Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ hướng thân...

Tài liệu Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường

.PDF
98
1059
132

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HƢƠNG QUỲNH CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ HƢỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƢỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CHÍ NH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HƢƠNG QUỲNH CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ HƢỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƢỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CHÍ NH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60.34.70 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.Mai Hà Hà Nội 2013 MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................................................... 1 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................. 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................................. 6 PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 7 1. Sự cần thiết của đề tài....................................................................................................................... 7 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. ................................................................................................ 8 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................................... 10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 10 5. Mẫu khảo sát..................................................................................................................................... 11 6. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................................... 11 7. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................................... 11 8. Phƣơng pháp nghiên cứu: ............................................................................................................ 12 9. Bố cục luận văn ................................................................................................................................ 13 CHƢƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ HƢỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƢỜNG Ở CÁC DNNVV TẠI VIỆT NAM............... 15 1.1.Một số vấn đề lý luận và khái niệm có liên quan ................................................................ 15 1.1.1.Doanh nghiệp vừa và nhỏ:................................................................................................................ 15 1.1.2. Công nghệ .............................................................................................................................................. 16 1.1.3. Công nghệ thân thiện với môi trường:........................................................................................ 18 1.1.4. Chuyển giao công nghệ..................................................................................................................... 19 1.1.5.Đổi mới công nghệ ............................................................................................................................... 20 1.1.6. Đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường ................................................ 26 1.1.7.Phát triển bền vững............................................................................................................................. 27 1.1.8. Sản xuất sạch hơn. .............................................................................................................................. 27 1.2. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trƣờng .............................................................................. 28 1.3. Sự cần thiết đổi mới công nghệ hƣớng thân thiện với môi trƣờng ............................... 30 1.4. Những áp lực thúc đẩy doanh nghiệp đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng ......................... 34 * Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................................................. 35 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ CHO ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ HƢỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƢỜNG TẠI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .................................. 36 2.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa với vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ............................................ 36 2.1.1. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................................................................... 36 2.1.2.Thực trạng công nghệ của các DNNVV ........................................................................................ 38 2.1.3.Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các DNNVV ............................................................................... 41 2.1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm .............................................................................................................. 43 2.2.Thực trạng đầu tƣ đổi mới công nghệ hƣớng thân thiện với môi trƣờng ................... 44 2.2.1.Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường tại Việt Nam ............................................................................................................................................................................... 44 2.2.2.Một số yếu tố tác động đến đổi mới công nghệ ở các DNNVV ............................................ 47 2.3.Tổng quan các cơ chế, chính sách hiện hành nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tƣ đổi mới công nghệ hƣớng thân thiện với môi trƣờng ............................................................... 64 2.3.1.Những kết quả đã đạt được: ............................................................................................................. 64 2.3.2.Những tồn tại chủ yếu ........................................................................................................................ 68 2.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại ..................................................................................................... 69 * Kết luận Chƣơng 2............................................................................................................................. 73 1 CHƢƠNG 3. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH NHẰM THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP ĐẦU TƢ CHO ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ HƢỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƢỜNG TẠI VIỆT NAM......................................................................................................... 76 3.1.Cơ hội và thách thức đối với việc hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tƣ đổi mới công nghệ hƣớng thân thiện với môi trƣờng thời gian tới .......... 76 3.1.1.Cơ hội ........................................................................................................................................................ 76 3.1.2. Thách thức............................................................................................................................................. 77 3.2.Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện cơ chế chính sách trong thời gian tới...................... 77 3.2.1.Quan điểm .............................................................................................................................................. 77 3.2.2.Mục tiêu ................................................................................................................................................... 79 3.3.Những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tƣ đổi mới công nghệ hƣớng thân thiện với môi trƣờng ................................................. 80 3.3.1.Nhóm giải pháp tuyên truyền ......................................................................................................... 81 3.3.2.Các giải pháp để doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ: ........................................... 81 3.3.3.Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp .......................... 82 3.3.4.Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường tại doanh nghiệp ...... 83 3.3.5.Giải pháp về trợ cấp và hỗ trợ doanh nghiệp ............................................................................ 84 3.3.6.Những giải pháp cụ thể khác ........................................................................................................... 85 * Kết luận Chƣơng 3............................................................................................................................. 87 CHƢƠNG 4.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 89 4.1.Về pháp luật: .................................................................................................................................. 89 4.2.Về kinh tế:........................................................................................................................................ 90 4.3.Về kỹ thuật và công nghệ:........................................................................................................... 90 4.4.Phát triển bền vững một số ngành có tác động đặc biệt đối tới môi trƣờng .............. 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 95 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á BVMT : Bảo vệ môi trường CNH,HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa DN : Doanh nghiệp DOSTE : Sở Khoa học, Công nghệ và môi trường ĐMCN : Đổi mới công nghệ ĐTM : Đánh giá tác động môi trường EEA : Uỷ ban môi trường Châu Âu EMS : Hệ thống quản lý môi trường ESCAP : Uỷ ban kinh tế - xã hội châu Á – Thái Bình Dương FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GNP : Tổng sản phẩm quốc gia GEF : Quỹ môi trường toàn cầu GEP : Tổng sản phẩm sinh thái IMF : Quỹ Tiền tệ quốc tế KH&CN : Khoa học và công nghệ LHF : Liên hiệp quốc MOST : Bộ Khoa học và Công nghệ MPI : Bộ Kế hoạch và Đầu tư NEA : Cục Môi trường 4 NGO’s : Các tổ chức phi chính phủ NPV : Giá trị ròng hiện tại OECD : Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế PTBV : Phát triển bền vững R&D : Nghiên cứu và triển khai SXSH : Sản xuất sạch hơn TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam UNCED : Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và phát triển UNCTAD : Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển UNDP : Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNEP : Chương trình Môi trường Liên hợp quốc UNIDO : Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc VAT : Thuế giá trị gia tăng WB : Ngân hàng Thế giới WCEB : Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phân loại cụ thể của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam theo các nhóm ngành ..............................................................................trang 14 Hình 1.2: Mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống kinh tế ................trang 26 Bảng 1.3: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường của công nghệ thân với môi trường ..............................................................................................trang 30 Hình 2.1: Tổng hợp hiện trạng doanh nghiệp VN năm 2010 ................trang 33 Bảng 2.1: Đánh giá năng lực đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp thuộc một số nhóm ngành ................................................................................trang 37 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu chi cho BVMT của một số ngành ................trang 48 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Phát triển bền vững bằng những công nghệ thân thiện với môi trường, giảm tối đa phế thải độc hại và tăng cường khả năng tái chế; đầu tư công nghệ mới, sử dụng năng lượng hợp lý là xu hướng các doanh nghiệp hướng đến để đối phó với tình trạng suy thoái môi trường đang diễn ra ngày càng phức tạp. Theo đánh giá của các chuyên gia, công nghiệp Việt Nam đang đứng ở vị trí thấp so với nhiều nước trong khu vực, bởi vì lộ trình phát triển công nghiệp hóa ở nước ta chủ yếu là lắp ráp - công đoạn có giá trị thấp nhất trong chuỗi sản xuất. Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với mục tiêu phổ biến rộng rãi công cụ này vào các cơ sở sản xuất tại Việt Nam nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất công nghiệp, đồng thời giảm thiểu chất thải và tác động của các cơ sở sản xuất đến môi trường và sức khỏe con người. Theo thống kê của Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho thấy, khu vực DNNVV nước ta đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành động lực của nền kinh tế. Tính đến nay cả nước đã có gần 550 ngàn doanh nghiệp đăng ký hoạt động, hơn 97% trong số này là các DNNVV. Như một quy luật tự nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều có bước khởi đầu và trưởng thành với xuất phát điểm thấp. thậm chí có những đơn vị trưởng thành từ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Với xuất phát điểm như vậy, các DNNVV thường gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Thực tế qua một số cuộc điều tra do Hiệp hội DNNVV tiến hành cho thấy, khi được hỏi về những khó khăn, phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng họ thiếu vốn, thiếu thông tin liên quan đến phát triển công nghệ, đặc biệt 7 là công nghệ thân thiện với môi trường, khó khăn về thị trường và đặc biệt là chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Một bộ phận lớn các DNNVV chưa có thói quen tìm kiếm, thu thập, sử dụng thông tin công nghệ. Phát triển theo cách sao chép vẫn là một thực tiễn phổ biến trong cộng đồng các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Không ít trong số đó gặp khó khăn về phương tiện, nhân lực công nghệ thông tin, lúng túng trong đề xuất ý tưởng, tìm kiếm và lựa chọn công nghệ để cải thiện sản xuất kinh doanh và đặc biệt là nhân lực KH&CN có trình độ cao. Với mong muốn đóng góp một số đề xuất với cơ quan chức năng về chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ thân với môi trường góp phần vào sự phát triển bền vững như tinh thần của Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt ngày 07 tháng 9 năm 2009. Được sự hướng dẫn của PGS,TS Mai Hà, tôi lựa chọn chủ đề “Chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường” để nghiên cứu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Ở nước ngoài, vấn đề đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp được giới nghiên cứu kinh tế đặc biệt quan tâm, là một trong những chủ đề lớn liên tục được bổ sung, đi sâu hơn trong tiến trình công nghiệp hóa và cạnh tranh thị trường. Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp càng có tính thời sự ngay cả ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh quốc tế hiện nay. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp cũng như đánh giá năng lực công nghệ của các doanh nghiệp . Đã có một số công trình nghiên cứu, tiêu biểu như: - Đề tài độc lập cấp nhà nước, mã số ĐTĐL 2003-26 “Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý KH&CN địa phương” do GS.TS Đỗ 8 Nguyên Phương làm chủ nhiệm, thực hiện từ năm 2003 đến năm 2006. Đề tài tuy đã đánh giá khá sâu thực trạng của công tác quản lý KH&CN ở địa phương hiện nay, nhưng chưa có điều kiện làm rõ những vấn đề liên quan đến đổi mới công nghệ của các DNNVV ở nước ta nói chung, và đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường nói riêng. - Cùng hướng tiếp cận như trên, năm 2007, Thạc sỹ Nguyễn Việt Hoà (Viện Chiến lược và Chính sách KHCN - NITPASS) với đề tài nghiên cứu cấp bộ “Nghiên cứu tác động của cơ chế chính sách công đến việc khuyến khích DN đầu tư vào KHCN”, tập trung nghiên cứu đánh giá những cơ chế chính sách công có ảnh hưởng thế nào đến hoạt động đổi mới công nghệ của DN. - Năm 2000, đề tài nghiên cứu cấp cơ sở của tác giả Nguyễn Thị Minh Hạnh - Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN “Nâng cao hiệu quả một số chính sách thuế và tín dụng khuyến khích các DN đổi mới công nghệ ” đã nghiên cứu tương đối sâu thực trạng và những khó khăn, bất cập trong việc vận hành chính sách thuế và tín dụng hỗ trợ các DN đổi mới công nghệ , phát triển sản xuất. Đây là hướng tiếp cận từ giác độ chính sách tài chính, tín dụng, không đề cập một cách có hệ thống các giải pháp đổi mới công nghệ trong các DN công nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. - Báo cáo chuyên đề “Tổng quan các chính sách của Nhà nước khuyến khích hoạt động đổi mới công nghệ trong sản xuất giai đoạn 1995 - 2005” của tiến sĩ Nghiêm Công - Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, tập trung vào việc tổng hợp, khái quát hoá các quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước trong việc khuyến khích đổi mới công nghệ trong các DN. - Một số nghiên cứu khác ở trong nước, như của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đã đề cập đến vấn đề đổi mới công nghệ trong DN nói chung, trong đó có nghiên cứu cơ chế hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong DN, cũng như thống kê một số hoạt động đổi mới công nghệ trong DN. Bộ KH&CN cũng đã tiến hành thống kê, đánh giá việc thực hiện Nghị định 119NĐ/CP về chính sách hỗ trợ đổi mới và chuyển giao công nghệ trong DN. 9 Nhìn chung, những nghiên cứu nói trên chỉ mới đề cập rất chung vấn đề đầu tư của các chủ thể khác nhau cho đổi mới công nghệ chứ chưa xem xét riêng biệt đối tượng đầu tư là doanh nghiệp và các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường. Vì vậy, đề tài “Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường” mong muốn góp phần đưa ra những kiến nghị chính sách mà Chính phủ và các cơ quan quản lí nhà nước có thể áp dụng nhằm thay đổi nhận thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy những doanh nghiệp này đầu tư đổi mới công nghệ góp phần bảo vệ môi trường. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu chung : nghiên cứu, khảo sát, làm rõ thực trạng trình độ công nghệ hiện có của một số DNNVV, trong khoảng thời gian từ năm 2007-2012; từ đó đưa ra các giải pháp chính sách nhằm khuyến khích việc đổi với công nghệ hướng thân thiện với môi trường. Nhiệm vụ: - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận, kinh nghiệm thực tiễn liên quan trực tiếp tới vấn đề ĐMCN theo hướng thân thiện với môi trường trong một số DNNVV. - Đánh giá, phân tích, làm rõ những mặt được, chưa được, những nguyên nhân tương ứng trong việc ĐMCN hướng thân thiện với môi trường ở một số DNNVV trong những năm 2007-2012; - Đề xuất giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy DNNVV đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường tại các DNNVV. 10 - Thời gian nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2012. 5. Mẫu khảo sát Mẫu khảo sát được thực hiện tại 30 doanh nghiệp nhỏ và vừa. 6. Câu hỏi nghiên cứu  Doanh nghiệp gặp phải những khó khăn gì khi đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường ?  Những giải pháp về chính sách nào có khả năng khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường? 7. Giả thuyết nghiên cứu Những khó khăn tồn tại: Hệ thống chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ được ban hành thời gian qua chưa đồng bộ, còn chồng chéo dẫn đến khó thực hiện; một số chính sách chậm triển khai trên thực tế. Nhà nước, cơ quan quản lý chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Thiếu một cơ chế chính sách khuyến khích công bằng và thoả đáng. Các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường chưa khuyến khích doanh nghiệp chủ động kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Thị trường công nghệ thân thiện với môi trường chưa phát triển; sản phẩm tham gia thị trường hạn chế; các chủ thể tham gia thị trường không nhiều, chủ yếu vẫn là các tổ chức nhà nước; cơ chế vận hành thị trường chưa công khai minh bạch, môi trường hoạt động kém cạnh tranh. Giải pháp - Sửa đổi và hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ; 11 - Phát triển các mô hình phổ biến công nghệ: Thành lập trung tâm tư vấn và hệ thống cơ sở dữ liệu về các vấn đề liên quan đến công nghệ thân thiện với môi trường, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về môi trường và xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường phù hợp với khả năng của doanh nghiệp, tham gia thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp. - Xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường như: cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, tăng cường nguồn lực tài chính thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ; - Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu - triển khai của DN và gắn kết DN với các tổ chức nghiên cứu - phát triển. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, khuyến khích sáng tạo công nghệ thân thiện với môi trường, hỗ trợ các doanh nghiệp tự nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm. - Thúc đẩy phát triển hơn nữa thị trường công nghệ hướng thân thiện với môi trường, gắn với việc bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ 8. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh. Số liệu đề tài sử dụng là số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê, Thống kê của Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2009-2012) và số liệu điều tra của Tổng cục Môi trường (tháng 10/2012) - Phương pháp xử lý thông tin: Kết quả thu thập thông tin từ việc nghiên cứu Báo cáo quan trắc dự án đổi mới công nghệ tại Công ty CP Nhựa Tân Phú do Quỹ Ủy thác tín dụng xanh hỗ trợ, Hà Nội 2007, Báo cáo của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam năm 2011. - Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn một số doanh nghiệp vừa và nhỏ tại một số tỉnh thành trong cả nước nhằm đánh giá nhu cầu sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường và tầm quan trọng của nó trong cuộc sống hằng 12 ngày của người tiêu dùng và những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải khi đôi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường. - Ngoài ra, để có thêm những thông tin thực tiễn phục vụ công tác nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn sâu một số chuyên gia: ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ - Bộ KH&CN, ông Nguyễn Huy Hoàn - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương, ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Giám đốc Chiến lược của tập đoàn FPT và một số tổ chức có liên quan: Cục Cảnh sát môi trường, Trung tâm Năng suất Việt Nam, Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia(ĐMCNQG), Quỹ bảo vệ môi trường, Quỹ Phát triển Khoa học & Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED),.... . 9. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có kết cấu gồm 3 chương : Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới công nghệ hƣớng thân thiện với môi trƣờng ở các DNNVV tại Việt Nam I. Một số vấn đề lý luận và khái niệm có liên quan II. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường III.Sự cần thiết đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường IV.Những áp lực thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường Chƣơng 2: Thực trạng đầu tƣ cho đổi mới công nghệ hƣớng thân thiện với môi trƣờng tại doanh nghiệp nhỏ và vừa I. Doanh nghiệp nhỏ và vừa với vấn đề ô nhiễm môi trường II.Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường III. Tổng quan các cơ chế, chính sách hiện hành nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường 13 IV. Tình hình thực thi các cơ chế chính sách hiện hành thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường Chƣơng 3. Kiến nghị giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tƣ cho đổi mới công nghệ hƣớng thân thiện với môi trƣờng tại Việt Nam I. Cơ hội và thách thức đối với việc hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường thời gian tới II. Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện cơ chế chính sách trong thời gian tới III. Những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường Chƣơng 4. Kết luận và khuyến nghị 14 CHƢƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ HƢỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƢỜNG Ở CÁC DNNVV TẠI VIỆT NAM 1.1.Một số vấn đề lý luận và khái niệm có liên quan 1.1.1.Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Nhìn chung, trên thế giới việc xác định một DN là DNNVV chủ yếu căn cứ vào hai nhóm tiêu chí phổ biến là tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng. - Tiêu chí định tính được xây dựng dựa trên các đặc trưng cơ bản của các DNNVV như trình độ chuyên môn hóa thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp... - Tiêu chí định lượng được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu như quy mô, số lượng lao động, tổng giá trị tài sản (hay tổng vốn), doanh thu hoặc lợi nhuận của DN. Các tiêu chí định lượng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định quy mô DN. Ở Việt Nam, theo điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). Tuy nhiên việc dùng hai tiêu chí lao động bình quân hằng năm và vốn đăng ký kinh doanh còn quá chung chung, mới thể hiện được quy mô đầu vào mà chưa phản ánh được kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay đều có chung một số đặc điểm là thiếu vốn, thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn và khả năng nắm bắt thông tin thị trường trong và ngoài nước. 15 Bảng 1.1. Phân loại cụ thể của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam theo các nhóm ngành. Quy mô DN siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động 1.Nông, 10 người trở 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên lâm nghiệp và thuỷ sản xuống trở xuống người đến 200 người đồng đến 100 tỷ đồng 200 người đến 300 người 2.Công 10 người trở 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên nghiệp và xuống trở xuống người đến đồng đến 200 người 200 người 100 tỷ đồng đến 300 người Khu vực xây dựng 3.Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ 10 người từ trên 10 tỷ đến 50 người đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người (Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009) 1.1.2. Công nghệ Định nghĩa về công nghệ do Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific – ESCAP) đưa ra: “đó là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dựng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ”. Trong định nghĩa nêu trên, công nghệ đó bao gồm: - Công nghệ là một quy trình sản xuất nhằm biến đổi các sản phẩm ở đầu ra sẽ có giá trị cao hơn giá trị sản phẩm của đầu vào. Nó bao gồm cả những thiết bị kỹ thuật trong quy trình (Technoware). - Công nghệ là một sản phẩm, nó có mối quan hệ chặt chẽ với con người (Humanware), và cơ cấu tổ chức (Orgaware). - Công nghệ không đơn thuần chỉ là các vật thể mà đặc trưng là kiến 16 thức. Việc sử dụng công nghệ đòi hỏi con người cần phải được đào tạo về kỹ năng, trang bị kiến thức và phải luôn cập nhật những kiến thức đó (Inforware). Hoặc có thể diễn đạt theo cách khác, đó là công nghệ là một tập hợp của phần cứng và phần mềm, bao gồm bốn dạng cơ bản: - Dạng vật thể (vật liệu, công cụ sản xuất, thiết bị và máy móc, sản phẩm hoàn chỉnh..); - Dạng con người (kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm..); - Dạng ghi chép (bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ kiện thích hợp…được mô tả trong các ấn phẩm, tài liệu..v..v..); - Dạng thiết kế tổ chức (dịch vụ, phương tiện truyền bá, công ty tư vấn, cơ cấu quản lý, cơ sở luật pháp…). Tại Việt Nam trong Luật Khoa học và Công nghệ (2000) đưa ra khái niệm công nghệ: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”. Trong Luật Chuyển giao công nghệ (2006) khái niệm công nghệ được hiểu là: “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”. Trong phạm vi Luận văn, khái niệm công nghệ được hiểu: Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Bất cứ một công nghệ nào, dù đơn giản cũng phải gồm có bốn thành phần tác động qua lại lẫn nhau để tạo ra sự biến đổi mong muốn. - Công nghệ hàm chứa trong các vật thể, bao gồm mọi phương tiện vật chất như các trang thiết bị, máy móc, công cụ, phương tiện vận chuyển, nhà xưởng. Dạng hàm chứa này của công nghệ được gọi là Phần thiết bị Technoware (T). Đây là phần vật chất, phần cứng của công nghệ (hard ware). 17 - Công nghệ hàm chứa trong con người, nó bao gồm mọi năng lực của con người về công nghệ như: kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm, kỷ luật, tính sáng tạo…mà các kỹ năng chỉ có thể có được qua đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn. Dạng hàm chứa này của công nghệ được gọi là Phần con người của công nghệ - Humanware (H). - Công nghệ hàm chứa trong các kiến thức có tổ chức được tư liệu hóa như: các lý thuyết, các khái niệm, các phương pháp, các thông số, công thức, các bản vẽ kỹ thuật, bí quyết..v..v..Dạng thức này của công nghệ được gọi là Phần thông tin - Inforware (I). - Công nghệ hàm chứa trong các khung thể chế, tạo nên bộ khung tổ chức của công nghệ, như cơ cấu tổ chức, phạm vi chức năng, trách nhiệm, mối quan hệ, sự phối hợp, mối liên kết…Đây là Phần tổ chức của công nghệ - Organware (O). 1.1.3. Công nghệ thân thiện với môi trường: - Theo Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc (United nations environment programme - UNEP) định nghĩa công nghệ thân thiện với môi trường là: “sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quy trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm rủi ro đối với con người và môi trường.” - Công nghệ thân thiện môi trường đã được định nghĩa trong Chương trình nghị sự 21 như sau: “Công nghệ thân thiện môi trường là những công nghệ bảo vệ môi trường, ít gây ô nhiễm hơn, sử dụng mọi nguồn tài nguyên theo hướng bền vững hơn, tái chế được nhiều sản phẩm phế thải và xử lý rác thải dư thừa một cách hợp lý hơn so với những công nghệ mà nó thay thế ”. - Còn theo tôi, tác giả luận văn thì: Công nghệ thân thiện với môi trường là quy trình công nghệ hoặc giải pháp công nghệ không gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phát thải ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ thân thiện môi trường trong bối cảnh ô nhiễm là công nghệ 18 quy trình và sản phẩm, tạo ra ít hoặc thậm chí không tạo ra chất thải để ngăn ngừa ô nhiễm. Nó cũng bao gồm cả các công nghệ “đầu cuối” để xử lý các vấn đề ô nhiễm mà nó làm phát sinh ra. Các công nghệ thân thiện môi trường không phải là công nghệ đơn lẻ mà là toàn bộ hệ thống bao gồm các bí quyết, hàng hóa và dịch vụ, thiết bị và các quy trình tổ chức và quản lý nhưng phải phù hợp với những ưu tiên về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường của một quốc gia. 1.1.3.1. Lợi ích từ việc sử dụng công nghệ thân với môi trường Mục tiêu của sản xuất sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Do đó việc sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường trong quy trình sản xuất sẽ:  Giảm tiêu thụ nguyên liệu và năng lương trong quá trình sản xuất ra một đơn vị sản phẩm;  Loại trừ càng nhiều càng tốt việc sử dụng các hoá chất, độc và nguy hại;  Giảm tại nguồn về lương và độc tính của các loại khí thải, chất thải do sản xuất gây ra và đưa vào môi trường. Đối với sản phẩm, sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường sẽ giảm thiểu tác động của sản phẩm lên môi trường, sức khoẻ và sự an toàn:  Trong suốt vòng đời của chúng;  Từ khâu khai thác nguyên liệu qua khâu sản xuất và sử dụng, đến khâu thải bỏ cuối cùng của sản phẩm. Đối với các dịch vụ: sử dụng công nghệ thân với môi trường kết hợp sự quan tâm về môi trường vào việc thiết kế và cung cấp dịch vụ. 1.1.4. Chuyển giao công nghệ 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng