Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chiến lược thâm nhập thị trường sản phẩm bao bì tự phân hủy của công ty an phát ...

Tài liệu Chiến lược thâm nhập thị trường sản phẩm bao bì tự phân hủy của công ty an phát

.DOCX
28
1089
70

Mô tả:

Đề tài: CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM BAO BÌ TỰ PHÂN HỦY CỦA CÔNG TY AN PHÁT Nhóm 5-Rủi Ro Group: 1. Nguyễn Sử Phương Anh 2. Nguyễn Hoàng Lệ Nga 3. Lương Thị Bích Ngọc 4. Cao Phan Quí 5. Nguyễn Cao Thế 6. Phan Tuấn Contents CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM................................1 1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp................................................................................1 1.2 Giới thiệu về sản phẩm.......................................................................................1 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG...........................................2 2.1 Vài nét về đất nước Nhật Bản.............................................................................2 2.2 Thị trường Nhật Bản..........................................................................................2 2.2.1 Tổng quan về thị trường.................................................................................2 2.2.2 Thị trường sản phẩm túi tự hủy......................................................................3 2.3 Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản........................................................4 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH SWOT.................................................................................5 CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG..........................................8 4.1 Chiến lược sản phẩm..........................................................................................8 4.1.1. Yếu tố tiêu chuẩn của sản phẩm:.............................................................8 4.1.2. Các yêu cầu pháp lý khi nhập khẩu sản phẩm bao bì vào Nhật Bản và yếu tố thích nghi của sản phẩm:.............................................................................9 4.1.2.1 Yêu cầu về môi trường.........................................................................9 4.1.2.2 Yêu cầu về tiếp xúc thực phẩm:...........................................................9 4.1.2.3. Yêu cầu về dán nhãn và nhãn mác:........................................................9 4.2 Chiến lược giá..................................................................................................10 4.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng việc định giá của bì nhựa tự phân hủy An Phát........11 4.2.1.1 Yếu tố tác động từ thị trường Nhật Bản.................................................11 4.2.1.2 Phân tích đưa ra chiến lược giá..............................................................11 4.2.2 4.3 Đưa ra chiến lược giá...................................................................................12 Chiến lược phân phối:......................................................................................14 4.3.1 Nội dung chiến lược.....................................................................................14 4.3.2 Một số loại đối tác thương mại:....................................................................15 4.4 Chiến lược xúc tiến..........................................................................................16 4.4.1 Thông tin sản phẩm......................................................................................17 4.4.4 Phương tiện truyền thông.............................................................................17 4.4.2.1 Internet:.................................................................................................17 4.4.2.2 Báo chí:.................................................................................................17 4.4.2.3 Thông tin công cộng:.............................................................................18 4.4.2.4 PR:.........................................................................................................18 4.4.2.5 TV:........................................................................................................18 4.4.2.6 Triển lãm:..............................................................................................18 4.4.3 Tổ chức hoạt động liên lạc:..........................................................................19 4.4.4 Phản hồi.......................................................................................................19 CHƯƠNG 5: TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ƯỚC TÍNH CHI PHÍ............................20 LINK THAM KHẢO:....................................................................................................22 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM 1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp - Doanh nghiệp: Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát. - Thành lập: 9/3/2007 với vốn Điều lệ ban đầu là 66 tỷ đồng - Vốn điều lệ hiện nay: 99 tỷ đồng Là một doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất bao bì màng mỏng, Công ty hiện đã có được một vị trí vững chắc trong hoạt động kinh doanh, thiết lập được mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp với nhiều Công ty và tập đoàn nổi tiếng ở Châu Âu, Mỹ, Các tiểu vương quốc Ả - rập, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Phillipin,… Sản phẩm được các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đánh giá cao. Vào tháng 3/2007, tổ chức Quacert đã chính thức trao chứng chỉ ISO 9001:2008, công nhận sản phẩm An Phát là sản phẩm chất lượng, uy tín trên thị trường. 1.2 Giới thiệu về sản phẩm Tồn tại hàng trăm năm trong môi trường tự nhiên, túi nilông có khả năng gây tắc nghẽn dòng chảy, ngăn chặn quá trình thẩm thấu của nước trong tự nhiên, cản trở phát triển của cây cỏ...Nhưng ngày nay túi nylon đã có 1 diện mạo mới. Công ty An Phát đã sản xuất thành công túi nylon tự hủy bảo vệ môi trường. Sản phẩm túi nylon tự hủy của An Phát với 2 màu trắng và nâu, vẫn có tất cả các đặc tính của túi nilon thông thường nhưng có ưu điểm so với các dòng sản phẩm khác là thời gian tự hủy được rút ngắn lại thành 3 tháng đến 2 năm (tùy thuộc vào từng chủng loại và cách pha chế). An Phát đã từng bước đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về bao bì nhựa của khách hàng. Từ các sản phẩm như túi nylon túi tự hủy bảo vệ môi 1 trường, túi siêu thị cao cấp in màu, túi siêu thị dạng cuộn, túi đựng rác, các loại hạt nhựa nguyên sinh, hạt nhựa tái chế, hạt nhựa màu và máy thổi màng nhựa HDPE, LDPE, máy cắt và đóng gói bao bì nhựa HDPE, LDPE… Với sự tin tưởng đặt hàng của nhiều nhà phân phối lớn trên thế giới, hiện mỗi năm An Phát xuất khẩu khoảng 80 % tổng sản lượng của mình sang các thị trường EU, Mỹ, Nhật. 2 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG 2.1 Vài nét về đất nước Nhật Bản - Nhật Bản nghèo về tài nguyên khoáng sản, thiếu nguyên liệu cho công nghiệp. - Dân số Nhật Bản hiện nay lên tới gần 128 triệu người (2010) Dân cư Nhật Bản phân bố không đồng đều trong cả nước. 2.2 Thị trường Nhật Bản 2.2.1 Tổng quan về thị trường - Môi trường chính trị: Tình trạng tham nhũng vẫn tồn tại ở Nhật Bản, tuy nhiên chính phủ đã đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế tình trạng này. Chính phủ Nhật Bản tỏ ra bất lực trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế (như nợ công, đồng Yên lên giá,…), thiên tai, đặc biệt là thảm họa hạt nhân và các vấn đề xã hội sau những trận động đất, sóng thần vừa rồi (tháng 3/2011). - Môi trường kinh tế:  Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển. Quy mô nền kinh tế theo thước đo GDP ngang giá sức mua lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc. GDP của Nhật Bản năm 2010 là 5.458 tỷ USD, GDP bình quân đầu người năm 2010 là 42.820 USD/ người. Tốc độ tăng GDP năm 2010 là 4% cao nhất trong 20 năm qua. Tỉ lệ lạm phát tháng 4/2011 là 0,3%. Nợ công khoảng 10.55 tỉ USD, chiếm 225.80% GDP (2010). Thị trường này có sức mua tương đối lớn, khả năng chi trả cao, mức chi cho tiêu dùng thường chiếm khoảng 60 – 70% GDP, có nhu cầu lớn về sản phẩm chất lượng cao hơn so với các thị trường khác, hơn cả Hoa Kỳ.  Cơ sở hạ tầng: Giao thông của Nhật Bản khá phát triển với hệ thống đường sá hiện đại, các sân bay, cảng biển lớn, thuận lợi cho việc giao thương với nước ngoài. Bên cạnh đó, dịch vụ bưu chính viễn thông tiên tiến giúp cho việc liên lạc, trao đổi thông tin trở nên dễ dàng hơn.  Tình hình chính trị bất ổn trong những năm gần đây có thể gây ra những rủi ro kinh tế, ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản 3 - Điều kiện pháp lý: Nhật Bản coi trọng quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu tài sản. Quy định về môi trường, an toàn và trách nhiệm đối với sản phẩm cao. - Điều kiện văn hóa: người Nhật rất coi trọng tính kỉ luật và nghiêm túc trong công việc, đề cao các mối quan hệ, rất thận trọng trong việc xem xét các cơ hội kinh doanh. Công ty cần chú trọng những điều này để điều chỉnh cho phù hợp khi giao dịch với các doanh nghiệp Nhật Bản. 2.2.2 Thị trường sản phẩm túi tự hủy - Mức độ phù hợp của sản phẩm: Chất lượng túi tự hủy của công ty An Phát đã phù hợp với yêu cầu của thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, cần nghiên cứu hình dáng và kích thước sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Công ty cũng cần đầu tư cho quảng bá sản phẩm với mức chi phí vừa phải để thị trường biết đến và chấp nhận sản phẩm. - Quy mô thị trường:  Hệ thống bán lẻ ở Nhật Bản phát triển khá mạnh. Những cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ, nằm ở các vùng đông dân cư và kinh doanh nhiều loại mặt hàng như thực phẩm, may mặc và các loại hàng hóa tiêu dùng khác, là kênh phân phối chính trên thị trường Nhật Bản với đặc điểm tiện lợi và dịch vụ tốt. Bên cạnh đó, các hệ thống siêu thị ở Nhật Bản cũng đang được mở rộng và phát triển. Các siêu thị cũng có những chính sách thu hút khách hàng như dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng, khuyến mãi, hậu mãi, giao hàng tận nơi,…Với hệ thống phân phối hàng hóa phát triển nhanh chóng và đa dạng như vậy, các nhà bán lẻ Nhật Bản sẽ có nhu cầu lớn về túi đựng hàng. Vì thế, đó là 1 thị trường tiềm năng cho nhà sản xuất và xuất khẩu bao bì ở Việt Nam.  Nhu cầu thị trường về sản phẩm túi tự hủy ngày càng cao nhưng nguồn cung chưa đáp ứng đủ. Đó chính là cơ hội cho An Phát đưa sản phẩm mới vào thị trường. - Mức độ cạnh tranh:  Khả năng thương lượng của khách hàng: An Phát đã có uy tín trên thị trường quốc tế. Chính vì thế, việc thương lượng, kí kết hợp đồng với các doanh nghiệp Nhật Bản khá khả quan. Khả năng giữ chân khách hàng cao. Tuy nhiên, với nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay công ty cần có chiến lược phù hợp để khách hàng không bỏ đi với các đối thủ.  Khả năng thương lượng của các nhà cung cấp: vì nguồn cung nguyên liệu còn hạn chế nên khiến cho giá cả cao, vì vậy cần phải thương lượng với các nhà cung cấp 4 khác nhau để tìm ra mức giá phù hợp và đảm bảo có đủ nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất.  Các đối thủ tiềm năng: Hiện nay trong và ngoài nước có rất nhiều công ty sản xuất nhựa nói chung và bao bì nhựa nói riêng. Trong số đó có nhiều công ty có tiềm năng lớn trong việc sản xuất sản phẩm túi tự hủy. Riêng ở Việt Nam hiện nay có khoảng 460 doanh nghiệp chuyên sản xuất nhựa bao bì.  Các sản phẩm và dịch vụ thay thế: hiện nay đã xuất hiện các sản phẩm túi thân thiện với môi trường khác như túi vải không dệt, túi giấy,… đáp ứng được yêu cầu môi trường khắt khe của Nhật Bản.  Các đối thủ cạnh tranh hiện tại: An Phát có khá nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Cụ thể, ở Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp lớn sản xuất sản phẩm túi tự hủy như Công ty cổ phần Văn hóa Tân Bình (Alta), Công ty TNHH in ấn bao bì Long Vũ… cũng đang nhắm tới thị trường Nhật Bản đầy tiềm năng. Ở nước ngoài, các doanh nghiệp Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… cũng có khả năng lớn trong việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm túi tự hủy ra các nước, trong đó có Nhật Bản. 2.3 Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản Nhật Bản là bạn hàng số 1 của Việt Nam. Kim ngạch 2 chiều năm 2003 đạt 5,9 tỷ USD. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999. Nhật Bản chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu và 28.5% kim ngạch nhập khẩu nhựa của Việt Nam. Các sản phẩm xuất vào Nhật Bản của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm bao bì dùng trong vận chuyển đóng gói (30% tổng kim ngạch sang Nhật), sản phẩm nhựa công nghiệp như các linh kiện…(chiếm 20%), đồ dùng văn phòng (13%). 5 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH SWOT Điểm mạnh (Strengths)  Lực lượng lao động đông đảo, có tri thức, cần cù, có tiềm năng và khả năng nâng cao các kỹ năng. Công ty có gần 100 cán bộ có trình độ chuyên môn cao, và khoảng gần 1000 công nhân lành nghề;  Cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện: công ty đang không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất; dây chuyền kỹ thuật được nhập khẩu từ Đài Loan, Singapore và Nhật Bản. Hiện An Phát có 3 nhà máy sản xuất bao bì và một nhà máy sản xuất phụ gia CaCO3;  Vốn đầu tư không lớn, thu hồi vốn nhanh;  Có năng lực trong in ấn các sản phẩm phục vụ thị trường ngách có chất lượng;  Có năng lực sản xuất túi tự hủy mà các đối thủ cạnh tranh nước láng giềng không có;  Có khả năng thực hiện tốt và nhanh các đơn hàng vừa và nhỏ so với các nhà sản xuất khác;  Có chứng nhận ISO 9001:2000 vào tháng 3/2007;  Công ty cũng đã tạo dựng được mối quan hệ với các khách hàng Nhật Bản và mối quan hệ này ngày càng được củng cố;  Túi tự hủy An Phát có tất cả các đặc tính của túi nilon thông thường nhưng thời gian tự hủy được rút ngắn lại thành Điểm yếu (Weaknesses)  Năng suất lao động thấp nếu so sánh với các nước phát triển và các nước trong khu vực ASEAN;  Công nghệ chưa hoàn thiện, còn lạc hậu so với thế giới;  Năng lực kỹ thuật và quản lý chưa hiệu quả; chuyên môn xuất khẩu và bán hàng ở mức độ công ty chưa mang tính chuyên nghiệp cao;  Hiệu quả hoạt động chưa cao do không thực hiện hiệu quả các quy trình quản lý chất lượng;  Không có khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng theo thời vụ;  Sự phát triển của các sản phẩm có khả năng phân huỷ sinh học để đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường chưa tương xứng với các sản phẩm khác;  Tái chế và xử lý rác nhựa còn chưa tốt;  Tỷ lệ hao phí nguyên liệu trong quá trình sản xuất vẫn còn cao;  Việc hợp lý hóa các điều kiện hậu cần hỗ trợ xuất khẩu còn kém, đặc biệt là chưa lường hết được các chi phí vận chuyển phát sinh trong giao dịch;  Sự thiếu hợp lý trong chuỗi hậu cần xuất khẩu, bao gồm các chi phí “ngầm” phát sinh trong quá trình giao dịch.  Chưa có sự quảng bá về công ty trên các trang web thương mại toàn cầu khác nhau. Nhiều công ty Ấn Độ và Trung 6 3 tháng đến 2 năm. Hạt tự hủy còn được gọi là chất chóng rã (phụ gia sinh học Biocom), có nguồn gốc từ tinh bột, không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Quá trình phân rã cuối cùng thành bột dưới dạng phân hữu cơ, hòa vào trong đất và hoàn toàn không làm ô nhiễm môi trường;  Giá cả hợp lí, có thể cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước; Cơ hội (Opportunities)  Thị hiếu ở Nhật Bản đối với loại túi mua hàng thân thiện với môi trường tăng lên so với loại túi thông thường;  Nguyên liệu phụ trợ cho ngành nhựa khá dồi dào như dầu mỏ, cao su;  Sự quan tâm về môi trường đối với rác thải từ túi nhựa ở các nước phát triển tăng lên. Ví dụ: Gần đây chính phủ Nam Phi đã cấm sử dụng túi 15 micron và yêu cầu sử dụng loại túi sử dụng nhiều lần dày 30 micron;  Nhật Bản đưa ra những yêu cầu về môi trường hoặc cấm sử dụng loại túi mua hàng dùng một lần;  Sản phẩm nhựa không còn nằm ở mức giá rẻ, mà khách hàng cần chất lượng cao và giá cả hợp lí;  Vận chuyển theo đường biển sang Nhật Bản thuận lợi;  Các dịp lễ hội nhu cầu mua sắm tăng cao dẫn đến nhu cầu bao bì tăng cao (ví dụ lễ hội năm mới,…); Quốc đã rất năng động khi biết cách kết nối các trang web của họ với các website này. Thách thức ( Threats)  Sự dao động về giá cả của nguyên liệu nhựa trên thế giới và rủi ro trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu rất cao;  Nguồn cung nguyên liệu nhựa trong nước còn hạn chế, khiến cho hầu hết các công ty chưa đạt được khối lượng tới hạn để có thể có điều kiện thương lượng tốt nhất về giá;  Chưa có một ngành nguyên liệu nhựa tổng hợp trong nước;  Các rào cản thuế quan, phi thuế quan và đạo luật chống bán phá giá, các qui định về bảo vệ môi trường ngày càng khắc khe của các nước phát triển, trong đó có Nhật Bản cũng đang ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp;  Các đối thủ cạnh tranh như các doanh nghiệp nước ngoài đang xâm nhập và mở rộng sản xuất ở thị trường Việt Nam nhờ giá lao động rẻ;  Chi phí vận chuyển tăng cao do giá xăng dầu tăng;  Việc vận chuyển và xuất hàng có thể gặp khó khăn do Nhật thường xuyên có thiên tai: bão, động đất; 7 Tại một số thị trường nhập khẩu bao bì Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản… các doanh nghiệp đang thu hẹp sản xuất các sản phẩm nhựa cho ngành công nghiệp xe hơi và chuyển hướng sản xuất các sản phẩm bao bì phục vụ tiêu dùng và thực phẩm;  Ở Việt Nam từ khâu tìm kiếm, mua nguyên liệu cho đến sản xuất, phân phối thì doanh nghiệp tự làm không có sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành như ở Trung Quốc (sẵn sàng đầu tư cho một doanh nghiệp với đầy đủ tiềm lực tài chính để đại diện cho hàng ngàn doanh nghiệp đi đàm phán mua nguyên liệu giá rất rẻ, sau đó về phân bố lại cho doanh nghiệp);  8 CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 2.1 Chiến lược sản phẩm 4.1.1. - Yếu tố tiêu chuẩn của sản phẩm: Nguyên liệu: nguyên liệu để sản xuất bao bì tự phân hủy phải làm từ chất có khả năng phân hủy sinh học. Công ty sẽ thường xuyên kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm đảm bảo không có hại cho môi trường hay sức khỏe người tiêu dùng. (bảng số liệu: phụ lục) - Mẫu mã: không chỉ sản xuất túi tự phân hủy dạng mỏng, công ty sẽ cho tiến hành nhập khẩu thêm dây chuyền máy móc sản xuất túi ở nhiều kích thước, dộ dày và màu sắc khác nhau. - Công dụng: công ty sẽ nâng cấp công dụng của sản phẩm lên để không bị phân hủy dù ở nhiệt độ cao, không có chất gây hại cho con người, luôn kiểm tra sản phẩm để không xảy ra rủi ro. - Sản lượng: điểm yếu của những công ty sản xuất Việt Nam nói chung và công ty An Phát nói riêng đó là quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được lượng cầu hàng lớn. Để khắc phục điểm yếu này, công ty dự kiến sẽ đầu tư thêm máy móc và nhà xưởng, đồng thời đưa ra phương án nhằm tăng năng suất và hiệu quả lao động. - Bao bì đóng gói sản phẩm: người Nhật bản luôn đặt ra các tiêu chuẩn cao về hình thức sản phẩm kèm theo những quy định ngặt nghèo về chất lượng về kích cỡ, cách đóng gói, hình thức bao bì. Nghiên cứu kĩ những quy định về đóng gói là việc quan trọng công ty cần phải làm, qua đó chỉnh sửa và cải tiến bao bì sản phẩm để thích nghi với môi trường khó tính như Nhật Bản. Hơn nữa, sản phẩm của công 9 ty là túi tự phân hủy, như vậy bao bì đóng gói sản phẩm cũng phải được làm từ chất liệu có khả năng phân hủy sinh học. - Uy tín tên hiệu: yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới uy tín của một doanh nghiệp là chất lượng sản phẩm. Nếu công ty An Phát muốn thành công trên thị trường Nhật thì sản phẩm của công ty phải thật sự chất lượng và phải luôn giữ vững, thậm chí tăng cao chất lượng đó. Khâu kiểm tra, theo dõi là vô cùng quan trọng. - Bảo hành: công ty phải có bảo hành cam kết sản phẩm túi tự phân hủy thật sự có khả năng phân hủy sinh học, không gây hại cho môi trường và người tiêu dùng. 4.1.2. Các yêu cầu pháp lý khi nhập khẩu sản phẩm bao bì vào Nhật Bản và yếu tố thích nghi của sản phẩm: 4.1.2.1 - Yêu cầu về môi trường Nhật Bản ban hành luật về khuyến khích việc phân loại và tái sử dụng hộp đựng hàng và bao bì. Theo luật này, các công ty kinh doanh cụ thể phải có nhiệm vụ tái sinh rác thải theo khối lượng họ sản xuất hay buôn bán, hoặc có thể chọn hình thức trả “phí tái sinh” cho tổ chức tái sinh bao bì Nhật Bản. - Như vậy, công ty An Phát phải thường xuyên kiểm tra chất lượng của sản phẩm túi tự phân hủy để đảm bảo rằng túi có khả năng phân hủy sinh học và không gây ô nhiễm môi trường. Bao bì đóng gói sản phẩm cũng phải làm từ chất có khả năng phân hủy sinh học. Có như thế thì công ty mới có thể dễ dàng tiếp cận thị trường Nhật Bản và tiết kiệm được khoản phí tái sinh. 4.1.2.2 Yêu cầu về tiếp xúc thực phẩm: 10 - Luật vệ sinh an toàn thực phẩm Nhật nghiêm cấm việc buôn bán, sản xuất để bán, sử dụng để bán các nguyên liệu làm bao bì đóng gói, các dụng cụ chứa hoặc mang các chất có hại hoặc chất độc có khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. - Đây là một điều khoản quan trọng mà An Phát cần phải chú ý và tuân theo. An Phát phải nghiên cứu kĩ bộ luật này và chỉnh sửa sản phẩm phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn của bộ luật. Công ty cần đạt được giấy chứng nhận chất lượng của quốc tế hoặc Nhật Bản để có thể đưa sản phẩm túi tự phân hủy vào Nhật Bản. 4.1.2.3. Yêu cầu về dán nhãn và nhãn mác: - Sự bắt buộc về tái chế: trong các nhóm kinh doanh có trong quy định thì nhóm các nhà sản xuất bao bì có trách nhiệm chấp thuận các hộp đựng và bao bì được thu thập, lựa chọn bởi các chức trách thành phố, đồng thời có trách nhiệm tái chế các vật liệu này. Việc bắt buộc áp dụng việc nhận dạng: các tổ chức kinh doanh nhập khẩu và bán các hộp đựng và bao bì cũng nằm trong danh sách các nhóm kinh doanh bắt buộc áp dụng việc nhận dạng. Kích thước của dấu hiệu nhận dạng: Dấu hiệu nguyên vật liệu v.v... liên quan đến hộp đựng và bao bì nhựa: đối với hộp đựng và bao bì bằng nhựa, dấu hiệu về loại nhựa được dùng không yêu cầu phải ghi rõ. Tuy nhiên, luật pháp khuyến cáo nên đưa ra dấu hiệu. Đối với trường hợp ghi dấu hiệu, dấu hiệu của nguyên vật liệu phải tuân theo JIS K 6899-1 2000/ (theo tiêu chuẩn ISO 1043- 1- 1977). Đối với vật liệu hỗn hợp hay các vật liệu có nguồn gốc hỗn hợp, khuyến cáo nên đưa ra trên hai loại vật liệu hoặc nguồn gốc 11 vật liệu, bao gồm phần vật liệu hoặc nguồn gốc vật liệu chính và phải gạch chân những nguyên liệu đó. - Ngoài những tiêu chuẩn đóng gói của công ty, An Phát sẽ phải thêm và chỉnh sửa nhãn bao bì đóng gói như những quy định và hướng dẫn như trên để sản phẩm túi tự phân hủy của công ty có thể thâm nhập thị trường Nhật Bản một cách hợp pháp. 4.2 Chiến lược giá Giá là một trong 4 biến số quan trọng của marketing fix. Giá đóng vai trò quan trọng trong việc mua hàng này hay hàng khác của người tiêu dùng. Đối với công ty, giá có vị trí quyết định sự cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy việc định giá có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận. Vậy đối với sản phẩm hoàn toàn mới của công ty An Phát – bì nhựa tự phân hủy thì việc định một cái giá phù hợp thì cũng khá phức tạp vì liên quan nhiều yếu tố để xác định 1 cái giá phù hợp để vừa tạo lợi nhuận, vừa thâm nhập được thị trường, đặc biệt là cái giá đó phải giữ vị trí bền vững để phát triển lâu dài và tạo niềm tin 4.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng việc định giá của bì nhựa tự phân hủy An Phát Đầu tiên là các yếu tố bên trong doanh nghiệp: Đó là quy trình, nguyên vật liệu… để sản xuất ra một sản phẩm túi nhựa tự phân hủy . Tuy nhiên, các yếu tố đó đã nói khá rõ ở phần trên nên cũng không cần nhắc lại mà chúng ta cần chú trọng đến các yếu tố từ thị trường Nhật Bản. 4.2.1.1 Yếu tố tác động từ thị trường Nhật Bản 12 - Thu nhập người dân Nhật Bản: Tuy có mật độ dân số lớn, đặc biệt ở các thành phố lớn nhưng Nhật Bản là một quốc gia có mức sống cao thu nhập bình quân đầu người cũng thuộc hàng cao trên thế giới, theo thống kê năm 2010 thì Nhật Bản đạt trên 15.000 USD, mức chi cho tiêu dùng luôn chiếm tỉ lệ cao thường là 60-70% GDP - Như đã phân tích trên thì Nhật Bản là nước ưa chuộng các mặt hàng chất lượng cao, các sản phẩm tiên tiến, hiện đại và ý thức rất cao về yếu tố môi trường. Đồng thời, các hệ thống phân phối hàng hóa ở Nhật phát triển nhanh chóng và đa dạng, nên có thể nói rằng bì nhựa tự phân hủy là một nhu cầu lớn đối với Nhật Bản. 4.2.1.2 Phân tích đưa ra chiến lược giá Theo phân tích SWOT ở chương 2 có thể thấy rằng bên cạnh những khó khăn thì sản phẩm túi nhựa tự phân hủy của công ty An Phát có khả nhiều mặt thuận lợi: - Sản phẩm được chứng nhận ISO 9001:2000 vào năm 2007 - Quan hệ Nhật Bản – Việt Nam ngày càng tăng đến mức bên vững. - Người dân Nhật Bản đang hướng tới các sản phẩm chất lượng cao và hợp môi trường vì mức thu nhập của họ cũng khá cao - Đối thủ chính của công ty An Phát khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chính là các doanh nghiệp Trung Quốc. Tuy nhiên, những năm gần đây Trung Quốc hàng hóa sản xuất bằng nhựa của Trung Quốc ngày càng mất niềm tin người tiêu dùng nhiều sản phẩm có chứa chất gây ung thư, và đặc biệt bị cấm xuất khẩu bì nhựa siêu mỏng. Do đó, sản phẩm bì nhựa tự phân hủy cũng là ưu tiên hàng đầu đối với người tiêu dùng Nhật Bản. 4.2.2 Đưa ra chiến lược giá Làm thế nào để định giá bán cho phù hợp, Mục đích chính của công ty tại thị trường mục tiêu là chào hàng với mức giá không vượt quá mức giá của các đối thủ cạnh tranh. Nhà 13 nhập khẩu hoặc người mua sẽ là người đầu tiên quan tâm về điều này. Để áp dụng "định giá cạnh tranh", tốt nhất là công ty cần cố gắng định ra mức giá thấp hơn đôi chút, đặc biệt khi thâm nhập thị trường. Phương pháp đó được gọi là định giá thâm nhập: nghĩa là cố gắng giành được sự ưa thích của khách hàng bởi vì sản phẩm của bạn giá thấp ở mức quá hấp dẫn so với chất lượng của nó. Nhưng phải cẩn thận: không nên định giá quá thấp, nếu không sẽ tạo ra mối hoài nghi trong tiềm thức của các khách mua. Hơn nữa, việc định giá quá thấp có thể gây ra mối nghi ngờ bán phá giá trên thị trường, có nghĩa là chào giá thấp hơn giá thành sản xuất. Điều đó là bất hợp pháp và sẽ dẫn đến "hành động trả đũa" của các đối thủ cạnh tranh (và sự phản ứng của nước sở tại). Họ sẽ lập tức mách báo cho các điều tra viên về thuế của chính phủ nước sở tại. Quan trọng hơn là phải cố gắng cân đối giữa chất lượng và giá của sản phẩm của mình. Thực tế, thì công ty cần cố gắng định giá ở mức "trị giá có thể nhận thấy được". Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp ta biết mức giá mà khách hàng nhận biết được là bao nhiêu. Giá thâm nhập thị trường sẽ ở mức thấp hơn giá hiện hành 5-20%. Về chiến lược, chính sách giá thấp được xác định tồn tại trong thời gian ngắn. Thứ nhất, không thể giữ giá quá thấp mà không ảnh hưởng tới lợi nhuận kinh doanh. Thứ hai, chính sách giá thấp không đưa tới lợi thế cạnh tranh. Tiêu chí định giá của công ty là không bao giờ được làm rối trí khách hàng. Tạo sự ổn định và tin cậy trong việc định giá của mình là điều cần thiết. Qua đó, nhà nhập khẩu sẽ đánh giá tốt hoạt động của công ty. Khi đã giành được chỗ đứng trên thị trường mục tiêu, thì An Phát có thể tăng dần lợi nhuận của mình bằng cách tăng giá. Điều đó hoàn toàn hợp lý, với điều kiện là khách hàng chấp nhận. Đối với đối tác kinh doanh cũng tương tự như vậy, họ giữ vai trò quan trọng trong chính sách định giá của công ty. 14 Hoạt động kinh doanh đang trở nên toàn cầu hoá với tốc độ nhanh chóng. Để tồn tại, các nhà kinh doanh xuất khẩu tới những thị trường cạnh tranh cao như Nhật cần nỗ lực rất lớn để giảm chi phí và giá thành sản phẩm. Do đó, An Phát cần thường xuyên giữ giá thành sản xuất ở mức thấp nhất có thể. Trong quản lý, công ty cần tiếp tục tìm cách để giảm chi phí. Nếu chỉ yêu cầu chi phí nhân công thấp thì chưa đủ để có mức giá sản phẩm phù hợp. Hiện nay ở các nước công nghiệp, nhân công đã được thay thế phần lớn bằng máy tự động, do vậy chi phí sản xuất của họ cũng thấp ngang bằng với chúng ta. Kỹ thuật "đối chuẩn" (benchmarking- so sánh hoạt động của công ty bạn với đối thủ cạnh tranh gần nhất hoặc mạnh nhất nhờ sự trợ giúp của hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ TQM) có thể cung cấp những hiểu biết sâu hơn về vấn đề này. - Ngày nay việc cắt giảm chi phí là một yếu tố cấu thành của quản lý sản xuất (chất lượng) nhằm nỗ lực tạo ra sản phẩm tốt nhất với nguồn đầu tư giảm. Những lĩnh vực có thể cải thiện hiệu quả chi phí gồm:  Giảm chi phí nguyên liệu thô, bán nguyên liệu và phụ kiện  Giảm chi phí nhiên liệu  Tăng hiệu quả sản xuất toàn bộ, hạn chế sự lãng phí... 4.3 Chiến lược phân phối: Nhật Bản là 1 quần đảo trong Thái Bình Dương, nằm ở phía Đông của khu vực Châu Á, gồm 4 đảo lớn và hang ngàn đảo nhỏ. Với vị trí địa lý của Nhật, chỉ có thể vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc đường không nên chúng tôi chọn đường biển với lý do kinh tế và thủ tục đơn giản, nhanh gọn. 4.3.1 Nội dung chiến lược Cùng với thương hiệu, hệ thống phân phối chính là tài sản của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo việc cung cấp các sản phẩm của công ty đến khách hàng một cách 15 nhanh nhất, ổn định nhất và hiệu quả nhất. Chiến lược xúc tiến sản phẩm và chiến lược phẩn phối là hai hoạt động mang tính tương hỗ và bổ trợ cho nhau. Các hoạt động xúc tiến sản phẩm có tác dụng làm các hoạt động phân phối trở nên dễ dàng hơn. Ngược lại các hoạt động phân phối tốt đem lại một lợi thế cũng như nguồn doanh thu không nhỏ cho công ty. Sản phẩm chủ yếu được phân phối theo phương pháp B2B nên đi theo các kênh phân phối ngắn hơn: từ nhà sản xuất tới người mua, đôi khi kết hợp với sự giúp đỡ của đại lý để tìm kiếm người mua. Trong hệ thống phân phối hàng hoá của Nhật, từ khi hàng được sản xuất ra đến khi giao đến các cửa hàng bán lẻ tồn tại nhiều cấp phân phối trung gian, nhiều hơn so với các nước công nghiệp phát triển khác. Hiện nay, Nhật có khoảng hơn 430 ngàn cơ sở bán buôn, cứ trung bình khoảng 34 cơ sở bán buôn cho 10.000 dân cư. Nếu tính quan hệ từ nhà sản xuất đến người bán lẻ, thì trung bình có 2,21 nhà bán buôn nằm giữa người bán lẻ và nhà sản xuất, cao gấp 2 lần so với con số 0,73 ở Pháp và 1 ở Mỹ. Do đó, một hàng hoá ở Nhật thường phải trải qua nhiều tầng nấc trung gian và phải đi một quãng đường dài hơn. Trong hệ thống phân phối, các nhà buôn rất quan trọng vì họ có quan hệ mật thiết với các nhà bán lẻ. Đặc biệt khi xuất khẩu sang các nước công nghiệp, các nhà xuất khẩu ở các nền kinh tế đang phát triển thường quyết định nhờ sự trợ giúp của bên thứ ba. Người đại diện ở địa phương sẽ thực hiện công việc ở thị trường mục tiêu trôi chảy hơn so với nhà xuất khẩu là người nước ngoài. Thị trường đầu tiên công ty nhắm vào là Tokyo và Osaka, là 2 thị trường chủ đạo. Tokyo với khu vực Shibuya cũng là nơi tập trung của nhiều trung tâm shopping như Tokyu, Bic camera, vv… Đặc biệt sầm uất là Shinjuku với nhiều tòa nhà hùng dũng uy nghi, tòa thị chính cũng ở nơi đây. Cạnh tranh với Shinjuku có lẽ là Kopponggi, đây là thành phố duy nhất không ngủ ở Tokyo. Ngay cả 3,4 giờ vẫn như 7,8 tối. Tokyo là nơi trung tâm của đất nước có nhiều nhà hàng, khách sạn, quán ăn, siêu thị nên đảm bảo 1 thị trường cực kì rộng lớn đầy tiềm năng phát triển cho công 16 ty. Osaka là thành phố lớn thư 2 của Nhật, đây được coi là thành phố cảng khá nổi tiêng của Nhật và cũng chính là nơi hàng hóa của công ty đên đầu tiên, đỡ được chi phí vận chuyển thời gian đầu. Một khi đã ổn định ở Tokyo và Osaka, công ty sẽ mở rộng phân phối cho các tỉnh lân cận như Nagano, Iwaki, Nagoya. Công ty sử dụng phương pháp thâm nhập thị trường gián tiếp, bởi khi xuất khẩu hàng qua 1 thị trường hoàn toàn mới, công ty cần biết tất cả về đất nước, nơi có thị trường đó. Thế nân cần phải có một bên thứ ba hỗ trợ, họ sẽ đem lại những kiến thức và kinh nghiệm ở đất nước đó, họ có thể đã biết về thị trường mục tiêu và sẽ có thể chỉ dẫn cho sản phẩm tới được đúng khách hàng, qua các kênh phân phối hợp lý. 4.3.2 - Một số loại đối tác thương mại: Đại lý (hưởng hoa hồng), là công ty hoặc cá nhân độc lập, đơn thuần thực hiện môi giới trung gian (đưa nhà xuất khẩu/người bán và nhà nhập khẩu/người mua tới giao dịch với nhau). Dịch vụ của họ có thu phí (thường nhà xuất khẩu trả) dưới hình thức hoả hồng tính theo phần trăm của giá hàng hoá nhập khẩu (CIF). - Nhà nhập khẩu, là công ty độc lập, chuyên trong lĩnh vực nhập khẩu một loại hàng hoá nào đó từ nước ngoài. Công ty đó mua hàng trực tiếp từ nhà xuất khẩu và do đó có toàn quyền đối với hàng hoá đó. Sau đó họ sẽ bán hàng cho các nhà bán buôn hoặc khách hàng (trong trường hợp hàng công nghiệp). - Nhà bán buôn nhập khẩu, là công ty không chỉ nhập khẩu mà còn tạo điều kiện cho hàng hoá đi vào các kênh phân phối bằng các hình thức hỗ trợ xúc tiến. - Trung tâm thương mại, hay công ty kinh doanh, là công ty độc lập chuyên kinh doanh một hoặc các loại hàng hoá nào đó. Thông thường, họ hoạt động trong lĩnh vực hàng hoá rộng lớn, đôi khi thậm chí cạnh tranh nhau. Trung tâm thương mại/công ty kinh doanh sẽ mua và bán hàng hoá theo quyết định của riêng họ và tự chịu rủi ro. Nếu sản phẩm của bạn nổi tiếng, họ sẽ không chờ bạn mà sẽ chủ động đến tìm bạn. Các trung tâm 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất