Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chiến lược xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty tnhh nhật thắng sang thị ...

Tài liệu Chiến lược xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty tnhh nhật thắng sang thị trường eu

.PDF
85
243
89

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ TUYẾN CHIẾN LƢỢC XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY TNHH NHẬT THẮNG SANG THỊ TRƢỜNG EU Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS HÀ VĂN HỘI Hà Nội – Năm 2015 Mục lục Danh mục kí hiệu viết tắt ................................................................................... i Danh mục bảng biểu.......................................................................................... ii Danh mục các hình ........................................................................................... iii Lời cảm ơn ........................................................................................................ 1 Lời mở đầu ...................................................... Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHIẾN LƢỢC XUẤT KHẨU .................... 7 1.1 Khái niệm và sự cần thiết của việc xây dựng chiến lƣợc xuất khẩu ....... 7 1.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh và chiến lược xuất khẩu ......... 7 1.1.2 Sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược xuất khẩu .................... 9 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng chiến lược xuất khẩu ........................................ 11 1.3. Các bước xây dựng chiến lược xuất khẩu............................................. 14 1.4. Nội dung chiến lược xuất khẩu ............................................................. 18 1.5. Khái quát về thị trƣờng EU ................................................................... 19 1.5.1. Đặc điểm thị trường EU ................................................................. 19 1.5.2. Các đối thủ cạnh tranh của công ty ................................................ 21 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƢỜNG EU CỦA CÔNG TY TNHH NHẬT THẮNG .............................. 24 2.1 Khái quát tình hình xuất khẩu của công ty TNHH Nhật Thắng ............ 24 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .................................................. 24 2.1.2 Sản phẩm........................................................................................ 25 2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng chiến lƣợc xuất khẩu sang thị trƣờng EU của công ty TNHH Nhật Thắng............................................ 27 2.2.1 Phân tích thực trạng xây dựng chiến lƣợc xuất khẩu sang thị trƣờng EU của công ty TNHH Nhật Thắng.......................................................... 27 2.2.2 Đánh giá quá trình xây dựng chiến lƣợc xuất khẩu của công ty TNHH Nhật Thắng ................................................................................... 30 i 2.3 Nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc xuất khẩu hàng TCMN của công ty TNHH Nhật Thắng vào thị trƣờng EU ........................................................ 34 2.3.1 Phân tích môi trƣờng kinh doanh .................................................... 34 2.3.2 Xây dựng các chiến lƣợc ................................................................. 57 CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC XUẤT KHẨU CHO CÔNG TY TNHH NHẬT THẮNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ...................................... 61 3.1 Nghiên cứu lựa chọn chiến lƣợc ma trận QSPM ................................... 61 3.2 Định hƣớng chiến lƣợc .......................................................................... 67 3.3 Một số giải pháp cơ bản đối với công ty TNHH Nhật Thắng ............... 68 3.4. Một số kiến nghị ................................................................................... 72 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 76 Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................................... 78 ii Danh mục kí hiệu viết tắt CLKD: Chiến lƣợc kinh doanh CLSP Chiến lƣợc sản phẩm EFE External Factor Evaluation- Ma trận đánh giá các yếu tố ngoại EU Các nƣớc thuộc khối liên minh Châu Âu HĐH Hiện đại hóa IFE Interal Factor Evaluation Matrix- Ma trận đánh giá các yếu tố nội vi MTKD Môi trƣờng kinh doanh QSPM SWOT Quantitative strategic planning matrix- ma trận hoạch định chiến lƣợc có thể định lƣợng Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) SX Sản xuất TCMN Thủ công mỹ nghệ TNHH Trách nhiệm hữu hạn XNK Xuất nhập khẩu i Danh mục bảng biểu Bảng 2.1: Cơ cầu thị trƣờng xuất khẩu của công ty Nhật Thắng trong 6 tháng đầu năm 2014. Bảng 2.2: Ma trận EFE Bảng 2.3 Ma trận IFE Bảng 3.1 Ma trận QSPM của công ty TNHH Nhật Thắng-nhóm chiến lƣợc S-O Bảng 3.2: Ma trận QSPM của công ty Nhật Thắng – nhóm chiến lƣợc S-T Bảng 3.3: Ma trận QSPM của công ty Nhật Thắng – nhóm chiến lƣợc W-O Bảng 3.4: Ma trận QSPM của công ty Nhật Thắng – nhóm chiến lƣợc W-T ii Danh mục các hình Hình 2.1Sơ đồ quá trình xây dựng chiến lƣợc của công ty Nhật Thắng Hình 2.2 Tỷ trọng xuất khẩu iii Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc của công ty TNHH Nhật Thắng đã cho phép tôi sử dụng số liệu của của công ty. Tôi xin cảm ơn tất cả đồng nghiệp của tôi tại công ty TNHH Nhật Thắng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Hà Văn Hội, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Do sự hạn chế về thời gian trong quá trình nghiên cứu nên bài viết khó tránh khỏi những sai sót, rất mong đƣợc sự chỉ dẫn và góp ý của quý thầy cô. Xin trân trọng cảm ơn! 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng với xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định chiến lƣợc kinh doanh phù hợp để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có sức cạnh tranh quốc tế. Việt Nam đang nỗ lực xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, hội nhập vào khu vực và thế giới, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu phải có các chiến lƣợc xuất khẩu để có vị thế trên thị trƣờng khu vực và thế giới mang tính cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay. Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thì mặt hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) đƣợc coi là mặt hàng xuất khẩu truyền thống và hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Công ty Nhật Thắng đã kịp thời nhận thức đƣợc vấn đề đó, từ đó xây dựng và phát triển để trở thành một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực xuất khẩu hàng TCMN của nƣớc ta. Sau khi tham gia chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ của trƣờng Đại học kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội và qua quá trình làm việc tại công ty Nhật Thắng, tôi thấy chiến lƣợc xuất khẩu là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp xuất khẩu. Việc nghiên cứu các chiến lƣợc trở thành một nhu cầu cấp bách của các doanh nghiệp trong điều kiện tự do hóa toàn cầu nhƣ hiện nay. Chính vì thế tôi xin chọn đề tài “Chiến lƣợc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Nhật Thắng sang thị trƣờng EU” làm đề tài cho bài viết khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: Trong bối cảnh môi trƣờng kinh doanh biến động và có tính toàn cầu nhƣ hiện nay, các doanh nghiệp không thể có đƣợc sự thành công lâu dài, bền vững nếu nhƣ không có chiến lƣợc đúng đắn. Chiến lƣợc kinh doanh là sự cần 2 thiết cho bất kì doanh nghiệp nào. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, sách viết về chiến lƣợc kinh doanh. Ở nƣớc ngoài có các công trình nhƣ:, Chiến lƣợc kinh doanh (Business Strategy) của John Grieve Smith., Chiến lƣợc tổng thể toàn cầu (Total Global Strategy) của George. s. Yip, trƣờng Đại học Havard (Mỹ) có tạp chí Chiến lƣợc kinh doanh (Business Strategy).... Ở Việt Nam đã có các cuốn sách nhƣ: Chiến lƣợc quản lý và kinh doanh của Phillipe Lasserre và Joseph Putti đã dịch ra tiếng Việt và đƣợc nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành năm 1996, Chiến lƣợc doanh nghiệp của Raymond Alain- Thietart do Nhà xuất bản Thanh niên dịch và phát hành năm 1998, Khái luận về quản trị chiến lƣợc (Concept of strategic management ) của Fred R.David do Trƣơng Công Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tƣờng Nhƣ biên dịch, NXB Thống Kê. Trong tình hình kinh tế hội nhập, vấn đề chiến lƣợc xuất khẩu nói chung và chiến lƣợc xuất khẩu ngành thủ công mỹ nghệ nói riêng cũng rất đƣợc quan tâm. Năm 2011, Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng đã kí quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 về Phê duyệt Chiến lƣợc xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hƣớng đến năm 2030. Năm 2006 Cục xúc tiến thƣơng mại (Viettrade) và Trung tâm thƣơng mại quốc tế (ITC) đã có dự án “Chiến lƣợc xuất khẩu quốc gia ngành thủ công Mỹ nghệ Việt Nam”. Đề tài này nghiên cứu tổng thể về toàn bộ ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam và tập trung vào đánh giá những yếu tố có tầm quan trọng nhất quyết định sự thành bại của tăng trƣởng xuất khẩu, đề ra những khuyến nghị nhằm khai thác hiệu quả nhất tiềm năng của Việt Nam, góp phần giải quyết công ăn việc làm và giảm đói nghèo. Nghiên cứu của Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam và Hiệp hội làng nghề Việt Nam, năm 2005: " Đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN truyền thống và việc xây dựng các làng nghề Việt Nam ". Đề tài này nghiên cứu sâu về xây dựng và phát triển các làng nghề và các biện pháp 3 đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhƣng chƣa tìm hiểu và nghiên cứu sâu về thị trƣờng hàng TCMN tại các nƣớc thuộc khối liên minh Châu Âu (EU), mặt khác nghiên cứu này đã cũ không còn phù hợp với tình hình hiện tại. Ngoài ra còn rất nhiều tác giả, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nƣớc với các đề tài và bài viết nghiên cứu về làng nghề, phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ, thực trạng, các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng TCMN của một số doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên chƣa có đề tài, bài viết, nghiên cứu nào chuyên sâu về hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam sang thị trƣờng EU . 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm xây dựng chiến lƣợc thực thi, tìm ra thành công và tồn tại của doanh nghiệp, từ đó đƣa ra biện pháp nhằm xây dựng chiến lƣợc kinh doanh một cách khả thi, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trƣờng EU của công ty. Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nêu trên, những câu hỏi sau đây cần đƣợc giải đáp: - Tại sao cần phải xây dựng chiến lƣợc xuất khẩu? - Những nhân tố ảnh hƣởng đến xây dựng chiến lƣợc xuất khẩu? - Chiến lƣợc xuất khẩu hiện tại đã phát huy hiệu quả chƣa? - Trong thời gian tới cần làm gì để phát huy hiệu quả và thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ? 4.Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Công ty TNHH NHật Thắng. Phạm vị nghiên cứu : Chiến lƣợc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Nhật Thắng. 4 Thời gian nghiên cứu là chiến lƣợc xuất khẩu giai đoạn 2007-2013, định hƣớng đến 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận án đƣợc nghiên cứu bằng cách sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, đánh giá, SWOT. Sử dụng số liệu thống kê chính xác của công ty để tổng hợp đánh giá kết quả của hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trƣờng EU. Phân tích các yếu tố môi trƣờng kinh doanh bên trong và bên ngoài, từ xây dựng ma trận SWOT. Sau đó xử dụng số liệu đánh giá của chuyên gia do công ty thuê để lập ma trận QSPM để lựa chọn chiến lƣợc tối ƣu. 6. Những điểm mới của luận văn Thứ nhất, luận văn đã nêu đƣợc tình hình thực tế về kinh tế hiện nay. Thứ hai, luận văn đã phân tích và đánh giá chiến lƣợc xuất khẩu hiện tại của công ty Nhật Thắng đồng thời điều chỉnh chiến lƣợc dựa trên phân tích chuẩn xác hơn. Thứ ba, luận văn đã đƣa ra một số giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN vào thị trƣờng EU 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phẩn mở đầu và kết luận, bài viết đƣợc trình bày gồm có 3 chƣơng: Chương 1. Cơ sở lý luận về chiến lược xuất khẩu Chương 2. Căn cứ để xây dựng chiến lược xuất khẩu sang thị trường EU của công ty TNHH Nhật Thắng 5 Chương 3. Đề xuất chiến lược xuất khẩu cho công ty TNHH Nhật Thắng và một số kiến nghị 6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHIẾN LƢỢC XUẤT KHẨU 1.1 Khái niệm và sự cần thiết của việc xây dựng chiến lƣợc xuất khẩu 1.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh và chiến lược xuất khẩu 1.1.1.1. Khái niu lƣợc xuất khẩu xây dự Danh từ “chiến lƣợc” vốn là một thật ngữ về quân sự, nghĩa là mƣu lƣợc chiến tranh. Đó là căn cứ vào tình hình quân sự, chính trị, kinh tế, địa lý của hai bên đối địch, xem xét cục diện chiến tranh để chuẩn bị và vận dụng lực lƣợng quân sự. Từ điển Encarta đã định nghĩa: Chiến lƣợc là kế hoạch hay nghệ thuật thực hiện cuộc chiến tranh hay chiến dịch quân sự [3-16]. Khái niệm chiến lƣợc kinh doanh đã trở nên quen thuộc từ những năm 50 của thế kỷ 20 và đƣợc áp dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Qua thời gian, tƣ tƣởng chiến lƣợc kinh doanh thay đổi rất nhanh và đƣợc hoàn thiện dần, đặc biệt là trong 4 thập kỷ gần đây. Lúc đầu là sự xuất hiện các mô hình, các phƣơng pháp đánh giá thời cơ, cơ hội... nhằm tìm ra những phƣơng án hợp lý trong sản xuất nội bộ, khai thác nguồn lực nội sinh gắn với nguồn lực bên ngoài. Sau đó, các nỗ lực hoàn thiện tƣ tƣởng chiến lƣợc kinh doanh lại hƣớng vào phát triển thị trƣờng, chiến lƣợc đa dạng hoá các lĩnh vực hoạt động và chiến lƣợc marketing. Ngày nay, việc nghiên cứu hoàn thiện tƣ tƣởng chiến lƣợc kinh doanh đang hƣớng tới việc nỗ lực kết hợp xâu chuỗi các kết quả đã đạt đƣợc để vận dụng một cách tổng hợp hơn vào môi trƣờng hoạt động mới, đầy biến động. Xuất phát từ lịch sử ra đời và phát triển của mình, đã có rất nhiều cách hiểu về chiến lƣợc kinh doanh: Theo Arthur. A. Thompson & A.J. Strickland - Strategic Management, “Chiến lƣợc kinh doanh là những phƣơng tiện để đạt tới những mục tiêu dài hạn. Các doanh nghiệp cần phải giải quyết là làm thế nào đạt đƣợc các kết quả đã đề dựa trên 7 cơ sở tình thế và triển vọng của doanh nghiệp. Các mục tiêu là đích hƣớng tới, còn phƣơng tiện để đạt đƣợc mục đích này chính là chiến lƣợc” [8-31]. Theo Michael Porter, chuyên gia về quản trị chiến lƣợc của trƣờng Havard, chiến lƣợc kinh doanh là: - Sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt. Vấn đề then chốt của thiết lập vị thế chiến lƣợc là việc lựa chọn các hoạt động khác biệt hoặc các hoạt động tƣơng tự nhƣng với những cách thức khác biệt. - Là sự lựa chọn, đánh đổi trong cạnh tranh. điểm cốt lõi lựa chọn những gì cần thực hiện và những gì không thực hiện. - Là việc tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của công ty. Sự thành công của chiến lƣợc phụ thuộc vào việc thực hiện tốt các hoạt động thống nhất của nó. [10-176] Theo từ điển Kinh tế thị trƣờng của Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức Bách khoa Việt Nam xuất bản 2000: “Chiến lƣợc kinh doanh là cƣơng lĩnh chỉ đạo mang tính lâu dài, tổng thể, tính toàn cục đƣợc biên soạn ra để thực hiện mục tiêu tổng thể của xí nghiệp, cho sự phát triển sau này của xí nghiệp. Chiến lƣợc kinh doanh tổng thể đƣợc hình thành trên cơ sở 4 nhân tố đƣợc phân tích cặn kẽ, đó là sự lựa chọn phạm vi kinh doanh, sự chuyển đổi về chiến lƣợc và sách lƣợc về khả năng của thời gian, kết quả mong muốn về mục tiêu. Bốn mục tiêu này vừa dựa vào nhau và khống chế lẫn nhau.” Tóm lại: Chiến lƣợc kinh doanh là tổng hợp các mục tiêu dài hạn, các chính sách và giải pháp lớn về sản xuất – kinh doanh, về tài chính và về giải quyết nhân tố con ngƣời nhằm đƣa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển lên một trạng thái cao hơn về chất [7-1085]. 1.1.1.2. Khái niệhái niái ni Kinh tế th Chiến lƣợc xuất khẩu là một loại chiến lƣợc kinh doanh có tính đặc thù của doanh nghiệp trong đó các doanh nghiệp dựa trên những ƣu thế của mình, 8 những lợi thế so sánh của nƣớc mình so với các nƣớc khác trên thị trƣờng nƣớc ngoài để tổ chức sản xuất trong nƣớc và tiêu thụ một phần hoặc toàn bộ hàng hoá tại thị trƣờng nƣớc ngoài nhằm mực tiêu mở rộng thị trƣờng, tăng kim ngạch xuất khẩu và cuối cùng là tăng lợi nhuận. Chiến lƣợc xuất khẩu của doanh nghiệp thực chất là một loại chiến lƣợc cấp kinh doanh mà doanh nghiệp thực hiện nhằm đạt mục tiêu mở rộng thị trƣờng, tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá trong một khoảng thời gian nhất định. Thực chất chiến lƣợc kinh doanh xuất khẩu là kết quả của quá trình lựa chọn trên cơ sở hƣớng tới ngƣời tiêu dùng. Quá trình liên kết giữa marketing xuất khẩu với vai trò của hoạt động xuất khẩu trong doanh nghiệp – sự lựa chọn về thị trƣờng xuất khẩu, thiết kế các chƣơng trình tác nghiệp marketing dựa vào tổ chức, quản lý và các hoạt động liên quan đến tài chính khác nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đề ra nhƣ lợi nhuận, kim ngạch và ngoại tệ xuất khẩu. Chiến lƣợc kinh doanh xuất khẩu có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: Chiến lƣợc kinh doanh xuất khẩu là định hƣớng và kế hoạch tổng thể nhằm huy động các nguồn lực của doanh nghiệp để sản xuất và/hoặc huy động hàng xuất khẩu, bán và tiêu thụ hàng tại thị trƣờng nƣớc ngoài nhằm đạt mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra là tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trƣờng nƣớc ngoài, tăng tỷ suất lợi nhuận 1.1.2 Sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược xuất khẩu Việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh là hết sức cần thiết đối với mỗi DN. Nó giúp cho DN có định hƣớng, mục tiêu kinh doanh rõ ràng, hƣớng các bộ phận, cá nhân đến mục tiêu chung của DN, tránh tình trạng phân tán nguồn lực làm suy yếu DN. Chiến lƣợc kinh doanh là quan trọng hàng đầu vì nó giải quyết những vấn đề rất lớn của doanh nghiệp nhƣ là mục tiêu, định hƣớng phát triển và những cân đối chính về bố trí sắp xếp sử dụng các nguồn lực, từ vốn đến nhân 9 lực, tài sản khác một cách phù hợp. Chiến lƣợc kinh doanh là quá trình xây dựng một kế hoạch dài hạn và tổng thể, mang tính chiến lƣợc của doanh nghiệp. Chiến lƣợc xuất khẩu là rất quan trọng trong quản trị doanh nghiệp vì nó là cơ sở quan trọng nhằm: - Xác định mục tiêu và định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. - Tập trung mọi hoạt động theo một định hƣớng kinh doanh nhất định. - Xác định nhu cầu và phân bổ nguồn lực phù hợp. - Tập trung và huy động tối đa năng lực của doanh nghiệp. - Tạo cơ sở để phối hợp tốt hơn giữa các bộ phận, công việc v.v. - Tạo đƣợc sự đồng thuận, nhất trí cao giữa các cá nhân, đơn vị, bộ phận trong doanh nghiệp. - Theo dõi, kiểm tra đánh giá và điều chính kịp thời các hoạt động trong quá trình thực hiện. - Tạo tinh thần và động lực cũng nhƣ sự cam kết của mọi ngƣời làm việc trong doanh nghiệp. Là một nội dung quan do vậy chiến lƣợc kinh doanh là một quá trình qua nhiều bƣớc nằm trong một quá trình tổng thể về quản trị chiến lƣợc. Quá trình xây dựng chiến lƣợc đƣợc thực hiện một cách lôgic: Xuất phát từ ý tƣởng, dự định chiến lƣợc, các nhà quản trị tiến hành phân tích các yếu tố môi trƣờng (bên ngoài và bên trong doanh nghiệp) để nhận biết cơ hội và thách thức (bên ngoài), đánh giá điểm mạnh, điểm yếu (bên trong), từ đó xây dựng mục tiêu chiến lƣợc các chiến lƣợc thực hiện và các giải pháp cụ thể trên các mặt để đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu chiến lƣợc. 10 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng chiến lược xuất khẩu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ luôn là mục tiêu theo đuổi của các nhà sản xuất kinh doanh trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Để có thể đạt đƣợc hiệu quả cao trong việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nƣớc ngoài, các nhà sản xuất kinh doanh trong nƣớc phải có chiến lƣợc rõ ràng, cụ thể cho từng thời kỳ hoạt động, cho từng đối tƣợng khách hàng, phải thực hiện đồng bộ và tốt nhất các công đoạn khác. * Đánh giá thị trường quốc tế: Đánh giá thị trƣờng thế giới là nhằm ƣớc tính lƣợng hàng hóa và dịch vụ mà công ty có thể bán ở phạm vi của thị trƣờng này, và nó liên quan đến một loạt các phân tích, gạn lọc nhằm mục đích định vị chính xác các thị trƣờng mục tiêu trƣớc khi công ty quyết định thâm nhập vào các thị trƣờng nhƣ vậy. -Thứ nhất: bƣớc đầu tiên của qui trình „đánh giá thị trƣờng quốc tế‟ là quá trình nghiên cứu, kiểm tra “nhu cầu cơ bản và tiềm năng ở thị trƣờng nƣớc ngoài về hàng hóa và dịch vụ” của công ty. Quá trình này đƣợc tiến hành bằng việc kiểm tra các chính sách nhập khẩu hiện hành của các quốc gia để qua đó chỉ ra đƣợc các loại hàng hóa và dịch vụ đang đƣợc mua từ nƣớc ngoài -Thứ hai: bằng cách phân tích các “điều kiện về kinh tế và tài chính” của quốc gia mà công ty đang hƣớng tới, công ty có thể rút gọn danh sách những thị trƣờng tiềm năng. Trong đó, các điều kiện về tài chính bao gồm tỷ lệ lạm phát, lãi suất, lợi nhuận đầu tƣ kỳ vọng, thói quen mua sắm của khách hàng, và các điều kiện về kinh tế thì liên quan đến những ảnh hƣởng khác nhau của nhu cầu thị trƣờng kể cả các chỉ số thị trƣờng nhƣ quy mô thị trƣờng, cƣờng độ thị trƣờng, sự phát triển của thị trƣờng. -Thứ ba: xác định thị trƣờng tiềm năng bằng việc xem xét “những 11 tác động của chính trị và luật pháp”. Điểm chính yếu nhất cần xem xét là những rào chắn hạn chế nhập khẩu. Bên cạnh đó, công ty cũng cần phải cân nhắc trƣớc những thị trƣờng có các đặc điểm nhƣ môi trƣờng kinh tế và chính trị dễ thay đổi, hạn chế về sản xuất, giới hạn sự hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp, giới hạn việc di chuyển lợi nhuận, hạn chế tính linh hoạt trong hoạt động, tràn ngập những sản phẩm nhái hoặc giả mạo do không có chế tài rõ ràng và nghiêm khắc đối với nạn ăn cắp bản quyền, bằng sáng chế, thƣơng hiệu... -Thứ tƣ: xem xét “những giá trị và tác động của văn hóa, xã hội” nhƣ ngôn ngữ, thói quen làm việc, truyền thống, tôn giáo...đến lối sống sinh hoạt, cách thức chi tiêu, mua sắm của ngƣời tiêu dùng. -Thứ năm: “các yếu tố cạnh tranh” cũng là vấn đề cần đƣợc lƣu tâm xem xét. Trong thực tế, nếu có một vài vị trí đƣợc xác định với mức độ hấp dẫn ngang bằng nhau, một công ty đa quốc gia sẽ có quyết định sau cùng dựa vào mức độ cạnh tranh tồn tại ở mỗi vùng. -Thứ sáu: “kiểm chứng lại các thông tin về thị trƣờng” trƣớc khi đƣa ra quyết định sau cùng bằng cách đi thực địa và nói chuyện với các văn phòng đại diện thƣơng mại hoặc các quan chức địa phƣơng. Những chuyến đi khảo sát nhƣ thế này thƣờng rất phổ biến và có thể bổ sung thêm rất nhiều thông tin có giá trị cho những thông tin mà công ty đang có. * Yếu tố nền kinh tế chính trị : an ninh và ổn định kinh tế của một quốc gia là yếu tố quan trọng có liên quan đến chi phí sản xuất sản phẩm, kiểu cách của sản phẩm, và tác động đến khả năng tiêu thụ sản phẩm ở một quốc gia khác. * Yếu tố văn hóa: Văn hóa ảnh hƣởng rất lớn đến các quyết định mua sắm của ngƣời tiêu dùng ở mỗi quốc gia khác nhau, nó phụ thuộc vào 12 nền tảng của phong cách hoặc mỹ học, của ngôn ngữ hoặc màu sắc bởi ngôn ngữ truyền đạt đúng hình ảnh về sản phẩm ở các quốc gia sử dụng nhiều ngôn ngữ nhƣ Canada, Thụy sĩ và màu sắc gắn liền với tập quán. * Yếu tố luật pháp địa phương: Luật pháp của địa phƣơng đòi hỏi nhà sản xuất phải sửa đổi sản phẩm nhằm đáp ứng những đòi hỏi về môi trƣờng và tính an toàn cho ngƣời sử dụng, nhằm đảm bảo các qui định về đóng gói, dán nhãn,… * Xúc tiến thương mại : Xúc tiến thƣơng mại là tiến trình kích cầu cho các hàng hóa và dịch vụ của công ty thông qua việc quảng cáo và bán hàng cá nhân. Trong quá trình xúc tiến thƣơng mại, công ty có thể sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau từ việc giữ nguyên hoặc thay đổi nội dung quảng cáo, khuyến mại, tái định vị thƣơng hiệu cho đến việc giữ nguyên hoặc thay đổi phƣơng thức truyền thông, cách thức tiếp cận khách hàng... Quảng cáo là một hình thức của xúc tiến thƣơng mại mà công ty áp dụng để thuyết phục ngƣời tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm của mình. Trong nhiều trƣờng hợp, công ty có thể sử dụng một thông điệp quảng cáo chung khi sản phẩm đáp ứng các nhu cầu giống nhau trên khắp thế giới nhằm giảm chi phí quảng cáo. Tuy nhiên, trong những trƣờng hợp khác, thông điệp quảng cáo phải đƣợc sửa đổi cho thích hợp với thị trƣờng địa phƣơng bởi vì hai lý do: một là có sự khác biệt trong cách sử dụng giữa thị trƣờng nƣớc ngoài và thị trƣờng trong nƣớc, hai là thông điệp quảng cáo không có nghĩa nếu đƣợc dịch trực tiếp * Giá cả sản phẩm: Việc định giá hàng hóa và các dịch vụ ở thị trƣờng quốc tế thƣờng chịu ảnh hƣởng của các yếu tố xuất hiện trong việc định giá ở thị trƣờng trong nƣớc. Các yếu tố này gồm có sự kiểm soát của Chính phủ, sự biến động của tiền tệ, sự leo thang giá cả, sự đa dạng của thị 13 trƣờng, thƣơng hiệu của sản phẩm, thị hiếu,... Do vậy, để có thể sản xuất hay tạo ra một sản phẩm với giá cạnh tranh, công ty phải thật sự kiểm soát đƣợc các yếu tố này. * Phân phối sản phẩm: Phân phối là quá trình đƣa hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Quá trình này thƣờng không giống nhau dựa trên nền tảng của từng quốc gia xuất khẩu hay nhập khẩu trong các giao dịch mua bán quốc tế cụ thể. Để có thể thực hiện việc phân phối hiệu quả và tiết giảm chi phí, công ty phải có chiến lƣợc thích hợp trên cơ sở kiểm tra, xem xét các hệ thống phân phối khác nhau ở nơi tiêu thụ, các tiêu chuẩn để lựa chọn nhà phân phối, các kênh phân phối và sự phân khúc phân phối. Trên thực tế, để chuẩn hóa một hệ thống phân phối và sử dụng cùng một phƣơng pháp phân phối trong mọi quốc gia là vấn đề cực khó bởi lẽ có quá nhiều sự khác biệt về hệ thống phân phối giữa các quốc gia, châu lục. Thói quen tiêu dùng (về địa điểm mua hàng, về phƣơng thức thanh toán), tình trạng độc quyền của nhà trung gian phân phối trong phạm vi một quốc gia cũng có thể phủ nhận những cố gắng trong việc tiêu chuẩn hóa hệ thống phân phối quốc tế. 1.3. Các bước xây dựng chiến lược xuất khẩu Để xây dựng chiến lƣợc xuất khẩu tại doanh nghiệp cần tiến hành cách bƣớc sau: Bƣớc 1: Định vị doanh nghiệp trên thị trƣờng. Muốn xây dựng một chiến lƣợc xuất khẩu có hiệu quả thì trƣớc hết phải biết đƣợc vị trí của doanh nghiệp hoặc công ty trong ngành. Việc định vị giúp doanh nghiệp tìm ra hƣớng đi đúng đắn và phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh ở thời điểm thực hiện. Trên cơ sở đó tìm ra mối tƣơng quan giữa các doanh nghiệp trong 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất