Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Chăm sóc bệnh nhân xơ gan...

Tài liệu Chăm sóc bệnh nhân xơ gan

.PDF
3
171
65

Mô tả:

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan Xơ gan là bệnh diễn tiến chậm qua nhiều năm, tổn thương đặc trưng của xơ gan là một quá trình tổn thương mạn tính. Vì vậy trong quá trình điều trị thì việc chăm sóc bệnh nhân xơ gan tại nhà tốt sẽ giúp tình trạng bệnh tiến triển tốt. Dưới đây là những lưu ý giúp độc giả và người bệnh nắm được những kiến thức cần thiết về chăm sóc bệnh nhân xơ gan. 1. Chế độ ăn Bệnh nhân xơ gan cần bổ sung vitamin bằng nước ép hoa quả, trái cây... - Chế độ ăn giàu calo (2.500 - 3.000calo/ngày). - Thành phần thức ăn phải phù hợp, đầy đủ thực phẩm giàu protit như thịt, cá, trứng, sữa... đầy đủ thực phẩm giàu gluxit như ngô, khoai, ngũ cốc... - Nên dùng dầu thực vật, tránh dùng mỡ động vật, những thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa. - Thức ăn chế biến chín, đảm bảo vệ sinh, hợp khẩu vị. - Các món ăn nên thay đổi ở các bữa, để gan không phải làm việc quá sức, thức ăn được hấp thu tốt hơn, tránh được rối loạn tiêu hóa thì nên chia nhỏ khẩu phần ăn, cho người bệnh ăn 4 - 5 bữa một ngày. - Bổ sung vitamin bằng nước hoa quả ép, trái cây. Có thể thay nước uống hàng ngày bằng nước nhân trần, atiso, có tác dụng mát gan, lợi mật rất tốt cho người bệnh xơ gan. - Cần ăn hạn chế muối hoặc ăn nhạt hoàn toàn khi có phù và cổ trướng nhiều. Bởi, lượng muối trong cơ thể nhiều, sẽ gây tích nước trong tế bào, càng làm cho tình trạng phù tăng lên. Khi dùng một số thuốc lợi tiểu sẽ làm mất kali máu, khiến tình trạng người bệnh tồi tệ hơn. - Khuyến khích người bệnh ăn tăng cường thực phẩm giàu kali, sẽ bổ sung lượng kali đã mất. Nhưng đối với người bệnh xơ gan giai đoạn muộn (mất bù) thì cần chú ý là phải hạn chế thực phẩm giàu đạm, đề phòng hôn mê gan. 2. Cách chăm sóc Cần tạo không gian thoáng mát, yên tĩnh cho bệnh nhân nghỉ ngơi Ở bệnh nhân xơ gan, giai đoạn muộn, phù càng biểu hiện rõ rệt: hai chân sẽ to hơn bình thường, đi lại nặng nề. Ăn uống kém, chức năng tổng hợp protein giảm dẫn đến lượng protein máu giảm làm cho nước thoát ra ngoài tế bào gây phù. Khi nằm, cần cho người bệnh kê cao chân (cao hơn so với tim). Ở tư thế này sẽ góp phần cải thiện tình trạng phù của người bệnh. Hàng ngày, cần vệ sinh mũi miệng sạch sẽ đặc biệt là khi có chảy máu cam, chảy máu chân răng để đề phòng nhiễm khuẩn và tạo cho người bệnh cảm giác ngon miệng. Người bệnh mệt mỏi nhiều, nên chú ý tạo không gian thoáng mát, yên tĩnh, hạn chế người ra vào thăm hỏi nhiều. Cần theo dõi cân nặng của người bệnh hàng tuần là cách để kiểm tra xem tình trạng phù và cổ trướng của người bệnh có giảm hay không. Ở bệnh nhân nặng khi cổ trướng quá nhiều gây khó thở cho người bệnh khi đó cần cho người bệnh đến cơ sở y tế để bác sĩ sẽ cho rút nước ra ngoài, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Cần lưu ý sau khi đã được chọc tháo dịch xong, cần theo dõi người bệnh trong 30 phút, nếu có điều gì khác thường phải báo cho bác sĩ ngay. 3. Theo dõi diễn biến bệnh Người bệnh mệt mỏi nhiều hơn, cân nặng lại tăng, báo hiệu tình trạng phù và cổ trướng tăng lên. Dấu hiệu tiền hôn mê gan như thay đổi bất thường về tinh thần của bệnh nhân có thể đang vui rồi lại buồn, thờ ơ; rối loạn về trí nhớ, mất định hướng về thời gian và không gian, mất khả năng tập trung tư tưởng; nếu đặt cẳng tay thẳng góc với cánh tay và mặt giường sẽ thấy bàn tay run không đều. Một biến chứng khác là xuất huyết tiêu hóa với dấu hiệu môi nhợt nhạt, niêm mạc mắt kém hồng. Khi phát hiện ra các dấu hiệu này thì phải báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời. Theo Sức khỏe đời sống
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng