Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ CDMA ứng dụng trong các mạng thế hệ 3G, 4G...

Tài liệu CDMA ứng dụng trong các mạng thế hệ 3G, 4G

.PDF
18
513
79

Mô tả:

CDMA ứng dụng trong các mạng thế hệ 3G, 4G
LỜI NÓI ĐẦU Thông tin di động đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới với những ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thông tin, trong dịch vụ và trong cuộc sống hằng ngày. Các kĩ thuật không ngừng được hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Công nghệ điện thoại di động GSM đang gặp nhiều cản trở và sẽ sớm bị thay thế bằng những công nghệ tiên tiến hơn, hỗ trợ tối đa các dịch vụ như Internet, truyền hình... Các nhà khai thác mạng GSM có thể bắt đầu chuyển từ GSM sang 3G bằng cách nâng cấp hệ thống mạng lên GPRS (Dịch vụ vô tuyến chuyển mạch gói), tiếp theo là EDGE (tiêu chuẩn 3G trên băng tần GSM và hỗ trợ dữ liệu lên tới 384kbit) và UMTS (công nghệ băng thông hẹp GSM sử dụng truyền dẫn CDMA), và WCDMA. 3G là một bước đột phá của ngành di động, các dịch vụ mới được ứng dụng như truyền thông hữu ích như điện thoại truyền hình, định vị và tìm kiếm thông tin, truy cập Internet, truyền tải dữ liệu dung lượng lớn, nghe nhạc và xem video chất lượng cao. Hiện nay, CDMA đã trở thành một phần trong các tiêu chuẩn thông tin di động thế hệ thứ ba hay thường được gọi là 3G (là chữ viết tắt của Third Generation). Nhiều nhà khai thác mạng không dây đã tìm thấy khả năng đáp ứng của chuẩn IS-2000 cho mục tiêu cân đối giữa giá thành và chất lượng dịch vụ. CDMA nói chung và WCDMA nói riêng đã trở thành một lựa chọn quan trọng cho các nhà cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt ở châu Á và châu Mỹ. Riêng tại Việt Nam, sau sự thoái trào của doanh nghiệp viễn thông kinh doanh dịch vụ di động CDMA; các nhà khai thác (với 3 nhà khai thác chiếm ưu thế: Vinaphone, Mobifone và Viettel) đã triển khai và thành công với mạng 3G công nghệ WCDMA. Điều này càng chứng tỏ thêm tầm quan trọng của công nghệ CDMA như một lựa chọn không thể thiếu cho thị trường viễn thông hiện tại cũng như tương lai. Dựa trên các lý thuyết về kỹ thuật trải phổ và công nghệ CDMA em đã nghiên cứu tiểu luận “CDMA perspectives in cloud networks and trends applied overviews in Viet Nam”, nội dung trình bày về công nghệ CDMA và tình hình khai thác sử dụng công nghệ CDMA tại Việt Nam. Nội dung tiểu luận gồm 3 phần như sau : Phần 1 : CDMA ứng dụng trong các mạng thế hệ 3G, 4G Phần 2 : Các ứng dụng của thiết bị đầu cuối thông tim trong việc khai thác các dịch vụ truyền thông. Phần 3 : Xu hướng ứng dụng của CDMA tại Việt Nam trong tương lai. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Lê Tiến Thường đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tiểu luận môn học kỹ thuật trải phổ và công nghệ CDMA. Đà Nẵng, ngày 15 tháng 08 năm 2012 Phạm Khắc Thiên Tường. Phần 1 : CDMA ứng dụng trong các mạng thế hệ 3G, 4G I Giới thiệu CDMA (viết đầy đủ là Code Division Multiple Access) nghĩa là đa truy nhập (đa người dùng) phân chia theo mã. Khác với GSM phân phối tần số thành những kênh nhỏ, rồi chia sẻ thời gian các kênh ấy cho người sử dụng. Trong khi đó thuê bao của mạng di động CDMA chia sẻ cùng một giải tần chung. Mọi khách hàng có thể nói đồng thời và tín hiệu được phát đi trên cùng một giải tần. Các kênh thuê bao được tách biệt bằng cách sử dụng mã ngẫu nhiên. Các tín hiệu của nhiều thuê bao khác nhau sẽ được mã hoá bằng cácmã ngẫu nhiên khác nhau, sau đó được trộn lẫn và phát đi trên cùng một giải tần chungvà chỉ được phục hồi duy nhất ở thiết bị thuê bao (máy điện thoại di động) với mã ngẫu nhiên tương ứng. Áp dụng lý thuyết truyền thông trải phổ, CDMA đưa ra hàng loạt các ưu điểm mà nhiều công nghệ khác chưa thể đạt được. Và dưới đây là các ứng dụng của CDMA trong hệ thống thông tin di động và bên cạnh đó là hãng điện thoại viễn thông trên thế giới sử dụng CDMA để tạo ra các sản phẩm với nhiều ứng dụng và dịch vụ khác nhau như thế nào? II Ứng dụng CDMA trong các hệ thống thông tin di động CDMA đang được sử dụngnhiều ở Mỹ, Hàn Quốc... Công nghệ đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA làcông nghệ truyền sóng kỹ thuật số, cho phép một số người dùng truy nhập vào cùng một kênh tần số mà không bị kẹt bằng cách định vị những rãnh thời gian duy nhất cho mỗi người dùng trong mỗi kênh. Công nghệ này đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu ít tốn kém hơn CDMA. Còn công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã CDMA là công nghệ trải phổ cho phép nhiều tần số được sử dụng đồng thời; mã hóa từng gói tín hiệu số bằng một mã khóaduy nhất và gửi đi. Bộ nhận CDMA chỉ biết nhận và giải mã. Công nghệ này có tính bảomật tín hiệu cao hơn TDMA. Theo các chuyên gia CNTT Việt Nam, xét ở góc độ bảo mật thông tin, CDMA có tính năng ưu việt hơn. Sử dụng bộ mã hóa ưu việt Nhờ hệ thống kích hoạt thoại, hiệu suất tái sử dụng tần số trải phổ cao và điều khiển năng lượng, nên nó cho phép quản lý số lượng thuê bao cao gấp 5-20 lần so với công nghệ GSM. Áp dụng kỹ thuật mã hóa thoại mới, CDMA nâng chất lượng thoại lên gần bằngvới hệ thống điện thoại hữu tuyến. Chuyển giao mềm Đối với điện thoại di động, để đảm bảo tính di động, các trạm phát phải được đặt rải rác khắp nơi. Mỗi trạm sẽ phủ sóng một vùng nhất định và chịu trách nhiệm với các thuê bao trong vùng đó. Với CDMA, ở vùng chuyển giao, thuê bao có thể liên lạc với 2 hoặc 3trạm thu phát cùng một lúc, do đó cuộc gọi không bị ngắt quãng, làm giảm đáng kể xác suất rớt cuộc gọi. Điều khiển công suất Một ưu điểm khác nữa của CDMA là nhờ sử dụng các thuật toán điều khiển nhanh và chính xác, thuê bao chỉ phát ở mức công suất vừa đủ để đảm bảo chất lượng tín hiệu, giúp tăng tuổi thọ của pin, thời gian chờ và đàm thoại. Máy điện thoại di động CDMA cũng có thể sử dụng pin nhỏ hơn, nên trọng lượng máy nhẹ, kích thước gọn và dễ sử dụng.Trong thông tin di động, thuê bao di động di chuyển khắp nơi với nhiều tốc độ khác nhau,vì thế tín hiệu phát ra có thể bị sụt giảm một cách ngẫu nhiên. Để bù cho sự sụt giảm này,hệ thống phải điều khiển cho thuê bao tăng mức công suất phát. Các hệ thống analog và GSM hiện nay có khả năng điều khiển chậm và đơn giản, thuê bao không thể thay đổimức công suất đủ nhanh, do đó phải luôn luôn phát ở công suất cao hơn vài dB so vớimức cần thiết. Tuy nhiên, để sử dụng mạng điện thoại di động CDMA, người dùng phải trang bị thiết bị đầu cuối phù hợp với công nghệ của mạng. Chi phí cho thiết bị đầu cuốiCDMA hiện nay khoảng 200-1.000 USD tùy công năng của máy, trong tương lai giá sẽthấp hơn. Trong vấn đề bảo mật, CDMA cung cấp chế độ bảo mật cao nhờ sử dụng tínhiệu trải băng phổ rộng. Các tín hiệu băng rộng khó bị rò ra vì nó xuất hiện ở mức nhiễu,những người có ý định nghe trộm sẽ chỉ nghe được những tín hiệu vô nghĩa. Ngoài ra,với tốc độ truyền nhanh hơn các công nghệ hiện có, nhà cung cấp dịch vụ có thể triểnkhai nhiều tùy chọn dịch vụ như thoại, thoại và dữ liệu, fax, Internet...Không chỉ ứng dụng trong hệ thống thông tin di động, CDMA còn thích hợp sử dụngtrong việc cung cấp dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định với chất lượng ngang bằng với hệthống hữu tuyến, nhờ áp dụng kỹ thuật mã hóa mới. Đặc biệt các hệ thống này có thểtriển khai và mở rộng nhanh và chi phí hiện thấp hơn hầu hết các mạng hữu tuyến khác,vì đòi hỏi ít trạm thu phát. Tuy nhiên, những máy điện thoại di động đang sử dụng chuẩn GSM hiện nay không thể sử dụng chuẩn CDMA. Nếu tiếp tục phát triển GSM, hệ thống thông tin di động này sẽ phải phát triển lên WTDMA mới đáp ứng được nhu cầu truy cập di động các loại thôngtin từ mạng Internet với tốc độ cao, thay vì với tốc độ 9.600 bit/giây như hiện nay, và sovới tốc độ 144.000 bit/giây của CDMA. 1. Ứng dụng CDMA vào trong mạng thế hệ 3G CDMA2000 (còn được gọi là IMT Multi-Carrier (IMT-MC) - IMT đa sóng mang) là một tiêu chuẩn công nghệ di động họ 3G, tiêu chuẩn này sử dụng kỹ thuật truy cập kênh CDMA, để gửi thoại, dữ liệu và dữ liệu báo hiệu giữa các điện thoại di động và trạm gốc. Tập các tiêu chuẩn bao gồm:CDMA2000 1X, CDMA2000 EV-DO Rev. 0, CDMA2000 EV-DO Rev. A, và CDMA2000 EV-DO Rev. B. Tại Hoa Kỳ,CDMA2000 là thương hiệu được đăng ký của Hiệp hội Công nghiệp Viễn thông (TIA-USA). Công nghệ sau CDMA2000 là LTE CDMA2000 1X (IS-2000), còn được gọi là 1x và 1xRTT, là một tiêu chuẩn giao diện vô tuyến không dây lõi CDMA2000. Tên định danh "1x", nghĩa là 'Công nghệ truyền dẫn 1 sóng mang đơn' độ rộng thông tần số vô tuyến: một cặp kênh vô tuyến song công tần số 1.25 MHz. 1xRTT gần như tăng gấp đôi dung lượng so với IS-95 bằng cách thêm 64 kênh lưu lượng nữa cho liên kết đường xuống, các kênh thêm này trực giao với tập 64 kênh gốc. Tiêu chuẩn 1X hỗ trợ tốc độ dữ liệu gói lê tới 153 kbps với truyền dẫn dữ liệu thực trung bình đạt 60–100 kbps trong hầu hết các ứng dụng thương mại trên thế giới. IMT-2000 cũng thực hiện các thay đổi lớp liên kết dữ liệu cho việc sử dụng nhiều hơn các dịch vụ dữ liệu, bao gồm các giao thức điều khiển truy cập liên kết và môi trường và QoS. CDMA2000 1xEV-DO (Evolution-Data Optimized nghĩa là Cải tiến-Tối ưu hóa dữ liệu), thương viết tắt là EV-DO hoặc EV, là một tiêu chuẩn viễn thông cho truyền dẫn không dây dữ liệu qua các tín hiệu vô tuyến, thương cho truy cập Internet băng rộng. Nó sử dụng kỹ thuật ghép kênh bao gồm đa truy cập phân chia theo mã (CDMA) cũng như đa truy cập phân chia theo thời gian (TDMA) để tối đa hóa cả thông lượng của người dùng cá nhân và thông lượng hệ thống tổng thể. Nó được tiêu chuẩn hóa bởi Dự án 2 đối tác thế hệ thứ 3 (3GPP2) như là một phần của dòng tiêu chuẩn CDMA2000 và được chấp nhận bởi nhiều nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động trên thế giới - đặc biệt là những nhà cung cấp dịch vụ trước đó đã triển khai các mạng CDMA. Nó cũng được sử dụng trong mạng điện thoại vệ tinh Globalstar. Bên cạnh đó thì Ngay từ những năm 90 của thế kỷ 20, Hiệp hội Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) đã bắt đầu trưng cầu phương án kỹ thuật của tiêu chuẩn G và “vội vàng” gọi chung kỹ thuật 3G là UMTS (Universal Mobile Telecommunications Systems) có nghĩa là các hệ thống thông tin di động đa năng. CDMA băng rộng (WCDMA) chỉ là một trong các phương án được khuyến nghị (băng rộng lên tới 5 MHz). Tiếp tục phát triển một cách logic, UMTS trở thành một trong những tiêu chuẩn 3G của tổ chức tiêu chuẩn hoá thế giới 3GPP (Tổ chức những người bạn hợp tác về 3G) và không chỉ định nghĩa giao diện không gian; chủ thể của nó bao gồm các khuyến nghị về các giao diện và một loạt các quy phạm kỹ thuật về các mạch kết nối và mạch phân nhóm nòng cốt của DMA. UMTS, dùng công nghệ CDMA băng rộng WCDMA, hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến 21 Mbps (về lý thuyết, với chuẩn HSPDA). Từ năm 2006, mạng UMTS được nhiều quốc gia nâng cấp lên, với chuẩn HSPDA, được xem như mạng 3.5G. Hiện giờ, HSPDA cho phép tốc độ truyền đường xuống đạt 21 Mbps. Dài hơi hơn, một nhánh của tổ chức 3GPP lên kế hoạch phát triển mạng 4G, với tốc độ 100 Mbit/s đường xuống và 50 Mbit/s đường lên, dùng công nghệ giao diện vô tuyến dựa trên Ghép kênh tần số trực giao. Mạng UMTS đầu tiên triển khai năm 2002 nhấn mạnh tới các ứng dụng di động như: TV di động hay thoại Video. Tuy nhiên, kinh nghiệm triển khai ở Nhật và một số nước khác cho thấy rằng, nhu cầu người dùng với thoại Video là không cao. Hiện tại, tốc độ truyền dữ liệu cao của UMTS thường dành để truy cập Internet. So sánh UMTS và CDMA2000 Nhìn chung thì UMTS và CDMA2000 có nhiều điểm chung, nhiều mốc phát triển khá tương đồng. Nhìn qua thì thấy 2 công nghệ này đều sử dụng các kỹ thuật như: Direct sequence spread spectrum multiple access, orthogonal Nếu UMTS có phát triển cái gọi là HSDPA thì CDMA2000 có cái gọi là CDMA2000 1xEV-DO. Mục đíchh là tăng tốc độ truyền downlink. Hai công nghệ này dùng chung những kỹ thuật sau: Fast and adaptive modulation and coding schemes (AMC), fast and adaptive packet data scheduling, fast downlink rate control, fast hybrid ARQ, short Transmissi ontime intervals... Bước tiếp theo thì 3GPP phát triển 3G LTE còn 3GPP2 thì phát triển UBM (hay còn gọi là CDMA2000 Rev C) để tăng tốc độ truyền. Về mặt kiến trúc mạng (architecture) của 2 công nghệ này khá giống nhau về nguyên tắc, tuy nhiên tên gọi các thực thể mạng hoặc các interface có thể khác nhau. Những điểm khác nhau: 2 Ứng dụng CDMA vào trong mạng thế hệ 4G 4G là công nghệ truyền thông không dây thứ tư, cho phép truyền dữ liệu với tốc độ 100MB/s trong khi đang di chuyển và có tốc độ 1GB/s khi người sử dụng cố định. Trong số những công nghệ tiên phong trong lĩnh vực 4G, phải kể đế LTE, UMB và WiMax. Cả 3 đều sử dụng công nghệ ăng ten mới, qua đó cải thiện tốc độ và khoảng cách truyền dẫn dữ liệu. Tuy nhiên, 3 công nghệ này vẫn được xem như những công nghệ tiền 4G. Trong đó: LTE (Long-Term Evolution): 4G LTE được phát triển từ 3GPP, nền tảng của công nghệ viễn thông GSM UMB (Ultra Mobile Broadband): UMB được các tổ chức viễn thông của Nhật Bản, Trung Quốc, Bắc Mỹ và Hàn Quốc cùng với các hãng như Alcatel-Lucent, Apple, Motorola, NEC và Verizon Wireless phát triển từ nền tảng CDMA. UMB có thể hoạt động ở băng tần có độ rộng từ 1,25 MHz đến 20 MHz và làm việc ở nhiều dải tần số, với tốc độ truyền dữ liệu lên tới 288 Mb/s cho luồng xuống và 75 Mb/s cho luồng lên với độ rộng băng tần sử dụng là 20 MHz. Qualcomm là hãng đi đầu trong nỗ lực phát triển UMB, mặc dù hãng này cũng đồng thời phát triển cả công nghệ LTE. Ngoài ra hãng Verizon cũng dự kiến sẽ phân phối những LTE phone đầu tiên vào giữa năm 2011. Giới công nghệ cũng đang hi vọng nhà mạng này sẽ bán một phiên bản CDMA của iPhone hỗ trợ 4G. Cho đến nay, chưa có một chuẩn nào rõ ràng cho 4G được thông qua. Ngay cả 3 công nghệ nêu trên cũng vẫn chỉ được coi là tiền 4G, có vai trò quan trọng giúp xây dựng các chuẩn 4G trong thời gian tới. Theo dự đoán, khu vực châu Phi, Mỹ La tinh, Hàn Quốc và Mỹ sử dụng phổ biến CDMA, vì vậy các nhà khai thác đang hướng mạng của họ phát triển lên theo UMB. Với các quốc gia châu âu, phần lớn sử dụng GSM, vì thế họ đang hướng phát triển mạng theo LTE. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông còn lại của thế giới nhiều khả năng sẽ phát triển mạng theo WiMAX II. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là những dự đoán và việc đẩy mạnh 4G sẽ không xảy ra cho tới khi các tiến trình chuẩn hóa được thực hiện và các nhà đầu tư thu hồi được vốn mà họ đã đầu tư cho 3G và 3,5G. PHẦN 2 : CÁC ỨNG DỤNG CỦA THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI THÔNG MINH TRONG VIỆC KHAI THÁC CÁC DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG. Với nhu cầu và thói quen về việc sử dụng dịch vụ nói riêng đối với người Việt Nam, theo phân tích như trên, ngoài các yếu tố khác, thiết bị đầu cuối là một phần có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển mạng CDMA. Đồng hành với sự phát triển các mạng thông tin di động, mạng vô tuyến băng rộng, các thiết bị đầu cuối thông minh ngày càng được phát triển mạng mẽ hơn, đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ chất lượng cao, thời gian thực, đa dịch vụ. Hiện nay, các thuê bao di động Việt Nam đang hướng tới việc sử dụng nhiều hơn các dịch vụ dữ liệu. Ngoài sự tăng trưởng về tỉ lệ sử dụng smartphone và máy tính bảng, thì mức độ sử dụng các ứng dụng di động của người dùng thiết bị smartphone dự kiến cũng rất cao. Các dịch vụ giải trí, truyền hình, video và trò chơi là những ứng dụng được tải xuống phổ biến nhất. Các dịch vụ liên quan tới ngân hàng, video, du lịch, mua sắm hiện nay cũng đang là những lĩnh vực sẽ thu hút nhiều sự ưa thích nhất. Trong thời gian qua, việc nâng cấp hệ thống hạ tầng mạng viễn thông, các chương trình phổ biến kiến thức cho người tiêu dùng về các dịch vụ và các chính sách giá sử dụng dịch vụ, các đợt khuyến mãi, cạnh tranh giữa các nhà mạng di động sẽ tác động đến sự tăng trưởng liên tục về mức độ sử dụng dữ liệu di động. Các nhà mạng ở Việt Nam hiện đang cố gắng đảm bảo hệ thống mạng sẵn sàng đáp ứng cho sự tăng trưởng của người dùng Smartphone, đạt chất lượng tốt về vùng phủ sóng, tốc độ và sự ổn định, tăng cường hiệu quả chi phí và lợi nhuận, thời gian người dùng smartphone trên mạng 3G. Song song với sự phát triển và đảm bảo chất lượng dịch vụ của các nhà mạng viễn thông, Các công nghệ và ứng dụng trên các thiết bị đầu cuối cũng đua nhau phát triển ngày càng mạnh mẽ và cạnh tranh gay gắt. Ngoài các tính năng về mẫu mã, cấu hình phần cứng, vi xử lý tốc độ cao, có thể thực hiện chức năng xử lý đa nhiệm, chất lượng thời lượng pin sử dụng, tiếp đến là các tính năng về thoại, cuối cùng các kỹ thuật về kết nối mạng ngày càng ổng định và phát triển hơn, do đó Hệ điều hành của các dòng điện thoại như Mac OS, Android, Window mobile, Rim … ngày càng được nâng cấp, nên các ứng dụng cho dịch vụ truyền thông trên smartphone và tablets cũng phát triển phong phú và đa dạng. Kết hợp với hạ tầng mạng 3G ổn định, hạ tầng wifi phủ khắp và hầu như miễn phí tại các thành phố lớn ở Việt Nam., Với các phần mềm về truyền thông phong phú từ các hãng di động khác nhau, người sử dụng có thể sử dụng hầu hết các dịch vụ về multimedia tại mọi nơi mọi lúc bằng các loại smartphone và tablets hoặc máy tính xách tay. 1. Tính năng Personal Hotspot Apple khi giới thiệu iPhone 4 CDMA, Verizon Wireless cho biết máy có tính năng Personal Hotspot, tính năng sẽ biến iPhone trở thành điểm phát wifi di động. Hiện chỉ có iPhone 4 CDMA mới có tính năng này. Tuy nhiên theo một thông tin mới nhất, Personal Hotspot sẽ có mặt trên mọi chiếc iPhone khi iOS 4.3 xuất hiện. Khi ra mắt iPad thế hệ đầu, Apple đưa ra 2 mẫu máy với hai tùy chọn kết nối khác nhau. Dòng cơ bản chỉ kết nối Wi-Fi và dòng có hỗ trợ kết nối thêm bằng sim của nhà mạng sẽ đắt hơn 130 USD. Điểm mới trên iPad thế hệ thứ 3 là nó hỗ trợ công nghệ mạng LTE (Long-Term Evolution), một công nghệ di động mới còn được gọi là 4G. Công nghệ này nhanh hơn nhưng chính vì còn mới nên chưa phổ biến như 3G. Verizon cho biết nhà mạng này đã phủ sóng 4G ở 196 thành phố trong khi AT&T thì mới chỉ công bố đã phủ sóng ở 28 thị trường chính của nhà mạng này. Chiếc iPhone 4S được Apple gọi là chiếc “điện thoại toàn cầu thực sự” bởi nó hỗ trợ được cả hai công nghệ mạng phổ biến trên thế giới là GSM và CDMA. Điều đó có nghĩa là chiếc iPhone 4S có cấu hình phần cứng như nhau cho dù bạn mua nó từ nhà mạng hay nhà phân phối nào. Tuy nhiên, trường hợp iPad mới lại không giống thế bởi lẽ AT&T và Verizon sử dụng công nghệ LTE không giống nhau. New iPad 4G LTE sẽ lại có 2 phiên bản, một chạy với công nghệ LTE của AT&T, và phiên bản còn lại chạy với Verizon. Nhưng điều may mắn là cả hai phiên bản này đều tương thích ngược với bất kỳ mạng 3G nào đang hoạt động. Phiên bản chạy với Verizon sẽ hoạt động tốt với mạng CDMA ở thị trường Mỹ và nếu mang ra nước khác, người dùng vẫn sử dụng được với công nghệ GSM. Giống như các thế hệ iPad trước, iPad mới cũng không bị khóa, người dùng chỉ cần mua sim của bất kỳ nhà mạng vào gắn vào là có thể sử dụng được. Công nghệ được trang bị cho iPad mới cũng hỗ trợ các mạng GSM tiên tiến có tốc độ cao hơn như HSPA+. Điều này rất thích hợp với người dùng ở các quốc gia mà 4G chưa phát triển, các công nghệ mạng như HSPA+ hay DC-HSDPA. Theo Jasson, Apple đã thông báo rằng các New iPad bán ra thị trường quốc tế sẽ là model như AT&T cung cấp ở thị trường Mỹ. Theo đánh giá của Jasson, tốc độ mạng 4G là rất ấn tượng, ngay cả khi lái xe rất nhanh, ông vẫn có được kết nối thông suốt như khi kết nối Wi-Fi tại văn phòng làm việc. Khi ông tắt chế độ LTE đi, iPad chuyển sang kết nối với mạng HSPA+ và tốc độ giảm đi rõ rệt. Sau một thời gian dài chờ đợi, cuối cùng tính năng Personal Hotspot cũng đã được Apple trang bị cho iPad. Theo Endgadget, iPad 2 có chip mạng di động của Qualcomm cho phép nó hỗ trợ cả các mạng CDMA (như iPhone 4 Verizon hiện nay). Đây là một động thái tốt của nhà sản xuất, nhưng thực tế sẽ có ít người dùng Việt Nam thực sự quan tâm do mạng CDMA hiện ít được ưa chuộng. Bên cạnh đó, ít người dùng sẽ muốn mua máy CDMA nếu như họ không có mạng CDMA đủ tốt để dùng (hiện tại cũng mới chỉ có Verizon Wireless cung cấp trên toàn nước Mỹ). Những người dùng muốn tiết kiệm chi phí chắc chắn sẽ vẫn tìm đến phiên bản iPad 2 WiFi. Ngoài ra Apple cũng sẽ cung cấp hai phiên bản iPad 3như hiện nay, gồm phiên bản chỉ có Wi-Fi và phiên bản Wi-Fi + kết nối di động. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, Apple có thể sẽ kết hợp cả GSM và CDMA trong một thiết bị, cung cấp một iPad 3 hỗ trợ Wi-Fi, mạng GSM, CDMA, 3G và 4G. Đây sẽ là máy tính bảng có phạm vi sử dụng toàn cầu. 2. Các phần mềm free intenational call Như đã biết Voice over IP (còn gọi là VoIP, IP Telephony và Internet telephony) là công nghệ cho phép truyền các cuộc đàm thoại trên Internet hoặc mạng máy tính. Để gọi điện qua VOIP, người dùng cần có chương trình phần mềm điện thoại sip hoặc một điện thoại VOIP dạng phần cứng. Có thể gọi điện thoại đến bất cứ đâu cho bất kỳ ai: cả đối với số điện thoại VOIP và những người dùng số điện thoại bình thường. Ngày 27.1, Apple đã cập nhật công cụ dành cho các nhà phát triển phần mềm trên iPhone nhật bản, lần đầu tiên cho phép thực hiện VoIP (thoại internet) qua mạng di động 3G. Việc cho phép gọi VoIP qua mạng 3G được coi là động thái nhằm tăng sức mạnh cho iPad 3G. Tất cả các ứng dụng VoIP trước đây chỉ dùng được khi có kết nối internet qua Wifi, thực hiện với phần mềm iCall. Động thái này của Apple rất có thể nhằm tăng thêm sức cạnh tranh của sản phẩm iPad ra mắt tại Mỹ sáng ngày 28.1. iPad đã có tất cả các công cụ cần thiết để thực hiện cuộc gọi VoIP vì thiết bị được tích hợp microphone, loa, 3G, Wi-Fi….Có thể nghe đài radio, xem phim, video từ các sóng 3G, Wifi bằng ứng dụng free từ Applestore như Karaoke HD, Vietradio, Viet TV Pro, TVPlus.mobile…. Ngoài các tính năng về giải trí, tính năng về thoại IP và điện thoại thấy hình cũng được người sử dụng quan tâm nhiều. Các tính năng được tích hợp ngay trên hệ điều hành của các thiết bị Apples như Facetime hoặc sử dụng ứng dụng Tango để điện thoại thấy hình. Bên cạnh các ứng dụng thoại IP miễn phí phổ biến như Google Voice, Skype, Yahoo mesenger, một ứng dụng khác được sử dụng trên hệ điều hành IOs của Apples và hệ điều hành Android của Google là Viber, Viber rất tiện lợi cho người sử dụng với các đặt điểm như không cần phải đăng ký, tài khoản của Viber chính là số điện thoại của người sử dụng, những người cùng sử dụng trong danh bạ trong máy thì sẽ có trong contact list sau khi đăng ký Viber, các tính năng đơn giản thân thiện cho người sử dụng, tương tự các điện thoại thông thường. Với các tính năng như vậy, sẽ rất tiện dụng cho việc gọi và nhắn tin quốc tế nếu người gọi và người được gọi đều có iPhone/Android và thường sử dụng Internet wifi. Những điều kiện này bây giờ hầu như rất dễ thỏa mãn hiện nay, ở VN hầu như chỗ nào cũng có wifi và số người dùng iPhone/Android đang nhiều lên. Ngoài ra, một số ứng dụng IP phone miễn phí trên các thiết bị Apples khác như Bodsled, FirendCaller, MagicJac, Talkatone ….. có thể dùng để gọi điện thoại đến các điện thoại IP, điện thoại cố định hoặc điện thoại di động của các thuê bao bên Mỹ và Canada hoàn toàn miễn phí, chất lượng rất tốt. PHẦN 3 : XU HƯỚNG CŨNG NHƯ ỨNG DỤNG CDMA TẠI VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI So sánh GSM và CDMA Những người theo trường phái CDMA cho rằng công nghệ CDMA vượt trội hơn hẳn công nghệ GSM. CDMA là công nghệ của 3G. Để đi lên 3G, GSM cũng phải dựa vào CDMA (chính xác là Wideband-CDMA). CDMA cho phép tốc độ dữ liệu lên đến 115Kbit/giây, cụ thể là với IS-95B. Trong khi đó, nếu không tính đến GPRS thì GSM hầu như không có khả năng cung ứng dịch vụ dữ liệu. Tuy nhiên ngày nay GSM và GPRS được triển khai đi đôi với nhau và do đó họ GSM vẫn có khả năng cung cấp dịch vụ dữ liệu với tốc độ ngang bằng hoặc thậm chí còn cao hơn cả IS-95B. Đối với trường phái ủng hộ GSM thì GSM cung ứng khả năng roaming (kết nối với mạng khác): khi bạn đi du lịch sang nước khác thì điện thoại của bạn vẫn kết nối được bình thường với mạng GSM ở đó. GSM vượt trội hơn CDMA vì nó sử dụng thẻ chip SIM, linh hoạt, bảo mật và an toàn cao. Người dùng có thể tháo thẻ SIM trên máy điện thoại này lắp vào máy khác một cách dễ dàng. Người dùng có nhiều tự do trong việc lựa chọn thiết bị đầu cuối. Ngày nay GSM là công nghệ được nhiều người dùng nhất trên thế giới: GSM chiếm hơn 85% thị phần của thị trường mạng thông tin di động. Và hơn 80% điện thoại di động trên thế giới là điện thoại GSM. So sánh hai họ công nghệ GSM và CDMA (màu sắc tượng trưng cho tính năng/tốc độ) Tuy nhiên, việc đem CDMA và GSM so sánh về mặt công nghệ thì sẽ khó mà phân hơn kém. Hai công nghệ này hầu như có khả năng cung cấp dịch vụ giống hệt nhau. Nếu tính đến việc nâng cấp lên 3G, thì 2 nhánh công nghệ này cũng ngang tài ngang sức. Bên họ GSM có UMTS/HSPA, trong khi bên họ CDMA có CDMA2000 1xEVDO Rev A/B. Nếu tính đến cả thế hệ sau 3G thì phía GSM đang chuẩn bị ráo riết công nghệ LTE-Long Term Evolution còn bên họ CDMA cũng đã có UMB. Do vậy, nếu xét về mặt công nghệ thuần túy thì GSM và CDMA hoàn toàn ngang tài ngang sức nhau. HT Mobile đang đi theo xu hướng của thế giới? Câu chuyện về việc một nhà khai thác CDMA chuyển sang GSM đã dần trở nên quen thuộc. Danh sách này ngày càng dài ra. Theo ghi nhận gần đây nhất là việc Telus, một nhà khai thác mạng CDMA lớn ở Canada cũng xin chuyển từ CDMA sang GSM. Thông tin này được đăng tải trên tờ Toronto Star vào trung tuần tháng giêng năm 2008. Động lực để Telus chuyển sang GSM là để thu hút lượng khách hàng có nhu cầu roaming khi đi sang Châu Âu cũng như nhiều nước khác. Ngoài ra cũng có một lý do mà nhiều nhà phân tích cho rằng động thái của Telus chuyển sang GSM là vì iPhone. Đơn giản là iPhone chỉ dành riêng cho người dùng GSM. Nếu Telus không chuyển sang GSM thì hầu như chắc chắn nhà khai thác GSM duy nhất ở Canada, Rogers sẽ kiếm được hợp đồng này với Apple. Nếu tính trên toàn thế giới, theo thông kê của GSA (Global Mobile Supplier Association) tính đến tháng 7/2007, có tổng cộng 36 nhà khai thác CDMA đã triển khai GSM để thay thế hẳn hoặc phủ lên (overlay) mạng CDMA đã có. Danh sách cụ thể các nhà cung cấp này được cung cấp trong bảng dưới đây: Danh sách các nhà khai thác CDMA chuyển sang GSM (nguồn GSA). (Nhấn chuột vào hình để có thể phóng to) Trong danh sách trên, chúng ta có thể kể điển hình như SK Telecom và KTF ở Hàn Quốc đã bỏ CDMA2000 để triển khai WCDMA/HSPA (thuộc họ GSM). Tương tự ở Úc, Hutchison Telecom đã đóng cửa mạng CDMA tháng 8/2006. Cũng ở Úc, Telstra, với 9,2 triệu thuê bao cũng đã quyết định bỏ CDMA để triển khai Next-G. Mạng CDMA của Telstra sẽ chính thức khai tử trong tháng giêng 2008 (tuy vậy, chính quyền liên bang đã can thiệp để kéo dài thời hạn này thêm 3 tháng vì lợi ích của thuê bao CDMA cũ). Tháng 8 năm 2006, Vivo ở Brazil với 30 triệu thuê bao cũng đã hành động tương tự. Ở Trung Quốc, Unicom, triển khai cả GSM lẫn CDMA với 156 triệu thuê bao, trong đó hơn 75% người dùng chọn GSM. Tình hình tương tự ở Mexico, Singpapore, Mỹ, Chile, Argentina, New Zealand... Do vậy việc HT Mobile bỏ CDMA cũng là đi theo xu hướng chung của thế giới. HT Mobile đã bắt đầu đưa vào khai thác dịch vụ di động CDMA từ đầu năm ngoái, nhưng đến cuối tháng 9/2007 họ chỉ có được 185 000 thuê bao. Trong khi con số thuê bao di động của cả nước là 34 triệu, trong đó 28 triệu khách hàng chọn dịch vụ GSM. Phần còn lại thuộc về các nhà khai thác mạng CDMA: S-Fone (3,7 triệu) và EVN (2,5 triệu). Chính con số thuê bao nghèo nàn này đã khiến HT Mobile thay đổi chiến lược và chuyển sang GSM. Hiện tại số thuê bao của HT Mobile còn ít nên việc chuyển sang GSM cũng không gây tốn kém nhiều về việc họ phải thay thế điện thoại CDMA bằng điện thoại GSM cho khách hàng thuê bao. Cũng có động thái cho rằng HT Mobile đã thỏa thuận với EVN về việc chuyển những khách hàng muốn tiếp tục dùng mạng CDMA sang mạng EVN. HT Mobile đã đi trước một bước trong việc tìm kiếm một giấy phép cho mạng GSM! Tại sao người ta lại bỏ CDMA? Yếu điểm lớn nhất của CDMA chính là nằm ở thiết bị đầu cuối. Người dùng CDMA phải mua thiết bị cung cấp bởi chính nhà cung cấp dịch vụ. Thậm chí điện thoại di động của nhà cung cấp CDMA này lại không thể dùng khi nối kết với nhà cung cấp CDMA khác. Trên thị trường có nhiều điện thoại GSM, giá thành lại rẻ hơn nhiều so với điện thoại CDMA cùng kiểu dáng. Người dùng không có nhiều lựa chọn về điện thoại di động khi dùng mạng CDMA so với người dùng GSM. Trong khi ngày này điện thoại di động được thay đổi kiểu dáng, công nghệ,..một cách liên tục. Khách hàng trẻ có nhu cầu thay đổi điện thoại di động theo mốt nên việc gắn bó dài lâu với chiếc điện thoại CDMA là khó chấp nhận được đối với nhiều khách hàng. Câu hỏi mở Sự kiện HT Mobile bỏ công nghệ CDMA để đi theo công nghệ GSM chắc chắn sẽ gây ảnh hướng đến những nhà cung cấp mạng CDMA còn lại của Việt Nam cũng như đối với những khách hàng đã chọn CDMA. Rõ ràng dưới gốc độ người dùng dịch vụ di động, hẳn chúng ta ai cũng sẽ đặt câu hỏi liệu sự lựa chọn mạng CDMA của mình là hợp lý chưa và mình có nên chuyển sang dùng dịch vụ của một mạng GSM? Bên cạnh Vinaphone, Viettel, Mobifone và người mới GTel, con đường mà HT Mobile phải đi để tồn tại thực sự là không đơn giản chút nào. Cuộc cạnh tranh này hướng hẹn sẽ hấp dẫn và đầy kịch tính. Tuy nhiên nếu GTel tìm thấy cơ hội cho mình thì chắc chắn HT Mobile cũng sẽ có được miếng bánh của mình nếu họ có chiến lược kinh doanh hợp lý. Với việc trên thị trường có tới 5 nhà khai thác GSM và 2 nhà khai thác CDMA, hy vọng là người dùng sẽ được hưởng những tiện ích và dịch vụ có chất lượng với giá thành hợp lý hơn. Song, liệu 2 nhà khai thác CDMA còn lại sẽ trụ hạng được bao lâu nữa khi mà cộng đồng CDMA đang dần thu hẹp lại?!
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan