Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính phủ cơ quan chấp hành của quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất c...

Tài liệu Chính phủ cơ quan chấp hành của quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nhà nước ta

.DOCX
4
264
149

Mô tả:

Chính phủ cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của Nhà nước ta PHẦN MỞ ĐẦU Sự phát triển của đất nước và bối cảnh quốc tế trong thế kỉ mới đang tạo ra những biến đổi sâu sắc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vai trò của nhà nước cũng đang thay đổi với nhiều biến đổi trong nhiệm vụ, chức năng của nhà nước, cơ cấu lại tổ chức, thay đổi các hình thức và phương pháp họat động đối với từng lọai cơ quan nhà nứơc, từng cấp quản lí nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu phát triển. Tuy nhiên để hạn chế những mặt tiêu cực của quá trình hội nhập, phù hợp với xu thế quản lí hiện đại, các nước đang phát triển tùy từng hòan cảnh cụ thể, và vị trí địa chính trị của mình, phải tự đổi mới thiết chế quản lí , trước hết phải nâng cao vai trò quản lí điều hành với những phương pháp mới trong quản lí hành pháp. Hiến pháp 1992 là bước phát triển vượt bậc của tư duy sáng tạo về xây dựng bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành pháp nói riêng trong hòan cảnh cụ thể của nước ta nhằm đáp ứng với sự phát triển của từng giai đọan . Gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới cơ cấu tổ chức, thiết chế bộ máy nhà nước, phương thức họat động của Chính phủ đã được đổi mới khá cơ bản theo hướng hòan thiện hơn, phù hợp hơn, hiệu quả hơn, dân chủ và vì dân hơn. Trong gần 20 năm đó chính phủ thực sự thể hiện được vị trí là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của Nhà nước ta. NỘI DUNG 1.Về điều chỉnh vị trí, vai trò của Chính phủ trong cơ chế quyền lực Nhà nước ta hiện nay. Chính phủ trong cơ chế quyền lực Nhà nước nước ta được tổ chức vừa mang những nét đặc thù vừa mang những nét riêng theo từng giai đọan của lịch sử phát triển Nhà nước. Nhưng có một điểm chung có tính nguyên tắc là Chính phủ ở nước ta luôn phải là cơ quan chấp hành của Quốc hội do Quốc hội bầu ra, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Hiến pháp 1992 thể hiện sự nhận thức lại vị trí, vai trò của chính phủ đưa Chính phủ trở về địa vị cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước ta( chứ không phải là của Quốc hội) là rất có ý nghĩa nhưng không làm thay đổi bản chất đó của Chính phủ. Cách hiểu “ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam , tức chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất của quyền lực Nhà nước”, “Chính phủ nắm quyền hành pháp cao nhất” và chức năng chấp hành các quyết định của Quốc hội” và “ chức năng hành chính Nhà nước cao nhất” của quốc gia là thống nhất, tức chức năng của quyền hành pháp cao nhất là không phù hợp với tinh thần và lời văn của Hiến pháp . Hiện tại Chính phủ đã được xây dựng theo hướng tập trung vào lĩnh vực hành chính Nhà nước, quản lý điều hành đất nước một cách chủ động , độc lập( tương đối).bên cạnh tính chất là cơ quan chấp àhnh của cơ quan quyền lực Nhà nước ,Chính phủ được xác định là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước ta tức là cơ quan đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương thực hiện họat động hành chính Nhà nứơc hiện còn manh tính độc lập tương đối, chỉ do các cơ quan hành chính Nhà nước điều hành. Theo hướng này đã có những sửa đổi quan trọng trong tổ chức và họat động của Chính phủ như Thủ tướng do quốc hội bầu và chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội; Phó thủ tướng và các Bộ trưởng không nhất thíêt là đại biểu Quốc hội.v.v… là những đảm bảo cho sự tăng cường họat động hành chính Nhà nước của Chính phủ. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của giai đọan mới, thích ứng với quá trình hội nhập, hợp tác cần thiết phải trao thêm cho Chính phủ những nhiệm vụ quyền hạn tương ứng với Chính phủ các nước .Hiện tại, mặc dù được gọi là cơ quan hành chính Nhà nứơc cao nhất song trên thực tế Chính phủ chưa được giao quyền hạn tương xứng với vị trí đó cả trong đối nội và đối ngoại. Cần tăng cường hơn thẩm quyền của Chính phủ trong các vấn đề quyết định các chương trình, dự án quốc gia, đàm phán, kí kết các điều ước quốc tế với chính phi các nước .Tăng cường thẩm quyền của Chính phủ trong việc lãnh đạo nền hành chính, tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, chế độ đãi ngộ. Cần tăng cường hơn nữa vai trò của Thủ tứơng với tư cách là người đứng đầu chính phủ, đặc biệt là trong các họat động đìng chỉ việc thi àhnh hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, quyết định chỉ thị của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, phê chuẩn việc bầu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, miễm nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phê chuẩn việc bãi nhiệm, miễm nhiệm các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 2. Về cách thức thành lập Chính phủ và tính đại biểu của thành viên Chính phủ Hiến pháp 1992 qui định Thủ tướng do Quốc hội bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước.Phó Thủ tướng , Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng,Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội ra quyết định bổ nhiệm( Điều 84, 103, và 114). Trong thời gian Quốc hội không họp thì Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm.Chủ tịch nước có quyền không đồng ý với Ủy ban thưởng vụ Quốc hội và yêu cầu Ủy ban thướng vụ xem xét lại.nếu quyết định đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định trong kì họp gần nhất. Nếu so sánh với các quan hệ tương tự trong các Hiến Pháp thì có thể thấy qui trình thành lập Chính phủ hiện nay, một mặt tiếp tục giữ vững những nguyên tắc về tổ chức Chính phủ trong nhà nước xã hội chủ nghĩa_ thể hiện mạnh mẽ ở Hiến pháp 1980, kế thừa các kinh nghiệm tốt của các Hiến pháp 1946 và 1959, mặt khác có những đổi mới cần thiết .Đó là nếu ở Hiến pháp 1946, 1959, Chủ tịch nước bổ nhiệm cả Thủ tướng( căn cứ vào nghị quyết của Nghị viện, Quốc hội), thì nay không có việc này, khẳng định vị trí độc lập cảu người đứng đầu Chính phủ. Vấn đề các thành viên Chính phủ đồng thời phải là đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nứơc là một vấn đề có tính nguyên tắc của tồ chức bộ máy Nhà nước xã hội chũ nghĩa( và không chỉ ở các nước xã hội chủ nghĩa). Sở dĩ cần phải chọn các thành viên Chính phủ là đại biều là để bảo đảm tính chấp hành và chịu sự giám sát của cơ quan chấp hành.Các hiến trước đây qui định việc này rất nghiêm ngặt( Hiến pháp 1946 qui định Thủ tướng và các Bộ đều phải chọn trong nghị viện và đưa ra nghị viện biều quyết (trừ các Bộ tạm thay). Híên pháp 1959 không qui định rõ vấn đề này song thực tiễn tổ chức chính Phủ giai đọan này cho thấy các thành viên Chính phủ hầu hết là đại biểu Quốc hội). Về sau do đòi hỏi của thực tiễn quản lí năng động yêu cầu thành viên Chính phủ là đại biểu Quốc hội có giảm đi( Điều 110 HP 1992). 3.Phương hướng đổi mới tổ chức họat động của Chính phủ Bộ máy nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực tối ao vào Quốc hội, có sự phân công tương đối rõ ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng trước những thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế xã hội đã đến lúc ta phải nhìn nhận rõ hơn nguyên tắc tổ chức này là làm sao vẫn bảo đảm tính tập trung thống nhất của quyền lực Nhà nước cũng được trao một cách đầy đủ, có sự giám sát ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, tránh sự tập trung tuyệt đối và tránh tản quyền .Theo đó hành pháp phải được đảm bảo đúng nghĩa với vai trò là quyền lực công do chủ thể của quyền lực tối cao là nhân dân giao phó. 3.1 Xác định lại chức năng của Chính phủ theo hướng Chính phủ quản lí vĩ mô không can thiệp trực tiếp vào đời sống của doanh nghiệp Chính phủ phải đổi mới theo những yêu cầu của công cuộc cải cách thể chế kinh tế và sự phân biệt rành mạch chức năng của Chính phủ với quản lí doanh nghiệp,chuyển đổi lối quản lí từ trực tiếp sang gián tiếp, từ hình thức quản lí vi mô sang vĩ mô. 3.2 Phân công phân cấp tòan diện trong họat động của Chính phủ tăng cường cung ứng dịch vụ công cộng Cùng với việc phân công trách nhiệm phạm vi giải quyết công việc của Thủ tướng Chính phủ với các Bộ trưởng, giữa các Bộ với nhau theo hứơng mỗi việc chỉ một người chủ trì nâng cao và làm rõ trách nhiệm của Bộ tham gia. Chúng ta cần phân cấp mạnh hơn, rõ hơn trách nhiệm và thẩm quyền hành chính cho chính quyền cấp tỉnh.Trong quá trình phân công phân cấp cần xác định lại thẩm quyền nào thuộc về Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, lọai nào thuộc thẩm quyền hành chính ở địa phương. Bên cạnh việc phân công, phân cấp toàn diện cần kiên quyết thực hiện việc chuyển đổi phương hướng quản lí mới đối với các đơn vị dự nghiệp, chuyển từ phương thức thức quản lí bao cấp sang phương thức tự chủ tự chịu trách nhiệm phù hợp vớ cơ chế mới. Nhà nước chỉ quản lí trực tiếp một số ít những ngành nghề thiết yếu hoặc trong mỗi ngành Nhà nước chỉ tập trung đầu tư đối với một số đơn vị công lập còn lại chuyển sang tồ chức, cá nhân có đủ điều kiện nhằm giảm bớt gánh nặng cho nhà nước, phát huy tính sáng tạo, tự giác của các chủ thể trong xã hội. 3.3 Thực hiện đúng, đủ nguyên tắc tập thể và đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu . Luật tồ chức Chính phủ 2001 chưa phản ánh tòan diện thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, ngưới đứng đầu nền hành pháp trong việc bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính cấp tỉnh mà chỉ dừng lại ở cách chức,điều động.Trongthời gian tới nên đề cao thẩm quyền của Thử tứơng Chính phủ. Đối với Bộ được tổ chức họat động theo chế độ thủ trưởng. Tuy nhiên để đảm bảo tính khách quan, phát huy dân chủ, thận trọng đúng đắn trong việc ban hành các quyết định quan trọng trong Bộ có thể thành lập các Hội đồng hoặc Ủy ban theo đề nghị của Bộ trưởng. 3.4 Cải tiến thủ tục hành chính và công khai hóa thông tin cần thiết Trong họat động của Chính cần quan tâm đến việc cung ứng các dịch vụ cần thiết cho người dân để người dân khi cần đến các cơ quan công quyền không phải đi “nhờ” mà là để yêu cầu cơ quan chính quyền giải quyết công việc cho mình theo luật định, thể hiện đúng bản chất Nhà nước thuộc về nhân dân. Muốn vậy cần phải giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà gây phiền phức cho dân. Đi đôi với việc cải cách thủ tục hành chính là việc khai hóa, minh bạch hóa ngày càng nhiều hơn cá thông tin của Chính phủ với người dân để truyền tải các chủ trương, chính sách của Chính phủ và cũng là phương cách để chính phủ gần dân, để người dân thấu hiểu và kiểm sóat họat động của cơ quan chính quyền. Cần duy trì các phương thức làm việc hiệu như hàng năm Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ các doanh nghiệp, báo chí. Việc họp báo để công bố hoặc giải thích các quyết định của Chính phủ về một vấn đề lớn, chính sách hoặc một công việc cụ thể nhạy cảm. Bộ trưởng cần thường xuyên tiếp xúc với các tầng lớp xã hội và tạo điều kiện cho các cơ quan thông tin đại chúng biết được tin chính xác. Cần thực hiện nghiêm túc chế độ tiêp dân tại các cơ quan công quyền . 3.5 Đổi mới cơ cấu tổ chức Chính phủ Tiếp tục tổ chức, xây dựng các Bộ theo hướng Bộ quản lí đa ngành, đa khu vực trong điều kiện cải cách Hành chính, tư duy chiến lược phát triển theo hướng xây dựng một Chính phủ có cơ cấu gọn nhẹ, hiệu quả như xây dựng các Bộ theo hướng quản lí đa ngành, đa lĩnh vực, nhất là những ngành những lĩnh vực gần nhau, lập mới một số Bộ quản lí chuyên sâu theo ngành, theo lĩnh vực mũi nhọn có tầm quan trọng đặc biệt Hiến pháp 1992( sửa đổi năm 2001) và luật tổ chức Chính phủ 2001 đã đi theo hướng đó là những bước tiến trong công tác tổ chức bộ máy nhưng do đặc thù của thời điểm lịch sử giai đọan này chúng ta chưa thể thực hiện triệt để. Việc sắp xếp các Bộ theo hướng trên đảm bảo các giai cấp có tính nguyên tắc khắc phục sự chồng chéo điều hành, phân tán bao quát được nhiệm vụ kinh tế xã hội thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, hội nhập khu vực và thế giới hạn chế tối đa Bộ trực tiếp quản lí, điều hành doanh nghiệp, việc thành lập, cơ cấu phải mang tính khoa học phù hợp với tiêu chí của một nền hành chính hiện đại thống nhất.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng