Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chất liệu khẩu ngữ trong văn xuôi những năm gần đây...

Tài liệu Chất liệu khẩu ngữ trong văn xuôi những năm gần đây

.PDF
226
858
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ LÊ THỊ TRANG CHẤT LIỆU KHẨU NGỮ TRONG VĂN XUÔI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ LÊ THỊ TRANG CHẤT LIỆU KHẨU NGỮ TRONG VĂN XUÔI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG CAO CƢƠNG Hà Nội - 2014 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Hà Nội, ngày……..tháng………năm…………. Tác giả luận văn Lê Thị Trang 3 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 4 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 4 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 5 3. MỤC ĐÍCH CỦA NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 5 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 6 5. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................................................... 6 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ....................................................................................................... 7 NỘI DUNG .............................................................................................................. 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT ............................................................................................... 8 1.1. VĂN CHƢƠNG VÀ CHẤT LIỆU NGÔN TỪ ........................................................................ 8 1.2. CÁC YẾU TỐ CHUẨN MỰC TRONG VĂN CHƢƠNG ..................................................... 13 1.2.1. Chuẩn mực về sử dụng các phƣơng tiện ngữ âm ............................................................ 14 1.2.2. Chuẩn mực về sử dụng các phƣơng tiện từ ngữ .............................................................. 15 1.2.3. Chuẩn mực về sử dụng các phƣơng tiện cú pháp ............................................................ 16 1.2.4. Chuẩn mực trong cách diễn đạt ........................................................................................ 17 1.3. CÁC YẾU TỐ NGOẠI BIÊN TRONG VĂN CHƢƠNG ...................................................... 19 1.4. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH VĂN XUÔI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ................................... 24 1.5. TIỂU KẾT............................................................................................................................... 28 CHƢƠNG 2: SỰ HIỆN DIỆN CỦA KHẨU NGỮ TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐƢỢC KHẢO SÁT ...................................................................................................................... 29 2.1. CHẤT LIỆU KHẨU NGỮ TRONG VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI………………………………29 2.1.1. Tiểu dẫn ............................................................................................................................... 29 2.1.2. Chất liệu khẩu ngữ trong các tác phẩm đƣợc khảo sát................................................... 30 2.2. TIẾNG ĐỊA PHƢƠNG TRONG CÁC TÁC PHẨM ĐƢỢC KHẢO SÁT ........................... 35 2.2.1. Khái niệm từ địa phƣơng ................................................................................................... 35 2.2.1.1. Từ địa phƣơng không có sự đối lập với từ vựng toàn dân ................................................. 36 2.2.1.2. Từ vựng địa phƣơng có sự đối lập với từ vựng toàn dân ................................................... 36 2.2.2. Tiếng địa phƣơng trong các tác phẩm đƣợc khảo sát ..................................................... 38 2.2.2.1. Cách xƣng gọi mang đặc trƣng vùng miền ........................................................................ 38 2.2.2.2. Các từ vựng mang đặc trƣng vùng miền ........................................................................... 41 2.3. TIẾNG LÓNG TRONG VĂN XUÔI ..................................................................................... 44 2.3.1. Khái niệm về tiếng lóng ..................................................................................................... 44 2.3.2. Tiếng lóng trong các tác phẩm văn học đƣợc khảo sát ................................................... 45 2.4. YẾU TỐ VAY MƢỢN TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐƢỢC KHẢO SÁT ........ 50 2.4.1. Hiện tƣợng từ ngoại nhập ................................................................................................. 50 1 2.4.1.1. Hiện tƣợng từ ngoại nhập trong tiếng Việt hiện nay ......................................................... 50 2.4.1.2. Hiện tƣợng từ ngoại nhập trong các tác phẩm đƣợc khảo sát ......................................... 51 2.4.2. Mƣợn từ chất liệu dân gian ............................................................................................... 52 2.4.2.1. Thành ngữ, tục ngữ ........................................................................................................... 52 2.4.2.2. Văn vần dân gian .............................................................................................................. 54 2.5. CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ PHI CHUẨN MỰC KHÁC TRONG VĂN XUÔI ................. 57 2.5.1. Từ tục .................................................................................................................................. 57 2.5.2. Các dạng phụ ngữ .............................................................................................................. 60 2.5.3. Rút gọn cấu trúc................................................................................................................. 64 2.6. TIỂU KẾT .............................................................................................................................. 66 CHƢƠNG 3: VAI TRÕ CỦA KHẨU NGỮ TRONG SÁNG TẠO NGÔN TỪ VĂN XUÔI. 68 3.1. TÂM VÀ BIÊN TRONG NGÔN NGỮ VĂN CHƢƠNG ...................................................... 68 3.2. CHỨC NĂNG THI PHÁP CỦA KHẨU NGỮ....................................................................... 71 3.2.1. Tạo hình tƣợng văn học ..................................................................................................... 71 3.2.1.1. Tiểu dẫn ............................................................................................................................. 71 3.2.1.2. Khẩu ngữ với vai trò xây dựng hình tƣợng văn học .......................................................... 73 3.2.2. Phản ánh hiện thực............................................................................................................. 76 3.2.3. Tạo hoàn cảnh và đất diễn cho nhân vật .......................................................................... 79 3.2.4. Tạo lập phong cách tác giả ................................................................................................ 81 3.3. KHẨU NGỮ GÓP PHẦN HÌNH THÀNH NGÔN NGỮ VĂN XUÔI VÀ NGÔN NGỮ CHUẨN MỰC CỦA MỘT THỜI ĐẠI.......................................................................................... 85 3.3.1. Đối với ngôn ngữ chuẩn mực ............................................................................................. 85 3.3.2. Đối với cái đẹp của ngôn ngữ văn xuôi một thời đại ....................................................... 87 3.4. NHỮNG ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC CỦA KHẨU NGỮ ..................................................... 91 3.4.1. Đối với văn xuôi .................................................................................................................. 91 3.4.2. Đối với chuẩn mực hóa ngôn ngữ...................................................................................... 96 3.5. TIỂU KẾT ............................................................................................................................... 98 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 102 NHỮNG TÁC PHẨM VĂN HỌC CÓ CÂU TRÍCH DẪN ........................................................ 110 BẢNG PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................... 112 BẢNG PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................................... 118 PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 120 2 GIẢI THÍCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT (Sử dụng trong luận văn) Các ký hiệu: … : còn thêm nữa [X] : Tài liệu tham khảo thứ X [X, Y]: Tài liệu tham khảo thứ X, trang Y Các chữ viết tắt: NNVC: Ngôn ngữ văn chƣơng TPVC: Tác phẩm văn chƣơng VD : Ví dụ 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngôn ngữ nói ra đời sớm nhất, từ trƣớc khi có chữ viết, cùng với sự ra đời và phát triển của xã hội loài ngƣời. Ngôn ngữ nói trực tiếp phục vụ nhu cầu giao tiếp và trao đổi tƣ tƣởng, tình cảm con ngƣời. Trải qua thời gian, giao tiếp ngôn ngữ đã tiến bộ lên một bậc: dùng chữ viết để ghi lại những gì con ngƣời nói ra. Mặc dù chữ viết ra đời và phát triển theo những chiều hƣớng nhất định, không nhất thiết lệ thuộc hoàn toàn vào ngôn ngữ nói, nhƣng nếu không nghiên cứu ngôn ngữ viết nhƣ một mảng hiện thực tƣơi nguyên nhất, phức tạp nhất của ngôn ngữ thì sẽ là một sai lầm. Cũng bởi ngôn ngữ nói sinh ra, tồn tại và phát triển cùng với dân tộc nên nó mang những đặc trƣng của ngôn ngữ dân tộc. Đó là những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, những tiếng đệm, lời tục, những yếu tố từ vựng riêng ở mỗi địa phƣơng v.v. Sự tồn tại của các yếu tố khẩu ngữ ở ngoài phạm vi giao tiếp trực tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn trong các tác phẩm văn chƣơng sẽ đem lại ấn tƣợng đặc biệt khiến ngƣời ta dễ dàng nhận ra chúng và qua đó nhận ra ý định, thái độ của ngƣời nói. Luận văn này của chúng tôi, với sự tiếp nối từ những nghiên cứu của mình trong Khóa luận Bƣớc đầu tìm hiểu các yếu tố khẩu ngữ trong một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại, có ý định đi sâu hơn về sự hoạt động của các yếu tố khẩu ngữ cũng nhƣ tác dụng của chúng trong các TPVC đƣợc khảo sát để hƣớng đến một cách nhìn nhận, đánh giá đúng mức về giá trị của khẩu ngữ trong địa hạt hoạt động mới, địa hạt văn chƣơng. 4 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là chất liệu khẩu ngữ hoạt động trong các tác phẩm văn chƣơng hiện đại đƣợc chọn. Phạm vi nghiên cứu: Do những yêu cầu cụ thể của vấn đề đang đƣợc khảo sát đặt ra, dựa vào những thành tựu nghiên cứu và cứ liệu có đƣợc về nghiên cứu khẩu ngữ tiếng Việt, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu hoạt động của chất liệu khẩu ngữ trong các tác phẩm của các tác giả văn học Việt Nam hiện đại sau: 1. Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tƣ, Nhà xuất bản trẻ, 2010 2. Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trƣờng, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2006 3. Thời xa vắng, Lê Lựu, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2002 4. Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng, Nhà xuất bản Lao động, 2007 5. 37 truyện ngắn, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nhà xuất bản Văn học, 2006 3. MỤC ĐÍCH CỦA NGHIÊN CỨU Xu hƣớng nghiên cứu lời nói tự nhiên đang đƣợc khá nhiều ngƣời quan tâm. Cách tiếp cận tìm hiểu ngôn ngữ từ cơ chế vận hành của nó tỏ ra có nhiều hiệu quả. Ở Việt Nam, bƣớc đầu đã có một số công trình đề cập đến các vấn đề về ngữ pháp, ngữ dụng của ngôn ngữ tự nhiên, chẳng hạn bàn về phƣơng tiện liên kết, đặc trƣng cú pháp, các phụ từ có chức năng ngữ dụng đặc biệt hay từ vựng khẩu ngữ, v.v.. Cũng quan tâm tới vấn đề khẩu ngữ, 5 mục đích của luận văn là muốn tìm hiểu giá trị của khẩu ngữ với vai trò nhƣ là vật liệu không thể thiếu góp phần xây dựng nên một tác phẩm văn chƣơng. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp sau trong luận văn: - Phƣơng pháp thống kê: chúng tôi thống kê những đơn vị thuộc các yếu tố khẩu ngữ từ các tác phẩm đƣợc chọn. Bằng phƣơng pháp này, chúng tôi hƣớng đến việc tìm hiểu mức độ sử dụng các yếu tố khẩu ngữ trong văn xuôi qua đó thấy đƣợc vai trò chức năng của các yếu tố khẩu ngữ trong việc sáng tạo một TPVC. - Phƣơng pháp phân tích: phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi áp dụng để phân tích các thành tố ngữ nghĩa của các đơn vị khẩu ngữ trong ngữ cảnh nhất định. 5. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - Ý nghĩa lí luận: Thông qua việc nghiên cứu chất liệu khẩu ngữ trong các TPVC chúng tôi mong muốn góp phần xác định giá trị của yếu tố này đối với việc sáng tạo các tác phẩm văn chƣơng nhƣ thế nào; đồng thời đƣa ra cái nhìn tổng quan về các hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp, đặc trƣng văn hóa- tâm lí dân tộc Việt thể hiện trong ngôn ngữ và vị trí của khẩu ngữ trên con đƣờng phát triển của ngôn ngữ nói chung cũng nhƣ trong sáng tạo văn xuôi nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu thu đƣợc sẽ đƣợc ứng dụng trong việc nghiên cứu và sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật: văn chƣơng, sân khấu, điện ảnh, vốn là những lĩnh vực nghệ thuật sử dụng chất liệu lời nói hàng ngày nhƣ một phƣơng tiện diễn đạt không thể thiếu. Bên cạnh đó, qua 6 những nghiên cứu thực tế của mình, chúng tôi cũng muốn góp một vài thông tin cho vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ đang đƣợc không ít ngƣời quan tâm. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có phần nội dung gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết Chƣơng 2: Sự can thiệp của khẩu ngữ trong các tác phẩm đƣợc khảo sát Chƣơng 3: Vai trò của khẩu ngữ trong sáng tạo ngôn từ văn xuôi Cuối luận văn là danh sách các tài liệu tham khảo, các tác phẩm văn học có câu trích dẫn và phần phụ lục. 7 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. VĂN CHƢƠNG VÀ CHẤT LIỆU NGÔN TỪ Văn học là nghệ thuật ngôn từ, nhƣng cho đến nay trong hầu hết các tài liệu l í luận văn học ở Việt Nam đều chỉ hiểu ngôn từ nhƣ một phƣơng tiện biểu đạt, một công cụ bề ngoài, chƣa đi sâu tìm hiểu bản chất xã hội, thẩm mĩ của nó, và do đó cũng chƣa hiểu rõ bản chất của ngôn từ văn học. Sau hơn nửa thế kỉ tìm tòi đặc trƣng văn học từ phƣơng diện ngữ học, theo nhà lí luận văn học Mỹ J.Culler trong bài Về tính văn học (1989) cho biết: cả R. Jakobson và Tz. Todorov đều thừa nhận rằng cái “tính văn học” mà họ chủ trƣơng dễ dàng tìm thấy trong các văn bản phi văn học! Con đƣờng đúng đắn để tìm hiểu ngôn từ văn học phải xuất phát từ sự thống nhất không tách rời giữa ngôn từ và ý thức. Marx và Engels hiểu ngôn từ (ngôn ngữ) nhƣ là biểu hiện của ý thức về thực tại trong giao tiếp: “Ngôn ngữ cũng xƣa nhƣ ý thức. Ngôn ngữ chính là ý thức thực tế, thực tiễn, tồn tại cả đối với những ngƣời khác, vậy lần đầu tiên cũng tồn tại đối với chính tôi”. Ở đây ngôn từ và ý thức không tách rời, giống nhƣ âm thanh và ý nghĩa không tách rời trong kí hiệu ngôn ngữ. Đồng thời, ngôn ngữ với tƣ cách là ý thức về thực tại, thực tiễn, tồn tại trong giao tiếp xã hội, chứ không phải là trong từ điển. Trong tiểu luận Ngôn từ sinh hoạt và ngôn từ nghệ thuật, Bakhtin xem TPVC nhƣ là sản phẩm và sự kiện của sự tác động qua lại của ngƣời nói và ngƣời nghe, ngƣời sáng tác và ngƣời thƣởng thức, và chỉ trong quan hệ tác động qua lại đó văn học mới có đƣợc tính nghệ thuật. Tuy nhiên, vấn đề bản chất xã hội, thẩm mĩ của ngôn từ văn học phải đợi đến M. Foucault nêu ra khái niệm discours (ngôn từ) thì mới hiện ra rõ 8 rệt thêm một bƣớc. Theo ông, nhƣợc điểm lớn của F. de Saussure là qua sự đối lập ngôn ngữ (language) và lời nói (parole), ông đã bỏ qua thành phần thứ ba là ngôn từ (discours). Và do ảnh hƣởng to lớn của Saussure mà vấn đề ngôn từ bị để quên quá lâu. Trong các công trình Từ ngữ và đồ vật, Khảo cổ học tri thức, M. Foucault đƣa ra khái niệm về ngôn từ nhƣ sau: “Ngôn từ (discours) do kí hiệu tạo thành, nhƣng điều nó làm đƣợc còn lớn hơn nhiều sự biểu đạt, cái nhiều hơn đó không thể qui về ngôn ngữ và lời nói.” Ý kiến của Foucault đã đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Tuy nhiên discours trong quan niệm của Foucault là một từ khó giải thích và khó dịch. Trong ngôn ngữ học discours chỉ một đoạn lời truyền đạt một thông tin, cho nên thƣờng dịch là “văn bản”, “ngôn bản” hay “diễn ngôn”. Nhƣng khái niệm của M. Foucault có ý nghĩa đặc biệt, chỉ một hình thái, một kiểu lời nói do những yếu tố của đời sống xã hội, lịch sử qui định, có thể dịch thành “ngôn từ”, để phân biệt với ngôn ngữ, với lời nói và với diễn ngôn của các nhà ngữ học. Trƣớc đây, các nhà phê bình mới của Anh, Mỹ cũng đã dùng thuật ngữ ngôn từ với nghĩa là loại hình ngôn từ, để phân biệt ngôn từ thơ, ngôn từ văn xuôi… nhƣng Foucault nêu ra bình diện mới. Theo ông, đem văn học mà chỉ qui vào văn bản tất yếu sẽ tƣớc bỏ mất các điều kiện đã hình thành và tạo thành văn bản, kết quả là gạt bỏ các nhân tố tạo nên ý nghĩa của văn bản. Ông phê phán chủ nghĩa cấu trúc đã cô lập văn bản để nhìn nó một cách tĩnh tại. Ông cho rằng sức mạnh kinh tế, chính trị, hình thái ý thức và cả chế độ văn hóa chi phối quá trình biểu đạt ý nghĩa của ngôn từ. Do đó, ngôn từ không phải là diễn ngôn trong ý nghĩa của ngôn ngữ học, mà là hoạt động thực tiễn chủ yếu của con ngƣời. Ngôn từ là hình thức biểu hiện ngôn ngữ của một quần thể ngƣời trong một điều kiện xã hội, lịch sử nhất định. Nó 9 không có tác giả riêng biệt, mà chỉ là một kiểu logic tiềm tại, đƣợc cất giấu trong ý thức của quần thể, ngầm chi phối ngôn ngữ, tƣ tƣởng, phƣơng thức hành vi của mọi ngƣời trong quần thể. Đó là cái cơ chế ràng buộc, qui định mọi ngƣời nói chung trong các điều kiện xã hội, lịch sử đƣợc nói gì và nên nói nhƣ thế nào. Foucault nói: “Anh tƣởng là anh đang nói, kì thực là lời nói đang nói về anh!”; “Một ngƣời không phải bất cứ lúc nào, ở đâu, muốn nói cái gì thì nói”. Nhƣ vậy, ngôn từ là hình thức biểu đạt của ngôn ngữ, chịu sự chi phối của một mô hình tƣ duy, một kiểu giải thích, một cơ chế ràng buộc nhất định. Sự phân tích ngôn từ trong từng xã hội đã cho thấy cái logic nội tại, cái cơ chế thầm kín chi phối ngôn từ đó là hình thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức của con ngƣời và cơ chế quyền lực trong xã hội. Ở đây, ngôn từ với các yếu tố nội tại kể trên có tác dụng nhào nặn con ngƣời và cầm tù con ngƣời mà văn học, nghệ thuật có sứ mệnh giúp con ngƣời vƣợt thoát ra. Vận dụng vào văn học Việt Nam ta cũng thấy có sự phù hợp. Ví dụ, ở thời trung đại Việt Nam, chữ Hán với tƣ cách ngôn ngữ quan phƣơng và ngôn ngữ khoa cử đã có một sức mạnh và hấp dẫn gấp bội ngoài phạm vi một ngôn ngữ. Việc phân biệt “nói chữ” và “nói nôm” buộc mọi ngƣời khi phát ngôn phải ý thức rõ về thân phận, địa vị, tri thức của mình. Những kẻ “hay chữ” mở miệng là trích dẫn thánh hiền, ngâm nga danh cú, “chi, hồ, giả, dã”, đã khiến cho ngƣời bình dân không có chữ ở vào địa vị mất tiếng nói. Lịch sử đã chứng kiến các cuộc đổi thay ngôn từ do các nhân tố ý thức hệ, trạng thái tri thức và hệ thống quyền lực thay đổi. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Việt Nam đã diễn ra cuộc đảo lộn ngôn từ dữ dội. Đó là lúc nhà thơ Tú Xƣơng đã than: “Nào có ra gì cái chữ Nho! Ông nghe ông cống vẫn nằm co!”. Công cuộc xây dựng nền văn xuôi mới gắn với tầng lớp trí thức 10 Tây học, hệ thống tri thức mới tiếp nhận từ phƣơng Tây, áp lực thống trị của Pháp. Bây giờ nói tiếng Tây là sang, dẫn ngạn ngữ tây, điển tích Tây là lịch sự. Cuộc xung đột thơ cũ thơ mới thực chất là xung đột ngôn từ, có hạ bệ ngôn từ thơ cũ thì thơ mới mới rộng đƣờng phát triển. Cuộc xung đột giữa Vũ Trọng Phụng và một số nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng có tính chất nhƣ vậy. Cuộc cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tiếp theo cũng kéo theo cả một cuộc đảo lộn ngôn từ mới. Khẩu hiệu địa chúng hóa, học tập ca dao dân ca, học tập lời ăn tiếng nói của quần chúng công nông binh đã làm thay đổi ngôn từ nặng về sách vở của trí thức Tây học cũ. Những cuộc đấu tranh ý thức hệ đã hầu nhƣ chính trị hóa toàn bộ đời sống tinh thần xã hội. Ngƣời có văn hóa thời này phải thƣờng xuyên sử dụng các thuật ngữ chính trị nhƣ tƣ sản, vô sản, giai cấp đấu tranh, chuyên chính, cách mạng, dân tộc, tập thể, dân chủ tập trung… Muốn cho lời nói có sức nặng thì trích dẫn văn kiện Đảng hay trƣớc tác của Marx, Engels, Lenin, Plekhnov, thậm chí cả Timôpheev v.v… Ý thức xã hội, trạng thái tri thức, hệ thống quyền lực đã làm cho ngôn từ trong đời sống hoàn toàn thay đổi, mặc dù ngữ pháp và vốn từ vựng cơ bản không đổi thay đáng kể. Vấn đề là vị trí, trật tự, sắc thái các lớp từ đổi thay, ý nghĩa xã hội lịch sử đổi thay. Ví dụ về nghĩa đen các từ trí thức, nông dân, công nhân trong từ điển không đổi, song về xã hội, từ nông dân, công nhân nghe sang hơn, tự tin hơn hai chữ trí thức. Trong các bản khai lí lịch, mấy từ tiểu tƣ sản, thƣơng nhân từng một thời gây một cảm giác tội lỗi, thua lép cho những ai mang chúng. Có khái niệm ngôn từ đời sống nhƣ trên ta mới hiểu thực chất ngôn từ nghệ thuật (văn học). Khi một hệ thống ngôn từ đời sống lên ngôi thì nó trở thành một áp lực chi phối toàn bộ đời sống công cộng, chi phối ngôn từ cá nhân. Các hiện tƣợng kiêng húy, các phép tu từ đặc trƣng (nói tăng, nói 11 giảm, nói tránh…) xuất hiện. Khi đó các ý nghĩ, tình cảm độc lập, thành thực của các cá thể ngƣời bị đè nén, ức chế, rơi vào tình trạng mất tiếng. Nhà triết học mácxit phƣơng Tây là E.Fromm đề xuất khái niệm “vô thức xã hội” để chỉ tình trạng đó. Trong xã hội càng có nhiều điều bất hợp lí tồn tại thì sự đè nén kinh nghiệm thành thực của con ngƣời càng lớn. Nói chung, theo Fromm thì “ý thức đại diện cho con ngƣời xã hội”, “vô thức đại diện (…) cho con ngƣời nhân loại, tức con ngƣời toàn diện, con ngƣời đƣợc tự nhiên hóa, mà tự nhiên đó là tự nhiên đƣợc ngƣời hóa” [12]. “Vô thức xã hội” là một khái niệm mang nội dung tƣ tƣởng xã hội rất sâu sắc. Sự tiến bộ và lành mạnh của đời sống đòi hỏi biến cái vô thức thành ý thức. Sứ mệnh của khoa học và nghệ thuật là đƣa trạng thái tƣ tƣởng của con ngƣời từ vô thức trở thành ý thức. Xét về mặt lịch sử thì nói chung, mọi ngƣời đều thừa nhận là nghệ thuật, thi ca có trƣớc ngôn ngữ. Nhƣng một khi hình thành, ngôn từ đời sống có tác dụng đè nén vô thức xã hội, làm cho ngôn từ nghệ thuật biểu hiện nó luôn luôn ở vào địa vị phân biệt, thậm chí đối lập với nó. Tất nhiên nghệ thuật không chỉ biểu hiện vô thức xã hội, nhƣng đó là một phần sâu sắc nhất của đời sống con ngƣời xã hội. Ở đây các qui luật “lạ hóa”, các cấu trúc đặc thù, các phép tu từ văn học có giá trị rất lớn. Mặt khác ngôn từ nghệ thuật, một khi trở thành hiện tƣợng phổ biến của ý thức xã hội thì nó lại hòa đồng với ngôn từ đời sống thịnh hành, lại phát sinh mâu thuẫn với phần vô thức xã hội còn lại, và con ngƣời lại có nhu cầu vƣợt qua ngôn từ nghệ thuật cũ để tạo thành ngôn từ nghệ thuật mới. Điều đó lại tạo thành mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ ngôn từ nghệ thuật. Trong thời kì văn học đổi mới giữa những năm 80 của thế kỉ XX, ngôn từ văn học sử thi nghiêng về ngợi ca ngọt ngào, thiêng hóa, đang dần 12 dần bị thay thế bởi một ngôn ngữ tỉnh táo, cộc lốc, sắc lạnh trong sáng tác của các nhà văn hiện đại gần đây. Chức năng của văn học không giản đơn là phản ánh đời sống, mà còn là sáng tạo ngôn từ cho những điều chƣa biết nói, chƣa đƣợc nói, chƣa thể nói. Nói đƣợc những điều đáng nói là khoái cảm vô biên của văn học. Vô thức xã hội chính là là nguồn khám phá, tìm tòi vô tận của văn học. Ngôn từ nghệ thuật có cấu trúc khác với ngôn từ đời sống, nhƣng không bao giờ chỉ có nhƣ thế. Nếu thế thì đâu là động lực làm cho ngôn từ nghệ thuật thay đổi? Ngôn từ nghệ thuật phải là ngôn từ tạo hình cho những cái chƣa thành hình, phát ngôn cho những điều đang ấp úng, đặt tên cho các hiện tƣợng chƣa có trong từ điển. Đó là thực chất xã hội và cũng chính là thẩm mĩ của ngôn từ nghệ thuật. 1.2. CÁC YẾU TỐ CHUẨN MỰC TRONG VĂN CHƢƠNG Nhu cầu giao tiếp mang tính chính thức xã hội trên tất cả các mặt hoạt động trong khắp mọi vùng của đất nƣớc đòi hỏi ngôn ngữ của ta phải vừa phát triển vừa thống nhất. Nó phải phát triển để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của xã hội, nó phải thống nhất để sự giao tiếp mang tính chính thức xã hội có hiệu lực cao. Để đạt đƣợc sự thống nhất trong giao tiếp bắt buộc phải có một hệ thống các yếu tố chuẩn mực mà mọi văn bản đều hƣớng tới. Do vậy, trong nhiều năm qua, ý thức hƣớng về xây dựng chuẩn mực đặng vƣơn tới một sự thống nhất cao có tính chất quy phạm là đặc điểm lớn nhất chi phối việc xậy dựng cũng nhƣ việc sử dụng ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ gọt giũa tiếng Việt. 13 Trƣớc hết, cần khẳng định rằng ngôn ngữ của các tác phẩm văn chƣơng chẳng những có đầy đủ những đặc trƣng của phong cách ngôn ngữ gọt giũa mà còn là một dạng đặc biệt của phong cách này bởi chức năng thẩm mĩ của nó. Dạng đặc biệt ở đây sẽ đƣợc chúng tôi làm sáng tỏ ở phần tiếp theo của luận văn. Trong phần này chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu các yếu tố chuẩn mực trong ngôn ngữ văn chƣơng. Đó là đặc điểm sử dụng các phƣơng tiện ngữ âm; đặc điểm sử dụng các phƣơng tiện từ ngữ; đặc điểm sử dụng các phƣơng tiện cú pháp; cũng nhƣ đặc điểm về mặt diễn đạt của ngôn từ trong văn chƣơng. 1.2.1. Chuẩn mực về sử dụng các phƣơng tiện ngữ âm Ở phong cách khẩu ngữ tự nhiên ngƣời ta không có ý thức về chuẩn mực. Thói quen phát âm vẫn là cái bao trùm. Ngƣời trong một vùng cùng sử dụng thổ âm với nhau thì không trở ngại gì cho giao tiếp cả. Ở phong cách ngôn ngữ gọt giũa, dùng thổ âm, biến âm địa phƣơng sẽ gây trở ngại cho sự giao tiếp bởi vì đây là sự giao tiếp mang tính chính thức xã hội diễn ra giữa tất cả các vùng miền của đất nƣớc. Muốn mọi ngƣời dễ dàng thông hiểu, ngƣời ta không thể giữ nguyên thói quen phát âm của một vùng nhỏ hẹp. Ngƣời ta thấy cần thiết phải hƣớng về cái gì là chung, là phổ biến cho mọi vùng. Cho nên, có nhu cầu về chuẩn mực, hƣớng về chuẩn mực trong phát âm là đặc điểm nổi bật nhất trong sử dụng các phƣơng tiện ngữ âm ở phong cách ngôn ngữ gọt giũa. Chính do quy luật này mà trong nhiều năm qua đã có những ý kiến đề nghị phát âm thống nhất theo một phƣơng ngôn nhƣ Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Vinh hoặc chọn một phƣơng ngôn làm cơ sở có lấy thêm một vài ƣu điểm phát âm của địa phƣơng. 14 Sự giao tiếp mang tính chính thức xã hội cũng có tác dụng hạn chế những yếu tố tự phát trong sử dụng ngữ liệu. Lấy giọng, lựa giọng gần nhƣ trở thành một thói quen trong phong cách ngôn ngữ gọt giũa. Ở nƣớc ta, xây dựng âm tiêu chuẩn, thực hiện âm tiêu chuẩn trong phong cách ngôn ngữ gọt giũa là một công việc khó khăn bởi tính đa dạng của những biến thể ngữ âm tại các địa phƣơng, bởi tập quán phát âm địa phƣơng không thể một sớm một chiều thay đổi để hƣớng ngay tới âm chuẩn mực đƣợc. Ở đây cần đến vai trò của chữ viết. Chữ viết tuy chỉ là đƣờng nét ghi lại âm thanh theo những quy ƣớc nhất định nhƣng lại có tác dụng xây dựng và củng cố chuẩn mực ngữ âm bởi vì hệ thống chữ viết đƣợc định hình, cố định và không nhiều biến thể nhƣ hệ thống ngữ âm. Sự thay đổi tập quán chữ viết tuy khó nhƣng không phức tạp nhƣ thay đổi tập quán phát âm. Thống nhất chữ viết, cách viết cho từng trƣờng hợp vừa là yêu cầu bắt buộc đối với bản thân hệ thống chữ viết Việt Nam vừa là việc làm có ý nghĩa góp phần chuẩn hóa ngữ âm, góp phần hạn chế và đẩy lùi dần các âm địa phƣơng. Phong cách ngôn ngữ gọt giũa chẳng những yêu cầu phải thống nhất chữ viết, cách viết mà còn yêu cầu cả về cách trình bày chữ biết: chữ viết phải rõ ràng, phải là công cụ góp phần biểu thị nội dung, phải mang tính thẩm mĩ, cho nên bên cạnh việc nêu ra những tri thức và những phƣơng pháp hƣớng dẫn phát âm theo chuẩn mực thì việc xây dựng thói quen về trình bày chữ viết trong các văn bản gọt giũa cũng rất cần thiết. 1.2.2. Chuẩn mực về sử dụng các phƣơng tiện từ ngữ Tính phức tạp về nhiều mặt của đề tài giao tiếp và mục đích giao tiếp khiến cho ở phong cách ngôn ngữ gọt giũa bên cạnh việc sử dụng vốn từ ngữ đa phong cách, ngƣời ta còn phải sử dụng nhiều lớp từ ngữ khác nhƣ: thuật ngữ khoa học, từ ngữ hành chính, từ ngữ chính trị, từ ngữ gọt giũa nói 15 chung. Về bản chất, đây là những từ ngữ biểu thị những khái niệm trừu tƣợng trong đời sống tinh thần của con ngƣời. Trái với quy luật sử dụng từ ngữ của phong cách khẩu ngữ tự nhiên (ƣa dùng những từ cụ thể, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm), phong cách ngôn ngữ gọt giũa luôn hƣớng tới những từ ngữ trừu tƣợng, trung hòa về sắc thái biểu cảm. Nếu nhƣ từ ngữ cụ thể, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm là công cụ diễn đạt về cơ bản của phong cách khẩu ngữ tự nhiên thì từ ngữ trừu tƣợng, trung hòa về sắc thái biểu cảm là công cụ diễn đạt cơ bản của phong cách ngôn ngữ gọt giũa. Không có lớp từ này, phong cách ngôn ngữ gọt giũa trong thực tế không thể tồn tại. Tóm lại, hƣớng tới những từ ngữ trừu tƣợng, trung hòa là quy luật cơ bản trong sử dụng từ ngữ ở phong cách ngôn ngữ gọt giũa. 1.2.3. Chuẩn mực về sử dụng các phƣơng tiện cú pháp Đặc điểm nổi bật trong sử dụng các phƣơng tiện cú pháp ở phong cách ngôn ngữ gọt giũa là ƣa dùng những câu có kết cấu hoàn chỉnh không thừa không thiếu thành phần. Đặc điểm này trái ngƣợc với đặc điểm sử dụng các phƣơng tiện cú pháp ở phong cách khẩu ngữ tự nhiên (dùng kết cấu tỉnh lƣợc xen lẫn kết cấu có yếu tố dƣ). Phong cách khẩu ngữ tự nhiên dùng đối thoại là chủ yếu cho nên cần đến cả hai loại câu có kết cấu và có độ dài trái ngƣợc nhau: câu tỉnh lƣợc và câu có yếu tố dƣ. Ngữ cảnh đối đáp đã tạo ra khả năng dùng câu tỉnh lƣợc cho phong cách khẩu ngữ tự nhiên. Đối thoại trực tiếp “lời nói gió bay” khiến cho phong cách khẩu ngữ tự nhiên có thể dễ dàng dùng câu có yếu tố dƣ. Trong khi đó đối với phong cách ngôn ngữ gọt giũa, đối thoại chỉ là một trong những hình thức truyền tin cơ bản, cho nên phong cách ngôn ngữ gọt giũa không dễ dàng dùng các kết cấu tỉnh lƣợc và kết cấu có yếu tố dƣ. Ngay cả trong những lúc dùng lời nhƣ: đọc báo cáo ở hội nghị, phát biểu ý kiến… 16 thì cái ngữ cảnh bao gồm cả hai phía nói và nghe cũng khác với ngữ cảnh đối đáp trên. Thƣờng là một phía trình bày, một phía tiếp nhận, ít xảy ra những lời đối đáp giữa hai cá nhân nhƣ ở phong cách khẩu ngữ tự nhiên. Bởi vậy phong cách ngôn ngữ gọt giũa phải dùng những kết cấu hoàn chỉnh. Ngƣời ta không muốn và không đƣợc phép tạo nên tình trạng ngờ vực nội dung câu nói vì phải phỏng đoán phần tỉnh lƣợc. Vả lại, đề tài và nội dung giao tiếp phức tạp cũng khiến cho kết cấu tỉnh lƣợc tỏ ra không thích hợp. Tính chất nghiêm chỉnh của sự giao tiếp cũng không cho phép ngƣời ta dùng những yếu tố dƣ (thừa thành phần). Những hình thức cảm thán, nghi vấn mang màu sắc cá nhân nhằm giãi bày tâm sự riêng giữa các cá nhân, có tác dụng làm chậm lại nhịp độ trình bày hay xảy ra ở phong cách khẩu ngữ tự nhiên, ít gặp ở phong cách ngôn ngữ gọt giũa bởi vì chúng không phù hợp với tính khẩn trƣơng, nghiêm túc trong giao tiếp mang tính chính thức xã hội. Chúng chỉ xuất hiện ở phong cách ngôn ngữ gọt giũa khi cần phải nhấn mạnh hoặc khi cần nêu vấn đề trƣớc khi trình bày mà thôi. Tóm lại, quy luật sử dụng các phƣơng tiện cú pháp của phong cách ngôn ngữ gọt giũa là sự hƣớng tới những câu văn có kết cấu hoàn chỉnh, có quan hệ cú pháp bên trong rõ ràng giữa các thành phần, nhằm biểu hiện thật sáng rõ, thật chính xác nội dung. 1.2.4. Chuẩn mực trong cách diễn đạt Nhƣ đã nói, khuynh hƣớng diễn đạt đƣợc quy định bởi nội dung và mục đích. Nội dung đề tài ở phong cách ngôn ngữ gọt giũa là những vấn đề trừu tƣợng trong đời sống vật chất, tinh thần của xã hội; mục đích diễn đạt ở đây là nhằm thông báo, nhằm tác động, nhằm trao đổi ý kiến, cho nhau biết những nhận xét, những lí giải, những kết luận về những vấn đề đã nêu ra. Cho nên, trái với phong cách khẩu ngữ tự nhiên, sự diễn đạt ở đây luôn 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan