Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chất phóng sự trong tiểu thuyết giông tố của vũ trọng phụng...

Tài liệu Chất phóng sự trong tiểu thuyết giông tố của vũ trọng phụng

.PDF
81
736
118

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN  --  LÊ TRUNG LẬP MSSV: 6095785 CHẤT PHÓNG SỰ TRONG TIỂU THUYẾT GIÔNG TỐ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: HỒ THỊ XUÂN QUỲNH ` Cần Thơ, năm 2013 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 1.1. Giới thiệu tác giả Vũ Trong Phụng 1.1.1. Tiểu sử 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác 1.1.3. Vũ Trọng Phụng – Một nhà văn, một nhà báo tài năng 1.1.4. Vị trí của Vũ Trọng Phụng trong nền văn học Việt Nam 1930 - 1945 1.2. Vài nét về thể loại phóng sự 1.2.1. Giới thuyết về phóng sự 1.2.2. Đặc điểm của phóng sự 1.2.2.1. Đặc điểm về nội dung 1.2.2.1.1. Phóng sự với tư cách là thể loại báo chí 1.2.2.1.2. Phóng sự với tư cách là tác phẩm văn chương 1.2.2.1.3. Phóng sự là sản phẩm giao duyên giữa báo chí và văn học 1.2.2.2. Đặc điểm về nghệ thuật CHƯƠNG 2 CHẤT PHÓNG SỰ TRONG TIỂU THUYẾT GIÔNG TỐ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG THỂ HIỆN Ở PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 2.1. Phản ánh chân thực xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945 2 2.1.1. Khung cảnh làng quê Viêt Nam 2.1.2. Các mối quan hệ trong xã hội nông thôn 2.1.2.1. Gia đình 2.1.2.2 Làng xóm, láng giềng 2.2 Phản ánh chân thực xã hội thành thị Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945 2.2.1. Khung cảnh thành thị Việt Nam 2.2.2. Các mối quan hệ trong xã hội thành thị 2.2.2.1. Gia đình Nghị Hách 2.2.2.2. Bằng hữu 2.3. Phản ánh chân thực những sự kiện trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội trước cách mạng tháng Tám năm 1945 2.3.1. Phong trào vui vẻ, trẻ trung 2.3.2. Phong trào bình dân 2.3.3. Các xu hướng chính trị CHƯƠNG 3 CHẤT PHÓNG SỰ TRONG TIỂU THUYẾT GIÔNG TỐ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG THỂ HIỆN Ở PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 3.1. Yếu tố thời gian 3.2.Yếu tố không gian 3.3. Ngôn ngữ chính xác, hàm súc 3.4. Giọng điệu phong phú, sinh động 3.4.1. Châm biếm, đả kích 3.4.2. Nghiêm túc, lạnh lùng 3.4.3. Xót xa, thương cảm PHẦN KẾT LUẬN 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Có thể nói, từ trước cho đến nay trong đời sống văn học Việt Nam chưa có một thời kỳ, một giai đoạn nào mà văn học lại phát triển và gặt hái được nhiều thành tựu như giai đoạn 1930-1945. Sự phát triển và thành công ấy không chỉ dừng lại ở một thể loại nào mà đều nở rộ ở nhiều thể loại khác nhau. Cùng với sự phát triển của tiểu thuyết, Thơ mới, phóng sự là một thể loại thực sự đã tạo được ấn tượng tốt đẹp cho công chúng đương thời với những cây bút nổi tiếng như: Ngô Tất Tố, Tam Lang, Trọng Lang, Hoàng Đạo… song trong số những nhà văn- nhà báo ấy phải kể đến Vũ Trọng Phụng- cây phóng sự đại thụ của thể loại phóng sự giai đoạn 1930-1945. Tài năng phóng sự của ông được đánh dấu bằng hai thiên phóng sự mở đầu cho cuộc đời văn nghiệp của ông; đó là Cạm bẫy người và Kỹ nghệ lấy Tây. Với trình độ phóng sự “bậc thầy” được thể hiện trong hai thiên phóng sự ấy, Vũ Trọng Phọng đã được giới nghiên cứu phê bình, bạn đọc đặt cho danh hiệu “ông vua phóng sự Bắc Kỳ”. Có được những thành công như vậy là bởi ông đã tự tìm hướng đi riêng cho mình ở thể loại này. Tuy nhiên, ông không chỉ thành công ở thể loại này mà còn để lại dấu ấn ở những thiên tiểu thuyết được ông sáng tác vào khoảng thời gian cuối năm 1935 và năm 1936 như: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê. Với quan niệm “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời” nên những tiểu thuyết như đã kể trên của ông mang đậm chất phóng sự. Do vậy, có một số nhà nghiên cứu như ông Nguyễn Đăng Mạnh, ông Trần Đăng Thao đã không ngần ngại xếp những cuốn tiểu thuyết trên của ông là tiểu thuyết phóng sự. Sự thành công của ông ở thể loại này là rất lớn bởi trong dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 có rất nhiều nhà văn viết tiểu thuyết phóng sự như Ngô Tất Tố với tác phẩm Tắt đèn, Nguyễn Đình Lạp với Ngoại ô và Ngõ hẻm, Nguyên Hồng với Bỉ vỏ, Mạnh Phú Tư với Sống nhờ, Nhạt tình,…Tuy nhiên, ở thể loại này ông cũng là người thành công hơn cả. Và Giông tố là kết tinh tài năng, trí tuệ, tình cảm của ông. Ngày hôm nay, khi nhắc đến những tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng không thể không nhắc đến Giông tố. Theo ông Trần Đăng Thao thì tác phẩm này là “cuốn bách khoa toàn thư về xã hội Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ XX”. Nhận định trên của ông Trần Đăng Thao đã thể hiện rất đúng quy mô, tầm cỡ của tác phẩm này trong việc 4 tái hiện hiện thực đời sống xã hội Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ XX. Với quy mô, tầm cỡ như vậy thì việc chiết xuất chất phóng sự trong tác phẩm này quả là không dễ dàng nhưng thiết nghĩ là một sinh viên chuyên ngành Ngữ văn lại rất thích báo chí nên tôi đã quyết định chọn đề tài Chất phóng sự trong Giông tố của Vũ Trọng Phụng để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử vấn đề Tiểu thuyết Giông tố bắt đầu đăng trên Hà Nội báo từ số 1, ra ngày 1/11936. Được 11 số thì tạm dừng; ít lâu sau lại đăng tiếp (vẫn ở báo trên) nhưng với tên thị Mịch. Năm 1937, tác phẩm được NXB Văn Thanh in thành sách với cái tên ban đầu là Giông tố (theo 26, 264). Ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã gây tiếng vang lớn, thu hút nhiều bút mực quan tâm. Tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm Công trình Việt Nam Văn học sử yếu giản ước tân biên - Văn học Việt Nam hiện đại 1862 – 1945 (tập 3)[13], Phạm Thế Ngũ nhận xét về lối hành văn trong tác phẩm “Cây bút tả chân già dặn, linh hoạt như chụp được sự thật, trong những mẩu đối thoại, nhưng xen con con không cần giải thích và bình luận mà tự nó nói lên tất cả một ý nghĩa”[13; tr.513], hoặc “khi dừng lại 1xen, lột trần 1 bộ mặt, phơi bài ra ánh sáng một khía cạnh bẩn thỉu, bề ngoài cũng như bên trong, ngòi bút của ông nói rỏ rệt cái linh hoạt, cái sắc sảo, đôi khi tàn nhẩn của nó.” [14; tr.521]. Giáo sư Nguyễn Hoành Khung khẳng định “Giông tố có những đặc sắc riêng thể hiện một bản lĩnh già dặn, độc đáo, một bút lực mảnh liệt ít thấy trong văn học đương thời”(19; tr. 141). Sự sinh động “hiện ra mồn một trước mắt người đọc” [19; tr. 447] của nhiều cảnh trong tác phẩm cũng được tác giả nhấn mạnh. GS. Nguyễn Đăng Mạnh, nhà nghiên cứu Cù Đình Tú đề cập tới lối hành văn “Đặc biệt gay góc chỉ thấy ở nhà văn này, hình thức phô diển cực mạnh trong các bài viết của mình” (7; tr. 50) Tác giả Nguyễn Văn Phượng trong luận án “Ngôn từ nghệ thuật Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết và phóng sự” đã đề cập đến đặc trưng và biểu hiện của các lớp ngôn từ trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Tạp chí Sông Hương, số 167. Đa số các nhà nghiên cứu nhận xét: Trong cuốn tiểu thuyết “Giông tố” tác giả đã tạo ra nhiều tình huống kịch tính, nhờ những tình huống 5 này mà xung đột đời sống được phơi mở, làm phát lộ bản chất con người và đời sống. Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng nói chung và Giông tố nói riêng đầy ấp không khí thời sự trong đời sống. Tác giả Trương chính trong bài “Dưới mắt tôi” nhận xét: Ông Vũ Trọng Phụng đã dùng tài phóng sự của ông để viết “Giông tố” và ta có thể nói “Giông tố” chính là phóng sự viết tiểu thuyết. Thật thế “Giông tố” là cuốn phim tài liệu cần cho nhà sử học tương lai muốn tái thiết xã hội An Nam trong thế kỉ thứ XX. Những nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu thực sự là những đóng góp hết sức quý báu vào việc thẩm thấu giá trị văn chương của Vũ Trọng Phụng. Nó định hướng và mở ra con đường nghiên cứu, hướng suy nghĩ để các nhà phê bình tiếp tục khơi sâu thêm. Nhìn chung, những ý về chất phóng sự trong cuốn tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phọng Phụng đều khẳng định được cái tài của khả năng bao quát và quan sát hiện thực của một nhà viết phóng sự. Trên cơ sở những hướng đi trên chúng tôi tiến hành tìm hiểu “Chất phóng sự trong tiểu thuyết “Giông tố” của nhà văn Vũ Trọng Phụng” 3. Mục đích nghiên cứu Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, người viết đã biết thêm rất nhiều về nhà văn Vũ Trọng Phụng. Đó là nhà văn rất thành công trong sáng tác thể loại tiểu thuyết, phóng sự của nền văn học Việt Nam hiện đại lúc bấy giờ. Không chỉ dừng lại ở sự hiểu biết của mình mà chúng tôi sẽ cung cấp cho quý độc giả biết thêm về tác phẩm Giông Tố và nhà văn Vũ Trọng Phụng. Thông qua đề tài luận văn “chất phóng sự trong tiểu thuyết “Giông Tố” của Vũ Trọng Phụng” chúng tôi sẽ giúp người đọc thấy được: Tài năng của Vũ Trọng Phụng trong việc tiểu thuyết hóa phóng sự trong tác phẩm Giông tố. Sự cập nhật hiện thực xã hội Việt Nam đương thời trong tác phẩm của ông từ đó ta thấy được sự ảnh hưởng của sự giao thoa giữa chất phóng sự và chất tiểu thuyết trong tác phẩm Giông tố. 6 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là “chất phóng sự trong tiểu thuyết Giông tố của nhà văn Vũ Trọng Phụng”. Người viết tiến hành chọn lựa các tài liệu, sách tham khảo về tác giả Vũ Trọng Phụng và tác phẩm Giông tố. Qua đó tập chung khai thác các yếu tố liên quan đến đề tài này cũng như tìm hiểu về các nhà văn khác để từ đó so sánh đối chiếu để làm nổi bật chất phóng sự trong tiểu thuyết Giông tố. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được thành công nhất định trong nghiên cứu khoa học thì chúng ta phải có những phương pháp nghiên cứu nhất định. Để làm sáng tỏ sự giao thoa của chất phóng sự trong tiểu thuyết Giông Tố của Vũ Trọng Phụng thì tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm mục đích cuối cùng là làm sáng tỏ vấn đề. Cụ thể như phương pháp sưu tầm, đọc tư liệu, phân tích tư liệu và sắp xếp chúng theo một hệ thống trật tự nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu. Dùng phương pháp loại suy để thấy được cái hay của tác phẩm đối với những tác phẩm khác trong giai đoạn văn học cùng thời. Thông qua phương pháp đó chúng ta còn thấy được cái hay của nhà văn Vũ Trọng Phụng với nhũng nhà văn khác như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Tam Lang,… Từ sự so sánh trên chúng ta sẽ làm nổi bật được chất phóng sự trong tiểu thuyết Giông Tố của Vũ Trọng Phụng. Không chỉ dừng lại ở phương pháp so sánh, chúng tôi còn sử dụng thêm nhiều phương pháp khác nhằm làm sáng tỏ vấn đề như: Thao tác giải thích, chứng minh, biện luận, diển dịch, quy nạp và tổng hợp. Đó là những phương pháp cũng giúp chúng tôi lí giải được mối quan hệ giữa chất văn tiểu thuyết và chất văn phóng sự trong tiểu thuyết Giông Tố của Vũ Trong Phụng. 7 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Giới thiệu tác giả Vũ Trọng Phụng 1.1.1. Tiểu sử Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20/10/1912 tại Hà Nội. Nguyên quán ở Bần Yên Nhân (Làng Hào), Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên (nay thuộc tỉnh Hải Dương). Ông thân sinh là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở xưởng sữa chửa ô tô Ch.Boillot. Ông mất sớm khi ấy Vũ Trọng Phụng mới mười bảy tuổi. Thân mẫu của Vũ Trọng Phụng là Phạm Thị Khách một người mẹ rất mực hiền từ. Bà quê ở làng vẽ, phủ hoài đức, nay thuộc Thành Phố Hà Nội. Tuy góa chồng từ năm hai mươi bốn tuổi nhưng bà vẩn ở vậy thờ chồng và nuôi con đi ăn học bằng nghề khâu và vá thuê. Gia đình có lúc ở Hàng Gai nhưng chủ yếu sống ở Phố Hàng Bạc. Vũ Trọng Phụng từ nhỏ đã tỏ ra có năng khiếu nghệ thuật như: giỏi vẽ, biết đánh đàn nguyệt, soạn bài hát cải lương và thích làm thơ. Học hết cấp I ở trường Hùng Vôi. Ông thi vào trường Sư Phạm (Sơ cấp) nhưng không trúng tuyển. Ông đành phải đi tìm việc làm ở sở tư, lúc đó ông mới mười sáu tuổi. Buổi đầu ông làm thư kí cho nhà hàng Gôđa, về sau sinh được chân đánh máy chử cho nhà in Viển Đông (IDEO), tất cả được hơn hai năm. Nhưng cả hai lần ông đều bị mất việc vì “tội” ham viết truyện, đánh máy bản thảo trong giờ làm việc. Nhưng lí do chính lúc đó có lẻ là vì cuộc khủng hoảng kinh tế lớn 1929-1933. Đã dẩn đến việc sa thảy công nhân viên chức (Đặc biệt là ở các sở tư) của bọn thực dân, tư bản và cũng kể từ đó Vũ Trọng Phụng chỉ chuyên tâm viết văn, làm báo cho đến lúc mất. Vũ Trọng Phụng chuyên tâm viết văn làm báo từ lúc mười tám tuổi. Từ 19301939, ông viết cho nhiều tờ báo như: Hà Thành Ngọ báo, Nhật Tân, Hải Phòng tuần báo,Tân thiếu niên, Công dân, Tiểu thuyết thứ bảy, Hà Nội báo, Tương lai, Tiểu thuyết thứ năm, Sông hương, Đông Dương tạp chí, Thời vụ, Tao đàn tạp chí… Và viết đủ thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, kịch nói, xã luận chính trị, thời đàm, 8 bút chiến, phỏng vấn, phê bình văn học,…. Ngoài ra ông còn dịch một vài tác phẩm của Vichto Hugo. Ông thường dùng hai bút danh: Vũ Trọng Phụng và Thiên Hư. Trong đời sống Vũ Trọng Phụng gặp nhiều chuyện không may trong đời sống vật chất, luôn luôn ở trong tình trạng túng quẩn. Không những thế ông còn mất chứng bệnh lao nặng. Nhưng trong nghề văn, ông nổi danh rất nhanh khi Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy tây (1934) ra đời, người ta gọi ông là “Ông vua phóng sự đất Bắc”. Khi Giông tố, Số đỏ (1936) xuất hiện, dư luận càng xôn xao hơn. Ngòi bút của ông sắc sảo một cách gai góc và phức tạp nên khi ông còn sống cũng như sau khi ông qua đời, người ta luôn luôn bàn tán, tranh luận về ông, ông thuộc loại nhà văn được nhiều người biết đến. Đầu năm 1938, Vũ Trọng Phụng lấy vợ là bà Vũ Mị Lương thuộc một gia đình buôn bán nghèo, người xã Nhân Mục, nay thuộc xã Nhân Chính, Huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông mất ngày 12/10/1939 tại căn nhà số 73 phố Cầu Mới, Ngã Tư Sở, nơi ông ở trong những năm tháng cuối đời. 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác Tuy thời gian cầm bút của ông ngắn ngủi (chỉ khoảng mười năm tuổi nghề). Nhưng Vũ Trọng Phụng đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ, với hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch và một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội. Năm 1930 Vũ Trọng Phụng đã có truyện ngắn đầu tay Chống nạng lên đường. Sau đó ông bắt đầu viết một số truyện ngắn. Năm 1931, với vở kịch Không một tiếng vang, ông đã tạo được sự quan tâm của đọc giả. Năm 1934, lần đầu tiên ông cho ra đời cuốn tiểu thuyết tâm lí Dứt tình. Năm 1936 ngòi bút của ông được nổi tiếng, chỉ trong vòng một năm ông cho ra đời lần lược bốn cuốn tiểu thuyết trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng. Cả bốn cuốn tiểu thuyết Giông Tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực và đi sâu vào vấn đề xã hội. Trong đó Số đỏ là xuất sắc hơn cả, được xem là tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng. Ở góc độ nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân với bút danh là Thiên Hư, Vũ 9 Trọng Phụng đã gây được sự chú ý cho dư luân đương thời. Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây và cùng với phóng sự tiếp theo như Cơm thầy cơm cô, Lục xì đã góp phần tạo nên danh hiệu “Ông vua phóng sự đất Bắc”. Những tác phẩm tiêu biểu của Vũ Trọng Phụng: - Phóng sự: Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy tấy (1934), Dân biểu và dân biểu (1935), Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì (1937), Một huyện ăn tết (1938) - Tiểu thuyết: Dứt tình (1934), Giông tố (1936), Số đỏ (1936), Vỡ đê (1936), Làm đĩ (1936), Lấy nhau vì tình (1937), Quý phái (đăng dở dang trên Đông Dương tạp chí) (1937), Trúng số độc đắc (1938), Người tù được tha (truyện vừa – di cảo) - Truyện ngắn: Cuộc vui có ít, Hai hộp xì gà (1933), Sư cụ triết lý (1935), Lở lời, Tết ăn mày, Bộ răng vàng, Hồ sê líu hồ tíu sê sang, Con người điều tra (1936), Cái ghen đàn ông, lòng tự ái, Đi săn khỉ, Người có quyền, Máu mê, Lấy vợ xấu, Một con chó hay chim chuột, Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc (1937), Từ lí thuyết đến thực hành, Một đồng bạc. Đời là một cuộc chiến đấu (1939), Đoạn tuyệt (di cảo), Gương tống tiền. - Kịch: Không một tiếng vang (1931), Tài tử (1934), Hội nghị đùa nhả (1938), Phân bua (1939), Tết cụ cố (di cảo). - Dịch: Giết mẹ (dịch vở kịch Lucrece Borgia của Vichto Hugo) xuất bản 1936 1.1.3. Vũ Trọng Phụng – một nhà văn, một nhà báo tài năng Vũ Trọng Phụng là một nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Ông viết nhiều thể loại: kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết,… Nhưng ông đặc biệt thành công ở thể loại phóng sự - tiểu thuyết. Với lối viết trực diện, gắt rỗng, không kiêng nể ai đã khiến Vũ trọng Phụng gánh chịu nhiều búa rìu của dư luận xã hội. Tuy nhiên, chính điều đó đã làm nên nét riêng, phong cách riêng cho nhà văn. Nhà văn Vũ Bằng đã từng nói khi đọc văn của ông người đọc dễ tưởng tượng tác giả “Là một tay sỏi sành, thạo đời, chắc hẳn đã từng lăn lóc lâu năm trong đủ thứ hang ổ của bọn cờ bạc bịp, bọn me tây, gáy đếm, bọn tư sản lừa lọc, đểu giã và ăn chơi bốc giới”. Song thực tế ông là một người ít nói, sống rất khuôn phép, mực thước, có nguyên tắc. Một con người sống trong đời sống không bộc lộ mình 10 nhiều nhưng trong nghệ thuật thì lại thích nói nhiều, sắc sảo những suy nghĩ của mình, về những điều mình yêu mến và nhất là những điều mình căm ghét. Là một nhà văn, nhà báo đầy tài năng, viết nhiều thể loại khác nhau nhưng Vũ Trọng Phụng đặc biệt thành công ở thể loại phóng sự - tiểu thuyết với những thiên phóng sự đặc sắc và những cuốn tiểu thuyết được xem là tuyệt tác trong nền văn học hiện thực nói riêng và nền văn học hiện đại Việt Nam nói chung như: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Làm đĩ,… và cũng chính nhờ những thiên phóng sự, tiểu thuyết này đã làm vang danh tên tuổi của Vũ Trọng Phụng trong nền văn học hiện thực lúc bấy giờ. Đương thời ông được đánh giá là “Ông vua phóng sự đất Bắc”. Từ 1933-1938 ông liên tiếp cho in sáu phóng sự: Cạm bẫy người(1933), Kỹ nghệ lấy Tây(1934), Dân biểu và dân biểu (1935), Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì (1937), Một huyện ăn tết (1938). Cạm bẫy người là một thiên phóng sự đầu tiên của Vũ Trọng Phụng viết về nạn cờ bạc bịp, với ngòi bút sắc sảo của mình thì ông đã vạch trần: “Hoạt động cờ bạc bịp thực sự là một nghề” có tổ chức dưới sự chỉ huy của tên trùm bịp bợm là tên ấm B cùng với “bộ máy chạy việc” mà những tên trùm bịp bợm đã tạo ra. Cùng với Cạm bẫy người, tác phẩm Cơm thầy cơm cô thực sự đã đưa tên tuổi của Vũ Trọng Phụng lên một tầm cao mới, mà ở đó tài năng của ông đã bắt đầu được khẳng định. Cơm thầy cơm cô chủ yếu viết về cảnh đời khốn khó, tủi nhục của những người đi ở, vì nghèo đói túng quẫn không thể kiếm nổi miếng cơm manh áo ở thôn quê. Con người rách rưới lam lũ ấy đành như những con thiêu thân lao vào ánh sáng của kinh thành để kiếm sống. Cơm thầy cơm cô đã phơi bày mặt trái của xã hội thị dân Hà Nội những năm trước cách mạng. Những ông chủ bà chủ hết sức cay nghiệt, đểu cán và độc ác. Ngòi bút sắc lạnh của Vũ Trọng Phụng đã phơi bày biết bao tấn bi kịch xung quanh các mối quan hệ cha – con, vợ - chồng, chủ - tớ khiến ta phải “hãi hùng kinh ngạc về loài người”. Tác phẩm Cơm thầy cơm cô là một thiên phóng sự có giá trị sâu sắc, thể hiện tinh thần phê phán mạnh mẽ. Không chỉ thể hiện tài năng ở các tác phẩm thiên phóng sự, Vũ Trọng Phụng còn cho ra nhiều cuốn tiểu thuyết có có giá trị, điển hình như tiểu thuyết Số đỏ đã được những cây bút nghiên cứu phê bình văn học có uy tín hiện nay điều đánh giá như một kiệt tác. Một kiệt tác văn chương có những khám phá chân thật sâu sắc về đời sống, về con người, và phải đạt được tới những giá trị nghệ 11 thuật cao. Số đỏ là một cuốn tiểu thuyết trào phúng được viết theo khuynh hướng hiện thực chủ quan. Thành công của Số đỏ là đã gây được tiếng cười, nó đã phát hiện được một cách chính xác và sâu sắc bản chất quy luật khách quan của xã hội ở một phương diện quan trọng. Đặc điểm ấy của tác phẩm đặt ra một mâu thuẫn mà tác giả đã được giải quyết một cách đầy tài nghệ. Mâu thuẫn ấy là, một mặt phải dùng lối cường điệu, phóng đại một cách thoải mái – điều mà bút pháp trào phúng đòi hỏi – để tạo nên những tình huống oái oăm, vô lí, những tính cách quái lạ, kỳ quặc. Tất cả giải quyết trong một truyện ngắn đã khó, trong một truyện dài còn khó hơn nhiều nhưng ở đây Vũ Trọng Phụng lại đưa vào một cuốn tiểu thuyết dài như vậy, đúng là đáng phải “nể” tài năng của Vũ Trọng Phụng. Ở thể loại tiểu thuyết ông không chỉ có riêng Số đỏ là một kiệt tác mà ngoài ra ông còn nhiều tiều thuyết khác mang giá trị, xứng đáng là một kiệt tác của nền văn học Việt Nam như: Giông tố, Vỡ đê,… Từ năm 1936-1939, ông viết cho rất nhiều tờ báo như: Hà thành Ngọ báo, Nhật Tân, Hải Phòng tuần báo, Tân thiếu niên, Công dân, Tiểu thuyết thứ bảy, Hà Nội báo, Tương lai, Tiểu thuyết thứ năm, Sông Hương, Đông Dương tạp chí, Thời vụ tao đàn và nhiều tờ báo khác. Riêng 1936, Vũ Trọng Phụng viết 6 tác phẩm. Bấy giờ đăng trên các báo như: Giông tố (Tức Thị Mịch), tiểu thuyết dày (đăng trên Hà Nội báo từ tháng 1-1936); Cơm thầy cơm cô, phóng sự dài (đăng trên Hà Nội báo từ thang 3-1936); Số đỏ, tiểu thuyết trào phúng (Đăng Hà Nội báo từ tháng 7-1936); Vỡ đê, tiểu thuyết dày (đăng báo tương lai từ tháng 9-1936),… 1.1.4. Vị trí của Vũ Trọng Phụng trong nền văn học Việt Nam 1930 - 1945 Vũ Trọng Phụng bắt đầu thử nghiệm ngòi bút vào những năm 1929-1930, nhưng khác hẳn với các nhà văn đương thời, ông không theo chủ nghĩa lãng mạn. Những êm đẹp của các Khối tình con (Tản Đà), những nỉ non của Giọt lệ thu (Tương Phố), Những mộng ảo não nùng của Tố tâm (Song An) và tất cả chuyện bếp núc văn chương của môn phái Từ Cẩm Á không để lại một ấn tượng nào trong tâm hồn gai gốc của Vũ Trọng Phụng. Có thể nói Chống nạn lên đường, Cạm bẫy người, không môt tiếng vang, Giông tố,… Không phải là kết quả của sự kế thừa của văn chương tiền bối mà là văn chương rất đời thường của Vũ Trọng Phụng, tài nghệ của ông không làm bằng sự bắt chước, nó làm bằng kinh nghiệm cá nhân và nổ lực cá nhân. Ông là tín đồ 12 của nghệ thuật tả chân. Ông được như thế là nhờ tính khí riêng, cái não trạng riêng, cái tài riêng, cái xu thế sáng tạo riêng của ông và tất cả những cái này được bắt rễ từ vị trí xã hội của ông, nó cắt đứt tâm hồn ông ra khỏi các thứ tình cảm có họ hàng với chủ nghĩa lãng mạn. Ông đã bị hoàn cảnh đúc thành một người thiết thực, thiết thực đến phũ phàng và tàn nhẫn. Chính tuổi thơ và khó khăn ấy đã đưa nhà văn trở thành cây bút hiện thực phê phán đầy tài năng. Ông lớn lên ở cái tuổi mà người khác được thong dong vừa học tập, đùa nghịch thì ông phải lăn lộn vào đời để kiếm sống. Đã đi qua những tầng dưới của xã hội, đã nhìn thấy cái cuộc sống bi thảm của hạng người bị mệnh danh là “tối hạ đẳng”, ông tự biết không thể chấp nhận cái kiếp trầm luân ấy được. Ông kinh sợ nên đề phòng, ông đề phòng cho ông, cho thân quyến ông, rồi sau đề phòng cho những người cùng cảnh ngộ như ông, đề phòng bị rơi xuống tầng lớp cặn bã của xã hội. Ông can đảm trình bày ra trước mắt mọi người cái đời tiều tụy, trụy lạc của tầng lớp ấy. Ông làm phóng sự về con bạc, làm phóng sự về đầy tớ, làm phóng sự về gái điếm, làm phóng sự về me Tây. Ông viết ra bốn kiệt tác: Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô, Lục xì, Kỹ nghệ lấy Tây. Đây cũng là nền móng đầu tiên của nghệ thuật phóng sự trong giới Việt Nam hiện đại. Viết bốn quyển ấy ông muốn vạch trần cái cặn bã của xã hội. Trong các trang viết đó không có sự khinh bỉ, không có sự thương hại, không ác ý mỉa mai. Ngòi bút của ông thật khách quan vô tư. Ông sợ cái đời cặn bã ấy. Cái sợ này cũng chính đáng. Ông thừa biết cái bọn khốn nạn kia không bao giờ chờ đợi ở xã hội đó một sự cứu với thiết thực. Rơi xuống cái đẳng cấp ấy là trầm luân mãn kiếp và bị diệt vong…không để lại tiếng vang nào. Khi đọc những thiên phóng sự của Vũ Trọng Phụng, ta thấy được tất cả những gì gọi là hài hước, bi đát, rùng rợn trong những vết thương lúc bấy giờ. Ở lĩnh vực tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng có nhiều tác phẩm đặc sắc, trong đó Giông tố và Số đỏ đáng gọi là kiệt tác. Giông tố đã dựng nên được một xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc – một xã hội thật hỗn tạp nhưng thật là sống động với hàng trăm nhân vật có tên và không tên thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội và đủ mọi nghề nghiệp. Những số phận khác nhau cứ đan chéo vào nhau, đâm sầm vào nhau, tạo nên cảnh “lên voi xuống chó”, bao tình huống bi hài. Tất cả quay cuồng như một cơn lốc. Còn đối với Số đỏ thì tác giả viết với thái độ cười cợt xã hội đương thời. Nhưng điều thú vị là sau những trận cười thỏa thích thì người đọc nhận thấy một điều: té ra tất cả là sự 13 thật, tất cả đều có nguyên nhân khách quan của nó. Giá trị hiện thực trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng còn thể hiện rõ ở Vỡ đê, thông qua nạn vỡ đê tác giả đã phơi bày nạn mâu thuẫn trong xã hội thuộc địa nửa phóng kiến, giữa một bên là bọn thực dân, quan lại, tư sản lợi dụng tai họa của nhân dân để thăng quan tiến chức, để vơ vét bóc lột và để ăn chơi phè phỡn với một bên là hàng nghìn hàng vạn nông dân mất hết cơ nghiệp rơi vào tình trạng cùng đường, tuyệt vọng. Nhìn chung thông qua chất hiện thực trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng ta có thể nhận ra và hiểu rõ hơn bộ mặt của của xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ - cái thời đại nhiễu nhương Tây- Tàu - Ta lẫn lộn. Có biết bao bi kịch, biết bao nạn xã hội, sự tha hóa đã và đang diễn ra ở khắp nơi kể cả ở nông thôn lẫn thành thị. Bên cạnh đó ông cũng khẳng định được tài năng và vị trí của mình ở giai đoạn văn học Việt Nam 1930 – 1945, với chất văn riêng và đầy sắc sảo của mình Vũ Trọng Phụng xứng đáng là một nhà văn thiên tài của nền văn học Việt Nam. 1.2. Vài nét về thể loại phóng sự 1.2.1. Giới thuyết về phóng sự Phóng sự là một thể loại đặc biệt của văn học báo chí. Nó có khả năng thông tin về người thực, việc thực với những sự kiện nóng hổi được chuyển tải vào trong những trang viết. Dưới dòng cảm xúc đầy lí lẽ và cảm xúc thẩm mĩ. Với tính chất như vậy phóng sự gần như phát triển nhanh nhất hầu như ở tất cả các nước phương Tây từ cuối thế kỉ XIX. Phóng sự theo tiếng Pháp là Reportage. Nó thuộc một loại hình kí. Phóng sự ghi chép kịp thời những vụ việc nhằm làm sáng tỏ trước công luận một sự kiện, một vấn đề có liên quan đến một hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người, có ý nghĩa thời sự với một địa phương hay một xã hội. Mục đích của phóng sự là cung cấp cho công chúng những tri thức phong phú, đầy đủ và chính xác để họ có thể nhận thức, đánh giá người và việc mà họ quan tâm theo dõi. Vì thế, người viết phóng sự thường sử dụng những biện pháp nghiệp vụ như báo chí, điều tra, phỏng vấn, đối thoại, ghi chép tại chổ,… Ngày nay họ còn sử dụng nhiều biện pháp, phương tiện hiện đại như: máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim,… vào công việc viết phóng sự. 14 Việc sử dụng một số phương tiện biểu đạt của văn học như: một số biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh hướng vào thế giới bên trong (ở một mức độ nhất định) của nhân vật, khiến cho phóng sự vốn từ báo chí, có thể trở thành văn học. Một số tác phẩm văn học loại này thường được chấp nhận như là những tác phẩm văn học có giá trị. Theo từ điển tiếng Việt thì phóng sự là văn chuyên miêu tả những đề tài tự sự, xã hội. 1.2.2. Đặc điểm của phóng sự 1.2.2.1. Đặc điểm về nội dung Như chúng ta đã biết phóng sự là một thể loại đặc biệt của văn học và báo chí. Với nhiều đặc điểm nội dung, trong đó với những sự kiện nổi bật mà báo chí và văn học đã viết lại với những thông tin chính xác nhất. 1.2.2.1.1 Phóng sự với tư cách là thể loại báo chí Vũ Ngọc Phan trong “Nhà văn hiện đại”đã nhận xét: “nếu xem phóng sự là “con đầu lòng của nghề viết báo” thì phóng sự còn được nhìn nhận là kết quả của sự phát triển vũ bão của báo chí, được xem là môi trường rộng lớn, là nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội tinh thần Việt Nam nửa đầu thế kỷ”[4; tr 3]. Với tư cách là một thể loại báo chí, phóng sự trước hết thông tin thời sự về người thật, việc thật trong một quá trình phát triển, đồng thời trả lời những câu hỏi mà hiện thực đặt ra. Chú trọng tới sự kiện khách quan, tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả, nhưng khác với các thể ký ở tính thời sự, phóng sự được viết ra nhằm giải quyết những vấn đề mà xã hội đương thời đang rất quan tâm hoặc một vấn đề bức xúc nảy sinh trong xã hội. Người viết phóng sự phản ánh một cách chân thực khách quan vấn đề nổi trội xảy ra đối với một tầng lớp nào đó trong xã hội. Tác giả không chỉ là người quan sát, ghi lại sự thật một cách khách quan mà quan trọng hơn là phải khám phá ra hình thể và cốt cách của sự thật. Đối tượng phản ánh của phóng sự là hiện thực khách quan với tất cả những gì “nóng hổi” đang được xã hội quan tâm. Vũ Ngọc Phan cũng đã từng khẳng định: “phóng sự ghi những điều mắt thấy tai nghe có tính cách thời sự”. Trong “Từ điển thuật ngữ văn học”, các nhà lí luận đã định nghĩa phóng sự và nhấn mạnh tính chất điều tra, ghi chép sự thật của phóng sự. Tác giả cuốn Viết báo như thế nào còn cho biết: “Trong quá trình phản ánh hiện thực, nó không thể thoát ly khỏi những yêu cầu 15 cơ bản đối với bất cứ một tác phẩm báo chí nào, đó là yêu cầu phản ánh những con người, sự việc sự kiện, hoàn cảnh tình huống... có thật tiêu biểu... Người viết phóng sự không được phép tuỳ tiện bóp méo những sự thật được tái hiện trong tác phẩm của mình và không được hư cấu, bịa đặt...”[4, tr.161]. Tam Lang, người từng được giới nghiên cứu coi là “ông tổ” của nghề viết phóng sự ở Việt Nam đã nhắc lại lời ông chủ Ngọ báo Bùi Xuân Học trong đầu tác phẩm Tôi kéo xe (1932) như là lời tuyên ngôn cho cách viết báo hiện đại: “Anh có ngòi bút viết văn tả chân khéo, bây giờ đang là mùa các bạn đồng nghiệp của anh đi khắp bốn phương điều tra, phỏng vấn ... mà anh thì lúi húi ở nhà với ba bài văn sầu cảm, sao không ném bút đi xem người cho sáng thêm con mắt, có hơn không”[17; tr.17]. Lời tuyên ngôn cho cách viết báo của Tam Lang như là phương pháp luận viết báo đương thời và cũng chính là lời huấn thị cách làm phóng sự. Tiếp sau Tam Lang là Nguyễn Đình Lạp, Thạch Lam, Vũ Bằng, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố,... Các tác phẩm của những cây bút trên ắp đầy cái gấp gáp của cuộc sống. Mỗi tác giả đều thể hiện ưu thế vượt trội của mình qua cách lựa chọn sự kiện của hiện thực cuộc sống, lấy hơi thở hiện thực làm nhựa sống cho sáng tạo của mình. Nguyễn Đình Lạp một thanh niên tiểu tư sản sống giữa đất Hà Thành đau đớn trước cảnh truỵ lạc, ăn chơi sa đà của lớp người trẻ tuổi vào buổi Tây và Ta, giả và thực lẫn lộn trong Thanh niên truỵ lạc; thương cảm với cuộc sống lam lũ, bần hàn của tầng lớp dân nghèo ngoại ô qua Ngoại ô, Ngõ hẻm. Bức tranh nóng bỏng của hiện thực đời sống với những con người và sự việc xác thực được thể hiện trong các phóng sự để đời của Vũ Trọng Phụng là những nét tiêu biểu cho mặt trái của xã hội Âu hoá dở chừng, lem nhem. Đó là những mánh khoé làm tiền của các me Tây trong Kỹ nghệ lấy Tây, làng “bịp” của giới ăn chơi Hà thành trong Cạm bẫy người. Sự nhức nhối của xã hội bởi nạn mãi dâm ngày càng gia tăng qua Lục xì; sự tha hoá của những người theo con đường di dân kiếm sống từ nông thôn ra thành thị qua Cơm thầy cơm cô,... Tất cả như một thứ ung nhọt nhức nhối làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Sinh ra từ một làng quê nghèo Lộc Hà, hiện thực xác xơ của cuộc sống làng quê vùng Trung du Bắc Bộ đã tràn vào tác phẩm của nhà Nho đầu xứ Tố. Các phóng sự của ông đều rất đặc sắc khi viết về những hủ tục nặng nề xảy ra thường ngày ở một làng quê nhỏ bé, trong hàng ngàn làng quê đất Việt của thời cuộc cá lớn nuốt cá bé, 16 trong buổi xế tàn của xã hội thực dân nửa phong kiến. Hủ tục không chỉ xảy ra ở phạm vi cái cổng làng mà còn là nỗi nhức nhối của xã hội. Có thể khẳng định rằng, với tư cách là một tác phẩm báo chí, phóng sự tuy không khởi nguồn từ hư cấu và trí tưởng tượng nhưng bù lại, nó có được tính xác thực, tính thời sự và tính xã hội chính trị thể hiện qua thái độ lựa chọn và lập trường của tác giả trước các vấn đề. Ở thời trung đại, tác giả là người đứng ngoài sự kiện, ghi chép sự kiện một cách thụ động, lệ thuộc vào sự kiện, có thế nào, ghi thế đó hoặc chạy theo sự kiện theo kiểu biên niên sử. Còn ở phóng sự trong văn học giai đoạn 19301945, tác giả chủ động tham gia vào sự kiện, tự do lựa chọn sự kiện. Tác giả phóng sự có quyền tự do bộc lộ chính kiến, giãi bày cảm xúc chủ quan của mình. Người viết phóng sự có thể tự tìm cho mình một cách tiếp cận bản chất sự kiện, một phương pháp mô tả, biểu hiện riêng, một thái độ riêng trước hiện thực. Đó chính là “cái tôi” trần thuật của tác giả. “Cái tôi” lý trí, giàu lí lẽ và trong chừng mực nào đó còn sử dụng sức mạnh của cảm xúc thẩm mỹ. Trong từng hoàn cảnh cụ thể, căn cứ vào tầm quan trọng và tính chất của sự kiện, con người và đối tượng phản ánh, người viết phóng sự phải lựa chọn cách viết sao cho hợp lý. Ngoài kinh nghiệm làm báo giản đơn, lúc đầu là ghi chép sự thật, sau đó là điều tra, khám phá đưa những điều “lắt léo” ra ánh sáng nhằm thoả mãn nhu cầu của công chúng thì quan điểm của chủ thể sáng tạo giữ vai trò quyết định tạo ra những giá trị cho tác phẩm. Tác giả nhà báo không chỉ đơn giản ghi lại sự thật mà còn phải là người khám phá, diễn tả được bản chất bên trong của sự thật. Khác với các thể loại báo chí khác cùng xuất hiện trên các trang báo như đưa tin nhanh về vấn đề nào đó trong xã hội hoặc những lời bàn luận về báo chí thời cuộc của Lê Ta, Thạch Lam... thì phương thức tiếp cận hiện thực của các cây bút phóng sự 1932-1945 lại là việc lựa chọn sự kiện. Nếu Vũ Ngọc Phan cho rằng “Phóng sự là đứa con đầu lòng của nghề viết báo”, thì chính khả năng nắm bắt nhanh nhạy thời cuộc, nhãn quan cảm nhận hiện thực của người làm báo đã giúp các cây bút phóng sự có cách lựa chọn sự kiện, nhìn nhận sự kiện dưới góc nhìn khác nhau. Sự kiện trong phóng sự là sự kiện trong một khoảnh khắc nhất định nào đó, nhưng cũng là sự kiện của cả cuộc đời một con người. Thông qua sự kiện để phản ánh hiện thực có bề dày và chiều sâu dưới dạng “một bức tranh nóng bỏng hơi thở của đời sống hiện thực với những con người và sự việc xác thực”[1; tr.162]. Sự kiện trong phóng sự là vấn đề nổi 17 bật trong đời sống chứ không phải bê nguyên hiện thực vào trang viết. Trong phóng sự, sự kiện được lựa chọn là những thước phim hiện thực nóng hổi với những vấn đề nhức nhối của xã hội. Phản ánh, tiếp cận sự kiện dưới hình thức một bức tranh nóng hổi với những con người xác thực, phóng sự mong muốn giải quyết những câu hỏi mà hiện thực đặt ra. Phải chăng tất cả đều là sản phẩm một thời của chính xã hội, thời điểm của những mâu thuẫn xã hội đã gần lên tới đỉnh điểm, thời điểm của phong trào Âu hoá nửa vời, là mối quan tâm của các nhà cải cách xã hội. Với tư cách một tác phẩm báo chí, lấy hiện thực làm đối tượng phản ánh, nhưng khác với các thể loại báo chí khác (thuộc báo in), phóng sự có thế mạnh là lột tả bản chất của sự thật thông qua những chi tiết sống động mà bản thân người viết đã quan sát, thu thập được để công chúng có thể hình dung về sự kiện một cách sống động như chính họ được trực tiếp chứng kiến. Có thể thấy rõ rằng, bên cạnh khả năng khám phá, phơi bày hiện thực, phóng sự còn có khả năng đi sâu vào những vấn đề riêng tư trong đời sống cũng như trong tâm thức của các nhân chứng, dựng dậy chân dung các nhân chứng một cách rõ rệt Với tư cách một thể loại báo chí, phóng sự mang đặc trưng của thể loại báo chí, nhưng nhân chứng (tác giả - trực tiếp chứng kiến sự kiện) trong phóng sự có bản sắc hơn, được tái hiện sinh động hơn. Điều kiện xã hội lúc bấy giờ, với lớp nhà báo chuyên nghiệp sống chết vì nghề và làm báo đạt đến trình độ cao đã để lại cho nền báo chí còn non trẻ Việt Nam lúc đó những phóng sự đầy giá trị. 1.2.2.1.2. Phóng sự với tư cách là tác phẩm văn chương Như đã nói ở phần trên, sự thật là đối tượng, cũng là mục đích phản ánh của tất cả thể loại báo chí. Sự khác nhau giữa các thể loại báo chí chính là ở phương thức chiếm lĩnh, phương diện phản ánh hiện thực, từ những góc nhìn khác nhau của các tác giả. Là một trong những thể loại hạt nhân, cơ bản của thể báo chí, phóng sự mang đầy đủ đặc điểm của báo chí, nhưng với phương thức phản ánh hiện thực, diễn tả hiện thực một cách vừa chi tiết, sinh động vừa khái quát, vừa có chỗ đứng cho vai trò người dẫn chuyện (sự xuất hiện trực tiếp của tác giả), phóng sự đã đem luồng sinh khí mới cho thông tin thời sự khô khan bằng cách viết linh hoạt, việc sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh. Ngôn từ trong một số phóng thời kì 1930-1945 sự mang yếu tố hàm ẩn, 18 đa nghĩa. Chính với phương thức phản ánh hiện thực này, phóng sự đã phá vỡ khuôn khổ của thể loại báo chí. Nếu so với các thể loại báo chí đương thời như “tin nhanh, tin”, các dạng “bút ký chính luận”, bình luận về thời cuộc, “các bài viết chân dung” về các ông thống sứ... thì phóng sự có dung lượng lớn hơn hẳn. Một bài báo mô tả về một hội chợ (Hội chợ Hà Nội 1936 của Thạch Lam in trên báo Ngày nay ra ngày chủ nhật 6/9/1936); hay những mẩu thông tin về các mặt hàng được thiếu nữ tân thời ưa chuộng trong các báo Ngày nay, Phong hoá,… đều có dung lượng ngắn vài chục từ hoặc một cột báo. Nhưng phóng sự thời kỳ văn học 1930-1945 thường có dung lượng nhiều nghìn từ (“Lục xì” của Vũ Trọng Phụng dài tới 106 trang in; Ngoại ô của Nguyễn Đình Lạp dày dặn trên 140 trang...). Cùng với đó, ngôn ngữ trong phóng sự thời kì văn học 19301945 tuy là ngôn ngữ của đời thường nhưng được sử dụng trau chuốt với giọng điệu mềm mại, sinh động, câu văn dài, mượt mà khác hẳn với câu văn ngắn gọn; cách dùng từ gọi đúng tên sự kiện như “tin” và các thể loại báo chí khác. Điều này thể hiện rõ trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Lạp, và nhiều phóng sự miêu tả phong cảnh, tập quán phong tục đất nước,... Tác phẩm phóng sự có thể bố cục 3 phần rõ ràng như các thể loại báo chí khác, nhưng vấn đề phóng sự đưa đến ở mức khái quát cao hơn, có tính chất xã hội cao hơn và có thể ẩn vào một hệ tư tưởng nào đó. Thể loại “tin”, đưa tin về những sự việc xảy ra một cách tức thì, cơ động, tác động ngay vào nhận thức lý tính của độc giả. Phóng sự phản ánh sự kiện hiện thực đó bằng cách tìm hiểu nguyên nhân phát sinh sự kiện, diễn tả sự kiện với vô vàn mâu thuẫn ở bên trong (thời điểm đỉnh cao trong quá trình phát triển của sự kiện) và cuối cùng là những giải pháp, kiến nghị của chính tác giả đối với hiện tượng xã hội đó. Với đặc trưng phản ánh hiện thực dưới dạng một bức tranh toàn cảnh, phóng sự được phép mở rộng tầm quan sát đời sống một cách sinh động, nhưng phải trong khuôn khổ người thực, việc thực, không thể tuỳ tiện xây dựng nhân vật với những chi tiết hư cấu như trong văn học. Vì vậy để có những tác phẩm hay, thuyết phục người đọc, người viết phóng sự không chỉ đưa ra những con số điều tra, trần trụi khô cứng mà phải phản ánh hiện thực qua cách viết giàu hình ảnh. Phóng sự không được phép hư cấu, tưởng tượng ra hình ảnh, sự kiện mà buộc phải phản ánh hiện thực qua những biến cố điển hình chọn lọc, kể cả những suy nghĩ nội tâm của nhân vật. Những tác 19 phẩm có giá trị là những tác phẩm lựa chọn được những sự kiện có tính chất điển hình, với cách viết giàu cảm xúc thẩm mỹ của tác giả. Kinh nghiệm, quan điểm của chủ thể sáng tạo giữ vai trò tạo ra những tác phẩm có giá trị. Sự việc, sự kiện trong phóng sự được diễn tả từ quá trình phát sinh, phát triển, đến việc đưa ra những giải pháp cho những vấn đề nổi trội cần giải quyết. Vì vậy trong phóng sự, sự kiện được đề cập một cách kịp thời, đa diện, nhưng nhân vật lại có thật với những tính cách, hình mẫu nguyên bản. Trong phóng sự thời kỳ văn học 1930-1945, sự kiện, hiện thực xót xa của xã hội không đi vào phóng sự một cách thờ ơ, lạnh nhạt đúng với hình thức bên ngoài của nó mà ẩn bên trong đó là yếu tố cảm xúc chủ quan của tác giả chi phối kết cục tác phẩm. Nhãn quan tình cảm, nhận thức thẩm mỹ của tác giả chi phối đến giá trị tác phẩm phóng sự; chi phối mục đích viết phóng sự, viết cho ai? viết để làm gì...? Đôi lúc yếu tố cảm xúc chủ quan của tác giả lấn lướt yếu tố khách quan đã sản sinh ra nhiều đoạn phóng sự hay đầy triết lý nhân sinh của chính tác giả: “Ấy thế rồi tôi đâm ra khinh tất cả loài người, vì tôi tin rằng không một ai trong bọn chúng ta lại trông rõ được thực trạng cuộc đời. Thật vậy, không bao nhiêu sách vở của loài người, cốt để dạy cho nhau biết mà thôi, vậy mà vẫn công toi cả... văn chương là một sự, sự đời là một sự khác. Rồi tôi cảm thấy muốn làm một nhà xã hội học, một nhà tâm lý... và một kẻ đi ở thì cũng biết rõ những tính tình của loài người hơn là một nhà văn sĩ tả chân”. [18; tr.766]. Chính yếu tố cảm xúc đã khiến Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp,... xây dựng được những hình tuợng nhân vật điển hình cho tác phẩm. Chân dung ông ấm B. trong Cạm bẫy người của Vũ Trọng Phụng đã trở thành hình tượng nghệ thuật điển hình với những tính cách điển hình tốt - xấu. Theo chân gia đình bác Vuông trong Ngoại ô, Ngõ hẻm, tác giả Nguyễn Đình Lạp buồn vui cùng số phận nhân vật, để rồi cuối tác phẩm là sự ngậm ngùi, xót xa cho thân phận con ong, cái kiến, nhọc nhằn của dân nghèo ngoại ô. Tác phẩm được viết bằng giọng điệu đầy chất văn chương. Trong nhiều tác phẩm, hiện thực cuộc sống đi vào các trang sách qua cảm xúc của người sáng tác đã trở thành những kiệt tác phóng sự với khả năng bao quát, phản ánh sự kiện thông qua nhân vật được khái quát thành hình tượng. Đọc Cạm bẫy người của Vũ Trọng Phụng, người đọc được dẫn dắt và chú ý ngay tới ông ấm B, cảm nhận sự lừa lọc đã trở thành một “ngón nghề” điêu luyện để rồi ngay lập tức lại trở về với 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan