Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh ninh bình hiệ...

Tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh ninh bình hiện nay

.PDF
204
9
145

Mô tả:

BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN TỬ HOÀI SƠN CHÊT L¦îNG NGUåN NH¢N LùC QU¶N Lý NHµ N¦íC VÒ KINH TÕ ë TØNH NINH B×NH HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN TỬ HOÀI SƠN CHÊT L¦îNG NGUåN NH¢N LùC QU¶N Lý NHµ N¦íC VÒ KINH TÕ ë TØNH NINH B×NH HIÖN NAY Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Nguyễn Trọng Xuân HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu trong luËn ¸n lµ trung thùc vµ cã xuÊt xø râ rµng! TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Tử Hoài Sơn MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN 1.1 1.2 1.3 Chương 2 2.1 2.2 2.3 Chương 3 3.1 3.2 KẾT LUẬN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở TỈNH NINH BÌNH VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG NƯỚC TA Quan niệm về chất lượng, chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế Quan niệm, tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở một số địa phương trong nước và bài học rút ra đối với tỉnh Ninh Bình THỰCTRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở TỈNH NINH BÌNH Cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình Ưu điểm, hạn chế của chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở TỈNH NINH BÌNH THỜI GIAN TỚI Quan điểm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới 5 12 37 37 64 86 97 97 100 127 140 140 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới 154 182 DANH MỤC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN 184 QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 185 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 193 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Chủ nghĩa xã hội CNXH 2 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH 3 Giáo dục - Đào tạo GD - ĐT 4 Hội đồng nhân dân HĐND 5 Khoa học - Công nghệ KH - CN 6 Kinh tế chính trị KTCT 7 Kinh tế thị trường KTTT 8 Kinh tế - xã hội KT - XH 9 Lý luận chính trị LLCT 10 Nguồn nhân lực NNL 11 Quản lý nhà nước QLNN 12 Ủy ban nhân dân UBND 13 Xã hội chủ nghĩa XHCN DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Cơ cấu độ tuổi NNL QLNN về kinh tế tỉnh Ninh Bình năm 2016 100 Bảng 2.2: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát lấy ý kiến đối với NNL QLNN về kinh tế tỉnh Ninh Bình năm 2016 102 Bảng Trình Trình độ học vấn NNL QLNN về kinh tế tỉnh Ninh Bình 2.3: giai đoạn 2011-2016 105 Bảng 2.4: Bảng đánh giá sự phù hợp về chuyên ngành đào tạo với vị trí công tác của NNL QLNN về kinh tế tỉnh Ninh Bình năm 2016 Bảng TrìnhTrình độ lý luận chính trị của NNL QLNN về kinh tế 2.5: tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2016 107 107 Bảng 2.6: Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước của NNL QLNN về kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2016 108 Bảng 2.7: Kết quả đánh giá đối với NNL QLNN về kinh tế tỉnh Ninh Bình năm 2016 110 Bảng Kết qKết quả đánh giá đối với NNL QLNN về kinh tế 2.8: tỉnh Ninh Bình năm 2016 114 Bảng Bảng Bảng đánh giá tình trạng sức khỏe của NNL QLNN 2.9: về kinh tế tỉnh Ninh Bình năm 2016 115 DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu 2.1: Trình độ học vấn của NNL QLNN về kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2016 Biểu 2.2: Trình độ lý luận chính trị của NNL QLNN về kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2016 119 120 Biểu 2.3: Bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước của NNL QLNN về kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2016 121 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy cơ quan nhà nước quản lý về kinh tế Sơ đồ 2.2: Cơ quan chuyên môn QLNN về kinh tế cấp tỉnh Sơ đồ 2.3: Cơ quan chuyên môn QLNN về kinh tế cấp huyện 98 99 99 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình đã được nghiên cứu sinh quan tâm, ấp ủ và dành nhiều công sức, tâm huyết để nghiên cứu. Bởi vì, chất lượng NNL nói chung, chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình nói riêng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh. Nhất là trong bối cảnh hiện nay nước ta đang đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, phát triển nền KTTT định hướng XHCN, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, như: Chất lượng thấp; số lượng, cơ cấu còn bất hợp lý chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Những hạn chế này đã và đang là lực cản trong sự phát triển bền vững của địa phương. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình, nghiên cứu sinh chọn: “Chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị. Đề tài sẽ tập trung làm rõ: Cơ sở lý luận, thực tiễn chất lượng NNL QLNN về kinh tế; phân tích thực trạng chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, phân tích những vấn đề đặt ra từ thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của địa phương. 2. Lý do lựa chọn đề tài NNL QLNN về kinh tế là một bộ phận quan trọng của NNL QLNN, giữ vai trò quyết định trong việc thực thi các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy QLNN về kinh tế. Hiệu lực và hiệu quả, chất lượng hoạt động của bộ máy QLNN về kinh tế ở địa phương được quyết định nhi ều 6 yếu tố nhưng xét cho cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực, hiệu quả công tác của NNL QLNN về kinh tế ở địa phương. Sự phát triển hay trì trệ của địa phương, lĩnh vực hay ngành kinh tế nào đó phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng NNL QLNN về kinh tế. Những thành tựu của 30 năm đổi mới trong phát triển KT - XH ở Việt Nam trong đó có sự đóng góp to lớn của NNL QLNN về kinh tế, nhiều người có đủ tài, đức, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm... Tuy nhiên, chúng ta đang đứng trước một thách thức lớn đó là chất lượng NNL QLNN về kinh tế còn nhiều hạn chế về trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức và lối sống. Vì vậy, tất yếu nước ta phải chú trọng nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Với vị trí, vai trò rất quan trọng, yếu tố chủ quan trong phát triển KT XH, trong đó phát huy yếu tố con người mà trọng tâm là NNL QLNN về kinh tế các cấp. Do vậy việc nghiên cứu đánh giá một cách khách quan, khoa học về chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở góp phần giúp cho Tỉnh làm tốt công tác xây dựng và nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Tỉnh Ninh Bình có tám đơn vị hành chính (6 huyện và 2 thành phố) với dân số hơn 90 vạn người, đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa... Xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống... Trong thành tích chung đó có sự đóng góp quan trọng của NNL QLNN về kinh tế các cấp ở Tỉnh trong việc thực thi các chức năng, nhiệm vụ QLNN về kinh tế ở địa phương. Những năm qua tỉnh Ninh Bình đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng NNL nói chung, chất lượng NNL QLNN về kinh tế nói riêng, bước đầu đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Chất lượng NNL QLNN về kinh tế từng bước được 7 nâng lên, cơ cấu ngày càng phù hợp hơn, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, QLNN về kinh tế được trẻ hóa... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, NNL QLNN về kinh tế của Tỉnh vẫn còn những bất cập cần được giải quyết. Cụ thể: Một bộ phận cán bộ có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống; trình độ, năng lực chuyên môn chưa đảm bảo, năng lực ở nhiều vị trí còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; kỹ năng, phương pháp làm việc, tác phong công tác còn hạn chế nên hiệu suất công việc chưa cao. Trong khi đó hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình một cách toàn diện dưới góc nhìn của kinh tế chính trị. Với mong muốn góp sức mình vào nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình, nghiên cứu sinh chọn: “Chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích: Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình hiện nay trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ: - Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình, kinh nghiệm của một số địa phương trong nước và bài học rút ra đối với tỉnh Ninh Bình trong việc nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế. - Đánh giá thực trạng chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình từ năm 2011- 2016, chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra cần giải quyết để nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. - Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình thời trong gian tới. 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng NNL QLNN về kinh tế dưới góc độ của khoa học kinh tế chính trị. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về nội dung: NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình bao gồm lực lượng tiềm tàng và lực lượng hiện có. Lực lượng tiềm tàng là những người có khả năng và đủ điều kiện tuyển dụng vào các cơ quan QLNN về kinh tế. Lực lượng hiện có bao gồm cán bộ, công chức viên chức nhà nước thực hiện chức năng QLNN về kinh tế theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tại cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (HĐND các cấp); cơ quan chấp hành (UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn QLNN về kinh tế) và cơ quan bảo vệ pháp luật (Tòa án nhân dân,Viện kiểm sát nhân dân); cán bộ, công chức QLNN về kinh tế ở các cơ quan, đơn vị có tính chất chuyên môn, đặc thù (hải quan, thuế, kiểm lâm...). Luận án chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ chất lượng NNL QLNN về kinh tế hiện có ở HĐND - UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn QLNN về kinh tế từ cấp Tỉnh đến cấp cơ sở (cán bộ, công chức, viên chức). Các đối tượng là lực lượng tiềm tàng, những người công tác ở các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan có tính chất chuyên môn đặc thù, các đơn vị kinh doanh, các tổ chức sự nghiệp kinh tế ở địa phương không thuộc đối tượng khảo sát của luận án. Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Phạm vi về thời gian: Các số liệu điều tra khảo sát từ 2011 đến 2016; quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình đến 2025, tầm nhìn đến 2030. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Luận án được hoàn thành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng 9 sản Việt Nam về vị trí, vai trò của nhân tố con người trong sự phát triển KT XH nói chung, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế nói riêng, đồng thời kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố. 5.2. Cơ sở thực tiễn: Luận án được thực hiện trên cơ sở tham khảo các báo cáo, thống kê của các cơ quan QLNN của Tỉnh về chất lượng NNL trong khu vực hành chính, sự nghiệp; NNL trong các cơ quan QLNN về kinh tế; đồng thời dựa vào kết quả khảo sát, điều tra của tác giả về chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở Tỉnh năm 2016. 5.3. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học KT - CT Mác-Lênin, tập trung vào các phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp chung: Luận án được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Phương pháp này được sử dụng trong cả ba chương của luận án. Các phương pháp sử dụng cụ thể trong luận án: Phần tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: Luận án sử dụng phương pháp hệ thống hóa, phân tích, đánh giá tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án; rút ra các kết luận khoa học về kết quả đạt được, vấn đề đang nghiên cứu và vấn đề chưa được nghiên cứu. Ở chương 1: Luận án sử dụng phương pháp diễn giải - quy nạp, trừu tượng hóa khoa học; hệ thống hóa để tìm hiểu quan niệm NNL, NNL QLNN; xây dựng khái niệm NNL QLNN về kinh tế, đặc điểm, yêu cầu, vai trò của NNL QLNN về kinh tế, khái niệm chất lượng NNL QLNN về kinh tế; quan niệm, chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình, các nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình; kinh nghiệm của các địa 10 phương và bài học cho tỉnh Ninh Bình về nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế. Chương 2: Sử dụng phương pháp duy vật lịch sử, lôgic; bám sát phương pháp nghiên cứu chuyên ngành của Kinh tế Chính trị là trừu tượng hoá khoa học để phân tích đối tượng nghiên cứu là quan hệ sản xuất trong sự tương tác với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng để từ đó làm sáng tỏ những ưu điểm, hạn chế, những vấn đề đặt ra, nảy sinh trong việc nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở Tỉnh. Ngoài ra luận án sử dụng các phương pháp: Phân tích và tổng hợp; thống kê so sánh; khảo sát điều tra xã hội học (điều tra, khảo sát đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan QLNN về kinh tế để khẳng định tính đại diện, chính xác của đối tượng được điều tra khảo sát là NNL QLNN về kinh tế) và phương pháp chuyên gia; sử dụng các bảng, biểu, sơ đồ để minh họa kết quả nghiên cứu. Chương 3: Sử dụng phương pháp hệ thống hóa và quy nạp; phân tích và tổng hợp; phương pháp chuyên gia để chỉ ra quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình phù hợp với vấn đề đặt ra ở chương 2 và có tính khả thi. 6. Những đóng góp mới của luận án Luận giải rõ quan niệm, đặc điểm, yêu cầu, vai trò, tiêu chí đánh giá chất lượng NNL QLNN về kinh tế; Luận giải rõ các yếu tố tác động đến chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình; kinh nghiệm của một số địa phương trong nước và bài học rút ra cho Tỉnh đối với việc nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế. Chỉ ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân; những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết để nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở địa phương làm tiền đề cho xây dựng cơ chế, chính sách tác động nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở Tỉnh. 11 Đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án 7.1. Ý nghĩa lý luận: Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng NNL QLNN về kinh tế,chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở Tỉnh. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa học, làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý tham khảo đưa ra những quyết sách đúng đắn trong việc phát triển, nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở địa phương. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy môn kinh tế chính trị, kinh tế nguồn nhân lực ở các nhà trường, cơ sở đào tạo đại học. Luận án hoàn thành cũng góp phần cung cấp những tư liệu thực tế, các quan điểm, giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong việc nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế, đồng thời cung cấp kinh nghiệm để có thể vận dụng cho các địa phương khác có điều kiện tương đồng với tỉnh Ninh Bình. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, tổng quan, 3 chương (8 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. 12 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án được các tác giả khai thác ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau và tập trung vào một số quốc gia như: Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản... 1.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao Paul Moris (1996) “Asia's four litle dragons: A comparison of the role of education in their development” (Bốn con rồng nhỏ châu Á: Một sự so sánh về vai trò của giáo dục trong phát triển) [48]. Tác giả đã minh chứng sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… trở thành những con rồng Châu Á ở những thập kỷ cuối thế kỷ XX và tiếp tục tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, ổn định trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI, đều quan tâm phát triển GD - ĐT, có chiến lược đúng đắn phát triển NNL quốc gia, chú trọng đào tạo NNL chất lượng cao. Tác giả Yasuhiko INOUE- Trưởng phòng Quan hệ quốc tế, Trung tâm Năng suất Nhật bản vì sự phát triển KT - XH (JPC-SED). (Theo Vysajp.org24/11/2004- Hội thanh niên sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản) [81]. Tác giả đề cập đến hiệu quả NNL và chất lượng NNL, Ông cho rằng: Chất lượng NNL là một vấn đề chính luôn được các chuyên gia về lý thuyết và thực tiễn năng suất thảo luận trên khắp thế giới. Ở các nước phương Tây, trong các cuộc hội thảo người ta mới bàn đến kỹ năng công việc, và để cải tiến chất lượng NNL, họ đưa ra các đề xuất cải tiến hoạt động giáo dục tại trường học, tăng cường các chương trình đào tạo kỹ năng thông qua sự hợp tác từ cả phía chính phủ và khối tư nhân. Jang Ho Kim (2005), “Khung mẫu mới về phát triển nguồn nhân lực: Các sáng kiến của chính phủ để phát triển kinh tế, hội nhập xã hội tại Hàn Quốc”, Nhà xuất bản KRIVET Seoul, 135949, Hàn Quốc [36]. Đây là cuốn sách bàn về phát triển nguồn nhân lực ở Hàn Quốc. Tác giả đã đề cập đến các 13 thách thức KT - XH trong phát triển NNL chất lượng cao tại Hàn Quốc; khẳng định vai trò to lớn của NNL chất lượng cao với phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế; khả năng cạnh tranh NNL của đất nước; tác giả đã đưa ra định hướng phát triển NNL chất lượng cao; đặc biệt đã đưa ra và phân tích các vấn đề GD - ĐT nghề, kết hợp đào tạo với nghiên cứu và phát triển, những vấn đề về xây dựng xã hội học tập ở Hàn Quốc. Thẩm Vĩnh Hoa và Ngô Quốc Diệu (2008), “Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội [31]. Cuốn sách này là một công trình phân tích một cách có hệ thống tư tưởng Đặng Tiểu Bình về trí thức, nhân tài, về tôn trọng và phát triển nhân tài, về GD - ĐT phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình cải cách, mở cửa. Nhấn mạnh việc Trung Quốc luôn coi GD ĐT phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, công tác nhân tài là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, coi đó là kế lớn trăm năm để chấn hưng đất nước. Một loạt vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản trong tư tưởng Đặng Tiểu Bình về GD - ĐT phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài đất nước đã được làm rõ, làm cơ sở cho Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện đường lối, chính sách cán bộ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc. Vương Huy Diệu (2010) “Chiến lược quốc gia nhân tài biến đổi thế giới”, Nhà xuất bản Nhân dân [13]. Đây là cuốn sách viết về chiến lược nhân tài của quốc gia. Trong nội dung cuốn sách này, tác giả đã trình bày chiến lược phát triển NNL chất lượng cao (nhân tài) của Trung Quốc, phân tích những vấn đề cơ bản về nhân tài ở Trung Quốc, đánh giá tình hình nhân tài Trung Quốc hiện nay; đề xuất những chủ trương phát triển nhân tài, nội dung chiến lược phát triển nhân tài, chính sách đào tạo, thu hút nhân tài của Trung Quốc, đặc biệt là GD - ĐT phát triển NNL chất lượng cao cho đất nước trong thời kỳ phát triển mới. 14 Lưu Tiểu Bình (2011) “Lý luận và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực”, Nhà xuất bản Đại học Vũ Hán [8]. Cuốn sách này bàn nhiều cơ sở lý luận về NNL chất lượng cao, đưa ra các phương pháp để đánh giá chất lượng NNL. Tác giả cho rằng trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, NNL đóng vai trò rất quan trọng; việc khơi nguồn, phát triển NNL và NNL chất lượng cao có tầm quan trọng đặc biệt. Vì thế, để khai thác và phát huy NNL các quốc gia cần phải có lý luận và phương pháp đánh giá đúng đắn; đồng thời nêu lên một số vấn đề lý luận và phương pháp đánh giá NNL. 1.2. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế Landanov and Pronicov (1991) “Tuyển chọn và quản lý công nhân viên chức ở Nhật Bản”, Nhà xuất bản Sự thật - Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội [54]. Trong cuốn sách này, tác giả đã tập trung vào quy trình bắt buộc trong khâu tuyển dụng khi tuyển chọn lao động đối với công chức Nhật Bản. Đồng thời, chỉ ra những yêu cầu cơ bản trong khâu quản lý sử dụng công chức, viên chức, phân tích những ưu điểm của quy trình, đồng thời nêu những hạn chế đã và đang bộc lộ của quy trình trên. Christian Batal (2002), “Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước” [6]. Nội dung trong cuốn sách này tác giả chủ yếu phân tích về năng lực làm việc cán bộ, công chức, khối nhà nước. Xây dựng khung năng lực tiêu chuẩn trên cơ sở đó phân loại năng lực; Đồng thời mô tả công việc chuyên môn của một số công việc chuyên trách yêu cầu nhân lực chất lượng cao như: Phụ trách đào tạo trong một cơ quan nhà nước, công việc của một thủ trưởng đơn vị trong khu vực nhà nước. Xinh Khăm-Phôm Ma Xay (2003), “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào hiện nay”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội [40]. Trong công trình này, tác giả đã chỉ rõ quan niệm, đặc điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế; phân tích những vấn đề cơ bản về chính sách đào tạo - bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, 15 nhân tài; đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế Lào trong tình hình mới. Sư Lao Sô Tu Ky (2014), “Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở thủ đô Viêng Chăn”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội [64]. Trong công trình này, tác giả đã chỉ rõ quan niệm, vai trò của NNL trong quá trình phát triển KT - XH, kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo NNL cho phát triển KT - XH và bài học cho thủ đô Viêng Chăn; tác giả cũng đã đánh giá thực trạng NNL cho phát triển KT - XH ở thủ đô Viêng Chăn; đề xuất phương hướng giải pháp chủ yếu đảm bảo NNL cho phát triển KT - XH ở thủ đô Viêng Chăn. Nhìn chung, nhóm các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng NNL, NNL chất lượng cao, NNL QLNN về kinh tế; những kinh nghiệm nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế của một số quốc gia như kinh nghiệm của Thái Lan, Singapo, Nhật Bản, Trung Quốc… Những quan niệm, đặc điểm, vai trò của NNL, NNL chất lượng cao, nhân tài, tài năng, trí thức, tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo, cũng như các vấn đề về sử dụng, trọng dụng nhân tài, phát triển NNL chất lượng cao, được các công trình trên đề cập khá toàn diện. Những công trình khoa học này đã bàn và giải quyết nhiều vấn đề như chỉ ra các quan điểm để phát triển NNL chất lượng cao, nhiều công trình khoa học cũng đã tập trung bàn đến các giải pháp nhằm phát triển NNL chất lượng cao, nâng cao chất lượng NNL trong khu vực nhà nước. Tuy nhiên, những công trình khoa học này mới chỉ đề cập đến giải pháp phát triển NNL chất lượng cao nói chung, một số ít bàn về nâng cao chất lượng NNL quản lý ở khu vực nhà nước, còn chất lượng NNL QLNN về kinh tế và kinh nghiệm cũng như quan điểm và giải pháp để nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở một tỉnh thì chưa có nhiều công trình đề cập đến. 16 Do vấn đề lý luận về NNL QLNN về kinh tế được khái quát từ thực tiễn của các quốc gia có nét đặc thù và xu hướng chính trị - xã hội khác Việt Nam, nên những công trình nói trên chỉ là những tài liệu tham khảo, tìm hiểu về kinh nghiệm nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế, phát triển NNL chất lượng cao trong khu vực nhà nước, nâng cao chất lượng NNL khu vực nhà nước... Đây sẽ là ngồn tài liệu, kinh nghiệm quý cho nghiên cứu sinh tiếp cận, nghiên cứu và làm rõ vấn đề nghiên cứu của luận án. 2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài Ở nước ta, chất lượng NNL nói chung, chất lượng NNL QLNN về kinh tế nói riêng đang là vấn đề mà Đảng và Nhà nước đang đặt ra nên đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chất lượng NNL; phát triển NNL chất lượng cao; chất lượng NNL QLNN đã được công bố. Tiêu biểu cho các công trình khoa học ở trong nước nghiên cứu liên quan đến chất lượng NNL QLNN về kinh tế gồm các công trình: 2.1. Các công trình tiêu biểu về nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực * Các công trình nghiên cứu là luận án, đề tài khoa học và sách: Lưu Ngọc Trịnh (1994), “Vai trò của nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế Nhật Bản ở giai đoạn thần kỳ 1951-1973”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân [70]. Trong công trình này, tác giả đã phân tích làm rõ vai trò đặc biệt quan trọng của việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế của Nhật Bản trong giai đoạn 1951-1973. Tác giả cho rằng: Để phát huy cao độ nguồn lực con người, nước Nhật đã coi trọng hai vấn đề là vừa làm giầu NNL vừa tổ chức khai thác hiệu quả NNL. Trong đó GD - ĐT là yếu tố quyết định trong việc nâng cao chất lượng NNL - một yếu tố làm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Bên cạnh đó nước Nhật đã kết hợp khéo léo những yếu tố truyền thống với những yếu tố hiện đại trong việc phát triển và sử dụng NNL. Tác giả đã đề xuất một số gợi ý về việc vận dụng kinh nghiệm của Nhật Bản để phát huy nhân tố con người Việt Nam trong phát triển kinh tế hiện nay.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan