Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chế độ dinh dưỡng cho người loãng xương...

Tài liệu Chế độ dinh dưỡng cho người loãng xương

.DOCX
22
128
134

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN CN SINH HỌC THƯC PHÂM  TIỂU LUẬN DINH DƯỠNG HỌC Đề tài CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ LOÃNG XƯƠNG GVHD: Th.S Nguyễn Thị Trang Lớp : DHTP10A Nhóm : 7 Hồ Thị Tuyết Nhi 14025591 Trần Vũ Trường 14051731 TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN..............................................................................................3 LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................4 CHƯƠNG 1 BỆNH LOÃNG XƯƠNG.....................................................5 1.1. Thực trạng........................................................................................5 1.1.1. Trên thế giới................................................................................5 1.1.2. Tại Việt Nam...............................................................................5 1.2. Giới thiệu chung về bệnh loãng xương...........................................5 1.2.1. Khái niệm....................................................................................5 1.2.2. Nguyên nhân...............................................................................6 1.2.3. Phân loại......................................................................................7 1.2.4. Biểu hiện bệnh loãng xương.......................................................7 1.2.5. Hậu quả của bệnh loãng xương...................................................9 1.2.6. Phòng ngừa bệnh.........................................................................9 CHƯƠNG 2 CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG NGƯỜI LOÃNG XƯƠNG.....11 2.1. Dinh dưỡng cho xương chắc khoẻ.................................................11 2.2. Dinh dưỡng cho người mắc bệnh loãng xương............................15 2.2.1. Thực phẩm nên dùng.................................................................15 2.2.2. Thực phẩm nên hạn chế............................................................18 PHỤ LỤC...................................................................................................21 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................22 1 LỜI CẢM ƠN Để có được bài tiểu luận hoàn thiện, thành công tốt đẹp cần có sự đóng góp, giúp đỡ và hỗ trợ của rất nhiều người dù là trực tiếp hay gián tiếp. Trước tiên chúng em xin chân thành cảm ơn Viện Công nghệ Sinh học - Thực phẩm đã tạo cơ hội để chúng em được biết thêm một môn học hết sức bổ ích cho kiến thức thực tế của chúng em sau này đó là môn “Dinh dưỡng học”. Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Trang là người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt cô còn dành thời gian quý báu của mình để tận tình góp ý, sửa lỗi giúp chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất. Sau cùng em xin kính chúc cô dồi dào sức khỏe và hạnh phúc để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Nhóm chúng em đã cố gắng hết sức để hoàn thành bài tiểu luận. Nhưng chắc hẳn trong quá trình thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Mong cô cũng như mọi người tham khảo để đóng góp ý kiến, nhận xét làm cho bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn. 2 LỜI MỞ ĐẦU Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định hàng đầu đối với việc phát triển con người nói riêng và xã hội nói chung. Vấn đề dinh dưỡng luôn được xã hội quan tâm sâu sắc bởi sức ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của xã hội cũng như sự phát triển của toàn nhân loại. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp với tuổi tác, sinh lý và sức khỏe của mình do đó gây ra một số bệnh và triệu chứng không lường trước được như suy dinh dưỡng, béo phì, tim mạch,...Để mọi người có thể hình dung và hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của vấn đề dinh dưỡng trong cuộc sống hằng ngày thì sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về “Chế độ dinh dưỡng cho người bị loãng xương” dưới góc độ dinh dưỡng học. Loãng xương đều là bệnh lý liên quan đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau từ môi trường bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Vậy phải làm sao giảm thiểu được số người mắc bệnh hay cải thiện bệnh để tận hưởng một cuộc sống lâu dài hơn, hạnh phúc hơn thì giờ ta sẽ cùng tìm hiểu các vấn đề liên quan đến căn bệnh trên. 3 CHƯƠNG 1 BỆNH LOÃNG XƯƠNG 1.1. Thực trạng 1.1.1. Trên thế giới Theo Hiệp hội loãng xương quốc tế, cứ 3 giây là có một ca gãy xương do loãng xương, và cứ 22 giây thì có một ca gãy cột sống, tương đương với 25.000 ca gãy xương mỗi ngày hoặc 9 triệu ca mỗi năm. Theo nghiên cứu, loãng xương xảy ra phổ biến ở phụ nữ, nguy cơ loãng xương ở phụ nữ càng tăng cao sau khi sinh nở và ở độ tuổi trên 50. Nguy hiểm của căn bệnh này là gãy xương tiềm tàng mà bệnh nhân không biết được. Dự báo tới năm 2050, toàn thế giới sẽ có 6.3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương và 51% số này sẽ ở Châu Á nơi mà khẩu phần ăn hằng ngày thiếu calci và việc chẩn đoán sớm cũng như điều trị tích cực bệnh loãng xương còn nhiều khó khăn. [1] 1.1.2. Tại Việt Nam Bệnh loãng xương đã ở mức báo động, việc sử dụng những tiến bộ mới nhất trong chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa loãng xương - căn bệnh âm thầm và nguy hiểm này, đang trở nên hết sức cần thiết. Ước tính có hơn 2.8 triệu người bị loãng xương trong đó phụ nữ chiếm 76%. Các nghiên cứu cho thấy chi phí cho việc điều trị bệnh loãng xương là rất lớn vì phải điều trị lâu dài và gây biến chứng cao. Vì vậy việc phòng ngừa bệnh loãng xương là giải pháp giảm gánh nặng về y tế cho xã hội, đồng thời đảm bảo chất lượng cuộc sống cho mỗi người. Mặt khác nước ta vẫn còn tình trạng là nhiều bệnh nhân loãng xương chưa được chẩn đoán và điều trị thích hợp, đầy đủ. Chính vì vậy, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe xương là một vấn đề hết sức quan trọng và mang tính cấp thiết. 1.2. Giới thiệu chung về bệnh loãng xương 1.2.1. Khái niệm Loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích, là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng calci gắn với các khung này. Loãng xương được ví như “tên 4 cướp thầm lặng” từng chút một đánh cắp các khoáng chất trong ngân hàng xương của cơ thể. Hình 1: Xương của người bình thường và xương của người bệnh loãng xương 1.2.2. Nguyên nhân Loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường của hai quá trình tạo xương và hủy xương. Quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương vẫn tiếp tục xảy ra. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do: - Vấn đề tuổi tác: Người già ít hoạt động ngoài trời, thiếu ánh nắng, thiếu vitamin D, chức năng dạ dày, đường ruột, gan thận và tạo xương suy yếu, xương bị thoái hóa. - Chế độ dinh dưỡng hằng ngày không cung cấp đủ calci, phospho, magie, acid amin, các nguyên tố vi lượng,... hoặc do một lý do nào đó cơ thể không hấp thu được calci. - Do mắc một số bệnh về tuyến thượng thận, cường giáp trạng, suy thận, chấn thương, viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp hoặc bệnh mãn tính phải nằm dài ngày. 5 - Hormon sinh dục nữ giảm: Ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh và sau mãn kinh thì lượng hormon estrogen trong máu bị suy giảm một cách đáng kể bởi sự suy thoái của buồng trứng làm tăng nhanh tốc độ chuyển hóa calci từ xương vào máu. - Suy giảm miễn dịch cũng là nguyên nhân gây chứng loãng xương. - Ngoài ra còn nhiều nguy cơ làm cho bệnh loãng xương ở người trưởng thành tăng lên nếu trên cơ thể người đó có tiền sử bị còi xương lúc nhỏ, béo phì, lạm dụng corticoid, heparin,... 1.2.3. Phân loại - Loãng xương nguyên phát: Do sự lão hóa của các tạo cốt bào, tăng quá trình hủy xương, giảm quá trình tạo xương. Loãng xương nguyên phát được chia làm hai thể: + Loãng xương ở tuổi mãn kinh: Do giảm nột tiết tố estrogen, ngoài ra còn có sự giảm tiết hormon tuyến cận giáp trạng, tăng thải calci niệu, suy giảm hoạt động của enzym 25-OH-vitamin D1-hydroxylase. Thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 50-55, đã mãn kinh. Tổn thương chủ yếu là mất chất khoáng ở xương xốp dẫn đến sự lún của các đốt sống hoặc gãy xương. + Loãng xương tuổi già: Gặp ở nam và nữ, liên quan tới tuổi và tình trạng mất cân bằng tạo xương, độ tuổi khoảng trên 70. Đặc điểm của loại loãng xương này là mất chất khoáng toàn thể cả ở xương xốp (xương bó) và xương đặc (xương vỏ). Bệnh nhân thường bị gãy cổ xương đùi.[3] - Loãng xương thứ phát: Xuất hiện ở mọi lứa tuổi. 1.2.4. Biểu hiện bệnh loãng xương Những biểu hiện lâm sàng chỉ xuất hiện khi trọng lượng xương giảm trên 30%. Quá trình loãng xương diễn ra từ từ không gây triệu chứng gì cho tới khi loãng xương nặng, xương bị gãy hoặc bị xẹp. Ba triệu chứng loãng xương hay gặp là đau cột sống, biến dạng cột sống và gãy xương. Đau cột sống lưng hay cột sống thắt lưng cấp tính thường xảy ra sau khi gắng sức nhẹ hoặc ngã, nhiều khi có tiếng kêu rắc kèm theo sau khi vận động. Biến dạng cột sống thường thấy lưng còng, sụp cột sống, vẹo cột sống. Chiều cao giảm dần theo tuổi do biến dạng đường cong sinh lý gây ra gù vùng lưng hay thắt lưng. Trường hợp bị xẹp đốt sống bệnh nhân thấy đau lưng, đau âm ỉ, có khi đau nhói khi vận động. Xương dễ gãy, đôi khi chỉ một chấn thương nhẹ cũng làm gãy 6 cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương quay, gãy lún đốt sống. Đối với người nghi là loãng xương thì xác định bằng phương pháp đo tỷ trọng của xương: X quang, chỉ số T-score. T-score của một cơ thể là chỉ số mật độ xương của cơ thể đó so với mật độ xương của nhóm người trẻ tuổi làm chuẩn. - Xương bình thường: T-score ≥ -1, tức là lượng chất khoáng xương (BMD) củangười được đo bằng và trên -1 độ lệch chuẩn (-1SD) so với giá trị trung bình của người trưởng thành độ tuổi 20-35 tuổi trong cộng đồng. - Thiếu xương: -2.5 < T-score< -1, tức là BMD của người được đo trong khoảng -1 đến -2.5 SD so với giá trị trung bình của người trưởng thành độ tuổi 20-35 trong cộng đồng. - Loãng xương: T-score ≤ -2.5, tức là khi BMD của người được đo bằng và dưới ngưỡng -2.5 SD so với giá trị trung bình của người trưởng thành độ tuổi 20-35 tuổi trong cộng đồng - Loãng xương nặng: T-score ≤ -2.5 SD và bệnh nhân có tiền sử hoặc hiện tại có một hay nhiều vị trí gãy xương. 7 Hình 2: Gãy xương do loãng xương Hình 3: Biểu hiện của bệnh loãng xương 1.2.5. Hậu quả của bệnh loãng xương Người bệnh loãng xương thường phải đối mặt rất nhiều trở ngại trong việc điều trị, khó khăn trong việc vận động, điều trị dài ngày, tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức, đặc biệt là những cơn đau nhói mỗi khi cử động. Việc nằm tại chỗ dài ngày khi gãy xương không những làm tình trạng loãng xương càng nặng lên mà còn kéo theo nhiều nguy cơ rất bất lợi cho sức khỏe người có tuổi như bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, loét mục ở các điểm tỳ đè,... làm giảm chất lượng cuộc sống. Mỗi 3 giây, trên thế giới có 1 người bị gãy xương do loãng xương, đây cũng là một nguyên nhân chính gây tàn phế và giảm tuổi thọ cho người có tuổi (theo thống kê ở các nước phát triển có đến 20% người có tuổi bị gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu vì các biến chứng do nằm lâu). Gãy xương khi bị những chấn thương nhẹ là hậu quả cuối cùng của bệnh loãng xương. Gãy xương do loãng xương thường gặp ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, thắt lưng và cổ xương đùi. Với người có tuổi, thường có nhiều bệnh lý của tuổi tác đi kèm như tim mạch, huyết áp, tiểu đường,... và đặc biệt với tình trạng loãng xương nặng thì việc liền xương thường rất khó khăn, đa số người bệnh phải nằm tại chỗ nhiều ngày, thậm chí phải nằm điều trị dài ngày trong bệnh viện. 1.2.6. Phòng ngừa bệnh 8 Việc điều trị bệnh loãng xương khó khăn và rất tốn kém nên chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa và cách xây dựng chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho xương chắc khoẻ bằng cách: bổ sung lượng calci và vitanin D phù hợp trong suốt tuổi ấu thơ, tuổi dậy thì và trưởng thành kết hợp với việc luyện tập thể lực, thể thao thường xuyên. Các môn thể thao đối kháng hay chịu sức nặng giúp xương trở nên cứng hơn, các lọai thể dục có thể áp dụng là chạy hay đi bộ, tập tạ, leo cầu thang, khiêu vũ,… để tăng cường sức khoẻ cho xương. Dùng thuốc: Hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị phòng ngừa loãng xương. Tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người mà bác sĩ sẽ kê đơn thích hợp. Ngoài ra để xương chắc khỏe ta cần tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá,... Hình 4: Chế độ luyện tập phòng ngừa loãng xương 9 CHƯƠNG 2 CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ LOÃNG XƯƠNG 2.1. Dinh dưỡng cho xương chắc khoẻ - Calci: Calci là nguyên tố chính cấu thành xương. Khi xương chắc khỏe sẽ chống đỡ tốt với quá trình viêm mà giảm bệnh. Nếu không được cung cấp đầy đủ, cơ thể sẽ huy động calci từ xương làm xương yếu đi. Thức ăn chứa nhiều calci bao gồm: sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại rau xanh, các loại thủy hải sản như: tôm, cua, các loại cá nhỏ ăn nguyên xương,...Và lượng Calci trung bình cần được bổ sung như sau: + Người dưới 50 tuổi: 1000mg/ngày + Người trên 50 tuổi: 1200mg/ngày - Vitamin D: Có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể mỗi người, vitamin D giúp tăng cường khả năng hấp thu calci và phosphat. Việc tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cùng với việc hấp thụ từ chế độ ăn uống giúp duy trì nồng độ thích hợp của vitamin này trong huyết thanh. Theo nghiên cứu, lượng vitamin D cần thiết đưa vào cơ thể như sau: + Người dưới 50 tuổi: 200 IU/ngày + Người trên 50 tuổi: 400-600 IU/ngày Những người đang mắc bệnh loãng xương cần có chế độ ăn hợp lí để làm giảm các triệu chứng loãng xương và tránh nguy cơ khiến bệnh nặng thêm. Xương là một trong những phần quan trọng của cuộc sống của chính bạn. Vì thế, việc bổ sung canxi để nuôi dưỡng hệ xương cần phải đúng cách và cần có thời gian. Nhiều người quan niệm sai lầm trong việc phòng tránh bệnh loãng xương của họ. Hiện nay, đã có rất nhiều người chọn việc bổ sung đồng thời thực phẩm cung cấp canxi và sữa canxi để hỗ trợ nhau trong việc khắc phục bệnh loãng xương ở người già và những bạn trẻ tuổi. Những loại thực phẩm bổ sung chất vôi cao cần được sử dụng và việc hạn chế sử dụng những thực phẩm này sẽ gây trở ngại cho việc khắc phục bệnh loãng xương Theo Maggie Yap, chuyên gia dinh dưỡng bệnh viện đa khoa Singapore. Bên cạnh việc dùng thuốc bổ sung calci, một khẩu phần ăn hàng ngày đủ calci sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh loãng xương. [4] 10 Các loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống giúp xương chắc khỏe là:  Xương ống động vật: Các loại xương ống, xương sống động vật như: lợn, bò, gà đều cung cấp collagen, các protein, calci, phospho, các muối khoáng, nguyên tố vi lượng (sắt, kiềm, đồng, niken...). Mỗi tuần nên dùng 2 lần những xương này hầm nhừ sẽ là nguồn bổ sung các nguyên tố vi lượng rất tốt cho việc phục hồi các khớp xương.  Các loại cua, cá nhỏ, người ta thường nghĩ phải những con cá to, đắt tiền, quý hiếm mới có giá trị dinh dưỡng và tốt cho xương khớp nhưng không nhất thiết phải dùng chúng, mà thay vào đó là những loại cua, cá, tôm nhỏ, xương mềm có thể xay, ăn cả xương sẽ cung cấp lượng calci, phospho, các muối khoáng, protein cần thiết cho cơ thể.  Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa vẫn là nguồn thực phẩm ưu tiên hàng đầu trong thực đơn những thực phẩm giúp phòng chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe vì trong sữa có nhiều calci - thành phần chính cấu thành nên xương. Nếu không uống được sữa tươi thì có thể thay thế bằng sữa chua, phô-mai, sữa bò. Một hộp sữa chua có hàm lượng calci tương đương với một cốc sữa 250ml. Một miếng phomát 30g cũng chứa lượng calci tương ứng. Còn 1 ly sữa bò chứa khoảng 270mg calci. Nếu lo ngại về lượng đường trong sữa và các chế phẩm từ sữa, nên dùng các sản phẩm ít đường hoặc không đường. Một số loại sữa cung cấp calci giúp phòng bệnh loãng xương: Anlene, Ensure, sữa bột Nuti Obilac,... 11 Hình 5: Sữa và các sản phẩm từ sữa  Trứng: là loại thực phẩm phổ biến được cho là chứa nhiều protein nhất, trong trứng cũng chứa 6% vitamin D hỗ trợ một phần nào đó lượng calci hằng ngày cho cơ thể.  Ngũ cốc: Ngũ cốc có khả năng phòng chống loãng xương bởi trong nó có hàm lượng protein từ 8-14% và đạm thực vật giúp tăng cường mật độ xương. Cần cho vào thói quen ăn uống hàng ngày (bánh mì, bột mì , gạo,…) bằng mầm lúa mì, rau quả sấy khô. Trong 100g mầm lúa mì mang đến 26g đạm, còn một nắm lúa mạch mang đến 14g đạm.  Hạnh nhân: Ăn vặt bằng hạnh nhân giúp tăng calci cho cơ thể. Phụ nữ mãn kinh nên lưu ý đưa loại hạt này vào chế độ ăn uống của mình.  Hạt mè: Là nguồn cung cấp dồi dào calci cho cơ thể.  Giá đỗ: Trong giá đỗ có chứa phyto-estrogen (hormon estrogen thực vật), đặc biệt là isoflavon giúp giảm nguy cơ về quá trình loãng xương, nhất là ở giai đoạn mãn kinh, khi xương mỏng đi nhanh chóng và gia tăng nguy cơ gãy xương.  Chuối: Có hàm lượng trytophan và serotonin cao, đặc biệt là kali - chất điện phân ngăn ngừa mất calci của cơ thể. Mỗi bữa cần ăn một trái chuối là đủ. Thành phần dinh dưỡng của chuối: 100 gram thịt chuối cung cấp: 92 kcal – 1,03g protein – 396 mg K – 1 mgNA– 6mgCalcium – 0,31mgFe – 29mgMg. Hình 6: Chuối và bắp cải  Bắp cải: chứa vitamin K giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông. Trong 100g bắp cải chứa tới 0,2mg vitamin K trong khi lượng vitamin K hàng ngày cần nạp vào cơ thể là 0,03 - 1mg. Nếu không muốn ăn bắp cải, có thể 12 thay thế bằng cải thìa, cải xanh, cải xoăn,... vì các loại cải này cũng chứa rất nhiều vitamin K.  Đậu rồng: Có chứa nhiều protein, trong đó gồm 18 loại acid amin cần thiết cho cơ thể. Đậu rồng có vị hơi nhẫn giống như vị của rau diếp, còn hoa thì lại giống như các loại nấm.  Trà xanh: Với hàm lượng flavonoid (chất chống oxy hóa) phong phú trong lá trà, trà xanh góp phần giảm nguy cơ loãng xương. Tuy nhiên, ở một số người, uống quá nhiều nước trà còn có thể gây đau đầu, thở gấp cũng như rối loạn tầm nhìn hay khó khăn về tiêu hóa, trà tuy có chứa chất vôi nhưng chất chát trong trà, nếu ở liều lượng cao, lại là nhân tố ngăn cản sự hấp thu calci qua niêm mạc đường tiêu hoá. Nên tránh uống trà ít nhất 30 phút trước và sau bữa ăn.  Đậu nành: Có hoạt chất genistein được xem như là hormon estrogen thực vật góp phần quan trọng giúp xương chắc khỏe.  Rau bina: Thường dùng cho người bị loãng xương, cứ 100-200g rau bina có thể cung cấp hàm lượng 25% nhu cầu calci cho cơ thể.  Nước cam: Rất ít đàn ông chọn nước cam là thực phẩm bổ sung calci cho mình nhưng đối với phụ nữ là thức uống khoái khẩu vì ngoài làm cho da đẹp, giúp tăng cường sức đề kháng ra thì nước cam còn cung cấp hàm lượng vitamin C, vitamin D rất lớn.  Cá hồi: Đây là loại cá có hàm lượng vitamin D dồi dào (khoảng 12-20mg trong 100g cá) nên rất có lợi cho sự tái tạo mật độ xương. Cá hồi là 1 trong 6 thực phẩm giúp phòng tránh bệnh loãng xương tốt nhất. Nên ăn cá hồi 2 lần/tuần để đảm bảo nhu cầu vitamin D cho cơ thể. Ngoài ra, phơi nắng cũng giúp cơ thể hấp thụ được một lượng nhỏ vitamin D qua da. Hình 7: Cá ngừ và thịt bò 13  Cá ngừ: Cung cấp hàm lượng Omega-3 và 39%vitamin D cho cơ thể.  Thịt bò: Có đến 50% thành phần cấu tạo của xương trong cơ thể là protein, nên xương rất cần protein. Chúng ta có thể bổ sung protein cho xương từ thịt bò. Theo các chuyên gia xương khớp, người trưởng thành nên bổ sung 0,88gr protein/kg trọng lượng cơ thể.  Thực phẩm chức năng: Cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm tiến trình phát triển của bệnh như tảo xoắn Spirulina + Calcium, nấm agricus,.. 2.2. Dinh dưỡng cho người mắc bệnh loãng xương 2.2.1. Thực phẩm nên dùng Loãng xương có thể không được phục hồi hoàn toàn nhưng có thể ngăn tình trạng bệnh nặng hơn nhờ chế độ dinh dưỡng giàu canxi và vitamin D. Theo Maggie Yap, chuyên gia dinh dưỡng bệnh viện đa khoa Singapore. Bên cạnh việc dùng thuốc bổ sung canxi, một khẩu phần ăn hàng ngày đủ canxi sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh loãng xương. Xương ống động vật: Các loại xương ống, xương sống động vật như: lợn, bò, gà đều cung cấp collagen, các protein, canxi, phospho, các muối khoáng, nguyên tố vi lượng (sắt, kiềm, đồng, niken...). Mỗi tuần nên dùng 2 lần những xương này hầm nhừ sẽ là nguồn bổ sung các nguyên tố vi lượng rất tốt cho việc phục hồi các khớp xương. Các loại cua, cá nhỏ: Người ta thường nghĩ phải những con cá to, đắt tiền, quý hiếm mới có giá trị dinh dưỡng và tốt cho xương khớp. Nhưng không nhất thiết phải dùng chúng, mà thay vào đó là những loại cua, cá, tôm nhỏ, xương mềm, để chúng ta có thể xay, ăn cả xương sẽ cung cấp lượng canxi, phospho, các muối khoáng, protein,… cần thiết. Thực phẩm chức năng: Bên cạnh việc sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi thì các sản phẩm thực phẩm chức năng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm tiến trình phát triển của bệnh như: Tảo xoắn Spirulina + Calcium, nấm agricus,… Các loại rau quả chứa vitamin K: Vitamin K giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông. Một số loại rau, hoa quả chứa nhiều vitamin K như chuối, bắp cải, 14 khoai tây... Ăn uống kết hợp với tập luyện, lao động vừa phải là những yếu tố cần thiết để phòng và chữa bệnh. [5] Hình 8: Các loại thực phẩm giàu vitamin K Một số món ăn có lợi cho bệnh loãng xương: Song song với việc điều trị bằng thuốc thì liệu pháp ẩm thực ngày càng được chú trọng. Nó không chỉ giúp người bệnh có cảm giác ngon miệng mà còn có tác dụng nâng cao sức khỏe, bồi bổ cơ thể và quan trọng hơn là tác dụng hỗ trợ điều trị loãng xương. Một số món ăn phòng loãng xương có thể áp dụng: 15 -Canh xương lợn hầm hải đới, củ cải: Xương sườn 250g, củ cải trắng 250g, hải dới 50g, Hình 9: Canh xương lợn hầm hải đới, củ cải nước, rượu gạo, gừng, muối, gia vị vừa đủ. Xương sườn rửa sạch cho vò ninh kĩ, thêm gừng, một chút rượu gạo, cho củ cải và hải đới đã rửa kỹ thái tăm, đun thêm khoảng 510 phút, nêm gia vị vừa ăn. - Canh xương lợn đậu tương: Xương lợn 250g, 100g đậu tương. Ngâm trước đậu tương cho mềm sau đó róc vỏ, xương lợn rửa sạch, chặt từng khúc từ 5-6cm, đun sôi rồi vớt bọt, thêm 20g rượu gạo, một ít gừng tươi, thêm muối và gia vị vừa đủ, sau khi đun sôi, đun nhỏ lửa và nấu cho xương nhừ, cho đậu tương vào ninh cho tới khi nhừ là được. Mỗi tuần có thể ăn 1-2 lần. 16 Hình 10: Canh xương lợn, đậu tương Hình 11: Súp tôm đậu phụ - Súp tôm đậu phụ: 50g tôm tươi, đậu phụ non 200g. Tôm làm sạch, bóc vỏ. Đậu phụ non cắt thành hình vuông nhỏ, hành lá, gừng, gia vị, dầu, cho vào đảo cho ngấm, thêm chút nước, đun sôi kỹ là dùng được. - Súp đậu hũ tôm xương sườn: Sườn lợn 300g, đậu phụ 500g, hành tây 80g, tôm 30g, tỏi một nhánh, rượu gạo, gừng, hạt tiêu, muối, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Rửa sạch xương sườn, đun sôi vớt bọt ra, thêm gừng và hành lá, đun nhỏ lửa. Khi xương sườn nhừ thì thêm đậu phụ, tôm, hành tây, tỏi và gia vị đun sôi là được. Hình 12: Súp đậu hũ tôm xương sườn 2.2.2. Thực phẩm nên hạn chế - Thực đơn nhiều muối: Những phụ nữ mãn kinh nếu ăn nhiều muối sẽ tăng nguy cơ gây tổn thất các khoáng chất cao hơn so với những người còn trẻ và cũng do ăn mặn nên nhiều phụ nữ trung niên, cao tuổi phải bổ sung rất nhiều calci. Mọi người chỉ nên giới hạn 2.300mg muối/ ngày là đủ, mức này tương ứng với 1 thìa cà phê nhưng trong thực tế có nhiều 17 người ăn tới 4.000mg/ngày. Nếu tiêu thụ 2.300mg natri thì mức tổn thất calci qua đường nước tiểu ước khoảng 40mg/ngày. - Thức uống: Một số loại thức uống như nước ngọt có gas, các loại nước soda… là thức uống chứa nhiều acid phosphoric, làm tăng quá trình bài tiết calci vào trong nước tiểu và hầu hết những loại nước ngọt đều không chứa calci nên không có lợi cho cơ thể. Các chất kích thích như rượu, bia, một số đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá hay một số thức uống có chứa caffeine có khả năng gây ức chế thần kinh cản trở việc hấp thu canxi, Cafein làm tăng tốc độ canxi bị mất trong nước tiểu. Một ngày không nên tiêu thụ quá 1 ly cà phê. Do đó những người đang mắc bệnh cần hạn chế sử dụng để trán tình trạng bệnh nặng hơn. Nếu bạn đang chán nản hoặc bị căng thẳng mãn tính cần được giúp đỡ. Trầm cảm làm tăng nguy cơ loãng xương. Các hormone căng thẳng được gọi là cortisol cao hơn ở bệnh nhân trầm cảm và hormone này là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng loãng xương xảy ra nhanh hơn. Các loại nước ngọt có ga vì hợp chất photpho trong nước giải khát ngọt hơn chè sẽ kéo chất vôi theo đường bài tiết. Rượu thì tệ hơn nữa vì không chỉ gây thất thoát canxi mà hầu như tất cả khoáng chất. - Thực đơn chứa nhiều caffein Thực đơn chứa nhiều caffein có thể làm nghèo calci của xương và qua nghiên cứu, người ta phát hiện thấy mỗi ngày tiêu thụ 100mg caffein sẽ làm mất đi khoảng 6mg calci. Mức tổn thất này không bằng tác hại của muối nhưng ở phụ nữ khi không cung cấp đủ calci thì caffein lại càng gây hại. Cà phê là thức uống chứa nhiều caffein nhất. Tuy nhiên, chè cũng có chứa caffein nhưng lại không gây hại, thậm chí còn có lợi, làm tăng tỷ trọng xương cho phụ nữ. 18 Hình 13: Hạn chế dùng nước có gas - Thực đơn quá nhiều đậu nành: Khi ăn quá nhiều đậu nành thì hợp chất oxalates có trong đậu nành làm vô hiệu hóa tác dụng của calci. Thậm chí có nghiên cứu còn cho rằng đậu nành gây ảnh hưởng đến độ cứng của xương. Những ai có thói quen ăn nhiều đậu nành thì mỗi ngày chỉ cần bổ sung thêm khoảng 100mg calci là đủ.[6] Người bị loãng xương nên bớt sử dụng các loại rau cải như bạc hà, củ dền, rau muống vì chứa nhiều oxalat. Chất này không chỉ kết dính với canxi mà với các khoáng tố khác cần thiết cho độ bền vững của mô xương như mangan. Bánh mì cũng là món khắc khẩu với người bị loãng xương vì thành phần phytate trong bánh mì là lý do khiến mô xương trở thành “công trình rút ruột” thiếu hai nhân tố cơ bản, canxi và magie. Mỗi loại thực phẩm cung cấp giá trị dinh dưỡng khác nhau, tuy nhiên các thực phẩm nói trên có chứa một số thành phần dinh dưỡng không thích hợp cho bệnh loãng xương, vì vậy chúng ta nên chú ý đến hàm lượng của chúng trong khẩu phần ăn hằng ngày, không nên quá lạm dụng. Đừng quên chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý, đi bộ nhẹ nhàng thường xuyên ngoài việc giữ trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý còn giúp xương luôn linh hoạt giữ được độ dẻo dai. Bài học kinh nghiệm: Tỷ lệ bệnh loãng xương ngày càng gia tăng, chi phí điều trị loãng xương hàng năm rất lớn, chất lượng cuộc sống của con người đặc biệt là người có tuổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng là điều các quốc gia cần phải quan tâm. Với phương châm "Phòng bệnh hơn chữa bệnh", bệnh loãng xương có thể được phòng ngừa tốt bằng việc duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện, vận động đầy đủ và hợp lý ngay từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành và trong suốt cuộc đời 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan