Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị cá da trơn xuất...

Tài liệu Chính sách nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu

.PDF
73
113
90

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH -------------Lâm Tường Huy Chính sách nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2010 BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH -------------CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT Lâm Tường Huy Chính sách nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60.31.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN TIẾN KHAI TP.Hồ Chí Minh - Năm 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan công trình nghiên cứu với tên đề tài “chính sách Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu” là kết quả nghiên cứu thực hiện của chính cá nhân tôi. Thông tin, số liệu trình bày trong đề tài là kết quả khảo sát thực tế, nghiên cứu tổng hợp và là ý kiến cá nhân người viết. Trong đề tài có sử dụng số liệu, kết quả của các nghiên cứu đã công bố; tất cả đều được trích dẫn nguồn rõ ràng và theo đúng quy định Lâm Tường Huy Học viên MPP1 niên khoá 2008-2010 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 5 năm 2010 LỜI CẢM ƠN Trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Trần Tiến Khai, người thầy và là người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến tất cả Quý Thầy, Cô tham gia giảng dạy khoá học MPP1 niên khoá 2008-2010 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tâm truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Xin cảm ơn tất cả các anh, chị em đồng môn đã cộng tác, trao đổi những kiến thức kinh nghiệm thực tiễn trong suốt thời gian học tập, sinh hoạt tại chương trình. Chân thành cảm ơn Cục Thống kê, Chi cục Thuỷ sản, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá da trơn tỉnh An Giang đã nhiệt tình hỗ trợ và cung cấp những thông tin bổ ích giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu. Lâm Tường Huy Học viên MPP1 2008-2010 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, từ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ----------------------------------------------------------------------1 1.1 Lý do chọn đề tài --------------------------------------------------------------------------- 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ----------------------------------------------------------------------- 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------ 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------ 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU-----------4 2.1 Cơ sở lý luận -------------------------------------------------------------------------------- 4 2.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị --------------------------------------------------------------- 4 2.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích chuỗi giá trị-------------------------------------------- 6 2.1.3 Bốn vấn đề chính của việc phân tích chuỗi giá trị -------------------------------- 6 2.1.4 Công cụ phân tích chuỗi giá trị------------------------------------------------------ 7 2.1.4.1 Quản trị và các dịch vụ---------------------------------------------------------- 7 2.1.4.2 Sự liên kết------------------------------------------------------------------------ 9. 2.2 Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------------------ 9 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN----------------------- 11 3.1 Tổng quan ngành sản xuất, chế biến cá da trơn xuất khẩu Việt Nam --------------11 3.1.1 Thị trường cá da trơn thế giới ------------------------------------------------------11 3.1.2 Ngành sản xuất và chế biến cá da trơn xuất khẩu Việt Nam -------------------12 3.1.3 Thời cơ và thách thức----------------------------------------------------------------16 3.1.3.1 Thời cơ ---------------------------------------------------------------------------16 3.1.3.2 Thách thức -----------------------------------------------------------------------17 3.2 Mô tả chuỗi giá trị cá da trơn hiện nay -------------------------------------------------18 3.2.1 Bản đồ chuỗi giá trị cá da trơn -----------------------------------------------------18 3.2.2 Mô tả các tác nhân tham gia chuỗi-------------------------------------------------19 3.3 Phân tích quản trị chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu----------------------------------19 3.3.1 Phân tích về vai trò các tác nhân chính--------------------------------------------19 3.3.1.1 Vai trò của người nuôi cá -----------------------------------------------------19 3.3.1.2 Vai trò của cá doanh nghiệp chế biến xuất khẩu----------------------------21 3.3.1.3 Vai trò các nhà hỗ trợ chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu ------------------23 3.3.2 Phân tích về luật pháp ---------------------------------------------------------------26 3.3.3 Phân tích về kiểm soát---------------------------------------------------------------30 3.3.4 Phân tích về quan hệ, liên kết và tin cậy ------------------------------------------33 3.3.4.1 Quan hệ, liên kết và tin cậy --------------------------------------------------33 3.3.4.2 Giới thiệu về APPU, đề xuất mô hình mẫu về liên kết dọc --------------35 3.4 Đề xuất chính sách Nhà nước nâng cao hiệu quả kinh tế ngành sản xuất, chế biến cá da trơn xuất khẩu ------------------------------------------------------------------------39 3.4.1 Nhóm chính sách về nguyên tắc và quy định --------------------------------39 3.4.2 Nhóm chính sách về sự thi hành-----------------------------------------------41 3.4.3 Nhóm chính sách về sự hỗ trợ của các tác nhân bên ngoài chuỗi ---------41 3.4.4 Nhóm chính sách khuyến khích liên kết--------------------------------------42 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ----------------------------------------------------------------- 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------------------------------------------------------------- 46 PHỤ LỤC ------------------------------------------------------------------------------------- 48 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT AFA : Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang APPU : Liên hợp sản xuất cá sạch Agifish Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long GTZ : Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức IDRC : Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế Canada M4P : Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo VASEP : Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Sản lượng cá nuôi nước ngọt thế giới giai đoạn 1999-2005........................ 11 Bảng 2: Kết quả thống kê ngành nuôi cá tra An Giang (thời điểm 1/11/2009)......... 20 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1: Diễn biến diện tích nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997-2009 ......... 13 Hình 2: Diễn biến sản lượng cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997-2009 ............... 14 Hình 3: Sơ đồ chuỗi giá trị cá tra ở ĐBSCL năm 2007............................................. 18 Hình 4: Kết quả khảo sát nguồn thông tin kỹ thuật người nuôi cá nhận được.......... 21 Hình 5: Kết quả khảo sát nguồn thông tin thị trường người nuôi cá nhận được....... 21 Hình 6: Tỷ lệ hộ nuôi cá nhận thông tin kỹ thuật từ doanh nghiệp chế biến ............ 23 Hình 7 : Mô hình Liên hợp sản xuất cá sạch Agifish................................................ 36 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: Hiện nay, sản phẩm cá da trơn Việt Nam đã có mặt ở 128 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sản xuất và tiêu thụ cá da trơn ở ĐBSCL nhanh chóng trở thành một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực. Theo VASEP, trong 10 năm qua, sản lượng cá da trơn của Việt Nam đã tăng 50 lần vượt ngưỡng 1 triệu tấn mỗi năm; giá trị xuất khẩu tăng 65 lần tương đương khoảng 2% GDP của cả nước và hiện đang chiếm phần lớn thị phần thế giới. Tuy nhiên, trong những năm qua, ngành sản xuất và chế biến cá da trơn xuất khẩu đối mặt với nhiều khó khăn. Bên cạnh các yếu tố khách quan như khủng hoảng kinh tế làm cho giá cá giảm; tranh cãi bán phá giá, nhãn hiệu hàng hoá; phải đối mặt những qui định nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm,v.v..thì yếu tố chủ quan là chuỗi giá trị cá da trơn còn biểu hiện thiếu bền vững. Đó là tình trạng nghề nuôi cá phát triển mang tính tự phát; chất lượng con giống chưa cao, thức ăn chưa kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, dịch bệnh cá, giá cả biến động thất thường, việc tranh mua tranh bán, ép giá, v.v. Mặt khác, người nuôi và nhà chế biến cá da trơn xuất khẩu trong thời gian qua chưa có mối liên kết tốt, thường xuyên xuất hiện tình trạng khủng hoảng (cả thừa và thiếu) nguyên liệu cá khi có biến động giá trên thị trường. Một trong những nguyên nhân là do tồn tại thông tin bất cân xứng giữa các tác nhân tham gia. Vì thế, để khắc phục những biểu hiện của thực trạng này, nhất thiết phải có nghiên cứu về vai trò điều tiết của Nhà 2 nước trong việc ổn định và phát triển bền vững ngành sản xuất cá da trơn; tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân chính. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu “chính sách nhà Nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đạt hai mục tiêu. Thứ nhất, đánh giá vai trò của các tác nhân chính tham gia chuỗi, xác định tác nhân chính có vai trò dẫn dắt chuỗi. Thứ hai, xác định các hạn chế về nguyên tắc và quy định, sự thi hành và khuyến khích liên kết giữa các tác nhân trong và ngoài chuỗi giá trị. Từ đó, đưa ra những đề xuất chính sách. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt mục tiêu trên, đề tài cần làm rõ (1) vai trò của các tác nhân chính tham gia chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu, (2) những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về nguyên tắc và các qui định; kiểm soát, (3) xu hướng liên kết giữa các tác nhân chính trong chuỗi, (4) chủ trương, chính sách qui định của nhà nước để tạo sự liên kết hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Đề tài áp dụng cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị để phân tích trường hợp chuỗi giá trị cá da trơn, nhưng chỉ tập trung phân tích chủ yếu ở khía cạnh quản trị và liên kết. Đề tài không nghiên cứu thiết lập bản đồ chuỗi giá trị cá da trơn xuất 3 khẩu cũng như không đi sâu vào phân tích chi phí, lợi nhuận và giá trị gia tăng của chuỗi. An Giang, là một trong hai tỉnh đầu tiên tổ chức nuôi cá tra đại trà ở ĐBSCL. Trong giai đoạn từ năm 1997 đến nay, An Giang luôn là tỉnh có diện tích, sản lượng nuôi lớn trong khu vực ĐBSCL, chỉ sau Thành phố Cần Thơ. Đề tài nghiên cứu dựa vào bản đồ chuỗi giá trị cá da trơn được thiết lập qua nghiên cứu “phân tích chuỗi giá trị cá tra” thuộc dự án IDRC (tháng 5/2008) có mẫu điều tra khảo sát tại địa bàn An Giang. Vì vậy, đề tài chọn phạm vi nghiên cứu là địa bàn tỉnh An Giang, thông qua chọn mẫu khảo sát các hộ nuôi cá, phỏng vấn các chuyên gia trong cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp chế biến. Ngoài ra, đề tài cũng nghiên cứu khảo sát về Liên hợp sản xuất cá sạch Agifish, đề xuất bổ sung nhằm hoàn thiện mô hình này như một mô hình phù hợp về liên kết dọc. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các qui định chính thức hay không chính thức; thực trạng kiểm soát thực thi các qui định này; vai trò và mối quan hệ tin cậy, liên kết của các tác nhân trong chuỗi. 4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận: 2.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị: Kaplinsky & Morris (2001) cho rằng chuỗi giá trị mô tả toàn bộ dãy hoạt động cần thiết nhằm tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ từ ý tưởng, thông qua các công đoạn sản xuất khác nhau (có liên quan đến sự kết hợp của việc biến đổi vật chất và đầu vào của các dịch vụ nhà sản xuất khác nhau), đến việc giao hàng đến tay người tiêu dùng cuối cùng, và cuối cùng là huỷ bỏ sau khi sử dụng. Theo nghĩa hẹp chuỗi giá trị gồm các hoạt động thực hiện trong phạm vi một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định; đó là các hoạt động như: giai đoạn hình thành ý niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi,v.v. Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng (M4P, 2008). Theo nghĩa rộng chuỗi giá trị là một phức hợp những hoạt động do nhiều đối tượng khác nhau tham gia thực hiện (người sản xuất sơ cấp, nhà chế biến, thương nhân,v.v) để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo những mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến, v.v. Cách tiếp cận 5 này xem xét cả các mối liên kết ngược và xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất được kết nối với người tiêu dùng cuối cùng (M4P, 2008). Theo sự phân loại về khái niệm của M4P (2008), có ba luồng nghiên cứu chính trong các tài liệu về chuỗi giá trị: (i) phương pháp filière (ii) khung khái niệm do Porter lập ra (1985) và (iii) phương pháp toàn cầu do Kaplinsky đề xuất (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003), Gerefff và Korzeniewicz (2004). Khái niệm chuỗi (filière) dùng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hoá và xác định những người tham gia. Cách tiếp cận “filière” với các đặc trưng chủ yếu tập trung vào mối quan hệ vật chất và kỹ thuật định lượng trong sơ đồ dòng chảy của hàng hoá; sơ đồ mối quan hệ chuyển đổi. Trong khung phân tích do Porter đề xuất, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như khung khái niệm, giúp doanh nghiệp nhận ra lợi thế cạnh tranh của mình. Tính cạnh tranh có thể được phân tích thông qua xem xét chuỗi giá trị ở tất cả các khâu sản xuất hàng hoá từ khâu thiết kế, nguồn cung cấp đầu vào, hậu cần, tiếp thị, hậu mãi cho đến hỗ trợ lập kế hoạch, quản lý nguồn nhân lực v.v. Kết quả phân tích chủ yếu nhằn hỗ trợ các quyết định quản lý và điều hành. Khái niệm chuỗi giá trị này, chỉ áp dụng trong kinh doanh. Phương pháp tiếp cận toàn cầu sử dụng khung phân tích chuỗi giá trị để xác định cách thức các công ty hay quốc gia tham gia hội nhập toàn cầu; đánh giá các yếu tố quyết định đến phân phối toàn cầu. Thứ nhất, thông qua thiết lập bản đồ chuỗi, phân tích viêc phân phối tổng thu nhập từ hoạt động của chuỗi cho các tác 6 nhân tham gia. Thứ hai, phân tích chuỗi giá trị làm sáng tỏ cách thức các công ty hay quốc gia được kết nối như thế nào vào kinh tế thế giới. 2.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích chuỗi giá trị Theo Kaplinsky & Morris (2001), trong kỷ nguyên toàn cầu hoá nhanh chóng, việc phân tích chuỗi giá trị quan trọng bởi ba lý do: Thứ nhất, khả năng cạnh tranh mang tính hệ thống ngày càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh sự phân công lao động và phân bổ toàn cầu của việc sản xuất các hợp phần ngày càng tăng. Thứ hai, tính hiệu quả trong sản xuất chỉ là một điều kiện cần cho việc thâm nhập thành công vào thị trường toàn cầu. Thứ ba, để việc tham gia vào thị trường toàn cầu mang lại sự thu nhập tăng trưởng bền vững đòi hỏi sự hiểu biết về các nhân tố động bên trong chuỗi giá trị. 2.1.3 Bốn vấn đề chính của việc phân tích chuỗi giá trị: Lập bản đồ chuỗi giá trị một cách có hệ thống: mô tả các tác nhân tham gia chuỗi ở các khâu sản xuất, phân phối, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm; đánh giá những đặc trưng như cơ cấu chi phí và lợi ích, dòng sản phẩm trong chuỗi; đặc trưng công việc, mục tiêu đạt được của từng tác nhân Giúp xác định và hiểu rõ việc phân phối lợi ích của các tác nhân trong chuỗi; hiểu biết về các định tố của sự phân phối thu nhập, xác định ai được hưởng lợi từ 7 việc tham gia chuỗi và những tác nhân nào có thể được lợi từ việc gia tăng sự hỗ trợ hay tổ chức. Xem xét sự cách tân và nâng cấp chuỗi: các loại hình nâng cấp, cách thức để cải tiến trong chất lượng và thiết kế sản phẩm cho phép sản xuất để đạt được giá trị cao hơn hoặc thông qua đa dạng hóa trong các dòng sản phẩm phục vụ; đánh giá lợi ích của các tác nhân trong chuỗi khi nhận thông tin tốt hơn; vấn đề quản trị, cấu trúc của các quy định, các rào cản nhập cảnh, hạn chế thương mại, và các tiêu chuẩn. Vai trò của quản trị: cấu trúc của mối quan hệ và cơ chế phối hợp hiện hữu giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị; xác định các thay đổi cần thiết về thể chế để cải thiện năng lực trong chuỗi giá trị, khắc phục biến dạng trong phân phối và gia tăng giá trị gia tăng. 2.1.4 Công cụ phân tích chuỗi giá trị: Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị (M4P, 2008) giới thiệu tám công cụ phân tích chuỗi giá trị. Đó là (1) lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên để phân tích; (2) lập sơ đồ chuỗi giá trị; (3) chi phí và lợi nhuận; (4) phân tích công nghệ, kiến thức và nâng cấp; (5) phân tích các thu nhập trong chuỗi giá trị; (6) phân tích việc làm trong chuỗi giá trị; (7) quản trị và các dịch vụ; (8) sự liên kết. Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng hai công cụ: quản trị và các dịch vụ; sự liên kết. 2.1.4.1 Quản trị và các dịch vụ: Quản trị là một khái niệm rộng bao gồm hệ thống điều phối, tổ chức và kiểm soát nhằm bảo vệ và gia tăng giá trị ở các khâu dọc theo chuỗi. Quản trị bao 8 hàm sự tác động qua lại giữa những người tham gia trong chuỗi là không ngẫu nhiên, nhưng được tổ chức trong một hệ thống cho phép đáp ứng những đòi hỏi cụ thể về sản phẩm, phương pháp và hậu cần. Phân tích quản trị và các dịch vụ có thể giúp xác định đòn bẩy can thiệp nhằm tăng tính hiệu quả chung của chuỗi giá trị. Các quy tắc có thể được lập ra không đầy đủ hay thực thi yếu, làm giảm các khả năng tạo ra giá trị. Vì vậy, phân tích các dịch vụ và quản trị nhằm giúp đánh giá lợi thế và bất lợi của các quy tắc đối với các nhóm khác nhau tham gia chuỗi, do vậy khám phá ra các khó khăn hệ thống ảnh hưởng tới những người tham gia yếu hơn. Phân tích quản trị và các dịch vụ của chuỗi giá trị được tiếp cận một cách tốt nhất bằng cách tách rời ba mặt: Nguyên tắc và Quy định, Sự thi hành và các dịch vụ. Nguyên tắc và Quy định: để tham gia vào chuỗi giá trị mọi người phải tuân theo một bộ nguyên tắc và các quy định. Các nguyên tắc và quy định có thể là chính thức (được công nhận và với sự ủng hộ của luật pháp chính thức) hoặc là không chính thức vào cùng một thời điểm các nguyên tắc được lập ra bởi những người tham gia trong và ngoài chuỗi giá trị. Sự thi hành: bao gồm các phương pháp và công cụ sử dụng để kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc, hệ thống khen thưởng dùng để khuyến khích sự tuân theo các nguyên tắc này. Nếu sự thi hành không đạt hiệu quả, nguyên tắc có thể đặt ra nhưng không thể duy trì. Khía cạnh đầu tiên của sự thi hành đó là giám sát các giai đoạn khác nhau của chuỗi và khía cạnh thứ hai là hệ thống khen thưởng. Vì thế, chúng có thể bao gồm cả việc thưởng phạt (nhằm vào những yếu tố kỷ luật, 9 phê bình) và khuyến khích (để khuyến khích sự tuân thủ nguyên tắc). Các dịch vụ: các dịch vụ xác định những cách mà trong đó những người tham gia trong và ngoài chuỗi giá trị hỗ trợ những người tham gia chuỗi giá trị khác để giúp họ đáp ứng những đòi hỏi của các nguyên tắc và qui định. 2.1.4.2 Sự liên kết: Phân tích mối liên kết không chỉ là xác định tổ chức và người tham gia nào liên kết với nhau mà còn xác định nguyên nhân của những liên kết này; những liên kết này có mang lại lợi ích hay không. Việc nhận biết lợi ích (hoặc không có lợi ích) để xác định được những trở ngại trong tăng cường mối liên kết và lòng tin giữa những người tham gia chuỗi giá trị. Trong hệ thống thị trường, việc củng cố các mối liên kết giữa những người tham gia khác nhau sẽ tạo nên nền móng cho việc cải tiến các cản trở khác; việc lập ra cơ chế hợp đồng, cải thiện sau khi thu hoạch và hệ thống vận chuyển, những cải tiến trong chất lượng và sử dụng hiệu quả thông tin thị trường. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Để đạt mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng hai công cụ phân tích nêu trên. Hầu hết các dữ liệu cần cho sự phân tích có bản chất định tính và không thể định lượng được. Vì vậy, bên cạnh thông tin thu thập từ nguồn số liệu thứ cấp từ tổ chức FAO, GSO, Bộ NN-PTNT và niên giám thống kê tỉnh An Giang, kết quả điều tra thuỷ sản tỉnh An Giang thời điểm 1/11/2009; các thể chế và văn bản pháp luật; đề tài cần được bổ sung nguồn thông tin sơ cấp thu thập từ điều tra các hộ nuôi cá, 10 phỏng vấn các doanh nghiệp chế biến và cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ sản. Phương pháp thu thập thông tin là sự kết hợp giữa thu thập tài liệu, điều tra chọn mẫu hộ nuôi cá, phỏng vấn chuyên gia và nghiên cứu trường hợp điển hình 1 . Phương pháp nghiên cứu sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp phân tích định tính được sử dụng nhằm làm rõ tác động các thể chế, chính sách hiện hành đối với các tác nhân chính, sự liên kết trong chuỗi, cơ chế kiểm soát việc thực thi của các cơ quan quản lý. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng phục vụ phân tích dữ liệu thu thập được từ điều tra, phỏng vấn. Qua đó, cho thấy xu hướng.những thông tin về tổ chức sản xuất, thông tin về kỹ thuật nuôi cá, thông tin về thị trường, về kiểm soát chất lượng, về hợp tác trong sản xuất, các mối liên kết hiện tại trong chuỗi. 1 Phụ lục 1 11 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tổng quan ngành sản xuất, chế biến cá da trơn xuất khẩu Việt Nam 3.1.1 Thị trường cá da trơn thế giới Cá da trơn được tập trung phát triển nhất tại 3 nước (chiếm 99% tổng sản lượng thế giới) là: Việt Nam (Pangasius spp), Mỹ (Ictalurus punctatus) và Trung Quốc (Silurus asotus). Ngoài ra, nghề nuôi cá da trơn còn xuất hiện ở các nước Đông Nam Á và Nam Mỹ,…Trong giai đoạn 1999-2005, sản lượng cá da trơn tăng rất nhanh, xấp xỉ 19%/năm (so với cá nước ngọt tăng 6%/năm). Bảng 1 : Sản lượng cá nuôi nước ngọt thế giới giai đoạn 1999-2005 (Đơn vị: triệu tấn) Tăng bq Danh mục 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nuôi nước ngọt 19,46 20,42 21,67 23,09 24,15 26,31 27,70 6% T. đó: Cá da trơn 0,48 0,50 0,53 0,59 1,00 1,22 1,40 19% 2% 2% 2% 3% 4% 5% 5% Tỷ trọng ‘99-‘05 (Nguồn: FAO, 2007) Dự báo tổng sản lượng thuỷ sản thế giới năm 2010 sẽ đạt từ 107 - 144 triệu tấn. Trong đó, ước tính khối lượng thủy sản dùng làm thực phẩm phục vụ con người chiếm 76% tổng sản lượng thủy sản, phần lớn sản lượng thuỷ sản sẽ tiếp tục tăng lên từ nguồn nuôi trồng. Trung tâm Thủy sản Thế giới (World Fish Center-WFC) đã
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng