Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách phát triển cán bộ, công chức phường từ thực tiễn thành phố thủ dầu mộ...

Tài liệu Chính sách phát triển cán bộ, công chức phường từ thực tiễn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương

.PDF
85
168
132

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN ĐÔNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHƯỜNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN ĐÔNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHƯỜNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. HỒ VIỆT HẠNH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng./. Tác giả luận văn NGUYỄN VĂN ĐÔNG MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHƯỜNG............................................... 7 1.1. Khái niệm về cán bộ, công chức phường .................................................. 7 1.2. Đặc điểm của cán bộ, công chức cơ sở ..................................................... 9 1.3. Vị trí, vai trò của chính quyền cơ sở ....................................................... 10 1.4. Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cơ sở ................................................................................................................ 11 1.5. Chính sách phát triển cán bộ, công chức phường .................................... 12 1.6. Yếu tố tác động đến chính sách phát triển cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách phường ................................................................... 19 Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC PHƯỜNG THUỘC THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG .............................................................. 23 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương .............................................................................................................. 23 2.2. Các quy định về phát triển cán bộ, công chức cơ sở của thành phố Thủ Dầu Một........................................................................................................... 24 2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách các phường ............................................................................................. 25 2.4. Thực trạng thực hiện mục tiêu chính sách phát triển cán bộ, công chức cơ sở ..................................................................................................................... 28 2.5. Thực trạng giải pháp chính sách phát triển cán bộ, công chức cơ sở của thành phố ......................................................................................................... 30 Chương 3: QUAN ĐIỂM, CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHƯỜNG... 48 3.1. Quan điểm ................................................................................................ 48 3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển cán bộ công chức cơ sở . 50 KẾT LUẬN .................................................................................................... 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 74 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CB Cán bộ CC Công chức HTSX Hoàn thành xuất sắc HTT Hoàn thành tốt HTCHCNL Hoàn thành còn hạn chế năng lực KHT Không hoàn thành NHĐKCT Người hoạt động không chuyên trách DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng Trang Kết quả tuyển dụng CB,CC,NHĐKCT trong giai đoạn 2012- 32 bảng 2.1 2016 2.2 Kết quả đánh giá CB, CC, NHĐKCT phường giai đoạn 37 2014-2016 2.3 Hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã 41 theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 3.1 Bảng đề xuất tiêu chí đánh giá 70 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với hệ thống chính quyền 4 cấp: Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, thì chính quyền cấp cơ sở (cấp xã) luôn giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp, hoá hiện hoá đất nước; có vai trò tác động trực tiếp đến người dân. Chính quyền cơ sở là nền tảng của toàn bộ hệ thống chính quyền, là cấp gần dân nhất, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của hoạt động nhà nước ở địa phương, đảm bảo cho chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống. Để chính quyền cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình có hiệu lực, hiểu quả đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới thì đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có trình độ, phẩm chất, năng lực. Đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp cơ sở là nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở nói riêng và của hệ thống chính quyền nói chung. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng chính quyền cơ sở luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm mà đặc biệt là Đảng bộ và chính quyền thành phố Thủ Dầu Một. Mặc dù Bộ Nội vụ, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành nhiều văn bản về cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách (viết tắt CB,CC, NHĐKCT) cấp cơ sở nhằm để chuẩn hoá, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách. Tuy nhiên hiện nay đội ngũ này chưa đáp ứng yêu cầu được đặt ra trong giai đoạn phát triển mới của thành phố Thủ Dầu Một – đô thị loại II, phấn đấu là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Dương. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của các phường thuộc thành phố, quan trọng hơn là có thể làm giảm niềm tin của nhân dân vào chính quyền … Do đó việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC,NHĐKCT là yêu cầu khách quan, trọng yếu và thường xuyên trong công tác cán bộ của thành phố Thủ Dầu Một. 1 Trong suốt quá trình công tác, nghiên cứu, tìm hiểu, Tôi nhận thấy việc thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách các phường trực thuộc còn nhiều tồn tại, bất cập, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ này còn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của chính quyền cơ sở trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, trong đó đội ngũ cán bộ công chức cơ sở là chủ thể của mọi hoạt động, có vai trò tích cực, quyết định đến toàn bộ quá trình. Vấn đề khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở và hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển mới của thành phố Thủ Dầu Một là vấn đề cấp thiết đặt ra đối với chính quyền thành phố. Chính vì vậy Tôi chọn đề tài “Chính sách phát triển cán bộ, công chức phường từ thực tiễn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Do tính chất và tầm quan trọng của chính quyền cơ sở, đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở trong nền hành chính Việt Nam nói chung nên có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về phát triển cán bộ, công chức cơ sở (cấp xã) như: “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của PGS, TS Nguyễn Phú Trọng và PGS, TS Trần Xuân Sầm, NXB Chính trị Quốc gia 2003. Tác phẩm đã đưa ra một hệ thống các quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tác phẩm“Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay” (1998), NXB chính trị quốc gia, Hà Nội do Tô Tử Hạ chủ biên giới thiệu kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức của các nước trên thế giới và quá trình hình thành, phát triển đội ngũ công chức nước ta từ sau cách mạng tháng Tám. Nội dung 2 cuốn sách giới thiệu những vấn đề chung về công chức và quản lý công chức như tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng công chức trong đó đề cập đến đánh giá công chức. Giáo trình “Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước”, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội (2010) của Học viện Hành chính đề cập tới những vấn đề cơ bản trong quản lý nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực trong khu vực công. “Những giải pháp nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức cấp sơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh” luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2007. “Một số giải pháp nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở thành phố Huế” Nguyễn Đăng Thanh, luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2009. “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước theo yêu cầu cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bình Phước hiện nay” luận văn thạc sĩ luật học Và còn nhiều luận văn thạc sĩ khác nghiên cứu về xây dựng, nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp cơ sở khác. Những tài liệu nêu trên về cơ bản đã đóng góp những lý luận, thực tiễn, các định hướng, giải pháp để phát triển cán bộ công chức cấp cơ sở. Tuy nhiên, cũng chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện các vấn đề nêu trên, đặc biệt là về chính sách phát triển cán bộ, công chức các phường từ thực tiễn một địa phương có tốc độ đô thị hóa cao trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vì vậy đề tài nghiên cứu này sẽ không trùng lắp với các công trình đã công bố, mà sẽ bổ sung những vấn đề mới. Tuy nhiên những tài liêu trên là cơ sở nền tảng chung, có giá trị rất quan trọng trong thực hiện đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3 Mục đích chung, xuyên suốt trong công tác cán bộ là xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, trong giới hạn của luận văn “Chính sách phát triển CB, CC phường từ thực tiễn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” là nhằm khái quát lý luận về CB, CC,NHĐKCT và thực trạng đội ngũ CB, CC, NHĐKCT cơ sở của thành phố Thủ Dầu Một từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cơ sở của thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung. Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu, phân tích lý luận về chính sách phát triển cán bộ, công chức, NHĐKCT cấp cơ sở; xác định các khái niệm về vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cơ sở; - Nghiên cứu thực trạng chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, NHĐKCT các phường từ thực tiễn thành phố Thủ Dầu Một; - Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách phát triển cán bộ, công chức cấp cơ sở. Đề tài nghiên cứu, phản ánh chất lượng CB,CC cấp xã và các giải pháp chính sách phát triển đội ngũ CB,CC cấp xã từ thực tiễn thành phố Thủ Dầu Một, 4 tỉnh Bình Dương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian, luận văn nghiên cứu chính sách phát triển cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách các phường thuộc thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Về thời gian, nội dung của luận văn tập trung nghiên cứu từ ngày 01/01/2010 (từ thời điểm Luật cán bộ, công chức năm 2008 có hiệu lực) đến nay. Về nội dung, nghiên cứu chính sách phát triển cán bộ, công chức cấp phường, trong đó có các chức danh hoạt động không chuyên trách (người hoạt động không chuyên trách). 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CB, CC cơ sở. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, thu thập số liệu: + Số liệu thứ cấp: Các số liệu về CB, CC cơ sở thành phố Thủ Dầu Một. + Các văn bản: Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước quy định về chính sách đối với CB, CC cấp xã ở Việt nam. + Số liệu sơ cấp: thu thập qua điều tra thực tế tại thành phố Thủ Dầu Một. - Phương pháp phân tích: trên cơ sở thống kê, thu thập số liệu, tác giả sẽ căn cứ vào các quy định, cũng như tình hình thực tế địa phương để phân tích những ưu điểm, hạn chế, bất cập từ đó kiến nghị về chính sách. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Đề tài vận dụng, bổ sung lý thuyết khoa học chính sách công để làm rõ vấn đề khoa học và thực tiễn của một chính sách cụ thể - Chính sách phát triển CB, CC cơ sở. Các nội dung nghiên cứu góp phần hệ thống hóa các quan điểm, quy định của Đảng, Nhà nước về xây dựng, phát triển cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp cơ sở nói riêng; Các kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa trong việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành ở nước ta về quản lý cán bộ, công chức cấp cơ sở. Qua đó, góp phần làm cho các quy định của Luật cán bộ, công chức hoàn chỉnh hơn khi áp dụng vào thực tế. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn đề ra các biện pháp khả thi, phù hợp với thực tế quản lý nhằm phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển của các địa phương có tốc độ đô thị hóa cao. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn bao gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức phường. Chương 2. Thực trạng chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức các phường thuộc thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Chương 3. Quan điểm, các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức phường. 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHƯỜNG 1.1. Khái niệm về cán bộ, công chức phường Cán bộ, công chức phường trong phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm: cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách theo quy định pháp luật hiện hành. 1.1.1. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) Là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội (Theo luật cán bộ công chức năm 2008). Cán bộ gồm các chức danh sau: Bí thư Đảng ủy hoặc Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng ủy xã); Phó bí thư cấp ủy Đảng; Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với những xã, phường, thị trấn có Hội Nông dân Việt Nam); Chủ tịch Hội Cựu chiến binh. (điều 4, điều 61, luật cán bộ, công chức năm 2008) 1.1.2. Công chức cấp xã Là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (điều 4, luật cán bộ, công chức năm 2008) Công chức gồm: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường đối với phường, thị trấn hoặc Địa chính- nông nghiệp - xây dựng và môi trường đối với xã; Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội. (điều 61, luật cán bộ, công chức năm 2008) 7 Số lượng cán bộ, công chức: Cấp xã loại 1: được bố trí tối đa không quá 22 người; Cấp xã loại 2: được bố trí tối đa không quá 20 người; Cấp xã loại 3: được bố trí tối đa không quá 19 người. 1.1.3. Người hoạt động không chuyên trách Mặc dù Luật Cán bộ, công chức năm 2008 cũng như Nghị định số 92/2009/NĐ-CP sử dụng thuật ngữ “những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã”. Tuy nhiên, trong các văn bản quản lý nhà nước hiện hành vẫn chưa có văn bản nào đưa ra một khái niệm rõ ràng, đầy đủ về “những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” cũng như chưa có những quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm của các chức danh không chuyên trách này. Theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTCBLĐTBXH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn loại 1 không quá 22 người; ở xã, phường thị trấn loại 2 không quá 20 người; ở xã, phường, thị trấn loại 3 không quá 19 người. Tuy nhiên, quy định này chỉ mới dừng lại ở việc quy định khung số lượng còn việc quy định tên gọi cụ thể các chức danh không chuyên trách ở cấp xã thì vẫn chưa được xác định. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP trao thẩm quyền này cho chính quyền địa phương cấp tỉnh quy định (UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định chức danh những người hoạt động không chuyên trách). Qua thực tế quản lý có thể định nghĩa Người hoạt động chuyên trách như sau Người hoạt động không chuyên trách công dân Việt Nam được bầu cử, tuyển dụng giữ một chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ hoặc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế; họ không hưởng lương từ ngân sách mà chỉ hưởng khoản phụ cấp theo quy định. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã là những người chỉ tham gia việc công trong một phần thời gian lao động, trong số họ có những người được bầu cử giữ chức danh hoặc được tuyển chọn làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị cấp xã. (điều 2, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP) 8 1. Người hoạt động không chuyên trách gồm (theo quy định của UBND tỉnh Bình Dương): Thư ký Đảng ủy (đối với xã có Đảng ủy); Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã (UBMTTQVN); Phó Chủ tịch UBMTTQVN xã – Trưởng ban Thanh tra nhân dân; Chủ tịch Hội người cao tuổi; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Phó Bí thư Đoàn TNCSHCM - kiêm Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ; Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ; Phó Chủ tịch Hội Nông dân; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Phó Chỉ huy trưởng quân sự xã; Phó công an (bố trí 02 phó công an đối với những xã UBND tỉnh quy định có 2 phó công an thì giảm thêm 01 chức danh khác); Công an viên (đối với những xã tỉnh quy định có công an viên); Phụ trách công tác nội vụ, thi đua, tôn giáo, dân tộc; Phụ trách một phần công tác tư pháp, hộ tịch, công chứng; Phụ trách công tác Đài truyền thanh; Phụ trách văn thư lưu trữ, thủ quỹ; Phụ trách bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (bộ phận một cửa); Phụ trách công tác kế hoạch, giao thông, thủy lợi, nông nghiệp; Phụ trách công tác thương mại dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khoa học công nghệ, hợp tác xã; Phụ trách công tác giải quyết kiếu nại tố cáo, tiếp dân; Phụ trách công tác gia đình và trẻ em, xóa đói giảm nghèo; Trưởng ban Tổ chức Đảng ủy; Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy; Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy; Trưởng ban Dân Vận Đảng ủy; Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ; Cán bộ làm công tác Ủy ban kiểm tra Đảng ủy. Số lượng người hoạt động không chuyên trách: xã, phường, thị trấn loại 1 không quá 22 người; ở xã, phường thị trấn loại 2 không quá 20 người; ở xã, phường, thị trấn loại 3 không quá 19 người. (Quyết định số 73/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh Bình Dương) 1.2. Đặc điểm của cán bộ, công chức cơ sở Cán bộ, công chức cấp xã là đội ngũ cán bộ, công chức cấp thấp nhất trong hệ thống cán bộ, công chức ở nước ta. Do đó, có thể thấy rằng đây là đội ngũ cán bộ, công chức gần gũi nhân dân, trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, làm cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước; phục vụ cho lợi ích của nhân dân địa phương và họ là những người hiểu nhân dân địa phương nhất. 9 - Cán bộ, công chức cấp xã là lực lượng đông đảo trong tổng thể cán bộ, công chức trong cả nước, có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với nhân dân nhưng do “lịch sử” để lại còn có một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã trong hệ thống chính trị của nước ta trình độ chuyên môn lại thấp, nhiều người chưa được đào tạo bài bản hoặc được đảo tạo ở những trình độ thấp hơn lực lượng cán bộ, công chức khác. - Con đường hình thành cán bộ và công chức cấp xã có sự khác nhau. Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì cán bộ cấp xã được hình thành từ con đường bầu cử và giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Còn công chức, Người hoạt động không chuyên trách cấp xã được hình thành từ con đường tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã. Từ đó cũng cho thấy rằng, cán bộ hay công chức cấp xã đều phải đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định về chính trị, đạo đức, năng lực... tuy nhiên, đối với công chức thì cần phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp. Cán bộ xã giữ chức vụ theo nhiệm kỳ nên thường xuyên biến động, thay đổi vị trí công tác do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Công chức xã nhìn chung có sự đảm bảo về tiêu chuẩn và tính ổn định trong công tác. Tính ổn định của công chức cấp xã cao hơn so với cán bộ cấp xã. 1. 3. Vị trí, vai trò của chính quyền cơ sở Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cấp xã là cấp gần dân nhất, là nên tảng của hành chính. Cấp xã làm được thì mọi việc đều xong xuôi”. Như vậy, chính quyền cơ sở là nơi gần dân nhất, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, là cấp đưa chủ trương, chính sách vào thực tế cuộc sống. Chính quyền cơ sở là nơi trực tiếp thực thi, kiểm nghiệm tính hiệu lực, hiệu quả của chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Do có vị trí như vậy nên chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Đảng, Nhà nước, lòng tin của 10 nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Ngược lại, chất lượng của hệ thống thể chế, chủ trương, chính sách phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở. Chính quyền cơ sở là nơi thể hiện được đầy đủ, kịp thời những tâm tư, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân. Do mọi chủ trương chính, sách đều bắt nguồn từ yêu cầu của nhân dân – mà chính quyền cơ sở là người phản ánh đầy đủ, kịp thời nhất những yêu cầu này. Chính quyền cơ sở phản ánh một cách trung thực nhất những nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của người dân lên các cơ quan cấp trên và đề xuất những giải pháp trong việc giải quyết những vướng mắc, thoả mãn những nhu cầu, mong muốn của nhân dân. Có thể nói không ai ngoài chính quyền cơ sở hiểu rõ và đảm nhận vai trò thu thập, phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân và giúp Đảng, nhà nước đề ra được những biện pháp quản lý sát với thực tế, gần với nhân dân. 1.4. Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức, NHĐKCT cơ sở Hồ Chí Minh đã khẳng định: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc và công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Cán bộ nói chung, cán bộ cấp cơ sở nói riêng có vai trò rất quan trọng, hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển, tiến trình đổi mới. Cán bộ cơ sở có vai trò nền tảng cơ sở. Chính quyền cơ sở mạnh hay yếu, hiệu quả hay không hiệu quả một phần quan trọng phụ thuộc vào cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở. Cán bộ cơ sở là người đại diện cho Nhà nước thực hiện công tác quản lý nhà nước ở cơ sở; là những người hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, am hiểu tình hình địa phương, thấu hiểu cuộc sống, tâm tư nguyện vọng của nhân dân; là người đưa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống và biến chủ trương, chính sách thành hành động cách mạng của nhân dân. Cán bộ cơ sở là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Thông qua đội ngũ này, Đảng, Nhà nước sẽ đánh giá được tính đúng đắn của đường lối, chính sách, từ đó phát hiện kịp thời 11 những hạn chế thiếu sót của đường lối, chính sách để điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện chính sách. Ngoài ra, cán bộ cấp cơ sở là tấm gương phản ánh để vận động nhân dân tự giác chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Nếu cán bộ gương mẫu, tiên phong trong chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước thì nhân dân sẽ tự nguyện làm theo và ngược lại. 1.5. Chính sách phát triển cán bộ, công chức phường 1.5.1. Khái niệm Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với các giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu đã xác định của đảng cầm quyền. như vậy chính sách công là thể hiện cụ thể của những chủ trương, quan điểm, định hướng của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính sách công giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra trong đời sống kinh tế xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định, không chỉ đề ra các mục tiêu, giải pháp với công cụ thực hiện nhằm giải quyết vấn đề đang đặt ra trong đời sống xã hội mà còn giải quyết mối quan hệ giữa các bên tham gia chính sách. Chính sách phát triển cán bộ, công chức cơ sở là chính sách công, là một tập hợp các quyết định có liên quan của Đảng, Nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và các công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề về cán bộ, công chức cơ sở nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển của chính quyền cơ sở và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Chính sách phát triển cán bộ, công chức cơ sở có nhiều chính sách khác nhau: quy hoạch; bầu cử, tuyển dụng; điều động, bố trí luân chuyển; đào tạo bồi dưỡng; đánh giá; về cơ cấu, số lượng; chế độ đãi ngộ, thanh tra, kiểm tra…. 1.5.2. Vai trò của chính sách phát triển cán bộ, công chức cơ sở 12 Chính sách phát triển CB, CC cơ sở là một bộ phận của chính sách đối với CB, CC nói chung được thể hiện trong các văn bản của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội nhằm điều chỉnh hoạt động, quy định quyền và nghĩa vụ của CB, CC cơ sở phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể ở địa phương. Chính sách phát triển CB, CC cơ sở định hướng những hành động do chủ thể chính sách lựa chọn để giải quyết các vấn đề về CB, CC phát sinh trong thực tế cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh ở mỗi giai đoạn. Dưới góc độ quản lý Nhà nước chính sách là cách thức tác động của Nhà nước vào các lĩnh vực đời sống xã hội để đạt mục tiêu định hướng. Đặc biệt chính sách phát triển CB, CC điều chỉnh động cơ, tạo động lực cho hành vi hoạt động của các CB, CC cơ sở và từng nhóm đối tượng CB, CC cụ thể trong xã hội. Thể chế hóa chủ trương đường lối của Đảng cầm quyền. CB, CC là những người gần dân nhất, trực tiếp truyền đạt, đưa chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước vào đời sống nhân dân. Do đó chính sách của Đảng và Nhà nước có đến được với nhân dân, có tạo nên sức mạnh từ quần chúng nhân dân hay duy trì sự ổn định và phát triển từ cơ sở hay không phụ thuộc trực tiếp vào sự phát triển lớn mạnh của đội ngũ cán bộ, công chức này. Từ thực tiễn ở địa phương cho thấy những địa phương nào xây dựng được đội ngũ CB, CC có năng lực, đảm bảo về cơ cấu số và chất lượng thì ở đó kinh tế-xã hội phát triển, chất lượng phục vụ nhân dân được nâng lên; tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Chính sách phát triển CB, CC cơ sở là một chính sách lớn có tầm chiến lược của quốc gia, có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trực tiếp tác động đến sự ổn định và phát triển về mọi mặt ở cấp cơ sở. 1.5.3. Thể chế chính sách phát triển cán bộ, công chức cơ sở 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan