Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chính sách ngoại giao kinh tế của hàn quốc đối với việt nam từ năm 1992 đến nay...

Tài liệu Chính sách ngoại giao kinh tế của hàn quốc đối với việt nam từ năm 1992 đến nay

.DOCX
215
20
129

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ĐÀO THỊ NGUYỆT HẰNG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Mã số: 9310206 HÀ NỘI – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ĐÀO THỊ NGUYỆT HẰNG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY Chuyên ngành : Quan hệ Quốc tế Mã số : 9310206 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Trần Thọ Quang 2. GS.TS. Nguyễn Thái Yên Hương HÀ NỘI – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận án hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Đào Thị Nguyệt Hằng LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự hỗ trợ quý báu và hiệu quả từ nhiều cá nhân, cơ quan và đơn vị. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt tới GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương, PGS. TS Trần Thọ Quang - hai người hướng dẫn khoa học đã luôn dìu dắt, tận tâm giúp đỡ tôi suốt thời gian học tập và thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao, Phòng Đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế nơi tôi công tác đã quan tâm, chia sẻ và tạo điều kiện giúp tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi cũng xin được gửi lời cảm tới Tạp chí Lý luận Chính trị, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Văn phòng KOICA tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc… đã hỗ trợ tôi trong quá trình tìm kiếm và sưu tầm tư liệu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là gia đình thân yêu đã luôn quan tâm, động viên và sát cánh bên tôi trong những thời điểm khó khăn nhất. Đây chính là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp tôi vượt qua mọi trở lực để không ngừng vươn lên trong học tập và cuộc sống. Hà Nội, tháng năm 2019 Tác giả Thị Nguyệt Hằng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC.................................................16 1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ngoại giao kinh tế....................16 1.1.1. Khái niệm ngoại giao kinh tế..............................................................16 1.1.2. Nội hàm của ngoại giao kinh tế..........................................................22 1.1.2.1. Mối quan hệ biện chứng giữa ngoại giao và kinh tế................22 1.1.2.2. Vai trò của ngoại giao kinh tế trong quan hệ quốc tế..............25 1.1.2.3. Cấp độ của ngoại giao kinh tế trong quan hệ quốc tế.............29 1.1.2.4. Ngoại giao kinh tế ở các nước phát triển và đang phát triển .. 32 1.1.3. Chính sách ngoại giao kinh tế và lý thuyết phân tích chính sách.......37 1.2. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc....................................................................................................... 41 1.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn...................................................................41 1.2.2. Mô hình chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc.......................42 1.2.3. Nội dung triển khai của chính sách ngoại giao kinh tế Hàn Quốc......45 Tiểu kết.............................................................................................................. 48 CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2018.......................................................................49 2.1. Cơ sở hình thành chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam........................................................................................................ 49 2.1.1. Tình hình quốc tế và khu vực từ sau Chiến tranh lạnh đến năm 201849 2.1.1.1. Bối cảnh quốc tế.......................................................................49 2.1.1.2. Bối cảnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương..........................51 2.1.2. Cơ sở nội tại giữa Hàn Quốc và Việt Nam.........................................54 2.1.2.1. Sự tương hỗ trong phát triển kinh tế........................................54 2.1.2.2. Sự ưu tiên trong đối ngoại của hai nước..................................58 2.1.2.3. Sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam và doanh nghiệp Hàn Quốc..............................................................................................62 2.2. Quá trình phát triển chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam (giai đoạn 1992-2018)...................................................................64 2.2.1. Chính sách “Ngoại giao phương bắc” của Hàn Quốc và chính sách ngoại giao kinh tế đối với Việt Nam thời kỳ đầu sau Chiến tranh lạnh.................64 2.2.2. Chính sách hướng Nam của Hàn Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa (giai đoạn 1993-2003) và chính sách ngoại giao kinh tế đối với Việt Nam..........69 2.2.3. Chính sách quốc gia tầm trung của Hàn Quốc (giai đoạn 2003-2017) và chính sách ngoại giao kinh tế đối với Việt Nam...........................................74 2.2.4. Chính sách hướng Nam mới hiện nay của Hàn Quốc đối với ASEAN và trọng tâm trong quan hệ với Việt Nam.........................................................80 2.3. Thành tựu trong chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam trên các lĩnh vực...........................................................................85 2.3.1. Thành tựu của chính sách ngoại giao kinh tế trong thương mại, đầu tư và hỗ trợ phát triển chính thức..........................................................................85 2.3.1.1. Trong lĩnh vực thương mại.......................................................85 2.3.1.2. Trong lĩnh vực đầu tư...............................................................87 2.3.1.3. Trong hỗ trợ phát triển chính thức...........................................91 2.3.2. Thành tựu của chính sách ngoại giao kinh tế trong quan hệ chính trị, an ninh, quốc phòng..........................................................................................94 2.3.3. Thành tựu của chính sách ngoại giao kinh tế trên các lĩnh vực khác..95 2.4. Tác động của chính sách ngoại giao kinh tế trong quan hệ song phương và đa phương.................................................................................................97 2.4.1. Tác động của chính sách ngoại giao kinh tế ở cấp độ song phương...97 2.4.2. Tác động của chính sách ngoại giao kinh tế trên cấp độ đa phương. 101 2.5. Một số đánh giá về chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam từ năm 1992 đến nay.................................................................. 106 2.5.1. Mặt thuận lợi..................................................................................... 106 2.5.2. Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay................................... 109 Tiểu kết............................................................................................................. 113 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ DỰ BÁO VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................. 115 3.1. Cơ sở dự báo......................................................................................... 115 3.1.1. Đặc điểm tình hình thế giới và khu vực............................................ 115 3.1.2. Bối cảnh Hàn Quốc........................................................................... 118 3.1.3. Bối cảnh Việt Nam........................................................................... 121 3.2. Dự báo những xu hướng ngoại giao kinh tế trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc.................................................................................... 123 3.3. Dự báo chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với ASEAN và Việt Nam...................................................................................................... 125 3.3.1. Dự báo chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với ASEAN .................................................................................................................... 125 3.3.2. Dự báo chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam . 128 3.4. Dự báo một số kịch bản tác động lên chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030..............132 3.4.1. Kịch bản 1......................................................................................... 132 3.4.2. Kịch bản 2......................................................................................... 133 3.4.3. Kịch bản 3......................................................................................... 134 3.5. Một số khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm triển khai hiệu quả chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc trong thời gian tới.......................135 3.5.1. Một số khuyến nghị đối với Việt Nam............................................. 135 3.5.2. Một số giải pháp cụ thể..................................................................... 138 3.5.2.1. Về kinh tế, thương mại, đầu tư............................................... 138 3.5.2.2. Về chính trị - ngoại giao và quốc phòng - an ninh................141 3.5.2.3. Về hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế....................143 Tiểu kết............................................................................................................. 143 KẾT LUẬN...................................................................................................... 145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ...........148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 149 PHỤ LỤC......................................................................................................... 170 PHỤ LỤC 1: DANH MỤC DỰ ÁN FDI (QUY MÔ TRÊN 1 TỶ USD) HÀN QUỐC ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM.................................................................. 170 PHỤ LỤC 2: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN VAY ODA CỦA QUỸ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀN QUỐC (EDCF)....................172 PHỤ LỤC 3: DANH MỤC DỰ ÁN ODA KHÔNG HOÀN LẠI.....................177 PHỤ LỤC 4: CÁC CHUYẾN THĂM CẤP CAO GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC (1992-2018)........................................................................................... 180 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc...........................................86 Hình 2.2. Bốn nhà đầu tư FDI lớn nhất của Việt Nam........................................89 Hình 2.3. ODA của Hàn Quốc dành cho các nước Châu Á................................92 Hình 2.4. ODA không hoàn lại của hàn Quốc dành cho Việt Nam.....................93 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc với những diễn biến phức tạp của đời sống kinh tế, chính trị toàn cầu. Những chuyển biến của thế giới đã tác động mạnh mẽ đến quan hệ giữa các quốc gia. Sự thay đổi trật tự thế giới là nhân tố có tác động quyết định đối với chính sách đối ngoại của mỗi nước, trong đó cần phải kể đến chính sách ngoại giao kinh tế. Từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, vai trò của nhân tố kinh tế và chính sách ngoại giao kinh tế trong quan hệ quốc tế đã được các quốc gia trên thế giới đặc biệt chú trọng, trong đó có Hàn Quốc. Trong chính sách đối ngoại, Hàn Quốc là một quốc gia có xu hướng ưu tiên cho mục tiêu kinh tế trong tổng thể chính sách đối ngoại. Làm thế nào để bảo đảm tối đa lợi ích kinh tế quốc gia trở thành nhiệm vụ trọng yếu của chính sách ngoại giao Hàn Quốc. Quan hệ ngoại giao Hàn Quốc – Việt Nam được đánh giá là mối quan hệ có sự phát triển một cách đặc biệt, sâu sắc và toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam trong giai đoạn từ 1992 đến năm 2018 đã góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước phát triển nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao ở cả cấp độ song phương và đa phương. Mỗi một nấc thang mới trong quan hệ chính trị giữa hai nước đều được song hành cùng với những thành tựu trong hợp tác kinh tế. Mục tiêu trong chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam đã được thể hiện rõ khi Hàn Quốc đã trở thành một trong những đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam và Việt Nam cũng đã trở thành đối tác chiến lược hàng đầu của Hàn Quốc ở Đông Nam Á. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hai nước còn có những tiềm năng rất to lớn có thể bổ sung cho nhau trong quá trình hợp tác và phát triển. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam là rất cần thiết để hiểu rõ hơn về đối tác quan trọng 2 này của Việt Nam. Đặc biệt là việc nhìn nhận chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc, đánh giá tác động đến quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam dưới góc nhìn của Việt Nam sẽ đưa lại những kiến giải đa chiều về vấn đề này. Hiện nay, mảng đề tài về chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng trống chưa được khai thác, nghiên cứu. Việc làm rõ cơ sở lý thuyết về ngoại giao kinh tế và vận dụng vào phân tích chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam sẽ góp phần đánh giá lại mối quan hệ này một cách thực chất hơn ở một khía cạnh mới. Trên cơ sở đó, luận án sẽ đưa ra một số dự báo, khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm triển khai hiệu quả chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc, góp phần nâng cấp mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc sớm trở thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện trong giai đoạn tới. Trên đây là những lý do khoa học và thực tiễn chủ yếu để tác giả lựa chọn chủ đề "Chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam từ năm 1992 đến nay” làm đề tài luận án. Kết quả nghiên cứu của luận án, trước hết sẽ bổ sung vào nguồn các công trình nghiên cứu vẫn còn rất hạn chế liên quan đến chủ đề ngoại giao kinh tế. Và tiếp đó, kết quả nghiên cứu này sẽ có thể trở thành tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các nhà khoa học và các nhà lãnh đạo trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và thực thi đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, góp phần thiết thực vào việc phát triển nền kinh tế, xã hội và gia tăng vị thế quốc tế của Việt Nam trên trường quốc tế. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam là mảng đề tài mới. Kể từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, ngoại giao kinh tế ngày càng khẳng định vị trí và tầm quan trọng đối nhiệm vụ phát triển kinh tế quốc gia và tăng cường cạnh tranh, hợp tác trong quan hệ quốc tế. Hàn Quốc đã làm nên “kỳ tích sông Hàn” và trở thành một trong 4 “con rồng” kinh tế của Châu Á từ đầu thập niên 1990. Mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc được xem như một điển hình 3 thành công trong chính sách đối ngoại, cụ thể là chính sách ngoại giao kinh tế hai nước dành cho nhau. Đây là mảng đề tài đang ngày càng thu hút được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Tổng hợp tình hình nghiên cứu vấn đề của luận án được chia thành các nhóm cụ thể dưới đây: 2.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài Nhóm thứ nhất: Về phương diện lý luận và thực tiễn ngoại giao kinh tế trong quan hệ quốc tế. Ở nước ngoài, nghiên cứu về lý luận quan hệ quốc tế và lý luận ngoại giao kinh tế nói chung và chính sách ngoại giao và hoạt động ngoại giao kinh tế nói riêng trên thế giới và cụ thể là của quốc gia Hàn Quốc là mảng đề tài được nhiều học giả quan tâm. Tiêu biểu nhất là cuốn “The New Economic Diplomacy: Decision-Making and Negotiation in International Economic Relations”, Ashgate Publishing Limited, England của tác giả Nicolas Bayne và Stephen Woolcock. Cuốn sách được xuất bản lần đầu vào năm 2007, tái bản lần thứ 2 vào năm 2011 và cuốn tái bản lần thứ 3 năm 2013 là bản cập nhật đầy đủ về Ngoại giao kinh tế mới. Cuốn sách giải thích cách thức các quốc gia tiến hành các chính sách đối ngoại trong quan hệ kinh tế quốc tế thế kỷ XXI như việc đưa ra các quyết định trong nước, thương lượng quốc tế và cách thức các quá trình này tương tác với nhau. Nội dung của ấn bản lần thứ 3 đi sâu hơn trong việc so sánh thực tiễn của những chủ thể tham gia khác nhau để phản ánh sự đa dạng hơn về ngoại giao kinh tế. Cuốn sách một lần nữa phân tích và đưa ra định nghĩa ngoại giao kinh tế với các cấp độ của ngoại giao kinh tế trong quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng dành một phần nội dung về thực tiễn ngoại giao kinh tế ở một số nước và khu vực. Với những nghiên cứu sâu về ngoại giao kinh tế trong lĩnh vực kinh tế chính trị quốc tế, đây sẽ là tài liệu cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về ngoại giao kinh tế để vận dụng vào nghiên cứu chính sách ngoại giao kinh tế. 4 Cuốn Economic Diplomacy của tác giả người Nhật Maaike OkanoHeijmans do Jan Melissen biên soạn, được xuất bản bởi Brill, Martinus Nijhoff Publishers năm 2013 là một đóng góp quan trọng cho các nghiên cứu về khái niệm ngoại giao kinh tế. Một phương thức nghiên cứu về khái niệm ngoại giao kinh tế dựa trên các khung lý thuyết được kết hợp cùng với việc phân tích trong áp dụng thực hành ngoại giao kinh tế. Hai phương pháp tiếp cận này củng cố lẫn nhau, hình thành nên một khái niệm về ngoại giao kinh tế trên cơ sở lý luận và những kinh nghiệm, hiểu biết thực tiễn. Với một cách tiếp cận toàn diện, cuốn sách đưa ra một lập luận cốt lõi đó là trong ngoại giao kinh tế thì lợi ích kinh tế/thương mại và lợi ích chính trị luôn bổ trợ lẫn nhau và luôn song hành với nhau. Điều này trái ngược với cách tiếp cận cũ trước đây thường nhấn mạnh tầm quan trọng của mối liên kết kinh tế - quân sự trong việc tìm kiếm ảnh hưởng của quốc gia [135]. Cuốn sách sẽ là cơ sở tham khảo có giá trị khi phân tích về khái niệm ngoại giao kinh tế và luận giải những mục tiêu kinh tế trong chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc. Bên cạnh đó, cuốn Economic Diplomacy: Economic and Political Perspectives của tác giả Peter A.G. van Bergeijk và Ali (2011) cũng có một số bài viết có giá trị tham khảo như “Giới thiệu về các vấn đề xoay quanh ngoại giao kinh tế” (trang 1-6); “Khái niệm ngoại giao kinh tế: Giao điểm giữa Quan hệ quốc tế, Kinh tế, Kinh tế Chính trị quốc tế (IPE) và Nghiên cứu ngoại giao” (trang 7-36); “Ngoại giao kinh tế trong một thế giới đang thay đổi” (trang 171-186)… Cuốn sách đã đưa ra nhận định, trong một môi trường cạnh tranh toàn cầu đang ngày càng tăng lên, việc chú trọng tới vai trò của ngoại giao kinh tế đã phát triển đáng kể ở phương Tây cũng như ở nhiều nước và khu vực trên thế giới. Cuốn sách này bổ sung những nghiên cứu sâu hơn về vị trí trung tâm của ngoại giao kinh tế trong lý thuyết và thực hành quan hệ quốc tế. Đây một tài liệu tham khảo rất hữu ích về cả lý luận và thực tiễn về chủ đề ngoại giao kinh tế [152]. 5 Nhóm thứ hai: Về chính sách đối ngoại và chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc Nghiên cứu về chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc là mảng đề tài mới. Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc mà chỉ có một số nghiên cứu về chính sách ngoại giao của Hàn Quốc nói chung, trong đó có đề cập tới chính sách ngoại giao kinh tế hay ngoại giao thương mại của Hàn Quốc nói riêng với một dung lượng nhỏ. Công trình nghiên cứu tiêu biểu nhất về quan hệ ngoại giao và chính sách đối ngoại của Hàn Quốc có thể kể đến đó là cuốn sách South Korea’s Foreign Relations and Security Policies của tác giả Scott A. Snyder and Leif-Eric Easley, được xuất bản bởi The Oxford Handbook of the International Relations of Asia tháng 10 năm 2014. Đây là một công trình nghiên cứu về chính sách ngoại giao và an ninh của Hàn Quốc. Cuốn sách bao gồm các bài viết về “Lý thuyết Quan hệ quốc tế và Nghiên cứu Hàn Quốc”, “Các yếu tố và quy trình trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc”, “Nghiên cứu về Hàn Quốc và trật tự quốc tế” [154] … Những bài viết này là nguồn tài liệu để nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hàn Quốc, trên cơ sở đó nghiên cứu về chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc dành cho Việt Nam. Mới xuất bản gần đây nhất là cuốn South Korea's Changing Foreign Policy: The Impact of Democratization and Globalization của tác giả Wonjae Hwang, được xuất bản bởi Lexington Books vào tháng 02 năm 2017. Cuốn sách viết về những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc dưới tác động của dân chủ hóa và toàn cầu hoá. Cuốn sách này phân tích sự nổi lên sau chiến tranh của Hàn Quốc từ sự cô lập quốc tế gần như hoàn toàn đến vị thế có ảnh hưởng quốc tế bằng cách tập trung vào hai yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi, toàn cầu hoá và chuyển đổi từ chủ nghĩa độc tài sang dân chủ của Hàn Quốc. Sự phát triển kinh tế và chính trị của Hàn Quốc là một câu chuyện kỳ tích và tác giả Wonjae Hwang đã đưa ra một nghiên cứu xuất sắc về vai trò quan 6 trọng của toàn cầu hóa đối với sự phát triển thần kỳ này. Chính sách đối ngoại thay đổi của Hàn Quốc trong bối cảnh toàn cầu hoá với trọng tâm đặc biệt chú ý đến vai trò của kinh tế khi phát triển quan hệ đối tác kinh tế mới với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam và điều chỉnh quan hệ với Trung Quốc, Mỹ nhằm mục đích đảm bảo năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và mở rộng quyền lực mềm [159]. Đây sẽ là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc dành cho Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu của tác giả Marta Czarnecka-Gallas, The Role of Economic Diplomacy in Enhancing National Competitiveness, Warsaw School of Economics, Institute of World Economy, tháng 01 năm 2012 trình bày các vấn đề ngoại giao kinh tế từ góc độ kinh tế trong khuôn khổ cạnh tranh quốc gia. Tác giả kết hợp các khung lý thuyết khác nhau để có được một mô hình mới về ngoại giao kinh tế. Tác giả phân tích ngoại giao kinh tế trước đây đã bị lạm dụng và chỉ giới hạn ở các yếu tố kinh tế vĩ mô. Ngày nay, ngoại giao kinh tế hoạt động trong mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố kinh tế vi mô nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia. Nghiên cứu này là cơ sở tham khảo khi phân tích vai trò của ngoại giao kinh tế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia [139]. Học giả Jaehyon Lee của Viện Nghiên cứu Chính sách Asan, Viện nghiên cứu hàng đầu của Hàn Quốc cũng có công trình nghiên cứu về chính sách hướng Nam mới của Tổng thống Moon Jae-in đó là cuốn Korea’s New Southern Policy towards ASEAN: Context and Direction, Asean Institute for Policy Studies, năm 2018. Nội dung của nghiên cứu xoay quanh chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc. Moon Jae-in là Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên đưa ASEAN trở thành một trong những ưu tiên ngoại giao quan trọng nhất của Hàn Quốc. Mặc dù cựu Tổng thống Kim Dae-jung cũng đã đạt được những tiến bộ lớn trong quan hệ ASEANHàn Quốc, tuy nhiên Tổng thống Kim Dae-jung đã không chính thức công bố ASEAN là một trong những trọng tâm chính của chính sách đối ngoại Hàn 7 Quốc. Ba tổng thống Hàn Quốc kế tiếp sau thời kỳ Kim Dae-jung cũng quan tâm nhiều hơn đến Đông Bắc Á, bán đảo Triều Tiên và bốn cường quốc lớn xung quanh Hàn Quốc. Do đó, ASEAN hiện đang nhận được nhiều chú ý từ phương tiện truyền thông và công chúng ở Hàn Quốc. Với chính sách này, nhiều cam kết đã được thực hiện trong quan hệ đối tác ASEAN - Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc tập trung cho xuất khẩu hoặc đa dạng hóa thương mại khi Hàn Quốc tăng trưởng kinh tế nhanh. Tổng thống Moon đã nhấn mạnh cần thiết phải đa dạng hóa ngoại giao trong bối cảnh hiện nay. Đây là thời điểm để Hàn Quốc vượt ra ngoài khuôn khổ địa chính trị và địa kinh tế của khu vực Đông Bắc Á, bán đảo Triều Tiên và bốn đối tác lớn [133]. Cuốn sách này là tài liệu hữu ích khi nghiên cứu về chính sách hướng Nam mới của Tổng thống Moon dưới góc nhìn của học giả Hàn Quốc. Nhìn chung, một số bài nghiên cứu của các tác nước ngoài được nêu tên ở trên là những cơ sở tham khảo hữu ích khi phân tích chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc dành cho Việt Nam. 2.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam Nhóm thứ nhất: Về phương diện lý luận và thực tiễn ngoại giao kinh tế trong quan hệ quốc tế Riêng về lý luận ngoại giao kinh tế, ở Việt Nam chưa có nhiều học giả nghiên cứu sâu, cũng rất ít các tài liệu dịch. Cuốn giáo trình “Ngoại giao kinh tế” của Học viện Ngoại giao do tác giả Nguyễn Văn Lịch chủ biên, được Nhà xuất bản Lao động – Xã hội phát hành quý III năm 2018 là cuốn giáo trình đầu tiên ở Việt Nam viết về lĩnh vực ngoại giao kinh tế. Cuốn giáo trình đã chọn lọc, cập nhật nhiều thông tin và tài liệu trong và ngoài nước cũng như đã tham khảo kinh nghiệm công tác ngoại giao kinh tế của nhiều cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và một số địa phương đã làm tốt công tác ngoại giao kinh tế. Cuốn giáo trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về ngoại giao kinh tế, phân tích đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về ngoại giao kinh tế và thực trạng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan