Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics của thành phố hải phòng theo hướng...

Tài liệu Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics của thành phố hải phòng theo hướng hiện đại. tt

.PDF
8
311
67

Mô tả:

1 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Thành phố Hải Phòng là cửa ngõ của khu vực phía Bắc và cả nước ra Vịnh Bắc Bộ và thế giới, với tiềm năng phát triển kinh tế xã hội to lớn và hệ thống cảng với lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất khu vực phía Bắc, đứng thứ 2 toàn quốc (sau thành phố Hồ Chí Minh), năm 2017 sản lượng hàng hoá qua cảng đạt 92 triệu tấn (chiếm 17,5% toàn quốc); trong đó hàng container đạt 43,9 triệu tấn; tương đương 3,85 triệu TEUs (chiếm 32% toàn quốc). Bên cạnh đó, Hải Phòng là thành phố duy nhất tại khu vực phía Bắc có đầy đủ 5 phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không và đường ống. Hệ thống cảng biển và hàng không thuận lợi cùng các điều kiện địa lý tự nhiên là tiền đề cho sự phát triển ngành dịch vụ Logistics tại thành phố Hải Phòng Phòng (UBND thành phố Hải Phòng (2017), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh) Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng logistics thành phố trên địa bàn Hải Phòng còn chưa đồng bộ, thiếu tính kết nối và chưa được quan tâm đúng mức với những rào cản như hệ thống chính sách chưa đồng bộ, vừa thiếu lại vừa yếu, cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống kho bãi manh mún, không đủ tiêu chuẩn, các doanh nghiệp logistics nhỏ lẻ, không đáp ứng được nhu cầu về cả số lượng, chất lượn. Một nghiên cứu cơ bản, đồng bộ về chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics theo hướng hiện đại của thành phố từ đó đưa ra những giải pháp tổng thể có cơ sở khoa học nhằm phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Thành phố Hải Phòng là rất cần thiết. Vì vậy, đề tài: “Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics của thành phố Hải Phòng theo hướng hiện đại” được lựa chọn nghiên cứu là phù hợp với yêu cầu phát triển của Thành phố Hải Phòng trong hội nhập quốc tế, nhất là trong bối cảnh thị trường logistics Việt Nam đã mở cửa trong WTO và ASEAN. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu (i) Luận giải cơ sở lý luận về các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn thành phố; (ii) Nhận diện được các nhân tố tác động đến các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn thành phố; (iii) Phân tích thực trạng các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics của thành phố Hải Phòng theo hướng hiện đại; (iv) Đề xuất phương hướng và giải pháp về chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics của thành phố Hải Phòng theo hướng hiện đại đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu (i) Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics ở địa phương cấp thành phố bao gồm những chính sách cụ thể nào? (ii) Có những tiêu chí nào có thể sử dụng để đánh (iii) Thực trạng chính sách phát triển cơ cở hạ tầng logistics của thành phố Hải Phòng theo hướng hiện đại, hiện nay như thế nào? Còn tồn tại những điểm yếu nào và nguyên nhân? (iv) Cần thực hiện những giải pháp nào để hoàn thiện chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics của thành phố Hải Phòng theo hướng hiện đại từ nay đến năm 2025, tầm nhìn 2030? 3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics bao gồm các chính sách liên quan đến cơ sở hạ tầng “phần cứng”, cơ sở hạ tầng “phần mềm” của thành phố Hải Phòng theo hướng hiện đại. Phạm vi nghiên cứu: - Luận án tâp trung chủ yếu nghiên cứu các chính sách cơ bản tác động đến phát triển cơ sở hạ tầng logistics của thành phố Hải Phòng theo hướng hiện đại, cụ thể: (i) Chiến lược và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng; (ii) Chính sách thu hút đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng logistics; (iii) Chính sách về sử dụng đất đai; (iv) Chính sách phát triển khoa học công nghệ, công nghệ thông tin; (v) Chính sách phát triển nguồn nhân lực; (vi) Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế. - Không gian, thời gian: Trên địa bàn thành phố Cảng Hải Phòng, thời gian nghiên cứu từ 2011-2017 và các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics của thành phố Hải Phòng theo hướng hiện đại đến năm 2025, tầm nhìn 2030 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề tài luận án 4.1. Cách tiếp cận trong nghiên cứu đề tài Nghiên cứu và phân tích nội hàm các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics của thành phố Hải Phòng theo hướng hiện đại (bao gồm chính sách của Trung ương và chính sách xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực thi của thành phố) 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Ngoài các phương pháp định tính và định lượng được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu đề tài, - Phương pháp nghiên cứu thống kê – so sánh: 4.3. Khung phân tích và mô hình nghiên cứu tổng quát đề tài luận án Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thực thi chính sách phát triển CSHT Logistics của Hải Phòng theo hướng hiện đại Các chính sách bộ phận của chính sách phát triển CSHT logistics của TP Hải Phòng theo hướng hiện đại Đối tượng của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics của thành phố Hải Phòng theo hướng hiện đại Mục tiêu của chính sách phát triển CSHT logistics của thành phố Hải Phòng theo hướng hiện đại Các yếu tố chung Chiến lược và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng Các tổ chức, doanh nghiệp cá nhân tham gia hoạt động logistics trên địa bàn Mục tiêu cụ thể: Hướng tới sự phát triển bền vững hệ thống logistics và kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng Các yếu đặc thù Chính sách thu hút đầu tư cho phát triển CSHTlogistics Chính sách về sử dụng đất đai Kinh nghiệm trong nước và quốc tế Chính sách phát triển KHCN, CNTT Chính sách phát triển nguồn nhân lực Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế Mục tiêu cụ thể: Khai thác tiềm năng và lợi thế của thành phố Cảng loại A1 - Nâng cao hiệu quả, chất lượng tăng trưởng kinh tế thành phố, nâng cao mức hưởng thụ của người dân về các dịch vụ 4.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Để phân tích chính sách phát triển CSHT logistics của thành phố Hải Phòng theo hướng hiện đại, tác giả sử dụng phân tích định tính (thông qua miêu tả) và phân tích định lượng (thông qua điều tra, phân tích thống kê số liệu). 5. Những điểm mới của luận án - Làm rõ nội hàm cơ sở hạ tầng logistics theo hướng hiện đại trên địa bàn thành phố và vai trò của nó đối với thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. - Xác định các yêu cầu đối với hệ thống cơ sở hạ tầng logistics theo hướng hiện đại cần phải đáp ứng trong quá trình xây dựng và phát triển - Xác định được các chính sách cơ bản tác động đến sự phát triển cơ sở hạ tầng logistics theo hướng hiện đại trên địa bàn thành phố - Phân định các chính sách tác động đến sự phát triển cơ sở hạ tầng phần cứng và cơ sở hạ tầng phần mềm đối với sự phát triển ngành dịch vụ logistics của thành phố Hải Phòng trong hội nhập và phát triển. - Phân tích và đánh giá đúng chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics theo hướng hiện đại của thành phố Hải Phòng trong thời gian qua và những vấn đề đặt ra trong hệ thống chính sách phát triển cơ sở hạ tầng. - Đề xuất các giải pháp liên quan đến các chính sách chủ yếu tác động đến sự phát triển cơ sở hạ tầng logistics theo hướng hiện đại của thành phố Hải Phòng góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa dịch vụ logistics trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn của thành phố. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, danh mục công trình công bố của tác giả, tài liệu tham khảo và kết luận, luận án được kết cấu theo 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics theo hướng hiện đại Chương 2: Những vấn đề lý luận về chính sách phát triển cơ sở hạ tầng Logistics theo hướng hiện đại 3 Chương 3: Phân tích thực trạng chính sách phát triển cơ sở hạ tầng Logistics của Thành phố Hải Phòng theo hướng hiện đại. Chương 4: Phương hướng và giải pháp về chính sách phát triển cơ sở hạ tầng Logistics của Thành phố Hải Phòng theo hướng hiện đại đến năm 2025 tầm nhìn 2030 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài liên quan chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics - Lý thuyết về chính sách phát triển - Các nghiên cứu về hệ thống logistics bao gồm yếu tố cơ sở hạ tầng - Các nghiên cứu về cơ sở hạ tầng logistics - Các nghiên cứu về chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics - Các nghiên cứu về Trung tâm logistics – Bộ phận quan trọng trong cơ sở hạ tầng logistics - Ảnh hưởng của chính sách đến phát triển CSHT và tăng trưởng kinh tế. 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước - Các nghiên cứu về CSHT logistcis - Các nghiên cứu về chính sách phát triển CSHT 1.3. Khoảng trống chưa được các công trình công bố nghiên cứu giải quyết - Các nghiên cứu trước đây chủ yếu nghiên cứu về các nội dung của logistics như chi phí Logistics, kho bãi, vận chuyển, chiến lược Logistics, hệ thống các nhân tố và thang đo ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng; nghiên cứu về phát triển hoạt động dịch vụ logistics, dịch vụ thương mại, chính sách về đầu tư phát triển giao thông vận tải, cảng biển và công nghệ thông tin. - Các nghiên cứu đưa ra các khái niệm chưa bao quát về cơ sở hạ tầng logistics, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics theo hướng hiện đại; phân tích đánh giá một cách đầy đủ, đề cập các nội dung chính sách, yếu tố ảnh hưởng đến của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics theo hướng hiện đại; đánh giá tác động của chính sách đến hiệu suất mục tiêu của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng Logistics theo hướng hiện đại của một khu vực, địa phương. - Vai trò của Nhà nước Trung ương và Chính quyền địa phương tác động đến sự phát triển cơ sở hạ tầng logistics bằng những chính sách nào thì chưa được nhiều tác giả làm rõ CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI 2.1. Khái quát về chính sách phát triển cơ sở hạ tầng Logistics theo hướng hiện đại 2.1.1. Khái quát về cơ sở hạ tầng Logistics theo hướng hiện đại 2.1.1.1. Khái niệm Logistics 2.1.1.2. Cơ sở hạ tầng Logistics 2.1.1.3. Cơ sở hạ tầng Logistics theo hướng hiện đại Cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại phải đáp ứng được các tiêu chí cơ bản như: - Chiến lược và quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng logistics phải đồng bộ, hiện đại và có tầm nhìn dài hạn. - Công nghệ xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng hiện đại, theo chuẩn mực quốc tế - Bảo đảm năng suất, chất lượng và hiệu quả trong khai thác sử dụng, cơ sở hạ tầng logistics nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội. - Bảo đảm sự phát triển bền vững cả về kinh tế xã hội và môi trường - Hệ thống cơ sở hạ tầng phải được tích hợp và kết nối liên hoàn các loại phương tiện vận tải. - Phù hợp với tiêu chuẩn của hệ thống cơ sở hạ tầng logistics khu vực, quốc tế 2.1.2. Khái niệm chính sách phát triển cơ sở hạ tầng Logistics theo hướng hiện đại 2.1.2.1. Khái niệm và phân loại chính sách tác động đến phát triển cơ sở hạ tầng logisitcs theo hướng hiện đại 2.1.2.2. Nguyên tắc trong hoạch định và thực thi chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics thành phố 2.1.2.3. Khái niệm chính sách phát triển cơ sở hạ tầng Logistics theo hướng hiện đại Từ khái niệm, mục tiêu của chính sách phát triển như đã trình bày ở phần trên cho phép nghiên cứu sinh đưa ra quan điểm của mình về chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics theo hướng hiện đại như sau: Là toàn bộ các quan điểm, định hướng, các giải pháp của nhà nước (Trung ương và thành phố) về phát triển cơ sở hạ tầng logistics được kết nối, trên cơ sở đó sử dụng hiệu quả kết cấu hạ tầng thương mại, giao thông và công nghệ thông tin theo hướng tối ưu hóa quá trình vận động hàng hóa trong chuỗi cung ứng sản phẩm từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng với chi phí logistics thấp nhất. 2.1.3. Đặc điểm của phát triển CSHT logistics và vai trò của chính sách phát triển CSHT trong hệ 5 thống Logistics thành phố 2.1.3.1. Đặc điểm của phát triển CSHT logistics 2.1.3.2. Vai trò của chính sách phát triển CSHT Logistics 2.2. Nội dung chính sách phát triển cơ sở hạ tầng Logistics theo hướng hiện đại và các tiêu chí đánh giá 2.2.1. Phát triển các cơ sở hạ tầng logistics 2.2.2. Nội dung phát triển cơ sở hạ tầng Logistics 2.2.1.3. Hình thức phát triển cơ sở hạ tầng logistics 2.2.3. Nội dung một số chính sách cụ thể tác động đến phát triển cơ sở hạ tầng Logistics - Chính sách trong xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng - Chính sách hỗ trợ nguồn vốn và thu hút đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng logistics - Chính sách về sử dụng đất đai -. Chính sách phát triển khoa học công nghệ, công nghệ thông tin - Chính sách phát triển nguồn nhân lực - Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế 2.2.4. Các tiêu chí đánh giá chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics thành phố - Tiêu chí đánh giá tính hiệu lực của chính sách - Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của chính sách - Tiêu chí đánh giá sự phù hợp của chính sách 2.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics theo hướng hiện đại 2.3.1. Các nhân tố chung 2.3.2. Các nhân tố đặc thù 2.4. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về chính sách phát triển cơ sở hạ tầng Logistics 2.4.1.Kinh nghiệm chính sách phát triển cơ sở hạ tầng Logistics trong nước 2.4.2. Kinh nghiệm của một số nước về chính sách phát triển cơ sở hạ tầng Logistics 2.4.3. Bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển CSHT Logistics đối với thành phố Hải Phòng Qua chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics của các nước có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho thành phố Hải Phòng như sau: 1. Với vị trí chiến lược thuận lợi cho phát triển giao thương nội địa và quốc tế, Hải Phòng đã tận dụng tốt lợi thế này trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng Logistics; có những kế hoạch dài hạn và chiến lược phát triển tổng thể hệ thống cơ sở hạ tầng Logistics khoa học và hợp lý. 2. Phát triển các khu vực Làng vận tải hay Cụm Logistics hoàn thiện như là những hệ thống cơ sở hạ tầng Logistics thu nhỏ. Công nghệ thông tin được ứng dụng vào hầu hết các khâu trong chuỗi cung ứng, làm tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của khách hàng 3. Chính sách phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng vận tải biển cần tập trung truớc hết là xây dựng các cảng biển, các trung tâm logistics - cảng cạn, cảng kho (ICD – Inland Container Depot), kho bãi, các khu đầu mối vận tải, đồng thời phát triển mạnh các phương tiện vận tải biển và phương tiện xếp dỡ hàng hoá, đặc biệt là phương tiện làm hàng container. 4. Đầu tư dàn có trọng tâm, quy hoạch dài hạn, các trung tâm logistics không được tính đến trong các quy hoạch xây dựng cảng biển quốc tế mà chỉ tính đến khu chức năng logistics bên trong cảng, một số cảng không đánh giá đúng lượng hàng thông qua khiến nhiều cảng biển chỉ hoạt động được 20%-30% công suất. 5. Xây dựng mô hình cảng biển theo hướng bền vững, gắn kết cảng biển với hệ thống đường sắt, trung tâm logistics và mạng lưới đường bộ - ô tô vận chuyển hàng hóa tới các khách hàng. 6. Từ kinh nghiệm của các nước cho thấy, Hải Phòng cần có chính sách ưu tiên xây dựng hệ thống quản lý vận chuyển phần mềm TMS (Transport Management System) và hệ thống quản lý giao nhận và kho vận WMS (Warehouse Management System). 7. Để ngành logistics của thành phố hội nhập tốt hơn, ngoài việc quy hoạch, xâydựng các trung tâm logistics kết nối cảng quy mô lớn thì phát triển nguồn nhân lực cần đặc biệt được quan tâm. 6 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 3.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng có ảnh hưởng đến chính sách phát triển cơ sở hạ tầng Logistics 3.2. Thực trạng CSHT logistics của thành phố Hải Phòng 3.3. Phân tích thực trạng chính sách phát triển CSHT Logistics trên địa bàn Thành phố Hải Phòng 3.3.1. Khái quát chính sách phát triển cơ sở hạ tầng Logistics trên địa bàn Thành phố Hải Phòng 3.3.2. Thực trạng một số chính sách cụ thể tác động đến phát triển CSHT logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng 3.3.2.1. Thực trạng về chiến lược và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng logistics 3.3.2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ nguồn vốn và thu hút đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng logistics 3.3.2.3. Thực trạng chính sách về sử dụng đất đai cho phát triển cơ sở hạ tầng logistics 3.3.2.4. Thực trạng chính sách khoa học công nghệ, công nghệ thông tin 3.3.2.5. Thực trạng chính sách phát triển nguồn nhân lực 3.3.2.6. Thực trạng chính sách hội nhập kinh tế quốc tế 3.4. Phân tích thực trạng chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics theo hướng hiện đại của Thành phố Hải Phòng qua điều tra khảo sát 3.4.1. Đánh giá về công tác xây dựng kế hoạch thực thi chính sách Từ thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng logistics của thành phố và ý kiến của các chuyên gia qua khảo sát điều tra cho thấy: Một là, xét về tổng thể, chất lượng hoạch định chính sách phát triển CSHT logistics của thành phố đạt mức trung bình 3,18; trong đó mức trung bình 58%, mức tốt 31%, rất tốt 1%; các chính sách mới chủ yếu quan tâm CSHT giao thông vận tải, dịch vụ thương mại Hai là, về chất lượng đáp ứng các yêu cầu chưa cao về tính hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư phát triển CSHT logistics của chính sách điểm trung bình 3,21; tính cấp nhật, tính quy luật phát triển CSHT logitics của chính sách 3,21; tính phù hợp, ổn định, sát thực của nội dung chính sách 3,21 Ba là, tính đồng thuận xã hội của đối tượng chính sách và đồng hành của QLNN đối với các chính sách đạt trung bình 3,23; trong đó mức trung bình 64%, mức tốt 23%, mức rất tốt 5%; tính khả thi, hiệu lực của chính sách về mục tiêu, tiêu chí, quy hoạch CSHT logistiics điểm trung bình 3,06; tính chia sẻ lợi ích và rủi ro tương hỗ của nhà nước với các đối tượng chính sách 3,09. Bốn là, trong quy trình hoạch định chính sách, các cơ quan hoạch định còn thiếu những tiêu chí để thẩm định chất lượng chính sách trước khi ban hành, vì vậy trong nhiều chính sách, quy hoạch còn nặng tính ”ấn định” số lượng mà thiếu nội dung phát triển chất lượng chính sách phát triển CSHT nói riêng. 3.4.2. Đánh giá về tổ chức triển khai thực thi chính sách Mức độ đánh giá về quá trình thực thi chính sách phát triển CSHT logistics theo hướng hiện đại của Hải Phòng đạt mức điểm trung bình >3, cho thấy chỉ số chất lượng đạt trung bình. Do vậy, đây là yếu tố cần được nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện triển khai thực thi chính sách của thành phố. (Hình 3.9) Hình 3.9: Đánh giá về quá trình thực thi chính sách phát triển CSHT logistics theo hướng hiện đại của Hải Phòng Nguồn: Điều tra của tác giả 3.4.3. Đánh giá về chất lượng triển khai thực thi chính sách Theo kết quả điều tra khảo sát đối với các nhà quản lý logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng cho 7 8 thấy một thức thế là mức điểm trung bình hiệu quả của các thủ tục hành chính (tốc độ, mức độ đơn giản) chỉ đạt trung bình 3,30; chất lượng CSHT liên quan đến thương mại và vận tải điểm trung bình 3,28; sự thuận tiện của việc sắp xếp lô hàng có giá trị cạnh tranh vận chuyển đường biển điểm trung bình 3,29; năng lực và chất lượng dịch vụ logistics điểm trung bình 3,38; khả năng theo dõi các lô hàng điểm trung bình 3,35; còn sự kịp thời của vận chuyển bằng đường biển điểm trung bình 3,44 (Hình 3.10) thấy, mức độ thực thi chính sách phát triển CSHT logistics của thành phố Hải Phòng của các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp, người quản lý khá tốt. Hình 3.10: Đánh giá các chỉ số hiệu quả của chính sách đối với CSHT của Hải Phòng hiện nay Nguồn: Điều tra của tác giả 3.4.4. Đánh giá chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics của thành phố Hải Phòng theo hướng hiện đại thông qua các nhóm tiêu chí Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha của thước đo từng tiêu chí như sau: tính hiệu lực = 0,778; tính hiệu quả = 0,867; tính phù hợp = 0,939. Thước đo của cả ba tiêu chí đều thỏa mãn điều kiện Cronbach Alpha > 0,7; cho thấy các câu hỏi của từng thước đo là thống nhất với nhau, các thước đo có độ tin cậy cao và có thể sử dụng được để đánh giá chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics theo hướng hiện đại. 3.4.4.1. Đánh giá về tính hiệu lực của chính sách HL1: Mức độ hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics ở Hải Phòng Kết quả đánh giá chung hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics của thành phố Hải Phòng cho các điểm đạt mức tốt. Điểm trung bình đánh giá ở mức điểm cao trong thang điểm Likert 5 điểm (Mean = 3,12; SD = 0,54; Cronbach Alpha = 0,788). Điều nàu cho thấy, hiệu lực của chính sách phát triển CSHT logistics của thành phố Hải Phòng đã tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Bảng 3.6 : Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp hiệu quả của các doanh nghiệp logistics ở Hải Phòng Khoảng tin Độ cậy 95% Số Trung lệch Chỉ tiêu đánh giá phiếu bình Cận Cận chuẩn dưới trên 1. Tăng trưởng về doanh thu trong hoạt 125 3,12 0,74 2,99 3,25 động kinh doanh luôn cao hơn năm trước 2. Mức giảm chi phí logistics trong hoạt 125 3,38 0,85 3,23 3,53 động kinh doanh của các doanh nghiệp 3. Mức doanh lợi (tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp logistics) cao hơn năm 125 3,02 0,74 2,89 3,15 trước 4. Tính bền vững trong hoạt động kinh 125 3,00 0,84 2,85 3,15 doanh của doanh nghiệp logistics 5. Mức độ liên kết của các doanh nghiệp 125 2,92 0,83 2,77 3,07 logistics trong hoạt động kinh doanh 6. Mức độ thực hiện các đơn hàng của 125 3,29 0,67 3,17 3,41 các doanh nghiệp logistics Đánh giá chung hiệu quả DN 3,12 0,54 3,03 3,22 logistics Nguồn: Điều tra của tác giả HL2: Đánh giá mức độ thực thi chính sách phát triển CSHT logistics của thành phố Hải Phòng theo hướng hiện đại: Kết quả đánh giá mức độ thực thi chính sách phát triển CSHT logistics của thành phố Hải Phòng theo hướng hiện đại cho các điểm đạt mức trung bình cao 3,65/5. Điểm trung bình đánh giá ở mức điểm thấp trong thang điểm Likert 5 điểm (Mean = 3,65; SD = 0,51; Cronbach Alpha = 0,886). Điều nàu cho 9 10 Bảng 3.7: Ý kiến đánh giá của nhà quản lý mức độ thực thi chính sách phát triển CSHT logistics của thành phố Hải Phòng theo hướng hiện đại Chỉ tiêu đánh giá 1. Mức độ triển khai cụ thể hóa và phát triển chính sách trung ương thành chính sách phát triển CSHT logistics của thành phố 2. Mức độ minh bạch thống nhất của các quyết định thực hiện chính sách của bộ máy quản lý chính sách của thành phố 3. Mức độ hiệu suất truyền thông và đào tạo năng lực quản lý thực hiện chính sách với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước địa phương 4.Hiệu năng thực hiện các quy trình, thủ tục chính sách của các doanh nghiệp logistics và nhà đầu tư phát triển CSHT logistics 5.Chất lượng triển khai, thực hiện chính sách CSHT logistics của đội ngũ cán bộ công chức thành phố 6. Năng lực thực thi chính sách (tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm) của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics 7. Mức độ hài lòng của các nhà quản trị doanh nghiệp logistics và nhà đầu tư phát triển CSHT logistics và cán bộ quản lý chính sách của thành phố Đánh giá chung mức độ thực thi chính sách Khoảng tin cậy 95% Cận Cận dưới trên Số phiếu Trung bình Độ lệch chuẩn 125 3,39 0,58 3,28 3,50 125 3.39 0,59 3,28 3,50 125 3,21 0,74 3,07 3,35 125 3,31 0,72 3,18 3,45 125 3,19 0,75 3,04 3,33 125 3,24 0,64 3,12 3,36 125 3,21 0,62 3,09 3,33 3,65 0,51 3,18 3,37 Nguồn: Điều tra của tác giả 3.4.4.2. Đánh giá về tính hiệu quả của chính sách Hiệu quả của chính sách phát triển CSHT logistics của thành phố Hải Phòng theo hướng hiện đại được đánh giá một cách gián tiếp thông qua các tiêu chí sau: HQ1: Đánh giá về các chỉ số hiệu quả chính sách của Hải Phòng đối với cơ sở hạ tầng logistics hiện nay Kết quả đánh giá của doanh nghiệp mức độ hiệu quả chính sách của Hải Phòng đối với cơ sở hạ tầng logistics hiện nay cho các điểm đạt mức trung bình cao 3,65/5. Điểm trung bình đánh giá ở mức điểm thấp trong thang điểm Likert 5 điểm (Mean = 3,38; SD = 0,48; Cronbach Alpha = 0,752). Điều nàu cho thấy, các doanh nghiệp đánh giá mức độ hiệu quả của chính sách phát triển CSHT logistics của thành phố Hải Phòng được thực hiện tương đối tốt. Bảng 3.9: Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp chỉ số hiệu quả chính sách của Hải Phòng đối với cơ sở hạ tầng logistics hiện nay Khoảng tin Độ cậy 95% Số Trung Chỉ tiêu đánh giá lệch phiếu bình Cận Cận chuẩn dưới trên 1. Hiệu quả của các thủ tục hành 125 3,24 0,71 3,11 3,36 chính (tốc độ, mức độ đơn giản…) 2. Chất lượng cơ sở hạ tầng liên 125 3,37 0,75 3,24 3,50 quan đến thương mại và vận tải 3. Sự thuận tiện của việc sắp xếp 125 3,30 0,73 3,17 3,43 các lô hàng có giá cạnh tranh vận chuyển đường biển Năng lực và chất lượng dịch vụ Logistics 125 3,46 0,64 3,34 3,57 Khả năng theo dõi các lô hàng 125 3,47 0,59 3,36 3,57 6. Sự kịp thời của vận chuyển bằng 3,42 0,73 3,29 3,55 125 đường biển đến điểm đến Đánh giá chung hiệu quả của 3,38 0,48 3,29 3,46 chính sách Nguồn: Điều tra của tác giả Với cùng chỉ tiêu đánh giá, thang đo như đối tượng doanh nhiệp, kết quả đánh giá của người quản lý mức độ hiệu quả chính sách của Hải Phòng đối với cơ sở hạ tầng logistics hiện nay cho các điểm đạt mức trung bình cao 3,33/5. Điểm trung bình đánh giá ở mức điểm thấp trong thang điểm Likert 5 điểm (Mean = 3,33; SD = 0,53; Cronbach Alpha = 0,867). Điều nàu cho thấy, đối tượng quản lý đánh giá mức độ hiệu quả của chính sách phát triển CSHT logistics của thành phố Hải Phòng được thực hiện tốt hơn so với đối tượng doanh nghiệp. HQ2: Mức độ tác động của chính sách đến chất lượng cơ sở hạ tầng logistics ở Hải Phòng hiện nay Kết quả đánh giá của doanh nghiệp mức độ của chính sách đến chất lượng cơ sở hạ tầng logistics ở Hải Phòng hiện nay cho các điểm đạt mức trung bình cao 3,37/5. Điểm trung bình đánh giá ở mức điểm thấp trong thang điểm Likert 5 điểm (Mean = 3,37; SD = 0,41; Cronbach Alpha = 0,797). Điều nàu cho thấy, các doanh nghiệp đánh giá mức độ tác động của chính sách đến chất lượng cơ sở hạ tầng logistics ở Hải Phòng hiện nay cao. Bảng 3.10 : Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp tác động của chính sách đến chất lượng cơ sở hạ tầng logistics ở Hải Phòng hiện nay Khoảng tin cậy 95% Độ Trung Số lệch Chỉ tiêu đánh giá phiếu bình chuẩn Cận dưới Cận trên 1. Cảng biển 2. Hệ thống phân phối hàng hóa 3. Hệ thống đường bộ 4. Hệ thống đường sắt 5. Cơ sở hạ tầng kho bãi 6. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 7. Tính kết nối của các cơ sở hạ tầng trên để giảm chi phí logistics Đánh giá chung hiệu quả của chính sách 125 3,81 0,50 3,72 125 3,62 0,69 3,50 3,90 3,75 125 125 125 3,55 3,12 3,33 0,71 0,52 0,55 3,42 3,02 3,23 3,68 3,21 3,42 125 3,25 0,54 3,15 3,35 125 2,96 0,60 2,85 3,07 3,37 0,41 3,30 3,45 Nguồn: Điều tra của tác giả Với cùng chỉ tiêu đánh giá, thang đo như đối tượng doanh nhiệp, kết quả đánh giá của người quản lý mức độ tác động của chính sách đến chất lượng cơ sở hạ tầng logistics ở Hải Phòng hiện nay cho các điểm đạt mức trung bình cao 3,28/5. Điểm trung bình đánh giá ở mức điểm thấp trong thang điểm Likert 5 điểm (Mean = 3,28; SD = 0,53; Cronbach Alpha = 0,880). Điều nàu cho thấy, đối tượng quản lý đánh giá mức độ tác động của chính sách đến chất lượng cơ sở hạ tầng logistics ở Hải Phòng hiện nay được thực hiện thấp hơ hơn so với đối tượng doanh nghiệp. 3.4.4.3. Đánh giá về sự phù hợp của chính sách Qua điều tra khảo sát của tác giả cho thấy các ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp có tới 30% các chính sách phù hợp, ổn định và sát thực đối với thực tiễn hoạt động logistics; có tới 29% đánh giá cao về tính đồng bộ, tính thống nhất của các yếu tố cấu thành hệ thống chính sách đối với phát triển CSHT logistics. Mặc dù các chuyên gia và các doanh nghiệp vẫn còn đánh giá khiêm tốn về sự phù hợp của chính sách phát triển CSHT logistics nhưng thực tế CHST logistics cả phần cứng và phần mềm của Hải Phòng trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả nhất định trong việc thúc đẩy hoạt động logistics và XNK của thành phố. (Xem hình 3.13) 11 12 Hình 3.13: Đánh giá về chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics của thành phố Hải Phòng Nguồn: Điều tra của tác giả Đánh giá mức độ phù hợp của chính sách phát triển CSHT logistics theo hướng hiện đại theo các tiêu chí sau: PH1: Mức độ phù hợp của chính sách phát triển CSHT logistics của thành phố theo hướng hiện đại Kết quả của nhà quản lý đánh giá mức độ phù hợp của chính sách phát triển CSHT logistics của thành phố theo hướng hiện đại cho các điểm đạt mức trung bình cao 3,16/5. Điểm trung bình đánh giá ở mức điểm thấp trong thang điểm Likert 5 điểm (Mean = 3,16; SD = 0,61; Cronbach Alpha = 0,939). Điều nàu cho thấy, các nhà quản lý đánh giá mức độ phù hợp của chính sách phát triển CSHT logistics của thành phố theo hướng hiện đại tốt. Bảng 3.11 : Ý kiến đánh giá của nhà quản lý mức độ phù hợp của chính sách phát triển CSHT logistics của thành phố theo hướng hiện đại (6) Hệ thống hạ tầng logistics chưa có các khu dịch vụ logistics quy mô lớn hỗ trợ khai thác hệ thống cảng biển, đặc biệt là khu bến Lạch Huyện; (7) Đối với cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay Nhà nước vẫn chỉ tập trung đầu tư cho giao thông đường bộ. (8) Trong quá trình triển khai các quy hoạch trên địa bàn, thành phố đã gặp một số khó khăn về mặt quản lý nhà nước trên lĩnh vực giao thông vận tải và đầu tư xây dựng (9) Một số quy trình nghiệp vụ còn chậm ban hành. (10) Những hạn chế về chính sách phát triển nguồn nhân lực logistics (11) Những hạn chế về chính sách phát triển CNTT 3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế * Nguyên nhân khách quan: Thứ nhất, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương về phát triển cơ sở hạ tầng logisitcs theo hướng hiện đại chưa đủ mạnh. Thứ hai, về vai trò quản lý của cơ quan chuyên trách Nhà nước Thứ ba, nguồn lực tài chính của Hải Phòng để thực thi chính sách còn hạn chế. Thứ tư, cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt hiện chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa, đặc biệt là đối với hàng hóa từ cảng. Kết quả điều tra khảo sát, các nhà quản lý đánh giá chất lượng CSHT logistics của Hải Phòng hiện nay, cảng biển điểm trung bình 3.65; hệ thống phân phối hàng hóa 3.41; hệ thống đường bộ 3.42; hệ thống đường sắt 2.89; CSHT kho bãi 3.30; CSHT CNTT 3.26; tính kết nối của các CSHT trên để giảm chi phí logistics 3.01. Với mức đánh giá trên chất lượng hệ thống đường sắt đạt điểm dưới trung bình (Hình 3.15) Chỉ tiêu đánh giá 1. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics của thành phố 2. Tính khả thi, hiệu lực của chính sách về mục tiêu, tiêu chí, quy hoạch CSHT logistics 3. Tính hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư phát triển CSHT logistics của chính sách 4. Tính đồng thuận xã hội của đối tượng chính sách và đồng hành của quản lý nhà nước đối với các chính sách 5. Tính chia sẻ lợi ích và rủi ro tương hỗ của nhà nước với các đối tượng chính sách 6. Tính đồng bộ, thống nhất các yếu tố cấu thành chính sách 7. Tính hài hòa quốc tế của chính sách 8. Tính cập nhật, tính quy luật phát triển CSHT logistics của chính sách 9. Tính phù hợp, ổn định, sát thực của nội dung chính sách Đánh giá chung sự phù hợp của chính sách phát triển CSHT logistics Khoảng tin cậy 95% Cận Cận dưới trên Số phiếu Trung bình Độ lệch chuẩn 110 3,18 0,74 3,04 3,32 110 3,06 0,79 2,90 3,21 110 3,21 0,82 3,05 3,36 110 3,23 0,70 3,10 3,37 110 3,09 0,73 2,95 3,23 110 3,17 0,77 3,02 3,32 110 3,16 0,66 3,03 3,29 110 3,21 0,74 3,07 3,35 110 3,21 0,71 3,08 3,35 3,16 0,61 3,04 3,28 3.5. Đánh giá chung về chính sách phát triển CSHT logistics theo hướng hiện đại của thành phố Hải Phòng 3.5.1. Những kết quả đạt được về chính sách phát triển CSHT logistics theo hướng hiện đại của thành phố Hải Phòng 3.5.2. Những hạn chế về chính sách phát triển CSHT logistics theo hướng hiện đại trên địa bàn thành phố Hải Phòng (1) Chất lượng nội dung chính sách còn thấp so với yêu cầu, tồn tại sự mất cân đối và thiếu đồng bộ giữa các nội dung của chính sách đối với phát triển CSHT logistics; Hoạch định chính sách còn thiếu những luận cứ khoa học, thiếu tính dự báo của sự phát CSHT logistics theo hướng hiện đại trong cấu trúc chính sách còn thiếu các thành tố đặc biệt là các giải pháp và công cụ chính sách; Hiệu lực và hiệu quả chính sách còn nhiều mặt hạn chế, thấp và bất cập, đặc biệt là các yếu tố chính sách. (2) Thiếu những chính sách phù hợp và khuyến khích phát triển các yếu tố CSHT theo hướng hiện đại; Tính bền vững và ổn định các chính sách đối với phát triển CSHT logistics còn nhiều hạn chế, thủ tục hành chính phức tạp và chi phí cao; (3) Quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành còn thiếu và chưa thống nhất. Các cơ quan quản lý chuyên ngành vẫn chưa có sự phối hợp, thống nhất, đồng bộ với nhau. Trình độ cán bộ, chuyên viên ở các cơ quan quản lý chuyên ngành tại cảng biển còn thiếu và yếu về chuyên môn, ngoại ngữ, chưa có tính chuyên nghiệp cao, chưa được đào tạo bài bản (4) Ảnh hưởng từ công tác quy hoạch cảng; quy hoạch là một định hướng chiến lược, là cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự hình thành hệ thống cảng biển liên hoàn với mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ, đường sông và các trung tâm kinh tế, nguồn nguyên liệu. (5) Hệ thống hạ tầng giao thông còn nhiều yếu kém, bất cập: Hình 3.15: Đánh giá chất lượng CSHT logistics của thành phố Hải Phòng Nguồn: Điều tra của tác giả Đánh giá của các doanh nghiệp về chất lượng CSHT logistics của thành phố Hải Phòng hiện nay, cảng biển trung bình 3.81 điểm; hệ thống phân phối hàng hóa 3.62 điểm, hệ thống đường bộ 3.55 điểm; hệ thống đường sắt 3.12 điểm; CSHT kho bãi 3.33 điểm; CSHT CNTT 3.25 điểm; tiêu chí đánh giá tính kết nối của các CSHT trên để giảm chi phí logistics thấp dưới trung bình đạt 2.96 điểm b, Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất, sự phối hợp trong thực thi chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logisitcs theo hướng hiện đại của các cơ quan chuyên trách tại Hải Phòng còn nhiều bất cập. Thứ hai, các chính sách chưa thực sự thích ứng được với sự biến động của môi trường quốc tế cũng như môi trường trong nước Thứ ba, thiếu các chuyên gia nghiên cứu, am hiểu lĩnh vực logistics để xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực thi chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics. 13 14 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI 4.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng Logistics của Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 và yêu cầu đặt ra đối với chính sách phát triển cơ sở hạ tầng Logistics theo hướng hiện đại 4.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics của thành phố Hải Phòng theo hướng hiện đại đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 4.3.1. Nhóm giải pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng logistics - Xây dựng quy hoạch phát triển Logistics - Quy hoạch hệ thống giao thông vận tải - Quy hoạch phát triển hệ thống kho bãi - Xây dựng chiến lược phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động Logistics 4.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ nguồn vốn và thu hút đầu tư 4.3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp: Đến năm 2020, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng là 37.110 tỷ đồng. Định hướng đến năm 2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021–2025 là 30.515 tỷ đồng.; giai đoạn 2026–2030 là 24.550 tỷ đồng 4.3.2.2. Nội dung giải pháp được đề xuất Một là, cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực phát triển CSHT logistics, thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư, chính sách rõ ràng hấp dẫn và quỹ đất sạch… Thứ hai, quy hoạch phải đi trước một bước, làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch đầu tư phát triển. Thứ ba, bên cạnh mở rộng các kênh đầu tư, phải có các cơ chế chính sách đột phá và cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến đầu tư… Thứ tư, cần chuyển vai trò từ tham gia đầu tư trực tiếp sang duy trì một môi trường đầu tư hấp dẫn, ổn định với hệ thống luật pháp đầy đủ điều chỉnh các quan hệ đầu tư theo các hình thức PPP, BT, BOT… Thứ năm, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội cho đầu tư phát triển CSHT logistics 4.3.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách về sử dụng đất đai cho phát triển cơ sở hạ tầng logistics 4.3.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp Tổng nhu cầu quỹ đất để thực hiện quy hoạch phát triển dịch vụ logistics Hải Phòng đến năm 2020 ước khoảng 1.861,5 ha, đến năm 2025 ước khoảng 2.055 ha. Bảng 4.3. Nhu cầu quỹ đất phát triển logistics đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 Quỹ đất đến Quỹ đất đến Quỹ đất đến TT Lĩnh vực năm 2030 (ha) năm 2020 (ha) năm 2025 (ha) 1 2 3 Tổng Quỹ đất xây dựng các trung tâm logistics Quỹ đất phát triển KCHT GTVT phục vụ kết nối logistics Quỹ đất xây dựng hệ thống kho bãi ngoài trung tâm logistics 151,5 255 300 1.610 1.700 1.750 100 100 100 1.861,5 2.055 2.150 Nguồn: Sở Giao thông vận tải Hải Phòng, 2015 4.3.3.2. Nội dung giải pháp được đề xuất Thứ nhất, chính sách cần phải xuất phát từ quy hoạch, kể cả công tác quy họach vùng. Thứ hai, giảm thiểu thời gian tiếp cận đất đai thông qua việc đấy nhanh tiến độ thu hồi đất, GPMB mà vẫn đảm bảo đầy đủ quy trình, tính đúng đắn minh bạch trong quá trình cấp phép đầu tư. Thứ ba, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đất đai về cả số lượng, chât lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý quy hoạch đất đai. Thứ tư, chú trọng hơn đến công tác truyền thông. Thứ năm, cần nghiên cứu xây dựng khung giá bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất theo cơ chế sát giá thị trường nhằm đẩy nhanh tiến độ GPMB 4.3.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển CSHT logistics - Về đầu tư phát triển hạ tầng các khu kinh tế, Trung tâm logistics: - Giải pháp hỗ trợ phát triển CSHT logistics 4.3.5. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực logistics Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo cơ chế “ba bên” là Nhà nước - cơ sở đào tạo - doanh nghiệp cùng tham gia, phối hợp thực hiện, gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu và địa chỉ, nhằm đảm bảo cho lao động đào tạo ra được làm việc theo đúng chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ của chương trình đã theo học 4.3.6. Nhóm giải pháp khác - Nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng logistics, đặc biệt là đối với cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, cảng biển. - Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực thi chính sách - Nâng cao tính minh bạch chính sách - Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách 4.4. Tạo lập môi trường và điều kiện để hoàn thiện Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics theo hướng hiện đại của thành phố Hải Phòng trong thời gian tới - Nhà nước tiếp tục hoàn thiện các chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng logistics - Tăng cường liên kết, hợp tác với các địa phương khác trong Vùng kinh tế trọng điểm - Xây dựng quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng logistics trên cơ sở tích hợp các quy hoạch ngành - Chính sách phối hợp giữa bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan trong xây dựng và thực thi chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics 15 KẾT LUẬN Quá trình nghiên cứu luận án đã đạt được những kết quả cụ thể sau: Thứ nhất, luận án đã khái quát hóa các vấn đề về chính sách phát triển CSHT cấp thành phố, xây dựng khung lý luận cho nghiên cứu về chính sách phát triển CSHT logistics cấp thành phố dựa trên những kiến thức thực tế đã được công nhận trong các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan cả ở trong và ngoài nước. Trong đó, luận án đi sâu và làm rõ: 05 chính sách phát triển CSHT logistics cơ bản; làm rõ các tiêu chí đánh giá tính hiệu lực, tính hiệu quả, sự phù hợp và các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách CSHT logistics của thành phố. Những nội dung lý luận mà luận án đã xây dựng là sự kế thừa có chọn lọc và phát triển của nghiên cứu sinh. Thứ hai, luận án đã khái quát bức tranh tổng thể về hiện trạng CSHT logistics, thực trạng chính sách phát triển CSHT logistics của thành phố giai đoạn 2010-2017 với nguyên tắc đảm bảo tính thời sự, logic và khoa học. Trong quá trình phân tích, đánh giá, luận án sử dụng hệ thống số liệu thực tế có độ chính xác cao, kết hợp với việc tham khảo ý kiến của 02 nhóm đối tượng có liên quan đến hoạch định và tổ chức thực thi chính sách phát triển CSHT logistics, gồm: 126 doanh nghiệp, 111 nhà quản lý, chuyên gia, cán bộ QLNN làm việc tại các Sở chuyên môn thuộc UBND thành phố. Mục đích, để luận án có được cái nhìn đánh giá chính xác và khách quan nhất về thực trạng chính sách phát triển CSHT logistics của thành phố. Qua đó, luận án đã xác định được điểm mạnh, điểm yếu cũng như lý giải những nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu trên. Thứ ba, luận án tiến hành đề xuất quan điểm, mục tiêu hoàn thiện chính sách phát triển CSHT logistics của thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và tập trung đề xuất nhóm giải pháp dựa trên kết quả phân tích thực trạng cùng với việc đánh giá các điều kiện nguồn lực cho thực hiện chính sách phát triển CSHT logistics của thành phố Hải Phòng. CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Đoàn Văn Tạo (2013), “Hải Phòng: Phát triển dịch vụ logistics từ lợi thế cảng biển”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 7 tháng 4/ 2013 (Trang 54-55) 2. Đoàn Văn Tạo (2013), “Nâng cao hiệu quả dịch vụ logistics”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 8 tháng 4/ 2013 (Trang 36-38) 3. Đoàn Văn Tạo và các tác giả (2013), Về yêu cầu và khả năng phát triển dịch vụ logistics ở nước ta đến năm 2020, Cuốn sách chuyên khảo: ”Xây dựng và phát triển hệ thống logistics quốc gia theo hướng bền vững ở nước ta”, Nhà xuất bản Lao động-xã hội, năm 2013, Tr 214-237. 4. Đoàn Văn Tạo (2017),“Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics của thành phố Hải Phòng”, Tạp trí Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, Số 496-Tháng 6 năm 2017, Tr 53-54 và tr 50 tiếp. 5. Đoàn Văn Tạo (2017), “Phát triển trung tâm dịch vụ logistics-Kinh nghiệm đối với thành phố Hải Phòng”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 19 tháng 7/2017, Tr 41-43) 6. Đoàn Văn Tạo (2017), “Bàn về thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: “Xu hướng phát triển của lao động trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam” do Tạp trí Thông tin dự báo kinh tế xã hội phối hợp Viện Công nhân và Công đoàn tổ chức.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan