Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chất lượng chương trình thời sự truyền hình của đài phát thanh và truyền hình vĩ...

Tài liệu Chất lượng chương trình thời sự truyền hình của đài phát thanh và truyền hình vĩnh long

.PDF
191
81
123

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HỒ QUỐC DŨNG CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Vĩnh Long - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------HỒ QUỐC DŨNG CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG Chuyên ngành: Báo chí học định hƣớng ứng dụng Mã số: 8320101.01 (UD) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn Ngƣời hƣớng dẫn khoa học thạc sĩ khoa học PGS.TS ĐẶNG THỊ THU HƢƠNG PGS. TS TRƢƠNG THỊ KIÊN Vĩnh Long - 2020 LỜI CAM ĐOAN Luận văn "Chất lượng chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long", khảo sát tháng 01/2019 đến tháng 6/2019, Ngành: Báo chí, Chuyên ngành: Báo chí học, là công trình nghiên cứu của Hồ Quốc Dũng. Những nhận xét và kết luận được rút ra trong đó hoàn toàn độc lập, chưa từng được công bố ở bất kỳ một tài liệu nào trước đây. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS, TS Trương Thị Kiên, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô của Viện đào tạo Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt kiến thức thời gian qua. Vốn kiến thức tiếp thu trong quá trình học vừa là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn vừa là hành trang quý báu để tôi vững tin trong nghề và mở ra hướng nghiên cứu mới sau này. Tôi cũng trân trọng sự đồng hành, hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp và những người thân yêu trong gia đình luôn tạo điều kiện thuận lợi, ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, xin chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý! Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2020 Học viên thực hiện Hồ Quốc Dũng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 5 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƢƠNG ............. 15 1.1. Các khung lý thuyết nghiên cứu đề tài ................................................. 15 1.2. Các khái niệm có liên quan đến đề tài .................................................. 15 1.3. Đặc trưng chương trình Thời sự truyền hình địa phương ..................... 20 1.4. Vai trò của chương trình Thời sự truyền hình địa phương ................... 22 1.5. Quy trình tổ chức sản xuất chương trình Thời sự truyền hình địa phương ............................................................................................................. 26 1.6. Tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình Thời sự truyền hình địa phương ............................................................................................................. .27 1.6.1. Tiêu chí chất lượng nội dung .............................................................. 28 1.6.2 Tiêu chí chất lượng hình thức .............................................................. 33 1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chương trình Thời sự truyền hình địa phương ............................................................................................ 42 1.7.1 Các yếu tố nhân lực ............................................................................. 41 1.7.2. Các yếu tố vật lực ............................................................................... 43 1.7.3. Chính sách địa phương ....................................................................... 44 1.7.4 Công chúng địa phương ...................................................................... 44 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG.................................................................................................. 47 2.1. Tổng quan về Đài Phát thanh và truyền hình Vĩnh Long và chương trình được khảo sát ....................................................................................... 47 2.2. Đánh giá chất lượng chương trình Thời sự truyền hình của Đài PTTH Vĩnh Long .............................................................................................. 53 1 2.2.1. Thành công ......................................................................................... 53 2.2.2. Hạn chế ............................................................................................... 89 2.2.3. Nguyên nhân thành công và hạn chế. ................................................. 98 Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG ............... 105 3.1. Những vấn đề đặt ra ................................................................................. 105 3.2. Giải pháp .................................................................................................. 108 3.2.1 Giải pháp về nội dung ......................................................................... 108 3.2.2 Giải pháp về hình thức ........................................................................ 113 3.2.3 Giải pháp về quy trình sản xuất .......................................................... 118 3.3. Một số đề xuất kiến nghị ....................................................................... 121 3.3.1 Đối với Ban giám đốc Đài ................................................................... 121 3.3.2 Đối với cơ quan chủ quản ................................................................... 123 3.3.3 Đối với đội ngũ nhà báo ...................................................................... 124 KẾT LUẬN .................................................................................................... 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 131 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BBT : Ban biên tập CTTH : Chương trình truyền hình ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long GS : Giáo sư Nxb : Nhà xuất bản PT-TH : Phát thanh và Truyền hình PGS, TS : Phó giáo sư, tiến sĩ Ths : Thạc sĩ TS : Tiến sĩ THVL : Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long TSTH : Thời sự truyền hình VTV : Đài Truyền hình Việt Nam 3 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH TÊN BẢNG, BIỂU, HÌNH STT 1 Bảng 1.1: Qui trình sản xuất Chương trình Thời sự TRANG 26 truyền hình tại Đài PT-TH Vĩnh Long 2 Hình 2.1: Trụ sở Đài PT-TH Vĩnh Long Hình 2.2: Kênh THVL1 trên các hạ tầng truyền 48 49 3 dẫn 4 5 Hình 2.3: Các Bản tin, chương trình 51 Thời sự truyền hình Bảng 2.1: Khảo sát tin bài trong Chương trình 53 Thời sự truyền hình (số liệu tháng 1,2/2019) Biều đồ 2.2: Tin tức trong nước trong Chương 55 6 trình Thời sự truyền hình (số liệu tháng 4 năm 2019) Biều đồ 2.3: Số lượng thể loại trong Chương 74 7 trình Thời sự truyền hình (khảo sát giai đoạn tháng 01-6/2019) 8 Biều đồ 2.4: Thể loại trong Chương trình Thời sự 76 truyền hình (khảo sát giai đoạn tháng 01-6/2019) Bảng 2.2: Khảo sát tin hội nghị trong Chương 9 trình Thời sự truyền hình (số liệu tháng 016/2019) 4 89 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cả nước hiện có hệ thống 67 Đài Phát thanh và Truyền hình (PTTH), từ trung ương đến địa phương, trong đó có 63 Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, góp phần phát huy hiệu quả tích cực trong việc thông tin, tuyên truyền đến người dân những đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước tại địa phương, đồng thời chuyển tải những ý kiến của nhân dân đến với các cấp Đảng, chính quyền. Một trong những thế mạnh của các Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, thành phố là ở ngay tại địa phương nên cung cấp cho khán giả những thông tin mới nhất, gần gũi nhất của địa phương mình sinh sống với nguồn thông tin chính thống, tin cậy, với tư cách là kênh thông tin tuyên truyền trên sóng phát thanh và truyền hình của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay có 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Với đặc thù vị trí địa lý bằng phẳng và khoảng cách giữa các tỉnh khá gần, nên công chúng có thể tiếp nhận thông tin thời sự của nhiều Đài khác nhau. Ngoài ra, sự tiếp nhận thông tin thời sự của công chúng vì vậy có thể đến từ nhiều nguồn, nhiều kênh với những hình thức tiếp cận thông tin đa dạng. Trong đó, tiếp nhận thông tin qua các kênh truyền hình vẫn đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long (THVL) nhiều năm qua được xem là một kênh thông tin đại chúng được công chúng tín nhiệm, có chỉ số rating cao và có sức ảnh hưởng lớn đến khản giả vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Theo đó, ngoài các chương trình thể thao giải trí được khán giả yêu thích thì các chương trình chính luận, khoa giáo, trong đó có chương trình Thời sự truyền hình của 5 Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long là chương trình được sự quan tâm theo dõi của khán giả trong tỉnh Vĩnh Long và trong khu vực ĐBSCL. Đây là chương trình thông tin chính luận truyền tải chính những nội dung có liên quan về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân và ghi nhận những thông tin phản hồi từ công chúng đến các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương. Bằng sự phát huy những lợi thế có sẵn về vị trí địa lý, kết hợp các chương trình thông tin, giải trí, thể thao, khoa giáo, phim tài liệu, ký sự khác, chương trình Thời sự truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long hiện đang là kênh thông tin tin cậy, phổ biến, thu hút được nhiều công chúng, khán giả không chỉ của tỉnh Vĩnh Long mà của nhiều địa phương khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, chương trình Thời sự có vai trò, vị trí, sức ảnh hưởng đáng kể đến với công chúng, nhất là trong quá trình định hướng dư luận xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực cho xã hội trong thời gian qua, chương trình Thời sự truyền hình của các Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương nói chung, trong đó có CTTS của tỉnh Vĩnh Long vẫn còn những mặt hạn chế cần phải cải thiện. Trong đó bao gồm việc cải thiện: chất lượng thông tin, hình thức thể hiện, kết cấu chương trình, sự đa dạng thông tin,v.v. Ngoài ra, một số chương trình chậm đổi mới, có hàm lượng thông tin mới còn ít, đề tài chưa đa dạng, tin tức mang tính nghi lễ còn nhiều, phạm vi thông tin còn hạn hẹp, v.v. cũng là những điều hạn chế dễ nhận thấy trong các chương trình Thời sự được phát sóng trên sóng truyền hình của các Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương. Việc có quá nhiều nguồn thông tin, nhất là khi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, báo điện tử và mạng xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng để đưa thông tin đến gần hơn với công chúng, thì các chương trình Thời sự truyền 6 hình đang đứng trước yêu cầu mới để giữ công chúng trung thành và có thêm khán giả mới. Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào xác định rõ chiến lược của THVL với chương trình TSTH, như: nhiệm vụ chính trị; phạm vi thông tin; đối tượng công chúng; chiến lược phát triển trong bối cảnh cạnh tranh chất lượng và thông tin. Trong khi đó, các chương trình TSTH cần phải tiếp tục đổi mới cá về nội dung và hình thức thể hiện, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của khán giả. Trước thực trạng đó, tác giả - với tư cách là học viên, và là người trực tiếp phụ trách chương trình TSTH tại Đài PTTH Vĩnh Long, quyết định lựa chọn đề tài “Chất lượng chương trình thời sự của Đài phát thanh và truyền hình Vĩnh Long” làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 2.1. Các công trình nghiên cứu về vai trò, chức năng, nguyên tắc của báo chí truyền hình Tại Việt Nam, có một số sách, giáo trình, công trình nghiên cứu về chương trình truyền hình, chương trình thời sự truyền hình hoặc có nội dung liên quan đến chương trình thời sự truyền hình. Tiêu biểu có các quyển sách, giáo trình như: Báo chí truyền hình (tập 1, 2) của G.V. Cudơnhetxốp, X.L. Xvich, A.la. Iurốpxki (Nxb Thông tấn - 2014). Sách đi sâu giới thiệu vị trí, chức năng của truyền hình trong xã hội, vị trí của truyền hình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, bản chất của truyền hình hiện đại, các phương tiện xây dựng kịch bản truyền hình và những định hướng triển vọng của truyền hình trong thời đại bùng nổ thông tin. Cũng trong nội dung cuốn sách này, nhóm tác giả còn giới thiệu về các thể loại báo chí 7 truyền hình, các nghiệp vụ nhà báo trong truyền hình, các phương pháp nghiên cứu xã hội học về khán giả truyền hình..v..v. Giáo trình báo chí truyền hình của Dương Xuân Sơn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nôi - 2009. Giáo trình tập trung trình bày các vấn đề của báo chí truyền hình như: vị trí, vai trò, lịch sử ra đời phát triển của truyền hình; khái niệm, đặc trưng, nguyên lý của truyền hình; kịch bản và kịch bản truyền hình; quy trình sản xuất chương trình truyền hình, các thể loại báo chí truyền hình… Sản xuất chương trình truyền hình của Trần Bảo Khánh, Nxb Văn hóa Thông tin - 2003. Sách đi sâu vào nghiên cứu về quy trình sản xuất một chương trình truyền hình. Chính luận truyền hình – Lý thuyết và kỹ năng sáng tạo tác phẩm, sách chuyên khảo của TS Nguyễn Ngọc Oanh, Nxb Thông tấn - 2014. Sách đã đi sâu nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu về loại tác phẩm chính luận báo chí, đặc biệt là chính luận truyền hình. Cuốn sách Một ngày thời sự truyền hình của tác giả Lê Hồng Quang (2004) đề cập đến công việc hàng ngày ở một bộ phận sản xuất tin tức của đài truyền hình, mang tính hướng dẫn thực hành từ thực tiễn qui trình sản xuất phát sóng chương trình thời sự truyền hình. Tuy nhiên, qui trình cách làm này ở kênh truyền hình nước Pháp qua lăng kính của nhà báo làm truyền hình Việt Nam. Quyển sách Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại, của các tác giả Phan Văn Kiền, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn Đình Hậu, Nxb Thông tin và truyền thông - 2016. Trong đó đáng lưu ý là Chương 2: Truyền hình hiện đại, đặc tính và xu hướng, có các nội dung như: đặc tính của truyền hình hiện đại; sự trưởng thành của công chúng truyền hình và Xu hướng của truyền hình trong tương lai. 8 2.2. Các công trình nghiên cứu Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu đề tài này, tôi có chủ động đi tìm kiếm và nghiên cứu tư liệu ở Thư viện của Viện Báo chí và Truyền thông; Thư viện Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và một số cơ sở có liên quan về lĩnh vực nghiên cứu này và nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu nào về “Chất lượng chương trình Thời sự truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long”. Đây là đề tài mới mẻ mang tính cấp bách nhưng cụ thể, chứ không bao quát lớn về lý luận. Ở nước ta hiện nay những công trình nghiên cứu về chất lượng chương trình, bản tin thời sự truyền hình cũng đã có một số tác giả nghiên cứu. Cụ thể, tác giả Lâm Thiện Khanh (2004) trong luận văn Thạc sĩ Báo chí “Nâng cao chất lượng tin tức Thời sự sản xuất tại Đài Truyền hình Cần Thơ”, nghiên cứu những ưu điểm và hạn chế nội dung các tin tức truyền hình trong chương trình Thời sự của một Đài truyền hình trung ương tại địa phương. Tác giả Nhâm Sỹ Thành (2010), với luận văn Thạc sĩ Báo chí đề tài: “Nâng cao chất lượng chương trình Thời sự của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh – Từ khi Việt Nam gia nhập WTO tới năm 2010”, phân tích những đổi mới của chương trình Thời sự của HTV sau 3 năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới, những việc đã làm được và những hạn chế cần khắc phục để tiếp tục nâng cao chất lượng chương trình Thời sự. Công trình luận văn Thạc sĩ Báo chí "Nâng cao chất lượng tin của chương trình thời sự truyền hình Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội”của Hoàng Hồng Hạnh (2013), khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng tin, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Đài Hà Nội. 9 Nghiên cứu về chương trình thời sự truyền hình địa phương có một số công trình như: Luận văn Thạc sĩ Báo chí: "Chương trình thời sự của Đài truyền hình địa phương trong bối cảnh cạnh tranh thông tin (Khảo sát từ 01 10 2015 đến 31/03/2016)", của các tác giả: Nguyễn Thùy Liên, Đặng Thị Thu Hương (2016), nghiên cứu những thách thức của chương trình Thời sự một số Đài địa phương phía Bắc, đối diện với sự cạnh tranh thông tin gay gắt với các phương tiện truyền thông khác. Ở khu vực ĐBSCL, có các công trình nghiên cứu như: "Tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Tháp", luận văn Thạc sĩ của Dương Thị Thanh Thủy (2005), nghiên cứu và đánh giá về tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình, những nguyên nhân làm hạn chế năng lực sản xuất, chất lượng chương trình thời sự của THĐT. Luận văn thạc sĩ “Khai thác và xử lý thông tin của phóng viên thời sự truyền hình các tỉnh Bắc sông Hậu hiện nay” của tác giả Huỳnh Tấn Phát (2015) nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc khai thác và xử lý thông tin của phóng viên thời sự truyền hình, làm rõ những hạn chế, đồng thời đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng khai thác và xử thông tin của phóng viên thời sự truyền hình. Các đề tài luận văn trên đề cập và nghiên cứu chất lượng chương trình thời sự hoặc khai thác xử lý thông tin thời sự ở từng Đài, có những đánh giá ưu điểm, nhược điểm và những giải pháp cơ bản khắc phục một số hạn chế nhìn thấy được. Cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá về chất lượng chương trình Thời sự truyền hình của Đài PT-TH Vĩnh Long, một trong số ít Đài địa phương có chỉ số rating cao nhất cả nước. Trong luận văn này, tác giả sẽ đi sâu vào phân tích nguyên nhân thành công, đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng chương trình Thời sự truyền hình của THVL. Đề tài nghiên cứu 10 “Chất lượng chương trình Thời sự truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long” cho đến lúc này là rất mới mẻ, có phạm vi nghiên cứu hoàn toàn khác so với các đề tài trên, khảo sát qua THVL là chính. Đề tài kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các đồng nghiệp đi trước, đó là những cơ sở lý luận và kinh nghiệm nghiên cứu, từ đó tận dụng những nhận định của các đề tài này phát triển và nghiên cứu sâu hơn và tập trung vào chất lượng về mặt nội dung cũng như hình thức thể hiện của các chương trình Thời sự trên sóng THVL. Như vậy, công trình nghiên cứu của tôi là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu sâu và có định hướng về vấn đề này. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu - Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài “Chất lượng chương trình Thời sự truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long” luận văn khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng chương trình Thời sự THVL; phân tích những thành công, hạn chế, nguyên nhân của thành công và hạn chế của chương trình Thời sự THVL, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình Thời sự THVL. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu như trên, đề tài phải tiến hành những nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Tập hợp các nguồn tư liệu, tài liệu, các công trình liên quan đến chất lượng chương trình Thời sự THVL để xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng chương trình Thời sự THVL trên các bình diện: chất lượng nội dung, chất lượng hình 11 thức, từ đó, rút ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân thành công và hạn chế của chương trình Thời sự THVL. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng chương trình Thời sự THVL. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tập trung vào chất lượng chương trình Thời sự truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài luận văn có phạm vi nghiên cứu là các chương trình Thời sự truyền hình, phát sóng 18h30 trên kênh THVL1 của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long. Đề tài có mở rộng phạm vi nghiên cứu chương trình TSTH của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp (THĐT) và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang (HGTV), là 2 đài tiêu biểu cho hai khu vực Bắc sông Hậu và Nam sông Hậu thuộc khu vực ĐBSCL, có tính cạnh tranh về công chúng với THVL. Thời gian khảo sát: từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra xã hội học: được sử dụng khảo sát, đánh giá ý kiến của 300 công chúng là khán giả của Đài THVL để lấy ý kiến đánh giá, nhận xét của họ về chất lượng các chương trình Thời sự THVL. - Phương pháp phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm: trong đó phỏng vấn sâu các lãnh đạo, nhà quản lý, người tham gia sản xuất chương trình TSTH về những thành công và hạn chế cũng như đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng chương trình TSTH; phỏng vấn nhóm khán giả xem THVL nhận xét về chất lượng chương trình. 12 - Phương pháp so sánh: so sánh hình thức và nội dung, chất lượng các các chương trình Thời sự THVL với các CTTS của một số Đài phát thanh và truyền hình trong khu vực ĐBSCL, cụ thể là Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Đồng Tháp và Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Hậu Giang để rút ra các kinh nghiệm, đồng thời phân tích đánh giá một cách cụ thể và khách quan để nâng cao chất lượng CTTS. - Phương pháp khảo sát thống kê: hệ thống các chương trình thời sự, các thể loại, chủ đề, các chỉ số rating trong thời gian thực hiện khảo sát để phân tích đánh giá vấn đề một cách khách quan, sát với thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài 6.1 Ý nghĩa lý luận Luận văn làm rõ hơn về “Chất lượng chương trình Thời sự truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long”, từ đó đi vào nhận diện tìm hiểu vấn đề, giúp điều chỉnh, cải thiện nội dung, hình thức truyền tải thông tin để thu hút công chúng xem chương trình Thời sự THVL. Lý luận là đóng góp tri thức để hệ thống hoá khung lý thuyết về chương trình truyền hình, tổ chức sản xuất chương trình truyền hình, làm rõ hơn các yêu cầu, tiêu chí chất lượng của chương trình Thời sự truyền hình địa phương. 6.2 Giá trị thực tiễn Luận văn có giá trị tham khảo về thực tiễn thông qua những cơ sở dữ liệu xác thực, cụ thể về chương trình Thời sự THVL, từ đó giúp cho cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và cấp ủy, chính quyền địa phương, các phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long nói riêng có thông tin tham khảo để nâng cao chất lượng chương trình Thời sự THVL đối với công chúng. 13 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, kết cấu của luận văn gồm 3 chương. Cụ thể: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chất lượng chương trình Thời sự truyền hình địa phương Chương 2: Thực trạng chất lượng chương trình Thời sự truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng chương trình Thời sự truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long 14 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƢƠNG 1.1. Các khung lý thuyết nghiên cứu đề tài - Lý thuyết sử dụng và hài lòng Thông qua việc nghiên cứu thuyết “Sử dụng và hài lòng” để phân tích hành vi tiếp xúc phương tiện truyền thông của công chúng, cụ thể là với chương trình thời sự truyền hình địa phương, luận văn được áp dụng một quy trình nghiên cứu từ những khái niệm liên quan đến đề tài, lựa chọn các mẫu ngẫu nhiên trong các chương trình thời sự và phân tích các số liệu đã tổng hợp. Phạm vi nghiên cứu chính gồm các chương trình thời sự 18h30 của THVL. Qua đó để thấy cách thức công chúng tiếp nhận CTTS như thế nào, quy nạp những đặc điểm chung của sự “hài lòng” mà các chương trình Thời sự THVL mang lại cho công chúng. Sử dụng thuyết “Sử dụng và hài lòng” để phân tích mức độ đáp ứng của chương trình Thời sự THVL với công chúng, từ đó có những khuyến nghị đề xuất thay đổi nội dung, hình thức thể hiện để nâng cao chất lượng chương trình thời sự THVL. - Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự Bằng cách sử dụng lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự, luận văn sẽ làm rõ hơn vai trò của CTTS truyền hình của Đài PT-TH Vĩnh Long thông qua việc sắp đặt chương trình nghị sự cho công chúng, định hướng công chúng trong các vấn đề mà Đài cho là quan trọng. Sử dụng lý thuyết này, luận văn đánh giá hiệu quả của CTTS trong thời gian dài, cụ thể là từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2019. 15 1.2 Các khái niệm có liên quan đến đề tài 1.2.1 Chương trình truyền hình Trong sách Giáo trình Báo chí truyền hình, tác giả Dương Xuân Sơn đưa ra khái niệm: "Chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp, bố trí hợp lý các tin, bài bằng tư liệu, hình ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định, được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả". [21, tr.95] Còn trong cuốn Truyền thông đại chúng, GS, TS Tạ Ngọc Tấn cho rằng: "Thuật ngữ chương trình truyền hình được sử dụng trong hai trường hợp. Trong đó, trường hợp thứ nhất chỉ toàn bộ nội dung thông tin phát đi trong ngày, trong tuần, trong tháng của một kênh truyền hình hay một đài truyền hình. Trường hợp thứ hai, chương trình truyền hình dùng chỉ một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh, kết hợp với một số thông tin tài liệu khác được tổ chức theo một chủ đề cụ thể với hình thức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định và được phát theo định kỳ". [27, tr.76]. Như vậy, có thể thấy chương trình truyền hình là sản phẩm của truyền hình, là kết quả của quá trình lao động, sáng tạo của nhiều người, từ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, đạo diễn đến người lãnh đạo, quản lý. Chương trình truyền hình cũng là sản phẩm của tập thể cơ quan Đài, với sự đóng góp làm nên chương trình từ nhiều bộ phận, như: lãnh đạo quản lý, bộ phận nội dung, bộ phận kỹ thuật… Chương trình truyền hình được lựa chọn, tổ chức sản xuất theo qui trình cụ thể và được phát sóng đến công chúng xem truyền hình. Các chương trình truyền hình thể hiện mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn mà Ban lãnh đạo các Đài mong muốn, cũng là thể hiện bản lĩnh chính trị, năng lực đội ngũ và trách nhiệm xã hội của những người làm truyền hình. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất