Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn ở ...

Tài liệu Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn ở TP. Hồ Chí Minh

.PDF
65
166
123

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _______________ NGUYỄN ĐỨC HUY CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH CÔNG NGHIỆP VI MẠCH BÁN DẪN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _______________ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN ĐỨC HUY CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH CÔNG NGHIỆP VI MẠCH BÁN DẪN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Chính Sách Công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH CÔNG KHẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 7 năm 2014 Tác giả Nguyễn Đức Huy ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Đinh Công Khải và toàn thể các thầy cô thuộc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, những người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Kế đến, tôi xin cảm ơn tất cả những thầy cô làm việc tại Phòng Lab, Thư viện cũng như các phòng, ban khác của nhà trường vì những sự hỗ trợ, giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình dành cho tôi. Tiếp theo, tôi chân thành cảm ơn các anh, chị, em học viên của chương trình Fulbright đã cho tôi những tháng ngày vô cùng tươi đẹp dưới mái trường này, đặc biệt là tập thể lớp MPP5. Sau nữa, tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp và Lãnh đạo cơ quan Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia trọn vẹn khóa học này. Cuối cùng, tôi đặc biệt cảm ơn gia đình đã động viên, ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 7 năm 2014 Tác giả Nguyễn Đức Huy iii TÓM TẮT Ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn hình thành từ những năm cuối thập niên 50 của thế kỷ 20, chỉ tính riêng năm 2013 thì doanh thu ngành này đạt 305,6 tỷ USD. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên phát triển cụm ngành vi mạch bán dẫn ở Việt Nam, hiện tại thì cụm ngành này đang ở giai đoạn sơ khai, do đó luận văn đặt ra mục tiêu làm rõ và cải thiện các điểm yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành này trong tương lai. Luận văn sử dụng khung phân tích mô hình kim cương để nghiên cứu mục tiêu trên. Kết quả cho thấy các điểm yếu cần cải thiện lần lượt là (i) nguồn nhân lực thiếu hụt về số lượng, (ii) nguồn tài nguyên vốn chủ yếu là nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, (iii) cơ sở hạ tầng khoa học còn mỏng, (iv) thiếu tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, (v) công nghiệp hỗ trợ ngành vi mạch bán dẫn hiện còn yếu. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành này trong tương lai, ICDREC cần mở rộng hợp tác với các trường đại học trong nước với nội dung đào tạo gắn với nhu cầu từ doanh nghiệp, mở rộng hợp tác đào tạo với nước ngoài, chọn lựa các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín cao, có cơ sở vật chất hiện đại và có nguồn giảng viên có chất lượng, cũng cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tham gia trực tiếp vào sản xuất vi mạch bán dẫn. Thành phố nên có kế hoạch sử dụng nguồn tài nguyên vốn cụ thể cho từng nội dung của chương trình phát triển vi mạch để giúp cho việc sử dụng vốn luôn được đúng lúc đúng chỗ. Thành phố cần đầu tư thêm cho các tổ chức nghiên cứu như ICDREC, Trung tâm Nghiên cứu Triển khai của KCNC và Đại học Quốc gia TP.HCM với những đề tài đặt hàng mang tính thực tiễn cao từ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và xã hội. Nhà máy sản xuất vi mạch trong KCNC nên đầu tư theo hướng sản xuất theo chính thiết kế của mình, lựa chọn mua công nghệ ban đầu theo ý kiến tham vấn của chuyên gia hàng đầu, rồi dần phát triển cao hơn bằng hoạt động nghiên cứu trong nước. Thành phố cần thu hút thêm các nhà đầu tư vi mạch bán dẫn hàng đầu thế giới để gia tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cụm ngành, quan tâm hơn đến việc góp ý chính sách phát triển vi mạch từ doanh nghiệp, và phải giữ vai trò chủ yếu trong việc tiêu thụ các sản phẩm vi mạch bán dẫn nội địa trong giai đoạn đầu. Thành phố cần ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành vi mạch bán dẫn, liên kết ngành vi mạch với các ngành có liên quan bằng cách đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng sản phẩm vi mạch dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp từ các ngành liên quan. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................................iii MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ HỘP ............................................................. vii DANH MỤC PHỤ LỤC ...................................................................................................viii CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN................................................................................................. 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu và vấn đề chính sách................................................................... 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 3 1.3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 4 1.4 Nguồn dữ liệu và thông tin của nghiên cứu ................................................................. 5 1.5 Cấu trúc của luận văn ................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, KHUNG PHÂN TÍCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .............................................................................................................................. 6 2.1 Cơ sở lý thuyết ............................................................................................................. 6 2.2 Khung phân tích của nghiên cứu .................................................................................. 7 2.3 Các bài học kinh nghiệm phát triển ngành vi mạch ..................................................... 9 2.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc ............................................................................... 9 2.3.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản ................................................................................. 10 2.3.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc ................................................................................ 12 v CHƯƠNG 3 NĂNG LỰC CẠNH TRANH HIỆN TẠI CỦA CỤM NGÀNH CÔNG NGHIỆP VI MẠCH BÁN DẪN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................. 13 3.1 Những điều kiện nhân tố đầu vào ............................................................................... 13 3.1.1 Tài nguyên con người .......................................................................................... 14 3.1.2 Tài nguyên vốn .................................................................................................... 15 3.1.3 Cơ sở hạ tầng khoa học ....................................................................................... 17 3.2 Những điều kiện cầu ................................................................................................... 18 3.2.1 Thị trường nội địa ................................................................................................ 18 3.2.2 Nhu cầu nội địa khắt khe và khả năng đáp ứng nhu cầu chuyên biệt hóa ........... 20 3.3 Môi trường chính sách giúp phát huy chiến lược kinh doanh và cạnh tranh ............. 21 3.3.1 Môi trường chính sách ......................................................................................... 21 3.3.2 Cạnh tranh trong sản xuất vi mạch ...................................................................... 23 3.4 Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan .......................................................... 25 3.4.1 Công nghiệp hỗ trợ .............................................................................................. 25 3.4.2 Các ngành liên quan ............................................................................................ 26 3.5 Tổng hợp phân tích ..................................................................................................... 28 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ HẠN CHẾ .............. 32 4.1 Kết luận ...................................................................................................................... 32 4.2 Các khuyến nghị chính sách ....................................................................................... 32 4.3 Hạn chế của đề tài ...................................................................................................... 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 35 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 40 vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt ICDREC KCNC Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt Vietnam National University - Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Integrated Circuit Design Research Thiết kế Vi mạch - Đại học Quốc gia and Education Center Thành phố Hồ Chí Minh Saigon Hi-tech Park Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM Ho Chi Minh City Thành phố Hồ Chí Minh UBNDTP Ho Chi Minh People’s Commitee Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ HỘP Bảng 2.1 Doanh thu của các cường quốc vi mạch bán dẫn theo thời gian ………….. 11 Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả chỉ số PCI của TP.HCM giai đoạn 2007 – 2013 ………. 23 Hình 2.1 Mô hình kim cương của Michael Porter …………………………………... 08 Hình 2.2 Thị trường bán dẫn toàn cầu phân theo vùng, 2003 – 2011 ……………….. 41 Hình 2.3 So sánh tốc độ tăng trưởng thị trường bán dẫn giữa Trung Quốc và thế giới 41 theo quý, 2007 – 2011 ………………………………………………………………. Hình 2.4 Năng lực sản xuất sản phẩm điện tử của Trung Quốc và thị phần trên thế 42 giới, 2008 – 2011 ……………………………………………………………………. Hình 3.1 Mức lương trung vị phân theo nhóm đơn vị sử dụng lao động có tính học 42 thuật/phi học thuật và theo nhóm thu nhập quốc gia ………………………………... Hình 3.2 Mức lương trung vị phân theo khu vực ……………………………………. 43 Hình 3.3 Các đề án trong Chương trình phát triển vi mạch TP.HCM …………….… 22 Hình 3.4 Kết quả 10 chỉ số thành phần PCI giai đoạn 2011 – 2013 ………………… 43 Hình 3.5 Phân bổ các đơn vị hoạt động trong ngành vi mạch bán dẫn ở Việt Nam … 44 Hình 3.6 Tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp thuộc các ngành có liên quan 28 đến vi mạch bán dẫn, giai đoạn 2008 – 2011 (so với năm 2005) ……………………. Hình 3.7 Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành vi mạch tại TP.HCM 30 theo mô hình kim cương ..…………………………………………………………… Hình 3.8 Sơ đồ cụm ngành vi mạch tại TP.HCM …………………………………… 31 Hộp 1.1 Thông tin về GS.TS Đặng Lương Mô 40 Hộp 1.2 Một số điều kiện tiền đề để phát triển cụm ngành 40 viii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Các hình và hộp ……………………………………………….………….. 40 Phụ lục 2. Phỏng vấn PGS.TS Lê Hoài Quốc ……………………………….………. 45 Phụ lục 3. Request for Information of Intel ……………………...………………….. 48 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Bối cảnh nghiên cứu và vấn đề chính sách Ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn (hay còn gọi là ngành vi mạch bán dẫn) bắt đầu hình thành từ những năm cuối thập niên 50 của thế kỷ trước với sự kiện Jack S. Kilby trình làng sản phẩm vi mạch bán dẫn hoàn chỉnh đầu tiên đến các nhà quản lý của Texas Instruments vào ngày 12/9/1958 tại Hoa Kỳ, và đã mở ra trang mới cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử với doanh thu ngành trong thập niên đầu của thế kỷ 21 đạt khoảng 1.500 tỷ USD so với 29 tỷ USD vào năm 1961, bởi lý do vi mạch có mặt trong hầu hết các sản phẩm điện tử ở mọi lĩnh vực từ khám phá không gian cho đến công nghệ thông tin, viễn thông, ... và thậm chí cả y tế1. Thêm vào đó, ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn giúp gia tăng sức mạnh của quốc gia2, chỉ tính riêng năm 2013 thì doanh số toàn cầu của ngành đã đạt mức 305,6 tỷ USD3, và Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc là những quốc gia nắm giữ thứ hạng hàng đầu thế giới trong ngành vi mạch hiện nay4. Tại Việt Nam, chuyên gia Đặng Lương Mô (xem Hộp 1.1 tại Phụ lục 1) được xem là người khai sinh cho ngành vi mạch bán dẫn vì ông đã đặt nền móng cho sự ra đời của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ICDREC), Phòng Nghiên cứu Thiết kế và Mô phỏng vi mạch và Chương trình đào tạo sau đại học hướng vi điện tử của Đại học Quốc gia TP.HCM5. Chỉ sau 5 năm kể từ khi được thành lập, ICDREC đã gặt hái được thành tích ban đầu bằng sự kiện công bố việc thiết kế và thử nghiệm thành công chip vi xử lý 32 bit VN1632 vào ngày 27/10/2010 với khả năng đáp ứng công tác xử lý thông tin, hình ảnh, âm thanh, mã hóa và giải mã dữ liệu … dù còn khó khăn về vấn đề chưa có chế độ giảm công suất, tuy nhiên, ICDREC khẳng định vấn đề này sẽ được xử lý để có thể ứng dụng rộng rãi con chip VN16326. Thêm vào đó, Trung tâm Nghiên cứu Triển khai của KCNC cũng vừa công bố việc chế tạo và thương mại hóa thành 1 IEEE (2012) SIA (2014) 3 Dan Rosso (2014) 4 Đặng Lương Mô (2011) 5 Mạnh Hùng (2013) 6 quan.nguyenhung (2010) 2 2 công hàng loạt các loại Diode Schottky - vốn được sử dụng nhiều trong các sản phẩm điện tử - vào tháng 4/20137, và những sự kiện này đã giúp Việt Nam được thế giới công nhận là quốc gia có khả năng thiết kế vi mạch. Trong bối cảnh như thế, Chính phủ Việt Nam đã chính thức quyết định xây dựng và phát triển ngành vi mạch bán dẫn bằng hai quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể là (i) Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 về phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, và (ii) Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 về phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020. Nhờ vậy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mới có cơ sở ban hành Quyết định số 6358/QĐ-UBND ngày 14/12/2012 về phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2020, chỉ sau hai năm kể từ khi có chủ trương chính thức từ Chính phủ, và Chương trình này cũng nhận được sự ủng hộ từ Chính phủ qua Thông báo số 170/TB-VPCP ngày 17/4/2013 với yêu cầu về tính hiệu quả và phát triển bền vững, đặc biệt là đảm nhận vai trò địa phương tiên phong trong phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn. Hiện tại, TP.HCM đang sở hữu hai điều kiện tiền đề để phát triển cụm ngành vi mạch bán dẫn (xem Hộp 1.2 tại Phụ lục 1), đó là (i) sự hiện diện của tập đoàn Intel thông qua nhà máy kiểm định và đóng gói chip trong Khu Công nghệ cao TP.HCM với vốn đầu tư đăng ký là 1 tỷ USD, (ii) môi trường thu hút đầu tư tương đối tốt vì tiếp tục là địa phương dẫn đầu trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn thu hút lũy kế là 32,2 tỷ USD tính đến năm 20128. Ngoài ra, Thành phố còn có Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP.HCM ra mắt vào ngày 15/3/2013 tại Hội nghị triển khai chương trình phát triển công nghiệp vi mạch theo Quyết định 6358/QĐ-UBND nêu trên9. Từ các nội dung trên, có thể thấy cụm ngành vi mạch bán dẫn ở TP.HCM hiện mới hình thành và đang ở giai đoạn sơ khai. Điều này có thuận lợi là dễ điều chỉnh chính sách và định hướng phát triển, đồng thời cũng có bất lợi do đi sau khá xa so với các quốc gia khác nên sẽ không dễ phát triển để tiến đến cạnh tranh trong tương lai. Hơn thế nữa, vì đây là 7 Dương Minh Tâm (2013) Cục Đầu tư nước ngoài (2013) 9 Quốc Hùng (2013) 8 3 cụm ngành vi mạch bán dẫn đầu tiên ở Việt Nam nên cần thiết phải tìm hiểu và làm rõ các điểm yếu cùng những tiềm năng trong năng lực cạnh tranh của cụm ngành này, từ đó tìm cách cải thiện các điểm yếu và tận dụng những tiềm năng này để giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành vi mạch ở Thành phố trong tương lai. Vấn đề chính sách được đặt ra là đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại của cụm ngành vi mạch bán dẫn tại Thành phố Hồ Chí Minh và xác định Nhà nước cần làm gì để giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành này trong tương lai, nhằm phát triển cụm ngành vi mạch bán dẫn theo đúng như kỳ vọng. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Từ vấn đề chính sách được đặt ra ở trên, mục tiêu nghiên cứu của luận văn sẽ là đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại của cụm ngành vi mạch bán dẫn ở Thành phố Hồ Chí Minh, và đưa ra các khuyến nghị cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành này trong tương lai. Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu như trên, luận văn sẽ lần lượt nghiên cứu và trả lời hai câu hỏi sau đây: Câu hỏi 1: Năng lực cạnh tranh hiện tại của cụm ngành vi mạch bán dẫn ở Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Câu hỏi 2: Các khuyến nghị chính sách giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho cụm ngành vi mạch bán dẫn ở Thành phố Hồ Chí Minh là gì? 4 1.3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại của cụm ngành vi mạch bán dẫn ở Thành phố Hồ Chí Minh, để làm rõ các điểm yếu và những tiềm năng trong năng lực cạnh tranh của cụm ngành này. Phương pháp nghiên cứu Để trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu nêu trên, luận văn sử dụng lý thuyết cụm ngành và khung phân tích mô hình kim cương của Michael Porter, và sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính theo hướng phân tích các dữ liệu thứ cấp, thu thập các bài học kinh nghiệm của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia. Luận văn sẽ thực hiện quy trình nghiên cứu theo trình tự các bước như sau: Bước một, tổng quan về khung phân tích cụm ngành của Michael Porter và tổng hợp những bài học kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Bước hai, tham khảo ý kiến một chuyên gia thông qua phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin về cụm ngành vi mạch bán dẫn của TP.HCM cùng các ý kiến góp ý phát triển cụm ngành này. Cụ thể chuyên gia này là PGS.TS Lê Hoài Quốc - Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị có uy tín và có liên quan chặt chẽ đến chương trình phát triển ngành công nghiệp vi mạch của Thành phố Hồ Chí Minh. Bước ba, thực hiện đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành vi mạch bán dẫn ở Thành phố Hồ Chí Minh theo khung phân tích mô hình kim cương của Michael Porter. Bước bốn, sử dụng kết quả nghiên cứu ở ba bước trên để tổng hợp, đưa ra kết luận và các khuyến nghị chính sách giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành vi mạch bán dẫn ở Thành phố trong tương lai. 5 1.4 Nguồn dữ liệu và thông tin của nghiên cứu Luận văn sử dụng các dữ liệu thứ cấp và thông tin lấy từ trang thông tin chính thức của các cơ quan nhà nước, các trang báo mạng uy tín ở Việt Nam vì cụm ngành vi mạch bán dẫn ở TP.HCM đang ở giai đoạn sơ khai nên không có nhiều dữ liệu sơ cấp để thu thập và sử dụng. Ngoài ra, luận văn cũng sẽ sử dụng dữ liệu từ các bài báo, thông tin khoa học về phát triển công nghiệp vi mạch từ các nguồn có uy tín và giá trị. Cuối cùng, luận văn cũng sẽ sử dụng một số bài học kinh nghiệm phát triển vi mạch bán dẫn của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng những ý kiến tham khảo từ chuyên gia để phân tích và đưa ra những khuyến nghị chính sách. 1.5 Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm có 4 chương. Chương 1 đưa ra bối cảnh hình thành luận văn, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Chương 2 giới thiệu cơ sở lý thuyết, khung phân tích của nghiên cứu cùng những bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Chương 3 thể hiện nội dung phân tích năng lực cạnh tranh hiện tại của cụm ngành vi mạch bán dẫn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 4 trình bày kết luận và các khuyến nghị chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành vi mạch bán dẫn của thành phố trong tương lai, và những hạn chế của đề tài. 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, KHUNG PHÂN TÍCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý thuyết Michael Porter là học giả có đóng góp nhiều nhất trong việc phát triển khái niệm cụm ngành và đưa ra mô hình kim cương dùng cho phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành. Theo đó thì cụm ngành là “sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như của các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại …) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau”10. Khái niệm này mang đến một cách tiếp cận mới về năng lực cạnh tranh, tạo ra phương pháp tư duy mới về cách phối hợp, xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh của một quốc gia, một khu vực hay một địa phương thông qua việc gia tăng năng suất và hiệu quả hoạt động, kích thích và thúc đẩy đổi mới và tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của các doanh nghiệp mới. Phạm vi địa lý của một cụm ngành có thể là một thành phố, một vùng, một quốc gia hay thậm chí là một nhóm các quốc gia lân cận. Cấu trúc cụm ngành rất đa dạng, tùy thuộc vào chiều sâu và độ phức tạp của nó. Một cụm ngành điển hình thường bao gồm các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng, các doanh nghiệp ở thượng nguồn và hạ nguồn, các doanh nghiệp cung ứng chuyên biệt, các đơn vị cung cấp dịch vụ, các ngành liên quan (sản xuất, công nghệ, quan hệ khách hàng), các thể chế hỗ trợ (tài chính, giáo dục, nghiên cứu, cơ sở hạ tầng), … Một cụm ngành có thể được hình thành và phát triển nhờ vào (i) những điều kiện tự nhiên và sự có sẵn của các nhân tố sản xuất, hay (ii) những điều kiện về nhu cầu, hay (iii) một hoặc một số doanh nghiệp chủ chốt, hay (iv) sự thành công của các cụm ngành đã hình thành từ trước, hay (v) sự đầu tư của nhà nước. Sự phát triển của cụm ngành có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế vì giúp tăng cường cạnh tranh, đẩy mạnh hợp tác, tạo hiệu ứng cộng hưởng và tác động lan tỏa để đưa đến kết quả cuối cùng là tăng năng suất, 10 Vũ Thành Tự Anh (2013) 7 đổi mới, thương mại hóa và khởi nghiệp. Tuy nhiên, để cạnh tranh thành công thì các cụm ngành phải dựa vào một hay một số lợi thế đặc thù tương ứng với từng hoàn cảnh cụ thể. Nhà nước có thể sử dụng cách tiếp cận cụm ngành để thực hiện các chiến lược và mục tiêu của mình, nhưng nếu can thiệp thái quá thì có thể dẫn đến thất bại của nhà nước vì sự hình thành và phát triển của cụm ngành cũng tuân theo quy luật nhất định. Ngày nay, sự phát triển của tất cả các cụm ngành đều phụ thuộc vào sự trỗi dậy của các doanh nghiệp then chốt, từ đó thu hút tiếp các doanh nghiệp cạnh tranh và các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Khi đã đạt được hiệu quả theo quy mô thì các tác động tương hỗ giữa các thành phần trong cụm ngành sẽ giúp duy trì sự phát triển của cụm ngành. 2.2 Khung phân tích của nghiên cứu Mô hình kim cương phản ánh quan niệm của Michael Porter về những lợi thế cạnh tranh có tính địa phương, bao gồm bốn nhân tố cụ thể như sau: Những điều kiện nhân tố đầu vào, bao gồm tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên con người, tài nguyên vốn, cơ sở hạ tầng khoa học, cơ sở hạ tầng thông tin, … Điều kiện về cơ sở hạ tầng khoa học có vai trò quan trọng vì nếu như một cụm ngành có được nguồn nhân lực trình độ cao nhưng lại không có cơ sở hạ tầng khoa học tốt thì nguồn nhân lực này sẽ không thể khai thác cơ sở hạ tầng khoa học để phát huy năng lực của mình, từ đó, nguồn nhân lực này có thể sẽ di chuyển sang nơi khác. Những điều kiện cầu, bao gồm nhu cầu thị trường nội địa, khách hàng nội địa sành sỏi và đòi hỏi khắt khe, và nhu cầu nội địa ở những phân khúc chuyên biệt hóa. Nhu cầu nội địa giúp ích nhiều cho sự tồn tại của những cụm ngành mới hình thành vì việc vươn ra thị trường thế giới thông qua cạnh tranh của một cụm ngành còn non trẻ là điều không hề dễ dàng. Những đòi hỏi khắt khe từ khách hàng nội địa là động lực cho sự nâng cấp và cải tiến của các doanh nghiệp trong cụm ngành, qua đó cũng thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này. Môi trường chính sách giúp phát huy chiến lược kinh doanh và cạnh tranh, bao gồm môi trường nội địa khuyến khích đầu tư, và sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đối thủ tại địa phương. Một địa phương nếu minh bạch và thông thoáng về các quy định, thủ tục đầu tư, 8 và tồn tại một cụm ngành có thị trường tiềm năng thì sẽ dễ thu hút các doanh nghiệp đến để đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm ngành đó, từ đó gia tăng sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong cụm ngành và giúp phát triển cụm ngành. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan, bao gồm sự hiện hữu của nhà cung cấp nội địa có năng lực, và sự hiện hữu của các ngành công nghiệp cạnh tranh có liên quan. Các nhà cung ứng có năng lực tạo thêm sự tin tưởng trong quyết định đầu tư của các nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư giảm chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng lực sản xuất nhờ tiết kiệm được thời gian nhập khẩu nguyên vật liệu. Các ngành công nghiệp cạnh tranh có liên quan cũng là động lực giúp cụm ngành phát triển, ví dụ như sản phẩm của cụm ngành chính là đầu vào của các ngành công nghiệp khác. Hình 2.1 Mô hình kim cương của Michael Porter Môi trường chính sách giúp phát huy chiến lược kinh doanh và cạnh tranh Những điều kiện nhân tố đầu vào Số lượng và chi phí của nhân tố        Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên con người Tài nguyên vốn Cơ sở hạ tầng vật chất Cơ sở hạ tầng quản lý Cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở hạ tầng khoa học  Môi trường nội địa khuyến khích các dạng đầu tư và nâng cấp bền vững  Cạnh tranh quyết liệt giữa các đối thủ tại địa phương Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan  Sự hiện hữu của các nhà cung cấp nội địa có năng lực  Sự hiện hữu của ngành công nghiệp cạnh tranh có liên quan Nguồn: Porter (2008) Những điều kiện cầu  Những khách hàng nội địa sành sỏi và đòi hỏi khắt khe.  Nhu cầu của khách hàng nội địa dự báo nhu cầu ở những nơi khác  Nhu cầu nội địa bất thường ở những phân khúc chuyên biệt hóa có thể được đáp ứng trên toàn cầu 9 2.3 Các bài học kinh nghiệm phát triển ngành vi mạch 2.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc Năm 2004, PricewaterhouseCoopers đã thực hiện loạt báo cáo tình huống “China’s Impact on the Semiconductor Industry” để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của khách hàng của họ đối với sự phát triển vượt bậc của ngành bán dẫn Trung Quốc. Trải qua gần 10 năm kể từ báo cáo đầu tiên của PricewaterhouseCoopers, trong báo cáo cập nhật vào năm 2012 có tên “Another year of strong growth China’s Impact on the Semiconductor Industry 2012 update”, Trung Quốc vẫn gây ấn tượng khi thị trường vi mạch bán dẫn của nước này đạt mức tăng trưởng 14,6% trong năm 2011 và chiếm 47% thị trường toàn cầu, dù đây đang là thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu (xem Hình 2.2 tại Phụ lục 1). Trung Quốc đã phát triển ngành vi mạch bán dẫn của họ một cách nhanh chóng và đạt được những thành công ấn tượng thế giới nhờ vào ba yếu tố sau: Một là, chính sách thu hút đầu tư của Trung Quốc dựa vào lợi thế giá thuê đất thấp và nhân công giá rẻ, song song đó, họ cũng đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng cứng. Kết quả là Trung Quốc thu hút được các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực vi mạch như Intel, Samsung, Toshiba, TI, Hynix, ST, Freescale và NXP/Philip …, nhờ đó tiếp tục có được sự hiện diện của các công ty là nhà cung cấp hàng đầu cho các công ty đa quốc này. Hai là, quy mô thị trường nội địa về sản phẩm điện tử của Trung Quốc là rất lớn với lợi thế về dân số, đặc biệt là cộng thêm nhu cầu từ thị trường toàn cầu khi có đến 63% sản phẩm vi mạch bán dẫn của Trung Quốc được sử dụng trong các sản phẩm điện tử hoàn chỉnh và tiêu thụ ở các quốc gia khác, tốc độ tăng trưởng thị trường bán dẫn Trung Quốc hầu như luôn cao hơn thế giới (xem Hình 2.3 tại Phụ lục 1). Ngoài ra, các công ty đa quốc gia cũng thấy được cơ hội phát triển từ nhu cầu thị trường nội địa về sản phẩm điện tử ở Trung Quốc, đặc biệt là sản phẩm điện thoại thông minh và các sản phẩm giải trí cầm tay như máy tính bảng, máy nghe nhạc (nhu cầu của hai dòng sản phẩm này trong năm 2011 ở Trung Quốc lần lượt là 6 tỷ USD và 3,6 tỷ USD). 10 Ba là, chiến lược phát triển ngành vi mạch của Trung Quốc luôn có kế hoạch rõ ràng và cụ thể, các kế hoạch của từng giai đoạn đa phần phù hợp với năng lực tương ứng của họ tại thời điểm đó, vì vậy có tính khả thi cao. Đầu tiên, Trung Quốc chủ trương giảm bớt phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài thông qua việc tạo ra nhiều công nghệ nội sinh của quốc gia bằng cách trải thảm thu hút nhân tài ở nước ngoài song song với việc gửi nhân tài trong nước đi đào tạo ở nước ngoài, và đã thành công. Kế đến, họ mở rộng thị trường bằng việc đa dạng và hiện đại hóa sản phẩm về số lượng với giá cả cạnh tranh (xem Hình 2.4 tại Phụ lục 1), họ cũng chọn một số lĩnh vực công nghệ chiến lược để phát triển như công nghệ điện toán đám mây … Hiện nay, Trung Quốc đặt ra kế hoạch đến năm 2015 phải ươm tạo khoảng 5 đến 10 công ty thiết kế vi mạch trong đó có một công ty nằm trong nhóm 10 công ty hàng đầu thế giới, cạnh tranh bằng giá hơn là bằng công nghệ, là quốc gia cấp bằng sáng chế lần đầu cho các phát minh về vi mạch càng nhiều càng tốt (bước đầu đã có từ 5% đến 6% số bằng sáng chế cho các phát minh về vi mạch được cấp lần đầu tại Trung Quốc trong giai đoạn 2007 - 2011). 2.3.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản11 Nhật Bản là quốc gia đầu tiên đã sản xuất hàng loạt được vi mạch với quy mô rất lớn (VLSI: Very Large Scale Integration), nhờ đó đã dẫn đầu thế giới về sản xuất vi mạch cho đến cuối thập niên 1980, doanh thu sản phẩm vi mạch bán dẫn của Nhật Bản luôn dẫn đầu và chỉ nhường vị trí dẫn đầu cho Hoa Kỳ kể từ năm 2001, nhưng cũng chiếm vị trí thứ hai (xem Bảng 2.1 bên dưới). Ngoài thành tích là quốc gia đầu tiên sản xuất vi mạch với quy mô rất lớn, Nhật Bản cũng nỗ lực phát triển được tất cả những công nghệ liên quan đến quá trình sản xuất vi mạch, từ vật liệu đầu vào cho đến các thiết bị chế biến, kiểm tra và đóng gói vốn rất đắt tiền nhờ vào quyết tâm thực hiện kế hoạch VL Project với tên gọi chính thức là Tổ hợp Nghiên cứu Công nghệ Vi mạch Siêu quy mô thuộc Bộ Thương nghiệp quốc tế và Công nghiệp Nhật Bản. 11 Đã trích dẫn ở mục 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan