Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của tổng công ty viễn thông quân đội vie...

Tài liệu Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của tổng công ty viễn thông quân đội viettel

.DOC
94
242
121

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GRIGGS CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ------ooOoo------ CHỦ ĐỀ CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL Mục 1 2 3 Nhóm số: 01 1. Nguyễn Mạnh Tùng 2. Trần Thanh Tịnh MỤC LỤC 3. NguyễnNộiTất Quang dung Các từ viết tắt4. Vũ Anh Tú LỜI NÓI ĐẦU Giới thiệu nghiên cứu Tính cấp thiết của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài Đối tượng và phạm vi nghiên cứu H À N Ộ I 2 0 17 -1- Trang 5 6 6 6 7 7 4 5 Chương I 1.1 1.1.1 1.1.2 1.2 1.2.1 1.2.2 1.2.3 1.2.4 1.2.5 1.3 1.3.1 1.3.2 1.3.3 1.3.4 1.4 Chương II 2.1 2.1.1 2.1.2 2.1.3 2.2 2.2.1 2.2.2 2.3 2.4 2.4.1 Phương pháp nghiên cứu Kết cấu của luận văn Tổng quan về chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế. Khái quát chung về chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế Sự cần thiết mở rộng hoạt động của doanh nghiệp ra thị trường quốc tế Khái niệm về chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế Xây dựng và thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế Xác lập định thị trường cần nghiên cứu Phân tích môi trường kinh doanh của nước sở tại Phân tích các nguồn lực của doanh nghiệp Lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường quốc tế Xây dựng và triển khai chính sách marketing - mix (4P) để thâm nhập thị trường Chính sách sản phẩm Chính sách giá Chính sách phân phối Chính sách khuếch trương Một số tiêu chí để đánh giá kết quả của chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế Thực trạng chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel. Giới thiệu chung về Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty Lĩnh vực kinh doanh của tổng công ty Cơ cấu tổ chức bộ máy quản Thực trạng chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel Khái quát chung về quá trình thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel Thực trạng lựa chọn thị trường - quốc gia mục tiêu Campuchia Thực trạng lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường Thực trạng hoạt động marketing của Viettel Nghiên cứu thị trường - phân đoạn nhóm khách hàng và lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu -2- 7 8 8 8 8 11 12 12 13 15 16 17 27 28 31 31 32 33 35 35 35 37 41 43 43 48 73 74 74 2.4.2 2.4.3 2.4.4 2.4.5 2.5 Chương III 3.1 3.2 3.2.1 3.2.2 3.2.3 3.2.4 3.2.5 3.2.6 3.2.7 3.3 3.4 3.4.1 3.4.2 3.4.3 3.4.4 Chính sách sản phẩm Chính sách giá cả Chính sách phân phối Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh Đánh giá chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel trong thời gian qua Các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel. Định hướng chiến lược Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp Đào tạo nguồn nhân lực hướng tới nền kinh tế tri thức Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường Xác định đúng thị trường mục tiêu Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ Xây dựng chính sách giá cước linh hoạt Thiết lập mạng lưới kênh phân phối hợp lý Thiết kế chương trình xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh hiệu quả Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước Định hướng chiến lược của Viettel đến năm 2012 tại thị trường Cambodia. Chiến lược xúc tiến đầu tư nước ngoài của Viettel tại Cambodia Môi trường kinh doanh Những thách thức, khó khăn và nhược điểm của Metfone Những nội dung cần tập trung giải quyết về mặt chiến lược kinh doanh Kết luận Tài liệu tham khảo -3- 77 79 80 81 84 88 88 89 89 91 92 92 94 95 97 99 101 101 101 106 111 113 115 -4- OF ABBREVIATIONS 1 AMPS Advanced Mobile Phone System 2 BTS Base transceiver station 3 CDMA Code Division Multiple Access 4 EDGE Enhanced Data Rates for GSM Evolution 5 GSM Global System for Mobile Communications 6 GPRS General Packet Radio Service 7 ISP Internet service provider 8 IXP Internet Exchange Provider 9 IDRC International Development Research Centre 10 ITU International Telecommunication Union 11 IP Internet Protocol 12 VoDSL Voice over Digital Subscriber Line 13 VoIP Voice over Internet Protocol 14 VAS Value-added services 15 W-CDMA Wideband Code Division Multiple Access 16 WLL Wireless local loop 17 WCA 18 Wifi Wireless Fidelity 19 Wimax Worldwide Interoperability for Microwave Access 20 PR Public relations 21 PSTN Public switched telephone network 22 3G Third generation technology 23 TC Telecom Combodia 1. Wireless Communications Alliance -5- LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Mặc dù Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ tháng 11/2006 nhưng phải đến cuối năm 2008 cho tới đầu năm 2009 các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài mới thực sự đổ bộ vào Việt Nam theo nhiều hình thức. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn gấp rút để các doanh nghiệp viễn thông trong nước xác định cho mình những hướng đi cụ thể để giữ vững được thương hiệu cũng như thị phần trong chiếc bánh viễn thông đầy hấp dẫn tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã tìm thấy những cơ hội kinh doanh mới cho riêng mình bằng cách vừa giữ vững thị trường trong nước đồng thời từng bước vươn ra thị trường quốc tế. Ðến nay, với các dự án đang triển khai tại nước ngoài, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp viễn thông trong nước đã lên đến hàng trăm triệu USD. Không chỉ dừng lại ở thị trường trong khu vực như Lào, Cam-pu-chia..., nhiều doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đang tiếp tục tìm kiếm những cơ hội kinh doanh, đầu tư tại các nước châu Âu, châu Mỹ... Tranh thủ tìm kiếm, nắm bắt những cơ hội mới tại thị trường quốc tế chính là cách giúp các doanh nghiệp củng cố tiềm lực để có thể đứng vững, vượt qua được giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay để từng bước khẳng định mình trên trường quốc tế. Không nằm ngoài xu thế đó, Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel đã tiên phong đưa ngành viễn thông Việt Nam hội nhập với thế giới bằng cách đầu tư cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại thị trường nước ngoài. Với những nỗ lực của mình, Viettel lần đầu tiên lọt vào top 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Đây không chỉ là thành công của Viettel mà còn là thành công của ngành viễn thông Việt Nam bởi với thương hiệu Viettel, Việt Nam đã trở thành một quốc gia được xếp hạng và có tên tuổi trên bản đồ viễn thông thế giới. Tuy nhiên bên cạnh những thành công rực rỡ gặt hái được ở những bước đi đầu tiên ra thị trường nước ngoài, Viettel nói riêng và các doanh nghiệp viễn thông nói chung cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức đòi hỏi phải nhận thức đầy đủ để tìm ra giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh khi thâm nhập thị trường quốc tế. Xuất phát từ nhu cầu đó, đề tài “ Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel ” đã được nhóm lựa chọn nghiên cứu trong khóa luận này. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế, khóa luận phân tích, đánh giá và đối chiếu với thực trạng thâm nhập thị trường nước ngoài của Viettel, từ đó rút ra những kết quả đạt được, những khó khăn hạn chế -6- cần khắc phục, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel trong thời gian vừa qua. Cụ thể là thực trạng lựa chọn thị trường mục tiêu, thực trạng lựa chọn phương thức thâm nhập và thực trạng triển khai các hoạt động marketing. Mặc dù đã xúc tiến đầu tư vào một số thị trường nước ngoài như Campuchia, Lào, Myanma, Cu Ba, Triều Tiên, Venezuala, nhưng Viettel mới chỉ thực sự triển khai nhiều hoạt động tại thị trường Campuchia từ năm 2006. Với thị trường Lào, do gặp khó khăn về việc xin cấp phép nên hiện nay chưa có nhiều hoạt động. Còn các thị trường khác Viettel mới bước đầu đàm phán, nghiên cứu và thành lập dự án. Do đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung vào chiến lược thâm nhập thị trường viễn thông Campuchia của Tổng công ty Viettel. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện, khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận và thực tiễn: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp tổng hợp thống kê, phương pháp phân tích từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan, từ khái quát đến cụ thể, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp đặt vấn đề và suy luận logic. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, biểu đồ để làm tăng thêm tính trực quan của khóa luận. 5. Kết cấu của luận văn Không kể phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: Chương I : Tổng quan về chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế. Chương II : Thực trạng chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel. Chương III : Các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel. Chương I TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 1.1. Khái quát chung về chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế: 1.1.1. Sự cần thiết mở rộng hoạt động của doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. -7- Trong nền kinh tế thị trường, thị trường được coi là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp, bởi vậy mà các doanh nghiệp luôn cố gắng có được thị trường và chiếm lĩnh nó với thị phần lớn. Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, nếu như các doanh nghiệp chỉ trông chờ vào thị trường nội địa với lượng người tiêu dùng có hạn, và ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài thì mong muốn chiếm được thị phần lớn khó có thể đạt được. Doanh nghiệp có thể khắc phục tình trạng đó bằng cách chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác hay nghiên cứu cải tiến sản phẩm…, tuy nhiên thị trường vẫn hạn hẹp vì số lượng người tiêu dùng không tăng lên. Do đó, tìm kiếm và phát triển ra thị trường nước ngoài sẽ là một giải pháp hay bởi thị trường bên ngoài biên giới quốc gia là vô cùng rộng lớn với nhu cầu rất đa dạng, phong phú. Doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau nếu họ có đủ khả năng đáp ứng. Thâm nhập thị trường thế giới không chỉ có tác động tích cực với doanh nghiệp mà còn có lợi cho sự phát triển của quốc gia.  Đối với doanh nghiệp: - Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Tham gia thị trường quốc tế đòi hỏi hàng hóa của Việt Nam phải lấy nhu cầu thị trường thế giới làm cơ sở cho sản xuất. Quá trình mở rộng thị trường đòi hỏi phải đặt cơ cấu sản xuất trong mối quan hệ cạnh tranh của thị trường thế giới, sản xuất phải luôn nâng cao trình độ công nghệ và năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới với mức giá hợp lý. Sự đòi hỏi này rất có lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình để nâng cao năng lực cạnh tranh. - Tìm kiếm khách hàng mới: Thị trường ngoài quốc gia rất rộng lớn bởi vậy, sản phẩm của doanh nghiệp đang sản xuất hiện nay có thể sẽ đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng mới ở những nơi khác nhau, ở những phân đoạn thị trường khác nhau. Sản phẩm của doanh nghiệp đã quen thuộc với khách hàng trong nước song với thị trường nước ngoài, nó có thể mới lạ và bằng cách nào đó hấp dẫn người tiêu dùng, từ đó tăng doanh số bán và tăng lợi nhuận thu về cho doanh nghiệp. - Cho phép doanh nghiệp kéo dài vòng đời sản phẩm: Sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ ở trong nước đang ở giai đoạn chín muồi khi đưa ra bán trên thị trường nước ngoài có thể bắt đầu lại một chu kỳ sống mới, sản phẩm sẽ được kéo dài thời gian tồn tại trên thị trường quốc tế. - Giảm chi phí sản xuất: -8- Doanh nghiệp khi thâm nhập được vào thị trường mới thì họ có thể tận dụng được công suất máy móc, kinh nghiệm, sản xuất với quy mô lớn hơn, từ đó doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất trên từng đơn vị sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh qua việc giảm chi phí đó. - Trải rộng thị trường để giảm bớt rủi ro trong kinh doanh: Do phạm vi của thị trường nội địa hạn chế, gia tăng đối thủ cạnh tranh,… nên gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, mở rộng ra thị trường nước ngoài cho phép doanh nghiệp tận dụng những ưu đãi trong các quy định của quốc gia khác về mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp, giảm cường độ cạnh tranh,… và từ đó giảm rủi ro trong kinh doanh.  Đối với sự phát triển của quốc gia: - Tận dụng được những lợi thế của quốc gia so với các quốc gia khác để nhanh chóng phát triển kinh tế, nâng vị thế của đất nước trên trường quốc tế: Trong trao đổi thương mại quốc tế, theo lý thuyết lợi thế so sánh, tất cả các bên tham gia đều có lợi ngay cả đối với những nước có năng suất lao động thấp hơn. Những nước này nếu biết chuyên môn hóa vào những lĩnh vực sản xuất có lợi nhất hoặc ít bất lợi nhất với chi phí cơ hội thấp nhất, thì dù trong điều kiện nào cũng có thể nhờ ngoại thương mà tiết kiệm chi phí. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và mở rộng giao lưu giữa các nền kinh tế của từng nước, từng khu vực, sẽ có thêm nhiều cơ hội để các sản phẩm của Việt Nam tham gia ngày càng sâu vào thị trường thế giới, đồng thời cũng đặt các doanh nghiệp trước nhiều thách thức. Cần phải khai thác có hiệu quả những lợi thế so sánh của đất nước trong việc tham gia vào phân công lao động quốc tế, làm cho sản phẩm của Việt Nam ngày càng đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới, thu hút được nhiều vốn, tranh thủ được công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước để đẩy nhanh nhịp độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, sản phẩm được chuyên môn hóa sẽ có chất lượng cao, khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài sẽ góp phần nâng cao vị thế, danh tiếng quốc gia với các quốc gia khác trên toàn thế giới. - Thâm nhập thị trường nước ngoài có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy sản xuất trong nước và mở rộng thị trường tiêu thụ: Xuất khẩu có ý nghĩa lớn đối với các quốc gia có mức thu nhập thấp hơn so với khu vực và thế giới. Ở những nước đang và chậm phát triển, do mức thu nhập bình quân đầu người thấp nên sức mua thấp, làm cho thị trường nội địa chật hẹp không đủ khả năng trang trải cho chi phí sản xuất các mặt hàng theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Điều này dẫn đến kìm hãm sản xuất trong nước. Thâm nhập thị trường nước ngoài là -9- một giải pháp cho những nước này khi họ biết tận dụng mức thu nhập cao, thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng nước ngoài để làm gia tăng nhu cầu hàng hóa, và từ đó đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường. Tăng cường xuất khẩu, thúc đẩy trao đổi thương mại là những hướng đi không thể thiếu được để một quốc gia phát triển nền kinh tế. Tóm lại, việc thâm nhập thị trường nước ngoài, tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là một vấn đề cấp thiết, một xu thế bắt buộc và một yêu cầu khách quan. Tham gia mậu dịch quốc tế đem lại lợi ích cho cả quốc gia và doanh nghiệp: tận dụng lợi thế so sánh để phát triển kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm…. 1.1.2. Khái niệm về chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế. Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế là chiến lược tìm kiếm để gia tăng thị phần của các sản phẩm hiện thời tại các thị trường quốc gia khác thông qua việc gia tăng các nỗ lực nghiên cứu thị trường và marketing. Chiến lược này được sử dụng rộng rãi như là một chiến lược đơn lẻ và liên kết với các chiến lược khác. Sự quyết định cách thức của một chiến lược thâm nhập phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố liên quan đến thị trường thâm nhập, các đối thủ cạnh tranh và bản thân năng lực của công ty. Tóm lại, chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế là một chương trình hành động chi tiết được hoạch định nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Nó bao gồm các vấn đề : làm thế nào để lựa chọn quốc gia mục tiêu, làm thế nào để đưa sản phẩm ra nhập thị trường, làm thế nào để thỏa mãn khách hàng, làm thế nào để cạnh tranh thành công với đối thủ, làm thế nào để đáp ứng với các điều kiện thị trường thay đổi…. nhằm mục tiêu thâm nhập thị trường thành công. 1.2. Xây dựng và thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế. Như đã nêu ở trên, chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế được hiểu là một hệ thống những quan điểm mục tiêu định hướng, những phương thức thâm nhập thị trường, những nỗ lực marketing để đưa sản phẩm thâm nhập có hiệu quả vững chắc trên thị trường thế giới. Vì vậy việc xác lập chiến lược thâm nhập thị trường là việc hoạch định một quá trình từ việc xác định mục tiêu, định hướng thâm nhập, đến việc xây dựng chiến lược marketing mix bao gồm các bước sau: - Xác định những quan điểm mục tiêu, định hướng thâm nhập thị trường bao gồm: các mục tiêu lâu dài và mục tiêu ngắn hạn. Từng doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường thế giới phải quán triệt những quan điểm mục tiêu định hướng thâm nhập thị trường thế giới của cả nước, của địa phương nói - 10 - chung và của doanh nghiệp nói riêng nhằm đảm bảo phát triển xuất khẩu theo định hướng đã định. Việc xác định mục tiêu này là khác nhau ở từng doanh nghiệp. - Xác định thị trường - quốc gia mục tiêu: phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương thức thâm nhập thị trường thế giới của các doanh nghiệp. Để từ đó làm căn cứ xác định quốc gia mục tiêu và xác lập chiến lược thâm nhập thị trường của doanh nghiệp. - Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường hợp lý. - Triển khai hoạt động marketing trong từng giai đoạn cụ thể. - Quyết định cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. 1.2.1. Xác định các thị trường cần nghiên cứu Khi quyết định vươn ra thị trường thế giới, bước đầu tiên doanh nghiệp cần thực hiện là tiến hành lựa chọn thị trường - quốc gia mục tiêu. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có cái nhìn tổng quát về thị trường thế giới và lên danh sách những thị trường nước ngoài mình quan tâm. Sau đó, doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu, phân tích cụ thể, so sánh các cơ hội và thách thức của từng nước ứng viên. Kết hợp cùng việc phân tích các nguồn lực hiện có, doanh nghiệp sẽ quyết định có lựa chọn quốc gia đó là thị trường mục tiêu hay không. 1.2.2. Phân tích môi trường kinh doanh của nước sở tại Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô của quốc gia bản địa là tổng thể các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, sẽ có tác động nhiều mặt đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của doanh nghiệp.  Môi trường kinh tế: Khi quyết định vươn ra thị trường nước ngoài, doanh nghiệp phải nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế tại thời điểm đó, và đặc biệt là môi trường kinh tế của nước mà mình quan tâm. Môi trường kinh doanh quốc tế : Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại sự phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn giữa các quốc gia. Sự ổn định hay bất ổn định kinh tế, các chính sách kinh tế của khu vực, của thế giới nói chung hoặc của một quốc gia nói riêng có tác động trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Sự biến động của tỷ giá hối đoái, thị trường vốn quốc tế, tính linh hoạt của vốn…,cũng là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế của nước nhập khẩu bao gồm: phân bố thu nhập theo các tầng lớp xã hội, giá cả, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất ngân hàng, chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính tiền tệ….,Một môi trường kinh tế tăng trưởng ổn - 11 - định, khống chế được lạm phát, kiểm soát được tiền tệ…,sẽ tạo điều kiện gia tăng thu nhập của dân cư, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu về hàng hóa của hãng.  Môi trường chính trị, pháp luật: Môi trường chính trị, pháp luật quốc tế: tác động của các yếu tố chính trị đối với các doanh nghiệp được xác định bởi mối quan hệ, hiệp định song phương, đa phương giữa các quốc gia. Các yếu tố chính trị, pháp luật có thể tác động thúc đẩy hoặc hạn chế thương mại quốc tế. Môi trường chính trị, pháp luật của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu: các yếu tố thuộc môi trường chính trị, pháp luật ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố này bao gồm: tình trạng của hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống chính sách kinh tế nói riêng, như chính sách thuế, chính sách tài chính tín dụng, pháp luật về môi trường đầu tư,…Các yếu tố này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó điều tiết hoạt động kinh doanh, giải quyết mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và lợi ích của toàn xã hội. Ngoài ra, tình hình chính trị quốc gia và xu hướng phát triển của nó cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Một môi trường chính trị ổn định, các chính sách và hệ thống pháp luật minh bạch, công bằng, đầy đủ, hoàn thiện, sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh lâu dài và ổn định.  Môi trường xã hội và nhân khẩu: Bao gồm những vấn đề về dân số, mật độ dân cư, cơ cấu dân số theo giới tính, lứa tuổi, quy mô gia đình… Sự thay đổi các yếu tố này sẽ tác động đến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ, do đó sẽ quyết định quy mô của thị trường.  Môi trường văn hóa, con người: Nhân tố văn hóa, con người là tổng hòa của các yếu tố: văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, đời sống tâm linh của con người, thái độ của con người với bản thân, với người khác và với cộng đồng,… nó quyết định đến hành vi, liên quan đến tập quán, thói quen, thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường. Do vậy, để có thể xây dựng được chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp và khả thi thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có những hiểu biết cặn kẽ về các yếu tố văn hóa, quan điểm tiêu dùng của mỗi độ tuổi, nghề nghiệp, của dân cư các vùng …. Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố như tài nguyên, đất đai, vấn đề ô nhiễm môi trường…,Đó là hệ thống các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng nhiều mặt đến vấn đề nguồn lực đầu vào cần thiết cho sản xuất kinh doanh, đến vấn đề tiêu thụ đầu ra của - 12 - doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp không thể không chú ý đến những ảnh hưởng của yếu tố môi trường tự nhiên này.  Môi trường khoa học, công nghệ: Tìm hiểu về môi trường khoa học, công nghệ thực chất là tìm hiểu về trình độ và xu hướng phát triển công nghệ ở trong và ngoài nước để có phương án lựa chọn công nghệ phù hợp. Doanh nghiệp phải nắm được xu hướng thay đổi công nghệ để kịp thời cải tiến công nghệ sản xuất ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hơn, có tính cạnh tranh ngày càng cao hơn.  Môi trường cạnh tranh: Khi gia nhập vào thị trường nước ngoài, việc đối mặt với các đối thủ cạnh tranh là điều tất yếu. Sự cạnh tranh đó không chỉ bó hẹp trong quy mô của một nước mà nó mang tính chất toàn cầu. Mức độ cạnh tranh tại thị trường quốc tế rất gay gắt, cạnh trang có thể xuất phát từ các doanh nghiệp cùng ngành, các nhà cạnh tranh tiềm năng, sự đe dọa từ sản phẩm thay thế hay áp lực từ phía khách hàng và nhà cung cấp… Các doanh nghiệp cần nắm bắt tốt về cơ cấu cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh, để từ đó tạo ra sự khác biệt thông qua các ưu thế sẵn có như: năng lực sản xuất sản phẩm, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, danh tiếng và uy tín sản phẩm, bí quyết kĩ thuật công nghệ, lợi thế về địa điểm kinh doanh, các bạn hàng truyền thống…. Tóm lại, khi hoạch định chiến lược và chính sách kinh doanh, các nhà quản trị cần phải lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với môi trường và khả năng của mình. Việc nghiên cứu và phân tích kĩ lưỡng môi trường kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp thích ứng nhanh hơn với môi trường kinh doanh năng động hiện nay, giảm thiểu tối đa các rủi ro, hạn chế có thể gặp. 1.2.3. Phân tích các nguồn lực của doanh nghiệp. Có thể nói, môi trường nội tại của doanh nghiệp chính là nhân tố chủ chốt ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Việc xem xét, đánh giá môi trường nội tại bao gồm việc phân tích các biến số bên trong như: - Tình hình tài chính và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. - Trang thiết bị và công nghệ. - Năng lực hoạt động marketing. - Năng lực tổ chức và quản lý doanh nghiệp. - Chất lượng sản phẩm. - Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. - Trình độ nguồn nhân lực. - Khả năng nghiên cứu, phát triển. - 13 - - Văn hóa doanh nghiệp. Những nhân tố trên có thể là thế mạnh hoặc điểm yếu giới hạn doanh nghiệp trong việc lựa chọn chiến lược thị trường cho các hoạt động kinh doanh. Chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài của doanh nghiệp phải căn cứ vào khả năng nội tại của doanh nghiệp nhằm khai thác tối đa các nguồn lực và sử dụng nó một cách tối ưu vào những lĩnh vực có tính chất quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp trong việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ đã xác định. Xác định đúng khả năng, thực lực của mình chính là bước quan trọng giúp doanh nghiệp tạo được tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình sau này. Kết quả phân tích các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh của nước ứng viên sẽ được xem xét cùng với các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp để doanh nghiệp đưa ra quyết định lựa chọn thị trường- quốc gia mục tiêu. 1.2.4. Lựa chọn thị trường - nhóm khách hàng mục tiêu. Sau khi tiến hành phân tích môi trường bên ngoài (nước nhập khẩu) và khả năng tham gia thị trường quốc tế của doanh nghiệp, chúng ta xác lập được một danh sách các quốc gia/thị trường theo tiềm năng và triển vọng của các thị trường đó. Tiếp đến, cần phải xác định các quốc gia/thị trường mục tiêu dựa trên 3 căn cứ sau: - Tiềm năng của cầu thị trường - Cường độ cạnh tranh - Mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp Sau khi xác định được quốc gia/thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần phải phân đoạn thị trường và đi đến quyết định về đoạn thị trường mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp sẽ tập trung thâm nhập. Để phân đoạn thị trường, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường, xây dựng chi tiết các tiêu thức phân đoạn và lựa chọn phân đoạn. Mục đích cuối cùng là tìm ra những đặc điểm riêng biệt của các đoạn thị trường mục tiêu. Doanh nghiệp có thể sử dụng nguyên tắc địa lý, nhân khẩu học, tâm lý học, … để phân đoạn thị trường. Sau khi thị trường được phân đoạn theo những tiêu chí đã định, doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp với mục đích theo đuổi của mình. Doanh nghiệp phải có được các tiêu chí làm căn cứ so sánh, đánh giá rồi từ đó chọn ra một thị trường tiềm năng nhất và phù hợp với khả năng của công ty nhất để tiến hành chiến lược thâm nhập. 1.2.5. Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường quốc tế. Sau khi quyết định tiến hành tiêu thụ ở một nước nào đó, điều quan trọng đối với những nhà quản trị chiến lược của công ty là phải lựa chọn được phương thức tốt nhất để thâm nhập thị trường đã chọn. Bởi có như vậy thì công ty mới có thể xác định một cách - 14 - căn bản toàn bộ chương trình marketing quốc tế liên quan. Công ty có thể lựa chọn xuất khẩu, bán giấy phép, nhượng quyền kinh doanh hoặc đầu tư trực tiếp,…. Mỗi quan điểm chiến lược xếp sau đòi hỏi phải gánh chịu nhiều trách nhiệm hơn và rủi ro cũng nhiều hơn, nhưng lại hứa hẹn lợi nhuận cao hơn. Công ty cần phải cân nhắc mọi khả năng lựa chọn, đánh giá thận trọng cả những chi phí có thể không kiểm soát được, chẳng hạn chi phí trưng bày sản phẩm đến tận khách hàng cuối cùng trực tiếp tiêu dùng, và những rủi ro có thể phát sinh. Ngoài ra, phương thức thâm nhập thị trường được chọn lựa cũng phải phù hợp với các chiến lược tổng thể của công ty, với mục đích và thời hạn của từng mục tiêu mà công ty đặt ra. Một lựa chọn tối ưu là phải phối hợp hài hòa cả về chi phí, các rủi ro và các yếu tố phải kiểm soát. Thâm nhập trực tiếp đặt cơ sở trung gian ở nước ngoài (như chi nhánh hoặc công ty con), tuy gắn với chi phí khởi đầu cao và khả năng thua lỗ lớn nhưng lại có quyền kiểm soát trọn vẹn các hoạt động quảng cáo, xúc tiến và phân phối hàng hóa. Còn xuất khẩu gián tiếp tuy ít rủi ro, nhưng công ty không thể quy định được giá bán sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài, cũng như không thể cung cấp được dịch vụ cho khách hàng sau khi bán hàng như: đổi và sửa chữa hàng trong thời hạn bảo hành…. 1.2.5.1. Xuất khẩu ( Export ) Xuất khẩu hàng hóa là hình thức đầu tiên của chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế, thông qua hoạt động tiêu thụ những hàng hóa được sản xuất trong nước ra thị trường nước ngoài. Phần lớn các công ty bắt đầu việc mở rộng thị trường ra nước ngoài với tư cách là những nhà xuất khẩu và sau đó mới chuyển từ phương thức này sang phương thức khác để phục vụ thị trường nước ngoài. Hình thức xuất khẩu có cả những ưu điểm và nhược điểm.  Ưu điểm: - Tránh được chi phí đầu tư cho hoạt động sản xuất ở nước sở tại, mà các chi phí này thường là đáng kể. - Có thể tận dụng được lợi thế về chi phí và lợi thế vị trí. Bằng việc sản xuất sản phẩm ở một địa điểm tập trung và sau đó xuất khẩu ra những thị trường nước ngoài khác, công ty có thể có được lợi thế đáng kể về quy mô sản xuất qua khối lượng bán toàn cầu của mình. - Hiệu quả của chiến lược xuất khẩu là nhằm hướng tới làm cho sản phẩm thích ứng và thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng và sự ưa thích của thị trường. Đồng thời làm cho các chính sách giá cả, phân phối và xúc tiến được liên kết chặt chẽ với nhau trong một chiến lược marketing tổng thể.  Nhược điểm: - 15 - - Các sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ cơ sở của công ty chính quốc có thể không phù hợp với nhu cầu và điều kiện thị trường địa phương. - Chi phí vận chuyển cao có thể làm cho việc xuất khẩu trở nên không kinh tế, đặc biệt đối với các sản phẩm cồng kềnh. Ngoài ra, các hàng rào thuế quan cũng có thể làm giảm lợi nhuận của công ty. - Những rủi ro bắt nguồn từ nguyên nhân ít kinh nghiệm xuất khẩu, ít am hiểu thị trường của các công ty mới bước chân vào kinh doanh quốc tế. Các công ty có thể tiến hành xuất khẩu hàng hóa của mình theo 2 phương thức: tự tiến hành những hoạt động xuất khẩu - xuất khẩu trực tiếp, hoặc sử dụng dịch vụ của những người trung gian marketing quốc tế - xuất khẩu gián tiếp. - Xuất khẩu trực tiếp: Hình thức xuất khẩu trực tiếp xuất hiện khi doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu trực tiếp cho người mua hay người nhập khẩu ở thị trường nước ngoài. Có nhiều dạng xuất khẩu trực tiếp như : phòng xuất khẩu của công ty chịu trách nhiệm bán hàng ở nước ngoài, chi nhánh thương mại, người bán hàng lưu động, hoặc đại lý và nhà phân phối đặt ở nước ngoài. - Xuất khẩu gián tiếp: Xuất khẩu gián tiếp là hình thức khi doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài thông qua các tổ chức độc lập trong nước. Đó là các trung gian bán buôn trong nước, các công ty thương mại, các đại lý đặt trong nước, người mua thường trú, người môi giới xuất nhập khẩu, đại lý xuất khẩu của người sản xuất, công ty quản lý xuất khẩu. (bỏ bảng 1.1) Hiện nay, hình thức xuất khẩu gián tiếp được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng phổ biến do trong giai đoạn mới tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, khả năng mở rộng thị trường bằng con đường khác còn nhiều hạn chế. Hơn nữa hình thức này phù hợp với nguồn lực và kinh nghiệm xuất khẩu ít ỏi của các doanh nghiệp. Như vây, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chỉ tập trung hoạt động của họ chủ yếu trong môi trường sở tại quen thuộc nên giảm thiểu được những rủi ro tài chính và thương mại. Thêm vào đó, hình thức xuất khẩu gián tiếp thông qua các trung gian xuất khẩu còn có những ưu điểm khác nữa: - Thứ nhất, giúp cho người sản xuất thâm nhập nhanh chóng vào thị trường nước ngoài. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể sử dụng công ty quản lý xuất khẩu- một hình thức tác nhân trung gian- có nhiều kinh nghiệm hoạt động trên thị trường nước ngoài - 16 - hơn và do đó, giảm bớt được rủi ro gắn liền với việc bán hàng trong một môi trường xa lạ. - Thứ hai, người sản xuất có thể nhận được sự hỗ trợ ngay về tài chính khi các thỏa thuận mua bán được thông qua. - Thứ ba, việc chuyên môn hóa hoạt động trong nước có thể làm tăng hiệu quả của hoạt động đó và tạo ra những cơ hội đem lại lợi nhuận lớn hơn. Ví dụ: nếu khách hàng nước ngoài đã quan tâm đến một loại sản phẩm của công ty thì họ cũng có thể có nhu cầu mua loại sản phẩm khác do công ty sản xuất. Hơn nữa, người mua thường thích mua theo thói quen, tức là làm việc với một số ít người cung cấp do sự tin tưởng và để tiết kiệm chi phí liên quan đến việc mua. Tóm lại, việc lựa chọn phương thức xuất khẩu hay phương thức tiến hành sản xuất sản phẩm tại quốc gia đó cần phải dựa trên các tính toán cụ thể về chi phí, tiếp cận nghiên cứu thị trường kĩ lưỡng, xem xét các rủi ro có thể xảy ra,…Nếu như công ty có thể cung ứng một sản phẩm chất lượng tốt cho thị trường ở một quốc gia khác, với giá rẻ và một phương thức tiếp cận thị trường đáng tin cậy từ một nguồn xuất khẩu, thì không có lý nào để tiến hành hoạt động đầu tư. Còn nếu như bất kỳ một trong các điều kiện trên không được thỏa mãn, thì lúc đó công ty mới nên cân nhắc việc thực hiện đầu tư nhằm tạo ra một nguồn cung ứng sản phẩm ngay tại quốc gia đó. 1.2.5.2. Chuyển nhượng giấy phép (Licence) Việc chuyển nhượng giấy phép là người sản xuất ký hợp đồng với bạn hàng nước ngoài với nội dung trao cho họ quyền sử dụng một quy trình sản xuất, một nhãn hiệu, một sáng chế hay bí quyết kinh doanh có giá trị thương mại.  Ưu điểm: - Người cấp giấy phép có điều kiện thâm nhập thị trường với rủi ro nhỏ nhất, còn người được cấp giấy phép không phải bắt đầu từ đầu bởi vì họ đã có ngay kinh nghiệm sản xuất, hàng hóa hay tên tuổi đã nổi tiếng. Thật vậy, một công ty với công nghệ, bí quyết và có trình độ chất xám cao có thể sử dụng các thỏa ước cấp giấy phép để làm tăng thêm khả năng lợi nhuận của mình mà không phải tiến hành bất cứ một hoạt động đầu tư nào với một chi phí rất hạn chế. Các chi phí ở đây bao gồm chi phí ký kết thỏa ước và kiểm soát việc thực hiện chúng. Chuyển nhượng giấy phép là lựa chọn hấp dẫn cho doanh nghiệp thiếu vốn để phát triển ở nước ngoài hay những doanh nghiệp không muốn bỏ nguồn lực vào thị trường không quen thuộc hoặc thị trường nước ngoài bất ổn về chính trị. - Ngoài ra, việc cấp giấy phép cũng có thể đẩy mạnh việc phổ biến của các sản phẩm và công nghệ mới. Ví dụ: khi hãng máy tính APPLE đưa ra phần mềm kĩ thuật - 17 - số trợ giúp cá nhân Newton vào mùa thu 1993, công ty đã cấp giấy phép sản xuất sản phẩm này cho hãng SHARP, MATSUSHITA và một số công ty khác. Các nhà quản lý của APPLE tin tưởng rằng những hãng này sẽ tạo ra các sản phẩm có liên quan và do vậy có thể thúc đẩy sự tiêu thụ của Newton.  Nhược điểm: - Nhược điểm tiềm ẩn của việc cấp giấy phép là công ty không kiểm soát được người được cấp giấy phép như là đối với một xí nghiệp do chính mình thành lập. Nói cách khác, phương thức này không tạo ra cho công ty một sự giám sát chặt chẽ cần có đối với các chức năng sản xuất và marketing cũng như chiến lược ở các thị trường nước ngoài. - Ngoài ra, khi sử dụng hình thức chuyển nhượng giấy phép, người sản xuất phải chia sẻ bí quyết công nghệ cho người nước ngoài. Nếu người được cấp giấy phép thành đạt nhiều thì lợi nhuận đều thuộc về họ và sau khi hết thời hạn hợp đồng công ty có thể thấy rằng tự mình đã tạo ra cho mình một đối thủ cạnh tranh. Đối với những công ty khi quyết định tiến hành nhượng bán giấy phép, họ phải tự tính được khả năng mở rộng kinh doanh và bên cạnh đó cũng cần có sự lựa chọn các cách thức nhắm vào thị trường đã được mở rộng. Và một trong các con đường đó là việc tham gia liên doanh với người được cấp giấy phép. 1.2.5.3. Nhượng quyền thương mại ( Franchising ) Các nhãn hiệu thương mại có thể là yếu tố rất quan trọng đối với sự hình thành và đảm bảo thành công cho các cơ hội kinh doanh của các giấy phép có khả năng sinh lời. Ví dụ: các công ty của Mỹ như COCA-COLA và DISNEY đang cấp phép sử dụng các nhãn hiệu thương mại của họ cho các nhà sản xuất nước ngoài trên các sản phẩm như quần áo, đồ chơi, đồng hồ,….Chỉ riêng ở Châu Á và khu vực Thái Bình Dương, doanh thu của các sản phẩm được DISNEY cấp phép đã tăng gấp đôi kể từ năm 1988 đến năm 1990, và đã tiếp tục tăng gấp đôi một lần nữa cho đến năm 1994. Nhượng quyền thương mại (Franchising) là một hình thức chuyển nhượng giấy phép đặc biệt, trong đó công ty bán cho người mua “những quyền hữu hạn” về sử dụng tên nhãn của mình với một khoản thanh toán trọn gói và chia sẻ lợi nhuận với người mua quyền kinh doanh. Tuy nhiên, khác với việc bán giấy phép, ở đây người mua quyền kinh doanh phải đồng ý tuân thủ những nguyên tắc, qui định nghiêm ngặt về cách thức kinh doanh.  Ưu điểm: - 18 - Các ưu điểm của việc nhượng quyền thương mại tương tự như nhượng bán giấy phép. Đặc biệt, với những chi phí và rủi ro gắn liền với việc mở rộng thị trường nước ngoài, người bán quyền kinh doanh không phải chịu mà chính người mua phải chịu.  Nhược điểm: - Nhượng quyền thương mại đòi hỏi công ty phải quản lý và kiểm soát gắt gao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng sao cho đúng với những nguyên tắc và quy định về cách thức kinh doanh. Do đó, công ty sẽ phải mất chi phí cho việc này. - Việc bán quyền kinh doanh có thể làm giảm uy tín và hạn chế khả năng phối hợp chiến lược toàn cầu của công ty bởi trên thực tế, những người mua quyền kinh doanh thường không quan tâm đầy đủ đến chất lượng dịch vụ cung cấp. Để khắc phục nhược điểm này, công ty có thể thành lập công ty con ở mỗi thị trường hay khu vực mà nó đang mở rộng hoạt động. 1.2.5.4. Liên doanh ( Joint Venture) Việc tham gia liên doanh với một hoặc một số đối tác nội địa có thể coi là một hình thức mở rộng hơn các hoạt động xuất khẩu và cấp giấy phép khi thâm nhập vào một thị trường nước ngoài. Liên doanh là một sự liên kết những người góp vốn trong nước và nước ngoài nhằm mục đích xây dựng một công ty thương mại sở tại do họ cùng sở hữu và cùng quản lý. Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua một phần công ty sẵn có, công ty sở tại có thể mua một phần xí nghiệp sở tại của công ty nước ngoài, hay cả hai bên cùng góp sức thành lập một xí nghiệp liên doanh hoàn toàn mới.  Ưu điểm: Ưu điểm của lựa chọn này là việc chia sẻ rủi ro giữa các đối tác, cũng như tăng cường khả năng kết nối các công tác mang tính hiệu quả dây chuyền lại với nhau, ví dụ như việc nâng cao năng lực marketing quốc tế và hoạt động sản xuất. Tuy nhiên khi lựa chọn phương thức này công ty cần có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường nội địa, hệ thống phân phối sản phẩm và cần có khả năng tiếp cận với các nguồn nhân công và nguồn nhiên liệu có giá rẻ. Đối với các công ty trong nước khi tham gia liên doanh với các đối tác nước ngoài, họ có thể nắm giữ các bí quyết về công nghệ, sản xuất và ứng dụng. Hay các công ty thiếu vốn cũng có thể liên doanh với nhau để cùng tài trợ cho một dự án. Ngoài ra, trong trường hợp chính phủ của đất nước sở tại đưa ra các luật lệ nhằm bảo vệ các công ty trong nước, ngăn cấm sự kiểm soát của các công ty nước ngoài, song lại cho phép liên doanh thì hình thức liên doanh được coi là phương thức tốt để thâm nhập thị trường nước đó.  Nhược điểm: - 19 - - Các bên đối tác có thể có những bất đồng ý kiến về vốn đầu tư cơ bản, marketing và những nguyên tắc hoạt động khác.Ví dụ: trong khi nhiều công ty Mỹ đang ra sức sử dụng số vốn kiếm được vào việc tái đầu tư để mở rộng kinh doanh, thì các công ty sở tại thường muốn rút số vốn này ra. Trong khi các công ty Mỹ coi trọng vai trò của marketing thì các đối tác sở tại thường có thể hoàn toàn chỉ quan tâm đến việc tổ chức tiêu thụ. - Sự khác biệt trong tổng chi phí của mỗi bên làm cho các bên nhận thấy các chi phí bỏ ra không tương xứng với các khoản lợi thu được cũng như các rủi ro phải gánh chịu khi thành lập và đưa liên doanh vào hoạt động. - Các bên sẽ khó kiểm soát được đối tác của mình. Cũng giống như hình thức nhượng bán giấy phép, một đối tác liên doanh có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh rất mạnh. Nhìn chung, ngày nay liên doanh được sử dụng phổ biến trên thế giới do chúng cho phép doanh nghiệp khai thác mạng lưới phân phối, kết hợp thế mạnh về vốn và công nghệ, phát triển sản phẩm mới và thâm nhập vào thị trường mới dễ dàng và ít rủi ro hơn. 1.2.5.5. Đầu tư trực tiếp ( Direct Investment ) Một trong những hình thức được áp dụng rộng rãi nhất khi tham gia vào thị trường thế giới là việc tiến hành đầu tư 100% vốn của các công ty nước ngoài. Khi một doanh nghiệp đã có đủ nguồn lực và kinh nghiệm về xuất khẩu và khối lượng của thị trường nước ngoài đủ lớn thì họ sẽ tiến tới thành lập ở nước ngoài cơ sở sản xuất hay lắp ráp của mình. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc thành lập mới hay thôn tính các công ty.  Ưu điểm: Việc đầu tư 100% vốn cũng có một số ưu điểm giống như trong trường hợp tham gia liên doanh, như tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, tránh các hàng rào thuế quan và hạn ngạch…Việc thành lập công ty con sẽ làm giảm thiểu rủi ro do việc mất khả năng kiểm soát và giám sát công nghệ gây ra. Hơn nữa, nó còn tạo cho công ty một kiểu kiểm soát chặt chẽ các hoạt động ở các thị trường khác nhau và do đó, nâng cao khả năng phối hợp trên toàn cầu, thực hiện lợi thế quy mô, lợi thế vị trí, tác động kinh nghiệm và hỗ trợ cạnh tranh giữa các thị trường. Các công ty có thể thay đổi sự lựa chọn các chiến lược của mình từ việc cấp phép hay tham gia liên doanh, song chiến lược đầu tư trực tiếp thường có tốc độ bành trướng thị trường nhanh hơn, kiểm soát và thu được lợi nhuận nhiều hơn.  Nhược điểm: - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan