Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi...

Tài liệu Chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

.PDF
29
400
135

Mô tả:

chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH 1. Cuống rốn Muốn cho cuống rốn khỏi bị nhiễm trùng sau khi cắt, cần giữ sạch và khô. Cuống rốn càng khô càng mau rụng. Vì lẽ đó, không nên băng quanh bụng trẻ lại và nếu muốn băng, thì nên băng lỏng thôi. Đề phòng trẻ mới đẻ bị đau mắt nguy hiểm, nhỏ 1 giọt nitrat 1% hoặc tra ít thuốc mỡ tetracyclin vào mỗi mắt ngay sau khi đẻ. Điều này quan trọng nếu bố hoặc mẹ có dấu hiệu của bệnh lậu. 3. Giữ trẻ ấm, nhưng đừng nóng quá Bảo vệ cho trẻ khỏi bị lạnh, nhưng cũng đừng để nóng quá. Cho trẻ mặc ấm vừa đủ như ta mặc cho ta. Muốn cho trẻ mới đẻ đủ ấm, nên để mẹ ãm con vào lòng. 4. Vệ sinh Điều quan trọng là phải làm đúng những lời chỉ dẫn về vệ sinh. Cần chú ý đặc biệt những điểm sau: - Mỗi khi tã lót hay chăn chiếu của trẻ bị ướt hay bẩn, phải thay ngay. Nếu da trẻ bị đỏ, phải thay tã lót luôn hoặc tốt hơn cứ nên để truồng. - Sau khi rụng rỗn, tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng thơm. - Nếu nhà có muỗi hay ruồi, buông màn cho trẻ nằm, có thể che bằng vải mỏng. - Người bị lở loét, cảm cúm, viêm họng, lao hay bị bệnh nhiễm trùng khác không được bế hay đến gần trẻ. - Đừng để trẻ ở nơi có khói và bụi. 5. Cho bú Sữa mẹ chứa đủ chất cần thiết của trẻ hơn bất kỳ thứ sữa nào khác, dù là sữa tươi, sữa bột hay sữa hộp. - Sữa mẹ sạch. Khi cho trẻ ăn các thức ăn khác là khi đổ vào bình thì khó mà giữ bình được sạch, nên dễ sinh ỉa chảy và các bệnh khác - Nhiệt độ của sữa mẹ bao giờ cũng vứa phải. - Sữa mẹ có sẵn kháng thể giúp trẻ chống lại một số bệnh như sởi, bại liệt... Sau khi đẻ, người mẹ nên cho bú ngay. Những ngày đầu, sữa mẹ thường rất ít. Đó là bình thường, không nên thấy thế mà cho trẻ uống sữa bằng bình mà phải cho trẻ bú mẹ nhiều lần. Trẻ bú nhiều lần, sữa sẽ ra nhiều hơn. Người mẹ nên cho con bú hoàn toàn sữa mẹ từ 4-6 tháng đầu, sau đó vẫn cho bú nhưng cũng phải cho ăn thêm các thức ăn bổ sung khác. Muốn cho mẹ có nhiều sữa Người mẹ phải... - Uống nhiều chất lỏng. - Ăn đầy đủ, nhất là sữa, thức ăn có sữa và thức ăn bổ khác nếu có thể được. - Ngủ nhiều, tránh làm việc mệt nhọc hay lo lắng. - Cho trẻ bú luôn. Cẩn thận khi dùng thuốc cho trẻ sơ sinh Đối với trẻ mới sinh, nhiều thuốc rất nguy hiểm. Chỉ dùng các loại thuốc mà ta đã biết chắc chắn chỉ dùng cho trẻ sơ sinh và cũng chỉ dùng trong trường hợp hết sức cần thiết. Phải đảm bảo dùng đúng liều lượng và không dùng quá nhiều. Đối với trẻ sơ sinh, cloramphenicol đặc biệt nguy hiểm và lại càng nguy hiểm đối với trẻ thiếu tháng hay quá nhẹ cân (dưới 2 kg). BỆNH TẬT Ở TRẺ SƠ SINH Điều quan trọng là phải chú ý đến mọi vấn đề hay bệnh tật ở trẻ sơ sinh - và đối phó khẩn trương. 1. Những vấn đề ở trẻ mới lọt lòng Những vấn đề này có thể do điều bất thường trong quá trình phát triển của thai trong tử cung hoặc thai bị tổn thương trong khi đẻ. Vì vậy, ngay sau khi đẻ, phải quan sát trẻ cẩn thận. Nếu trẻ có những dấu hiệu sau đây, có thể có vấn đề nghiêm trọng: - Nếu sau khi đẻ, không thở ngay. - Nếu không thấy mạch đập, hoặc mạch dưới 100 lần/1 phút. - Nếu mặt và người trắng, xanh hay vàng sau khi trẻ bắt đầu thở. - Nếu tay, chân mềm thõng, không vận động tự chủ hay không vận động khi cấu véo. - Nếu sau 15 phút đầu, trẻ rên hoặc khó thở. Một số vấn đề này có thể do tổn thương não khi đẻ gây nên. Hầu như không bao giờ do nhiễm trùng (trừ trường hợp vỡ ối trước khi đẻ quá 14 giờ). Những thuốc thông thường không ích gì. Phải đưa đi cấp cứu. Sau 2 ngày đầu, trẻ không đi tiểu hoặc không đi ngoài được cũng phải mời thầy thuốc thăm khám. 2. Những vấn đề ở trẻ sau khi đẻ (Những ngày đầu hoặc những tuần đầu): 2.1. Rốn có mủ hoặc có mùi hôi là dấu hiệu nguy hiểm. Chú ý dấu hiệu đầu tiên của uốn ván rốn, hoặc nhiễm trùng máu. Cần nhỏ nước oxy già vào cuống rốn hay bôi thuốc tím gentian và để rốn hở, tiếp xúc với không khí. Nếu da quanh rốn đỏ và nóng, cho trẻ uống kháng sinh. 2.2. Nhiệt độ quá thấp (dưới 350 ) hoặc sốt cao, cũng đều là dấu hiệu nhiễm trùng. Sốt cao (trên 390) nguy hiểm đối với trẻ mới đẻ. Cởi hết tã lót, chườm nước ấm vào 2 hố nách, bẹn cho trẻ. Chú ý dấu hiệu kiệt nước. Nếu thấy có dấu hiệu kiệt nước, phải cho trẻ bú sữa mẹ và uống “Nước uống để hồi phục lượng nước.” 2.3. Co giật: Nếu trẻ mới đẻ có sốt, chữa như đã nói trên. Phải hết sức chú ý xem có kiệt nước không. Trẻ bị co giật ngay sau khi đẻ, chắc là có tổn thương ở não khi đẻ. Nếu co giật xảy ra ngay sau ít ngày, theo dõi cẩn thận những dấu hiệu của uốn ván hoặc viêm màng não. 2.4. Trẻ không lên cân: Những ngày đầu, nhiều trẻ thường sụt cân đôi chút. Đó là chuyện bình thường. Sau tuần đầu, nếu là trẻ khỏe mạnh thì mỗi tuần tăng được 200g. Sau 2 tuần, trẻ khỏe mạnh phải cân nặng bằng lúc mới đẻ. Nếu không lên cân hoặc sút cân, có thể là có vấn đề xấu. Phải xem lúc trẻ đẻ có khỏe không? Có bú nhiều không? Khám kỹ xem có những dấu hiệu nhiễm trùng hoặc những vấn đề khác không. Nếu không tìm thấy nguyên nhân phải đi khám thầy thuốc. 2.5. Trớ: Khi trẻ khỏe mạnh ợ (hoặc ợ hơi mà trẻ nuốt phải trong khi bú), đôi khi cũng ợ ra một ít sữa. Đó là điều bình thường. Để giúp trẻ ợ hơi ra sau khi bú, người mẹ phải ãm trẻ lên vai, vỗ nhẹ vào lưng trẻ. Nếu sau khi cho bú, đặt trẻ nằm, trẻ bị trớ, thì sau khi cho bú giữ cho trẻ ngồi thẳng một lúc. Nếu trẻ bị trớ nhiều quá, hoặc trớ luôn làm cho trẻ bị sụt cân hay kiệt nước, tức là trẻ đã bị ốm. Nếu kèm theo bị ỉa chảy, có thể là trẻ bị viêm đường ruột, nhiễm trùng máu, viêm màng não và nhiều bệnh viêm nhiễm khác cũng có thể gây trớ. Nếu các chất trớ ra màu xanh, hay vàng có thể là trẻ bị tắc ruột, đặc biệt nếu bụng trẻ chướng căng, hoặc không đi ngoài được, cần cho trẻ đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức. 2.6. Trẻ không chịu bú: Nếu quá 4 giờ trẻ không chịu bú là dấu hiệu nguy hiểm, nhất là nếu thấy trẻ có vẻ buồn ngủ hoặc mệt hoặc quấy khóc hoặc có cử động bất thường. Nhiều bệnh có thể có những dấu hiệu này, nhưng thường trong 2 tuần đầu nguyên nhân thông thường nhất là nhiễm trùng máu và uốn ván. 3. Nếu trẻ mới đẻ bỏ bú hay xem ra có vẻ ốm: Thăm khám kỹ toàn diện. Cần kiểm tra như sau: 3.1. Xem trẻ có khó thở không? Nếu mũi bị ngạt, thì hút mũi cho trẻ. Thở nhanh (50 lần/phút hoặc hơn), da xanh, thở khò khè, và co rút hõm ức và các cơ xương sườn, là dấu hiệu của viêm phổi. Trẻ mới đẻ bị viêm phổi không ho, đôi khi không thấy một dấu hiệu phổ biến nào của bệnh này. Nếu nghĩ trẻ bị viêm phổi, điều trị như nhiễm trùng máu. 3.2. Xem màu da: Nếu môi và mặt màu xanh tím, phải nghĩ đến viêm phổi (hoặc có bệnh tim bẩm sinh hoăc vấn đề gì bẩm sinh khác). Nếu mặt và củng mạc mắt vàng vào những ngày đầu hoặc ngày thứ 5 là rất trầm trọng. Cần cho đi khám. Vào giữa ngày thứ 2 đến ngày thứ 5, trẻ có thể có vàng da nhẹ. Thường là không nghiêm trọng. Cho trẻ uống nhiều chất lỏng “nước uống để hồi phục lượng nước” rất tốt, phối hợp với bú sữa mẹ. Cởi hết tã lót cho trẻ, để gần cửa sổ cho ánh sáng chiếu vào (nhưng không được để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào da trẻ). 3.3. Sờ thóp (Chỗ mềm ở đỉnh đầu): - Nếu thóp lõm, trẻ có thể bị kiệt nước. - Nếu thóp phồng, trẻ có thể bị viêm màng não. ĐIỀU QUAN TRỌNG: Nếu trẻ mới đẻ bị viêm nàng não, đồng thời lại bị ỉa chảy, thóp có thể bình thường. Vì vậy, muốn chắc chắn phải tìm những dấu hiệu khác của kiệt nước và viêm màng não. 3.4. Chú ý những cử động và vẻ mặt của trẻ - Người cứng và có hoặc không có những cử động bất thường là dấu hiệu của uốn ván, viêm màng não, tổn thương não khi đẻ hoặc sốt. Nếu khi sờ vào hoặc di chuyển trẻ, các cơ ở mặt hoặc ở thân đột nhiên co giật, có thể là trẻ bị uốn ván. Kiểm tra xem trẻ có há mồm được không và tìm phản xạ đầu gối. - Nếu khi trẻ có một cử động đột ngột hay mạnh mà mắt trợn ngược hoặc đưa đi đưa lại, thì chắc không phải là uốn ván. Những cơn có giật này có thể là do viêm màng não. Kiệt nước và sốt cao cũng có thể là nguyên nhân gây co giật. 3.5. Cần tìm những dấu hiệu của nhiễm trùng máu: Trẻ mới đẻ rất dễ bị nhiễm trùng. Vi trùng qua da, dây rốn trong khi đẻ vào máu và lan tràn đi khắp cơ thể, thời gian này là 1 hoặc 2 ngày. Nhiễm trùng máu thường xảy ra nhất sau khi đẻ 2 ngày. Dấu hiệu: Dấu hiệu nhiễm trùng ở trẻ mới đẻ khác với dấu hiệu nhiễm trùng ở các trẻ lớn hơn. Ở trẻ mới đẻ hầu hết bẩt kỳ dấu hiệu nào sau đây cũng có thể do nhiễm trùng máu. Những dấu hiệu đó có thể là: - Không chịu bú - Có vẻ buồn ngủ - Da xanh (thiếu máu) - Trớ hoặc ỉa chảy - Sốt hoặc nhiệt độ hạ (dưới 35o) - Bụng chướng căng - Vàng da - Co giật - Nhiều lúc da tím tái. Nếu chỉ có một trong các dấu hiệu trên, thì có thể do một nguyên nhân khác không phải là nhiễm trùng máu, nhưng nếu trẻ mới đẻ có nhiều dấu hiệu trên cùng một lúc, thì thường là bị nhiễm trùng máu. Trẻ mới đẻ bị nhiễm trùng nặng không phải lúc nào cũng sốt. Nhiệt độ có thể cao, thấp hoặc bình thường. Khi thấy trẻ có một trong các dấu hiệu trên, nên đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. CHĂM SÓC VÀ CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI MẸ TRONG THỜI KỲ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ Nuôi con khoẻ mạnh, thông minh là niềm vui, hạnh phúc, là mong muốn của mỗi người mẹ, mỗi gia đình và là trách nhiệm thiêng liêng đối với giống nòi, đất nước. Muốn con khoẻ mạnh, mỗi người mẹ cần phải biết chăm sóc sức khoẻ của mình, đặc biệt trong thời kỳ có thai, cho con bú, vì sức khoẻ, bệnh tật của người mẹ trong thời kỳ này đều có ảnh hưởng sâu sắc đế sự phát triển và sức khoẻ của đứa con trong bụng hay đang được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Trước hết, để có một gia đình hạnh phúc, cần thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. Nuôi được một đứa con nên người rất công phu, tốn kém, cho nên phải tính toán cân nhắc kỹ trước khi định có con. Trong tình hình kinh tế chung hiện nay, mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ một đến hai con. Không nên có con quá sớm, trước 22 tuổi, vì đẻ sớm quá cơ thể người mẹ chưa phát triển đầy đủ và hoàn thiện cơ quan sinh dục và các tuyến nội tiết. Không nên sinh quá muộn sau 35 tuổi, vì đẻ muộn, khung xương chậu, các dây chằng cứng khó dãn nở, dẫn đến nguy cơ đẻ khó. Tốt nhất nên đẻ ở lứa tuổi 25 đến 30 tuổi và khoảng cách mỗi lẫn sinh tối thiểu là 3 năm. I. Chăm sóc người mẹ Chăm sóc người phụ nữ khi có thai nghén nhằm đảm bảo một cuộc thai nghén bình thường và sinh đẻ an toàn cho cả mẹ lẫn con. Vì thế, khi có thai người mẹ cần đến trạm y tế hoặc nhà hộ sinh đăng ký quản lý thai, để được nhân viên y tế khám và theo dõi. Mỗi người mẹ đều có phiếu khám thai hoặc phiếu theo dõi sức khoẻ tại nhà. Bắt đầu có thai, một số người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, hay có cảm giác buồn nôn hoặc thèm ăn những thức ăn theo sở thích riêng của từng người. Các hiện tượng đó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, sau đó người mẹ cần chăm lo ăn uống hợp lý và giữ gìn sức khoẻ để thai phát triển bình thường. Để theo dõi sự phát triển của thai, người mẹ nên thực hiện việc khám thai định kỳ ít nhất 3 lần trong suốt thời kỳ thai nghén. Lần thứ nhất vào ba tháng đầu để xác định chắc chắn có thai hay không, lần thứ hai vào ba tháng giữa để xem thai khoẻ hay yếu để có kế hoạch bồi dưỡng cho người mẹ kịp thời, lần thứ ba vào ba tháng cuối để xem thai có phát triển bình thường không, thuận hay ngược, tiên lượng cuộc đẻ và dự kiến ngày sinh. Nếu khám được nhiều lần hơn càng tốt, nhất là ba tháng cuối, mỗi tháng nên khám một lần. Khi khám thai, người mẹ cần được khám toàn thân: đo chiều cao, cân nặng, đếm mạch, nghe tim phổi, đo huyết áp, thử nước tiểu, phát hiện các yếu tố bất thường như cao huyết áp, protein niệu, da xanh xao thiếu máu (nhìn niêm mạc môi, mắt), phù nề (ấn vào mắt cá chân) và các bệnh mãn tính tim, gan, thận... Khám sản khoa: đo chiều cao tử cung, vòng bụng, nghe tim thai. Đề phòng bệnh uốn ván cho con, người mẹ khi có thai cần được tiêm phòng uốn ván, tiêm hai lần: mũi thứ nhất vào tháng thứ tư hoặc thứ sáu, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất một tháng và trước khi đẻ ít nhất nửa tháng. Trong thời kỳ có thai, nhất là ở các tháng cuối, do thai chèn ép vào các mạch máu lớn của ổ bụng, có thể có hiện tượng "xuống máu chân", phù nhẹ ở chân. Nếu thấy phù toàn thân kèm nhức đầu, mờ mắt thì có thể do nhiễm độc thai nghén, phải đi khám, thử nước tiểu, đo huyết áp, hạn chế ăn muối. Thường xuyên đi khám để tránh tai biến khi đẻ. Khi có thai, cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc, tiêm chủng, chiếu chụp điện vì rất dễ gây rối loạn phát triển thai. Thí dụ, khi mới có thai, dùng vitamin A liều cao có thể làm thai phát triển không bình thường; dùng kháng sinh streptomycin có thể làm trẻ bị điếc ngay từ khi đẻ. Một số thuốc nội tiết, an thần có thể gây sảy thai, thai chết, rối loạn phát triển của thai hoặc bị bệnh sau khi đẻ. Do đó khi cần dùng thuốc, phải hỏi ý kiến thầy thuốc. Chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nên lao động chân tay và trí óc một cách điều độ, tránh lao động mệt nhọc quá sức. Quan niệm "Chửa con so, làm cho láng giềng" để thai không quá to, dễ đẻ là không đúng. Vào tháng cuối, người mẹ cần được nghỉ ngơi để có thời gian chuẩn bị cho con, cho mẹ, có sức khoẻ tốt, tránh được tai biến khi đẻ. II. Chế độ ăn uống của người mẹ Chế độ ăn uống của người mẹ có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Người mẹ cần nhớ rằng phải ăn uống cho mình và cho cả con trong bụng. Nếu người mẹ được ăn uống tốt, đầy đủ các chất dinh dưỡng thì người mẹ sẽ lên cân tốt. Trong suốt thời kỳ có thai, người mẹ cần tăng được từ 10kg đến 12 kg (trong đó, 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 4-5kg, 3 tháng cuối tăng 5-6 kg). Tăng cân tốt, người mẹ sẽ tích luỹ mỡ là nguồn dự trữ để tạo sữa sau khi sinh. Những trường hợp người mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn uống kiêng khem không hợp lý chính là nguyên nhân của suy dinh dưỡng trong bào thai,trẻ đẻ ra có cân nặng thấp dưới 2500g. 1. Nhu cầu dinh dưỡng. Khi có thai, nuôi con bú, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn ở mức bình thường vì nhu cầu ngoài đảm bảo cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, sự thay đổi về sinh lý của người mẹ như biến đổi về chuyển hoá, tích luỹ mỡ, tăng cân, sự tăng về khối lượng của tử cung, vú, còn cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và tạo sữa cho con bú. * Tăng thêm năng lượng: Nhu cầu năng lượng của bà mẹ có thai 6 tháng cuối là 2550 Kcal/ngày, như vậy, năng lượng tăng thêm hơn người bình thường mỗi ngày là 350 Kcal. Để đạt được mức tăng này,người mẹ cần ăn thêm 1 đến 2 bát cơm. Đối với bà mẹ nuôi con bú, năng lượng cung cấp tỷ lệ với lượng sữa sản xuất, nhưng nói chung, ở bà mẹ nuôi con 6 tháng đầu, năng lượng cần đạt được 2750 Kcal/ngày, như vậy, năng lượng tăng thêm mỗi ngày là 550 Kcal (tương đương với 3 bát cơm mỗi ngày). * Bổ sung chất đạm và chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể cho trẻ: Khi mang thai nhu cầu chất đạm ở người mẹ tăng lên giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Ngoài cơm (và lương thực khác) ăn đủ no, bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo. Trước hết cần chú ý đến nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng lạc. Đây là những thức ăn giá rẻ hơn thịt, nhưng có lượng đạm cao, lại có chất béo giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu (vitamin A,D,E). Chất đạm động vật đáng chú ý là các loại thủy sản như tôm, cua, cá, ốc... có điều nên cố gắng có thêm thịt, trứng, sữa. Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối: 70g/ngày, còn đối với bà mẹ cho con bú cần cao hơn 83g/ngày. * Bổ sung vitamin, chất khoáng và các yếu tố vi lượng: Trong khi có thai cũng như nuôi con bú, với khẩu phần ăn cân đối sẽ đảm bảo cung cấp vitamin, các chất khoáng và các yếu tố vi lượng. Trong thời kỳ có thai, cần khuyên người mẹ nên ăn các loại thức ăn, thực phẩm có nhiều vitamin C như rau, quả, các loại thức ăn có nhiều canxi, photpho (cá, cua, tôm, sữa... ) để giúp cho sự tạo xương của thai nhi. Các thức ăn có nhiều sắt như thịt, trứng, các loại đậu đỗ.. để đề phòng thiếu máu. Khi cho con bú, đề phòng bệnh khô mắt do thiếu vitamin A, người ta khuyên người mẹ nên ăn các thức ăn có nhiều protein và vitamin như trứng, sữa, cá, thịt, đậu đỗ và các loại rau, quả có nhiều caroten (tiền vitamin A) như rau muống, rau ngót, rau dền, đu đủ, gấc, xoài... Ngoài ra, nên cho người mẹ trong vòng một tháng đầu sau khi sinh uống một liều vitamin A 200.000 đơn vị để đủ vitamin A trong sữa cho con bú 6 tháng đầu. 2. Chế độ ăn. Trong thời kỳ có thai, nuôi con bú, chế độ ăn uống rất quan trọng vì có ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ lẫn con. Trong chế độ ăn, người mẹ không nên kiêng khem, nhưng cũng cần chú ý một số vấn đề nên hạn chế trong ăn uống như: - Không nên dùng các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc... - Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm. Trong khi có thai và cho con bú, người mẹ phải ăn nhiều hơn bình thường. Trước hết, bữa ăn cần cung cấp đủ năng lượng, nguồn năng lượng trong bữa ăn ở nước ta chủ yếu dựa vào lương thực như gạo, ngô, mỳ... Các loại khoai củ cũng là nguồn năng lượng, nhưng ít chất đạm (protein), do đó chỉ nên ăn trộn, không ăn trừ bữa. Gạo nên chọn loại gạo tốt, không xay xát quá trắng vì sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B1 chống bệnh tê phù.Trong bữa ăn cần cung cấp đủ chất đạm (protein), vì chất đạm cần cho thai lớn, mẹ đủ sữa. Những giai đoạn quan trọng trong đời bé Sự thay đổi của con bạn bắt đầu kể từ khi bé chào đời. Bé sẽ khiến bạn luôn sửng sốt khi lớn lên và phát triển các kỹ năng mới. Chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn một số thay đổi này, từ khi bé mới chào đời tới lúc biết đi chập chững. Chúng tôi cũng cung cấp cho bạn một số bí quyết để bạn có thể hỗ trợ bé trên suốt chặng đường này. Khi nào các bé thực sự bắt đầu mỉm cười, khi nào bé bắt đầu bò được, khi nào bé sẽ khởi sự bước đi chập chững quanh nhà được? Hãy đọc trên trang web này để có câu trả lời cho tất cả câu hỏi trên đây. Đừng quên rằng tất cả trẻ em đều là những cá thể, sẽ phát triển theo mức độ khác nhau, vì thế thông tin cung cấp ở đây chỉ là hướng dẫn. Con bạn sẽ phát triển vào thời điểm tốt nhất của chúng. Tuần 1 Bé chào đời với những khả năng thiên phú kỳ lạ đã giúp bé tồn tại.  Khi bạn nựng nhẹ lên má bé, lập tức bé sẽ quay đầu lại và sẵn sàng rúc đầu vào vú bạn.  Áp vú bạn vào miệng, bé sẽ bắt đầu bú và nuốt.  Nếu một vật gì đó động đậy trước mặt, bé sẽ chớp mắt.  Giữ nách bé, đặt bàn chân bé chạm đứng lên một mặt phẳng chắc chắn và bé sẽ bước như thể đang đi.  Nếu nghe tiếng ồn ào, bé sẽ vung tay và xòe các ngón ra, như thể đang cong lưng lại.  Khi bạn vuốt ve bàn chân bé, các ngón chân bé xòe ra rồi co lại. Tất cả những phản xạ này biến mất, trước khi bé được một tuổi, hay trước đó nữa. Tin khi đã trải nghiệm Hầu như từ lúc sinh ra, các bé thích nghe giọng nói của mẹ mình hơn bất kỳ giọng nói của ai khác. Điều này cho thấy bé đã lắng nghe bạn từ khi bé còn ở trong bụng mẹ. Bé lắng nghe nhiều hơn khi bạn trò chuyện trực tiếp với bé. Có lẽ do bạn phát âm bằng một giọng cao tự nhiên kèm với ánh mắt bạn nhìn bé. Hãy lắng nghe điều này Tầm nhìn của bé sơ sinh chỉ cho bé thấy hình ảnh quan trọng nhất chính là bạn. Mọi vật ở xa sẽ mờ đi, nhưng khuôn mặt bạn chỉ cách bé 20-25cm, luôn luôn là tâm điểm tốt nhất. Nghiên cứu cho thấy sau khi lọt lòng mẹ, lúc khỏe lại bé sơ sinh sẽ nhìn chằm chằm khuôn mặt bạn suốt cả giờ. Hãy nhìn bé  Khi nghỉ ngơi, bé sẽ nắm hai bàn tay lại với tư thế các ngón cái gập vào trong.  Các ngón tay của bé sẽ xòe ra khi bé vung hai tay lên.  Nếu bạn nhẹ nhàng đặt ngón tay vào lòng bàn tay bé, bé sẽ nắm nó rất chặt.  Bé có ngón tay cái bị nhăn khi mới sinh ra là vì khi nằm trong bụng mẹ bé đã nút ngón tay đó rồi. Bạn biết không?  Bé có “phản xạ nắm” thật lạ lùng – bé nắm rất chặt. Bé có thể níu lấy hai ngón tay trỏ của bạn bằng đôi tay bé và đung đưa trong không khí. Nhưng không cần phải thử nghiệm điều này vì hành động phản xạ có thể biến mất rất nhanh, có khi chỉ trong vài ngày sau đó. Những việc phải làm  Sau khi cho bé tắm xong, bạn hãy hôn nhẹ vào bụng, các ngón chân và ngón tay bé. Những đụng chạm nhẹ nhàng này sẽ giúp bé phát triển nhận thức về những bộ phận khác nhau trên cơ thể mình.  Khi bé thức, đặt bé vào các tư thế khác nhau - nằm ngửa, nằm sấp, và nằm nghiêng. Điều này tạo cơ hội cho bé nhìn thấy thế giới chung quanh từ góc cạnh mới và rèn tập các nhóm cơ khác nhau. Tuần 2 – 4 Trong tháng đầu tiên, bé luôn cố gắng tự điều khiển bản thân mình. Bé đang bỏ dần một số cử động tự nhiên và bắt đầu cử động tay chân nhuần nhuyễn và có mục đích hơn.  Bé điều khiển được đầu mình, và đến khoảng một tháng tuổi, bạn sẽ nhận thấy bé nghiêng đầu qua lại trong nôi.  Khi bạn nói chuyện với bé theo một nhịp điệu chậm chậm, đều đều, tay chân bé cũng cử động chậm chậm và đều đều theo. Thử nói nhanh và quan sát, sự phản hồi của bé cũng tăng lên.  Giới thiệu với bé một âm thanh mới, bé sẽ ngừng cử động và tỏ vẻ lắng nghe. Sau khi nghe cùng âm thanh đó hai, ba lần, bé ngừng phản ứng. Lúc này thử đưa ra một âm thanh khác cho bé, và quan sát phản ứng bé. QUAN SÁT CHUNG QUANH Được một tháng tuổi, bé có thể dõi nhìn theo một vật di động. Bé thích  Những khuôn mặt - nhất là khuôn mặt bạn hay khuôn mặt giống bạn.  Những mẫu vẽ – có lẽ bé thích giấy dán tường có hoa văn hoặc những miếng giấy có sọc hơn là những vật trơn tru.  Màu đậm - nhất là màu đen và màu trắng. Bạn có thể hiểu được ý thích của bé bằng cách xem thời gian bé nhìn vào một vật gì đó bao lâu, trước khi bé ngừng chú ý đến nó. Bé cũng thích bố Bé nhận được một cảm xúc từ bố hoàn toàn khác với bạn. Những ông bố săn sóc bé hằng ngày sẽ nhanh chóng biết cách đáp ứng những nhu cầu của bé. Vào hai tuần tuổi, bé thích giọng nói của bố hơn bất kỳ giọng nói đàn ông nào khác. BẠN BIẾT KHÔNG? Bé không chỉ nhìn hình dạng khuôn mặt bạn thôi – bé còn rất thích những đường nét trên khuôn mặt bạn nữa. Bé dễ có phản hồi với các nét trên khuôn mặt bạn hơn là những vật khác, nhưng bé sẽ thôi nhìn nếu những đuờng nét khuôn mặt lẫn lộn với các vật thể khác. Lúc mới lọt lòng mẹ, bé thích nhìn trán bạn, đặc biệt là tóc. Đến bốn tuần tuổi, bé thích nhìn vào mắt bạn hơn. Những việc phải làm  Nói chuyện với bé từ những vị trí khác nhau trong phòng. Khi bé tìm kiếm bạn, bé bắt đầu nối kết dấu hiệu và âm thanh.  Đặt bé nằm sấp trên sàn. Cúi xuống sát bên bé, cho bé thấy một món đồ chơi sặc sỡ và gọi tên bé. Điều đó sẽ khuyến khích bé ngẩng đầu lên, rèn tập cổ, lưng và các cơ tay.  Chọn một món đồ chơi màu sắc rực rỡ và khuyến khích bé dõi nhìn theo nó, trong khi bạn di chuyển món đồ chơi chầm chậm từ trái sang phải cách mặt bé khoảng 15cm. Tuần 4 – 8 Lúc này bạn bắt đầu sắp xếp các công việc hàng ngày của bạn trong việc chăm sóc bé. Bạn sẽ mất thời gian và công sức quan sát các kỹ năng bé nhận được và sẽ thấy thật ngạc nhiên về bé! Mọi thứ đều được đưa vào miệng! Trong những ngày mới chào đời, bé tìm đến vú bạn như là một hành động phản xạ. Lúc này, bé bắt đầu biết mình đang làm gì. Áp vú bạn vào miệng bé sẽ ngậm vú bạn và bú ngay lập tức. Khi không bú sữa, bé bắt đầu mút hầu như mọi thứ khi được đưa vào miệng. Bé có thể khởi sự mút ngón tay cái của mình. Khi mới lọt lòng, bé mút ngón tay cái của mình nếu tình cờ nó được đưa vào miệng bé, và bé sẽ khóc ré nếu nó tuột ra ngoài. Được hai tháng tuổi, bé có thể điều khiển cả tay và miệng để thực hiện điều bé muốn. Ngẩng đầu Bé điều khiển đầu của mình khá hơn. Ở giai đoạn này, hầu hết các bé sẽ biết ngẩng đầu lên khi đặt nằm sấp. Hai bàn tay trước hết Bé khám phá rằng thật thú vị khi nhìn vào bàn tay của bé cử động. Vào khoảng tám tuần tuổi, bé có thể mở và khép các ngón tay, chăm chú nhìn chúng, như thể bé biết rằng bàn tay bé đang nhìn thuộc về bé. Bạn biết không? Bây giờ bé đã phân biệt được sự khác nhau giữa mút núm vú giả để hoạt động cho vui và bú để thỏa mãn cơn đói. Khi bé không đói, bé sẽ mút hả hê cái núm vú cao su. Khi bé đói, bé nhả núm vú cao su ra và khóc ré lên. Nào, cười lên!  Bạn có thể thấy bé thoáng mỉm cười chỉ mới ba ngày sau khi chào đời, nhưng đây chỉ là cử chỉ phản xạ.  Bé bắt đầu mỉm cười với mọi người xung quanh khi vào khoảng bốn đến sáu tuần tuổi. Bạn sẽ nhận ra sự khác biệt vì bé mỉm cười lâu hơn và mắt bé còn biểu cảm nữa. Bản thân nụ cười, đôi má, đôi mắt và cơ miệng bé cũng khác.  Giọng nói phụ nữ là âm thanh dễ làm cho bé mỉm cười nhất.  Một nụ cười đặc biệt dành cho người bé mến chỉ hé mở ra, khi bé lên năm hoặc sáu tháng tuổi.  Bạn không thể đẩy nhanh tiến trình này bằng cách lúc nào cũng cười toe toét với bé. Những đứa bé mù bẩm sinh cũng mỉm cười cùng thời gian như các bé sáng mắt.  Khi bé mỉm cười, bạn hưởng ứng tích cực, bé được khích lệ và cứ thế tiếp tục. Những việc phải làm  Lấy một số bong bóng nước và thổi cho bé thấy. Bé sẽ ưa thích nhìn theo chúng, khi chúng từ từ lơ lửng bay.  Đặt một món đồ chơi kêu chít chít vào tay bé. Tiếng kêu bất ngờ vang lên sẽ giúp bé phát hiện bàn tay bé đang làm gì. Tuần 8 – 12 Đây là thời điểm bé trở nên rất năng động, khi bé sắp được ba tháng tuổi. Bé ít ngủ hơn, và sẵn sàng khám phá mọi điều chung quanh một cách chủ động hơn. Cú đập bóng đầu tiên Giăng một sợi dây treo đồ chơi ngang qua nôi bé. Chẳng mấy chốc bé sẽ tìm ra cách đập những đồ vật sặc sỡ đu đưa trên dây. Động tác đập bóng này cứ lặp đi lặp lại. Bé đập vào dây, dừng lại, quan sát và rồi lại “đập bóng” với lực mạnh hơn. Về lý thuyết, lúc đầu bé đập trúng dây có thể là do ngẫu nhiên. Nhưng khi bé đập trúng bóng và dây rung lên, bé lại đập lần nữa, lần nữa để lặp lại kinh nghiệm. Bé bi bô Bé bắt đầu thích nghe tiếng nói của chính mình. Khoảng ba tháng tuổi, bé có thể phân biệt nguyên âm với những âm gió, và “vốn từ” của bé có thể bao gồm l, m, n, p, và b. Lần lượt, bạn sẽ hiểu chính xác hơn những âm mà bé phát ra. Bé sẽ phản ứng với những tình huống quen thuộc, như giờ tắm hay giờ bú, bằng những tiếng gù gù thích thú. Bé cũng đang trở thành một người biết lắng nghe. Bé sẽ quay đầu về phía phát ra giọng nói của mẹ. Hãy rung món đồ chơi lúc lắc lên, đừng cho bé thấy, bé sẽ ngừng lại, quay đầu về phía có âm thanh đó. Hình thành trí nhớ Bé bắt đầu đoán trước các sự kiện. Trong những ngày mới chào đời bé thường khóc ré vì đói cho đến khi bạn đưa vú hay bình sữa vào miệng bé. Lúc này, bé phản ứng ngay khi thấy chai sữa hay vú mẹ. Bé cũng bắt đầu nhớ các đồ vật ngoài tầm mắt bé. Khi bạn lấy món đồ chơi đi, thế nào bé cũng dõi nhìn theo, rồi bé sẽ nhìn chằm chằm lại chỗ bé nhìn thấy nó vừa rồi. Bé nhớ đó là cái lục lạc, nhưng chưa biết rằng nếu chỉ nhìn thôi, thì không thể đem món đồ chơi ấy trở lại được. Học theo đường vòng Dưới đây là một số điều mà bé luôn muốn biết:  Sử dụng hai tay vào việc gì? Lúc này hai bàn tay bé luôn mở ra và bé sử dụng nó một cách chủ động, để khám phá chung quanh.  Làm sao với tới để chộp lấy một đồ vật.  Làm sao khi đang nằm sấp mà bé vẫn dễ dàng dùng một tay để với lấy đồ vật.  Những việc phải làm  Ngồi với bé trước một tấm gương lớn và cùng bi bô với bé.  Bắt chước những âm thanh do bé tạo ra. Lắng nghe bé và lặp lại, rồi bắt chước lần nữa.  Đặt một quả bóng sặc sỡ trong bồn tắm của bé. Bé sẽ tìm cách với lấy những quả bóng đang bồng bềnh. Tháng 3 – 6 Trong khoảng tháng thứ ba đến tháng thứ sáu, các đường nét riêng của bé trở nên rõ ràng hơn. Trong một nhóm cha mẹ và các bé, bạn sẽ nhận ra các bé đang lớn lên với những mức độ khác nhau. Bé tỏ ra nhanh nhẹn trong một số việc, và chậm chạp ở một số việc khác. Sự thông minh của bé cũng như các bé khác, không hơn không kém. Ở giai đoạn này, các bé bắt đầu biểu lộ những cá tính của mình. Phát triển  Từ ba đến bốn tháng, đặt bé nằm sắp trên một chiếc mền, bé sẽ tìm cách thoát ra bằng cách lấy chân đẩy hay lấy tay kéo. Nhiều bé có thể lăn tròn từ nằm sấp qua nằm ngửa. Và ngược lại, có bé xoay xở lăn từ nằm ngửa qua nằm sấp.  Năm tháng tuổi, với sự giúp sức của bạn, bé có thể tự đẩy mình rướn người lên.  Sáu tháng, bé có thể ngồi, không cần ai đỡ. Nắm bắt các cơ hội  Bốn tháng tuổi, bé biết vươn tay và nắm bắt. Khả năng nắm bắt của bé còn hạn chế, vì các ngón tay và ngón tay cái của bé chưa hoạt động độc lập được.  Vào năm tháng tuổi, bé có thể nắm một món đồ chơi bằng một tay, rồi chuyển qua tay kia. Bé dùng các ngón tay và ngón cái một cách độc lập và có thể xoay cổ tay để nhìn đồ vật bé đang nắm.  Được sáu tháng, bé tìm ra cách nhặt lên các đồ vật nhỏ từ sàn nhà bằng các ngón tay và ngón cái. Bé sử dụng kỹ năng mới của mình theo cách phán đoán khoảng cách. Bé có thể nắm một món đồ chơi trong từng bàn tay. Bé nói được là tốt Vào bốn tháng tuổi, bé có thể tạo những âm thanh khác nhau phát ra từ miệng – và bé vui thích thử nghiệm những âm thanh đó. Bé sẽ thực hành một âm thanh mà bé đặc biệt thích, từ tiếng kêu ré đến tiếng tặc lưỡi, rồi lập đi lập lại niều lần. Bé cũng sẽ thử nghiệm thay đổi về cường độ âm thanh. Bé dành nhiều thời gian để hoàn chỉnh những âm gió. Bé thích lặp lại những âm thanh – “ba - ba” hay “mẹ - mẹ” thay vì “ba” hay “mẹ”. Cách bạn phản hồi lại tiếng bi bô của bé sẽ giúp bé nhận ra được ngôn ngữ. Nếu bạn nghe bé nói “Mẹ - mẹ” và bạn sà đến với bé bằng nụ cười yêu thương, bé sẽ lặp lại nó và dần dần kết nối từ này với bạn. Bạn biết không?  Được bốn tháng tuổi, bé mỉm cười nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trong 18 tháng đầu tiên.  Chỉ mới bốn tháng tuổi, nhưng bé đã biết quả bóng được ném lên không trung sẽ rơi xuống lại, và bé hiểu rằng quả bóng sẽ nẩy lên khỏi sàn nhà thay vì lăn đến chỗ bé. Những việc phải làm  Hãy để cho bé thử nắm chặt một cái ly. Lên năm tháng tuổi, một số bé thích làm vậy  với một tay, rồi hai tay. Đưa cho bé một món đồ chơi, đầu tiên đưa vào tay này, sau đó đưa qua tay kia. Chẳng bao lâu, bé sẽ biết cách tự mình chuyền tay món đồ chơi đó. Tháng 6 – 9 Có hai khía cạnh về cá tính của bé rất dễ nhận thấy từ 6 đến 9 tháng tuổi. Một mặt, bé là người thích khám phá, đã có được hầu hết những kỹ năng cần thiết để tìm hiểu xung quanh. Mặt khác, bé còn rụt rè, muốn dựa vào những người bé quen biết và yêu mến, mặc khác bé lại tránh né người lạ. Với khả năng ghi nhớ tốt hơn, bé biết phân biệt các đồ vật quen thuộc và an toàn với các đồ vật mới và chưa qua kiểm tra. Bạn có thể biết trí nhớ của bé phát triển đến mức nào khi nhìn bé phản ứng với một món đồ chơi mà bé đánh rơi. Lúc sáu tháng tuổi, có lẽ bé đã quên nó. Nhưng đến chín tháng tuổi, bé nhìn đúng vào hướng mà món đồ chơi đã biến mất đi. Gây xúc động…  Sáu tháng tuổi, bé sẽ đặt tay và chân vào miệng. Bé biết bé có thể kiểm soát được cơ thể mình.  Bảy tháng, bé có thể ngồi mà không cần đỡ, dùng hai cánh tay để giữ thăng bằng.  Từ tám đến chín tháng, bé có thể ngồi chơi đồ chơi nhưng vẫn có thể mất thăng bằng, nếu bé xoay người.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng