Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chiến lược phát triển vinamilk giai đoạn 2010 2020...

Tài liệu Chiến lược phát triển vinamilk giai đoạn 2010 2020

.PDF
84
13
64

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA SAU ĐẠI HỌC MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VINAMILK GIAI ĐOẠN 2010 -2020 Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Lâm Tịnh Nhóm thực hiện: Nhóm 4 Khóa 19 Danh sách nhóm Nguyễn Thị Diệu Huyền Đêm 1 Huỳnh Thị Hậu Đêm 1 Vũ Thị Ngọc Kiều Đêm 2 Nguyễn Thị Ngoc Lan Đêm 1 Nguyễn Văn Học Đêm 1 Nguyễn Phan Quỳnh Dao Đêm 1 Võ Tiến Lâm Đêm 1 Tp.HCM, tháng 9 năm 2010 MỤC LỤC Lời nói đầu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGÀNH SỮA VIỆT NAM................................... 1 1.1. TỒNG QUAN NGÀNH SỮA .................................................................. 1 1.1.1 Cơ cấu sản phẩm thị trường sữa ........................................................ 1 1.1.2 Thị phần và đối thủ cạnh tranh. ......................................................... 2 1.1.3 Nguyên liệu đầu vào. ......................................................................... 3 1.1.4 Rủi ro của ngành ................................................................................ 4 1.2. TRIỂN VỌNG NGÀNH SỮA.................................................................. 5 1.2.1 Tiềm năng phát triển .......................................................................... 5 1.2.2 Dự báo ngành sữa 2010 - 2020 .......................................................... 6 CHƯƠNG 2: TỔNG CÔNG TY SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) .................... 8 2.1. TỔNG QUAN VỀ VINAMILK................................................................ 8 2.1.1 Giới thiệu ........................................................................................... 8 2.1.2 Sứ mệnh, mục tiêu hiện tại ................................................................ 9 2.1.3 Sản phẩm kinh doanh chính............................................................. 10 2.1.4 Mạng lưới phân phối........................................................................ 11 2.1.5 Năng lực sản xuất ............................................................................ 12 2.1.6 Hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất................................................. 12 2.1.7 Nguồn nguyên liệu........................................................................... 12 2.1.8 Công nghệ ........................................................................................ 13 2.2. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ......................................... 14 2.2.1 Vị thế cạnh tranh và thị trường tiêu thụ........................................... 14 2.2.2 Tình hình kinh doanh công ty.......................................................... 16 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG PHÂN TÍCH MA TRẬN ............ 21 3.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ .................................................... 21 3.1.1 Yếu tố kinh tế................................................................................... 21 3.1.2 Yếu tố chính phủ, pháp luật, chính trị ............................................. 21 3.1.3 Yếu tố xã hội.................................................................................... 22 3.1.4 Yếu tố tự nhiên ................................................................................ 22 3.1.5 Yếu tố công nghệ ............................................................................. 24 3.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ .................................................... 25 3.2.1 Khách hàng ...................................................................................... 25 3.2.2 Nhà cung cấp ................................................................................... 26 3.2.3 Đối thủ cạnh tranh............................................................................ 27 3.2.4 Sản phẩm thay thế............................................................................ 36 3.2.5 Đối thủ tiềm ẩn ................................................................................ 36 3.3. PHÂN TÍCH HOÀN CẢNH NỘI BỘ .................................................... 37 3.3.1 Nguồn nhân lực................................................................................ 37 3.3.2 Nghiên cứu và phát triển.................................................................. 37 3.3.3 Sản xuất............................................................................................ 38 3.3.4 Tài chính-Kế toán ............................................................................ 38 3.3.5 Marketing......................................................................................... 39 3.3.6 Văn hóa tổ chức ............................................................................... 40 3.4. PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ .............................................................. 40 3.4.1 Nhận dạng chuỗi giá trị.................................................................... 40 3.4.2 Chuỗi giá trị công ty ........................................................................ 45 3.4.3 Chuỗi giá trị khách hàng.................................................................. 47 3.4.4 Chuỗi giá trị của đối thủ cạnh tranh................................................. 48 3.4.5 Các nhân tố thành công cốt lõi ........................................................ 50 3.5. PHÂN TÍCH MA TRẬN ........................................................................ 51 3.5.1 Ma trận SWOT................................................................................. 51 3.5.2 Ma trận SBU .................................................................................... 52 CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VINAMILK 2010 -2020 ............ 57 4.1. SỨ MẠNG VÀ MỤC TIÊU CÔNG TY ĐẾN NĂM 2020.................... 57 4.1.1 Căn cứ xác định ............................................................................... 57 4.1.2 Sứ mạng và mục tiêu đến năm 2020................................................ 57 4.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC ........................... 58 4.2.1 Chiến lược công ty........................................................................... 58 4.2.2 Chiến lược nhóm sản phẩm ............................................................. 62 4.2.3 Chiến lược chức năng ...................................................................... 65 CHƯƠNG 5: TỔ CHỨC NHÂN SỰ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ................. 70 5.1. QUY MÔ VÀ NHIỆM KỲ HĐQT......................................................... 70 5.1.1 Qui mô HĐQT ................................................................................. 70 5.1.2 Nhiệm kỳ.......................................................................................... 70 5.1.3 Một số vấn đề của HĐQT ................................................................ 70 5.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ .......................................................................... 71 5.2.1 Thành phần và cơ cấu HĐQT .......................................................... 71 5.2.2 Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc................................................. 71 5.3. CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ...................................................................... 72 5.3.1 Chính sách thù lao............................................................................ 72 5.3.2 Chiến lược phát triển nhân sự của công ty Vinamilk ...................... 73 5.3.3 Chính sách đối với người lao động.................................................. 73 5.4. VĂN HÓA CÔNG TY VINAMILK....................................................... 76 Kết luận DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Thị phần ngành sữa theo doanh thu và sản lượng.....................................1 Hình 1.2 Thị phần các công ty sữa Việt Nam..........................................................2 Hình 1.3 Tốc độ tăng trưởng ngành sữa ..................................................................5 Hình 1.4 Tiêu thụ sữa bình quân đầu người và GDP người theo PPP.....................6 Hình 2.1 Thị phần các công ty sữa tại Việt Nam 2009......................................... 14 Hình 2.2 Thị phần các nhóm sản phẩm VNM trong nước năm 2009................... 15 Hình 2.3 Doanh thu của Vinamilk tại các thị trường tiêu thụ............................... 16 Hình 2.4 Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận sau thuế 2004 -2009............................ 17 Hình 2.5 Cơ cấu doanh thu các nhóm sản phẩm sữa Vinamilk ............................ 18 Hình 3.1 Quy trình sản xuất sữa ........................................................................... 24 Hình 3.2 Thị phần thị trường sữa nước 2009........................................................ 28 Hình 3.3 Thị phần thị trường sữa đặc 2009 .......................................................... 28 Hình 3.4 Thị phần thị trường sữa bột 2009........................................................... 29 Hình 3.5 Chuỗi giá trị đơn giản của ngành sữa .................................................... 41 Hình 3.6 Ma trận BCG.......................................................................................... 56 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Dự báo quy mô thị trường sữa 2010 – 2020.............................................7 Bảng 1.2 Dự báo sản lượng sữa của Việt Nam 2010-2020 ....................................7 Bảng 2.1 Tổng hợp một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh..................... 16 Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng của Vinamik từ 2004-2009 .................................... 17 Bảng 2.3 Bảng cân đối kế toán 2004 – 2009 ........................................................ 19 Bảng 2.4 Các chỉ số tài chính Vinamilk từ 2004-2009......................................... 20 Bảng 3.1 Giá một số thành phần chính trong sữa ................................................. 45 Bảng 3.2 Điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – nguy cơ........................................... 51 Bảng 3.3 Doanh số tương đối các công ty đứng đầu ở các nhóm sản phẩm ........ 55 Bảng 4.1 Ma trận SWOT ...................................................................................... 58 LỜI NÓI ĐẦU Dinh dưỡng đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Dinh dưỡng là yếu tố quyết định sức khỏe và tuổi thọ. Những thực phẩm bảo đảm dinh dưỡng là thực phẩm có đủ các thành phần dinh dưỡng cả về số lượng và chất lượng. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể tiếp xúc và hấp thụ rất nhiều loại thực phẩm và thức uống được cấu thành từ rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Nổi bật trong các loại thực phẩm và thức uống nêu trên chính là sữa bởi vì ngoài việc có thể được xem như là thực phẩm ( sữa bột ) và thức uống ( sữa nước hay các thức uống khác ) thì trong sữa còn đảm bảo được rất nhiều thành phần dinh dưỡng phù hợp với hầu hết mọi lứa tuổi cũng như là mọi giai đoạn phát triển của con người. Tuy sữa nói chung không mang trong mình tính thời vụ như những sản phẩm khác nhưng nếu chúng ta phân loại sữa theo những đặt tính ( đặt điểm và tính chất ) nào đó thì sẽ thấy được sự đa dạng về chủng loại cũng như là tính thời vụ của từng loại sản phẩm. Tùy theo từng loại sản phẩm khác nhau mà sẽ có những nhu cầu tiêu dùng khác nhau trong từng giai đoạn khác nhau và phụ thuộc vào thu nhập, thị hiếu của người tiêu dùng. Với những đặt điểm này của sản phẩm ( mà ở đây là sữa ), trên cơ sở phù hợp với giả định ( giả định thứ nhất) là sản phẩm mang tính thời vụ, nhóm xin chọn sữa làm sản phẩm nghiên cứu của mình. Nhiều doanh nghiệp sữa ở Việt Nam, đặt biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ thường bị cuốn theo vòng xoáy của các công việc phát sinh hằng ngày ( như: sản xuất, bán hàng, tìm kiếm khách hàng, giao hàng, thu tiền ) và hầu hết những công việc này được giải quyết theo nhu cầu phát sinh, xảy ra đến đâu giải quyết đến đó chứ không hề được hoạch định hay đưa ra một chiến lược một cách bài bản, quản lý một cách có hệ thống và đánh giá một cách có khoa học. Vì vậy, vấn đề cần được cải thiện ở đây là phải xác định được rõ ràng mục tiêu, hướng đi, vạch ra một con đường hợp lý và phân bổ nguồn lực một cách tối ưu để đảm bảo đi đến mục tiêu đã định trong quỹ thời gian cho phép cũng như là luôn vạch ra cho mình một tầm nhìn chiến lược và chiến lược kinh doanh trong dài hạn. Qua nghiên cứu và tìm hiểu tình hình sản xuất và phân phối sữa của các công ty trên thị trường Việt Nam, chúng tôi biết đến Vinamilk như là công ty sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Dù hiện đang là một công ty sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam nhưng chính sự cạnh tranh gay gắt trong ngành sữa nói chung giữa các đối thủ cạnh tranh trong nước và thế giới đã tạo nên rất nhiều thách thức trong việc hoạch định chiến lược phát triển của Vinamilk. Chính sự cạnh tranh gay gắt và những thách thức trong việc hoạch định chiến lược phát triển đó là cơ sở để những nhà hoạch định chiến lược đưa ra những giải pháp phù hợp trong ngắn hạn và dài hạn, điều này phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của nhóm nên chúng tôi xin chọn công ty cổ phần sữa Việt Nam để phân tích tình hình hoạt động cũng như là đưa ra các chiến lược phát triển trong dài hạn. Chiến lược phát triển Vinamilk 2010-2020 CHƯƠNG 1: 1.1. GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh TỔNG QUAN NGÀNH SỮA VIỆT NAM TỒNG QUAN NGÀNH SỮA 1.1.1 Cơ cấu sản phẩm thị trường sữa Thị trường các sản phẩm sữa bao gồm 4 nhóm sản phẩm chính là sữa bột, sữa nước, sữa đặc và sữa chua trong đó sữa bột hiện đang chiếm tỷ trọng cao nhất với tỷ trọng khoảng 38% trong toàn bộ lượng sữa tiêu thụ; sữa tươi đứng thứ 2 với tỷ trọng khoảng 34%; sữa đặc chiếm tỷ trọng 17% tuy nhiên trong tương lai thị trường sữa đặc sẽ tăng trưởng chậm dần do thị trường sữa đặc đang đạt trạng thái bão hòa. Hình 1.1 Thị phần ngành sữa theo doanh thu và sản lượng Thị phần ngành sữa theo doanh thu 2008 Sữa đặc, 12% Sữa bột, 39% Sản phẩm từ sữa, 12% Sữa nước, 36% Thị phần ngành sữa theo sản lượng 2008 Sữa bột, 38% Sữa đặc, 17% Sữa nước, 34% Sản phẩm từ sữa, 11% Nguồn: Euromonitor Các công ty sản xuất sữa trong nước có thế mạnh về dòng sữa nước, các công ty sữa nước ngoài chủ yếu nhắm vào phân khúc sữa bột. Sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước có mức tăng trưởng ổn định và nhanh nhất trong 3 nhóm sản phẩm, do đây là sản phẩm thế mạnh của các công ty trong nước với thị phần khá lớn. Các công ty sữa nước ngoài chủ yếu cạnh tranh ở phân khúc sữa bột với biên lợi nhuận cao. Sản lượng sữa bột sản xuất trong nước biến động mạnh qua các năm do phụ thuộc khá nhiều vào thị trường xuất khẩu chiếm khoảng 50% sản lượng sữa bột sản xuất trong nước). Chính do tính chất bất ổn này nên các doanh Nhóm 4-K19 Trang 1 Chiến lược phát triển Vinamilk 2010-2020 GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh nghiệp trong nước hiện đang chuyển hướng tập trung vào phân khúc sữa bột giá thấp tại các thị trường nội địa. 1.1.2 Thị phần và đối thủ cạnh tranh. Thị phần các công ty sữa. Vinamilk và Dutch Lady hiện là hai công ty sản xuất sữa lớn nhất cả nước, chiếm 60% thị phần tính theo giá trị. Sữa ngoại nhập từ các hãng như Mead Johnson, Abbott, Nestle,... chiếm khoảng 22% thị phần với sản phẩm chủ yếu là sữa bột; 18% thị phần còn lại thuộc về khoảng 20 công ty sữa có quy mô nhỏ như Hanoi milk, Ba Vì,...Vinamilk hiện vẫn giữ thị phần lớn nhất và dự kiến có thể sẽ tăng thị phần lên 40% trong một vài năm tới. Mục tiêu này có thể đạt được nhờ lợi thế về thương hiệu hiện tại, nhưng Vinamilk cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ trực tiếp là Dutch Lady Việt Nam do hãng này đã có sự bứt phá ngoạn mục trong chiến lược dành thị phần trong vài năm trở lại đây (từ 15.5% năm 2003 lên hơn 24% năm 2009) và đặc biệt sau sự kiện hợp nhất 2 tập đoàn sữa hàng đầu Hà Lan là Royal FrieslandFoods và Campina đầu năm 2009. FrieslandCampina Việt Nam dự kiến mỗi năm tăng thêm 1% thị phần và đặt mục tiêu doanh thu khoảng 6.300 tỷ VND trong năm 2009, tương đương mức tăng 20%/năm. Thị phần các công ty sữa Việt Nam 2009 36% 2003 35% 24% 15.50% 22% 34% 18% 16% Vinamilk Dutch Lady Sữa ngoại (Nestle, Mead Johnson…) Các hãng khác (Hanoimilk,Saigon Berverager JSC,…) Nguồn: Euromonito, tổng hợp Hình 1.2 Thị phần các công ty sữa Việt Nam Cạnh tranh từ các đối thủ tiềm năng gia nhập ngành. Tiềm năng tăng trưởng ngành cao và với biên lợi nhuận hấp dẫn của các nhà sản xuất trong nước là những Nhóm 4-K19 Trang 2 Chiến lược phát triển Vinamilk 2010-2020 GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh yếu tố thúc đẩy các nhà sản xuất sữa ngoại gia nhập thị trường, đặc biệt là khi thị trường sữa các nước Tây Âu đã đi vào giai đoạn bão hòa. Thêm vào đó, rào cản gia nhập ngành sữa Việt Nam hiện đang ở mức thấp do thuế nhập khẩu sản phẩm sữa chỉ ở mức 10-15% (thấp hơn nhiều so với mức thuế cam kết gia nhập WTO là 25%) và không có quy định về hạn ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các hãng sữa nước ngoài chỉ cạnh tranh ở phân khúc sữa bột giá trung bình và cao, chia sẻ 22% thị phần tương ứng doanh thu trung bình 13.3 triệu USD/hãng/năm. 1.1.3 Nguyên liệu đầu vào. Nguyên liệu đầu vào chủ yếu là nhập khẩu, giá sữa bột nhập khẩu biến động mạnh so với giá sữa tươi thu mua trong nước. Nguyên liệu đầu vào của ngành sữa bao gồm sữa bột và sữa tươi, trong khi sữa bột gần như phải nhập khẩu hoàn toàn thì sữa tươi có thể cung ứng từ nguồn trong nước. Hiện nay sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% tổng nhu cầu sản xuất của các nhà máy chế biến sữa. Giá sữa thu mua sữa tươi trong nước bị chi phối bởi một số công ty lớn. Việc hai nhà sản xuất sữa lớn nhất trong nước là Vinamilk và Dutch Lady Việt Nam đã thu mua tới gần 65% lượng sữa tươi trong nước nên đã khiến cho áp lực từ nhà cung cấp nội địa gần như không có. Lợi nhuận từ chăn nuôi gia súc, gia cầm khác. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, đàn bò đã giảm từ 113.200 con năm 2006 xuống 98.600 con năm 2007, tương ứng mức giảm 13%. Bên cạnh đó, năng suất sữa bò ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước khác (2.428 kg/con/người so với 6.200 kg tại EU, 8.400 kg tại Mỹ và 3.300 kg tại New Zealand). Mặc dù Chính phủ đã đạt mục tiêu tăng sản lượng sữa tươi nội địa lên 350 nghìn tấn, đáp ứng 40% nhu cầu thị trường vào năm 2010 nhưng con số này sẽ khó có thể đạt được vì đến nay lượng sữa tươi trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu. Vì vậy, trong vòng 2-3 năm tới các nhà sản xuất sữa Việt Nam vẫn tiếp tục bị phụ thuộc nhiều vào lượng sữa bột nhập khẩu. Giá nguyên liệu nhập khẩu biến động mạnh nhưng các nhà sản xuất có thể tăng giá bán để duy trì mức biên lợi nhuận cao. Hơn 70% nhu cầu nguyên liệu được nhập khẩu từ Châu Âu, New Zealand, Mỹ, Australia và Trung Quốc dưới Nhóm 4-K19 Trang 3 Chiến lược phát triển Vinamilk 2010-2020 GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh dạng sữa bột. Việc phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu khiến cho các công ty sản xuất sữa gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn 2007-2009 khi mà giá nguyên liệu sữa đầu vào tăng mạnh rồi lại giảm đột ngột rất khó dự đoán. Tuy nhiên khi giá nguyên liệu tăng, các doanh nghiệp trong nước cũng tăng giá bán để duy trì mức biên lợi nhuận gộp cao. Cụ thể, biên lợi nhuận gộp của Vinamilk trong năm 2007 và 2008 lần lượt 27% và 32%. Còn khi giá nguyên liệu giảm như trong năm 2009, giá sữa trong nước vẫn được giữ nguyên nên biên lợi nhuận của các nhà sản xuất sữa như Vinamilk trong quý II/2009 đạt mức khá cao (37,6%) 1.1.4 Rủi ro của ngành Rủi ro chất lượng sản phẩm. Đối với ngành công nghiệp thực phẩm nói chung và ngành sữa nói riêng, rủi ro quản trị chất lượng luôn là một rủi ro thường trực, đặc biệt hiện có nhiều thông tin không tích cực về chất lượng sữa tại Việt Nam. Sau sự kiện Melamine vào những tháng cuối năm 2008, một số công ty sữa nhỏ đã bị phát hiện nhập khẩu sữa Trung Quốc có chứa Melamine nên đã phải giảm sản lượng sản xuất và sa thải công nhân do người tiêu dùng trong nước tẩy chay các sản phẩm sữa của các đơn vị này và các đối tác nước ngoài hủy bỏ hợp đồng. Rủi ro biến động giá nguyên liệu nhập khẩu và tỷ giá hối đoái: Trong giai đoạn 2007-2009, giá nguyên liệu nhập khẩu có sự biến động mạnh khiến một số doanh nghiệp sữa Việt Nam như Dutch Lady và Hanoimilk gặp khó khăn (ngoại trừ Vinamilk có lượng hàng tồn kho lớn trong năm 2007). Cụ thể như Hanoimilk, trong quý I/2008 đã lỗ tới 1 tỷ VND thay vì lãi 3 tỷ VND theo kế hoạch do giá vốn tăng cao; tính chung cả năm 2008 Hanoimilk lỗ 12 tỷ, trong đó có 5 tỷ lỗ chênh lệch tỷ giá. Rủi ro từ các đối thủ tiềm năng gia nhập ngành: Tại Việt Nam, Vinamilk là công ty sữa nội địa luôn duy trì được vị trí số 1 từ trước tới nay. Tại Trung Quốc, các công ty sữa đứng đầu đang là đối tượng thâu tóm của các tập đoàn sữa đa quốc gia; còn tại Thái Lan, công ty sữa nội địa lớn nhất là Thaidairy Industry Co (chiếm gần 10% thị phần) chỉ đứng thứ 4 sau 3 hãng sữa nước ngoài. Có thể thấy, kịch bản tương tự có thể xảy ra tại Việt Nam trong những năm tới khi quy mô thị trường đủ lớn và trở nên hấp dẫn hơn đối với các tập đoàn sữa ngoại. Nhóm 4-K19 Trang 4 Chiến lược phát triển Vinamilk 2010-2020 1.2. GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh TRIỂN VỌNG NGÀNH SỮA 1.2.1 Tiềm năng phát triển Ngành còn nhiều tiềm năng tăng trưởng. So với một số nước trong khu vực, Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành sữa khá cao với tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 1996-2006 đạt 15,2%/năm. Tốc độ tăng trưởng ngành sữa của Việt Nam hiện chỉ thấp hơn Trung Quốc và cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực Châu Á. Tốc độ tăng trường ngành sữa 1990 -2006 18.0% 15.2% 16.0% 16.1% 14.0% 12.0% 10.0% 8.0% 6.4% 6.0% 3.6% 4.0% 2.0% 0.4% 1.3% 1.6% 1.7% Bangladesh Srilanka Thailand 2.5% 0.0% Philipines Nepal Ấn độ Indonesia Vietnam Trung Quốc Nguồn: APHACA Hình 1.3 Tốc độ tăng trường ngành sữa 1990 - 2006 Thị trường Việt Nam tăng trưởng mạnh như vậy là do: Thứ nhất, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam hiện ở mức thấp so với các nước trong khu vực, bởi vậy nên thị trường sữa trong nước còn nhiều cơ hội để có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới. Nhóm 4-K19 Trang 5 Chiến lược phát triển Vinamilk 2010-2020 GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh Tiêu thu sữa bình quân đầu người và GDP đầu người theo PPP 50 8000 43 45 40 35 31 6000 32 5000 30 23 25 15 4000 18 20 11 7000 3000 12 2000 10 1000 5 0 0 Vietnam Indonesia Bangladesh Philipines Trung Quốc Srilanka Thailand tiêu thụ sữa bình quân đầu người - cột trái (kg/người) GDP bình quân đầu người - cột phải (USD) Nguồn: APHACA, BMI Hình 1.4 Tiêu thụ sữa bình quân đầu người và GDP người theo PPP Thứ hai, quy mô dân số lớn và mức thu nhập bình quân đầu người đang tăng trưởng nhanh trong thời gian gần đây. Mức chi tiêu cho sản phẩm sữa sẽ tăng lên cùng với mức tăng thu nhập bình quân đầu người. Theo dự báo của BMI, trong vòng 5 năm tới thu nhập bình quân đầu người có thể sẽ tăng trưởng với mức trung bình là 13,1%/năm và quy mô thị trường sữa cũng có thể sẽ tăng trưởng với mức tương ứng khoảng 14,6%/năm. 1.2.2 Dự báo ngành sữa 2010 - 2020 Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao và trình độ dân trí cũng được nâng lên rõ rệt. Người dân đã hình thành thói quen uống sữa và thấy được giá trị dinh dưỡng mà sữa mang lại cho sức khỏe và sự phát triển của mỗi người. Hiện nay thì lượng sữa tiêu thụ của người dân Việt Nam còn thấp so với các nước trên thế giới, tiềm năng phát triển thị trường Việt Nam là rất lớn. Dựa vào quy mô dân số và lượng sữa tiêu thụ bình quân, tiến hành việc dự báo quy mô thị trường. Nhóm 4-K19 Trang 6 Chiến lược phát triển Vinamilk 2010-2020 GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh Bảng 1.1 : Dự báo quy mô thị trường sữa 2010 - 2020 Chỉ tiêu GDP bình quân (USD/người/năm) Tiêu thụ sữa bình quân (kg/người/năm) Quy mô dân số VN (triệu người) Quy mô thị trường sữa (ngàn tấn) 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 1141 1250 1456 1614 1783 1943 2118 2309 2517 2743 2990 15,3 16,3 18,1 19,5 20,9 22,1 23,2 24,1 25,1 25,9 26,8 89,2 90,4 91,6 92,8 94,1 95,3 96,5 97,7 98,9 100,1 101,3 1364 1469 1655 1806 1971 2106 2239 2355 2482 2593 Nguồn: BMI, AC Neilsen, nhóm tổng hợp và dự báo Trong tương lai thì lượng tiêu thụ sữa tươi là rất lớn, hiện nay nguồn nguyên liệu trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu hiện tại, các công ty chăn nuôi và sản xuất cũng đang tiến hành nâng cao chất lượng và số lượng bò để đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu sản xuất trong nước vào năm 2020. Bảng 1.2 : Dự báo sản lượng sữa của Việt Nam 2010-2020 STT Năm Số bò (1000 con) Sản lượng sữa (1000 tấn) Tăng/giảm so với năm trước (%) 1 2009 115.518 278.190 15% 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 145.000 166.750 191.762 220.526 253.605 291.646 320.811 352.892 388.181 427.000 469.700 319.919 367.906 423.092 486.556 559.539 643.470 707.817 778.599 856.459 942.105 1.036.315 15% 15% 15% 15% 15% 15% 10% 10% 10% 10% 10% Nguồn: Viện chăn nuôi Nhóm 4-K19 Trang 7 2715 Chiến lược phát triển Vinamilk 2010-2020 GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh CHƯƠNG 2: TỔNG CÔNG TY SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) 2.1. TỔNG QUAN VỀ VINAMILK 2.1.1 Giới thiệu Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico. Vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty. Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất. Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Philipines và Mỹ. Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Tên viết tắt: VINAMILK Logo: Trụ sở: 36 - 38 Ngô Đức Kế, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh VP giao dịch: 184–186–188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp HCM Điện thoại: (08) 9300 358 Web site: www.vinamilk.com.vn Email: [email protected] Nhóm 4-K19 Fax: (08) 9305 206 Trang 8 Chiến lược phát triển Vinamilk 2010-2020 GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh Ngành nghề kinh doanh - Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác; - Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên liệu. - Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; Kinh doanh kho bãi, bến bãi; Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô; Bốc xếp hàng hoá; - Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang– xay– phin – hoà tan; - Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì; - Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa. - Phòng khám đa khoa. 2.1.2 Sứ mệnh, mục tiêu hiện tại a) Sứ mệnh “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội” b) Mục tiêu * Mục tiêu hiện tại của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau: - Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam. - Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam để phát triển ra những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam. Nhóm 4-K19 Trang 9 Chiến lược phát triển Vinamilk 2010-2020 GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh - Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước giải khát tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực VFresh nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát đến từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe con người. - Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thị trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn và các đô thị nhỏ. - Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu dinh dưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam” để chiếm lĩnh ít nhất là 35% thị phần của thị trường sữa bột trong vòng 2 năm tới. - Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của toàn Công ty. - Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý hệ thống cung cấp. - Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu quả. - Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất lượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy. 2.1.3 Sản phẩm kinh doanh chính Hiện tại, VNM đang kinh doanh trên 5 nhãn hiệu gồm: Nhóm 4-K19 Trang 10 Chiến lược phát triển Vinamilk 2010-2020 GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh Sữa tươi Dành cho bà mẹ Dành cho trẻ em Sữa đậu nành Sữa chua Dành cho trẻ em Nước ép trái cây Café rang xay Kem Dành cho người lớn Trà các loại Sữa đặc Café hoà tan Café uống liền Smoothie Phô mai Vinamilk hiện cung cấp hơn 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa thuộc 4 nhóm chính: sữa bột, sữa nước, sữa tươi và sữa đặc. 2.1.4 Mạng lưới phân phối Hệ thống phân phối của Vinamilk trải rộng trên 64 tỉnh thành, trong khi các đối thủ chính của Vinamilk chỉ tập trung phân phối tại các thành phố lớn. Ở khu vực nông thôn, Vinamilk có đại lý tại hầu hết các xã, còn tại các thành phố sản phẩm sữa Vinamilk hiện diện tại phần lớn các cửa hàng tạp hóa trên các phố chính. Nhờ vậy, Vinamilk có thể tận dụng lợi thế này để duy trì và gia tăng thị phần. Số lượng nhà phân phối: 300 nhà phân phối Số lượng điểm bán lẻ: 141.000 điểm Nhân viên bán lẻ: 1.787 người Kênh phân phối bán hàng hiện tại của Vinamilk chủ yếu là kênh phân phối gián tiếp. Kênh phân phối gián tiếp chiếm tới 80% doanh số bán hàng của Vinamilk, ước tính hoa hồng cho nhà phân phối, nhà bán buôn và nhà bán lẻ chiếm lần lượt khoảng 2.4%, 1% và 10% doanh thu bán lẻ. Kênh trực tiếp như bán hàng qua siêu thị, khách sạn,.. chỉ tiêu thụ 20% doanh số, đây là một con số khá khiêm tốn. Nhóm 4-K19 Trang 11 Chiến lược phát triển Vinamilk 2010-2020 GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh 2.1.5 Năng lực sản xuất Công suất thiết kế của Vinamilk đạt khoảng 504 triệu tấn/năm, trong đó công suất sản xuất sữa bột/sữa nước/sữa đặc hiện đạt lần lượt là 75%/60%/95%, tương ứng khoảng 30/250/200 triệu tấn. Hiện tại, Vinamilk đang có 9 nhà máy sản xuất sữa trên khắp cả nước. Phục vụ nhu cầu sản xuất hiện tại và phát triển trong thời gian tới. 2.1.6 Hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất Bên cạnh đó với kế hoạch đầu tư và xây dựng các nhà máy mới như : nhà máy nước giải khát Bình Dương, nhà máy Mega Bình Dương, nhà máy sữa bột Dielac 2 và nâng cấp cải tạo nhà máy Tiên Sơn, Thống Nhất, Nghệ An, Bình Định, Cần Thơ sẽ đảm bảo cho chiến lược phát triển lâu dài và tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của Vinamilk. Trước đây, VNM cũng đã tính đến việc đầu tư mở rộng sang lĩnh vực sản xuất bia và café. Tuy nhiên hai dự án này đã không mang lại kết quả như mong đợi nên thời gian tới công ty sẽ chỉ tập trung vào sữa và nước giải khát. Với sản phẩm từ sữa, năng lực sản xuất sẽ được nâng lên gấp đôi so với hiện tại khi nhà máy sản xuất sữa Mega đi vào hoạt động vào năm 2012. Trong cơ cấu doanh thu có thể thấy sữa nước và sữa chua đang dần thay thế sữa đặc (vốn là mặt hàng có giá trị gia tăng thấp) trong cơ cấu sản phẩm. Đối với mặt hàng nước giải khát, hiện nay công ty đang đầu tư xây dựng xong một nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào năm 2010. 2.1.7 Nguồn nguyên liệu Vinamilk là đơn vị thu mua sữa tươi lớn nhất của cả nước nhưng vẫn phụ thuộc vào sữa bột nhập khẩu. Hiện tại, lượng sữa tươi thu mua trong nước mới chỉ đáp ứng gần 30% tổng nhu cầu sản xuất của Vinamilk. Phần còn lại phải nhập khẩu sữa bột chiếm 70% nguyên liệu sản xuất, chủ yếu từ New Zealand. Trong giai đoạn giá sữa bột nhập khẩu tăng cao, Vinamilk có lợi hơn các nhà sản xuất sữa khác vì giá sữa tươi thu mua trong nước thấp hơn rất nhiều. Năm 2007, khi giá sữa thu mua trong nước chỉ bằng 50% giá sữa nhập khẩu thì Vinamilk đã tiết Nhóm 4-K19 Trang 12 Chiến lược phát triển Vinamilk 2010-2020 GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh kiệm được khoảng 514 tỷ VND (tương ứng 54% lợi nhuận sau thuế năm 2007) từ việc chủ động được 25% nguyên liệu đầu vào. Hiện nay, giá thu mua sữa trong nước của Vinamilk có mức giá trung bình rẻ hơn Dutch Lady 1.000-1.500 VND/lít. Mặc dù có sự chênh lệch giá thu mua, nhưng người chăn nuôi cũng không dễ dàng thay đổi nhà thu mua vì cần ít nhất 6 tháng để trở thành nhà cung cấp của Dutch Lady sau khi đáp ứng tất cả yêu cầu kỹ thuật của Dutch Lady. Ngoài ra, Vinamilk hiện có 86 điểm thu mua gần các nhà máy chế biến sữa trên cả nước. Đây cũng được xem là lợi thế cho Vinamilk trong việc thu mua. Để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, Vinamilk đã có kế hoạch đầu tư vào các trang trại chăn nuôi bò sữa ở các tỉnh phía Nam với tổng vốn đầu tư 340 tỷ VND trong 3 năm và nâng tổng đàn bò lên 10.000 con. Dự án này sẽ đáp ứng thêm khoảng 24 nghìn tấn sữa tươi mỗi năm cho Vinamilk, tức là từ năm 2011 Công ty sẽ chủ động 30% nhu cầu nguyên liệu đầu vào. Nguồn nguyên liệu sữa tươi trong nước, hiện công ty đang có bốn trang trại chăn nuôi bò sữa ở các tỉnh Tuyên Quang, Bình Định, Thanh Hóa và Nghệ An với số lượng khoảng gần 3,000 con; cung cấp mỗi năm khoảng 7,000 tấn sữa. 2.1.8 Công nghệ Vinamilk hiện đang sử dụng công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà máy, nhập khẩu công nghệ từ các nước châu Âu như Đức, Ý và Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Vinamilk là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, hãng dẫn đầu thế giới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất. Các công ty như Cô gái Hà Lan (công ty trực thuộc của Friesland Foods), Nestle và New Zealand Milk cũng sử dụng công nghệ này và quy trình sản xuất. Ngoài ra, Vinamilk còn sử dụng các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị công thêm khác. Nhóm 4-K19 Trang 13 Chiến lược phát triển Vinamilk 2010-2020 2.2. GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2.2.1 Vị thế cạnh tranh và thị trường tiêu thụ a) Vị thế cạnh tranh Năm 2009, Vinamilk tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu thị trường sữa (chiếm khoảng 36% tại thị trường nội địa ). Mặt hàng sản phẩm đa dạng, mức tăng trưởng đều và bền vững, có khả năng cạnh tranh cao so với sản phẩm của nước ngoài. Thị phần các công ty sữa tại Việt Nam 2009 Các hãng khác (Hanoimilk, Mocchau, …) 18% Vinamilk 36% Sữa ngoại nhập khẩu (Mead Johnson, Abbort, Nestle,…) 22% Dutch Lady, 24% Nguồn: Euromonitor Hình 2.1 : Thị phần các công ty sữa tại Việt Nam 2009 Năm 2009, thị phần các mặt hàng của VNM như sau: sữa đặc chiếm khoảng 79% thị phần, sữa nước 35% thị phần, sữa bột 16% và sữa chua 55% thị phần của cả nước. Như vậy có thể thấy với lợi thế về quy mô và kinh nghiệm thì sữa đặc và sữa chua là hai mặt hàng mà khó đối thủ nào có thể cạnh tranh với công ty tại thời điểm hiện tại. Nhóm 4-K19 Trang 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan