năng và sáng kiến về những công việc đó, lại sẵn lòng hăng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng 9 cho Chính phủ. Chúng tôi sẽ nghiên cứu kế hoạch ấy một cách kỹ lưỡng có thể thực hành được thì sẽ thực hành ngay”[2, tr 316]. Trong sâu thẳm tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng nhân tài là lòng thiết tha, thực sự cầu hiền, mong muốn nhân tài ra giúp dân, giúp nước với cách làm rất cụ thể và công khai. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác là người thực sự quan tâm và tin tưởng đội ngũ trí thức không chỉ bằng lời nói mà bằng việc làm rất cụ thể. Chính vì vậy, Bác đã tạo niềm tin, khơi dậy ý thức làm chủ của đội ngũ trí thức. Bác cho rằng, để phát huy sự sáng tạo của trí thức, cần phải đưa họ vào phong trào cách mạng, đi vào đời sống nhân dân, coi đó là trường học lớn để học tập, rèn luyện và trưởng thành. Việc bố trí cán bộ trí thức là một việc làm khoa học và hết sức quan trọng. Bác đặc biệt lưu ý các tổ chức, các cấp lãnh đạo trong việc sử dụng và bố trí cán bộ phải hết sức thận trọng. Bác nói: “ Xem người ấy xứng với việc gì. Nếu người có tài mà dùng không đúng thì tài của họ cũng không được việc”[3, tr 511]. Người đòi hỏi trí thức cách mạng phải là những người vừa có tài, vừa có đức. Cán bộ lãnh đạo và người quản lý phải được đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên để có tri thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực mình đang phụ trách, có như vậy mới có thể hoàn thành công việc ngày càng tốt và cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân. Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, đất nước gặp muôn vàn khó khăn, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã hết sức chú ý đến việc dùng người tài để giúp dân, giúp nước. Ngày 20/10/1946, trong bài “Tìm người tài đức” đăng trên báo Cứu quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết : “Trong số 20 triệu đồng bào, chắc không thiếu những người có tài, có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận”[2, tr 995]. Bác kêu gọi các địa phương phải tìm và giới thiệu những người tài đức, những người “có thể làm được những việc ích nước, lợi dân”, “những kẻ hiền năng” để Chính phủ tuyển lựa và trọng dụng. Nhờ có tấm lòng thực sự trọng dụng nhân tài, Bác đã tập hợp nhiều người có đức, có tài về với cách mạng, giúp dân, giúp nước. Bác cho rằng, trong quá 10 trình điều hành công việc, nếu sử dụng đúng người, đúng chỗ, đúng lúc thì có thể khai thác và phát huy hết tài năng của họ đóng góp nhiều nhất cho xã hội. Người nói: phải vì việc mà chọn người, chứ không vì người mà đặt việc, nếu người có tài mà không dùng đúng tài của họ cũng không được việc, ví như thợ rèn bảo họ đi đóng tủ, thợ mộc bảo họ rèn dao, nếu họ gánh không được chớ miễn cưỡng trao việc đó cho họ; tốt nhất là đổi việc khác cho họ. Ngược lại, sẽ không tận dụng được triệt để tài năng mà đôi khi còn gây tác hại không nhỏ cho cộng đồng và cả xã hội. Trong cách sử dụng nhân tài, Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện tấm lòng bao dung và có tính hiệu quả rất rõ, Bác nói: “Việc dùng nhân tài, ta không nên căn cứ vào những điều kiện qúa khắt khe. Miễn là không phản lại quyền lợi dân chúng, không là Việt gian, thân Pháp, thân Nhật, có lòng trung thành với Tổ quốc là có thể dùng được. Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy. Biết dùng người như vậy, ta sẽ không lo gì thiếu cán bộ”[2, tr 47]. Để có thể trọng dụng và đãi ngộ nhân tài đúng đắn, trước hết, xã hội và Nhà nước cần đánh giá chính xác từng người tài, đánh giá cả mặt ưu, nhược điểm và giới hạn phạm vi hoạt động. Chỉ có dựa trên cơ sở đánh giá thống nhất xã hội và cá nhân nhân tài như vậy mới có thể đặt tài năng đúng vị trí mà công việc và xã hội đang cần. Cũng cần lưu ý một vấn đề là có bằng cấp không phải lúc nào, hoặt bất cứ ai cũng phản ánh đúng thực chất của tài năng, và ngược lại, người tài năng không nhất thiết phải là người được giáo dục và đào tạo một cách chính quy chuẩn mực, chu đáo và được đào tạo thường xuyên. Thực tế đã chứng minh, nhân tài chỉ có thể được khẳng định, được thừa nhận thông qua hoạt động thực tiễn. Một người có năng lực, được đào tạo cơ bản đến trình độ cao, nhưng không được đưa vào thực tiễn cuộc sống thì sẽ không bộc lộ được tài năng và được công nhận. Việc chọn nhân tài là một việc làm chiến lược, do đó, phải biết nhìn xa, trông rộng, biết chấp nhận, bỏ qua cái không chính yếu, phải biết sử dụng và phát huy năng lực của nhân tài 11 đồng thời phải biết bảo vệ họ. Thực tế không ai là hoàn hảo cả, mọi người ai cũng có ưu, khuyết điểm, chỉ có điều là ưu điểm nhiều, hay khuyết điểm nhiều, nếu chúng ta biết tu dưỡng để phát huy ưu điểm và hạn chế khuyết điểm để con người ngày càng hoàn thiện. Do đó, “Dụng nhân như dụng mộc”. Bác nói: “Phải làm cho cán bộ có gan nói, có gan đề ra ý kiến, có gan phụ trách, có gan làm. Không biến họ thành cái máy, chỉ biết ỉ lại trông chờ cấp trên, nhát gan dễ bảo”[4, tr 224]. Nhân tài chỉ thực sự phát huy tối đa tác dụng đối với xã hội nếu được tạo điều kiện để họ thực hiện tài năng, mà trước hết là những người lãnh đạo phải biết cách trọng dụng họ, tạo cho họ có điều kiện làm việc thuận lợi, bố trí công việc vị trí công tác hợp lý, sau đó là chế độ đãi ngộ thoả đáng, đồng thời xã hội phải tôn vinh họ. Nếu không có môi trường, không có điều kiện thuận lợi, tài năng có thể bị thui chột hoặc không phát huy được tác dụng, hoặc dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám”, đây là bài học thực tế từ xưa đến nay. 1.2.2- Quan điểm của Đảng về thu hút và trọng dụng nhân tài: Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, xây dựng và chuẩn bị đội ngũ cho cán bộ lãnh đạo, quản lý có tầm quan trọng đặc biệt. Theo tinh thần đó, vào những năm 1960, Trung ương đã có chủ trương phát triển những tài năng trẻ, chuẩn bị cho việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài phục vụ công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Trong phiên họp ngày 30/3/1961 của Uỷ Ban thường vụ Quốc hội bàn về cải cách giáo dục, đồng chí Trường Chinh đã nêu rõ : “Vấn đề phát triển năng khiếu của học sinh rất quan trọng. Học sinh cần phải học kiến thức phổ thông toàn diện, nhưng đối với các em có năng khiếu cần phải có kế hoạch hướng dẫn riêng...”. Trong Nghị quyết số 142-NQ/TW của Bộ Chính trị Trung ương Đảng khoá III ngày 28/6/1966 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý cũng chỉ rõ : “Muốn học sinh giỏi vào các trường đại học, phải có kế hoạch phát triển và bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ lớp 7, lớp 12 8…”. Tới Nghị quyết của Bộ Chính trị số 14-NQ/TW (khoá IV) ngày 11/01/1979 về cải cách giáo dục lại nêu : “Trong hệ thống giáo dục phổ thông cần mở những trường lớp phổ thông cho những học sinh có năng khiếu đặc biệt”. Tiếp sau đó Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá IV) ngày 20/4/1981 về “Chính sách khoa học và kỹ thuật” cũng chỉ ra : “Trên cơ sở đảm bảo sự bình đẳng thực sự về quyền lợi học tập cho mọi người và phổ cập giáo dục cho toàn dân, cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học, kỹ thuật giỏi, những nhân tài của đất nước. Cần có biện pháp để sớm phát hiện các mầm mống tài năng từ những trường phổ thông năng khiếu, có kế hoạch đào tạo những học sinh xuất sắc nhanh chóng trở thành những cán bộ khoa học và kỹ thuật giỏi và trẻ tuổi. Trong các trường đại học cần xây dựng một số ngành trọng điểm có đủ năng lực đào tạo được các nhà khoa học và kỹ thuật giỏi cho đất nước”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (15-18/12/1986). Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đã nêu: “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể mai một nếu không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (24-27/6/1991), Đảng ta đã thông qua: “Cương lĩnh xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội” và “chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000…”. Văn kiện này ghi rõ: “Giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài… bồi dưỡng nhiều người giỏi về khoa học công nghệ, kinh doanh, về quản lý kinh tế, xã hội và nhiều công nhân lành nghề…” đáp ứng yêu cầu của việc phát triển kinh tế - xã hội. Những tư tưởng, quan điểm của Đảng kể trên đã được cụ thể hoá trong các văn kiện của Nhà nước: Trong Pháp lệnh ngày 14/11/1979 của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Hiến pháp năm 1992 của nước 13 CHXHCN Việt Nam đều nhấn mạnh đến việc đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng. Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ra nhiều Nghị quyết, chỉ thị… để thực hiện hoá chủ trương này. Nghị định số 293-CP ngày 04/7/1981 của Hội đồng Chính phủ về công tác giáo dục trong những năm trước mắt, đã nhấn mạnh việc phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo tài năng. Bộ Giáo dục ngay từ năm học 1962 - 1963 đã có quyết định tổ chức các kỳ thi quốc gia chọn học sinh giỏi văn, toán cấp 2,3 và từng bước đề nghị Chính phủ ra các quyết định mở các lớp năng khiếu toán (QĐ-198/CP ngày 04/9/1965) và năng khiếu ngoại ngữ (QĐ-198/CP ngày 20/6/1969)… Trong những năm gần đây, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục - Đào tạo có những chủ trương, biện pháp để phát triển hệ thống trường chuyên, lớp chọn, trường phổ thông dân tộc nội trú ở bậc học phổ thông, và đã chú trọng xây dựng 3 trung tâm chất lượng quốc gia bậc học phổ thông ở TP Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh và xây dựng các trường Đại học Quốc gia và một số trường, khoa trọng điểm ở bậc đại học. 1.3- Kinh nghiệm thu hút, sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam Nhân tài và cách nhận biết nhân tài đã có từ xa xưa, cách đây khoảng 2500 năm, trong “Kinh thi” của Trung Quốc đã có những bài thơ nói về dáng vẻ, cử chỉ và ngôn ngữ của những người có tài năng xuất chúng, nhưng vào thời đó việc nhận biết nhân tài còn sơ lược. Về sau, do đúc rút kinh nghiệm, việc phát hiện nhân tài càng chặt chẽ và có những tiêu chí chính xác hơn nhờ vào việc thi cử, xem xét các tố chất, đặc điểm, tính cách của con người một cách khoa học hơn. Do ảnh hưởng của thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc, các triều đại phong kiến ở nước ta cũng phỏng theo phương pháp phát hiện và tuyển chọn nhân tài của các triều đại phong kiến phương Bắc. ảnh hưởng rõ nét lúc bấy giờ là tư tưởng Nho giáo, đó là khi tiến cử nhân tài thì “bên trong tiến cử không kể người thân, bên ngoài tiến cử không kể người thù oán, khảo xét căn cứ vào công sức, năng lực, cứ có tài năng, đức độ là tiến cử, không trông ngóng báo 14 đáp của người được tiến cử”. Việc tiến cử được tiến hành rất cẩn thận “mang điều nhân để hành động, lấy điều nghĩa để quyết đoán, nghe có người giỏi phải nói cho nhau biết, thấy có người tốt phải giới thiệu cho nhau. Dốc sức ra hành động mà không mệt mỏi, ở nơi ẩn khuất mà không suy nghĩ và hành động sai lệch. Gột sửa thân để thấm nhuần đạo đức, lời nói chân thực thẳng thắn thì phục tùng người nghe theo, tĩnh tại mà ngay thẳng, không phải đứng ở chỗ thấp mà cho cái không phải cao mà cao. Thương dân khép mình vào khuôn phép. Xả thân vì nước, biết đại thể mà nhìn xa trông rộng, không tư tình trong việc dùng người, bồi dưỡng nhân tài đêm ngày giữ phép công, không xâm phạm vào của công. Tuy ở hoàn cảnh nguy khốn nhưng vẫn nhất quán đến cùng với chí, không những thế lại còn không quên nỗi thống khổ của trăm họ, ngày đêm giữ phép công không sợ sức mạnh ngăn trở, chí công vô tư. Không vì đời bình yên ổn mà khinh suất, không vì thời loạn mà bị ngăn trở”[5, tr 63]. Tư tưởng của Nho giáo rất đề cao tinh thần đại đoàn kết “Tứ hải giai huynh đệ” hoặc “thiên hạ nhất gia”, tư tưởng đó được Chủ Tịch Hồ Chí Minh phát triển thành “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - thành công, thành công, đại thành công”. Từ hàng nghìn năm trước đây, trong tư tưởng của một số nhà triết học cổ Trung Quốc đã thể hiện tư tưởng trọng dân, Mạnh Tử nói: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi kính” (Dân là quan trọng, rồi đến đất nước, Vua chỉ là thường). Trong tư tưởng Nho giáo cũng đã thể hiện tư tưởng gần dân và vì dân, đặc biệt là tư tưởng lấy dân làm gốc là một tư tưởng rất tiến bộ mà cho đến ngày nay tư tưởng này vẫn còn nguyên giá trị, đó là : “Dân là gốc của nước, gốc vững thì nước mới yên”[4, tr 184]. Trọng dụng hiền tài cũng được đề cao trong tư tưởng nho giáo “tôn trọng sử dụng người có tài, để họ ở vị trí xứng đáng thì người tài trong thiên hạ sẽ vui lòng phục vụ triều đình”. Những tư tưởng tích cực của nho giáo được nêu trên đây cũng rất đáng để chúng ta lấy đó làm bài học tham khảo. Tuy chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng nho giáo, nhưng ông cha ta một mặt tiếp thu có chọn lọc những điểm tích cực, mặt khác vẫn giữ được bản 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất