Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chế độ sở hữu trong các hiến pháp việt nam...

Tài liệu Chế độ sở hữu trong các hiến pháp việt nam

.PDF
212
35
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ---***--- NGUYỄN QUANG ĐỨC CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TRONG CÁC HIẾN PHÁP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ---***--- NGUYỄN QUANG ĐỨC CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TRONG CÁC HIẾN PHÁP VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật Mã Số: 9380101.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Chu Hồng Thanh 2. PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn HÀ NỘI – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khoa học khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Quang Đức i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BOT: Hình thức Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao (Build - Operate - Transfer) BTO: Hình thức Xây dựng - Chuyển giao - Vận hành (Buid - Transfer - Operate) CNTB: Chủ nghĩa tư bản CNXH: Chủ nghĩa xã hội DCCH: Dân chủ Cộng hòa FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GDP: Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product) TBCN: Tư bản chủ nghĩa XHCN: Xã hội chủ nghĩa ii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tỷ trọng vốn đầu tư và tỷ trọng GDP của các khu vực kinh tế giai đoạn 1995 - 2000...........................................................................................117 Bảng 3.2. Tỷ trọng vốn đầu tư của các khu vực kinh tế giai đoạn 2001 2010...............................................................................................................127 iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TRONG CÁC HIẾN PHÁP VIỆT NAM............................................ 9 1.1. Tình hình nghiên cứu ................................................................................. 9 1.2. Đánh giá về tình hình nghiên cứu và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong Luận án .................................................................................................. 43 1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học ............................................. 49 Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................ 49 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TRONG HIẾN PHÁP .............................................................................................................. 51 2.1. Quan niệm về sở hữu và chế độ sở hữu trong hiến pháp ......................... 51 2.2. Cơ sở hình thành chế độ sở hữu trong hiến pháp..................................... 55 2.3. Nội dung của chế độ sở hữu trong hiến pháp........................................... 65 2.4. Chế độ tiếp cận mở về sở hữu .................................................................. 73 Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................ 77 CHƢƠNG 3. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TRONG CÁC HIẾN PHÁP VIỆT NAM.......................................... 78 3.1. Sự hình thành và phát triển của chế độ sở hữu từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 1980................................................................................. 78 3.2. Sự hình thành và phát triển của chế độ sở hữu từ Hiến pháp năm 1992 đến Hiến pháp năm 2013............................................................................... 103 3.3. Quy luật vận động của chế độ sở hữu trong các Hiến pháp Việt Nam .. 137 Kết luận Chƣơng 3 ...................................................................................... 140 CHƢƠNG 4. HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM................................................................................................... 141 4.1. Cơ sở hoàn thiện chế độ sở hữu trong hiến pháp Việt Nam .................. 141 iv 4.2. Giải pháp hoàn thiện chế độ sở hữu trong hiến pháp Việt Nam ............ 159 Kết luận Chƣơng 4 ...................................................................................... 170 KẾT LUẬN .................................................................................................. 172 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 175 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 176 v MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Sự vận động của chế độ sở hữu phát sinh nhu cầu nghiên cứu liên tục về chủ đề này, đặc biệt ở những quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng thị trường như Việt Nam. Tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Chế độ sở hữu trong các Hiến pháp Việt Nam” xuất phát từ bốn (04) lý do chủ yếu sau đây: Thứ nhất, chế độ sở hữu trong hiến pháp đã được giới nghiên cứu tại Việt Nam quan tâm ở những phạm vi và mức độ nhất định. Tuy nhiên một số vấn đề lý luận và thực tiễn cần tiếp tục được nghiên cứu, làm rõ, chẳng hạn như: pháp luật hiện hành chưa cho phép tư nhân sở hữu đất đai; chế độ sở hữu toàn dân chưa được minh định; hiện tượng thiếu vắng các quy định liên quan đến một số đối tượng sở hữu như: sông suối, rừng, bãi biển, bãi chăn thả gia súc, đã và đang gây ra bất bình đẳng. Mặt khác, lợi dụng sự khiếm khuyết của thể chế hiện hành như sở hữu toàn dân về đất đai, rất nhiều doanh nghiệp tích luỹ vốn (tư bản) để phát triển. Trong khi kinh tế thị trường đòi hỏi phải được tự do kinh doanh, dựa trên nền tảng của sở hữu tư nhân. Đó là một trong những nguyên tắc vận hành cơ bản của kinh tế thị trường. Thứ hai, nghiên cứu theo bối cảnh và liên tục theo tiến trình lịch sử hình thành và phát triển của hiến pháp Việt Nam đã có một số nghiên cứu khởi xướng, song những nghiên cứu này đều được tiến hành trước thời điểm Quốc hội ban hành Hiến pháp năm 2013, để lại một khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu về chế độ sở hữu trong hiến pháp hiện hành. Cạnh đó, việc nghiên cứu liên tục theo tiến trình lịch sử hình thành và phát triển để tìm ra quy luật phát triển của chế độ sở hữu trong hiến pháp Việt Nam, làm cơ sở cho những dự báo tiếp biến trong tương lai là cần thiết, có thể giúp ích cho quá trình ban hành chính sách và sửa đổi hiến pháp về sau. 1 Thứ ba, nghiên cứu về chế độ sở hữu trong hiến pháp chưa có sự kết nối giữa giới nghiên cứu trong nước và nước ngoài (minh chứng qua tình hình nghiên cứu của Luận án). Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài hầu như chưa khái quát được quá trình vận động của chế độ sở hữu trong các Hiến pháp Việt Nam, nhằm chỉ ra sự “biệt lệ” với xu hướng trên thế giới. Mặt khác, các nghiên cứu tỏ ra xa rời bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam; những vận động trong lòng xã hội Việt Nam trước những thách thức của chiến tranh, đói nghèo, bị quốc tế cấm vận, mong muốn hội nhập và thịnh vượng. Các dự báo và kiến nghị chính sách (nếu có) trong nghiên cứu của các học giả nước ngoài thường kèm theo các yêu cầu về cải cách chính trị có trước. Song xu hướng tại các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi là các cải cách về kinh tế thường đi trước, đáp ứng các nhu cầu của các xã hội vốn đi lên từ đói nghèo và xung đột triền miên. Theo cách chủ động, nghiên cứu này muốn hướng sự chú ý của học giới nước ngoài đến mô hình Việt Nam. Thứ tư, quá trình tìm hiểu và so sánh “chế độ tiếp cận mở - open access regimes” với các hình thức sở hữu chung hiện nay ở Việt Nam (sở hữu toàn dân, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu chung hỗn hợp) đối với các nguồn tài nguyên chung (các nguồn tài nguyên chung ở Việt Nam đã được xác định về cơ bản thuộc sở hữu toàn dân) cho thấy một khoảng trống pháp lý chưa được điều chỉnh. Thực tế thường xảy ra là nếu như một nguồn tài nguyên tạo ra sản phẩm có giá trị cao thì việc thiếu các quy tắc liên quan đến việc sử dụng sẽ dẫn đến lạm dụng. Ở Việt Nam gần như thiếu vắng các nghiên cứu/quy định liên quan đến “chế độ tiếp cận mở”, là một nút thắt đã và đang gây ra bất bình đẳng (hoặc bị lạm dụng) giữa các chủ thể trong xã hội trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên chung. Do đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Chế độ sở hữu trong các hiến pháp Việt Nam” nhằm giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên. 2 2. Đối tƣợng, mục đích, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là: các học thuyết, quan điểm về sở hữu trong hiến pháp; các quy định về sở hữu trong các hiến pháp Việt Nam và một số hiến pháp nước ngoài; sự vận hành và thể hiện chế độ sở hữu trong hiến pháp trong xây dựng và thực thi pháp luật. 2.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là: góp phần làm sáng tỏ nhận thức về chế độ sở hữu ở Việt Nam; đồng thời, đưa ra các kiến nghị hoàn thiện hiến pháp và hệ thống pháp luật liên quan đến sở hữu ở Việt Nam. 2.3. Mục tiêu (nhiệm vụ) nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài gồm: xây dựng cơ sở lý luận của chế độ sở hữu trong hiến pháp; xác định quy luật vận động của chế độ sở hữu trong hiến pháp Việt Nam; xác định xu thế phát triển chế độ sở hữu trong hiến pháp trên thế giới; so sánh các hình thức sở hữu (hiện có) với chế độ tiếp cận mở (open access regimes); và kiến nghị giải pháp hoàn thiện chế độ sở hữu trong những lần sửa hiến pháp về sau. 2.4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về không gian là Việt Nam. Tuy nhiên, tùy ở mỗi thời kỳ Việt Nam không đồng nghĩa với toàn bộ lãnh thổ quốc gia như ngày nay. Đối với Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 là phần lãnh thổ mà Việt Nam DCCH kiểm soát và thực thi pháp luật (chủ yếu từ vĩ tuyến 17 trở ra). Đối với Hiến pháp năm 1980; Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) và Hiến pháp năm 2013 do Cộng hòa XHCN Việt Nam thực thi chủ quyền ổn định và toàn vẹn như hiện nay. Phạm vi nghiên cứu về thời gian là từ năm 1945 đến ngày nay, thể hiện lịch sử lập hiến của Việt Nam. Tương tự như không gian, đây là vấn đề tương đối phức tạp của lịch sử lập hiến ở Việt Nam. Các Hiến pháp năm 1946 và 3 1959 thuộc về chính thể Việt Nam DCCH; các Hiến pháp năm 1980, 1992 (sửa đổi năm 2001) và Hiến pháp năm 2013 thuộc về chính thể Cộng hòa XHCN Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu về nội dung là chế độ sở hữu trong các Hiến pháp của Việt Nam DCCH (Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959), Hiến pháp của Cộng hòa XHCN Việt Nam (Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013). 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Phƣơng pháp luận và lý thuyết cơ sở Phương pháp luận Đề tài của nghiên cứu sinh có đối tượng nghiên cứu là giao thoa của nhiều ngành khoa học. Chế độ sở hữu là đối tượng quan tâm nghiên cứu chủ yếu của triết học, kinh tế chính trị, luật học, sử học và kinh tế học. Do đó, về cách tiếp cận, bên cạnh luật học là hướng tiếp cận chính, đề tài có sự kết hợp nghiên cứu liên ngành các ngành khoa học nói trên. Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Marx-Lenin; phương pháp luật học và liên ngành. Lý thuyết cơ sở Nghiên cứu sinh vận dụng một số quan điểm, học thuyết sau để xây dựng mô hình lý thuyết cho Luận án gồm: Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (trong đó tư liệu sản xuất thuộc về toàn xã hội hoặc về một tập thể); Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất (trong đó tư liệu sản xuất thuộc về các cá nhân trong xã hội); Chế độ tiếp cận mở trong sở hữu (trong đó nơi mà không ai có quyền hợp pháp để loại trừ bất cứ ai trong việc sử dụng tài nguyên). 3.2. Phƣơng pháp cụ thể Phương pháp phân tích quy phạm: Đây là phương pháp trọng tâm của các nghiên cứu ngành luật. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 3 của luận án. Là chương nghiên cứu chế độ sở hữu trong các hiến pháp Việt 4 Nam. Phương pháp này dùng để phân tích các quy phạm thể hiện trong hiến pháp, các đạo luật, văn bản dưới luật và ở một mức độ nào đó trong các nghị quyết của Đảng Cộng sản do đặc thù văn bản pháp lý của Việt Nam thường thể chế hóa các chủ trương của đảng cầm quyền. Phương pháp phân tích tư liệu: cũng được dùng trong toàn bộ luận án. Do đặc điểm nghiên cứu của luận án thiên về định dạng nghiên cứu lý thuyết. Các tư liệu có thể xếp loại thành các nhóm: văn bản (pháp lý, chính trị, hành chính); công trình khoa học (tạp chí chuyên ngành, sách chuyên khảo); bài viết đăng báo (viết, trả lời phỏng vấn, phản biện). Các tư liệu chủ yếu bằng tiếng Việt (hoặc đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt), tiếng Anh. Phương pháp so sánh: được sử dụng hầu như ở các chương do “chế độ sở hữu” và “hiến pháp” vừa là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, nhiều trường phái nghiên cứu, và đối tượng phụ thuộc vào bối cảnh quốc gia, khu vực khác nhau. Cụ thể phương pháp so sánh sẽ được dùng trong quá trình khái quát các chế độ (hệ thống) sở hữu, chức năng của các hiến pháp; tìm ra điểm chung, điểm khác biệt; các ưu điểm và nhược điểm của chế độ sở hữu tại mỗi quốc gia, khu vực được khảo sát trong luận án. Phương pháp lịch sử: được sử dụng để làm rõ sự hình thành và phát triển của chế độ sở hữu trong các Hiến pháp Việt Nam (Chương 3). Chế độ sở hữu là thiết chế phản ánh rõ nét văn hóa, xã hội, kinh tế, lịch sử và thực tiễn chính trị của mỗi quốc gia, khu vực trên thế giới. Do đó, quá trình nghiên cứu cũng cần đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể tránh đi vào sự quy chiếu võ đoán. Các lý giải và giải pháp (nếu có) cũng sẽ cần được cân nhắc dựa vào các bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội cụ thể. Đề tài luận án nằm trong phạm vi chung của ngành khoa học xã hội. Do đó, ngoài những phương pháp nghiên cứu chuyên ngành nêu trên, một số phương pháp chung của ngành khoa học xã hội sẽ được sử dụng ở những mức độ nhất định, đan xen trong phạm vi toàn bộ luận án. Phương pháp nghiên 5 cứu định tính được triển khai trong trường hợp cần tìm hiểu sâu, chi tiết về một vấn đề mà các số liệu thống kê không mô tả được bản chất hoặc thiếu sự tin cậy, khó xác thực. 4. Những điểm mới của Luận án Luận án có những điểm mới chủ yếu sau: Thứ nhất, Luận án xây dựng khung lý thuyết về cơ sở hình thành chế độ sở hữu trong hiến pháp trên cơ sở tiếp cận liên ngành giữa luật học, lịch sử và kinh tế - chính trị. Từ đó, làm cơ sở xác định quy luật phát triển của chế độ sở hữu trong hiến pháp Việt Nam, giúp ích cho quá trình ra chính sách và sửa đổi hiến pháp về sau liên quan đến chế độ sở hữu. Thứ hai, Luận án chỉ ra quy luật vận động của chế độ sở hữu trong các Hiến pháp Việt Nam diễn ra theo hai xu hướng trái ngược nhau. Xu hướng từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 1980 là quá trình tiến tới xóa bỏ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, sự đa dạng của hình thức sở hữu bị mất dần, tư liệu sản xuất gần như bị loại khỏi sở hữu cá nhân. Xu hướng từ Hiến pháp năm 1992 đến Hiến pháp năm 2013 diễn tiến ngược lại, đó là đa dạng hóa trở lại các hình thức sở hữu, công nhận sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (ngoại trừ đất đai). Cùng đó, Luận án cũng giải thích các nguyên nhân dẫn đến quy luật trên, chủ yếu từ bối cảnh lịch sử và những biến động quốc tế tác động lên các quá trình trên. Thứ ba, Luận án đưa ra quan điểm và kiến nghị hoàn thiện về chế độ sở hữu trong hiến pháp Việt Nam, như: tiếp tục quá trình mở rộng quyền sở hữu tư nhân, tạo sự bình đẳng giữa các chủ thể sở hữu, minh định hình thức sở hữu toàn dân, khả năng mở rộng các loại hình sở hữu, kết hợp nhiều hình thức sở hữu. Thứ tư, Luận án chỉ ra “chế độ tiếp cận mở - open access regimes” có thể là một hướng tiếp cận khả dĩ đối với các phát sinh hiện nay liên quan đến một số đối tượng sở hữu là nguồn tài nguyên chung (như bãi biển, sông suối, 6 bãi chăn thả gia súc,…). Vì trong bối cảnh hiện nay và trung hạn, tác giả cho rằng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai của Việt Nam chưa có cơ sở để thay đổi, các hình thức sở hữu chung (với đặc trưng các đồng chủ sở hữu có quyền hợp pháp loại trừ các chủ thể khác sử dụng đối tượng sở hữu) không phù hợp với một số đối tượng sở hữu là tài nguyên chung (với đặc trưng không ai có quyền hợp pháp để loại trừ các chủ thể khác tiếp cận, sử dụng các nguồn tài nguyên này). Tuy nhiên, những gợi mở của Luận án về vấn đề này cũng là một hạn chế của Luận án, do đây là một lý thuyết khá mới đối với hướng tiếp cận truyền thống ở trong nước. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án Ý nghĩa khoa học của Luận án thể hiện ở ba (03) khía cạnh sau đây: Một là, hệ thống hóa một số lý thuyết, quan điểm liên quan đến chế độ sở hữu, chức năng của hiến pháp, quy luật vận động của chế độ sở hữu trong hiến pháp Việt Nam (Chương 1 và Chương 2). Hai là, việc đặt nghiên cứu trong mối liên hệ với các mô hình pháp lý trên thế giới, xu thế phát triển của chế độ sở hữu trên thế giới, Luận án tiếp tục gợi mở đến các nghiên cứu tiếp theo, là nghiên cứu chế độ sở hữu theo các mô hình hiến pháp (Chương 1 và Chương 4). Ba là, Luận án gợi mở việc nghiên cứu một khái niệm mới, đó là “chế độ tiếp cận mở”, có thể bổ sung một góc nhìn mới về các loại hình sở hữu (Chương 2 và Chương 4). Ý nghĩa thực tiễn của Luận án thể hiện ở hai (02) khía cạnh sau: Một là, qua phân tích xu thế phát triển của chế độ sở hữu trong hiến pháp, chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, chuyển động và bất cập của pháp luật về sở hữu, chức năng của hiến pháp trước bối cảnh mới tác giả có một số kiến nghị hoàn thiện chế độ sở hữu trong quá trình sửa đổi hiến pháp về sau. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam thiếu vắng các quy định liên quan đến “chế độ tiếp cận mở”, đã đang gây ra bất bình đẳng giữa các chủ thể trong xã hội trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên chung (Chương 4). Hai là, Luận án 7 bổ sung tư liệu nghiên cứu, học tập về lĩnh vực luật học (sở hữu, hiến pháp), kinh tế - chính trị và lịch sử. 6. Bố cục của Luận án Luận án bao gồm phần Mở đầu, Kết luận và bốn (04) Chương, gồm: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu chế độ sở hữu trong các Hiến pháp Việt Nam; Chương 2. Cơ sở lý luận về chế độ sở hữu trong hiến pháp; Chương 3. Sự hình thành và phát triển của chế độ sở hữu trong các Hiến pháp Việt Nam; Chương 4. Hoàn thiện chế độ sở hữu trong hiến pháp Việt Nam. 8 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TRONG CÁC HIẾN PHÁP VIỆT NAM 1.1. Tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài luận án của các tác giả nƣớc ngoài Thứ nhất, các nghiên cứu về chế độ sở hữu Dựa trên căn bản của sự phân công lao động, có thể phân biệt thành năm (05) chế độ (hệ thống) sở hữu: (i) chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, giai đoạn phát triển cao gọi là CNTB; (ii) chế độ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất nhưng tài sản định kỳ bị tịch thu để phân phối lại; (iii) chế độ theo chủ nghĩa công đoàn (syndicalism); (iv) chế độ sở hữu tập thể tư liệu sản xuất, hay CNXH hoặc chủ nghĩa cộng sản; (v) chế độ sở hữu của chủ nghĩa can thiệp.[100, tr.147] Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu sinh chủ yếu khảo sát hai (02) hệ thống gồm: chế độ sở hữu của CNTB và chế độ sở hữu của CNXH. Là một trong những nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng (Age of Enlightenment), John Locke (1632 - 1704) có những đóng góp quan trọng đối với chủ nghĩa tự do (cổ điển). Vấn đề sở hữu, vừa là một chương sách trong Two Treatises of Government (Khảo luận thứ hai về chính quyền - chính quyền dân sự) (2013), vừa là điểm nhấn quan trọng trong tư tưởng của John Locke. Tại đây, Locke trình bày quá trình con người từ chỗ hái lượm (hành động chiếm hữu đơn giản nhất) đến chiếm hữu đất đai, rồi trao đổi sản phẩm làm ra và sử dụng tiền tệ, căn nguyên của sở hữu và tư hữu. Tất cả được thực hiện thông qua lao động, và không phải với sự chiếm hữu vô độ. Từ đó, Locke đã mô tả sự tiến hóa, về mặt kinh tế, của trạng thái tự nhiên đến thời điểm thích hợp cho việc xây dựng xã hội dân sự, là nơi thiết lập và định đoạt 9 nên sở hữu cho mọi thành viên của xã hội, đồng thời là một kiến giải về bản chất và nguồn gốc của tư hữu.[79, tr.16-17] Trải qua vài thế kỷ phát triển, “chủ nghĩa tự do” có ý nghĩa khác xa thời đại của Locke, và do đó, Ludwig von Mises (1881 - 1973) đã nghiên cứu để khôi phục lại chủ nghĩa tự do (cổ điển). Những người lần đầu tiếp xúc với các tác phẩm của Ludwig von Mises, có thể bị nhầm lẫn về thuật ngữ ông dùng. Cần phân biệt “chủ nghĩa tự do (truyền thống)” - từ Mises dùng với “chủ nghĩa can thiệp của chính phủ” và những chương trình “nhà nước phúc lợi” từ được những nhà triết học theo đường lối xã hội (đặc biệt ở Mỹ) dùng.[100, tr.11] Qua các tác phẩm Liberalism (Chủ nghĩa tự do truyền thống) (2013) [100]; Interventionism: An Economic Analysis (Một phân tích kinh tế về chủ nghĩa can thiệp) (2014) [101], ông khôi phục lại các nguyên lý sở hữu nền tảng bằng cách đặt lại các luận điểm như: quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất có phải là sự lỗi thời do những người khó thích nghi với những thay đổi của thời đại lưu giữ không? Nếu để chủ nghĩa thực dụng sang một bên thì về mặt đạo đức có thể biện hộ cho quyền sở hữu tư nhân được không? Quyền sở hữu tư nhân có thể tồn tại lâu như thế là vì được nhà nước bảo vệ, chính Karl Marx khẳng định, nhà nước chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là bảo vệ quyền quyền sở hữu tư nhân. Giả thiết cho rằng chính phủ can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp tư nhân nhất định sẽ dẫn đến lệch lạc cho bằng chứng cụ thể không? Có phải sự tồn tại và việc bảo vệ quyền sở hữu tư nhân là tác nhân cản trở chứ không phải tác nhân hỗ trợ cho việc gìn giữ hòa bình cũng như cảm thông giữa các dân tộc không? [100, tr.27-31] Friedrich Hayek (1899 - 1992) là người kế tục tư tưởng của Ludwig von Mises, đồng thời là một lý thuyết gia thông tuệ nhiều lĩnh vực, từ tâm lý học, nhận thức luận, luật học, triết học chính trị, lịch sử tư tưởng, khoa học tiểu sử. Ông chủ trương một cách tiếp cận đa ngành để hiểu xã hội và tiến hóa của xã hội.[52, tr.11] Tuy nhiên, sự nghiệp nghiên cứu của ông vẫn có thể quy 10 chiếu về một mục đích chung, đó là bảo vệ và xây dựng lại chủ nghĩa tự do (cổ điển). Ông tiến hành song song cuộc đấu tranh tư tưởng, một mặt chống lại chủ nghĩa can thiệp của Keynes ((1883 - 1946) là một nhà kinh tế học người Anh ủng hộ sự can thiệp của chính phủ vào kinh tế) và chủ nghĩa toàn trị, khôi phục lại quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, mà theo ông, chỉ có hai tư liệu sản xuất nguyên thủy là đất đai và lao động.[52, tr.87] Đối với Hayek, chủ nghĩa can thiệp và chủ nghĩa toàn trị dựa trên một sai lầm về nhận thức, do đó sẽ khó khả thi trên thực tế. Các tác phẩm nổi bật của ông bao gồm: The Road to Serfdom (Đường về nô lệ) (2009) [46]; Individualism and Economic Order (Chủ nghĩa cá nhân và trật tự kinh tế) (2016) [48]; Economic Freedom and Representative Government (Tự do kinh tế và chính thể đại diện) (2016) [48]. Kế đó, Gilles Dostaler trong tác phẩm Le libéralisme de Hayek (Chủ nghĩa tự do của Hayek) (2008) [52] đã làm rõ thêm tư tưởng của ông. Do ảnh hưởng sâu sắc của trường phái Marxist tại Việt Nam, khi nghiên cứu chế độ sở hữu của CNXH việc nên làm là nghiên cứu tư tưởng của Karl Marx (K. Marx) và Friedrich Engles (F. Engles) về sở hữu. Những quan điểm của K. Marx và F. Engles về sở hữu được thể hiện rõ trong các tác phẩm Bản thảo kinh tế triết học năm 1844; Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, và của nhà nước; Hệ tư tưởng Đức; Chống ĐuyRinh; Tư bản; Những nguyên lý của chủ nghĩa Cộng sản (1847). Thông qua những tác phẩm trên, các ông luôn nhất quán coi sở hữu là một quan hệ kinh tế - xã hội, đồng thời khẳng định xóa bỏ sở hữu tư nhân TBCN là một quá trình tất yếu của lịch sử loài người. Song không phải bằng bàn tay độc đoán của nhà nước, mà là một trình tự phát triển theo lẽ tự nhiên. Các ông cũng đề cập và phân tích những điều kiện và khả năng thực hiện quá trình đó.[90, tr.40-41] Sự ảnh hưởng và áp dụng Chủ nghĩa Marx đã có lúc trở thành một hệ thống lớn trên thế giới. Song sự sụp đổ của Liên Xô và các quốc gia Đông 11 Âu đã mang lại sự thay đổi tích cực tại các quốc gia này sau quá trình chuyển đổi, tạo nguồn cảm hứng lớn cho giới nghiên cứu. Mô hình chuyển đổi đạt được thành công tại nhiều quốc gia như Hungary, Czech, Ba Lan, Peru, Trung Quốc. Các nghiên cứu về mô hình này cũng thường tập trung và các trường hợp điển hình trên. Kornai János là nhà kinh tế học Hungary nổi tiếng thế giới, trong hơn 40 năm nghiên cứu, ông tập trung nghiên cứu hệ thống kinh tế XHCN, tìm hiểu và lý giải hoạt động của hệ thống kinh tế XHCN, so sánh nó với hệ thống kinh tế TBCN.[88, tr.7] Các tác phẩm của ông như The Road to a Free Economy (Con đường dẫn tới nền kinh tế tự do) (2007) [88]; Socialist system: The Political Economy of Communism (Hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa: chính trị kinh tế học phê phán, tổng quan kinh tế xã hội chủ nghĩa) (2002) [87] đưa ra một giải pháp tổng thể cho việc chuyển đổi nền kinh tế XHCN. Tác phẩm tập trung vào một số trường hợp điển hình như Hungary, Cộng hòa Czech và Liên bang Nga. Tuy trải qua nhiều thăng trầm, các nền kinh tế trên khi cải cách theo chiến lược được đặt ra đã tỏ rõ sự ưu việt với sự phát triển khá ngoại mục. Với nhiều đặc điểm tương đồng về thể chế, các nghiên cứu này rất đáng để tham khảo trong quá trình phát triển của Việt Nam, đặc biệt các vấn đề về kinh tế và sở hữu. Cạnh đó, tác giả J. E. Stiglizt trong tác phẩm Chủ nghĩa xã hội đi về đâu đã dùng những kết quả nghiên cứu của mình và của các cộng sự để làm rõ hơn những vấn đề tranh luận lâu đời về các mô hình kinh tế, các hệ thống kinh tế, và trên cơ sở đó đưa ra những gợi ý chính sách cho các nền kinh tế chuyển đổi hậu XHCN. Ông đã thường xuyên thảo luận các vấn đề kinh tế chuyển đổi với các học giả và quan chức Trung Quốc và các nước Đông Âu từ đầu những năm 1980, và cho các nhà hoạch định chính sách những lời khuyên bổ ích. Trước hết nó, cũng như cuốn Hệ thống Xã hội chủ nghĩa của Kornai, giúp hiểu rõ hơn lịch sử kinh tế của hệ thống xã hội chủ nghĩa (trong đó có Việt Nam) trong hơn 12 nửa thế kỉ qua, hiểu rõ hơn những vấn đề hiện tại, và hi vọng góp phần quan trọng trong định ra các bước đi thích hợp trước mắt và lâu dài.[81] Các trường hợp khác có nghiên cứu của H. De Soto, là một học giả người Peru. Các phát hiện của ông được trình bày trong tác phẩm The Mystery of Capital (Sự bí ẩn của tư bản) (2006) là những lí giải về nguồn gốc của tư bản, vạch ra rằng hệ thống quyền sở hữu và các luật và thể chế liên quan chính là môi trường sống của tư bản, là các cơ chế, các quá trình biến tài sản thành tư bản, duy trì cuộc sống của tư bản và tăng cường năng lực của nó để làm ra của cải ngày càng nhiều hơn. Nếu không có các hệ thống pháp luật như vậy thì không có nền kinh tế thị trường hiện đại hiệu quả. Ông cũng phác thảo ra những chỉ dẫn ban đầu cho các nhà chính trị, các nhà lập pháp làm thế nào để xây dựng các hệ thống pháp luật như vậy. Về đất đai, hay nói rộng hơn về bất động sản, đây là nguồn tài sản chiếm tỉ lệ rất lớn trong tổng tài sản. Sử dụng nó ra sao liên quan đến luật đất đai và quyền sở hữu nói chung và được phân tích kĩ lưỡng trong cuốn sách này. Theo Soto, bất động sản chiếm khoảng một nửa (1/2) của cải của các nước tiên tiến; ở các nước đang phát triển con số này là gần ba phần tư (3/4). Như vậy, không có hệ thống pháp luật phù hợp để huy động tối đa tiềm năng của của cải này của quốc gia sẽ gây nên sự lãng phí hoặc gây nên tình trạng bất bình đẳng hoặc cả hai.[55, tr.9] Quan trọng hơn, một trong những đóng góp quan trọng của Soto, là một hệ thống quyền sở hữu được thiết kế tốt, có thể tiếp cận được cho tất cả mọi người, cùng với những qui định pháp lí liên quan chính là những cái giúp Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển quốc gia. Nghiên cứu về chế độ sở hữu của một số hệ thống pháp luật tương đồng với Việt Nam, tác giả tập trung vào một số điển hình sau: Trung Quốc có Under new Ownership (Trung Quốc dưới chế độ sở hữu mới) của Shahid Yusuf, Kaoru Nabeshima, Dwight H.Perkins (2005) [236]; Why are the transition paths in China and Eastern Europe different? (Tại sao con đường 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất