Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chiến tranh qua tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương...

Tài liệu Chiến tranh qua tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương

.DOC
100
148
51

Mô tả:

0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ THANH HIỀN chiÕn tranh qua tiÓu thuyÕt ch©n trêi mïa h¹ cña h÷u ph¬ng LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ THANH HIỀN chiÕn tranh qua tiÓu thuyÕt ch©n trêi mïa h¹ cña h÷u ph¬ng Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. BIỆN MINH ĐIỀN NGHỆ AN - 2014 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu......................................................................... 3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài............................................. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn............................................................ Chương 1. CHÂN TRỜI MÙA HẠ CỦA HỮU PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 VIẾT VỀ CHIẾN TRANH.......................................................................................... 1.1. Nhìn chung tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh............. 1.1.1. Chiến tranh cách mạng - nguồn cảm hứng và là đề tài lớn của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975................................................. 1.1.2. Bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh....................................................................................... 1.1.3. Những tìm tòi, cách tân của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh......................................................................... 1.2. Chân trời mùa ha của Hữu Phương trong bức tranh chung của tiểu thuyết sau 1975 viết về chiến tranh....................................................... 1.2.1. Cơ sở ra đời của tiểu thuyết “Chân trời mùa hạ” (Hữu Phương) ....................................................................................................... 1.2.2. “Chân trời mùa hạ” - một đóng góp mới của Hữu Phương cho tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh................ Chương 2. CHIẾN TRANH QUA CÁI NHÌN CỦA HỮU PHƯƠNG Ở TIỂU THUYẾT CHÂN TRỜI MÙA HẠ.................................... 1 2.1. Tổng quan cái nhìn về chiến tranh của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại........................................................................................................ 2.1.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật và những biểu hiện của nó ở thể loại tiểu thuyết......................................................................... 2.1.2. Cái nhìn về chiến tranh của tiểu thuyết Việt Nam trước 1975 ....................................................................................................... 2.1.3. Cái nhìn về chiến tranh của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 ....................................................................................................... 2.2. Chiến tranh qua cái nhìn của Hữu Phương ở tiểu thuyết Chân trời mùa ha................................................................................................... 2.2.1. Chiến tranh được nhìn từ và qua một không gian hẹp.................. 2.2.2. Chiến tranh với sự sàng lọc và phân hóa tính cách, số phận con người...................................................................................... Chương 3. CHIẾN TRANH QUA NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CỦA HỮU PHƯƠNG Ở TIỂU THUYẾT CHÂN TRỜI MÙA HẠ ...................................................................................................... 3.1. Nghệ thuật tạo dựng bối cảnh, cốt truyện và xung đột......................... 3.1.1. Nghệ thuật tạo dựng bối cảnh và cốt truyện cho tiểu thuyết ....................................................................................................... 3.1.2. Nghệ thuật tạo dựng tình huống và xung đột................................ 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.............................................................. 3.2.1. Từ cái nhìn đa chiều về con người đến tìm kiếm lựa chọn các thủ pháp xây dựng nhân vật.................................................... 3.2.2. Nghệ thuật khắc hoạ cá tính nhân vật........................................... 3.3. Nghệ thuật trần thuật và tổ chức giọng điệu, ngôn ngữ........................ 3.3.1. Nghệ thuật trần thuật..................................................................... 3.3.2. Nghệ thuật tổ chức giọng điệu và ngôn ngữ................................. KẾT LUẬN..................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 1 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Kể từ 1975, bốn mươi năm đã đi qua, cuộc chiến đã lùi về dĩ vãng... Nhưng những đau thương mất mát trong chiến tranh và sự khốc liệt của nó còn ám ảnh dai dẳng trong tâm trí bao người. Dư chấn chiến tranh vẫn còn đó, hiển hiện, nghiệt ngã với bao sắc màu khác nhau... Tất cả như trên cơ thể chưa lành vết sẹo, và bao nhiêu câu hỏi về nó, chưa có lời giải... Cuộc chiến tranh vệ quốc mà chúng ta đã tiến hành suốt ba mươi năm (1945 - 1975) đáng ngợi ca hay phê phán? Những cái giá phải trả cho nó? Mặt phải, mặt tích cực của chiến tranh? Mặt trái, mặt tiêu cực của nó? Những vinh quang và cay đắng, những chiến thắng đáng tôn vinh và những mất mát hy sinh mà chúng ta phải chịu đựng? Sức mạnh của toàn dân tộc, sức mạnh của các vùng miền đóng góp cho thắng lợi của cuộc chiến? Số phận con người như thế nào trong chiến tranh? Đã bốn thập kỷ chiến tranh trôi qua, nghĩa là đã có độ lùi về thời gian, cần nhìn nhận như thế nào về chiến tranh cho thỏa đáng? Biết bao nhiêu câu hỏi đặt ra đòi hỏi chúng ta phải làm rõ. Văn học nghệ thuật với những ưu thế của riêng mình, phải đi tìm những lời giải cho những câu hỏi đó. Chiến tranh qua nhận thức và phản ánh của văn học vẫn là vấn đề cần tìm hiểu, nghiên cứu dài lâu... 1.2. Tiểu thuyết là thể loại có khả năng phản ánh toàn vẹn và sinh động đời sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất với hiện thực. Là một thể loại lớn tiêu biểu cho phương thức tự sự, tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng như chiều dài của thời gian, cho phép nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực trong tác phẩm của mình. Tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc linh hoạt, không chỉ cho phép mở rộng về thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện mà còn ở khả năng dồn nhân vật và sự kiện vào một khoảng không gian và thời gian hẹp, đi sâu khai thác cảnh ngộ 3 riêng và khám phá chiều sâu số phận cá nhân nhân vật... Chính vì thế, có thể nói tiểu thuyết là thể loại có nhiều ưu thế nhất trong nhận thức và phản ánh hiện thực chiến tranh. Trong 2 cuộc chiến tranh vệ quốc (chống Pháp và chống Mỹ), đội ngũ các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã ngày càng đông đảo. Không thể không thấy rằng, tiểu thuyết Việt Nam có thành tựu tiệm cận với thể loại tiểu thuyết - sử thi vốn mang đề tài hoành tráng và dung lượng đồ sộ (tiêu biểu như Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi). Sau 1986, lịch sử tiểu thuyết Việt Nam bước sang trang mới với nhiều tác phẩm có nội dung sâu sắc hơn trong nhận thức về chiến tranh, về thân phận con người... Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh Cách mạng sau năm 1975 có cách tiếp cận hiện thực khác trước, toàn diện hơn, đa chiều hơn, bên cạnh mặt sử thi, anh hùng, có mặt đời tư, bi kịch, có cả những khổ đau, tuyệt vọng, có cả sự hèn nhát, phản bội của con người... Cách tiếp cận, mổ xẻ hiện thực như vậy giúp người đọc hiểu đúng bản chất chiến tranh hơn, hiểu cái giá mình phải trả để có được Độc lập Tự do. Chính cách phản ánh hiện thực đó làm người đọc hôm nay và mai sau biết trân trọng hơn thế hệ cha anh chúng ta đã phải hi sinh như thế nào để giành cuộc sống hòa bình... Tiểu thuyết chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt từ 1986 đến nay đang đặt ra bao nhiêu vấn đề cho giới nghiên cứu và đông đảo công chúng độc giả. 1.3. Hữu Phương thuộc thế hệ nhà văn thời chống Mỹ, là một một cây bút kỳ cựu của Văn học nghệ thuật Quảng Bình, một gương mặt đáng chú ý của văn xuôi Việt Nam hiện đại với khá nhiều tác phẩm được dư luận chú ý: Con người thánh thiện (tập truyện ngắn, Hội VHNT Quảng Bình 1991), Đêm hoa quỳnh nở (tập truyện ngắn, Nxb Thanh Niên 1995), Hoa cúc dai (tập truyện ngắn, Nxb Văn Học 1997), Khách má hồng (tập truyện ngắn, Nxb Thuận Hóa 2002), Anh bộ đội và cô gái mặc quân phục xanh (tập truyện ngắn, Nxb Thanh niên 2011),... Chân trời mùa ha là cuốn tiểu thuyết của ông gần đây (Nxb Hội Nhà văn 2007, Nxb Quân đội Nhân dân 2011; Giải thưởng Hội Nhà văn 2011 và 4 cúp Bông lúa vàng do Bộ NN& PTNT trao tặng) đã gây được sự chú ý sâu sắc đối với giới nghiên cứu và đông đảo công chúng độc giả. Chân trời mùa ha tiếp tục đi trên con đường truyền thống của tiểu thuyết viết về chiến tranh nhưng với cái nhìn rất riêng và những khám phá mới... Chiến tranh qua tiểu thuyết Chân trời mùa ha của Hữu Phương là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Các ý kiến đã có về tiểu thuyết “Chân trời mùa hạ” Chân trời mùa ha vừa xuất hiện đã gây được sự chú ý của công luận, trước hết là ở vùng tuyến lửa trước đây - Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Nhiều địa phương đã tổ chức Hội thào về cuốn tiểu thuyết này... Ngày 14/11/2011, Hội thảo, tọa đàm về tiểu thuyết tại Chân trời mùa ha được tổ chức tại Hà Nội (do Hội Nhà văn Việt Nam chủ trì). Đông đảo các nhà văn, nhà phê bình và báo giới đã cùng Trong buổi tọa đàm về tiểu thuyết Chân trời mùa ha, GS. Phong Lê nhận xét: Đây là cuốn sách viết về nông thôn trong chiến tranh, nó nằm trong hệ giá trị cùng với Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma; nó nối tiếp mạch sáng tạo của thế hệ chống Mỹ, đổi mới nhưng không phủ định. Nó đi vào nhiều góc khuất bi kịch, nó làm sống lại cả một thời, trở thành biên niên sử của thời đại... Nhà văn Nguyễn Khắc Trường khẳng định, tác giả có độ lùi nhất định sau cuộc chiến, bây giờ tái hiện có chọn lọc về ngay làng của mình, chân thực, thấu đáo. Nhà văn Lê Minh Khuê cũng khẳng định: Hữu Phương và các nhà văn thế hệ các anh đã làm được một việc lớn là cứ nhẩn nha kể lại những khoảnh khắc ác liệt cũng như anh hùng của chiến tranh. Nhà văn Văn Chinh nhận xét: Văn hóa một vùng quê Quảng Bình tràn ngập các tranh sách, tạo cho nó cảm giác thật. Còn theo nhà thơ Đỗ Hoàng, tiểu thuyết của nhà văn Hữu Phương đã đạt được những thành công về nghệ 5 thuật xây dựng tính cách nhân vật, nghệ thuật sử dụng phương ngữ và tính chân thực của sự kiện… PGS.TS. Lý Hoài Thu nhận thấy “Hữu Phương đã khắc họa những số phận người với đa phần là bị kịch và đau thương từ góc nhìn chiến tranh. Có một vấn đề lâu nay trong văn chương Việt Nam đề cập đến: đó là sự loạn luân, tôi mong muốn những nhà văn khi viết về chuyện này cần có sự chuẩn bị ký cho nhân vật của mình những tình huống hợp lý với diễn biến của tâm lý nhân vật trong không gian nghệ thuật. Tác giả cũng đã thành công khi sử dụng bút pháp chân phương, cổ điển… Cũng có những ý kiến nêu lên mặt hạn chế của cuốn tiểu thuyết. Nhà văn Nguyễn Văn Thọ cho rằng, Cần phải có một sự “điều độ” khi đưa những mặt trái của chiến tranh vào tác phẩm, nếu không, chúng ta sẽ bị áp đặt cái nhìn méo mó về chiến tranh và nhất là những người đã tham gia trực tiếp vào cuộc chiến dành độc lập, thống nhất của dân tộc… Còn theo nhà phê bình Đỗ Ngọc Yên, thì, Tiểu thuyết Chân trời mùa ha có vẻ phẳng phiu, tròn trịa quá, hệ thống nhân vật chưa được đẩy lên đến tận cùng, điều đó khiến cho sức ám ảnh bị giảm đi... Cuối buổi tọa đàm, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tổng kết các ý kiến và khẳng định: Nhà văn Hữu Phương đã chọn lựa không gian làng quê nhỏ bé làm không gian nghệ thuật của tác phẩm. Từ không gian hẹp đó tác giả khai thác đến tận cùng số phận con người, vì thế từ mỗi số phận lại mở rộng ra cả dân tộc. Bút pháp cổ điển là sự chọn lựa thích hợp cho tiểu thuyết này. “Chân trời mùa ha” đã chạm được đến vấn đề của cuộc chiến, vấn đề nhân cách con người: hèn hạ hay kiêu hãnh, hiến dâng hay ích kỷ, tiểu nhân hay anh hùng… 2.2. Vấn đề chiến tranh qua tiểu thuyết “Chân trời mùa hạ” Vấn đề chiến tranh qua tiểu thuyết Chân trời mùa hạ cũng đã được một số tác giả nêu ra trong cuộc tọa đàm (đã nêu ở trước). Cũng đã xuất hiện một vài bài viết ít nhiều có đề cập đến vấn đề này. Có thể kể đến “Cuộc sống và 6 con người miền trung trong tiểu thuyết Chân trời mùa ha” của Hoàng Thụy Anh [2]; “Chiến tranh đi qua một vùng đất, một vùng văn hóa (Đọc tiểu thuyết Chân trời mùa ha của Hữu Phương) của Hoàng Đăng Khoa (Báo Quảng Bình); “Chân trời mùa hạ” - chiến tranh qua một ngôi làng” của Dương Tử Thành (http://www.tonvinhvanhoadoc.vn)... Chưa có một công trình, tiểu luận khoa học nào tìm hiểu, nghiên cứu đầy đủ, nghiêm túc, hệ thống về vấn đề chiến tranh qua tiểu thuyết Chân trời mùa ha. Tuy nhiên những nhận xét, đánh giá của người đi trước, người viết luận văn xem như những gợi ý bổ ích, cần tham khảo. 3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Chiến tranh qua tiểu thuyết Chân trời mùa ha của Hữu Phương 3.2. Giới hạn của đề tài: Đề tài bao quát tiểu thuyết Chân trời mùa ha của Hữu Phương (đặt trong bối cảnh chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại)… Văn bản tác phẩm dùng để khảo sát, luận văn dựa vào cuốn: Chân trời mùa ha của Hữu Phương, Nxb Quân đội nhân dân (tái bản), Hà Nội, 2011. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu và xác định đặc điểm, bản chất của chiến tranh qua tiểu thuyết Chân trời mùa ha (Hữu Phương); xác định đóng góp của Hữu Phương cho tiểu thuyết viết về chiến tranh. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Đưa ra một cái nhìn chung về tiểu thuyết của Hữu Phương trong bối cảnh của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh. 4.2. Khảo sát, phân tích, xác định đặc điểm, bản chất của chiến tranh qua cái nhìn của Hữu Phương ở tiểu thuyết Chân trời mùa ha. 7 4.3. Khảo sát, phân tích, xác định nghệ thuật thể hiện chiến tranh của Hữu Phương ở tiểu thuyết Chân trời mùa ha. Cuối cùng rút ra một số kết luận về tiểu thuyết của Hữu Phương trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại... 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có các phương pháp chủ yếu: phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - loại hình, phương pháp cấu trúc hệ thống… 6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn 6.1. Đóng góp Luận văn là công trình tìm hiểu chiến tranh qua tiểu thuyết Chân trời mùa ha của Hữu Phương với cái nhìn tập trung và hệ thống. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết Hữu Phương nói riêng, tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh nói chung... 6.2. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai trong ba chương: Chương 1. Chân trời mùa ha của Hữu Phương trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh Chương 2. Chiến tranh qua cái nhìn của Hữu Phương ở tiểu thuyết Chân trời mùa ha Chương 3. Chiến tranh qua nghệ thuật thể hiện của Hữu Phương ở tiểu thuyết Chân trời mùa ha Cuối cùng là Tài liệu tham khảo. 8 Chương 1 CHÂN TRỜI MÙA HẠ CỦA HỮU PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 VIẾT VỀ CHIẾN TRANH 1.1. Nhìn chung tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh 1.1.1. Chiến tranh cách mạng - nguồn cảm hứng và là đề tài lớn của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 Chiến tranh là sự cô đặc của cuộc sống và tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống đời thường đều có thể tìm thấy trong chiến tranh. Ở đó cuộc sống con người trở nên mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, gấp gáp hơn. Vì cuộc sống của thời chiến nên họ ít có thời gian để cân nhắc, lựa chọn kỹ càng cho một hành động, nhất là ở những thời khắc giao thời, ở ranh giới giữa sự sống và cái chết, sự bộc lộ và hướng về cái bản năng, cái tự nhiên là một điều dễ hiểu. Khi chiến tranh đã kết thúc và trong sự nhìn nhận, đánh giá, chiêm nghiệm về “những ngày tháng đau thương nhưng huy hoàng” đó, tiểu thuyết về chiến tranh đã chạm đến những vấn đề thuộc về đời tư, cá nhân của con người. Đặc biệt là từ sau 1986, trong tinh thần đổi mới, cùng với sự thay đổi quan niệm về hiện thực chiến tranh cũng như quan niệm nghệ thuật về con người, những yếu tố của đời sống cá nhân ngày càng được đào sâu hơn và trở thành một đề tài nóng bỏng thu hút sự quan tâm của các nhà văn. Có thể nói, trong sự phát triển của văn học hiện đại Việt Nam, mảng văn học về đề tài chiến tranh với nhiều thể loại: thơ ca, truyện ngắn, truyện vừa, kịch, kí, tiểu thuyết chiếm vị trí rất quan trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong đó thể loại tiểu thuyết dường như đã phát huy được lợi thế về dung lượng khi tiếp cận mảng hiện thực trải dàn trên một không gian rộng lớn kéo dài từ Bắc tới Nam, từ cao nguyên tới đồng bằng, gắn với khoảng thời 9 gian không hề ngắn ngủi. Trước 1975 phải kể đến Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Hòn đất của Anh Đức, Gia đình má Bảy của Phan Tứ, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Chiến sĩ của Nguyễn Khải, Vùng trời của Hữu Mai, v.v... Sau 1975 các tiểu thuyết viết về chiến tranh vẫn tiếp tục ra mắt công chúng: Họ cùng thời với những ai của Thái Bá Lợi, Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh, Nắng đồng bằng, Ba lần và một lần, Ăn mày dĩ vãng, Vòng tròn bội bac của Chu Lai, Nước mắt đỏ của Trần Huy Quang, Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh... Ở những tiểu thuyết này dù được đề cập đến trực tiếp hay gián tiếp thì vẫn hướng tới mục đích của một thời chiến, các tác phẩm tái hiện một thời kì lịch sử đầy sóng gió của dân tộc trong một cái nhìn mới từ cuộc sống hiện tại sau ngày giải phóng. Quan tâm tới đề tài chiến tranh chính là tìm về ngọn nguồn để hiểu đúng, nhận thức đúng, khám phá đúng những vấn đề xã hội của đời sống hôm nay. Quan tâm tới đề tài chiến tranh là để tìm hiểu cái áp lực, cái xu hướng cùng những quy luật đang chi phối sự phát triển của xã hội và con người hiện nay. Quan tâm tới đề tài chiến tranh, còn là tìm chiếc chìa khóa để mở cánh cửa đi vào thế giới tinh thần, tình cảm từng con người, từng thế hệ cũng như toàn thể xã hội mà văn học đang có ước muốn tích cực tham gia vào việc biến cải nó ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn. Trên đường hướng cơ bản đó, giá trị ghi nhận lịch sử, giá trị ngợi ca quá khứ hào hùng, để làm gương cho đời sau mới có cơ sở, điểm tựa và lý do tồn tại. Tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975 qua các sáng tác của Nguyễn Trọng Oánh và Bảo Ninh đã có những sự thay đổi mới mẻ trong phong cách biểu hiện mới, các tác phẩm của các nhà văn này đã ghi nhận và phát huy những giá trị lịch sử của dân tộc và thể hiện một quan niệm mới về hiện thực chiến tranh. Đó là một hiện thực chiến tranh được soi chiếu toàn diện với cái nhìn toàn cảnh về chiến tranh với các cặp 10 phạm trù đối lập: cái anh hùng bên cạnh sự phản bội, cái cao cả bên cạnh cái thấp hèn, sự chiến thắng vinh quang bên cạnh sự huỷ diệt tàn phá, khốc liệt,... Sau năm 1975, đề tài chiến tranh tuy không còn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu như giai đoạn trước nhưng những vấn đề chiến tranh, những tổn thất nặng nề, những mất mát đau thương vẫn được các nhà văn, nhất là những nhà văn mặc áo lính chú ý khai thác. Khi tiếp tục đề tài này họ, những người từng vào sinh ra tử ấy đã sáng tạo được nhiều tác phẩm để lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc. Suốt ba mươi năm kháng chiến chống ngoại xâm, tiểu thuyết về chiến tranh đã góp phần quan trọng vào việc hình thành diện mạo nền văn học dân tộc. Sau năm 1975, trên tinh thần đổi mới tư duy nghệ thuật, tiểu thuyết về chiến tranh vẫn tiếp tục phát triển và góp phần không nhỏ vào sự đổi mới thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam... 1.1.2. Bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh Ở nước ta, tiểu thuyết chỉ thực sự được khẳng định nhờ tài năng của các cây bút Tự lực Văn đoàn và các nhà văn hiện thực giai đoạn 1930 - 1945. Trên những kinh nghiệm khá phong phú nhưng ít nhiều còn mới mẻ đó, tiểu thuyết Việt Nam sau 1945 tự điều chỉnh hướng đi để trở thành một vũ khí đa dụng trước yêu cầu phục vụ kháng chiến và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Các tác phẩm mang tinh thần sử thi trở thành dạng thức tiểu thuyết điển hình trong giai đoạn hai cuộc kháng chiến vệ quốc. Tiểu thuyết từ sau 1975 đến nay không cắt lìa truyền thống đã có nhưng ý thức làm mới, làm giàu, làm khác truyền thống đã và đang trở thành khát vọng và nhu cầu mạnh mẽ của hầu hết người viết. Tuy vẫn có nhiều lời phàn nàn, nhiều cái nhìn hoài nghi nhưng không thể phủ nhận được rằng những nỗ lực đổi mới tiểu thuyết hơn ba thập kỷ qua đã tạo ra không ít tác phẩm có giá trị, bên cạnh sự đông đúc của đội ngũ tác giả, sự dồi dào về số lượng tác phẩm là sự đa dạng về bút 11 pháp, sự phong phú về đề tài và chủ đề… Áp lực cạnh tranh từ các phương tiện giải trí - truyền thông, lối sống và nhịp độ sống của thời đại kỹ trị… vừa là yếu tố kích thích vừa là một nguy cơ làm hao mòn tình yêu văn chương. Người viết bây giờ buộc phải đối diện với đòi hỏi nghiệt ngã: “Mỗi nhà tiểu thuyết, mỗi cuốn tiểu thuyết phải sáng tạo ra một hình thức riêng. Không tôn trọng những hình thức bất biến, mỗi cuốn sách mới cần xây dựng cho mình những quy luật vận động đồng thời sản sinh ra sự diệt vong của chúng” (Dẫn theo Lê Phương Tuyết - Alain Robbe Grillet và sự đổi mới tiểu thuyết, Tạp chí Văn học số 3 - 1999). Sau năm 1975 tiểu thuyết Việt Nam bắt đầu đổi mới khá sớm nhưng thầm lặng với những tín hiệu có tính dự báo, những tác phẩm này cho thấy ý thức khắc phục cái nhìn lý tưởng hoá một chiều về hiện thực. Nếu nói theo Nguyễn Minh Châu thì cái “lớp men trữ tình hơi dày” mà các nhà văn thường “tráng lên” hiện thực đang được cố gắng gột tẩy. Nguyễn Trọng Oánh cho thấy qua Đất trắng thời điểm hết sức khốc liệt nhất của chiến tranh là khi con người dao động, biến chất, niềm tin bị hao hụt. Nguyễn Minh Châu đã đưa ra những dự cảm về một thời hậu chiến với nhiều phức tạp trong lòng người trong tác phẩm Miền Cháy, hay những người lính anh hùng nhưng gắn với chiến trận quá lâu đang trở thành xa lạ với văn hoá thời bình với Lửa từ những ngôi nhà, Cha và Con và… của Nguyễn Khải đánh dấu một sự “lưỡng lự” trước vấn đề nhìn nhận nhu cầu tôn giáo và tâm linh của con người. Mấy năm sau đó, tiểu thuyết vừa mở rộng đề tài, vừa cố cưỡng lại “từ trường” của tư duy sử thi để gia tăng chất “đời tư”, “thế sự”. Chân dung nhân vật và những mối quan hệ đa chiều của nó đã có thêm nhiều nét mới. Các nhân vật trong các sáng tác của các nhà văn mang nhiều hơn tính tích cự trong cuộc sống đời thường. Các tác phẩm: Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người của Nguyễn Khải, Mưa mùa ha, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn 12 Kháng, Cù lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Thời xa vắng của Lê Lựu,...bên cạnh cảm hứng ngợi ca đã xuất hiện cảm hứng phê phán, nhận thức lại; góc độ quan sát, đánh giá con người đã có sự dịch chuyển dần về phía đạo đức sinh hoạt. Trong định hướng thế sự, đời tư, nhiều chủ đề mới được nhấn mạnh: giáo dục gia đình, bản lĩnh cá nhân, cái ngẫu nhiên may rủi trong đời sống, khả năng thích ứng với thời thế… là những yếu tố có vai trò rất quan trọng đối với quá trình hình thành giá trị của một con người, số phận riêng của nó. Nhân vật xuất hiện lúc bấy giờ có hình thức tồn tại phổ biến của kiểu nhân vật tiểu thuyết. Đó là một số dấu hiệu cho thấy ý thức đổi mới thể loại đang rõ dần. Có thể nói tiểu thuyết chặng này viết về mọi đề tài nhưng hệ quy chiếu phổ biến là các giá trị nhân bản. Giai đoạn nay không phải sự kiện lịch sử chiến tranh mà số phận cá nhân mới là trung tâm chú ý của tiểu thuyết. Chính những câu hỏi về con người (trạng thái tồn tại của nó, ý nghĩa cuộc sống của nó) tạo ra nhiều cảm hứng cho đội ngũ sáng tác, từ đó xuất hiện nhiều chủ đề, nảy sinh nhiều loại nhân vật, nhiều sắc thái ngôn ngữ, nhiều cảm thức văn học. Sự phân biệt đề tài chiến tranh, đề tài sản xuất, đề tài tình yêu… thực ra chỉ có ý nghĩa hình thức vì mối bận tâm của cá nhân sáng tác lẫn người đọc nằm ở cái nhìn hiện thực cuộc sông sau chiến tranh, ở quan niệm nghệ thuật về con người mà mỗi tác phẩm đề xuất. “Nỗ lực đổi mới chặng đường này chủ yếu dồn vào cách xử lý chất liệu hiện thực: một hiện thực đa chiều, hiện thực vừa có tính tất định, vừa đáng ngờ, vừa hữu lý vừa phi lý, vừa trật tự vừa hỗn loạn, vừa thuộc về cái rành rõ lý trí vừa như thuộc cõi siêu linh bí ẩn huyền hồ… đó là sự nới rộng đáng kể biên độ hiện thực so với tiểu thuyết trước 1975. Soi qua “tấm gương” tiểu thuyết, có thể thấy các mối quan hệ giữa văn chương với hiện thực, nhà văn với bạn đọc đều được dân chủ hoá mạnh mẽ. Nhà văn có quyền xem hiện thực là mục đích phản ánh hay chỉ là 13 phương tiện để công bố tư tưởng riêng, do vậy anh ta không còn bị lệ thuộc vào hiện thực.” Như vậy từ đó người đọc có thể từ bỏ dần thói quen đối chiếu những điều tác phẩm kể lại với cuộc sống có thực ngoài tác phẩm để suy tư về những gì được nhà văn gửi gắm qua cái hiện thực được lựa chọn có khi đầy tính chủ quan, cá biệt. Người đọc có quyền tin hay không tin câu chuyện được kể bằng kinh nghiệm cá nhân của mình. 1.1.3. Những tìm tòi, cách tân của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh Tiểu thuyết sau 1975 viết về chiến tranh sau là sự vận động tiếp nối của tiểu thuyết về một đề tài lớn trong văn học Việt Nam. Nó vừa kế thừa những giá trị truyền thống vừa không ngừng cách tân để phù hợp hơn với bạn đọc. Các nhà văn viết về chiến tranh ngay khi cuộc chiến còn đang diễn ra, họ viết về chiến tranh cả khi tiếng súng đã lắng lại. Có thể nói, trong sự phát triển của văn học hiện đại Việt Nam thì tiểu thuyết dường như đã phát huy được lợi thế về dung lượng khi viết về đề tài chiến tranh. Đây là một đề tài lớn, đầy sức hấp dẫn của văn học nước nhà và tiểu thuyết là một thể loại đạt khá nhiều thành công khi khai thác mảng đề tài này. Đề tài viết về chiến tranh của tiểu thuyết sau 1975 đã có nhiều phương diện đổi mới so với trước 1975 mà trong đó sự thay đổi về cảm hứng sáng tác là một trong những phương diện đổi mới cơ bản. Trước 1975, chiến tranh được miêu tả bằng cái nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn ngợi ca, bởi vậy tiểu thuyết thời kì này mang hơi thở của những bản hùng ca hào sảng, tự tin, đầy khí thế của chiến trận. Điều này cũng dễ hiểu khi văn chương được coi là vũ khí đắc lực để tiêu diệt kẻ thù, cổ vũ tinh thần chiến đấu của toàn quân, toàn dân. Sau 1975, khi văn chương đã “thoát khỏi” vai trò chính trị, trở lại với bản chất nghệ thuật đích thực của mình và nhà văn có đủ độ lùi thời gian cần thiết để nghiền ngẫm lại hiện thực thì hứng thú viết về chiến tranh có sự 14 vận động, biến đổi hơn so với trước đây. Ở mức độ đậm nhạt khác nhau, trên nét lớn có thể thấy có một cảm hứng chung xuất hiện trong hầu hết các tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kì này: cảm hứng bi kịch. Nếu như trước đây chúng ta nói nhiều đến chiến thắng, niềm vui, sự hân hoan trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm thì bây giờ, sau ngày giải phóng các trang viết đã ghi lại rất đỗi chân thực những mất mát đau thương vốn dĩ rất thường tình của chiến tranh được nhà văn phản ánh sống động, chân thực với đầy đủ vẻ gai góc của nó. Sự vận động của cảm hứng sáng tác về đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết sau 1975 đã đem lại cho tiểu thuyết nói riêng và văn học thời kì này nói chung một diện mạo hết sức mới mẻ. Viết về chiến tranh sau 1975 phần lớn các tác giả đều có sự gặp gỡ chung là hứng thú viết về nỗi buồn, về sự mất mát, đau thương, những cảnh đời éo le. Chiến tranh không còn được nhìn bằng cái nhìn ngợi ca lãng mạn nữa mà thay vào đó là những góc khuất đen tối, những đau thương của hiện thực cuộc sông sau ngày giải phóng bắt đầu được bày lên trang viết của các cây bút sau 1975. Các tác giả đã thể hiện nỗ lực bổ sung những phương diện hiện thực trước đây ít được đề cập tới như: những gay cấn của lịch sử, cái giá phải trả cho chiến thắng, số phận bi kịch của con người khi chiến tranh kết thúc... Hầu hết các tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975 đã mở ra những bình diện đổi mới đa dạng, phong phú, nhiều vẻ của mảng văn học chiến tranh mà sự đổi mới cảm hứng sáng tác là một bình diện tiêu biểu. Cũng như nhiều bình diện đổi mới khác của văn học sau 1975 nói chung và tiểu thuyết chiến tranh nói riêng, sự chuyển hướng cảm hứng sáng tác đã tạo được nhiều sự quan tâm, chú ý của giới nghiên cứu, phê bình. Có thể nói trong quá trình vận động và đổi mới của thể loại tiểu thuyết không phải một sớm một chiều, trong quá trình đổi mới ấy đã trải qua “những bước thăng trầm”. Song so với những loại hình, thể loại văn xuôi khác, tiểu 15 thuyết với những thành tựu và hạn chế của nó luôn là vấn đề “nóng” lôi cuốn sự quan tâm và kích thích cảm hứng “đối thoại” của cả giới sáng tác, lý luận, phê bình và công chúng độc giả. “Trong những năm đổi mới này không ít lần đã xuất hiện các ý kiến tỏ ra băn khoăn, lo lắng cho sự dẫm chân tại chỗ hoặc đang mầy mò của tiểu thuyết mà thực chất là sự mong muốn có những tác phẩm hay, những tác phẩm đạt chất lượng nghệ thuật, mang tính nhân loại. Gần đây nhất, câu hỏi Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu? đã ít nhiều thu hút sự chú ý của dư luận đối với thực trạng tiểu thuyết đồng thời thể hiện khát vọng của công chúng đến sự đổi mới tư duy tiểu thuyết, đến sự cách tân về nội dung cũng như hình thức thể loại, sao cho tiểu thuyết không chỉ được đón nhận ở trong nước mà còn được giới thiệu ra nước ngoài, hoà nhập vào quỹ đạo của văn chương thế giới.” (69) Trong qúa trình tìm tòi cách tân ấy không thể không ghi nhận sự xuất hiện của một loạt tiểu thuyết gây tiếng vang một thời như những tín hiệu mở ra một thời kỳ mới trong sáng tạo và tiếp nhận văn chương hiện đại. Từ Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh, Năm 1975 họ đã sống như thế của Nguyễn Trí Huân, Trong cơn gió lốc của Khuất Quang Thụy... đến Đứng trước biển, Cù lao tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Mưa mùa ha, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng đã là những minh chứng cho sự chuyển đổi tư duy sáng tạo và quan niệm nghệ thuật của nhà văntrong giai đoạn này. Những tác phẩm kể trên là những khởi động đầu tiên đưa tới sự đổi mới triệt để và quyết liệt hơn trong cách nhìn hiện thực và thi pháp thể loại. Vào thời điểm 1986 và những năm tiếp theo, trong cao trào đổi mới, tiểu thuyết đã thật sự bộc lộ ưu thế của mình trên con đường dân chủ hoá nội dung nghệ thuật. Với quan niệm nhìn thẳng vào sự thật, xoáy sâu vào sự thật các nhà tiểu thuyết đã dấn thân vào hiện thực ở thời hiện tại, đang hình thành, chưa ổn định; ở chính “tiêu điểm” của đời sống. Trong tác phẩm của họ ý thức “lột trần mặt nhau, lột trần
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất