Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chính sách của mỹ đối với iran từ năm 1979 đến năm 2016...

Tài liệu Chính sách của mỹ đối với iran từ năm 1979 đến năm 2016

.PDF
220
55
96

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Nguyễn Thu Hạnh CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI IRAN TỪ NĂM 1979 ĐẾN NĂM 2016 Ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 9 22 90 11 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Võ Kim Cương Hà Nội - 2021 LỜI CAM ĐOAN Luận án này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Võ Kim Cương. Các số liệu, đánh giá, kết luận nghiên cứu được trình bày trong Luận án này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Hạnh LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Võ Kim Cương đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các thầy, cô Khoa Sử học, Học Viện Khoa học xã hội đã đóng góp ý kiến và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại Khoa. Tôi xin gửi lời cảm ơn Viện Sử học, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, nơi đã cho tôi cơ hội được làm việc, học tập, và hoàn thành được luận án này. Tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt bốn năm học tập vừa qua. Hà Nội, ngày …… tháng ….. năm 2020 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Hạnh MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................................1 MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................2 4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu .........................3 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................................4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ...............................................................5 7. Cấu trúc của luận án ...............................................................................................5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................6 1.1. Các nghiên cứu trong nước .................................................................................6 1.1.1. Các công trình về chính sách đối ngoại của Mỹ .............................................6 1.1.2. Các công trình liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Trung Đông ...............................................................................................................8 1.1.3. Các công trình liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran .......8 1.2. Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................................9 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ ..........................9 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với khu vực Trung Đông ........11 1.2.3. Các công trình nghiên cứu trực tiếp về chính sách của Mỹ đối với Iran (1979 - 2016) .....................................................................................................................12 1.3. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố liên quan đến nội dung luận án ..22 1.4. Những vấn đề luận án tiếp tục làm rõ ..............................................................23 CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI IRAN TỪ NĂM 1979 ĐẾN NĂM 2016 .............................................................25 2.1. Yếu tố Iran ..........................................................................................................25 2.1.1. Vị trí chiến lược của Iran trên bản đồ địa chính trị thế giới .........................25 2.1.2. Tình hình Iran sau năm 1979 ........................................................................28 2.2. Yếu tố Mỹ ............................................................................................................34 2.2.1. Chính sách của Mỹ với Iran trước năm 1979 ...............................................34 2.2.2. Tiềm lực quốc gia và chiến lược toàn cầu của Mỹ .......................................41 2.2.3. Lợi ích và chính sách của Mỹ ở Trung Đông ...............................................44 2.2.4. Tác động của các nhóm lợi ích đối với quá trình hoạch định chính sách của Mỹ đối với Iran .......................................................................................................50 2.3. Các yếu tố quốc tế...............................................................................................54 2.3.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực .........................................................................54 2.3.2. Ảnh hưởng của các cường quốc trong vấn đề Iran .......................................59 Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................70 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI IRAN (1979 - 2016) .............................................................................73 3.1. Nội dung chính sách của Mỹ đối với Iran (1979 - 2016) .................................73 3.1.1. Mục tiêu của chính sách ................................................................................73 3.1.2. Nội dung chính sách của Mỹ đối với Iran (1979 - 2016) .............................76 3.2. Quá trình triển khai chính sách ........................................................................84 3.2.1. Giai đoạn từ năm 1979 đến năm 1991 ..........................................................84 3.2.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2016 ..........................................................99 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................122 CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI IRAN ..........................................................................................................124 4.1. Nhận xét chung .................................................................................................124 4.1.1. Đánh giá về tính hiệu quả của việc triển khai chính sách của Mỹ đối với Iran (1979 – 2016) ........................................................................................................124 4.1.2. Tính thống nhất và vận động trong chính sách của Mỹ với Iran qua các đời Tổng thống Mỹ (1979 - 2016) ..............................................................................128 4.2. Đánh giá tác động của chính sách của Mỹ đối với Iran tới các bên liên quan ..........132 4.2.1. Đối với Iran .................................................................................................132 4.2.2. Đối với Mỹ ..................................................................................................139 4.2.3. Tác động đối với khu vực Trung Đông và thế giới ....................................146 4.3. Một số vấn đề đặt ra đối với chính sách của Mỹ với Iran sau năm 2016 ....152 KẾT LUẬN ................................................................................................................156 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..........................................................................................................160 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................161 PHỤ LỤC ...................................................................................................................161 BẢNG THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt AIPAC The American Israel Public Affairs Committee Ủy ban các vấn đề công của người Mỹ gốc Do Thái US Army Mission Headquarters Airborne Warning and Control Systems The Agency for International Development Phái đoàn chỉ huy quân sự Mỹ Hệ thống điều khiển không lưu và cảnh báo sớm CIA Central Intelligence Agency Cục tình báo Trung ương Mỹ CENTO DCA The Central Treaty Orgnization Defense Cooperation Agreement Tổ chức Hiệp ước Trung tâm Hiệp định Hợp tác Quốc phòng US Energy Information Administration European Union Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ Liên minh châu Âu IAEA International Atomic Energy Agency ILSA Iran and Libya Sanctions Act IS Islamic States Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế Đạo luật trừng phạt Iran và Libya Nhà nước Islam giáo (tự xưng) JCPOA Joint Comprehensive Plan of Action Kế hoạch hành động chung toàn diện (Thỏa thuận hạt nhân Iran) JPA GCC Joint Plan of Action Gulf Cooperation Council Kế hoạch hành động chung Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh GENMISH US Military Mission to the Imperial Iranian Gendarmarie Phái đoàn quân sự Mỹ hỗ trợ Lực lượng Hiến binh Hoàng gia Iran MAAG Military Assistance Advisory Group Đoàn cố vấn quân sự Mỹ ở Iran SAVAK SAVAK Lực lượng an ninh quốc gia Iran TAFTs Technical Assistance Field Teams Các đội trợ giúp kỹ thuật UAE The United Arab Emirates US CENTCOM The United States Central Command ARMISH AWACs AID EIA EU Cục phát triển quốc tế Mỹ Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất Trung tâm chỉ huy quân sự của Mỹ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau cuộc cách mạng năm 1979, Iran với những thay đổi lớn về thể chế chính trị cũng như đường lối ngoại giao đã trở thành một trong những tâm điểm trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực Trung Đông. Đối với các nhà cầm quyền Mỹ, bên cạnh chương trình hạt nhân gây tranh cãi, việc Iran theo đuổi một đường lối ngoại giao độc lập, “không Xô không Mỹ chỉ có Islam là trên hết”, chủ trương “xuất khẩu cách mạng” tiềm ẩn nhiều thách thức, đe dọa đến những lợi ích sống còn của Mỹ ở khu vực Trung Đông. Do đó, chính sách của Mỹ đối với Iran từ sau năm 1979 đã có sự thay đổi mang tính bước ngoặt, từ đồng minh chuyển sang đối đầu. Vấn đề giữa Mỹ và Iran đã trở thành một đề tài thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu lịch sử và chính trị trên toàn thế giới. Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran sau năm 1979 có ý nghĩa lớn cả về lí luận và thực tiễn. Về mặt thực tiễn, trước hết, chính sách của Mỹ đối với Iran có tác động mạnh mẽ không chỉ đến Iran mà còn đến tình hình khu vực Trung Đông và trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mỗi một sự thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với Iran có thể dẫn đến những căng thẳng chính trị ở khu vực Trung Đông nói riêng và trên thế giới nói chung đồng thời tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là thị trường dầu mỏ. Do đó, việc hiểu đúng về chính sách của Mỹ đối với Iran là đặc biệt cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế - chính trị toàn cầu. Bên cạnh đó, Mỹ và Iran đều là những quốc gia có mối quan hệ hợp tác đối với Việt Nam. Sau khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, Mỹ và Việt Nam đã và đang xây dựng được quan hệ hợp tác toàn diện, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, đóng góp tích cực đối với sự phát triển của Việt Nam. Trong khi đó, Iran cũng là một đối tác tin cậy đối với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Do vậy, việc nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với Iran sau năm 1979 sẽ giúp chúng ta có những hiểu biết đúng đắn về chính sách cũng như mối quan hệ giữa hai quốc gia này, từ đó tránh được thế mắc kẹt trong mối quan hệ này đồng thời tận dụng được những cơ hội từ quá trình cạnh tranh và hợp tác giữa Mỹ và Iran. Về mặt lí thuyết, nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với Iran từ sau năm 1979 2016 sẽ góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa siêu cường với một quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Sự đấu tranh, hợp tác trong mối quan hệ đó là bài học đặc biệt quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách Việt Nam nhằm lựa chọn chính sách phù hợp trong mối quan hệ với các cường quốc trên thế giới. 1 Từ những luận điểm vừa nêu, có thể thấy việc nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với Iran (1979 - 2016) vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn. Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu một cách hệ thống và toàn diện về vấn đề này. Do đó, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Chính sách của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến năm 2016” là đề tài luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu của luận án là tập trung nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến năm 2016 dưới cách tiếp cận của ngành lịch sử thế giới; Trên cơ sở phân tích, lý giải nội dung chính sách và quá trình triển khai, luận án sẽ làm rõ hơn về những thay đổi của chính sách qua các đời Tổng thống Mỹ cũng như tác động của chính sách này đối với mỗi nước và các bên liên quan. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nêu và phân tích những yếu tố tác động đến quá trình hoạch định chính sách của Mỹ đối với Iran từ 1979 đến năm 2016. - Phân tích nội dung chính sách của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến 2016 cũng như những thay đổi trong chính sách ấy so với các giai đoạn khác. - Phân tích và đưa ra những số liệu cụ thể để làm rõ quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến năm 2016. - Đánh giá tác động của những chính sách trên đối với cả Iran và Mỹ. Từ đó nhận xét những thách thức đặt ra đối với nước Mỹ trong việc duy trì ảnh hưởng và lợi ích ở một khu vực chiến lược và trọng yếu như Trung Đông. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến năm 2016. 3.2. Phạm vi nghiên cứu *Về mặt thời gian Phạm vi thời gian nghiên cứu được lựa chọn trong luận án là từ năm 1979 đến năm 2016. Lý do cho việc lựa chọn mốc mở đầu và mốc kết thúc này là: + Với mốc mở đầu, cuộc Cách mạng Islam (1979) bùng nổ và thắng lợi đã đưa Iran bước sang một giai đoạn phát triển mới dưới sự lãnh đạo của Khomeini, đồng thời nó cũng chấm dứt sự phụ thuộc vào chính quyền Washington dưới thời Mohammad Reza Shah. Iran từ vị thế là đồng minh thân cận nhất của Mỹ trở thành một trong những đối địch của Mỹ ở khu vực Trung Đông. Do đó, có thể nói rằng, mốc 1979 là một mốc thời gian đặc biệt quan trọng, mở đầu cho những thay đổi to lớn trong chính 2 sách của Mỹ với Iran trong suốt bốn thập niên tiếp theo. + Với mốc kết thúc, năm 2016, Tổng thống Obama phê chuẩn sắc lệnh bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Iran, đưa quan hệ Mỹ - Iran đứng trước ngưỡng cửa mới. Xuất phát những lý do vừa nêu, tôi chọn năm 2016 làm mốc kết thúc cho giai đoạn nghiên cứu của mình. + Trong thực tiễn triển khai chính sách của Mỹ đối với Iran (1979 - 2016), nghiên cứu sinh chia ra làm hai giai đoạn: 1979 - 1991, và 1991 - 2016. Nghiên cứu sinh lựa chọn năm 1991 làm mốc phân chia bởi lẽ năm 1991 là năm bước ngoặt trong lịch sử thế giới với sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Trật tự thế giới và quan hệ quốc tế cũng thay đổi mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, dân tộc trong đó của Mỹ và Iran. Những thay đổi to lớn trong bối cảnh quốc tế đã dẫn đến sự điều chỉnh trong mục tiêu, các vấn đề ưu tiên cũng như thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ với Iran trước và sau năm 1991. *Về mặt không gian: Luận án chủ yếu phân tích các sự kiện diễn ra ở Mỹ, Iran và các sự kiện ở khu vực Trung Đông có liên quan đến chính sách của Mỹ đối với Iran. 4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 4.1. Phương pháp luận Luận án là một đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành lịch sử thế giới, được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận Marxist. Trong quá trình nghiên cứu và khai thác tài liệu tham khảo, luận án quán triệt quan điểm của Chủ nghĩa Marx - Lenin về chính sách đối ngoại giữa các quốc gia, sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng để giải quyết các vấn đề nghiên cứu nhằm đảm bảo tính logic và khoa học. Ngoài ra, những nội dung được trình bày trong luận án bám sát quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đánh giá về chính sách của các nước lớn, coi đây là định hướng quan trọng trong nghiên cứu. Để giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu, luận án chủ yếu dựa vào cách tiếp cận toàn diện có trọng tâm. Khi nghiên cứu chính sách của Mỹ với Iran từ sau năm 1979, bên cạnh việc tìm hiểu toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế - chính trị ngoại giao - quân sự, luận án sẽ xoáy sâu vào những vấn đề mang tính cốt lõi như: cuộc khủng hoảng con tin, tham vọng xuất khẩu cách mạng của Iran, chiến tranh Iran - Iraq (1980 1988), cuộc khủng hoảng hạt nhân, cấm vận kinh tế… để chỉ ra và nắm bắt được những nội dung quan trọng nhất cấu thành nên chính sách của Mỹ đối với Iran. Ngoài ra, luận án còn dựa trên cách tiếp cận khu vực. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, những vấn đề chính trị của quốc gia gắn chặt với nền chính trị toàn cầu, đặc biệt là trong trường hợp của Mỹ và Iran. Iran nằm ở Trung Đông – một khu vực mà Mỹ có những lợi ích quan trọng và lâu dài. Do đó khi nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ 3 đối với Iran, cần đặt nó trong chính sách chung của Mỹ đối với toàn bộ khu vực Trung Đông. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận án, nghiên cứu sinh đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong đó chủ đạo là phương pháp lịch sử. Với phương pháp lịch sử, tác giả sử dụng nhiều sự kiện, phát biểu, nhận xét của các chính trị gia, nhân vật tiêu biểu trong thời kì từ năm 1979 đến năm 2016. Từ đó, làm rõ chính sách ngoại giao của Mỹ đối với Iran sau khi cách mạng Iran nổ ra (1979). Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp logic nhằm làm rõ những biến đổi, vận động cũng như những đặc trưng riêng biệt trong chính sách đối ngoại của Mỹ với Iran từ sau năm 1979 đến năm 2016. Ngoài ra, để luận án mang tính khoa học, chặt chẽ và thuyết phục, tác giả còn sử dụng các phương pháp liên ngành như: phân tích, so sánh, tổng hợp, đối chiếu thông qua các biểu đồ, số liệu, tranh ảnh… 4.3. Nguồn tư liệu Trong luận án, nghiên cứu sinh sử dụng nhiều nguồn tư liệu gốc. Đa phần, các số liệu trong bài được trích từ các công bố của các cơ quan trong hệ thống chính trị liên bang Mỹ như: Bộ Ngoại Giao Mỹ, Quốc hội Mỹ, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Bộ Quốc phòng Mỹ, Bộ Tài chính Mỹ và các tổ chức quốc tế uy tín như: Liên Hợp quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Cơ quan Năng lượng Nguyên tử thế giới (IAEA)… Bên cạnh nguồn tư liệu quan trọng này, nghiên cứu sinh còn sử dụng các cuốn sách chuyên khảo, tham khảo của các nhà xuất bản lớn trên thế giới (Routledge, Springer, Oxford University Press, Cambridge University Press…) và các tài liệu nghiên cứu của các viện nghiên cứu hàng đầu thế giới như: Viện nghiên cứu Brookings (Brookings Institute), Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Center for Strategic and International Studies - CSIS), RAND corporation… Để những nghiên cứu trong luận án mang tính cập nhật, nghiên cứu sinh còn sử dụng thông tin từ trang web chính thức của Bộ ngoại giao Việt Nam, của Mỹ… và một số các tờ báo tin tức uy tín của nước ngoài như Thời báo New York, Bưu điện Washington, hãng tin CNN, hãng tin Reuters… 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình nghiên cứu nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên ở Việt Nam đề cập đến chính sách của Mỹ đối với Iran giai đoạn từ năm 1979 đến năm 2016. Trước đó, chưa có công trình, cuốn sách nào nghiên cứu về vấn đề này một cách có hệ thống. Những kết quả nghiên cứu trong luận án sẽ góp phần lấp vào những khoảng trống tri 4 thức ở Việt Nam hiện nay trong nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với Iran nói riêng và đối với toàn bộ khu vực Trung Đông nói chung. Luận án sử dụng nguồn tư liệu tham khảo có độ tin cậy và cập nhật cao. Do đó, luận án sẽ góp phần cung cấp thông tin, tư liệu cho các nhà nghiên cứu, các giảng viên, các đọc giả có nhu cầu nghiên cứu và tìm hiểu về chính sách của Mỹ đối với Iran cũng như các vấn đề có liên quan. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về ý nghĩa khoa học, luận án “Chính sách của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến năm 2016” là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về chính sách của Mỹ đối với Iran trong vòng gần 40 năm (1979 - 2016), làm rõ sự tiếp nối và sự thay đổi của chính sách từ góc nhìn của một nhà nghiên cứu Việt Nam. Thêm vào đó, nghiên cứu về Mỹ và chính sách đối ngoại của siêu cường này luôn là một vấn đề quan trọng đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến năm 2016 sẽ góp phần làm sáng tỏ chính sách của Mỹ đối với khu vực Trung Đông nói riêng và chiến lược toàn cầu của Mỹ trong 40 năm qua. Điều này là rất cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh quan hệ với Mỹ và hội nhập quốc tế. Về ý nghĩa thực tiễn, vấn đề chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran là một bài học thực tiễn có tính tham khảo tốt, góp phần phục vụ cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các diễn biến chính trị trên thế giới sẽ không chỉ tác động đến các quốc gia liên quan trực tiếp mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, khu vực khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc hiểu đúng bản chất về chính sách và mối quan hệ giữa các nước lớn rất cần thiết đối với Việt Nam, giúp Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội và tránh được những thách thức từ quá trình cạnh tranh, hợp tác giữa các nước lớn. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được chia làm 4 chương, bao gồm: Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu. Chương 2. Các yếu tố tác động đến chính sách của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến năm 2016. Chương 3. Nội dung và quá trình triển khai chính sách của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến năm 2016. Chương 4. Nhận xét về việc triển khai chính sách của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến năm 2016. 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu trong nước 1.1.1. Các công trình về chính sách đối ngoại của Mỹ Ở Việt Nam, Mỹ và chính sách đối ngoại của quốc gia này là đối tượng nghiên cứu được quan tâm đặc biệt. Đã có nhiều chuyên gia về lĩnh vực này như: Trần Thị Vinh, Nguyễn Thái Yên Hương, Nguyễn Thiết Sơn… Tuy không có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp tới chính sách của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến năm 2016, nhưng nội dung nghiên cứu trong các cuốn sách viết về Mỹ và chính sách đối ngoại của Mỹ được chấp bút bởi các học giả trong nước là một nguồn tư liệu tham khảo quan trọng giúp nghiên cứu sinh có một cái nhìn tổng quan về chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung. Từ đó, định hình được rõ nét hơn về chính sách của Mỹ với Iran trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Trong số các chuyên gia về Mỹ ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Yên Hương (Học viện Ngoại giao) đã công bố và xuất bản được nhiều cuốn sách, bài báo như: cuốn “Vấn đề trừng phạt kinh tế trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ” (2003), “Can thiệp nhân đạo trong chính sách đối ngoại của Mỹ” (2005), “Hoa Kỳ: Văn hóa và chính sách đối ngoại” (2008), “Tôn giáo Mỹ và việc sử dụng vấn đề tôn giáo trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh lạnh” (2014)… Cuốn “Vấn đề trừng phạt kinh tế trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ” (2003) đề cập tới một nội dung quan trọng trong chính sách của Mỹ với Iran từ sau năm 1979, đó là trừng phạt kinh tế. Những lý thuyết cơ bản nhất về trừng phạt kinh tế đã được đề cập trong nghiên cứu của Nguyễn Thái Yên Hương. Cuốn sách đã chỉ ra và phân tích một số trường hợp cụ thể về trừng phạt kinh tế trong chính sách đối ngoại của Mỹ như trường hợp của Iraq, Việt Nam, Nam Phi, Cu Ba, Trung Quốc và Nam Tư. Những ví dụ này là những dữ liệu quan trọng để so sánh với Iran - quốc gia với gần 40 năm hứng chịu các lệnh trừng phạt kinh tế từ Nhà Trắng. Cuốn sách tham khảo “Tôn giáo Mỹ và việc sử dụng vấn đề tôn giáo trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh lạnh” (2014) đã đề cập đến quá trình hình thành, các đặc trưng cơ bản cũng như vai trò của tôn giáo trong nền chính trị Mỹ. Trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, tôn giáo nhiều lần được sử dụng như một thứ vũ khí để tấn công các “đối tượng” của chính quyền Mỹ, trong đó có một số quốc gia ở Trung Đông. Như vậy, dù không liên quan trực tiếp đến chính sách của Mỹ đối với Iran, nhưng các nội dung nghiên cứu trong cuốn sách “Tôn giáo Mỹ và việc sử dụng vấn đề tôn giáo trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh lạnh” giúp nghiên cứu sinh có thêm hiểu biết về chính sách đối ngoại của nước Mỹ nói chung và 6 việc sử dụng tôn giáo trong ngoại giao nói riêng. Những kiến thức nền này là rất cần thiết để nghiên cứu sinh có thể tìm hiểu và phân tích chính sách của Mỹ với Iran. Một chuyên gia khác về Mỹ là Trần Thị Vinh (Đại học sư phạm Hà Nội) cũng có nhiều công trình liên quan đến Mỹ và chính sách đối ngoại của nước này. Trong số đó, nổi bật là cuốn “Chủ nghĩa tư bản thế kỉ XX và thập niên đầu thế kỉ XXI: một cách tiếp cận từ lịch sử”. Nội dung của cuốn sách xoay quanh những thay đổi của chủ nghĩa tư bản trong suốt thế kỉ XX đầu thế kỷ XXI. Mỹ - quốc gia đứng đầu thế giới tư bản chiếm dung lượng nhiều nhất trong cuốn sách. Giáo sư đã khắc họa sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Mỹ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong đó có chính sách đối ngoại. Những kiến thức được trình bày trong cuốn sách giúp nghiên cứu sinh có một cái nhìn toàn diện hơn về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Mỹ cũng như những nét chính trong chính sách đối ngoại của quốc gia này. Viện nghiên cứu châu Mỹ (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) là một trung tâm nghiên cứu lớn về các quốc gia châu Mỹ ở Việt Nam. Viện đã công bố nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Một trong số đó là cuốn sách “Hoa Kỳ: Cam kết và mở rộng (chiến lược toàn cầu mới của Mỹ)” do Lê Bá Thuyên làm chủ biên do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản vào năm 1997. Cuốn sách đã phân tích chiến lược đối ngoại mới dưới thời Tổng thống Bill Clinton – “cam kết và mở rộng” trong đó củng cố các cam kết với các đồng minh chiến lược cũng như mở rộng phạm vi dính líu của Mỹ trên toàn thế giới, trong đó có khu vực Trung Đông. Những nội dung trong cuốn sách đã giúp nghiên cứu sinh có một cái nhìn rõ hơn về chính sách đối ngoại chung của Mỹ dưới thời của Bill Clinton – một giai đoạn trong phạm vi thời gian mà luận án tập trung nghiên cứu. Nguyễn Thiết Sơn (Viện nghiên cứu châu Mỹ) cũng là một nhà nghiên cứu chuyên sâu khác về Mỹ. Một trong những công trình nổi bật của ông là “Nước Mỹ đầu thế kỉ XXI”. Cuốn sách chỉ có 263 trang nhưng đã chỉ ra được những nét lớn về nước Mỹ trong những năm đầu thế kỷ XXI, trong đó có vấn đề chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế. Tác giả Nguyễn Thiết Sơn nhấn mạnh sự nhất quán trong đường lối đối ngoại của Mỹ đó là “khẳng định và duy trì địa vị lãnh đạo thế giới”. Cuốn sách cũng tóm lược những điều chỉnh trong chính sách của nước Mỹ sau sự kiện khủng bố ngày 11/9. Đường lối đối ngoại của Mỹ với từng khu vực hay các nước lớn như: châu Âu, châu Á, các quốc gia Mỹ Latinh, châu Phi, các nước Nga, Trung Quốc, Nhật Bản đã được tác giả phân tích khá sâu… Ở Trung Đông, chính sách hậu thuẫn Israel và mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Iraq là những vấn đề được tác giả tập trung làm rõ. Những thông tin này khá hữu ích, bởi khi phân tích về chính sách của Mỹ với Iran phải đặt trong chiến lược chung của Mỹ ở khu vực Trung Đông. Mặc dù ít đề cập trực tiếp đến nội dung nghiên cứu của luận án, nhưng những kiến thức chung về chính sách đối ngoại của Mỹ được trình bày trong các công trình 7 nghiên cứu của các tác giả Việt Nam đã giúp nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn đối tượng nghiên cứu của mình, đồng thời đặt chính sách của Mỹ với Iran trong mối quan hệ biện chứng với chiến lược toàn cầu của Washington hiện nay. 1.1.2. Các công trình liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Trung Đông Cuốn sách “Nước Mỹ: vấn đề, sự kiện và tác động” (xuất bản năm 2004) của Vũ Đăng Hinh là một công trình khoa học có chiều sâu về tình hình nước Mỹ trong lịch sử đương đại. Một phần nhỏ trong cuốn sách có đề cập tới chính sách của Mỹ đối với khu vực Trung Đông. Vũ Đăng Hinh và nhóm tác giả của ông nhấn mạnh tới tình hình Trung Đông cũng như tầm quan trọng của khu vực này đối với chiến lược toàn cầu của Mỹ. Theo đó, các quốc gia Trung Đông có một vai trò rất lớn trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ - một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ đầu thế kỷ XXI. Tuy dung lượng không nhiều, nhưng những phân tích và đánh giá của các tác giả đã giúp nghiên cứu sinh tiệm cận gần hơn đến những vấn đề cốt lõi và quan trọng nhất trong chính sách của Washington ở Trung Đông trong những thập niên gần đây. Bên cạnh đó không thể không nhắc đến các nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hiền (Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông). Nguyễn Thanh Hiền đã công bố nhiều nghiên cứu liên quan đến tình hình Trung Đông cũng như chính sách của các nước lớn đối với khu vực này. Một trong số những công trình đó là cuốn “Biến động chính trị - xã hội tại Bắc Phi - Trung Đông và những tác động tới Việt Nam” (2015). Cuốn sách đã đi sâu phân tích những biến động lớn của tình hình khu vực Bắc Phi và Trung Đông giai đoạn trước và sau Mùa xuân Arab. Một phần trong cuốn sách đề cập tới lợi ích và chính sách của Mỹ đối với khu vực Bắc Phi và Trung Đông trong giai đoạn trước và sau Mùa Xuân Arab. Chiến lược “Đại Trung Đông” được định hình từ thời Tổng thống George W. Bush được đặc biệt nhấn mạnh. Sự điều chỉnh trong chính sách của Mỹ đối với khu vực Trung Đông từ thời Bush (con) đến Obama cũng được phân tích sâu. Những nội dung nghiên cứu này đã cung cấp cho nghiên cứu sinh nhiều thông tin quan trọng và những luận điểm đánh giá sâu sắc liên quan đến chính sách của Mỹ đối với khu vực Trung Đông nói chung và Iran nói riêng. 1.1.3. Các công trình liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran Liên quan trực tiếp đến luận án là bài viết “Các vấn đề của Iran hiện nay” đăng trên tạp chí Châu Phi và Trung Đông số 7 (11) (tháng 7/2006) của nhà nghiên cứu Đỗ Trọng Quang. Bài viết chủ yếu đề cập tới các vấn đề thách thức mà Iran đang phải đối mặt hiện nay. Ngoài những mâu thuẫn giữa phái thủ cựu và phái cải cách trong nội bộ nền chính trị Iran, những khó khăn trong việc phát triển các chương trình hạt nhân thì Mỹ - với chính sách đối ngoại tương đối cứng rắn với Iran trong nhiều năm qua cũng là một trở ngại lớn cho sự phát triển của quốc gia Islam giáo này. Theo những phân tích của tác giả, “đòn phủ đầu” khó có thể xảy ra như kịch bản với Iraq, nhưng mối quan hệ 8 giữa Iran và Mỹ vẫn còn nhiều nút thắt chưa được gỡ bỏ, trọng tâm là sự can dự của Iran trong cuộc xung đột Arab - Israel và chương trình hạt nhân của nước này. Để đối phó với một Iran ngày càng hùng mạnh ở Vịnh Ba Tư, Mỹ một mặt tiếp tục kiềm chế Iran; mặt khác, cũng tranh thủ cơ hội hợp tác để đạt các mục tiêu chiến lược trong khu vực. Bài viết của tác giả tuy ngắn gọn nhưng đã đề cập tới những nét khái quát nhất trong mối quan hệ giữa hai nước và chính sách đối ngoại của Mỹ với Iran đầu những năm 2000. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một bài tạp chí với dung lượng có hạn, bài viết hầu như chỉ đề cập một cách chung chung về chính sách của Mỹ đối với Iran. Hơn nữa, phạm vi thời gian nghiên cứu trong bài chỉ dừng đến năm 2006, do đó, có nhiều sự kiện, dữ liệu mới chưa được cập nhật. Bài viết thứ hai của Nguyễn Trọng Quang - “Quan hệ Hoa Kỳ - Iran trong nửa thế kỷ”, đăng trên Tạp chí châu Mỹ ngày nay (số tháng 3/2007) đã đề cập tới những nét lớn trong quan hệ giữa Mỹ và Iran kể từ sau cách mạng Islam năm 1979. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã đề cập tới chính sách của Hoa Kỳ với Iran trước và sau năm 1979, đường lối của Mỹ trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq (1980 - 1988), chủ trương để thay đổi chế độ chính trị ở Iran cũng như đối sách của Mỹ với chương trình hạt nhân của cường quốc ở Trung Đông này. Về cơ bản, bài nghiên cứu đã chỉ ra được những điểm chính trong chính sách của Mỹ với Iran tuy còn khá sơ lược. Những nội dung nghiên cứu là một tài liệu tham khảo quan trọng trong hoàn cảnh ở Việt Nam có rất ít các bài nghiên cứu, công trình khoa học đề cập tới chính sách của Nhà Trắng với Tehran. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một bài tạp chí, chính sách của Mỹ với Iran chưa được phân tích một cách đầy đủ và rõ nét. Các số liệu trong nghiên cứu của tác giả Đỗ Trọng Quang không còn cập nhật (bài báo được công bố từ năm 2007). Ngoài ra, cơ sở hình thành cũng như tác động của chính sách của Mỹ với Iran chưa được đề cập trong bài viết. 1.2. Các nghiên cứu nước ngoài 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ Khi nói tới nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ, không thể không nhắc tới các cuốn sách của Henry Kissinger - một trong những chính khách, học giả có tầm ảnh hưởng lớn đối với tiến trình lịch sử nước Mỹ. Ông đã xuất bản nhiều cuốn hồi ký, sách chuyên khảo về chính sách đối ngoại của Mỹ: “Nuclear Weapons and Foreign Policy” (1957), “American foreign policy” (1977), “White House Years: The First Volume of His Classic Memoirs” (1979), “Diplomacy” (1994), “Does America Need a Foreign Policy?: Toward a Diplomacy for the 21st Century” (2001), “Crisis: The Anatomy of Two Major Foreign Policy Crises” (2003), “World Order” (2014)… Trong số đó, nghiên cứu sinh đặc biệt quan tâm tới cuốn “American foreign policy” (xuất bản 1977). Với 445 trang nội dung, cuốn sách đã nêu bật được cách thức Mỹ tiếp cận với thế giới. Nhiều nội dung quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ đã được đề cập và phân tích sâu: chiến lược ngăn chặn Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản để bảo vệ các lợi ích sống 9 còn của Mỹ; vị thế và những nỗ lực của Mỹ trong tiến trình hòa bình Trung Đông; triển vọng trong mối quan hệ giữa Mỹ và các khu vực lớn như Mỹ latinh, châu Á, châu Phi… Những phân tích trong cuốn sách là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng, giúp nghiên cứu sinh nắm rõ hơn về chính sách đối ngoại của Mỹ trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt (Chiến tranh lạnh). James M. McCormick, giáo sư Đại học bang Iowa cũng là một nhà nghiên cứu chuyên sâu về chính sách đối ngoại của Mỹ. Trong số các công trình đã được công bố của ông, cuốn “American policy and process” (tái bản lần thứ 5 vào năm 2010) là một trong những cuốn sách tham khảo quan trọng và toàn diện về chính sách đối ngoại của Mỹ. Có hai phần chính trong công trình này. Phần thứ nhất, giáo sư James M. McCormick tập trung đi vào chính sách của Mỹ trong các vấn đề quốc tế. Theo đó, chính sách đối ngoại của Mỹ được phân tích theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể: chính sách của Mỹ thời kỳ tiền Chiến tranh lạnh, trong Chiến tranh lạnh, sau chiến tranh Việt Nam và chính sách đối ngoại của Mỹ từ sau vụ 11/9. Ở phần hai của cuốn sách, James M. McCormick phân tích về quá trình hoạch định và xây dựng chính sách đối ngoại của nhà cầm quyền Mỹ, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các yếu tố chi phối đến quá trình này như: vai trò của Tổng thống, Quốc hội, các yếu tố kinh tế - chính trị - quân sự, vai trò của các đảng phái, các nhóm lợi ích, vai trò của truyền thông cũng như ý kiến của công luận. Cách dựng khung nghiên cứu trong công trình này cũng như những nội dung được phân tích trong đó là tư liệu tham khảo hữu ích giúp nghiên cứu sinh có thêm nhận thức và tiếp cận gần hơn với các quan điểm của các nhà nghiên cứu quốc tế đối với chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung và với trường hợp của Iran nói riêng. Giáo sư Glenn P. Hastedt là tên tuổi lớn trong nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ. Một trong những công trình khoa học tiêu biểu nhất của ông là “American Foreign Policy: Past, Present, and Future” (được tái bản lần 11 vào năm 2018 bởi Nhà xuất bản Rowman & Littlefield). Cuốn sách đã tập trung phân tích vào những nội dung quan trọng nhất liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ: bối cảnh quốc tế và những yếu tố nội tại tác động đến chính sách đối ngoại, quá trình hoạch định và thực thi chính sách, công cụ thực thi chính sách cũng như những tác động và bài học lịch sử cần được xem xét. Trong lần tái bản thứ 11, nhiều nội dung nghiên cứu mới đã được bổ sung và phân tích bao gồm: chiến tranh mạng (internet), máy bay không người lái, những đánh giá về chính sách đối ngoại của Obama, tổ chức khủng bố IS, sự tham gia của nữ giới trong chiến tranh, thỏa thuận khí hậu, thỏa thuận hạt nhân Iran… Nhìn chung, cuốn sách là một công trình khoa học toàn diện, công phu với nhiều thông tin, phân tích quan trọng liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ. Thông qua cuốn sách, nghiên cứu sinh có thêm một góc nhìn mới, chân thực về chính sách đối ngoại của Mỹ từ quá khứ đến hiện tại. Cuốn “US foreign policy” (xuất bản lần đầu tiên vào năm 2008 và tái bản lần gần 10 đây nhất vào năm 2018 bởi Nhà xuất bản Đại học Oxford) của hai nhà nghiên cứu Michael Cox và Doug Stokes cũng là một trong những cuốn sách tham khảo có chất lượng về chính sách đối ngoại của Mỹ. Trong nội dung đầu tiên của cuốn sách “Rethinking America”, các tác giả đã đưa ra những lý thuyết chủ yếu về chính sách đối ngoại của Mỹ, đặc biệt nhấn mạnh đến chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ (American Exceptionalism). Ở phần thứ hai của cuốn sách “Historical context”, các tác giả đã tập trung đi sâu vào quá trình lớn mạnh của nước Mỹ từ năm 1776 - 1945. Dựa trên sức mạnh đó, các tác giả đã đưa ra những nhận định, phân tích về chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, những thay đổi trong thập niên 1990 cũng như sự hình thành và phát triển của chiến lược sức mạnh thông minh trong chính sách đối ngoại của Mỹ thế kỉ XXI. Trong phần ba của cuốn sách “Institution and processes”, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ được chỉ ra và phân tích như: ảnh hưởng trong nước, truyền thông, sự thay đổi khu vực… Phần thứ tư và cũng là phần quan trọng nhất của cuốn sách - “The United States and the world” đề cập tới chính sách của Mỹ với từng khu vực như: Trung Đông, EU, Nga, châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Mỹ Latinh. Những nội dung được phân tích trong phần này, đặc biệt chính sách của Mỹ đối với khu vực Trung Đông đã giúp tác giả có một cái nhìn toàn cảnh hơn về chính sách của Mỹ đối với các khu vực trên thế giới. Phần thứ 5 của cuốn sách “Key issues” đi vào những vấn đề trọng tâm trong chính sách của Mỹ bao gồm: chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, tình hình tôn giáo, vấn đề giới tính và các vấn đề liên quan đến môi trường thế giới. Phần cuối cùng của cuốn sách đã đưa ra một số nhận định, đánh giá và dự báo về những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong tương lai. Nhìn chung, cuốn sách đã phản ánh một cách khá toàn diện và thấu đáo về chính sách đối ngoại của Mỹ. Chính vì thế, cuốn sách là một tài liệu tham khảo tốt, giúp nghiên cứu sinh có thêm những hiểu biết và nhận thức quan trọng liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ từ thời lập quốc đến nay. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với khu vực Trung Đông Cuốn sách “US foreign policy in the Middle East from crisis to change” (2009) của tác giả Yakub Halabi là một trong những nghiên cứu có chiều sâu và khá toàn diện về chính sách của Mỹ ở khu vực Trung Đông. Cuốn sách phân tích chính sách của Mỹ đối với Trung Đông theo từng giai đoạn lịch sử từ năm 1945 - 2009. Theo đó, những sự kiện quan trọng như cuộc khủng hoảng giá dầu năm 1973, cuộc Cách mạng Islam ở Iran năm 1979 và vụ khủng bố ngày 11/9/2001 được coi là những dấu mốc quan trọng nhất đánh dấu những thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với khu vực Trung Đông. Phần nội dung viết về những biến động ở Iran và ảnh hưởng của yếu tố Iran đến chính sách của Mỹ trong giai đoạn từ năm 1979 - 2001 là những nội dung có liên quan đến luận án. Những phân tích, dữ liệu được chỉ ra trong toàn bộ cuốn sách là tư liệu tham khảo có giá trị, giúp nghiên cứu sinh tiếp cận vấn đề nghiên cứu một cách đa chiều 11 hơn. Một trong những công trình nghiên cứu tiêu biểu khác về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Trung Đông là cuốn sách “US foreign policy in the Middle East From American Missionaries to the Islamic state” do Geoffrey F. Gresh và Tugrul Keskin chủ biên (2018). Cuốn sách đã đề cập tới rất nhiều vấn đề quan trọng trong chính sách của Mỹ ở khu vực Trung Đông như: những lợi ích về kinh tế và văn hóa truyền thống của Mỹ ở Trung Đông; Tác động của Chiến tranh lạnh đối với sự hình thành chính sách mới của Mỹ ở khu vực Trung Đông thời hậu chiến; Các đồng minh của Mỹ và sự cân bằng quyền lực ở khu vực trong lịch sử hiện đại; Biến động chính trị và sự gia tăng tình trạng bất ổn ở khu vực Trung Đông trong giai đoạn đương đại cũng như đối sách của Mỹ trong việc ổn định lại trật tự khu vực… Đặc biệt, trong nội dung “The United States - Iran: the view of the hard-line conservatives in the Islamic Republic” (Mỹ - Iran: quan điểm của những người thủ cựu không khoan nhượng của nhà nước Cộng hòa Islam) đã đề cập một phần đến thực trạng chính trị ở Iran sau năm 1979 cũng như chính sách của Mỹ đối với chính quyền “bảo thủ”ở Iran. Những tri thức trong cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo quý báu cho nghiên cứu sinh nhằm tiếp cận gần hơn với các vấn đề nghiên cứu. 1.2.3. Các công trình nghiên cứu trực tiếp về chính sách của Mỹ đối với Iran (1979 2016) Trái ngược với tình hình nghiên cứu ở Việt Nam, chính sách của Mỹ đối với Iran là một trong những vấn đề được giới chuyên gia quốc tế đặc biệt quan tâm. Trong mảng nghiên cứu này, xuất hiện nhiều nhà nghiên cứu lớn với những công trình tiêu biểu, đặc biệt là ở Mỹ, Iran và một số quốc gia khác. *Các công trình nghiên cứu tổng quát về chính sách đối ngoại của Mỹ với Iran Kenneth Katzman là một trong những chuyên gia hàng đầu về các vấn đề liên quan tới Iraq, Iran, Afghanistan và khu vực vùng Vịnh nói chung tại Trung tâm nghiên cứu của Quốc hội Mỹ. Nhiệm vụ của trung tâm nghiên cứu này là cung cấp cho Quốc hội Mỹ những phân tích chuyên sâu về các quốc gia, các vấn đề trên thế giới. Chính vì vậy, những nghiên cứu của Kenneth Katzman về Iran được coi là chính thống và có ảnh hưởng đáng kể tới chính quyền Mỹ trong việc điều chỉnh chính sách với Tehran. Trong số các công trình đã được công bố của Kenneth Katzman, đáng chú ý là các cuốn sách: The warriors of Islam: Iran’s revolutionary guard, The Persian Gulf states: post-war issues… Bên cạnh những cuốn sách này, các báo cáo thường niên của Kenneth Katzman cho Quốc hội Mỹ cũng là một nguồn tư liệu quý với những phân tích cụ thể, chuyên sâu được minh họa bởi những con số thực tế. Chẳng hạn như: báo cáo về “Các lệnh trừng phạt Iran” (Iran sanctions) được công bố vào các năm 2010 và 2016; “Iran: chính trị, nhân quyền và chính sách của Mỹ” (Iran: politics, human right and US policy); “Iran: những quan ngại của Mỹ và những phản ứng bằng chính sách” (Iran: US concerns and policy responses). Đây là nguồn tư liệu chính thống, giúp 12 nghiên cứu sinh tiệm cận gần hơn chính sách của chính quyền Mỹ đối với Iran giai đoạn sau năm 1979. Zbigniew Brzezenski là một trong những nhà nghiên cứu chuyên sâu khác về Iran ở Mỹ. Ông là một trong những người có vai trò rất lớn trong việc định hình chính sách của Mỹ đối với Iran sau năm 1979 khi còn là cố vấn cấp cao cho Tổng thống Jimmy Carter. Ông đã công bố một số nghiên cứu liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ với Iran. Một trong số đó là cuốn sách “Iran: Time for a new approach” (Iran: thời điểm cho cách tiếp cận mới) (2004). Zbigniew Brzezenski cùng nhóm tác giả của ông đã chỉ ra những vấn đề nổi cộm nhất trong mối quan hệ Mỹ - Iran cũng như chính sách của Washington với quốc gia Trung Đông này: Thứ nhất, các vấn đề đối nội của Iran, đặc biệt là sự “thiếu dân chủ” của chính quyền nước này; Hai là, cách Iran tiếp cận với thế giới, nói cách khác là chính sách đối ngoại của Iran; Ba là, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran và cuối cùng là sự dính líu của Iran trong các cuộc xung đột vũ trang ở khu vực. Từ những vấn đề vừa nêu, Zbigniew Brzezenski khẳng định sự cấp thiết trong việc thay đổi cách tiếp cận đối với Iran. Theo đó, Zbigniew Brzezenski phân tích những điều chỉnh trong chính sách của Mỹ đối với Iran. Bên cạnh việc ngăn chặn và duy trì các lệnh cấm vận với Iran, chính quyền Mỹ phải cân nhắc đến khả năng hợp tác, đàm phán với Iran nhằm giải quyết các vấn đề trọng tâm như: chương trình hạt nhân và sự can dự của Iran trong các cuộc xung đột ở khu vực để bảo vệ các lợi ích của Mỹ ở Trung Đông mà vẫn tránh một cuộc đối đầu trực tiếp với Iran. Nhìn chung, cuốn sách đã cung cấp những thông tin, những góc nhìn mới liên quan đến chính sách của Mỹ với Iran trong những năm 1990, 2000. Những thông tin đó là nguồn tài liệu đáng tin cậy, giúp tác giả tiệm cận gần hơn quá trình vận động, thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ với Iran. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, cuốn sách chỉ đề cập tới chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran trong một khoảng thời gian nhất định (1990 - 2000), phần phân tích về chính sách của Mỹ với Iran trước những năm 1990 chỉ mang tính chất điểm tên, không phân tích sâu. Ngoài ra, thời điểm xuất bản của cuốn sách này là năm 2004. Do vậy, rất nhiều thông tin quan trọng liên quan đến chính sách của Mỹ với Iran sau năm 2004 chưa được nhắc đến trong cuốn sách. Những điểm còn trống đó sẽ được làm rõ hơn trong luận án của nghiên cứu sinh. Một chuyên gia khác về Iran và chính sách của Mỹ đối với Iran là giảng viên Ali M. Ansari của khoa Lịch sử hiện đại thuộc trường Đại học St. Andrews. Ông là người gốc Iran, hiện là Giám đốc của Viện Iran học (the Institute of Iranian) thuộc trường Đại học St Andrew. Ali M. Ansari đã thực hiện nhiều nghiên cứu về các vấn đề lịch sử chính trị của khu vực Trung Đông, đặc biệt là Iran. Năm 2003, ông xuất bản cuốn sách đầu tiên về “Lịch sử hiện đại của Iran từ năm 1921”. Cuốn sách là một công trình nghiên cứu được đánh giá cao. Sau đó, ông tiếp tục các nghiên cứu về Iran, về chính sách đối ngoại của quốc gia Islam cũng như vấn đề Iran trong quan hệ quốc tế. Liên quan đến phần chính sách của Mỹ đối với Tehran, ông đã xuất bản được công trình “Confronting 13 Iran: A failure of American foreign policy and the roots of mistrust” (Đối đầu Iran: Một thất bại trong chính sách đối ngoại của Mỹ và nguồn gốc của sự thiếu niềm tin). Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2006 bởi nhà xuất bản Basic Books. Nội dung của cuốn sách khá phong phú, có nhiều phần hữu ích đối với nghiên cứu sinh như: mối quan hệ của Iran - Mỹ, Iran - phương Tây trong thế kỉ XIX và nửa đầu thế kỉ XX; Cuộc đảo chính nổi tiếng năm 1953 ở Iran và quan hệ của Mỹ và Iran từ năm 1953 cho đến trước cuộc cách mạng Islam; Lịch sử đối đầu giữa Mỹ và Iran kể từ sau năm 1979; Tình hình chính trị hiện nay ở Iran, đặc biệt là phong trào cải cách của Tổng thống Khatami… Đó là tư liệu tham khảo quý đối với nghiên cứu sinh trong việc tiếp cận góc nhìn của những người Iran về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran cũng như mối quan hệ giữa hai quốc gia này. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, cuốn sách này đã được xuất bản từ khá lâu (năm 2006) nên các số liệu được đưa ra đã không còn mang tính cập nhật. Cuốn sách được viết theo hướng chỉ ra những thất bại và nguyên nhân thất bại trong chính sách ngoại giao của Mỹ với Iran cho nên nội dung chính sách, quá trình triển khai còn chưa thật sự đầy đủ. Phần liên quan đến chính sách cấm vận, đặc biệt là kinh tế còn khá sơ lược. Sasan Fayazmanesh là một tên tuổi đáng chú ý trong số những chuyên gia về Iran ở Mỹ. Ông đã xuất bản được nhiều cuốn sách đề cập tới chính sách của Mỹ với Iran cũng như quan hệ giữa hai nước như: “The United States and Iran: sanctions, wars and the policy of dual containment”, “Containing Iran: Obama’s policy of tough diplomacy”… Đó đều là những cuốn sách có chất lượng với hàm lượng khoa học cao. Trong những cuốn sách được xuất bản của ông, nghiên cứu sinh được tiếp cận cuốn: “The United States and Iran: sanctions, wars and the policy of dual containment” (Mỹ và Iran: trừng phạt, chiến tranh và chính sách ngăn chặn kép) (2008). Đây là cuốn sách đề cập trực tiếp nhiều vấn đề nghiên cứu mà tác giả luận án muốn làm sáng tỏ trong đề tài của mình. Với 258 trang nội dung, Sasan Fayazmanesh đã làm nổi bật được nhiều vấn đề xoay quanh mối quan hệ giữa Mỹ và Iran cũng như chính sách của Nhà Trắng đối với Tehran kể từ sau năm 1979. Trong phần 2 của cuốn sách, Sasan Fayazmanesh đã đề cập tới nguồn gốc của chính sách cứng rắn mà Nhà Trắng áp đặt lên Tehran. Cuộc cách mạng Islam năm 1979 cùng với vụ khủng hoảng con tin ở Tehran đã tạo ra những nút thắt khó có thể gỡ bỏ trong quan hệ giữa hai quốc gia. Trong các phần tiếp theo của cuốn sách, chính sách của Mỹ mà trọng tâm là “ngăn chặn kép” và “cấm vận” đã được Sasan Fayazmanesh chỉ ra và phân tích khá rõ. Tuy nhiên, những trang viết của ông thiên nhiều về lý thuyết, phần thực tiễn triển khai chính sách chưa được đề cập nhiều. Đây chính là phần mà nghiên cứu sinh muốn đi sâu tìm hiểu trong luận án của mình. Bên cạnh đó, Sasan Fayazmanesh cũng chỉ ra những đối tượng có liên quan như Israel hay Liên Hợp quốc cũng như vai trò của họ trong mối quan hệ giữa Mỹ và Iran. Những phân tích này đã giúp nghiên cứu sinh có cách tiếp cận mang tính tổng quát hơn, đặt vấn đề Mỹ - Iran trong mối quan hệ quốc tế để từ đó hiểu rõ hơn về những thay đổi trong 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan