Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách phát triển kinh tế bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn tây...

Tài liệu Chính sách phát triển kinh tế bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn tây nguyên (1)

.PDF
236
8
73

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2021 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. NGUYỄN HOÀNG HIỂN 2. TS. NGUYỄN ĐĂNG QUẾ HÀ NỘI, 2021 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 BHXH Bảo hiểm xã hội 2 CBCC Cán bộ công chức 3 CSHT Cơ sở hạ tầng 4 CSPTKT Chính sách phát triển kinh tế 5 CSPTKTBV Chính sách phát triển kinh tế bền vững 6 CSGNBV Chính sách giảm nghèo bền vững 7 DTTS Dân tộc thiểu số 8 DTTS & MN Dân tộc thiểu số và miền núi 9 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 10 GNBV Giảm nghèo bền vững 11 KT-XH Kinh tế - xã hội 12 PTBV Phát triển bền vững 13 PTKT Phát triển kinh tế 14 PTKTBV Phát triển kinh tế bền vững 15 Ttg Thủ tướng 16 TDMNBB Trung du miền núi Bắc Bộ 17 VH-XH Văn hóa – xã hội 3 DANH MỤC BẢNG Stt Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Bảng 3.7 Bảng 3.8 Bảng 3.9 Bảng 3.10 Bảng 3.11 Bảng 3.12 Bảng 3.13 Bảng 3.14 Bảng 3.15 Tên Bảng Diện tích, dân số và mật độ dân số các tỉnhTây Nguyên năm 2019 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo của các tỉnh Tây Nguyên so với một số vùng trong cả nước năm 2019 Thu nhập bình quân đầu người các tỉnh Tây Nguyên so với một số vùng của cả nước. Tỷ lệ đến trường của học sinh dân tộc thiểu số thuộc các cấp bậc học phổ thông các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2012 đến năm 2019 Tổng hợp kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai, chuyển đổi nghề cho dân tộc thiểu số Tây Nguyên giai đoạn 2011 2020 Tổng hợp diện tích rừng, đất lâm nghiệp được giao quản lý, sử dụng của các tỉnh Tây Nguyên tính đến năm 2020 Số hộ DTTS thiếu đất sản xuất tại 5 tỉnh Tây Nguyên tính đến năm 2020 Tổng hợp nguồn vốn đã chi cho chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại Tây Nguyên giai đoạn 2011 – 2020 Số thôn có đường giao thông được cứng hóa đến trung tâm xã các tỉnh Tây Nguyên tính đến năm 2020 Tình trạng sử dụng điện các xã vùng DTTS các tỉnh Tây Nguyên tính đến năm 2020 Số phòng học, trạm y tế các xã vùng DTTS các tỉnh Tây nguyên chưa được kiên cố hóa tính đến năm 2020 Tổng hợp dư nợ các chương trình tín dụng chính sách các tỉnh Tây Nguyên tính từ năm 2011 đến năm 2020 Tổng hợp các hình thức hỗ trợ sản xuất đối với dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong năm 2011 – 2020 Số lượng, tỷ lệ người dân có thẻ bảo hiểm y tế các tỉnh Tây Nguyên năm 2020 Số nhà văn hóa xã, thôn của các tỉnh Tây Nguyên chưa được 4 Trang 72 77 78 80 84 85 86 87 90 91 92 94 98 105 111 Bảng 3.16 Bảng 3.17 Bảng 3.18 kiên cố hóa tính đến năm 2020 Kết quả trả lời nhận định về mức độ phù hợp của các CSPTKT đã và đang triển khai ở địa bàn DTTS các tỉnh Tây Nguyên Tổng hợp số lượng văn bản chính sách phát triển kinh tế đã ban hành đối với DTTS Tây Nguyên giai đoạn 2011 – 2020 Nội dung của một số chương trình, chính sách phát triển kinh tế đối với DTTS Tây Nguyên 5 122 126 128 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Stt Tên Biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1 Tổng số hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo DTTS các tỉnh Tây Nguyên năm 2019 78 Biểu đồ 3.2 Nhận định về thu nhập người DTTS được cải thiện, duy trì 101 ổn định và không ngừng tăng lên Biểu đồ 3.3 So sánh về nhận định sự ổn định về thu nhập của Biểu đồ 3.4 Nhận định về mức độ tiếp cận các điều kiện sống và dịch 102 người DTTS Tây Nguyên 104 vụ xã hội cơ bản của người DTTS các tỉnh Tây Nguyên Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ đến trường của học sinh dân tộc thiểu số thuộc các 106 cấp bậc học phổ thông ở Tây Nguyên năm học 2018 2019. Biểu đồ 3.6 Nhận định về mức độ bảo tồn và phát huy các giá trị văn 109 hóa DTTS Tây Nguyên trong quá trình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế Biểu đồ 3.7 Các yếu tố đặc thù bị bỏ sót trong quá trình khảo sát, phân 110 tích, đánh giá khi xây dựng và triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế đối với DTTS Tây Nguyên Biểu đồ 3.8 Kết quả khảo sát nhận định về tác động của các chương 113 trình, chính sách phát triển kinh tế đến tình hình an ninh, quốc phòng tại địa bàn DTTS các tỉnh Tây Nguyên Biểu đồ 3.9 Kết quả nhận định về mức độ chú trọng việc khai thác, bảo 116 vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các chính sách phát triển kinh tế đối với DTTS Tây Nguyên. Biểu đồ 3.10 Mức độ tác động của các chính sách phát triển kinh tế đến 117 việc khai thác, bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguyên tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn DTTS các tỉnh Tây Nguyên Biểu đồ 3.11 Tỷ lệ che phủ rừng ở các tỉnh Tây Nguyên so sánh giữa năm 2014 và năm 2018 6 119 Biều đồ 3.12 Tỷ lệ các chính sách phát triển kinh tế ảnh hưởng đến môi 121 trường địa bàn DTTS Tây Nguyên Biểu đồ 3.13 Nhận định về nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực thi chính sách phát triển kinh tế đối với DTTS Tây Nguyên chưa bền vững 7 123 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Phần mở đầu .......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................4 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..............................................................5 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu .....................................................................7 6. Những đóng góp mới của luận án ....................................................................................8 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .........................................................................9 8. Cấu trúc của luận án.........................................................................................................9 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...........................................................................................................11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách công, chính sách kinh tế, chính sách phát triển kinh tế bền vững. ...................................................................................11 1.1.1. Các công trình trên thế giới ......................................................................................11 1.1.2. Các công trình trong nước ........................................................................................15 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách dân tộc, chính sách phát triển kinh tế đối với dân tộc thiểu số. ......................................................................................18 1.2.1. Các công trình trên thế giới ......................................................................................18 1.2.2. Các công trình trong nước ........................................................................................21 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế đối với Tây Nguyên. ..............................................................................................................................24 1.4. Những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu. ...............................................26 Tiểu kết chương 1 ...............................................................................................................28 8 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ......30 2.1. Dân tộc thiểu số và những đặc thù của dân tộc thiểu số. .......................................30 2.1.1. Dân tộc thiểu số ........................................................................................................30 2.1.2. Những đặc thù của dân tộc thiểu số ........................................................................ 31 2.2. Chính sách phát triển kinh tế bền vững đối với dân tộc thiểu số. ....................... 34 2.2.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của chính sách phát triển kinh tế bền vững đối với dân tộc thiểu số ............................................................................................................34 2.2.2. Nội dung chính sách phát triển kinh tế bền vững đối với dân tộc thiểu số ..............44 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế bền vững đối với dân tộc thiểu số ...............................................................................................................................46 2.3. Đánh giá chính sách phát triển kinh tế bền vững đối với dân tộc thiểu số. .........49 2.3.1. Phương pháp luận về đánh giá chính sách phát triển kinh tế bền vững đối với dân tộc thiểu số ........................................................................................................................ 49 2.3.2. Tiêu chí đánh giá tác động chính sách phát triển kinh tế bền vững đối với dân tộc thiểu số ...............................................................................................................................51 2.4. Kinh nghiệm trong nước và một số quốc gia về chính sách phát triển kinh tế bền vững đối với dân tộc thiểu số và bài học kinh nghiệm cho Tây Nguyên ..............55 2.4.1. Kinh nghiệm ở một số quốc gia ...............................................................................55 2.4.2. Kinh nghiệm trong nước ..........................................................................................62 2.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Tây Nguyên.....................................................................66 Tiểu kết chương 2 ...............................................................................................................69 Chương 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY NGUYÊN ........................................................70 3.1. Khái quát những yếu tố đặc thù dân tộc thiểu số Tây Nguyên có ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế bền vững...................................................................70 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................................70 3.1.2. Đặc điểm dân cư, dân tộc .........................................................................................72 3.1.3. Đặc điểm sản xuất kinh tế, văn hóa truyền thống ...................................................74 9 3.1.4. Thực trạng về phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên .... 76 3.2. Đánh giá kết quả thực thi một số chính sách phát triển kinh tế đối với dân tộc thiểu số Tây Nguyên .........................................................................................................81 3.2.1. Chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất và chính sách giao khoán, bảo vệ rừng ..81 3.2.2. Chính sách xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.....................................................88 3.2.3. Chính sách tín dụng ........................................................................................................................... 92 3.2.4. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ......................................................... 96 3.3. Đánh giá tác động chính sách phát triển kinh tế bền vững đối với dân tộc thiểu số Tây Nguyên ...................................................................................................... 100 3.3.1. Đánh giá tiêu chí tạo thu nhập bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số.............. 100 3.3.2. Đánh giá tiêu chí mức độ tiếp cận các điều kiện sống và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân tộc thiểu số............................................................................................... 103 3.3.3. Đánh giá tiêu chí đảm bảo giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ............................................................................................................................ 103 3.3.4. Đánh giá tiêu chí bảo đảm an ninh, quốc phòng địa bàn dân tộc thiểu số ............ 112 3.3.5. Đánh giá tiêu chí bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường địa bàn dân tộc thiểu số............................................. 115 3.4. Nguyên nhân hạn chế của chính sách phát triển kinh tế bền vững đối với dân tộc thiểu số Tây Nguyên và một số vấn đề đặt ra ....................................................... 121 3.4.1. Nguyên nhân hạn chế ............................................................................................ 121 3.4.2. Một số vấn đề đặt ra .............................................................................................. 125 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................................ 131 Chương 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY NGUYÊN .......................................................................................... 132 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế bền vững đối với dân tộc thiểu số Tây Nguyên........................................................... 132 4.1.1. Tình hình quốc tế .................................................................................................. 132 4.1.2. Tình hình trong nước............................................................................................. 133 10 4.2. Quan điểm và định hướng hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế bền vững đối với dân tộc thiểu số Tây Nguyên. .......................................................................... 135 4.2.1. Quan điểm của Đảng ............................................................................................. 135 4.2.2. Định hướng hoàn thiện chính sách xây dựng chính sách phát triển kinh tế bền vững đối với dân tộc thiểu số Tây Nguyên ..................................................................... 138 4.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế bền vững đối với dân tộc thiểu số Tây Nguyên ...................................................................................................... 143 4.3.1. Giải pháp đổi mới cách tiếp cận về chính sách phát triển kinh tế bền vững đối với dân tộc thiểu số Tây Nguyên ........................................................................................... 143 4.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện một số chính sách phát triển kinh tế đối với dân tộc thiểu số Tây Nguyên ....................................................................................................... 145 4.3.3. Nhóm giải pháp bảo đảm thực thi chính sách phát triển kinh tế bền vững đối với dân tộc thiểu số Tây Nguyên ........................................................................................... 155 4.4. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước. .......................................... 165 4.4.1. Đối với cơ quan Trung ương ................................................................................. 165 4.4.2. Đối với chính quyền các tỉnh Tây Nguyên ............................................................. 167 Tiểu kết chương 4 ............................................................................................................ 168 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 169 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 11 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia. Tính bền vững trong kinh tế được thể hiện trên nhiều phương diện: tăng trưởng kinh tế ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và bình đẳng về cơ hội tham gia cũng như hưởng thụ thành quả phát triển của người dân. Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động như áp lực từ sự gia tăng dân số toàn cầu, sự trỗi dậy của chủ nghĩa Dân tộc, việc hình thành các nền kinh tế lớn kéo theo chính sách bảo bộ mậu dịch…đã tác động rất lớn lên quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia: sự khan hiếm dần các nguồn lực tự nhiên, ô nhiễm môi trường sinh thái, văn hóa truyền thống bị mai một, nguy cơ bị đồng hóa dân tộc…Những tác động này ngày càng rõ nét, nhất là đối với những nhóm người yếu thế trong xã hội, trong đó có các tộc người thiểu số. Hiện nay, tuy có những quan điểm và định hướng khác nhau giữa các quốc gia về vấn đề dân tộc song Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đa sắc tộc khác trên thế giới luôn coi việc giải quyết tốt các mối quan hệ dân tộc, phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống của các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ hệ trọng của mình, quyết định đến sự phát triển chung của đất nước. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng”. Tại Khoản 4, Điều 5, Hiến pháp năm 2013 cũng tái khẳng định: “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các DTTS phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”. Tây nguyên cũng như nhiều vùng trong cả nước, cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) là một bộ phận không thể tách rời cộng đồng dân tộc. Với vị trí chiến lược của Tây Nguyên, chính sách phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của khu vực. Đảng bộ và chính quyền các tỉnh Tây Nguyên luôn xác định chủ trương: muốn phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh ở địa phương trước hết phải 12 bảo đảm và nâng cao đời sống kinh tế ở các địa bàn có đông đồng bào DTTS. Trong những năm qua, hệ thống chính sách phát triển kinh tế (CSPTKT) nói chung và CSPTKT đối với đồng bào DTTS nói riêng được triển khai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên khá đồng bộ trên các mặt, các lĩnh vực của đời sống như: chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; chính sách phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp; chính sách hỗ trợ về tín dụng; chính sách giải quyết đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn…Với sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ trực tiếp từ Trung ương và sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc các tỉnh Tây Nguyên trong những giai đoạn vừa qua đã gặt hái được nhiều thành công, đời sống người đồng bào DTTS không ngừng được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng lên một bước đáng kể. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển bền vững, CSPTKT đối với DTTS Tây Nguyên đang bộc lộ nhiều hạn chế nhất định như: chính sách mới chỉ tập trung vào các lĩnh vực phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, dẫn đến tài nguyên bị suy kiệt, môi trường sinh thái bị đe dọa; không gian sống đặc trưng và giá trị văn hóa truyền thống các DTTS Tây Nguyên bị xâm phạm và mai một dần; quá trình xây dựng và thực hiện một số CSPTKT chưa nghiên cứu, đánh giá sâu sắc về tính đặc thù DTTS nơi đây dẫn đến phát sinh khá nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai. Có những giai đoạn, cùng một nội dung chính sách nhưng được quy định trong nhiều chương trình, đề án khác nhau; thậm chí có quá nhiều chính sách đầu tư trên cùng địa bàn, cùng đối tượng dẫn đến nguồn lực bị phân tán, hiệu quả tác động đến đối tượng thụ hưởng chưa cao, chưa rõ nét, việc chậm hướng dẫn một số chính sách đã gây khó khăn cho các địa phương trong việc tổ chức thực hiện. Một số chính sách được nhiều Bộ, ngành đề xuất ban hành và nhiều cơ quan cùng thực hiện nhưng thiếu sự phối hợp; có những chính sách không còn phù hợp nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung, thiếu đồng bộ, còn chồng chéo, nguồn lực không tương xứng với quy định của chính sách, về tài chính mới chỉ đáp ứng được từ 30-50% nhu cầu, do vậy chưa khuyến khích sự phấn đấu vươn lên của một bộ phận đồng bào DTTS; tư tưởng trông chờ ỷ lại 13 vào trợ cấp của Nhà nước vẫn còn tồn tại; Do đó, mặc dù đã có rất nhiều chính sách phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS nhưng tỷ lệ hộ nghèo ở đồng bào DTTS vẫn còn cao, khoảng cách giàu nghèo giữa nhóm cộng đồng dân cư đồng bào DTTS với các nhóm dân cư khác chưa được thu hẹp, thậm chí có xu hướng giãn ra, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững; cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn, đặc biệt là vùng khó khăn còn yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, phát triển sản xuất của người dân. Hệ thống CSPTKT đối với DTTS Tây Nguyên đã được thực hiện qua nhiều giai đoạn nhưng cho đến nay mới chỉ có một số công trình khoa học nghiên cứu về phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững trên phạm vi vùng; chưa có một công trình khoa học nào tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học, đánh giá một cách đầy đủ tác động chính sách đối với đời sống các DTTS Tây Nguyên trên phương diện tiếp cận của phát triển bền vững. Vì vậy, việc nghiên cứu và hình thành cơ sở lý luận; phân tích, đánh giá về chính sách phát triển kinh tế bền vững đối với DTTS Tây Nguyên là rất cần thiết, qua đó chỉ ra những hạn chế trong nội dung chính sách, những yếu tố bất cập trong quá trình thực hiện một số chính sách, từ đó xây dựng các giải pháp có ý nghĩa thiết thực nhằm hoàn thiện CSPTKT bền vững đối với DTTS Tây Nguyên trong những giai đoạn tiếp theo. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Chính sách phát triển kinh tế bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn Tây Nguyên” để làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1. Mục đích Mục đích chung của luận án là đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học nhằm hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế đối với DTTS trên địa bàn Tây Nguyên đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS Tây Nguyên định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 14 Mục đích cụ thể của luận án nhằm xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về CSPTKT bền vững đối với DTTS; xác định căn cứ thực tiễn về CSPTKT đối với DTTS Tây Nguyên; nghiên cứu phương hướng và giải pháp hoàn thiện CSPTKT đối với DTTS Tây Nguyên đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và trong những giai đoạn tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ - Thứ nhất, tổng quan về tình hình nghiên cứu của các nhà khoa học, tác giả trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến đề tài luận án. - Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận về CSPTKTBV đối với DTTS. - Thứ ba, đánh giá kết quả thực thi một số CSPTKT đối với DTTS Tây Nguyên. - Thứ tư, đánh giá tác động CSPTKT đối với đồng bào DTTS Tây Nguyên dựa trên cách tiếp cận của phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, luận án xem xét về mức độ phù hợp của nội dung chính sách với đối tượng chính sách và những yêu cầu mà PTBV đặt ra. - Thứ năm, trên cơ sở quan điểm của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và quan điểm của riêng tác giả, luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện CSPTKT đối với DTTS trên địa bàn Tây Nguyên đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1 Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách phát triển kinh tế bền vững đối với DTTS trên địa bàn Tây Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Formatted: Indent: First line: 0.49", Space Before: 0 pt, After: 0 pt Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 13 pt, Bold, Not Italic - Về nội dung: Luận án tiếp cận CSPTKT từ góc độ công cụ chính sách, tiếp cận PTBV là mục tiêu của chính sách. Các chính sách được nghiên cứu trong luận án bao gồm: chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất và giao khoán, bảo vệ rừng; chính sách xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách tín dụng; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. 15 Trong điều kiện của luận án, tác giả đi sâu nghiên cứu đánh giá tác động chính sách đến đời sống đồng bào các DTTS Tây Nguyên dựa trên kết quả thực thi chính sách và các tiêu chí đánh giá. Từ đó, xem xét về mức độ phù hợp của nội dung chính sách so với đặc thù của đối tượng chính sách và những yêu cầu của phát triển bền vững. - Về không gian: Luận án nghiên cứu tại 5 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng). - Về thời gian: nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2020 (đây cũng là giai đoạn thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2011 đến năm 2020 và Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020), định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Vì vậy vấn đề nghiên cứu luận án cần phải được đặt trong sự tương tác với sự kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của thời đại hiện nay liên quan đến xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc nói chung và chính sách phát triển kinh tế đối với DTTS nói riêng. Vận dụng lý thuyết về khoa học quản lý công và phát triển theo quan điểm gắn lý luận – thực tiễn. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết: được tác giả sử dụng tại Chương 1 và chương 2 nhằm tiến hành lựa chọn, phân loại hệ thống tài liệu phục vụ nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu cơ sở khoa học của luận án thành các nhóm tài liệu: các công trình khoa học, giáo trình, sách báo, tạp chí; kỷ yếu hội thảo; tài liệu là văn kiện của Đảng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước…Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận cho phù hợp với yêu cầu và mục đích nghiên cứu của luận án. - Phương pháp tổng hợp, phân tích và thống kê: được sử dụng trong hầu hết các chương của luận án nhằm tổng hợp thông tin từ các nguồn tư liệu thứ cấp và sơ cấp 16 đáng tin cậy, thiết lập các bảng biểu, biểu đồ phục vụ việc phân tích và đánh giá hệ thống chính sách phát triển kinh tế bền vững đối với DTTS Tây Nguyên. - Phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi: được sử dụng chủ yếu tại chương 3 và một phần của chương 4, cụ thể: Thiết kế 02 mẫu phiếu điều tra xã hội học, khảo sát trên 03 nhóm đối tượng: nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách; nhóm những người trực tiếp thực hiện chính sách và nhóm cán bộ lãnh đạo cấp phòng tại các cơ quan, đơn vị ở các tỉnh Tây Nguyên. Cụ thể như sau:  Tổng số phiếu khảo sát: 500 phiếu, trong đó: + Đối tượng thụ hưởng chính sách (người DTTS): 300 phiếu (mỗi tỉnh chọn 02 huyện, mỗi huyện chọn 03 xã, 10 phiếu/01 xã). + Cán bộ, công chức (cán bộ công chức thực hiện chính sách và cán bộ, công chức lãnh đạo): 200 phiếu.  Địa điểm được lựa chọn để tiến hành điều tra gồm: + Cấp tỉnh (bao gồm 5 tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, KonTum, Đắk Nông, Lâm Đồng): Văn phòng UBND, Ban Dân tộc trực thuộc Hội đồng nhân dân; Ban Dân tộc trực thuộc Ủy ban nhân dân; Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch. + Cấp huyện (bao gồm 10 huyện): Đắk Tô, Đắk Hà (tỉnh Kon Tum); Chư Sê, Đức Cơ (tỉnh Gia Lai); Krông Bông, EaSúp (tỉnh Đắk Lắk); Krông Nô, Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông); Đức Trọng, Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng). Địa bàn các huyện có đặc điểm tương đồng như: (1) Vị trí địa lý địa bàn nông thôn miền núi, khoảng cách từ huyện đến trung tâm tỉnh: từ 40km trở lên. (2) Đặc điểm thành phần dân tộc phải có người DTTS sinh sống chiếm tỷ lệ từ 40% trở lên. (3) Có người DTTS và hộ DTTS nghèo, hộ DTTS có mức thu nhập trung bình trở lên. (4) Đã và đang triển khai thực hiện một số CSPTKT mà phạm vi nghiên cứu luận án đề cập. 17 + Cấp xã: gồm 30 xã tại các huyện ở trên. Địa bàn các xã có đặc điểm tương đồng như: (1) Có đồng bào DTTS cư trú. (2) Có người DTTS và hộ DTTS nghèo, hộ DTTS có mức thu nhập trung bình trở lên. (3) Đã và đang triển khai thực hiện CSPTKT mà phạm vi nghiên cứu luận án đề cập. Kết quả khảo sát là nguồn thông tin sơ cấp rất quan trọng phục vụ việc phân tích, đánh giá các vấn đề mà luận án đặt ra, kết hợp các thông tin thứ cấp giúp tác giả có cơ sở thực tiễn để đánh giá tác động CSPTKT đối với DTTS Tây Nguyên đã đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững hay chưa. Từ đó xác định nguyên nhân và tìm kiếm giải pháp cho luận án. - Phương pháp phỏng vấn, chuyên gia: tác giả sử dụng phương pháp này nhằm trao đổi, tham khảo ý kiến của Quý thầy cô giáo, các cán bộ khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp thực hiện chính sách, kết hợp với phương pháp quan sát thực địa nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển kinh tế đối với DTTS. 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu 5.1. Giả thuyết khoa học Luận án được tiến hành để chứng minh các giả thuyết khoa học dưới đây: Giả thuyết 1: Tác động từ CSPTKT đến đời sống đồng bào các DTTS Tây Nguyên chưa thật sự đáp ứng mục tiêu của PTBV. Giải thuyết 2: Nội dung một số CSPTKT vẫn còn bất cập, chưa phù hợp với đặc thù của đồng bào DTTS Tây nguyên và chưa chú trọng các trụ cột của PTBV. Giả thuyết 3: Nguyên nhân dẫn đến sự tác động từ CSPTKT đến với DTTS Tây Nguyên chưa đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững có thể xuất phát từ những lý do: nội dung một số chính sách chưa thật sự phù hợp với đặc thù của DTTS Tây Nguyên, đồng thời chưa chú trọng các trụ cột trong PTBV; việc huy động, quản lý và sử dụng 18 các nguồn lực cho chính sách còn nhiều hạn chế; xuất phát điểm của các DTTS Tây Nguyên thấp, ý thức tự vươn lên phát triển của đa số đồng bào Tây Nguyên chưa cao… 5.2. Câu hỏi nghiên cứu. - Cơ sở lý luận về CSPTKT bền vững đối với DTTS là gì? - Kết quả thực thi một số CSPTKT đối với DTTS Tây Nguyên hiện nay như thế nào? - CSPTKT đối với DTTS Tây Nguyên đã tác động đến đời sống đồng bào các DTTS Tây Nguyên ra sao, có đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững hay không? - Nội dung CSPTKT đối với DTTS Tây Nguyên liệu đã phù hợp với đối tượng chính sách hay chưa? - Những nguyên nhân nào dẫn đến việc thực thi CSPTKT đối với DTTS Tây Nguyên chưa bền vững? - Để phát triển kinh tế bền vững đối với DTTS Tây Nguyên cần những giải pháp chính sách gì? 6. Những đóng góp mới của luận án. Luận án là kết quả nghiên cứu khoa học, độc lập của tác giả và có những đóng góp mới sau: - Luận án củng cố và bổ sung về mặt học thuật một số khái niệm và nội dung: phát triển kinh tế bền vững, chính sách phát triển kinh tế bền vững, CSPTKT bền vững đối với DTTS; vai trò chính sách và các yếu tố ảnh hưởng đến CSPTKT bền vững đối với DTTS; các tiêu chí đánh giá tác động CSPTKT bền vững đối với DTTS. - Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả thực thi một số CSPTKT cụ thể; luận án đánh giá tác động chính sách đến đồng bào các DTTS Tây Nguyên, tác giả đã chứng minh rằng các tác động chính sách chưa đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững, nội dung một số chính sách chưa phù hợp với đặc thù DTTS nơi đây. Đồng thời tác giả cũng đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên và những vấn đề chính sách phát sinh. 19 - Thông qua các nghiên cứu của mình, tác giả xây dựng một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện CSPTKT đối với DTTS Tây Nguyên đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. Luận án đề xuất 03 giải pháp chính: giải pháp đổi mới cách tiếp cận CSPTKT bền vững đối với DTTS; các giải pháp hoàn thiện một số CSPTKT cụ thể gắn với đặc thù DTTS Tây Nguyên; giải pháp nhằm đảm bảo thực thi CSPTKTBV đối với DTTS Tây Nguyên. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. - Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở khoa học về chính sách phát triển kinh tế đối với DTTS, chính sách phát triển kinh tế bền vững. Hơn thế nữa, luận án còn là nguồn luận cứ để phục vụ cho việc bổ sung, hoàn thiện lý luận, quan điểm, chủ trương của Đảng và định hướng của Nhà nước về chính sách phát triển kinh tế đối với DTTS ở Việt Nam nói chung và chính sách phát triển kinh tế đối với DTTS ở Tây Nguyên nói riêng đáp ứng mục tiêu PTBV. - Ý nghĩa thực tiễn: + Luận án góp phần thực hiện chỉ đạo Chính phủ về rà soát, điểu chỉnh bổ sung xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển kinh tế đối với DTTS nói chung và DTTS Tây Nguyên nói riêng trong tình hình hiện nay cũng như những giai đoạn tiếp theo. + Những kết quả thu được của Luận án trong quá trình tiếp cận, đánh giá, một số chính sách phát triển kinh tế đối với DTTS trên địa bàn Tây Nguyên; phát hiện những bất cập trong chính sách trước yêu cầu phát triển bền vững và đề xuất các giải pháp chính sách…; góp phần cung cấp thêm những bằng chứng khoa học thực tiễn để các cơ quan liên quan tham khảo trong quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách trên. 8. Cấu trúc của luận án. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất