Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực dân số...

Tài liệu Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản (nghiên cứu trường hợp tỉnh phú thọ)

.PDF
88
156
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- NGUYỄN VIỆT PHƢƠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC DÂN SỐ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN (Nghiên cứu trƣờng hợp tỉnh Phú Thọ) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------- NGUYỄN VIỆT PHƢƠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC DÂN SỐ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN (Nghiên cứu trƣờng hợp tỉnh Phú Thọ) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ Mã số: 60.43.04.12 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Quân Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới: PGS.TS Lê Quân Thầy là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình thực hiện hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn: - Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học, Khoa khoa học quản lý, Bộ môn Quản lý Khoa học và Công nghệ và các thầy cô Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài - Ban Lãnh đạo, các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực DS, CSSKSS của tỉnh đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện đề tài - Sau cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp, các bạn học cùng khóa QH-2011-X- Quản lý Khoa học và Công nghệ đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Nguyễn Việt Phƣơng 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………… 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU………………………………………… 7 PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………… 8 1. Lí do nghiên cứu………………………………………………… 8 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài..……………………... 9 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………….. 10 4. Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................... 10 5. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………… 10 6. Mẫu khảo sát…………………………………………………… 11 7. Câu hỏi nghiên cứu………………………………………………. 11 8. Giả thuyết nghiên cứu……………………………………………. 11 9. Phƣơng pháp chứng minh luận điểm…………………………….. 11 10. Nội dung nghiên cứu…………………………………………… 12 11. Kết cấu của luận văn……………………………………………. 13 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KH&CN TRONG LĨNH VỰC DS,CSSKSS.........…………... 15 1.1. Các khái niệm cơ bản…………………………………………. 15 1.1.1. Khái niệm chính sách………………………………………… 15 1.1.2. Khái niệm phát triển………………………………………… 15 1.1.3. Khái niệm nguồn nhân lực…………………………………… 16 1.2. Nhân lực khoa học và công nghệ………………………………. 18 1.2.1. Khái niệm nhân lực KH&CN………………..………………… 18 1.2.2. Phát triển nhân lực KH&CN....................................................... 22 1.2.3. Nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS........................ 23 1.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực DS,CSSKSS.................................................................................. 1.2.5. Kinh nghiệm trong nước về phát triển nguồn nhân lực trong 2 29 lĩnh vực DS,CSSKSS........................................................................... 31 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................... 32 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KH&CN TRONG LĨNH VỰC DS,CSSKSS TỈNH PHÚ THỌ................................................................................ 34 2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực DS,CSSKSS...................... 34 2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội............................................................ 34 2.1.2. Đặc điểm và tiềm năng về nguồn nhân lực của tỉnh................. 35 2.1.3. Tác động của đặc điểm tự nhiên-xã hội tỉnh Phú Thọ đến việc sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS................................................................................... 35 2.2. Các qui định, cơ chế, chính sách của trung ƣơng, của tỉnh và tác động của nó đến việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản của tỉnh....................................................... 36 2.2.1. Các qui định, cơ chế chính sách của trung ương liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực DS,CSSKSS của tỉnh..... 36 2.2.2. Các qui định, cơ chế chính sách của tỉnh liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực DS,CSSKSS của tỉnh Phú Thọ.................................................................................................... 38 2.2.3. Tác động của các qui định, cơ chế chính sách liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực DS,CSSKSS của tỉnh Phú Thọ................................................................................................. 39 2.3. Thực trạng nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS của tỉnh……………………………………………………………………. 41 2.3.1. Thực trạng về tổ chức, bộ máy, biên chế của các đơn vị thuộc lĩnh vực DS, CSSKSS của tỉnh……………………………………… 2.3.2. Thực trạng về nhân lực KH&CN của các đơn vị thuộc lĩnh vực 3 42 DS, CSSKSS của tỉnh…………………………………………………. 46 2.4. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS của tỉnh…………………………………………………. 53 2.4.1. Tuyển dụng, sử dụng nhân lực KH&CN…………………… 53 2.4.2. Đào tạo nhân lực KH&CN………………………………… 56 2.4.3. Thực hiện chính sách thu hút, ưu đãi nhân lực KH&CN……. 57 2.5. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực KH&CN và phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS của tỉnh……………… 58 2.5.1. Ưu điểm……………………………………………………… 58 2.5.2. Tồn tại, hạn chế……………………………………………… 58 2.5. 3.Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế…………………… 59 Tiểu kết chƣơng 2………………………………………………… 60 Chƣơng 3. CHÍNH SÁCH ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC DS,SKSS TỈNH PHÚ THỌ……………….... 61 3.1. Các căn cứ để đề xuất giải pháp chính sách……………………… 61 3.1.1. Xuất phát từ sứ mạng của lĩnh vực DS,CSCKSS; nhiệm vụ của các đơn vị trong lĩnh vực DS,CS SKSS trong những năm tới……. 61 3.1.2. Xuất phát từ yêu cầu của tính chất nghề nghiệp........................... 62 3.1.3. Một số quan điểm và phương pháp tiếp cận khi đề xuất giải pháp chính sách...................................................................................... 62 3.1.4. Dự báo nhu cầu nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS, CSSKSS.. 65 3.2. Đề xuất một số giải pháp chính sách để phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực DS, CSSKSS tỉnh Phú Thọ……………………………. 68 3.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CS SKSS…………………………………………… 68 3.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN………………………… 69 3.2.3. Tuyển dụng, sử dụng nhân lực KH&CN…………………… 70 3.2.4. Khuyến khích, đãi ngộ nhân lực KH&CN…………………… 71 4 Tiểu kết chƣơng 3……………………………………………………. 72 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ …………………………………. 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………. 77 PHỤ LỤC…………………………………………………………… 80 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DS,CSSKSS Dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản DS-KHHGĐ Dân số-Kế hoạch hóa gia đình KH&CN Khoa học và Công nghệ OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế UNESCO Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc UNIDO Tổ chức công nghiệp của Liên hiệp quốc BPTT Biện pháp tránh thai CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân TS Tiến sĩ CKII Chuyên khoa II ThS Thạc sĩ CKI Chuyên khoa I ĐH Đại học CĐ Cao đẳng KHXH&VN Khoa học xã hội và nhân văn HIV Human Immuno-deficiency Virus (Virus gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời) AIDS Acquired Immuno Deficiency Syndrom (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU STT 1 Số hiệu Nội dung Bảng 2.1 Số lƣợng, cơ cấu nhân lực phân loại theo hình thức tuyển dụng 2 Bảng 2.2 Nhân lực KH&CN phân theo trình độ chuyên môn 3 Bảng 2.3 Nhân lực KH&CN phân theo chuyên ngành đƣợc đào tạo 4 Bảng 2.4 Nhân lực KH&CN phân theo loại hình nghiên cứu 5 Trang 42 46 47 49 Bảng 2.5 Một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu của các đơn vị thuộc lĩnh vực DS,CSSKSS của tỉnh giai đoạn 51 2007-2013 6 Bảng 2.6 Tình hình quản lý, sử dụng nhân lực KH&CN 7 Bảng 3.1 Nhu cầu nhân lực KH&CN phân theo trình độ đào tạo đến năm 2020 8 Bảng 3.2 Nhu cầu nhân lực KH&CN phân theo chuyên ngành đào tạo đến năm 2020 7 54 61 62 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do nghiên cứu: 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong những giai đoạn trƣớc đây, chiến lƣợc DS,CSSKSS của tỉnh Phú Thọ chỉ thuần túy thực hiện mục tiêu cụ thể: kìm hãm qui mô tăng dân số thông qua vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em. Bắt đầu từ năm 2010 sự thay đổi về qui mô, cơ cấu, chất lƣợng dân số đã đặt ra những vấn đề, thách thức mới cho chƣơng trình DS,CSSKSS của tỉnh: (1) Qui mô dân số: qui mô dân số lớn, mật độ dân số cao, mức sinh vẫn tiếp tục tăng; (2) Cơ cấu dân số: tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao và có xu hƣớng tiếp tục tăng, số ngƣời cao tuổi chiếm tỷ trọng lớn và đang chuyển sang cơ cấu dân số già; (3) Chất lƣợng dân số: thấp kém về thể lực, trí lực; dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng (Phú Thọ đã bƣớc vào giai đoạn cơ cấu dân số vàng) nhƣng có trình độ tay nghề thấp. Nhiều vấn đề về sức khỏe sinh sản chƣa có biện pháp giải quyết kịp thời nhƣ: tình trạng vô sinh, tình trạng nhiễm khuẩn, ung thƣ đƣờng sinh sản, bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, HIV/AIDS... đều tăng. Nhƣ vậy, nhiệm vụ cần giải quyết của chƣơng trình DS,CSSKSS trong thời gian tới không đơn thuần là vấn đề qui mô dân số mà còn đặt ra hàng loạt các vấn đề về cơ cấu dân số, chất lƣợng dân số. Để thích ứng với nhiệm vụ mới này hàng loạt vấn đề đƣợc đặt ra, trong đó quan trọng nhất là phát triển nhân lực, đặc biệt là nhân lực về khoa học và công nghệ làm công tác DS,CSSKSS; mà lực lƣợng này từ trƣớc đến nay chƣa đƣợc chú trọng trong các đơn vị DS,CSSKSS của ngành Y tế Phú Thọ. Từ thực tiễn trên đây, vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách khoa học và khách quan sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực KH&CN; thực trạng nhân lực KH&C; giải pháp phù hợp nhằm phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS tỉnh Phú Thọ. 1.2. Ý nghĩa của lý thuyết nghiên cứu: 8 - Chứng minh sự cần thiết của hoạt động KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS tỉnh Phú Thọ hiện nay. - Mô tả hoạt động KH&CN, nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS của tỉnh . - Chứng minh đƣợc thực tế nhân lực KH&CN chƣa đáp ứng yêu cầu hoạt động KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS của tỉnh hiện nay. - Sự cần thiết phải có những chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS tỉnh Phú Thọ 1.3. Ý nghĩa thực tế của nghiên cứu: Xây dựng các chính sách để phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS của tỉnh 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: Ở nƣớc ngoài, việc nghiên cứu chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực KH&CN làm công tác DS,CSSKSS đã đƣợc chú trọng, nổi bật nhƣ nhóm các nƣớc: Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan với nghiên cứu các chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN làm công tác dân số để tận dụng cơ hội cơ cấu dân số vàng, Đài Loan với chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN nhằm nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng chất lƣợng sàng lọc trƣớc sinh, sơ sinh; Hàn Quốc với chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN nhằm nghiên cứu, đề xuất giải pháp làm thay đổi giá trị xã hội tác động đến cơ cấu giới tính khi sinh. Ở Việt Nam, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật về thành lập, thay đổi cơ cấu tổ chức, bộ máy, nguồn nhân lực làm công tác DS,CSSKSS. Nhân lực KH&CN trong các văn bản này có đƣợc đề cập nhƣng chƣa thực sự đƣợc ƣu tiên và chƣa có những giải pháp cụ thể. Trong vòng 3 năm trở lại đây, sau khi nhận diện rõ những khó khăn, thách thức và nhiệm vụ mới của công tác DS,CSSKSS; Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ đề có nhiều văn bản chỉ đạo nhằm củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác DS,CSSKSS. Các chính sách này chỉ đề cập đến việc 9 phát triển nhân lực làm công tác quản lý, tuyên truyền vận động, cung cấp dịch vụ... Chƣa có một đề tài nghiên cứu riêng biệt nào ở cấp quốc gia cũng nhƣ cấp tỉnh nhận diện rõ hoạt động KH&CN, nhân lực KH&CN trong các đơn vị DS,CSSKSS. Vì vậy, vẫn chƣa có chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong các đơn vị DS,CSSKSS ở cấp quốc gia cũng nhƣ cấp tỉnh. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS tỉnh Phú Thọ 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ khái niệm nguồn nhân lực KH&CN và sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS tỉnh Phú Thọ. - Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS của tỉnh. - Đề xuất chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS tỉnh Phú Thọ. 4. Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu nhân lực KH&CN và chính sách phát triển nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS tỉnh Phú Thọ nhằm đề xuất giải pháp chính sách phát triển nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS tỉnh Phú Thọ 5. Phạm vi nghiên cứu: a) Phạm vi về nội dung: Đề tài giải quyết 03 nhiệm vụ của mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở mục 4 nêu trên. b) Phạm vi về thời gian và không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng về chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS của tỉnh Phú Thọ trong thời gian từ năm 2007-2012. 10 6. Mẫu khảo sát: - Khảo sát kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực KH&CN thuộc lĩnh vực DS,CSSKSS của một số nƣớc thông qua việc phỏng vấn các chuyên gia trong nƣớc và tìm hiểu qua Internet. - Khảo sát các mô hình và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực KH&CN của một số đơn vị Y tế trong tỉnh: Trung tâm CSSKSS tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, Bệnh viện tỉnh, các bệnh viện tuyến huyện; Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh và Trung tâm DS-KHHGĐ một số huyện, thành, thị. - Khảo sát, học tập kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực KH&CN của Chi cục DS-KHHGĐ một số tỉnh, thành phố. - Khảo sát đội ngũ nhân lực KH&CN trong các đơn vị DS,CSSKSS Phú Thọ. - Khảo sát về tác động các chính sách đang thực thi có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong trong lĩnh vực DS,CSSKSS tỉnh Phú Thọ. 7. Câu hỏi nghiên cứu: Chính sách nào cho phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS của tỉnh Phú Thọ nhằm khắc phục tình trạng nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực này thiếu về số lƣợng, yếu về chất lƣợng ? 8. Giả thuyết nghiên cứu Xây dựng chính sách phù hợp thì nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS tỉnh Phú Thọ sẽ có sự phát triển về số lƣợng, chất lƣợng. - Chính sách phát triển nhân lực KH&CN: + Chính sách đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực KH & CN + Chính sách tuyển dụng, sử dụng cán bộ (Thu hút nhân lực KH&CN theo dự án, Bổ sung nhân lực KH&CN) + Chính sách khuyến khích, đãi ngộ 9. Phƣơng pháp chứng minh luận điểm: 11 - Phân tích chính sách hiện hành của Nhà nƣớc, của ngành Y tế, DS,CSSKSS về tổ chức, bộ máy của các đơn vị DS,CSSKSS cấp tỉnh. - Phân tích chính sách hiện hành của tỉnh về tổ chức, bộ máy của các đơn vị DS,CSSKSS của tỉnh Phú Thọ - Phân tích tài liệu, số liệu: Sử dụng số liệu cuộc Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 1999, 2009; Sử dụng số liệu của Cục thống kê, số liệu của Sở Y tế Phú Thọ, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh và các công trình, dự án, các bài viết của nhiều tác giả. - Tham khảo ý kiến chuyên gia. - Điều tra chọn mẫu. - Phỏng vấn sâu. 10. Nội dung nghiên cứu: Luận cứ lý thuyết: - Khái niệm: + Nguồn nhân lực, nguồn nhân lực KH&CN; nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS; nguồn nhân lực KH&CN của các đơn vị DS,CSSKSS của tỉnh. + Kết cấu của nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS của tỉnh. + Phát triển nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực KH&CN; phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS của tỉnh. + Chính sách; chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN; chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS của tỉnh. - Các nội hàm của: Phát triển nguồn nhân lực KH&CN; phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS của tỉnh. Luận cứ thực tế: - Sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS của tỉnh để đáp ứng những biến đổi mới về cơ cấu, chất lƣợng dân số hiện nay. 12 - Chính sách cụ thể để thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS. 11. Kết cấu của luận văn: Chƣơng Mở đầu. Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS. 1. Các khái niệm cơ bản 2. Khái niệm cơ cấu nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS. 3. Tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực trong lĩnh vực DS,CSSKSS. 4. Kinh nghiệm trong việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực DS,CSSKSS. Tiểu kết chƣơng 1 Chƣơng 2: Thực trạng nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS tỉnh Phú Thọ. 1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS. 2. Thực trạng nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS tỉnh Phú Thọ. 3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS tỉnh Phú Thọ. Tiểu kết chƣơng 2 Chƣơng 3: Chính sách để phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS tỉnh Phú Thọ. 1. Xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS 2. Đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực KH & CN 3. Tuyển dụng, sử dụng cán bộ 13 4. Khuyến khích, đãi ngộ Tiểu kết chƣơng 3 Kết luận và Kiến nghị. Danh mục tài liệu tham khảo. + Trích dẫn các tài liệu báo cáo về quản lý, sử dụng nguồn nhân lực KH&CN từ Hội thảo; các tạp chí, chuyên san về KH&CN của ngành Y tế, trong lĩnh vực DS,CSSKSS trong và ngoài nƣớc. + Các mẫu biểu khảo sát, điều tra. + Báo cáo tổng hợp số liệu đánh giá thực trạng về nhân lực KH&CN trong lĩnh vực DS,CSSKSS tỉnh Phú Thọ. 14 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KH&CN TRONG LĨNH VỰC DS,CSSKSS 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1. 1. Khái niệm chính sách Theo Từ điển tiếng Việt thì “chính sách” là “sách lƣợc và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đƣờng lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”. Theo tác giải Vũ Cao Đàm thì “chính sách là một tập hợp biện pháp đƣợc thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đƣa ra, trong đó tạo sự ƣu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ƣu tiên nào đó trong chiến lƣợc phát triển của một hệ thống xã hội” (9, tr. 11). Theo tác giả thì khái niệm “hệ thống xã hội” đƣợc hiểu theo một ý nghĩa khái quát. Đó có thể là một quốc gia, một khu vực hành chính, một doanh nghiệp, một nhà trƣờng, v.v… Cũng có một định nghĩa khác, “chính sách là chuỗi những hoạt động mà chính quyền chọn làm hay không làm với tính toán và chủ đích rõ ràng, có tác động đến ngƣời dân” . Nhƣ vậy, phân tích khái niệm “chính sách” thì thấy: - Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đƣa ra; - Chính sách đƣợc ban hành căn cứ vào đƣờng lối chính trị chung và tình hình thực tế; - Chính sách đƣợc ban hành bao giờ cũng nhắm đến một mục đích nhất định; nhằm thực hiện một mục tiêu ƣu tiên nào đó; chính sách đƣợc ban hành đều có sự tính toán và chủ đích rõ ràng. 1.1. 2. Khái niệm phát triển “ Phát triển là vận động, tiến triển theo chiều hướng tăng lên” (14, tr. 1321) hoặc có thể hiểu theo cách khác là: “ Biến đổi hoặc làm cho biến 15 đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” (7, tr.759). Phát triển xét trên phạm vi phát triển con ngƣời thì đó là sự gia tăng giá trị cho con ngƣời về cả tinh thần, đạo đức, tâm hồn, trí tuệ, kỹ năng...lẫn thể chất. Phát triển nguồn lực con ngƣời nhằm gia tăng các giá trị ấy cho con ngƣời, làm cho con ngƣời trở thành những ngƣời lao động có năng lực và phẩm chất cần thiết, đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội 1.1.3. Khái niệm nguồn nhân lực Có khá nhiều những khái niệm khác nhau về “nguồn nhân lực”, nhƣ: - Nguồn nhân lực là nguồn lực con ngƣời của những tổ chức (với qui mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia, khu vực, thế giới. Cách hiểu này về nguồn nhân lực xuất phát từ quan niệm coi nguồn nhân lực là nguồn lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnh phục vụ cho sự phát triển nói chung của các tổ chức; - Trong báo cáo của Liên hiệp quốc đánh giá về những tác động của toàn cầu hóa đối với nguồn nhân lực đã đƣa ra khái niệm nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực thực có thực tế cùng với những năng lực tồn tại dƣới dạng tiềm năng của con ngƣời. Quan niệm về nguồn nhân lực theo hƣớng tiếp cận này có phần thiên về chất lƣợng của nguồn nhân lực. Trong quan niệm này, điểm đƣợc đánh giá cao là coi các tiềm năng của con ngƣời cũng là năng lực khả năng để từ đó có những cơ chế thích hợp trong quản lý, sử dụng. Quan niệm về nguồn nhân lực nhƣ vậy cũng cho ta thấy phần nào sự tán đồng của Liên hiệp quốc đối với phƣơng thức quản lý mới. 16 - Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân bảo đảm nguồn sáng tạo cùng các nội dung khác cho sự thành công, đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức . Tuy có những khái niệm khác nhau tùy theo theo giác độ tiếp cận nghiên cứu nhƣng điểm chung của các khái niệm trên về nguồn nhân lực là: - Số lƣợng nhân lực. Nói đến nguồn nhân lực của của bất kỳ một tổ chức, một địa phƣơng hay một quốc gia nào câu hỏi đầu tiên đặt ra là có bao nhiêu ngƣời và sẽ có thêm bao nhiêu nữa trong tƣơng lai. Đấy là những câu hỏi cho việc xác định số lƣợng nguồn nhân lực. Sự phát triển về số lƣợng nguồn nhân lực dực trên 2 nhóm yếu tố bên trong (ví dụ: nhu cầu thực tế công việc đòi hỏi phải tăng số lƣợng lao động) và những yếu tố bên ngoài của tổ chức nhƣ sự gia tăng về dân số hay lực lƣợng lao động do di dân. Chất lƣợng nhân lực. Chất lƣợng nhân lực là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận nhƣ trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khỏe, thẩm mỹ.v.v…của ngƣời lao động. Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét, đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực. - Cơ cấu nguồn nhân lực. Cơ cấu nhân lực là yếu tố không thể thiếu khi xem xét đánh giá về nguồn nhân lực. Cơ cấu nhân lực thể hiện trên các phƣơng diện khác nhau nhƣ: cơ cấu trình độ đào tạo, giới tính, độ tuổi.v.v…Cơ cấu nguồn nhân lực của một quốc gia nói chung đƣợc quyết định bởi cơ cấu đào tạo và cơ cấu kinh tế theo đó sẽ có một tỷ lệ nhất định nhân lực. Chẳng hạn nhƣ cơ cấu nhân lực lao động trong khu vực kinh tế tƣ nhân của các nƣớc trên thế giới phổ biến là 5-3-1`, cụ thể là 5 công nhân kỹ thuật, 3 trung cấp nghề và 1 kỹ sƣ; đối với nƣớc ta cơ cấu này có phần ngƣợc lại, tức số ngƣời có trình độ đại học, trên đại học nhiều hơn số công nhân kỹ thuật. 17 Tóm lại, nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm các yếu tố số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu phát triển ngƣời lao động nói chung cả hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai tiềm năng của mỗi tổ chức, địa phƣơng, mỗi quốc gia, khu vực và thế giới. 1.2. Nhân lực khoa học và công nghệ 1.2.1. Khái niệm nhân lực khoa học và công nghệ Trên thế giới hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về nhân lực khoa học và công nghệ. Khái niệm về nhân lực KH&CN có thể đƣợc hiểu theo những cách khác nhau. Theo tài liệu của Bộ KH&CN dựa theo cuốn “ Cẩm nang về đo lƣờng nguồn nhân lực KH&CN” của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), thì nhân lực KH&CN bao gồm những ngƣời đáp ứng đƣợc một trong những điều kiện sau đây: - Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng về một lĩnh vực KH&CN; - Chƣa tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhƣng làm một công việc trong một lĩnh vực KH&CN đòi hỏi trình độ tƣơng đƣơng (4, tr. 61). Theo định nghĩa trên, nhân lực KH&CN đƣợc diễn giải bao gồm những ngƣời: - Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng và làm việc trong một ngành KH&CN; - Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhƣng không làm việc trong một ngành KH&CN nào; - Chƣa tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhƣng làm một công việc trong một lĩnh vực KH&CN đòi hỏi trình độ tƣơng đƣơng. Theo quan điểm của Bộ KH&CN, có 05 lực lƣợng làm KH&CN: - Nhân lực KH&CN làm quản lý KH&CN; - Nhân lực KH&CN làm việc trong các tổ chức KH&CN: các Viện nghiên cứu, Trƣờng Đại học, Trung tâm nghiên cứu KH&CN; - Nhân lực KH&CN tại các doanh nghiệp; 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan