Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Chiec luoc nga

.DOC
2
242
52

Mô tả:

CHIẾC LƯỢC NGÀ Nguyễn Quang Sáng Chiếc Lược Ngà là một trong những truyện ngắn thành công của Nguyễn Quang Sáng viết về những tình cảm cao đẹp trong chiến tranh: tình cha con và tình đồng đội. Những tình cảm ấy đã được khai thác và thể hiện thông qua những tình huống cụ thể và gắn liền với cuộc chiến tranh khốc liệt, đầy gian khổ nhiều mất mát hi sinh. Đoạn trích trong sách giáo khoa chủ yếu tập trung khắc họa và ngợi ca tình cha con sâu nặng nhưng éo le trong hoàn cảnh chiến tranh giữa hai nhân vật: ông Sáu và bé Thu. Ông Sáu, người cha tội nghiệp vì cuộc chiến đấu của dân tộc ông đã phải mang vết sẹo trên mặt, đã hị sinh cả vẻ đẹp của một thời trai trẻ. Đấy là nỗi đau thể xác. Mấy ngày về thăm nhà, ông lại phải trải qua nỗi đau tinh thần: đứa con gái duy nhất, ông hằng mong nhớ, không chịu nhận ông là cha, không một lời gọi “ba”. Gạt qua bao thất vọng, đau đớn khi Thu bỏ chạy trước nỗi háo hức, vui mừng khi gặp lại con, ông Sáu vẫn tiếp tục hi vọng, ông chờ đợi nỗi ngỡ ngàng của con qua đi thì cha con sẽ nhận nhau nên suốt mấy ngày nghỉ phép ông Sáu chẳng đi đâu cả. Người cha tội nghiệp ấy suốt ngày cứ quanh quẩn trong nhà và chờ đợi. Mọi người cùng giúp ông, bà Sáu thương chồng nên cũng cố gài con vào thế bí, bà hi vọng nồi cơm to sẽ làm con đầu hàng, bác Ba lo lắng nên cũng mở đường cho Thu “cháu phải gọi “ Ba chắt nước giùm con” phải nói như vậy” nhưng con bé vẫn nín thinh. Thời gian trôi, ông Sáu càng sốt ruột nên không thể ngồi chờ nữa, ông đã hành động. Trong bữa cơm “anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng” để vào chén con, ông muốn con biết tình yêu thương, sự quan tâm dành cho nó. Vậy mà con bé Thu lại “hất cái trứng ra”. Ông Sáu buồn, giận vung tay đánh con và ông cũng hiểu không còn gì mong con bé gọi “ba” nữa nên để yên cho nó về ngoại. Cho đến phút cuối cùng trước khi chia tay, “anh cũng muốn ôm con, hôn con” nhưng rồi lại thôi. Vậy mà chính lúc ấy ông lại được hạnh phúc của người cha. Giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài trên má ông khi nghe tiếng gọi “ba” của con, tiếng gọi mà bao năm ông đã chờ đợi. Nhưng phút ấy ngắn ngủi quá. Để rồi cuối cùng ông phải vĩnh viễn phải xa con, Ông đã ngã xuống trong lặng thầm, không một lời trăng trối nhưng người chiến sĩ ấy không chết vì ông là một người cha hết mực thương yêu con. Mang lời hẹn với con gái ra đi, ông đã miệt mài, say sưa cưa, rũa, thận trọng tỉ mỉ như một nghệ nhân, làm chiếc lược bằng ngà voi tặng con gái “Cây lược nhỏ xinh chưa chải mái tóc cho con nhưng nó gỡ rối được phần nào tâm trạng” của ông. Hằng đêm, ông đã nhìn ngắm chiếc lược, mài nó lên tóc cho chiếc lược thêm bóng, thêm mượt. Nguyễn Quang Sáng không miêu tả rõ nhưng chúng ta vẫn có thê hình dung được cái lược nhỏ bé ấy mỗi ngày mỗi đẹp lên, hàng chữ “yêu nhớ tặng Thu, con của ba” càng tỏa sáng lung linh. Đó là biểu tượng quý giá, bất diệt của tình cha con ông Sáu và bé Thu. Do đó, tuy là vĩnh biệt con nhưng giây phút cuối cùng ấy, ông vẫn không quên “đưa tay vào túi móc cây lược” và đưa nó cho người bạn nhờ chuyển lại cho con, đó cũng là một cử chỉ chuyển giao sự sống, sự sống của ông ẩn 1 sâu trong tình yêu dành cho con. Và đúng như lời bác Ba đã nói “chỉ có tình cha con là không thể chết được”. Ông Sáu là một người cha tuyệt vời, yêu con hết mực. Còn Thu, con ông Sáu là 1 cô bé ương ngạnh, bướng bỉnh và cũng hết sức thông minh. Khi Thu tám tuổi, lần đầu tiên được gặp bố. Cô bé tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ, hồn nhiên, xinh đẹp, mới nhìn ông Sáu đã nhận ngay ra con gái mình. Vậy mà suốt 3 ngày gần gũi Thu vẫn không chịu gọi 1 tiếng “ba”, không chịu nhận ba của mình. Thu đã nói năng cộc lốc, đã cư xử vùng vằng, ương ngạnh. Tình cảm cha con tưởng như không thể có. Nhưng đến giây phút cuối cùng trước khi cha đi thì tình cảm thiêng liêng ấy bỗng cháy bùng lên. Ngày cha đi “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”, đằng sau đôi mắt mênh mông ấy chắc đang xáo động biết bao ý nghĩ, tình cảm. Cái tiếng gọi “ba” cùng cử chỉ “ ôm chặt lấy cổ ba, hôn ba khắp mọi nơi, hôn cả vết thẹo dài trên má ba” biểu hiện của một tình yêu nồng nàn của con đối với bố. Đến khi nghe bố nói “ba đi rồi ba về với con”, Thu hét lên “không” rồi “hai tay siết chặt cổ, dang cả 2 chân cấu chặt lấy ba, đôi vai nhỏ run run”. Chắc Thu khóc, vì không muốn cho ba đi hay Thu khóc vì thấy ân hận về lỗi lầm của mình, thấy thương người cha suốt mấy ngày qua đã đau khổ vì mình. Vì bom đạn quân thù, cha mang sẹo trên mặt, đấy là điều đau khổ của ba vậy mà Thu không hiểu, Thu lại xa lánh khiến ba cũng đau khổ hơn. Được bà ngoại giảng cho em mới hiểu nhưng cũng đã muộn nên Thu cứ cố siết chặt ba như muốn đền bù những hụt hẫng đã qua. Với tâm hồn nhạy cảm, trái tim nhân hậu và 1 tấm lòng chan chứa yêu thương, nhất là đối với trẻ em nên Nguyễn Quang Sáng đã cảm nhận đến tận cùng những biểu hiện tình cảm của Thu để miêu tả một cách sinh động và vô cùng tinh tế. Chủ đề tình cha con không hề mới lạ nhưng thành công của Nguyễn Quang Sáng chính là đã khai thác chủ đề ấy trong những tình huống thật éo le. Ông Sáu mong chờ gặp con nhưng bé Thu lại lạnh lùng, xa cách. Đến khi hiểu là ba mình thì cha con phải xa`nhau và đó cũng là lần gặp nhau cuối cùng, ông Sáu hi sinh và không có cả cơ hội để trao kỉ vật cho con. Câu chuyện được kể bằng ngôi thứ nhất qua lời kể của bác Ba, người bạn thân thiết của ông Sáu cũng là người chứng kiến toàn bộ câu chuyện cảm động này nên càng đảm bảo tính khách quan, chân thực về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu. Dù cuối truyện ông sáu đã ra đi nhưng tình cha con là mãi mãi bất diệt như chiếc lược ngà cũng như chiến tranh có tàn khốc bao nhiêu cũng không thể dập tắt nỗi những tình cảm cao đẹp và bền vững của con người Việt Nam. Và đó cũng là một lời lí giải hùng hồn cho mọi thắng lợi của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan