Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách phát triển hệ thống thông tin khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hà...

Tài liệu Chính sách phát triển hệ thống thông tin khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hàng hải việt nam

.PDF
195
67
100

Mô tả:

1. Lý do nghiên cứu Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của KH&CN đem tới khả năng cung cấp thông tin mọi lúc, mọi nơi phục vụ các hoạt động kinh tế xã hội, đem lại hiệu quả rất lớn cho lợi ích của một quốc gia. Thông tin là một loại sản phẩm có khả năng làm thay đổi giá trị lao động, sản xuất của xã hội. Hoạt động thông tin KH&CN trên toàn thế giới trong những năm qua đã có những bước tiến vượt bậc từ những thư viện đơn giản truyền thống với những kết nối nội bộ trong không gian nhỏ hẹp từ những năm 1969 tại Hoa Kỳ đến nay đã phát triển thành những trung tâm thông tin KH&CN điện tử, với những siêu máy tính được kết nối toàn cầu thông qua mạng internet với hàng triệu đơn vị thông tin được trao đổi, cập nhật mỗi giây. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hợp tác chia sẻ thông tin ngày càng được chú trọng và quan tâm. Với từng quốc gia sẽ có những chính sách khác nhau cho việc phát triển hoạt động thông tin KH&CN với mục đích phục vụ các hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động kinh tế xã hội khác. Chính sách đúng đắn sẽ có giá trị quyết định với sự phát triển của một đất nước đem lại giá trị toàn diện về mọi mặt khoa học, giáo dục, kinh tế xã hội,... Trong đó chính sách phát triển hoạt động thông tin KH&CN cũng là một trong những chính sách quan trọng đối với công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, công cuộc phát triển KH&CN của bất kỳ quốc gia nào. Lĩnh vực hàng hải là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm các cơ quan đơn vị đào tạo, nghiên cứu chuyển giao công nghệ hàng hải như các trường đại học, trung tâm viện nghiên cứu hàng hải, ngành đóng tàu, ngành kinh tế vận tải biển, các hoạt động khai thác cảng và các hoạt động hỗ trợ logistics. Các hoạt động hàng hải là rất quan trọng đối với các quốc gia nằm bên bờ biển.
. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ HUY THẮNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ HUY THẮNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ Mã số: Thí điểm LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS Trần Thị Quý Hà Nội – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Vũ Huy Thắng, nghiên cứu sinh khóa QH-2015-X, chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ, Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Quý. Các kết quả nghiên cứu, khảo sát đều do tôi trực tiếp thực hiện. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là hoàn toàn chính xác, trung thực và nội dung nghiên cứu của tôi không trùng với bất cứ nghiên cứu nào khác trong và ngoài nước. Hà Nội, tháng 11 năm 2020 Tác giả Vũ Huy Thắng LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Nhà trường, các cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong lĩnh vực hàng hải; các thầy cô, các cán bộ, nhà khoa học và bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành bản luận án này. Tôi đặc biệt xin chân thành cảm ơn: Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và định hướng, góp ý giúp tôi hoàn thành chương trình học và hoàn thiện luận án; Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Thư viện Hàng hải, Viện Nghiên cứu KH&CN Hàng hải, các cán bộ giảng viên, nhà khoa học đã giúp tôi trong quá trình thực hiện các khảo sát, nghiên cứu; PGS.TS Đào Thanh Trường; PGS.TS. NGƯT Trần Thị Quý cùng các nhà khoa học, các thầy giáo: PGS.TS Vũ Cao Đàm; cùng các thầy, cô trong Khoa Khoa học Quản lý, Viện nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Ban biên tập Tạp chí Nghiên cứu Chính sách và Quản lý đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu; Tôi đã không ngừng học hỏi, tìm tòi và nỗ lực hết sức mình, song đề tài là một vấn đề mới chưa ai thực hiện, mang tính bao quát trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam do đó có thể không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi xin chân thành tiếp thu những ý kiến đóng góp của các thầy, cô, các nhà khoa học để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2020 Tác giả Vũ Huy Thắng DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung Dịch nghĩa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN Association of South East Asian Nations BGTVT Bộ Giao thông Vận tải CSDL Cơ sở dữ liệu DDC Dewey Decimal Classification ĐHGTVT-TP. HCM Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh ĐHHHVN Đại học Hàng hải Việt Nam EU European Union Liên minh Châu âu GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội HTTT Hệ thống thông tin IMO International Maritime Organization Tổ chức Hàng hải thế giới ISBD International Standard Bibliographic Description Mô tả thư mục theo tiêu chuẩn quốc tế KH&CN Khoa học và công nghệ KH&KT Khoa học và kĩ thuật NCKH Nghiên cứu khoa học NXB Nhà xuất bản OCLC Online Computer Library Center Tổ chức liên hợp thư viện toàn cầu OECD Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế TVHH Thư viện Hàng hải TT KH&CN Thông tin khoa học và công nghệ TTTT Trung tâm thông tin TTTV Thông tin - Thư viện R&D Research and Development Nghiên cứu triển khai SCI Science Citation Index Danh mục trích dẫn khoa học Bảng phân loại thập phân Dewey MỤC LỤC 1. Lý do nghiên cứu......................................................................................... 10 2. Ý nghĩa lý thuyết của nghiên cứu ............................................................... 12 3. Ý nghĩa thực tế của nghiên cứu................................................................... 12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 12 5. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .......... 13 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 14 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN PHÂN TÍCH MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...............................................................18 1.1 Công trình nghiên cứu ở nước ngoài......................................................... 18 1.1.1 Chính sách hàng hải và thông tin KH&CN ........................................... 18 1.1.2 Vấn đề chính sách hàng hải.................................................................... 19 1.1.3 Vấn đề hệ thống thông tin KH&CN....................................................... 21 1.1.4 Vấn đề khoa học và công nghệ .............................................................. 22 1.1.5 Chính sách phát triển các HTTT KH&CN lớn trên thế giới .................. 23 1.2. Công trình nghiên cứu ở trong nước ........................................................ 31 1.2.1 Nghiên cứu về xây dựng chính sách KH&CN ....................................... 31 1.2.2 Chính sách phát triển thông tin KH&CN hàng hải ................................ 33 1.2.3 Chính sách nhân lực KH&CN và quản lý hàng hải ............................... 35 1.2.4 Chính sách tài chính hàng hải ................................................................ 35 1.2.5 Chính sách quản lý hàng hải .................................................................. 36 1.2.6 Chính sách phát triển hệ thống thông tin hàng hải................................. 37 1.3 Các chính sách phát triển hệ thống thông tin KH&CN Việt Nam............ 38 1.3.1 Hoạt động thông tin KH&CN ................................................................ 38 1.3.2 Mạng lưới các tổ chức thông tin KH&CN Việt Nam ........................... 40 1 1.3.3 Nguồn tin KH&CN ................................................................................ 41 1.4 Những vấn đề còn tồn tại liên quan đến đề tài .......................................... 43 1.4.1 Đánh giá chung ...................................................................................... 43 1.4.2 Những khoảng trống nghiên cứu............................................................ 45 * Tiểu kết chương 1......................................................................................... 46 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI VIỆT NAM .........................................................................................48 2.1 Hệ khái niệm công cụ................................................................................ 48 2.1.1 Khái niệm chính sách ............................................................................. 48 2.1.2 Khái niệm đánh giá chính sách .............................................................. 49 2.1.3 Khái niệm phân tích chính sách ............................................................. 50 2.1.4 Khái niệm khung chính sách .................................................................. 50 2.1.5 Khái niệm thông tin ................................................................................ 51 2.1.6 Khái niệm thông tin KH&CN ................................................................ 54 2.1.7 Thống nhất khái niệm hệ thống và hệ thống thông tin .......................... 55 2.1.8 Khái niệm hệ thống thông tin KH&CN ................................................. 59 2.1.9 Cấu trúc hệ thống thông tin KH&CN .................................................... 59 2.1.10 Các sản phẩm thông tin KH&CN ........................................................ 60 2.1.11 Dịch vụ thông tin KH&CN .................................................................. 62 2.1.12 Khái niệm chính sách phát triển hệ thống thông tin KH&CN ............. 63 2.1.13 Khái niệm lĩnh vực hàng hải ................................................................ 63 2.1.14 Thông tin KH&CN hàng hải ................................................................ 64 2.2 Hệ khái niệm lý thuyết .............................................................................. 65 2.2.1. Mối quan hệ giữa HTTT, chính sách và người dùng tin....................... 65 2 2.2.2 Mối quan hệ giữa khoa học - thông tin và chính sách ........................... 67 2.2.3 Hệ thống chính sách trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam. ...................... 69 2.2.4 Cấu trúc hệ thống quản lý nhà nước về hàng hải Việt Nam. ................. 72 2.2.5 Tiêu chí đánh giá chính sách phát triển hệ thống TT KH&CN Hàng hải ....... 74 2.2.6 Chính sách định hướng quốc gia về phát triển nguồn tin KH&CN ............... 76 2.3 Các xu thế của khoa học và công nghệ. .................................................... 77 2.3.1 Khoa học và công nghệ là công cụ cho sự phát triển và những xu hướng lớn ảnh hưởng đến KH&CN hiện nay ............................................................ 77 2.3.2 Những công nghệ mới ............................................................................ 78 * Tiểu kết chương 2......................................................................................... 82 CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI VIỆT NAM .........................................................................................83 3.1 Kết quả khảo sát chính sách đáp ứng nhu cầu tin trong lĩnh vực hàng hải. ........ 84 3.1.1 Mục đích khảo sát .................................................................................. 84 3.1.2 Đối tượng khảo sát ................................................................................. 84 3.1.3 Kết quả khảo sát bằng phương pháp điều tra bảng hỏi .......................... 86 3.2 Kết quả khảo sát đề xuất chính sách và thực trạng khai thác thông tin KH&CN hàng hải ............................................................................................ 88 3.2.1 Đề xuất chính sách ................................................................................. 88 3.2.2 Thực trạng khai thác thông tin KH&CN hàng hải ................................. 89 3.2.3 Phân tích chính sách đáp ứng nhu cầu tin .............................................. 92 3.3 Kết quả khảo sát tại cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hàng hải...... 94 3.3.1 Đặc điểm chung...................................................................................... 94 3.3.2 Đặc điểm nguồn tin KH&CN hàng hải ................................................. 95 3.4 Phân tích về các chính sách vĩ mô đã ban hành ....................................... 98 3 3.4.1 Khái quát chính sách 1285 ..................................................................... 98 3.4.2 Khái quát chính sách 677 ..................................................................... 101 3.4.3 Khái quát chính sách 36 ....................................................................... 102 3.4.4 Bộ luật Hàng hải 2015......................................................................... 104 3.5 Thực trạng chính sách phát triển nguồn tin KH&CN hàng hải - nghiên cứu trường hợp Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). ......................... 105 3.5.1 Lý do chọn mẫu .................................................................................... 105 3.5.2 Kết quả khảo sát ................................................................................... 105 3.6 Thực trạng chính sách phát triển HTT KH&CN phục vụ đào tạo - nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ................................... 107 3.6.1 Tổng quan về Trường Đại học Hàng hải Việt Nam............................. 107 3.6.2 Các mục tiêu định hướng đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 ...... 107 3.6.3 Chính sách phát triển nguồn tin KH&CN ............................................ 111 3.6.4 Chính sách áp dụng phần mềm chống sao chép .................................. 113 3.6.5 Chính sách kết nối mạng thông tin KH&CN toàn cầu ........................ 116 3.6.6 Chính sách áp dụng chuẩn phân loại DDC .......................................... 117 3.6.7 Phân tích các tác động của chính sách phát triển hệ thống thông tin KH&CN tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ........................................ 118 * Tiểu kết chương 3....................................................................................... 121 CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT KHUNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI VIỆT NAM ............................................................................................ 123 4.1 Xu hướng chính sách phát triển thông tin KH&CN trên thế giới ........... 124 4.2 Dự báo xu hướng phát triển nguồn tin KH&CN Việt Nam .................... 127 4.3 Dự báo xu hướng sử dụng nguồn tin KH&CN hàng hải ........................ 130 4.3.1 Nguồn tin ngày càng phong phú và tăng tài liệu nội sinh.................... 130 4 4.3.2 Quan điểm của người dùng tin hàng hải .............................................. 131 4.3.3 Quan điểm của nhà quản lý hàng hải ................................................... 132 4.3.4 Quan điểm của tác giả .......................................................................... 133 4.4 Đề xuất khung chính sách ....................................................................... 134 4.4.1 Mục tiêu của khung chính sách ........................................................... 134 4.4.2 Đề xuất mô hình hệ thống thông tin KH&CN hàng hải ...................... 135 4.4.3 Vai trò cung cấp thông tin cho hệ thống .............................................. 136 4.5 Chính sách cần bổ sung mới ................................................................... 137 4.5.1 Chính sách kết nối các cơ quan hàng hải trong chia sẻ thông tin KH&CN ........................................................................................................ 137 4.5.2 Chính sách áp dụng chuẩn phân loại DDC 23 cho hệ thống thông tin KH&CN hàng hải ........................................................................................... 140 4.5.3 Chính sách tự chủ cho đơn vị đầu mối................................................. 142 4.6 Một số chính sách cần sửa đổi hoàn thiện .............................................. 145 4.6.1 Các chính sách chung ........................................................................... 145 4.6.2 Các chính sách đề xuất khác ................................................................ 146 4.7 Các chính sách có thể áp dụng cho toàn bộ hệ thống ............................. 149 4.7.1 Chính sách sử dụng phần mềm Turnitin .............................................. 149 4.7.2 Chính sách kết nối OCLC .................................................................... 151 4.8 Phân tích khung chính sách ..................................................................... 151 4.8.1 Phân tích tác động của khung chính sách ............................................ 151 4.8.2 Phân tích ảnh hưởng của khung chính sách ......................................... 152 4.8.3 Phân tích phản ứng xã hội của khung chính sách ................................ 153 4.8.4 Phân tích xung đột của khung chính sách ............................................ 153 * Tiểu kết chương 4....................................................................................... 154 5 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 155 KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................... 156 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................................. 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 158 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 166 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 186 PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................ 190 6 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH 1. Danh mục các bảng Bảng 2.1: Một số sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN……………… 62 Bảng 2.2: Các chuyên ngành KH&CN hàng hải…………………..…….. 64 Bảng 2.3: Chu trình bổ sung nguồn tin trong hệ thống thông tin KH&CN 67 Khái lược hệ thống quản lý nhà nước về hàng hải, Bộ Giao Bảng 2.4: Bảng 3.1: thông Vận tải…………..…………..……...………………....... 72 Đặc điểm về tuổi của đối tượng khảo sát……………………... 86 Các nghiên cứu sử dụng số liệu từ Cục Hàng hải Việt Nam Bảng 3.2: 2008 - 2018………………………............................................ 89 Các nghiên cứu sử dụng thông tin, số liệu từ Tổng Công ty Bảng 3.3: Hàng hải Việt Nam 2008 - 2018………………........................ 90 Bảng 3.4: Các nghiên cứu có sử dụng số liệu từ các cơ quan hàng hải khác…... 90 Bảng 3.5: Các đối tượng và số lượng phiếu điều tra……………….......... 91 Bảng 3.6 Kết quả điều tra người học…………………..……………...... & 3.7: Bảng 3.8: Bảng 3.9: Bảng 3.10: 92 Kết quả của chính sách phát triển nguồn tin điện tử ………..... 93 Các đơn vị quản lý thông tin KH&CN trong cấu trúc quản lý nhà nước trong lĩnh vực hàng hải …………………….……..... 95 Đặc điểm nguồn tin KH&CN hàng hải ………………………. 95 Số lượng văn bản chính sách của nhà nước đã ban hành có Bảng 3.11: Bảng 3.12: liên quan đến BGTVT và lĩnh vực hàng hải …………………. 96 Số lượng văn bản, chính sách do Bộ GTVT ban hành từ năm 7 1987 – 2019 thống kê theo hình thức văn bản …………..…… 97 Bảng 3.13: Thực trạng chính sách ban hành liên quan tới Vinalines …….. 106 Bảng 3.14: Kết quả bổ sung tài liệu từ năm 2014-2017 ..………………… 112 Bảng 3.15: Bảng 3.16: Bảng 3.17: Bảng 4.1: Sự thay đổi tỉ lệ trùng lặp trong thiết kế tốt nghiệp của sinh viên ngành Tự động Thủy khí qua các năm………………….. 114 Thực trạng chính sách phát triển HTTT KH&CN hàng hải….. 121 Thực trạng chính sách tài chính phát triển hệ thống thông tin KH&CN tại các đơn vị trực thuộc Bộ GTVT ……………....... 122 Tổng chi quốc gia cho phát triển KH&CN/GDP của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới………………………. 125 Bảng 4.2: Thực trạng đầu tư phát triển nguồn tin KH&CN trong nước.... 129 Bảng 4.3: Hiện trạng tạo lập nguồn tin KH&CN điện tử ……….………. 129 Bảng 4.4: Thực trạng đầu tư phát triển nguồn tin KH&CN trong nước .... 130 Bảng 4.5: Vai trò cung cấp thông tin cho hệ thống……………………… 136 2. Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 2.1: Các nước đứng đầu sử dụng thiết bị kết nối năm 2015……….. 79 Biểu đồ 3.1: Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng khảo sát ………………. 85 Biểu đồ 3.2: Đặc điểm về giới tính của đối tượng khảo sát ………………... 86 Biểu đồ 3.3: Nhu cầu tin và phản ánh của người dùng tin ……………….… 87 Biểu đồ 3.4: Thái độ của người dùng tin với thông tin KH&CN hàng hải…. 87 Biểu đồ 3.5: Biểu đồ 4.1: Đề xuất nhu cầu của người dùng tin về chính sách phát triển hệ thống thông tin KH&CN hàng hải ....................................... 88 Đánh giá xu hướng sử dụng nguồn tin KH&CN hàng hải của người dùng tin ………………………………………………... 131 8 Biểu đồ 4.2: Đánh giá xu hướng sử dụng nguồn tin KH&CN hàng hải của nhà quản lý ….…………….……………………...…............... 132 3. Danh mục các hình Hình 2.1: Cấu trúc paradigma của chính sách ……………………........... 50 Hình 2.2: Chính sách là một hệ thống …….…………………………….. 55 Hình 2.3: Mẫu sản phẩm thông tin KH&CN mô tả theo tiêu chuẩn quốc tế ISBD.. 60 Hình 2.4: Giao diện hệ thống CSDL Cục Thông tin KH&CN Quốc gia..……... 61 Hình 2.5: Mô hình liên kết hệ thống thông tin KH&CN………………... Hình 2.6: Cầu nối khoa học - thông tin và chính sách ………………...... 68 Hình 2.7: Tám xu hướng lớn ảnh hưởng đến KH&CN, OECD 2015..….. 78 Hình 4.1: Mô hình đề xuất HTTT KH&CN hàng hải Việt Nam...……… 135 9 66 MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của KH&CN đem tới khả năng cung cấp thông tin mọi lúc, mọi nơi phục vụ các hoạt động kinh tế xã hội, đem lại hiệu quả rất lớn cho lợi ích của một quốc gia. Thông tin là một loại sản phẩm có khả năng làm thay đổi giá trị lao động, sản xuất của xã hội. Hoạt động thông tin KH&CN trên toàn thế giới trong những năm qua đã có những bước tiến vượt bậc từ những thư viện đơn giản truyền thống với những kết nối nội bộ trong không gian nhỏ hẹp từ những năm 1969 tại Hoa Kỳ đến nay đã phát triển thành những trung tâm thông tin KH&CN điện tử, với những siêu máy tính được kết nối toàn cầu thông qua mạng internet với hàng triệu đơn vị thông tin được trao đổi, cập nhật mỗi giây. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hợp tác chia sẻ thông tin ngày càng được chú trọng và quan tâm. Với từng quốc gia sẽ có những chính sách khác nhau cho việc phát triển hoạt động thông tin KH&CN với mục đích phục vụ các hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động kinh tế xã hội khác. Chính sách đúng đắn sẽ có giá trị quyết định với sự phát triển của một đất nước đem lại giá trị toàn diện về mọi mặt khoa học, giáo dục, kinh tế xã hội,... Trong đó chính sách phát triển hoạt động thông tin KH&CN cũng là một trong những chính sách quan trọng đối với công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, công cuộc phát triển KH&CN của bất kỳ quốc gia nào. Lĩnh vực hàng hải là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm các cơ quan đơn vị đào tạo, nghiên cứu chuyển giao công nghệ hàng hải như các trường đại học, trung tâm viện nghiên cứu hàng hải, ngành đóng tàu, ngành kinh tế vận tải biển, các hoạt động khai thác cảng và các hoạt động hỗ trợ logistics. Các hoạt động hàng hải là rất quan trọng đối với các quốc gia nằm bên bờ biển. Hỗ trợ 10 đắc lực cho an ninh quốc phòng, các ngành công nghiệp biển, khai thác khoáng sản, dầu mỏ từ biển, các hoạt động khai thác hải sản từ biển. Singapore là một quốc gia tiêu biểu mà sự phát triển dựa vào các hoạt động hàng hải, mặc dù quốc gia này không có nguồn tài nguyên khoáng sản và các hoạt động của ngành nông nghiệp. Những năm qua nhờ các hoạt động hàng hải, cảng biển và logistics Singapore đã vươn mình trở thành một trong những quốc gia giàu có bậc nhất khu vực Đông Nam Á. Trên thế giới nhiều nước phát triển sở hữu biển có các hoạt động hàng hải đóng góp cho nền kinh tế rất lớn với hàng chục tỷ đô la mỗi năm, bằng 1/3 GDP của Việt Nam cả một năm. Trong khi đó Việt Nam là một nước có đường bờ biển lớn, với hơn 3260 km biển chạy dọc chiều dài của đất nước, tiếp nối với nhiều tuyến vận tải biển quốc tế quan trọng, với trên 32 triệu dân sống dọc bờ biển tiềm năng của Việt Nam về ngành công nghiệp hàng hải là không hề nhỏ. Để tiếp tục phát huy các tiềm năng của biển trong thế kỷ XXI, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 ngày 22/10/2018 đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thông tin KH&CN hàng hải là sản phẩm của các hoạt động KH&CN hàng hải, nó vừa là nguyên liệu vừa là kết quả đóng góp cho sự phát triển toàn diện trong lĩnh vực hàng hải từ quản lý, hoạt động kinh tế đến khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên hoạt động thông tin KH&CN chịu tác động rất lớn từ các chính sách của cơ quan ban hành. Việc nghiên cứu chính sách phát triển hoạt động thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải thực sự là một hoạt động cần thiết và cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thông tin KH&CN 11 trong toàn ngành hàng hải, đáp ứng tốt nhu cầu về thông tin KH&CN phục vụ cho chiến lược biển của đất nước. 2. Ý nghĩa lý thuyết của nghiên cứu Nghiên cứu đánh giá tổng quan và đưa ra một số đóng góp về mặt lý luận trong việc phân tích và đề xuất khung chính sách phát triển hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam. Nghiên cứu có ý nghĩa dự báo giúp cho việc xác định chiến lược tầm nhìn của ngành hàng hải trong việc phát triển nguồn tin KH&CN trở thành công cụ quan trọng cho việc phát triển KH&CN hàng hải của đất nước. 3. Ý nghĩa thực tế của nghiên cứu Nghiên cứu chỉ ra các mặt ưu, nhược điểm và đưa ra những giải pháp cho hệ thống thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải giúp cho việc tham khảo khi đầu tư phát triển và sử dụng thông tin KH&CN được hiệu quả hơn, tránh lãng phí tài chính, tài nguyên và cơ sở vật chất. Nghiên cứu là kênh tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo quản lý trong lĩnh vực hàng hải xây dựng chính sách phát triển hệ thống thông tin KH&CN. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tƣợng nghiên cứu: Chính sách phát triển hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải. * Phạm vi nghiên cứu: * Nghiên cứu tổng quan: nghiên cứu chung. * Nghiên cứu thực trạng: giai đoạn 2015-2019. * Phạm vi về quy mô: khoản 2, Điều 10 của Bộ luật Hàng hải - 2015 quy định: “Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện 12 quản lý nhà nước về hàng hải”. Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, khảo sát các cơ quan hàng hải trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. * Phạm vi về khía cạnh nghiên cứu: + Khái niệm về hệ thống thông tin theo cách hiểu về dữ liệu thông minh (smart data) bao gồm hai khía cạnh như sau: + thứ nhất, tổ chức cụ thể phát triển, đổi mới, giao tiếp và ghi lại thông tin. + thứ hai, hệ thống thông tin kỹ thuật số (DIS). Căn vào chuyên ngành đào tạo và mục đích của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu hệ thống thông tin KH&CN theo khía cạnh thứ nhất: các tổ chức cụ thể phát triển, đổi mới, giao tiếp và ghi lại thông tin KH&CN. * Phạm vi về không gian nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam 5. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu: - Nghiên cứu những chính sách nhằm phát triển hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam - Các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: + Nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải; + Nghiên cứu cơ sở lý luận cho hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải. + Đánh giá, khảo sát thực trạng, các mặt ưu nhược điểm trong lịch sử phát triển chính sách, phân tích các tác động khi thực thi chính sách tại các cơ quan thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam. 13 + Đưa ra đề xuất khung chính sách, phân tích ảnh hưởng của khung chính sách với tình hình thực tế để phát triển các hoạt động thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam. * Các câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam ra sao? - Chính sách nào có thể phát triển hoạt động thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam? * Giả thuyết nghiên cứu: - Hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải hiện nay rời rạc, thiếu các chính sách phát triển hoạt động thông tin KH&CN. - Các chính sách về kết nối, chia sẻ và tăng cường bổ sung nhân lực, tài lực, vật lực, tin lực KH&CN có thể phát triển hoạt động thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu * Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: khảo sát, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến hoạt động phát triển hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam. Phân tích, đánh giá các tài liệu về chính sách phát triển hệ thống thông tin, chính sách đáp ứng nhu cầu tin KH&CN tại các cơ quan hàng hải thuộc Bộ GTVT quản lý so sánh với các đơn vị hiện đại trong nước và quốc tế. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: thực hiện các cuộc phỏng vấn với các lãnh đạo các cơ quan thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam, các cán bộ quản lý thuộc các đơn vị trong lĩnh vực hàng hải. Tiến hành từ 8-10 cuộc phỏng vấn theo các cấp độ khác nhau tùy thuộc vào đối tượng 14 phỏng vấn. Nội dung phỏng vấn: nhằm làm rõ lịch sử ban hành, tác động của các chính sách phát triển hoạt động thông tin KH&CN và xu hướng chủ trương chính sách trong hiện tại và tương lai của từng cơ quan nghiên cứu cụ thể. - Phương pháp điều tra bảng hỏi: phỏng vấn sinh viên, thuyền viên, cán bộ nhà quản lý trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam và 3-5 đơn vị thuộc lĩnh vực hàng hải nhằm xác định nhu cầu chính sách, những bất cập của chính sách đáp ứng nhu cầu tin và sự ảnh hưởng của chính sách phát triển đến các hoạt động thông tin KH&CN. - Phương pháp quan sát, so sánh: thông qua việc khảo sát chính sách thực tế tại các đơn vị tác giả tiến hành tham quan nghiên cứu, ghi chép, so sánh các ưu nhược điểm trong thực tế nhằm rút ra kết luận về tính hiệu quả. - Lập khung phân tích chính sách theo phương pháp thuộc chuyên ngành Quản lý KH&CN. + Các chính sách đã ban hành được phân tích theo khung 3 bước: 1. Khái quát chính sách 2. Phân tích mục tiêu 3. Phân tích tác động hoặc xung đột hoặc ưu nhược điểm của chính sách trong lĩnh vực hàng hải + Các chính sách đề xuất được phân tích theo khung phân tích 3 bước: 1. Khái quát chính sách 2. Phương tiện thực hiện thực hiện chính sách 3. Phân tích tác động dự kiến hoặc SWOT * Phƣơng pháp chọn mẫu Đề tài áp dụng phương pháp chọn mẫu như sau: - Với mẫu khảo sát người dùng tin và nhu cầu tin, chọn mẫu ngẫu nhiên 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất