Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN GLÔCÔM TẠI KHOA GLÔC...

Tài liệu CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN GLÔCÔM TẠI KHOA GLÔCÔM BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG NĂM 2017

.DOC
75
351
91

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --------------------------------------- LÊ THANH THẢO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN GLÔCÔM TẠI KHOA GLÔCÔM BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG NĂM 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Hà Nội – Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --------------------------------------- LÊ THANH THẢO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN GLÔCÔM TẠI KHOA GLÔCÔM BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG NĂM 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Chuyên ngành : Y tế công cộng Mã số : 60720301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ VÂN ANH Hà Nội – Năm 2017 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CLCS : Chất lượng cuộc sống CLCSLQĐSK : Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe CNTG : Chức năng thị giác NEI VFQ : National Eye Institute Visual Function Questionnaire (Bộ câu hỏi chức năng thị giác) WHO : World Health Organizatin (Tổ chức y tế thế giới) MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3 1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH GLÔCÔM...............................3 1.1.1. Định nghĩa......................................................................................3 1.1.2. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh Glôcôm..................................3 1.1.3. Đặc điểm dịch tễ bệnh Glôcôm....................................................4 1.1.4. Phân loại bệnh Glôcôm..................................................................5 1.1.5. Các phương pháp điều trị Glôcôm.................................................6 1.2. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH GLÔCÔM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM..............................................................................................................8 1.3. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN GLÔCÔM.................10 1.3.1. Các khái niệm liên quan..................................................................10 1.3.2. Tình hình nghiên cứu về chất lượng cuộc sống liên quan đến Glôcôm......................................................................................................13 1.4. MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM KHOA GLÔCÔM TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG...........................................................................................15 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........17 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU..............17 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................17 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................17 2.1.3. Thời gian nghiên cứu......................................................................17 2.2. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................17 2.2.1. Mẫu và cách chọn mẫu...................................................................17 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin.....................................................18 2.3. Biến số và các chỉ số nghiên cứu..........................................................19 2.4. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................27 2.5. Sai số và không chế sai số.....................................................................27 2.6. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................28 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ.................................................................................29 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu..........................................29 3.1. Mô tả chất lượng cuộc sống liên quan đến bệnh nhân Glôcôm............31 3.2. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân Glôcôm đến khám và điều trị tại khoa Glôcôm, bệnh viện mắt trung ương năm 2017....41 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN..............................................................................45 4.1. Chất lượng cuộc sống liên quan đến thị giác của bệnh nhân Glôcôm đến khám và điều trị tại khoa Glôcôm, bệnh viện mắt trung ương năm 2017....47 4.2. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân Glôcôm đến khám và điều trị tại khoa Glôcôm, bệnh viện mắt trung ương năm 2017....53 KẾT LUẬN....................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ PHỤ LỤC........................................................................................................... DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 1. 1. Thống kê về Glôcôm mà mù do Glôcôm năm 2000 trên toàn cầu ( nguồn WHO)...........9 Bảng 1. 2. Phân bố Glôcôm góc mở nguyên phát trên thế giới năm 2000 (Nguồn WHO)..............10 Bảng 3. 1. Thông tin dân số học của đối tượng nghiên cứu (n=161)...............................................29 Bảng 3. 2. Tiền sử gia đình và tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu (n=161).........................30 Bảng 3. 3. Điểm số trung bình tình trạng khó khăn trong các hoạt động gần liên quan thị giác qua từng câu hỏi cụ thể (n=161).............................................................................................................35 Bảng 3. 4. Điểm số trung bình tình trạng khó khăn trong các hoạt động xa liên quan thị giác qua từng câu hỏi cụ thể (n=161).............................................................................................................36 Bảng 3. 5. Điểm số trung bình các yếu tố đời sống cụ thể bị ảnh hưởng bởi chức năng thị giác trên hai nhóm bệnh nhân (n=161)...........................................................................................................38 Bảng 3. 6. Điểm số trung bình về khả năng nhận biết màu sắc do ảnh hưởng của thị giác trên hai nhóm bệnh nhân..............................................................................................................................39 Bảng 3. 7. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống trên 2 nhóm bệnh nhân theo thang đo NEI VFQ25 và thang đo VAS (n=161)...........................................................................................................40 Bảng 3. 8. Tương quan giữa một số yếu tố dân số và bệnh đến các cấu phần NEI VFQ-25............41 Bảng 3. 9. Mối liên quan giữa các yếu tố dân số học và chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu theo thang đo NEI FVQ-25......................................................................................................42 Bảng 3. 10. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và tình trạng thị giác đến chất lượng cuộc sống của đối tượng theo thang đo NEI FVQ-25.............................................................................................43 Bảng 3. 11. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu theo thang do NEI VFQ-25 trên mô hình hồi quy tuyến tính.................................................................................43 Biểu đồ 3. 1. Điểm trung bình sức khỏe tổng quát chủ quan của 2 nhóm bệnh nhân theo thang đo NEI VFQ-25 (n=161)......................................................................................................................31 Biểu đồ 3. 2. Điểm trung bình tầm nhìn tổng quát chủ quan của hai nhóm bệnh nhân (n=161)......32 Biểu đồ 3. 3. Điểm trung bình về tình trạng đau liên quan thị giác ở hai nhóm đối tượng (n=161). 33 Biểu đồ 3. 4. Điểm trung bình về tình trạng đau liên quan đến thị giác của 2 nhóm bệnh nhân theo từng câu hỏi cụ thể (n=161).............................................................................................................33 Biểu đồ 3. 5. Điểm số trung bình tình trạng khó khăn trong các hoạt động gần liên quan thị giác của hai nhóm bệnh nhân (n=161)...........................................................................................................34 Biểu đồ 3. 6. Điểm số trung bình tình trạng khó khăn trong các hoạt động xa liên quan thị giác của hai nhóm bệnh nhân (n=161)...........................................................................................................36 Biểu đồ 3. 7. Điểm số trung bình các tác động cụ thể của chức năng thị giác lên đời sống trên hai nhóm bệnh nhân (n=161)................................................................................................................37 Biểu đồ 3. 8. Điểm trung bình về tình trạng lái xe do ảnh hưởng của thị giác trên 2 nhóm bệnh nhân (n=161)............................................................................................................................................39 Biểu đồ 3. 9. Điểm số trung bình về tầm nhìn ngoại vi do ảnh hưởng của thị giác trên hai nhóm bệnh nhân (n=161)..........................................................................................................................40 Biểu đồ 3. 10. Tương quan giữa điểm trung bình của thang đo NEI VFQ-25 và thang đo VAS trên đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................................44 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh Glôcôm cho đến nay vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở Việt Nam cũng như trên thế giới nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Mất thị lực do Glôcôm là tình trạng bệnh lý không hồi phục cho dù được điều trị Nội khoa hay Ngoại khoa. Hiện nay, mục tiêu chính của việc điều trị Glôcôm là bảo tồn được thị trường và duy trì chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân . Năm 1990, số người mắc Glôcôm trên toàn thế giới vào khoảng 22,5 triệu người . Nghiên cứu dự báo của Quigley và Broman năm 2006 ước lượng trên thế giới sẽ có 79,6 triệu người mắc Glôcôm vào năm 2020 trong đó 47% số bệnh nhân thuộc châu Á. Cũng trong báo cáo này, số bệnh nhân ước lượng bị mù 2 mắt do Glôcôm vào năm 2020 khoảng 11,2 triệu người . Tại Việt Nam, số liệu thống kê của Tôn Thị Kim Thanh và Nguyễn Chí Dũng năm 2002 trên 8 tỉnh thành cho thấy tỷ lệ mù loà do Glôcôm ở Việt nam là 5,7% đứng thứ 3 trong nguyên nhân gây mù lòa . Cùng với việc phát hiện sớm và điều trị sớm cho bệnh nhân Glôcôm, một khía cạnh khác về y tế công cộng rất được quan tâm là chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glôcôm. Những nghiên cứu về mắt trên thế giới trong nhiều năm gần đây đã và đang quan tâm rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân Glôcôm. Điển hình trong số đó có thể kể đến các nghiên cứu của Gutierrez P và cộng sự năm 1997 tại Mỹ , nghiên cứu của Hyman LG năm 2005 trên nhóm người cao tuổi hay gần đây là nghiên cứu tại Thụy điển của Dorothea Peters và cộng sự . Tuy nhiên khía cạnh này lại ít được khảo sát trên các bệnh nhân Glôcôm tại Việt Nam. Chất lượng cuộc sống là khái niệm dùng để đánh giá chung về các mức độ tốt đẹp của một hoặc nhiều khía cạnh cuộc sống trên cá nhân hay cộng đồng. Trong Y học, chất lượng cuộc sống thường được sử dụng để mô tả về 1 tình trạng thoải mái thể chất cũng như tâm thần của người bệnh. Việc đo lường chất lượng cuộc sống cũng tùy theo từng bệnh mà những đặc điểm khác nhau. Chính vì vậy việc phát triển các thang đo chất lượng cuộc sống phù hợp cho từng loại bệnh cũng được các nhà nghiên cứu y học cân nhắc. Đối với bệnh Glôcôm, thang đo NEI VFQ-25 là thang đo phù hợp có thể sử dụng để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, thang đo đã được kiểm định và sử dụng rộng rãi trên thế giới , , . Một phiên bản tiếng Việt đã được chúng tôi phiên dịch và tham khảo ý kiến từ chuyên gia để chỉnh sửa phù hợp với điều kiện cộng đồng dân cư tại Việt Nam. Đo lường chất lượng cuộc sống cho phép đánh giá được ảnh hưởng của bệnh Glôcôm lên cuộc sống của người bệnh cũng như hiệu quả của việc điều trị bệnh. Từ đó góp phần giúp nhân viên y tế và bệnh nhân lựa chọn được các phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh viện mắt trung ương là cơ sở điều trị các bệnh về mắt lớn nhất trong cả nước, nơi tiếp đón số lượng bệnh nhân Glôcôm lớn và đa dạng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về chất lượng cuộc sống bệnh nhân Glôcôm được triển khai tại đây. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định tiến hành nghiên cứu này với hai mục tiêu chính sau: 1. Mô tả chất lượng cuộc sống liên quan đến bệnh nhân Glôcôm đến khám và điều trị tại khoa Glôcôm, bệnh viện mắt Trung Ương năm 2017. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân Glôcôm đến khám và điều trị tại khoa Glôcôm, bệnh viện mắt trung ương năm 2017. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH GLÔCÔM 1.1.1. Định nghĩa Glôcôm là tình trạng bệnh lý của dây thần kinh thị giác với những biểu hiện tổn thương đĩa thị và thị trường đặc hiệu, có thể kèm theo hoặc không kèm theo tăng nhãn áp , . 1.1.2. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh Glôcôm - Nhãn áp: Là áp lực của các chất lỏng trong nhãn cầu tác động lên củng mạc và giác mạc. Nhãn áp tuy không phải là yếu tố duy nhất nhưng là yếu tố quan trọng trong bệnh Glôcôm. Nó là yếu tố được biết đến nhiều nhất và có thể can thiệp được bằng các điều trị nội khoa và ngoại khoa. Nhãn áp có thể được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau với các dụng cụ đo khác nhau như nhãn áp kế Schiotz, nhãn áp kế Maclakop, nhãn áp kế Goldmann, nhãn áp kế không tiếp xúc… Trên thực tế, phương pháp đo nhãn áp bằng nhãn áp kế Maclakop được sử dụng rông rãi ở Việt Nam vì nó đơn giản, rẻ tiền, có thể sản xuất ở trong nước. Nhãn áp người bình thường ở người Việt Nam trưởng thành khi đo bằng nhãn áp kế Maclakop 10g khoảng 16-24 mmHg , . Thông thường nhãn áp tăng lên cùng với tuổi, trong bệnh Glôcôm có thể nhãn áp vẫn ở mức bình thường. - Đĩa lõm thị giác: Trong Glôcôm tổn thương đầu dây thần kinh thị giác là tổn thương đặc hiệu và là một dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán xác định, theo dõi tiến triển của bệnh. Tổn thương thần kinh thị giác thường xuất hiện trước các tổn thương thị trường. Theo Quigley HA và cộng sự sợi thần kinh có thể bị mất đến 40% nhưng thị trường vẫn chưa bị tổn thương . Những tổn thương điển hình của đầu dây thần kinh thị giác trong bệnh Glôcôm bao gồm: 3 Lõm đĩa thị giác, tổn thương viền thần kinh, lớp sợi thần kinh quanh gai, biến dạng mạch máu có thể kèm theo xuất huyết võng mạc trước hoặc cạnh đĩa thị. - Thị trường: là một trong những xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán Glôcôm. Thị trường thường tổn thương sớm hơn các chức năng thị giác khác như thị lực. Các tổn thương thị trường trong bệnh Glôcôm bao gồm: Mở rộng điểm mù, khuyết phía mũi, ám điểm hình cung, đảo thị trường trung tâm . 1.1.3. Đặc điểm dịch tễ bệnh Glôcôm Glôcôm là bệnh tổn thương không hồi phục với một số đặc điểm dịch tễ được đề cập đến như sau: - Chủng tộc: Glôcôm góc mở nguyên phát thường gặp ở người châu Âu, Mỹ do cấu trúc nhãn cầu và độ cong giác mạc của người Âu Mỹ lớn hơn . Trong khi đó Glôcôm góc đóng nguyên phát gặp chủ yếu ở các nước châu Á do cấu trúc giải phẫu đặc biệt của phần trước nhãn cầu như độ cong giác mạc nhỏ, tiền phòng nông, góc tiền phòng hẹp, dễ gây nghẽn đồng tử dẫn đến đóng góc tiền phòng. Người da đen có nguy cơ bị Glôcôm góc mở cao hơn người da trắng . Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng cho thấy tỷ lệ Glôcôm góc đóng nguyên phát có tỷ lệ cao nhất, tỷ lệ Glôcôm góc mở chỉ chiếm khoảng từ 11-20% . - Tuổi: Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới ở những người trên 40 tuổi cho thấy tỷ lệ Glôcôm chiếm từ 0,93% đến 5%. Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc Glôcôm càng lớn. Ở độ tuổi 70 tỷ lệ Glôcôm nguyên phát cao gấp 3-8 lần so với độ tuổi 40 , , . Theo Đỗ Thị Thái Hà phần lớn Glôcôm nguyên phát ở tuổi ≥ 40 chiếm tỷ lệ 89,3%, đặc biệt ở độ tuổi 50-69 . Theo điều tra của viện Mắt ở nhiều tình thành miền bắc thì tỷ lệ mắc Glôcôm nguyên phát trong cộng đồng khoảng 0,6%. Riêng ở những người 35-40 tuổi trở lên thì tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1,6% . 4 - Nữ có tỷ lệ mắc Glôcôm góc đóng nhiều hơn nam và cũng phổ biến hơn ở tầng lớp xã hội kinh tế thấp kém. Nữ giới có khả năng mắc Glôcôm góc đóng nguyên phát cao hơn 3-4 lần so với nam giới. Nam giới có khả năng mắc Glôcôm góc mở cao hơn nữ giới , , , . - Di truyền: Tiền sử gia đình là một yếu tố quan trong với Glôcôm nguyên phát, theo một số tác giả Glôcôm góc mở có tính di truyền cao. Trong gia đình có người bệnh thì nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5 lần người bình thường. Khi nghiên cứu họ hàng của những bệnh nhân Glôcôm góc mở thì thấy tỷ lệ Glôcôm góc mở nguyên phát có chiếm 10,4% ở những người có có anh chị em ruột mắc, nếu bố mẹ mắc Glôcôm thì khả năng mắc ở con là 1,1% , , ,. - Các yếu tố nguy cơ khác: Sự kết hợp của các bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến Glôcôm. Trong nghiên cứu của Đỗ Thị Thái Hà (2002) cho thấy những người bị Glôcôm thứ phát thì có tiền sử sử dụng Corticoid kéo dài chiếm 31,7%. Ngoài ra các bệnh lý khác như đái tháo đường nhất là đái tháo đường typ2 và cận thị cũng được một số nghiên cứu chỉ ra mối liên quan đối với Glôcôm , , ,. 1.1.4. Phân loại bệnh Glôcôm Về nguồn gốc, có thể phân loại Glôcôm thành các nhóm chính sau : - Glôcôm nguyên phát: là Glôcôm không kèm theo bệnh mắt hoặc bệnh toàn thân nào làm tăng trở lưu thủy dịch. Bệnh thường xảy ra ở hai mắt và có thể di truyền - Glôcôm thứ phát: Luôn kèm theo bệnh về mắt hoặc bệnh toàn thân gây cản trở lưu thông thủy dịch. Bệnh thường xảy ra ở một mắt và ít có khả năng di truyền. 5 - Glôcôm bẩm sinh 1.1.5. Các phương pháp điều trị Glôcôm Glôcôm góc đóng - Nguyên tắc Điều trị phẫu thuật được chỉ định cho mọi giai đoạn bệnh. Điều trị nội khoa chỉ được chỉ định tạm thời trong những trường hợp cấp cứu cũng như trong thời gian chờ đợi phẫu thuật, hoặc những trường hợp bệnh nhân có tình trạng bệnh toàn thân nặng không có khả năng điều trị phẫu thuật. - Các phương pháp điều trị Nội khoa: +Thuốc tra tại chỗ bằng các loại thuốc co đồng tử như Pilocacpin1% x 3 đến 6 lần trong ngày. +Toàn thân: Uống axetazolamit 0,25g x 2- 4viên trong 1 ngày chia 2 lần +Đối với những trường hợp cơn tối cấp, bệnh nhân nôn mửa nhiều, dùng thuốc uống không kết quả có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng Diamox 500 mg x1 ống tiêm tĩnh mạch chậm +Ngoài ra có thể dùng thêm các loại thuốc giảm đau, an thần. Ngoại khoa: +Phẫu thuật cắt mống mắt ngoại vi dự phòng: Bằng Laser hoặc phẫu thuật. +Phương pháp này được chỉ định cho những mắt được chẩn đoán là glôcôm góc đóng giai đoạn tiềm tàng hoặc giai đoạn sơ phát mà góc còn mở trên một nửa chu vi. +Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc: Chỉ định cho những trường hợp khi soi góc tiền phòng có tới trên 180° chu vi góc đóng Glôcôm góc mở - Nguyên tắc điều trị 6 Điều trị nhằm mục đích làm hạ nhãn áp, không làm tổn thương thêm thị trường và trạng thái đĩa thị . Trước tiên điều trị bằng thuốc tra tại mắt hoặc bằng laser. Phẫu thuật được chỉ định khi điều trị nội khoa hoặc laser không kết quả hoặc trên những trường hợp không có điều kiện về kinh tế, sức khoẻ, theo dõi định kỳ - Các phương pháp điều trị Nội khoa +Thuốc tra tại chỗ: Các thuốc điều trị glôcôm góc mở chia làm nhiều nhóm. +Các thuốc cường phó giao cảm: Pilocacpin1% x 3lần trong 1 ngày. +Các thuốc cường giao cảm: Ephedrin. +Các thuốc thuộc nhón chẹn b giao cảm như Betoptic 0,25%- 0,5%, Timolol 0,5%, Timoptic 0,5%, Nyolol 0,5%... các thuốc này có tác dụng gây giảm bài tiết thuỷ dịch. +Các dẫn chất thuộc nhóm prostaglandin: Travatan, Xalanta. Tác dụng tăng cường sự lưu thông thuỷ dịch thông qua con đường màng bồ đào củng mạc Các thuốc dùng toàn thân: Chỉ điều trị trước mổ không dùng kéo dài. Liều lượng giống như trong glôcôm góc đóng. Điều trị laser +Tạo hình vùng bè bằng laser ND-YAG, laser rubi, laser Diode. Xử dụng chùm tia laser tạo ra các vết đốt tại vùng giải thể mi và chân mống mắt nhằm tạo ra các sẹo co kéo để mở rộng các lỗ vùng bè. Ngoại khoa +Cắt củng mạc sâu: Chỉ định trong những giai đoạn sớm của bệnh +Cắt bè củng giác mạc: Chỉ định cho những giai đoạn muộn hoặc những trường hợp điều trị cắt củng mạc sâu thất bại , . 7 1.2. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH GLÔCÔM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Theo báo cáo chung của chương trình phòng chống mù lòa năm 1990 của tổ chức y tế thế giới, số lượng mắc Glôcôm trên toàn thế giới là 22,5 triệu người với 5,2 triệu người mù chiếm 15% tổng số người mù trên toàn cầu. Trong đó Glôcôm góc đóng nguyên phát chiếm 13,5 triệu người và 3 triệu người mù do Glôcôm góc đóng nguyên phát . Theo thống kê của WHO, Glôcôm là nguyên nhân chính gây mù đứng thứ hai trong hầu hết các khu vực trên thế giới. Theo ước tính của Quygley H.A năm 2020 số người mắc Glôcôm trên toàn thế giới sẽ tăng lên 79,6 triệu người trong đó 47% số bệnh nhân đến từ châu Á và số người mù 2 mắt do Glôcôm sẽ vào khoảng 11,2 triệu người. Năm 2000 thống kê trên 10 nước Đông Nam Á cũng chỉ ra tình hình mù lòa do Glôcôm cao nhất tại Myanma chiếm 16%, thấp nhất tại Malaysia chiếm 1,8%. Tại Việt Nam, tỷ lệ mù lòa do Glôcôm gây ra năm 2000 chiếm 6,3%. Theo 2 tác giả Tôn Thị Kim Thanh và Nguyễn Chí Dũng (2002) tỷ lệ mù do Glôcôm ở các tình miền bắc là 5,7%. Trong nghiên cứu này cũng ước tính số người mắc Glôcôm trong cộng đồng dân cư Việt Nam vào năm 2005 là 30.000 người . 8 Bảng 1. 1. Thống kê về Glôcôm mà mù do Glôcôm năm 2000 trên toàn cầu ( nguồn WHO) Khu vực Số nước Dân số (Triệu) Số người mù (Triệu) Châu Phi 46 650 10 Đục Thủy tinh thể Glôcôm Sẹo giác mạc Châu Mỹ 36 800 4 Đục Thủy tinh thể Glôcôm Bệnh võng mạc Trung cận 22 đông 500 5 Đục Thủy tinh thể Glôcôm Sẹo giác mạc Châu Âu 51 870 4 Bệnh võng mạc Glôcôm Đục thủy tinh thể Đông Nam Á 10 1500 15 Đục Thủy tinh thể Glôcôm Sẹo giác mạc Tây Thái Bình dương 28 1680 12 Đục Thủy tinh thể Glôcôm Bệnh võng mạc Tổng 193 6000 50 9 Nguyên nhân gây mù chính Bảng 1. 2. Phân bố Glôcôm góc mở nguyên phát trên thế giới năm 2000 (Nguồn WHO) Quốc gia/khu vực So với tổng số Số ca (triệu người) Trung Quốc 20% 2,5 Trung, nam phi 20% 2,5 Tây Âu – Mỹ 18% 2,5 Ấn độ 13% 2 Đông Âu 7% 1 Trung Đông 5% 0,5 Đông Á- Thái bình dương 10% 1,5 Châu Mỹ La tinh 7% 1 Tổng 100% 13,5 1.3. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN GLÔCÔM. 1.3.1. Các khái niệm liên quan 1.3.1.1. Chất lượng cuộc sống CLCS là một khái niệm đa chiều, thường bao gồm những đánh giá chủ quan về cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực của cuộc sống. Thuật ngữ "chất lượng cuộc sống" đối với mọi người và mọi ngành học có thể quan niệm rất khác nhau. Mặc dù sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng của CLCS, những 10 lĩnh vực khác như việc làm, nhà ở, trường học, quan hệ với người xung quanh, các khía cạnh của nền văn hóa, các giá trị và tâm linh cũng là những khía cạnh ảnh hưởng đến CLCS. Do đó, đo lường CLCS là rất phức tạp . 1.3.1.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe. Các khái niệm về CLCSLQĐSK và các yếu tố của nó đã bắt đầu hình thành từ những năm 1980, bao trùm hết những yếu tố của CLCS bị ảnh hưởng bởi sức khỏe hoặc thể chất hoặc tinh thần . Ở cấp độ cá nhân, điều này bao gồm nhận thức về sức khỏe thể chất, tinh thần và mối tương quan của chúng, bao gồm cả rủi ro về sức khỏe, tình trạng chức năng, hỗ trợ xã hội, và tình trạng kinh tế xã hội. Ở cấp độ cộng đồng, bao gồm các điều kiện, chính sách và thực tiễn ảnh hưởng đến nhận thức sức khỏe của một cộng đồng dân cư. Hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến CLCSLQĐSK cho phép cơ quan y tế hợp pháp hóa việc giải quyết các lĩnh vực chính sách công liên quan đến sức khỏe xung quanh một bối cảnh chung bao gồm cả các dịch vụ xã hội, quy hoạch cộng đồng và kinh tế . Đo lường CLCSLQĐSK có thể giúp xác định những gánh nặng của các căn bệnh và cung cấp những hiểu biết mới có giá trị để hiểu mối quan hệ giữa CLCSLQĐSK và các yếu tố nguy cơ. Đo CLCSLQĐSK sẽ giúp giám sát tiến độ trong việc đạt được mục tiêu y tế quốc gia. Phân tích các dữ liệu giám sát CLCSLQĐSK có thể phân nhóm các đối tượng dựa vào tình trạng sức khỏe, hướng dẫn can thiệp để cải thiện tình hình của họ và ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng hơn. Giải thích và công bố những dữ liệu này có thể giúp xác định các nhu cầu cho chính sách y tế và pháp luật, giúp phân bổ nguồn lực, hướng dẫn xây dựng kế hoạch chiến lược, và theo dõi hiệu quả của các can thiệp cộng đồng rộng lớn. 1.3.1.3. Công cụ đo lường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glôcôm 11 Các công cụ đo lường CLCSLQĐSK giúp cho việc có thể chứng minh một cách khoa học về tác động của sức khỏe lên CLCS. Một số công cụ được sử dụng rộng rãi như SF - 12 và SF - 36 (Medical Outcomes Study Short Forms), SIP (Sickness Impact Profile), và QOWBS (Quality of Well-Being Scale)… Tuy nhiên như đã đề cập ban đầu, mỗi bệnh khác nhau lại có những đặc điểm khác nhau, chính như vậy mà việc đo lường chất lượng cuộc sống trong các bệnh khác nhau thường được các nhà nghiên cứu phát triển các bộ công cụ đặc thù. Đối với bệnh Glôcôm thang đo chất lượng cuộc sống NEI VFQ-25 là thang đo tương đối phù hợp . Tuy nhiên cho đến nay tại Việt Nam việc sử dụng thang đo này để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glôcôm còn hạn chế. NEI VFQ-25 được phát triển dựa trên thang đo NEI VFQ với 51 cấu phần ban đầu. Đây là bộ công cụ đã được kiểm định bởi nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới. Nó thể coi NEI VFQ-25 là một phiên bản ngắn hơn của NEI VFQ tuy nhiên lại mang đầy đủ các đặc tính tin cậy của bộ câu hỏi này . NEI VFQ-25 bao gồm 25 là bộ câu hỏi được cung cấp miễn phí cho tất cả các nhà nghiên cứu. 25 câu hỏi trong NEI-VFQ được nhóm lại trong 12 tiểu quy mô (bao gồm cả sức khỏe nói chung, tầm nhìn chung, đau mắt, gần các hoạt động, các hoạt động từ xa, chức năng xã hội, sức khỏe tâm thần, vai trò khó khăn, phụ thuộc, lái xe, tầm nhìn màu sắc và tầm nhìn ngoại vi ). Mỗi tiểu quy mô được tính toán theo phương pháp được mô tả bởi các nhà phát triển NEI-VFQ và có thể nằm trong khoảng điểm từ 0 đến 100. Trong đó 0 là tồi tệ nhất và 100 là đại diện cho việc không có cản trở của tầm nhìn liên quan đến các ảnh hưởng của mắt. Các dữ liệu nhân khẩu học bao gồm tuổi, giới 12 tính và tình trạng kinh tế cũng được thu thập. Tuy nhiên các dữ liệu nhân khẩu học như vậy có thể được mở rộng tùy theo mục đích của người nghiên cứu . Trong số 23 câu hỏi thì có 5 hoặc 6 câu là mang tính lựa chọn phản ứng (ví dụ như ở câu hỏi số 6 là " dừng thuốc do các lí do khác/ hay không quan tâm đến việc dùng thuốc"). Những câu hỏi dạng như quan tâm đến chất lượng của từng cá nhân (câu hỏi 1,2 và 4), những khó khăn trong hoạt động (câu hỏi từ 5-16), tần suất hay gặp rắc rối (câu 3, 17-19) và việc chấp nhận những rắc rối đó (câu hỏi 20-25). Những câu hỏi về sức khoẻ toàn thân và thị lực nói chung, và có 2 mục về triệu chứng đau có thể được loại trừ khỏi phân tích, bởi vì nó không liên quan đến khả năng nhìn , . Để có tính khách quan, nghiên cứu này xem xét kết hợp thêm việc đánh giá chất lượng cuộc sống chủ quan của bệnh nhân bằng thang đo VAS với giá trị cuộc sống chủ quan của bệnh nhân từ 0-100 với 0 điểm là chất lượng cuộc sống tồi tệ nhất, 100 là chất lượng cuộc sống tốt nhất. 1.3.2. Tình hình nghiên cứu về chất lượng cuộc sống liên quan đến Glôcôm. 1.3.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới. Nhiều nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glôcôm trên thế giới đã được đề cập trong các tạp chí khoa học chuyên ngành. Nghiên cứu của Goldberg năm 2009 trên trên 121 bệnh nhân Glôcôm cho thấy sự kiểm soát cuộc sống cá nhân của bệnh nhân có liên quan đáng kể đến bệnh Glôcôm (P<0,01), có sự sụt giảm đáng kể về chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân theo mức độ bệnh từ nhẹ, vừa, đến nặng. Các bệnh nhân báo cáo về sự hạn chế tầm nhìn gần, ngoại vi và ngoài trời ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống của họ . 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất